Đây là lần thứ hai , gia đình Duy Duy đến Đà Nẵng , khi bước xuống máy bay , một cảm giác lâng lâng , lạ lạ bỗng len vào , cái cảm giác như khi mình trở về quê hương , xứ sở Ninh Bình ... Cũng phải thôi , vì trên mảnh đất này , đã ôm gọn lấy thân xác một người bạn thân quen ... và cứ tới đây thì mình không thể không nhớ đến người bạn ấy!
Mới chỉ có 2 năm thôi , Đà Nẵng thật sự thay da đổi thịt , cứ như là nàng công chúa được khoác lên mình bộ áo mới ... đường phố Đà Nẵng rộng rãi , thoáng đãng , nếu không nghĩ đến các trận bão hàng năm công phá trực tiếp vào mảnh đất này , thì nơi đây - có đầy đủ tiềm năng về kinh tế , văn hóa , du lịch , con người ... quả thật là một vùng đất hứa !
1/Thăm gia đình các bạn học lớp 6K9
Sau khi ổn định chỗ nghỉ ngơi tại khách sạn , mình bèn liên lạc với hai gia đìn bạn học ở lớp 6K9 Đại học tài chính kế toán Tp.HCM và hẹn sẽ gặp mặt nhau tại quán Trần (300 Hải Phòng , Đà Nẵng), rất tiếc ... chỉ có gia đình bạn Đạt - người bạn đã khuất - là đến được , còn gia đình bạn Tước - do bận tiếp đoàn thanh tra thuế nên không đến được , hẹn lại ngày mai - Không khí gặp mặt tuy có kém vui đôi chút nhưng vẫn đạm đà tình cảm , hai gia đình cùng ôn lại kỷ niệm cũ và chụp hình lưu niệm . Nói chung , cuộc sống gia đình bạn Đạt cũng đã tạm ổn , hai mẹ con dọn về nhà ông bà ngoại ở , còn căn nhà nhỏ trên đường Hoàng Diệu thì cho thuê nguyên căn , cũng tạm đủ trang trải cuộc sống và lo cho cháu ăn học , cũng xin nói thêm , hiện nay ,vợ bạn Đạt đang làm việc cho một Công ty du lịch tại Đà Nẵng , còn con bạn Đạt thì mới học xong lớp 8 , sang niên khóa 2010-2011 thì sẽ học lớp 9.
Gia đình Duy Duy và Gia đình bạn Đạt chụp ảnh kỷ niệm tại quán Trần.
Chiều hôm sau , bạn Tước đưa bà xã đến thăm gia đình Duy Duy tại khách sạn , để hai bà hàn huyên tâm sự tại hồ bơi , bạn Tước tranh thủ đưa mình về thăm nhà riêng . Nhà bạn Tước mới xây năm 2009 , nhờ đền bù giải tỏa mở đường lớn , tuy có bị mất đi khoảng 100M2 , nhưng với diện tích còn lại và vị trí như vậy , nếu ở Sài Thành thì thật là có giá trị ! Tuy nhiên , với tốc độ đô thị hóa của Đà Nẵng hiện nay , với cơ ngơi này , bạn Tước cũng có thể an tâm , khi về hưu , có thể sống khỏe bằng tiền cho thuê nhà ... Xin chúc mừng bạn !
Căn nhà hạnh phúc của bạn Tước.
Bạn Tước ngồi tiếp khách .
2/ Tham quan Bà Nà :
Ngày thứ hai ở Đà Nẵng , gia đình Duy Duy đánh dấu bằng chuyến tham quan du lịch Bà Nà , cách trung tâm Đà Nẵng 30 km . Có thể nói , đây là Đà Lạt của Đà Nẵng , với độ cao khoảng 1,500 mét , nhiệt độ tại Bà Nà luôn thấp hơn nhiệt độ tại trung tâm Đà Nẵng khoảng 10 độ C . Có đến đây , bạn mới cảm nhận được khả năng của con người là rất lớn .
Ngồi trong cáp treo
Đến trạm nghỉ cáp treo thứ nhất , không khí đã mát lạnh
Trời mát mẻ , gió thổi mạnh , lòng người cũng vui vẻ
Trên đỉnh núi Chúa , cao 1487 mét
Hầm rượu vang trên 100 năm
Thử làm cao bồi , uống rượu vang !
3/ Câu chuyện tại hồ bơi :
Tắm hồ là thú vui lớn của Ngọc Duy và Hoàng Duy , do đó , khi đi du lịch , nhất thiết gia đình phải ở khách sạn có hồ bơi thì mới được hai ông tướng chấp nhận . Tuy nhiên , nhờ tắm hồ , mình có được 3 bài học qua 3 câu chuyện tại hồ bơi sau đây :
a) Câu chuyện thứ nhất : "Chỗ nào cũng bằng nhau"
Bé Hoàng Duy mới được 6 tuổi , nên khi tắm hồ nhất định phải khoác vào người áo phao , do đó , lúc nào bé cũng ở tư thế là nổi trên mặt nước , chân thì không bao giờ đụng đến đất . Vì vậy , khi Ngọc Duy nói với Hoàng Duy là :"Chỗ này sâu lắm , Bầu vào trong kia đi" -( Bầu là tên thường gọi của Hoàng Duy ) thì Hoàng Duy nói : "Em thấy chỗ nào cũng bằng nhau mà ..." !!!
Trong thực tế thì Ngọc Duy nói đúng , nhưng với nhận thức hiện tại , Hoàng Duy phủ nhận điều đó và cho mình là đúng , đây chính là hiện tượng rất phổ biến mà người xưa đã ví như là "ếch ngồi đáy giếng , thấy trời bằng vung" .
b) Câu chuyện thứ hai : "Quên mất từ Chúa"
Đây là câu chuyện trao đổi bằng tiếng Anh giữa Ngọc Duy và một khách du lịch người Úc khi đang ngụp lặn trong hồ bơi , do nói chuyện hơi nhiều và có khi người Úc phá lên cười khoái chí , mình có gạn hỏi lại cháu và cháu kể lại , tôi xin ghi nhận lại bằng tiếng Việt .
Sau một số câu hỏi xã giao bình thường , vị khách người Úc hỏi Ngọc Duy :
_ Thế , ngày Chủ Nhật , cháu thường làm gì ?
_ Dạ , buổi sáng , cháu đi học tiếng Anh . Ngọc Duy nói
_ Trường anh văn quốc tế ? Người Úc lại hỏi
_ Da , trường quốc tế , còn buổi chiều cháu đi nhà thờ .Ngọc Duy lại nói .
_ Đi đâu nhỉ ? Người Úc có vẻ ngạc nhiên hỏi lại . Ngọc Duy hơi mất tự tin , nhưng sau đó , vội giải thích
_ Có lẽ , cháu phát âm không tốt ! Có nghĩa là ... , cháu đi thăm Chúa , mỗi tuần một lần vào ngày Chủ Nhật .
_ Ô ! Đúng rồi ! Không phải là cháu phát âm không tốt , nhưng thật ra ..., thật ra ... lâu quá , tôi đã quên mất từ này !!!
Thật là thời đại công nghiệp có khác , con người lao vào công việc và kiếm tiền , do đó , quên hết quá khứ , quên hết người thân và quên cả Chúa nữa . Hy vọng , sau câu chuyện này , người khách Úc này , sẽ nghĩ lại chăng , nếu được như vậy , thì Ngọc Duy quả là có phước , nhà Phật có nói : "Cứu một mạng người bằng xây 3 ngôi Chùa" , còn ở đây :"Cứu một linh hồn thì cũng bằng xây ... 3 ngôi nhà thờ" !!!
c) Câu chuyện thứ ba : "Ai cũng thích tiền"
Cũng với câu chuyện trong hồ bơi với người khách Úc , Ngọc Duy đã tấn công lại bằng câu hỏi :
_ Ông qua Việt Nam du lịch phải không ? Người khách Úc trả lời :
_ Không hoàn toàn là du lịch ! Chủ yếu là đến Việt Nam để thăm gia đình vợ .
Ngọc Duy lại hỏi tiếp :
_ Vậy thì ông thích cái gì nhất ? Ý Ngọc Duy là hỏi ở Việt Nam , nhưng lại mất đi chữ Việt Nam , do đó , người khách Úc trả lời hơi bị sai ý .
_ Thích gì ư ? Chẳng thích gì cả , tôi chỉ thích tiền thôi ( cười nhè nhẹ )
Ngọc Duy nói theo :
_ Tiền ư ? Theo cháu thì tất cả mọi người , ai cũng thích tiền cả !!!
_ Ha ... ha ... ha . Người khách Úc cười to khoái chí .
Có lẽ đây chỉ là một câu chuyện vui , nhưng cũng cho thấy rằng , thời đại bây giờ là thời đại kim tiền , người khách Úc - có lẽ là một doanh nhân , nên chỉ thấy cuộc sống là những đồng tiền , nó nhảy múa xung quanh mình , nó len lỏi vào cuộc sống gia đình , xã hội và trói buộc con người .
Sau đây là toàn bộ anbum của chuyến du lịch này .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét