Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

3 câu nói giúp buông bỏ oán hận, cõi lòng thông suốt

3 câu nói giúp buông bỏ oán hận, cõi lòng thông suốt. Tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho chính mình.


Để tâm thanh thản, đôi khi cũng cần biết bỏ buông 
những thứ bản thân biết chắc rằng cả đời bàn tay mình không thể nắm lấy.

1. Mọi thứ đều sẽ qua

Thù hận chỉ là cái trước mắt, không thể nuôi sống bạn, mang đến cho bạn những điều tốt đẹp. Vậy, cố chấp giữ nó trong lòng có ích gì. Mọi thứ trên đời là bất biến, đau khổ đến mức nào rồi cũng sẽ qua. Hãy để đôi mắt ngắm nhìn những điều tốt đẹp. Đừng chất chứa trong đó ngọn lửa hận thù tăm tối.

2. Bạn chính là bạn

Con người ai cũng có khuyết điểm, đó mới là điều làm nên con người. Bạn có khuyết điểm của bạn, người có khuyết điểm của người. Thế nên, nếu người không đối tốt với bạn, đừng oán hận, đừng trả thù. Hãy bao dung, mở lòng và buông xả. Bạn là chính bạn, gốc rễ của mỗi người luôn là sự lương thiện.

3. Mọi thứ trên đời luôn được an bài đúng nghĩa

Mọi thứ trên đời đều có cơ duyên của nó, mọi việc xảy ra trên đời tất thảy đều có lý do. Người yêu thương bạn dạy bạn cách trân trọng. Người thù ghét bạn dạy bạn cách tha thứ. Người tôn trọng bạn dạy bạn sự khiêm tốn. Người vùi dập bạn dạy bạn cách vươn lên. Đời không khổ, chỉ là ta nhìn đời như thế nào thôi.

Những câu nói giúp bạn tìm được sự bình yên

1. Đời người như ánh chớp, nhân sinh là ảo mộng, vì vậy hãy biết trân trọng sức khỏe.
2. Trên đời này, không có người nghèo nhất, cũng không có người khổ nhất.
3. Lúc tức giận, hãy học cách im lặng.
4. Càng nghèo càng phải biết cho đi. Càng giàu càng phải biết khiêm tốn. Sống đơn giản không vụ lợi, phú quý đến, lòng an yên.
5. Vạn sự tùy duyên, chớ cố chấp cưỡng cầu
6. Tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho chính mình.
7. Những thứ không cần đến dù có tốt đến mấy cũng chỉ khiến bạn tổn thương.


Theo Xuân Quỳnh/Khỏe & Đẹp

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

Ở đời có 8 loại ân tình nhất định phải 'khắc cốt ghi tâm'

Chẳng ai có thể tự mình làm nên tất cả, trong cuộc đời của mỗi người đều chịu ơn dưỡng dục của tạo hóa, cha mẹ và nhưng người xung quanh.


Ở đời có 8 loại ân tình nhất định phải 'khắc cốt ghi tâm'

Ơn sinh dưỡng của tạo hóa

Ngay từ khi sinh ra, từng hơi thở của chúng ta đã gắn liền với mẹ tự thiên. Cơm ăn, nước uống, ánh nắng mặt trời và quy luật vận hành của các bộ phận trong cơ thể… có điều gì là chúng ta tự mình làm được đây?

Ta sinh ra đã thấy mọi thứ đều được an bài sẵn như vậy nên đôi khi coi đó là điều hiển nhiên và mặc nhiên hưởng thụ. Thế rồi đến khi gặp khó khăn, trắc trở, dầm mình những ngày mưa gió, bão bùng, ở thời điểm sóng gió ập đến, nhiều người lại mở lời oán hận số phận bất công, trách móc ông Trời “không có mắt”.

Những phong tục tế tự thần linh, Trời Đất xưa nay đều đang nhắc nhở con người nhớ tới ơn dày của tạo hóa.

Nếu luôn biết nhớ ơn cuộc sống, nhớ ơn Thần linh luôn che chở, nâng đỡ mình trước những nguy nan, kiếp nạn, người ta sẽ cảm nhận được sự tĩnh tại, bình yên và hạnh phúc sâu thẳm trong lòng mình.

Các bậc Thánh nhân, dẫu là ở phương Đông hay phương Tây thì đều chung một ý niệm và nguyện ước con người hướng thiện, biết tu tâm dưỡng tính, biết chăm lo cho mọi người xung quanh.

“Ở hiền gặp lành” ,“Có đức mặc sức mà ăn” chính là lời nhắc nhở truyền đời của lớp tiền bối. Học cách cảm ơn mẹ thiên nhiên chính là cách một người đang hướng thiện và sống vị tha hơn.

Ơn dưỡng dục của cha mẹ

“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Đại ơn của cha mẹ cả đời cũng báo đáp không hết. Cha mẹ không cần chúng ta phải cung phụng vật chất đủ đầy, chỉ mong chúng ta luôn bình yên, hạnh phúc.

Ngày con chào đời cũng là ngày mẹ trải qua những giây phút vượt cạn gian nan nhất. Mang nặng đẻ đau là vậy, những hiểm nguy và lưỡi hái tử thần luôn cận kề bên mẹ.

Mẹ có thể chịu đựng nỗi đau thắt lòng, bất chấp hiểm nguy chỉ mong sinh mệnh bé nhỏ, yếu ớt của con có thể bình yên chào đời. Cha phập phồng lo lắng, từng phút từng giây bất chợt trở nên dài đằng đẵng như hàng thế kỷ. Tới khi nghe thấy tiếng con oa oa chào đời, nhìn thấy hình hài con lành lặn cha mẹ mới có thể yên lòng.

Nhưng thử thách cam go, dồn dập ấy mới chỉ là màn mở đầu. Những ngày tháng sau đó cha mẹ còn phải tổn hao tâm sức nhiều hơn. Nửa đêm khuya khoắt cho con bú mớm, chăm cho con từng miếng ăn giấc ngủ. Những khi con lên cơn sốt hay khó chịu trong người, cha mẹ lại thấp thỏm, ruột gan nóng bừng như lửa đốt.

Từng ngày con lớn lên là từng ngày cha mẹ dành bao tâm huyết dưỡng dục, chỉ bảo từng lời ăn tiếng nói, từng ánh mắt nụ cười. Ngay cả khi con đã lớn khôn thành người cha mẹ vẫn không ngớt đợi mong.

Ánh mắt cha mẹ cứ mãi dõi theo bóng dáng của các con, dẫu con có đi tới chân trời góc bể, bay nhảy với sự nghiệp của mình hay đã yên bề gia thất, vui vầy cùng chồng tốt, vợ hiền.

Ngay cả khi cha mẹ lưng còng, tóc bạc, mắt mờ nhưng tấm lòng đau đáu hướng về con chẳng khi nào nguôi ngoai. Dẫu thế nào thì con vẫn luôn là những đứa trẻ trong lòng cha mẹ. Có lẽ tới khi nhắm mắt xuôi tay, đôi mắt khép lại cha mẹ mới có thể thôi không lo lắng cho các con mình.

Hãy chăm sóc, trò chuyện với cha mẹ nhiều hơn, bày tỏ lòng biết ơn với cha mẹ nhiều hơn một chút, mở rộng trái tim đón cha mẹ vào trong cuộc sống của chúng ta. Chỉ có như vậy cha mẹ mới thực sự yên lòng và vui vẻ an hưởng tuổi già mà mỗi người cũng làm tròn được hiếu đạo của mình. Bởi vì “Bách thiện hiếu vi tiên”.

Ơn thầy cô dưỡng dục

“Không thầy đố mày làm nên“, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy“, công ơn của thầy cô phải ghi lòng tạc dạ.

Từ những ngày đầu chập chững vào đời, các thầy cô đã dang tay đón nhận chúng ta vào lòng, dạy cho chúng ta từng con chữ, từng nốt nhạc, từng lễ tiết và đạo đức làm người. Lớp lớp các thầy cô luôn xuất hiện và nâng bước chân ta vào đời, từng bước từng bước một cách nhẫn nại.

Thầy cô dạy chúng ta cách chung sống với mọi người xung quanh, dạy kỹ năng nghề nghiệp, chắp cánh ước mơ cho chúng ta bay cao bay xa. Đôi khi vai trò giáo dục của thầy cô còn mang tính quyết định cuộc đời của bao thế hệ.

Ơn đề bạt tiến cử

Người ta thường nói, có tài mà không có đất dụng võ, ý nói dẫu văn võ toàn tài đến đâu nhưng nếu không có nơi triển hiện tài hoa, không thể làm việc có ích cho đời thì cũng chỉ có thể ngậm ngùi mang về cùng lòng đất mà thôi.

Vậy nên khi được người khác phát hiện, được người khác tiến cử giúp tài năng đang ngủ yên của mình được phóng ánh quang huy, lập công cùng trời đất thì ơn này không thể không ghi lòng tạc dạ.

Người phát hiện ra tài năng của bạn sẽ giúp bạn mở rộng cánh cửa tương lai bước trên một hành trình mới đầy hứa hẹn. Trên mỗi bước đường thành công của chúng ta có công sức của biết bao người.

Ơn chỉ đường mở lối

“Sông có khúc, người có lúc”. Cuộc sống vốn đã mang trong mình quá nhiều bí mật thú vị và ẩn số khó lường. Khi bước trên chặng đường đời của mình, chúng ta khó tránh khỏi những lúc mê lạc, những khi bế tắc, những lúc bất lực, thở dài ngao ngán.

Có người thấy cô đơn, có người lại trầm uất, bất lực. Có người thì tìm quên trong làn khói thuốc của nàng tiên nâu, trong men rượu hay trong những dục vọng ái tình nhất thời của mình.

Lúc này nếu có người có thể chỉ ra phương hướng cho bạn, thổi bùng lên ngọn lửa tư tưởng của bạn, tháo gỡ những nút thắt trong tâm bạn giúp con đường phía trước của bạn đột nhiên trở nên sáng rõ, đoan chính, thậm chí mở ra một tương lai rạng ngời cho bạn thì ơn này cả đời bạn cũng không thể quên được.

Ơn chỉ đường mở lối này càng cần đền đáp muôn phần.

Ơn tương trợ lúc nguy cấp

Khi gặp lúc nguy nan, khi rơi vào cảnh cùng quẫn con người dễ thấy cô đơn và bất lực. Có thể vì vậy mà bạn sẽ bỏ dở giữa đường, hay chuyển sang một hướng khác. Thậm chí có thể còn gặp phải nhiều điều không may mắn và bất hạnh.

Lúc này nếu có người chung vai tương trợ, giúp bạn thoát khỏi đường cùng, bạn sẽ có thêm sức mạnh để vượt qua, thêm động lực để bước tiếp, thêm niềm tin đi tới tận cuối con đường. Ơn này thật lớn biết bao!

Ơn dìu dắt của cấp trên

Trong công việc nếu gặp được cấp trên khoáng đạt, tấm lòng rộng rãi, không ganh ghét, đố kỵ với người hiền tài, vào thời khắc then chốt có thể đề bạt, tiến cử và mở rộng tiền đồ cho bạn thì ơn này chẳng thể nào quên.

Bạn thử nghĩ mà xem, nếu không có một cấp trên như vậy có thể sự nghiệp của bạn thật khó hanh thông, con đường quan lộ cũng chẳng thể có ngày thênh thang sải bước.

Ơn huynh đệ

Anh em cùng chung huyết mạch, chung giọt máu đào, anh em cùng chung nguồn cội, cùng sinh trưởng trong một gia đình, trải qua những thời khắc tuổi thơ ấm áp bên nhau, cùng là mầm xanh hy vọng của mẹ cha, anh em cùng mang trọng trách truyền thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình. Tình thân luôn quy về một mối.

Dẫu khi trưởng thành mỗi người đều bận rộn với gia đình nhỏ của riêng mình, dẫu không thể cùng hàn huyên ấm lạnh, cùng dốc bầu tâm sự về những việc lớn việc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng sợi dây vô hình kết nối anh em chẳng thể nào tan biến.

Cũng khó tránh khỏi những khi cơm không lành, canh chẳng ngọt, những khi bất đồng quan điểm, nhưng dù đi đâu, về đâu, dù cuộc sống bộn bề trôi đi từng ngày, thì tình anh em vẫn như mạch nước ngầm mát trong chảy mãi.

Huynh đệ tình thâm, ơn như thủ túc. Cũng có tình huynh đệ bị hủy hoại bởi tiền tài, quyền lợi, tình sắc. Nhưng đó chỉ là hiện tượng cá biệt, không thể không lấy làm gương.

Xin nghe theo YouTube tại đây


Gia Đình Mới
Nguồn tại đây

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2023

Người làm được 3 việc này càng sống càng hưởng phúc dày, tai họa tự tránh xa

“Người làm được 3 việc này càng sống càng hưởng phúc dày, tai họa tự tránh xa: Bạn có biết đó là việc gì?Bài học cuộc sống

“3 việc này, có thể có người sẽ cho rằng chỉ có người dại dột mới làm.
Thế nhưng trên thực tế, đây lại là những việc mang lại nhiều phúc khí cho chúng ta.”

Có rất nhiều quan niệm truyền thống của người xưa nếu nhìn nhận theo quan điểm hiện đại ngày nay sẽ khiến nhiều người chép miệng không để ý, cho là không còn phù hợp.

Tuy nhiên trên thực tế, những quan niệm ấy lại hợp với đạo lý ở đời, hợp với lẽ trời, chúng chính là kết tinh của trí tuệ nhân loại. Bởi thế đây mới là những điều chúng ta cần coi trọng.

Người xưa có câu: "Là phúc thì không phải hoạ, là hoạ thì khó tránh khỏi". Con người chúng ta sống trong thời đại ngày nay chỉ mải mê theo đuổi hưởng thụ những thứ vật chất dư thừa, mà ít ai để ý đến họa phúc tương sinh.

Bởi phàm là chuyện gì cũng đều có hai mặt của nó. Muốn biết một sự việc là phúc hay họa không đơn thuần chỉ nhìn vào kết quả trước mắt, mà trong nhiều trường hợp, chúng ta cũng cần phải xem xét tổng thể cả những tác động mà nó đem lại.

Bởi đâu phải ai cũng may mắn trải qua cuộc sống êm đềm. Cuộc đời mỗi người không thể luôn bằng phẳng, thuận lợi, nhưng chung quy cũng sẽ không rơi vào cảnh cùng đường tuyệt vọng nếu cứ sống lương thiện tử tế.

Đôi khi chúng ta nghĩ một việc gì đó là điềm xấu, nhưng thực tế nó lại là việc tốt. Dưới đây là 3 việc, nhìn bề ngoài tưởng chừng là việc dại dột, nhưng lại là việc mang lại nhiều giá trị tốt đẹp. Nếu làm tốt, chúng ta sẽ tích thêm nhiều phúc đức cho bản thân.

1. Buông bỏ

Vạn vật trên thế gian đều vận hành theo quỹ đạo tuần hoàn lặp đi lặp lại bất kể ở thời đại nào.

Thời điểm chúng ta lựa chọn làm một việc nào đó, chuyện này có thể mang lại lợi ích, cũng có thể đem đến tai ương, rắc rối cho chúng ta. Điều này phụ thuộc vào lựa chọn của mỗi người.

Rất nhiều người cho rằng, kẻ thấy lợi ích và phần thưởng ngay trước mắt mà không đi giành lấy chính là kẻ ngốc. Nhưng trong thực tế, những thứ này chưa chắc đã cần thiết trong cuộc sống chúng ta.

Khi chúng ta cố cưỡng cầu có được một thứ gì đó, việc này có thể sẽ vô tình làm tổn thương đến người vốn nên sở hữu thứ đó. Mà kết quả của hành động này chính là gây tổn hại đến phúc báo của bản thân ta sau này.

Kiểu được mất này có thể tạm thời chưa nhìn ra được kết quả, nhưng lâu dần, nếu không cân nhắc sao cho thoả đáng, chúng ta sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho hành vi của mình.

Sẽ có những lúc một chuyện mà chúng ta làm tưởng là phải thua lỗ thiệt thòi, cho rằng đó là một tai hoạ nhưng trên thực tế, có cho đi mới nhận lại, có buông bỏ, từ bỏ thì mới có được.

Khi chúng ta lựa chọn từ bỏ, không cưỡng cầu thứ này, ông trời nhất định sẽ bù đắp cho chúng ta thứ khác, chứ tuyệt đối không lấy hết của ai cái gì.

Cổ nhân thường nói "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" chính là nói về đạo lý này.

2. Chịu thiệt thòi

Mọi người thường nói chịu thiệt chính là phúc, nhưng đến khi thật sự phải chịu thiệt, số người có thể dùng tâm thái ấy để đối đãi với người khác thực ra chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Nếu không muốn chịu thiệt, trừ phi mình có công danh, có lợi ích để mưu cầu. Cho nên chúng ta một khi đã xem trọng danh lợi thì ắt sẽ khó mà từ bỏ được công danh lợi lộc ngay trước mắt mình.

Hay giống như trong môi trường công sở, đôi khi chúng ta phải đối mặt với những dự án do cấp trên hay đồng nghiệp đùn đẩy qua, luôn nghĩ rằng đây đâu không phải là phần việc của mình, cảm thấy bản thân phải chịu thiệt thòi, ức hiếp, bị đối phương lợi dụng, sau đó tự thấy tức giận bất bình cho bản thân.

“3 việc này, có thể có người sẽ cho rằng chỉ có người dại dột mới làm.
Thế nhưng trên thực tế, đây lại là những việc mang lại nhiều phúc khí cho chúng ta.”

Về lâu dài, tâm lý không muốn chịu thiệt này không những làm bành trướng lòng ham muốn công danh lợi lộc của bản thân, mà trong suốt quá trình đó, có thể sẽ nảy sinh đủ loại tâm cơ, mưu đồ chỉ vì không muốn để bản thân chịu thua thiệt, thiệt thòi.

Rất nhiều người trong chúng ta luôn hi vọng trong cuộc sống, mình được đối xử công bằng như những người khác, cho dù là trong công việc hay cuộc sống hàng ngày, chỉ cần bỏ công sức ra là nhất định phải nhận được kết quả ngay.

Tuy nhiên, hiện thực luôn có những lúc không được như mong đợi, đó là lẽ hiển nhiên.

Có những người vừa phải chịu thiệt thòi đã hoài nghi bản thân, thậm chí rơi vào trạng thái u uất khó chịu trong thời gian dài.

Nhưng người xưa có câu "chịu thiệt là hành phúc". Nếu không nhìn sự việc theo hướng tiêu cực, đừng vội cho rằng mình phải chịu thiệt thòi, chúng ta sẽ nhận ra rằng:

Xét từ các góc độ khác, khi biết chịu thiệt thòi, chấp nhận chịu thiệt một cách vui vẻ thì kỹ năng trong đối nhân xử thế, trạng thái tâm lý và công việc của bản thân chúng ta cũng đều được lợi.

Chịu thiệt nhiều khi không nhất định là phải chịu tổn thất mà ngược lại, nó lại là một món lợi, là kinh nghiệm giúp chúng ta trưởng thành hơn.

3. Nhượng bộ

Thực ra nhượng bộ cũng là một việc mà rất nhiều người trong cuộc sống hiện nay khó lòng chấp nhận.

Chính vì thế mà họ, cho dù gặp chuyện gì cũng phải tranh giành đến anh chết thì tôi sống, nói lý lẽ với nhau cũng chẳng ai mảy may nảy sinh ý định nhượng bộ.

Người không muốn nhường nhịn người khác, đôi khi có thể do sự kiên quyết duy trì quan điểm của bản thân nhưng nhiều khi nó xuất phát từ lòng cố chấp của bản thân, lúc nào cũng cảm thấy mình "cây ngay không sợ chết đứng", không thể nhượng bộ đối phương.

Lâu dần, người như vậy sẽ biến thành người hẹp hòi, ích kỷ trong mắt người khác.

Còn những người sẵn sàng tình nguyện nhượng bộ người khác thường có tấm lòng rộng mở, bao dung.

Họ biết đứng ở vị trí của người khác để hiểu và thông cảm cho đối phương, họ biết tư duy theo nhiều chiều, rằng cách làm của đối phương chưa chắc đã là không thích hợp, chưa biết chừng còn xuất sắc, vượt trội hơn cách làm của bản thân mình.

Hơn nữa, khi sự việc đã trôi qua, sau này khi quay đầu nhìn lại những lúc chúng ta từng không ngừng tranh chấp ganh đua lẫn nhau trước đây, chúng ta sẽ cảm thấy hổ thẹn vì lòng hẹp hòi lúc ấy.

“3 việc này, có thể có người sẽ cho rằng chỉ có người dại dột mới làm.
Thế nhưng trên thực tế, đây lại là những việc mang lại nhiều phúc khí cho chúng ta.”

Người xưa có nói "hiểu được thiện ác mới hiểu được phúc họa". Bởi từ xa xưa, người phương Đông rất coi trọng yếu tố hoà hợp giữa con người với thiên nhiên trời đất, vì thế nên cũng rất xem trọng luật nhân quả.

Việc cân nhắc đến sự được mất của một việc gì đó, thực ra cũng là đang lựa chọn con đường tiến lui cho mình, và phúc họa cũng đồng thời tồn tại trong đó.

Người có tấm lòng hướng thiện, luôn chân thành suy nghĩ vì đối phương sẽ khó tránh khỏi vấp phải những chuyện không thuận lợi nhưng đến cùng vẫn sẽ nhận được thiện báo.

Còn người hay làm việc ác cứ tưởng rằng đã chiếm được món hời, hưởng thụ những thứ tốt đẹp nhưng đó cũng chỉ là do báo ứng chưa đến, một khi đến thì hối hận cũng không kịp.

Sống trên đời, mỗi chúng ta đều nhất định phải nhớ, nhượng bộ một chút sẽ cẳng thiệt thân mà còn khiến mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn, dễ xử lý hơn.

"Lùi một bước trời yên biển lặng". Nếu cứ việc gì cũng làm căng lên, hẳn sẽ đến lúc "căng quá sẽ đứt", kéo theo vô số thảm họa mà có khi chúng ta không lường trước được.

Sự cố chấp không giúp sự việc được giải quyết một cách êm thấm, cho dù sự việc đó có xảy ra ở trong bất cứ môi trường nào. Sự cố chấp có thể dẫn đến sự đổ vỡ, thù hằn…

Bởi vậy, hãy suy nghĩ về việc nhượng bộ người khác khi xảy ra tranh chấp, kết quả sẽ mang lại lợi ích tốt đẹp cho cả đôi bên.

Khánh An

*Theo SOHA tại đây