Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Mặt trái của ngành chăn nuôi bò sữa: Sống để mang thai, sinh ra để chết đi

Sữa tươi dù nhìn có vẻ tinh khiết, sạch trong và thơm ngon vô cùng nhưng thực tế lại ẩn chứa nhiều mặt tối. Dưới đây là 5 sự thật về sữa mà các nhà sản xuất không bao giờ muốn khách hàng của mình biết.

Sữa không chỉ là thức uống quen thuộc, nó còn là một biểu trưng văn hóa lâu đời 
có từ hàng ngàn năm nay của nhiều quốc gia trên thế giới.

Sữa không chỉ là thức uống quen thuộc, nó còn là một biểu trưng văn hóa lâu đời có từ hàng ngàn năm nay của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng sữa không hề tốt như những gì chúng ta thường nghĩ.

Huyền thoại 1: Con người cần sữa để có đủ canxi

Mặc dù sữa sẽ cung cấp canxi cho con người, nhưng nó không phải là nguồn canxi tốt nhất. Sẽ rất khó tin nhưng sự thật là cơ thể con người không thể hấp thu được lượng canxi có trong sữa bò.

Nói cách khác, một chế độ ăn uống không có sữa cũng không làm cho cơ thể người bị thiếu canxi. Và các loại thực phẩm giàu canxi như hạt ngũ cốc, rau, trái cây, đậu hạt…có thể dễ dàng giúp chúng ta đáp ứng đủ lượng canxi, kali, roboflavin và vitamin D cần thiết mà lại không có hại cho sức khỏe. Đặc biệt là các loại rau xanh như: cải xoăn, rau chân vịt và bông cải xanh.

Thực tế, cơ thể con người không thể hấp thu được lượng canxi có trong sữa bò.

Huyền thoại 2: Sữa bò giúp ngăn ngừa loãng xương

Trong những chương trình quảng cáo, chúng ta được tiếp thị rằng sữa bò là cách tốt nhất giúp bạn có một khung xương chắc khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy điều ngược lại.

Theo một nghiên cứu của cơ quan lương thực quốc gia Thụy Điển, các nhà khoa học đã theo dõi hơn 100.000 người Thụy Điển, cả nam và nữ trong 23 năm. Và không tìm thấy tác dụng làm giảm nguy cơ loãng xương từ sữa, cũng như các sản phẩm từ sữa.

Một nghiên cứu của khoa y tế công cộng, Đại học Sydney (Úc) cũng cho kết quả tương tự. Trên thực tế, việc tăng nạp canxi từ các sản phẩm sữa bò có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng sữa sẽ làm 
suy giảm lượng canxi trong xương và làm tăng nguy cơ loãng xương.

Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ, Anh, Thụy Điển là 3 quốc gia tiêu thụ sữa nhiều nhất – cũng là 3 quốc gia có tỷ lệ loãng xương cao nhất trên thế giới.

Huyền thoại 3: Ngành công nghiệp sữa không độc ác

Ít ai biết rằng sau một cốc sữa bò thơm ngon, bổ dưỡng là nước mắt của bò mẹ và máu của bò con.

Chúng ta thường nghĩ rằng những con bò sữa sống một cuộc đời khá hạnh phúc khi được nghe nhạc, được chăn thả trong những bãi cỏ xanh tươi và tận hưởng nguồn thức ăn dồi dào.

Nhưng những hình ảnh và những đoạn clip chân thực liên quan đến việc ngược đãi động do tổ chức bảo vệ động vật lớn nhất nước Mỹ PETA chia sẽ đã phơi bày sự tàn khốc của ngành công nghiệp sữa bò này.

Ít ai biết rằng sau một cốc sữa bò thơm ngon, bổ dưỡng là 
nước mắt của bò mẹ và máu của bò con.

Chỉ vài giờ sau khi được sinh ra, những chú bê non sẽ bị tách khỏi bò mẹ. Chúng sẽ bị nhốt trong những cái chuồng chật hẹp của xe chuyên chở. Nó chật đến mức chúng không thể nhúc nhích hay duỗi chân và càng không thể quay đầu nhìn lại.

Trong khi đó thì bò mẹ liên tục chạy theo những chiếc xe này cho đến khi kiệt sức hoặc bị chặn lại. Bê non sẽ được nuôi dưỡng bằng một loại thức ăn thay thế khác, vì sữa của mẹ chúng được dùng để bán cho con người. Những con bê con này sau đó sẽ được đưa vào các lò mổ…

Huyền thoại 4: Bò cần được vắt sữa

Vì lý do nào đó, cả thế giới dường như đang sống trong sự ảo tưởng rằng bò cần được vắt sữa, nếu không vú của chúng sẽ căng cứng và có thể nổ tung. Nói cách khác bằng cách vắt lấy sữa của chúng, con người đã đem đến cho những con bò sự ưu ái. Huyền thoại này là một lời nói dối trắng trợn.

Bò cần được vắt sữa.

Thực tế, bò chỉ sản xuất sữa để nuôi con của mình. Nếu nó không có con, nó sẽ không có sữa.

Do đó, để có được lượng sữa dồi dào thì một con bò bắt buộc phải liên tục mang thai, có nghĩa là nó sẽ phải trải qua quá trình thụ tinh nhân tạo không hề dễ chịu. Khi ấy những con bò cái này sẽ bị nhốt trong lồng và tiến hành các công việc cần thiết. Trong ngành công nghiệp sản xuất sữa bò, nó được gọi là ‘rape rack’ (tạm dịch: lồng hiếp).

Bò sữa sẽ bị ép ở trong trạng thái tồi tệ này từ khi nó bắt đầu có khả năng thụ thai cho đến hết cuộc đời của mình chỉ để trở thành những cái ‘máy vắt sữa’.

Huyền thoại 5: Sữa bò tốt cho con người

Không ai có thể tranh cãi rằng sữa bò là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bê. Bởi sống thuận theo tự nhiên có lẽ là chân lý chuẩn xác nhất, tất cả các loài động vật có vú trên Trái Đất đều như thế.

Nhiều chuyên gia cho rằng vạn vật sinh sôi có trật tự, mỗi loài một đặc tính sinh trưởng riêng biệt, có vay mượn chút ít thì cũng chỉ là tạm thời bất đắc dĩ. Đó là lý do tại sao con người không cần thiết phải uống sữa của một con bò.

Chỉ có con người và mèo nuôi trong gia đình là tiếp tục uống sữa sau khi đã cai.

Ngoài ra, sữa bò này rất cần thiết cho bê con trong vài tháng đầu đời, nhưng một khi bê cai sữa chúng sẽ không bao giờ uống sữa nữa. Chỉ có con người và mèo nuôi trong gia đình là tiếp tục ăn/uống sữa sau khi đã cai.

Và để cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho con người, bò mẹ sẽ được tiêm các hóa chất cũng như các kháng sinh để tăng cường lượng sữa của chúng. Cuốn Food Safety Handbook đã chỉ ra 25 – 50% các độc tố có trong sữa bò như thuốc trừ sâu, Polychlorinated Biphenyls (PCBs), Dioxins. Các hooc – môn tổng hợp như hooc – môn tăng trưởng r(BGH) được tiêm cho bò để làm tăng sản lượng sữa.

Sữa bò chỉ phù hợp với sự phát triển của bò con, không cần thiết cho con người.

Cũng chính vì điều này mà khi trẻ em dùng sữa bò thì có thể xảy ra vấn đề dị ứng sữa với các biểu hiện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi, nổi mụn nhọt, phát ban… Điều này đã được ghi nhận ở khắp các nơi trên thế giới. Thậm chí ở người lớn cũng thường xuyên gặp sự cố với sữa, lý do là hệ tiêu hóa của người không được thiết kế để uống sữa khi đã trưởng thành, đặc biệt là không thể tiêu hóa được đường lactose – loại đường chủ yếu trong sữa.

Xin xem thêm video sau đây:



Xuân Hạ biên dịch

Nguồn: TINH HOA

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Nhớ về ngày 20-11 , nghe đọc một số sách nói về Thầy Cô



Thầy Và Chuyến Đò Xưa

Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều

Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười

Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...


Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Tháng 07 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".

Mời các bạn thưởng thức một số clip ca nhạc về tuổi học trò tại đây



Mời nghe một số câu chuyện về thầy cô qua nguồn "Sách nói giành cho người mù" sau:

1/ Chén trà tri ân thầy cô (nghe tại đây)
2/ Ông Thầy cũ kỹ (nghe tại đây)
3/ Trái tim người thầy (nghe tại đây)
4/ Chuyện về thầy cô và bạn bè (nghe tại đây)
5/ Những câu chuyện về người Thầy (nghe tại đây)
6/ Thầy đã sưởi ấm trái tim em (nghe tại đây)
7/ Chu Văn An - Người thầy của muôn đời (nghe tại đây)

Mời nghe một số đoản văn hay về nhớ ơn thầy cô giáo qua YouTube.

1/ Những câu chuyện về người thầy



2/ Ba người thầy vĩ đại



Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Hiện tượng “thân thể bất hoại” trong Phật giáo và Cơ Đốc giáo tiết lộ điều gì?

Người bình thường sau khi mất vài ngày thì thân thể bắt đầu mục rữa, nhưng một số vị cao tăng trong Phật giáo sau khi viên tịch hàng chục năm thậm chí hàng trăm năm thi thể vẫn còn nguyên vẹn. Nhiều vị tu sĩ Cơ Đốc giáo ở phương Tây cũng tương tự. Tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ này? Phải chăng trong ấy ẩn chứa điều gì đó huyền diệu về thân thể người chúng ta?


Thân thể của đại sư Huệ Năng ở phương Đông (trái) và của thánh Bernadette Brown ở phương Tây (phải) sau bao nhiêu năm vẫn còn nguyên vẹn.

Phương Đông kỳ diệu

Ở Phương Đông, tại một xứ sở núi sông hùng vĩ hàng ngàn năm lịch sử nơi Trung thổ, Đại sư Huệ Năng triều đại nhà Đường là trường hợp “thân thể bất hoại” đầu tiên xuất hiện. Thi hài ông hiện đang được thờ cúng tại Nam Hoa Tự ở thị trấn Thiều Quan, thuộc tỉnh Quảng Đông.

Mặc dù khí hậu nơi đây oi bức, môi trường không thuận lợi, nhưng cho đến nay, thi hài của Đại sư Huệ Năng đã trải qua 1.200 năm mà vẫn không bị phân hủy; thần thái vẫn rất khoan thai điềm tĩnh, trông rất sống động, người người đến thăm viếng mỗi ngày không khỏi ngỡ ngàng và tin vào sự kỳ diệu của Thần Phật.

Tại nhiều vùng đất trên khắp Phương Đông cũng có rất nhiều thân thể bất hoại như vậy xuất hiện. Chẳng hạn như, thân thể của Từ Minh hòa thượng tại chùa Địa Tạng, thi hài của Tỳ Kheo Ni Nhân Nghĩa sư thái (1911-1995) ở tỉnh Liêu Ninh; thi hài của cao tăng Thích Ẩn Liên ở nội Mông Cổ, cao tăng Thích Đức Thanh (1546-1623) ở Giang Tô, Đại sư Liễu Chân ở tỉnh An Huy, Trung Quốc…

Những nước Đông Á khác cũng có không ít trường hợp tương tự như nhà sư Luang Phor Pian ở thủ đô Bangkok, nhà sư Samatha Kittikhun, nguyên trụ trì chùa Khunaram ở Thái Lan, thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu và thiền sư Chuyết Chuyết ở chùa Phật Tích Bắc Ninh, 2 vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu Hà Nội, Việt Nam,…

Nhục thân bất hoại của 2 vị thiền sư ở chùa Đậu, Hà Nội.

Tuy nhiên, hiện tượng thân thể bất hoại này không chỉ tồn tại trong giới tu luyện phương Đông mà còn ở cả giới tu sĩ phương Tây. Trong Công giáo La Mã có truyền thuyết rằng nếu một thân thể của thánh đồ sau khi mất mà vẫn vẹn nguyên, thì vị ấy chắc chắn là một vị thánh. Các thi hài sẽ được đặt thờ ở nơi trang nghiêm và được các thánh đồ tôn kính muôn đời.

Video cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi:



Phương Tây huyền bí

Vị thánh Thiên Chúa giáo Bernadette Brown sinh ra ở Lourdes, Pháp và từ trần năm 1879. Vào năm 1909, thi hài của bà được đào lên để chôn cất lại tại nơi khác. Hai bác sĩ đã chứng kiến cảnh khai quật. Họ nhìn thấy thi hài vẫn còn trong trạng thái rất tốt và cho đến hiện nay thi hài vẫn còn nguyên vẹn.

Tương tự như vậy là trường hợp của thánh Jean Baptiste Marie Vianney (1786 – 1859). Ông là một linh mục giáo xứ người Pháp sau này trở thành một vị thánh Công giáo và là vị thánh của các linh mục giáo xứ. Ông được nhắc đến nhiều nhất, ngay cả tại nước Anh, với tên gọi “Cur é d’Ars” (linh mục giáo xứ của làng Ars). Ông trở nên nổi tiếng với công việc của mình bởi sự tận tụy và bởi ai tiếp xúc với ông cũng đều có niềm tin mãnh liệt vào Chúa.

Thi hài của thánh Jean Baptiste Marie Vianney.

Ở Rome, vào tháng 3 năm 2001, thi hài của đức Giáo hoàng John XXIII cũng được đào lên. Đã trải qua 37 năm, nhưng thân thể ngài vẫn còn trong tình trạng rất tốt. Là vị Giáo hoàng thứ 261 của Giáo hội Công giáo Roma, ông đã được tuyên phong hiển Thánh cùng với Chân phước Giáo hoàng John Paul II vào ngày 27 tháng 4 năm 2014 bởi Giáo hoàng Phanxicô.

Đã có nhiều chứng tích vô giá trong lịch sử về “các thi hài bất tử” được khai quật lên và rồi trải qua bao thời gian vẫn vẹn nguyên. Người ta không thể phủ định việc các tài liệu xác nhận có rất nhiều trường hợp thân thể bất hoại như vậy.

Bên cạnh đó cũng có nhiều ghi chép về những người đã được phong thánh vào thời Trung cổ tại Anh. Thi hài của họ không bị mục nát bất chấp nhiệt độ và sự ẩm ướt, như: Thánh Teresa Margaret (1934 – 1770) được Giáo hoàng Pius XI phong thánh vào năm 1934; Vincent de Paul (1581 – 1660) được phong thánh vào năm 1729; Vincent được giáo hoàng Benedict XIII tuyên bố ban phước và được giáo hoàng Clement XII phong thánh vào tháng 6 năm 1737; thánh Veronica Giuliani (1660 – 1727)…

Thi hài thánh Teresa Margaret (1934 - 1770).

Đi tìm câu trả lời

Có thể có người nghĩ sự thật về những ghi chép này khó mà kiểm chứng được. Tuy nhiên trên thực tế, hồ sơ ghi chép các sự kiện này rất đầy đủ và được lưu trữ rất cẩn thận. Nhiều thân thể vẫn còn có thể nhìn thấy ngày nay và được hàng ngàn người viếng thăm mỗi ngày. Vậy tại sao thân thể của các cao tăng Phật giáo và tu sĩ Cơ Đốc giáo này không bị phân hủy sau khi họ qua đời?

Đa phần họ là các cao tăng đắc đạo, người tu hành sau khi rời khỏi thế gian để lại một số kỳ tích, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người. Đặc điểm chung giữa họ là đều có đức tin vào Thần Phật và Chúa Trời, sống trong cuộc đời đều rất lương thiện, từ bi. Khi khám nghiệm, thi thể của họ đều còn đầy đủ nội tạng và hoàn toàn chân thực. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể giải thích được hiện tượng này, nhưng nó lại là điều hoàn toàn dễ hiểu trong giới tu luyện.

Giới tu luyện giảng rằng thuận theo tự nhiên, khi người tu luyện thanh lọc tư tưởng, đề cao đạo đức và trở về với bản tính lương thiện nguyên thủy của mình, thân thể vật chất của họ cũng sẽ cải biến theo, cơ thể dần chuyển hóa sang vật chất cao năng lượng nên không bị ước chế bởi quy luật vật lý thông thường.

Ngoài thân thể không bị phân hủy ra, trong Phật giáo Tây Tạng còn có hiện tượng đặc biệt là “cầu vồng hóa thân thể”. Cơ thể của các vị Phật sống sau khi viên tịch trong nháy mắt có thể hóa thành ánh sáng cầu vồng thăng thiên. Những hiện tượng này đã thu hút sự tìm kiếm của con người đối với bản chất của sự sống, khiến nhiều người từ tận đáy lòng sẽ hướng về Phật Pháp. Thật ra những ví dụ như thế trên thế giới còn rất nhiều, đây đều là những hiện tượng mà khoa học ngày nay chưa lý giải được.

Nhà sư Khenpo Achö là một trong những trường hợp thân thể hóa cầu vồng sau khi viên tịch.

Tu luyện khí công cũng tương tự, ngoài rèn luyện thân thể qua các bài tập nhẹ nhàng còn tu dưỡng tâm tính từ nội tâm bên trong, sau một thời gian cả tâm lẫn thân đều được cải biến. Nội tâm trở nên lương thiện, an hòa, thân thể không còn bệnh tật, dung mạo cũng ngày càng trẻ ra. Nhiều người còn xuất hiện những công năng đặc dị (khả năng siêu thường) như thấy được không gian khác, dịch chuyển đồ vật từ xa, biết trước tương lai,…

Sự thật về Pháp Luân Công: Hiệu quả chữa bệnh và nâng cao sức khỏe lên tới 97,9%

Kỳ thực, khi bạn suy nghĩ tích cực thiện lương và sống vui vẻ, thì từng vi lạp tế bào của bạn cũng sẽ chậm tiêu vong và bạn sẽ trông trẻ hơn. Hiệu quả này không quá lạ thường, bạn có thể thấy ngay ở những người nhân hậu, vô tư yêu đời, hoặc những người hay thiền định sẽ trông khỏe mạnh và tươi tắn hơn những người cùng tuổi.

Thế giới này vô cùng rộng lớn và huyền diệu, thân thể người cũng ẩn chứa nhiều điều huyền bí mà khoa học mãi chưa lý giải được. Hiểu biết của chúng ta dù phát triển đến đâu cũng chỉ như hạt cát nhỏ nhoi trong vũ trụ bao la vô tận. Chẳng thế mà rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Isaac Newton, Albert Einstein, Alfred Nobel… càng nghiên cứu về khoa học tự nhiên lại càng tin vào Thần học, tin vào tín ngưỡng và đi tìm câu trả lời về vũ trụ ở trong ấy…

Xin xem thêm video sau đây:



Thanh Mai biên dịch

Nguồn: TINH HOA

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Kinh thánh và khoa học có nhận thức tương đồng về thời điểm vũ trụ khai sinh

Từ lâu, người ta vẫn cho rằng Sáng thế ký và thuyết Big Bang là không thể tương đồng. Tuy nhiên, Daniel Friedmann, tác giả cuốn sách ‘Đồng hồ Kinh thánh’ (Biblical Clock) – cuốn sách Best Seller trên toàn thế giới về mật mã của Sáng thế ký – lại cho thấy khoa học và Kinh thánh có sự tương đồng.


Sáng thế ký (Genesis) – cuốn sách nói về Sự sáng tạo của Thiên Chúa (Sáng Thế Chủ) đối với vũ trụ, con người và vạn sự vạn vật đã được giảng dạy cho hàng tỷ người theo Do Thái giáo và Kitô giáo trên toàn thế giới hàng nghìn năm nay. Trong khi đó các nhà khoa học cũng đưa ra thuyết Big Bang (Vụ nổ lớn) để giải thích sự hình thành của vũ trụ.

Daniel Friedmann có một sự nghiệp danh giá, ông sinh ra ở Chile và lớn lên ở Canada. Ông đã từng là Chủ tịch và CEO trong 20 năm của MDA – một công ty công nghệ truyền thông được NASA lựa chọn để xây dựng hệ thống cánh tay robot Dextre cho việc sửa chữa trạm không gian quốc tế ISS và kính viễn vọng Hubble. Friedmann hiện là Chủ tịch của công ty Carbon Engineering. Ông là một kỹ sư chuyên nghiệp và có bằng thạc sĩ về vật lý kỹ thuật.

Friedmann có 30 năm kinh nghiệm trong ngành khoa học vũ trụ, đã làm việc cho các dự án ở 15 quốc gia và tiến hành nghiên cứu khoa học sâu rộng trong nhiều thập kỷ. Ông đã xuất bản hơn 20 bài báo khoa học được bình duyệt (peer review) về các chủ đề vũ trụ và vũ trụ học. Là một tín đồ tôn giáo lâu năm, Friedmann dành nhiều thời gian cho việc “hoà giải” những bất đồng giữa Kinh thánh và khoa học bằng cách sử dụng công thức “Đồng hồ Kinh thánh” đã được báo cáo trên nhiều tờ báo, tạp chí và chương trình phát thanh.

Cuốn sách ‘Đồng hồ Kinh thánh’ của Daniel Friedmann.

Dưới đây là một số quan điểm của Daniel Friedmann về sự tương đồng giữa Kinh thánh và Khoa học trong việc giải thích sự hình thành của vũ trụ:

Vũ trụ không vĩnh cửu

Trong phần lớn lịch sử nhân loại, các nhà khoa học chủ yếu tin rằng vũ trụ là vĩnh cửu và không thay đổi. Aristotle trong thế kỷ thứ tư trước Công nguyên đã khẳng định rằng thế giới không có điểm bắt đầu hay kết thúc. Nhưng cũng có quan điểm trái ngược với ông, cho rằng vũ trụ là có sự khởi đầu.

Các tác phẩm của Aristotle đã bị thất lạc phần lớn trong khoảng bảy thế kỷ, nhưng bắt đầu hồi sinh vào thế kỷ thứ mười ba. Quan điểm vũ trụ vĩnh cửu sau đó thống trị khoa học cho đến đầu thế kỷ XIX.

Quan điểm này đã khiến Albert Einstein đưa ra điều mà ông coi là sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của mình. Ngay sau khi Einstein phát triển lý thuyết tương đối tổng quát (1915), Alexander Friedmann, một nhà toán học người Nga, đã giải các phương trình của Einstein cho toàn vũ trụ (phiên bản đầu tiên của lý thuyết Vụ nổ lớn – Big Bang), cho thấy những phương trình đó có nghĩa là vũ trụ đang giãn nở.

Nếu đây là sự thật, nó hẳn đã được mở rộng từ một điểm bắt đầu, do đó, nó không thể là vĩnh cửu. Einstein sau đó đã sửa đổi các phương trình của mình, khiến chúng cho thấy vũ trụ là tĩnh và vĩnh cửu.

Năm 1929, Edwin Hubble, một nhà thiên văn học tại Viện Công nghệ California, đã phát hiện ra vũ trụ đang thực sự giãn nở. Einstein sau đó đã bỏ các sửa đổi và quay trở lại các phương trình ban đầu.

Nhưng bằng cách tuân thủ quan điểm vĩnh cửu trong thời gian tạm thời, ông đã bỏ lỡ dự đoán một trong những khám phá lớn nhất trong vũ trụ học: sự mở rộng vũ trụ. Từ thời điểm đó, khoa học cho rằng vũ trụ của chúng ta có thời điểm bắt đầu và các nhà khoa học đã tập trung vào lý thuyết Big Bang.

Sơ đồ tạo ra vũ trụ từ Vụ nổ lớn bên trái – đến hiện tại.

Kinh thánh ngay từ đầu đã nói, “Khởi đầu, Thiên Chúa đã tạo ra Thiên đàng và Trái đất…”, nghĩa là vũ trụ có điểm khởi đầu. Chúng ta hãy xem xét những gì khoa học đã biết về cách vũ trụ khởi đầu, sau đó là những gì Kinh thánh nói.

Sự sáng tạo như các khối cơ bản (Building Blocks)

Các nhà khoa học dường như đã hiểu được các khối cơ bản của vũ trụ bằng cách liên tục tách rời mọi thứ cho đến khi có được những phần không thể chia nhỏ hơn nữa: các hạt cơ bản, chẳng hạn như electron. Để làm điều này, chúng ta đã chế tạo máy gia tốc hạt để làm cho các hạt va chạm với tốc độ ánh sáng, sau đó phân tích kết quả.

Sự phá vỡ các hạt không chỉ tiết lộ những hạt mới, nó cũng cung cấp cho các nhà vật lý manh mối về cách các hạt tương tác và cái nhìn sâu sắc về các lực cơ bản và quy luật tự nhiên. Trong trường hợp của proton, chúng ta phát hiện ra rằng nó được tạo thành từ ba hạt quark, mà với kiến thức hiện tại, các nhà khoa học tin là các hạt cơ bản. Gần đây, tại CERN (Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu), Máy gia tốc hạt lớn (HLC) đã tìm ra boson Higgs , một hạt cơ bản mà trước đó chỉ được suy đoán trong giả thuyết.

Sự kiện phát hiện boson Higgs từ va chạm giữa các proton trong LHC. 
Sự kiện bên trên trong thí nghiệm CMS cho thấy sự phân rã thành hai photon 
– các đường màu vàng đứt nét và các khối màu xanh lá cây. 
Sự kiện bên dưới trong thí nghiệm ATLAS cho thấy sự phân rã thành bốn muon
 (1 trong 6 loại hạt nhẹ) – vệt màu đỏ.

Tại sao lại có 2 hạt quark, một electron…? Và tại sao chúng có các thuộc tính như khối lượng và điện tích với các giá trị cụ thể? Câu trả lời ngắn gọn là chúng ta không biết; Đó đơn giản là những gì chúng ta phát hiện được bằng cách phá vỡ vật chất.

Khi chúng ta nhìn vào bầu trời đêm, chúng ta không chỉ chiêm ngưỡng những ngôi sao lấp lánh và các hành tinh phát sáng, chúng ta thực sự đang nhìn vào quá khứ. Phải mất một khoảng thời gian hữu hạn để ánh sáng đi đến mắt của chúng ta, mặc dù thông thường chúng ta không nhận thấy điều này. Ánh sáng truyền đi với tốc độ khoảng 300.000 km mỗi giây, vì vậy khi chúng ta nhìn vào mặt trời, chúng ta đang nhận được ánh sáng rời khỏi mặt trời khoảng 8 phút trước đó. Nếu mặt trời đột ngột tắt, chúng ta sẽ chỉ biết điều đó sau 8 phút.

Khi chúng ta nhìn vào các ngôi sao hoặc thiên hà khác, chúng ta thấy ánh sáng của nó có lẽ cách đây đã 5 năm trước, 100 năm trước, hoặc một tỷ năm trước. Mỗi vật thể trên bầu trời đêm mà chúng ta đang thấy là hình ảnh của chúng ở một thời điểm trong quá khứ, thời điểm khác nhau cho mỗi đối tượng, tùy thuộc khoảng cách của chúng. Vì vậy, khi chúng ta nhìn vào vũ trụ, dường như chúng ta đang nhìn thấy những bức ảnh chụp các phần khác nhau vào các thời điểm khác nhau: Trái đất trông như hiện tại, mặt trời như cách đây 8 phút, trung tâm của Dải Ngân Hà ở thời điểm 26.000 năm trước, v.v. Ngày nay, với Kính viễn vọng không gian Hubble, chúng ta có thể thấy ánh sáng còn lại 13 tỷ năm trước, rất gần với thời điểm khởi đầu của vũ trụ theo quan điểm của khoa học.

Kính viễn vọng Hubble phóng lên năm 1990

Các nhà khoa học nghiên cứu vũ trụ áp dụng cả hai cách tiếp cận: họ tách rời vật chất để khám phá các hạt và lực cơ bản của tự nhiên, và họ nhìn vào các ngôi sao và thiên hà để ghép lại thành những bức tranh về vũ trụ trong nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử. Kết hợp các kết quả của các phương pháp này, các nhà khoa học đạt được sự hiểu biết về cách vũ trụ hình thành và vũ trụ hiện nay ra sao, và họ gói gọn kiến ​​thức này dưới dạng toán học: lý thuyết Big Bang.

Sự sáng thế trong Kinh thánh và thuyết Big Bang

Tuy nhiên, khi ngoại suy ngược thời gian với lý thuyết Big Bang, chúng ta có thể tới thời điểm gần như bắt đầu nhưng không phải điểm bắt đầu. Như nhà vật lý và tác giả Brian Greene giải thích trong cuốn sách bán chạy nhất của mình: “Lý thuyết Big Bang mô tả quá trình tiến hóa vũ trụ từ thời điểm một phần của một giây sau khi điều gì đó đã xảy ra khiến vũ trụ tồn tại, nhưng nó không nói gì cả về điểm thời gian bằng không”; thay vào đó, “chúng ta đã không tìm hiểu về sự khởi đầu của thời gian”.

Nói tóm lại, khoa học có một sự hiểu biết to lớn về cách vũ trụ phát triển từ một phần của một giây sau khi bắt đầu. Nhưng họ không biết vũ trụ bắt đầu thế nào – thời gian đã tồn tại thế nào, không gian đã hình thành như thế nào – cũng như tại sao các lực tự nhiên là như vậy hoặc tại sao chúng ta có các hạt cơ bản nhất định với các đặc tính hiện có. Nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được đề xuất, chẳng hạn như tồn tại đa vũ trụ, nhưng không có cách nào trong số chúng đạt được sự đồng thuận khoa học hoặc là có thể kiểm chứng được tại thời điểm này.

Tuy nhiên, có một sự hiểu biết rằng vũ trụ là “không có gì – hư vô – nothing”. Nhưng theo cách hiểu này, thì “không có gì” thực sự vẫn có nghĩa là “có gì đó”, tối thiểu là trọng lực và không gian. Thông thường, cái “không có gì” nói đến “chân không lượng tử – quantum vacuum”, là trạng thái rất sớm của vũ trụ trong phần đầu của một giây, khi vũ trụ rất nóng và đậm đặc đến nỗi các hạt vật lý không thể tồn tại. Tuy nhiên, theo sự hiểu biết ngày nay về “trạng thái chân không – vacuum state”, hay chân không lượng tử, thì đó không phải là một khoảng không trống rỗng đơn giản.

Sáng tạo vũ trụ từ chân không lượng tử – Lý thuyết trường lượng tử và sơ đồ Feynman

Cơ học lượng tử cho rằng một trạng thái chân không chứa các sóng điện từ thoáng qua và các hạt bật ra và tồn tại. Trong chân không lượng tử ở thời điểm khởi đầu đầu của vũ trụ, thời gian, không gian, các định luật vật lý và các hạt đều tồn tại. Tuy nhiên, các hạt không tồn tại như các thực thể vật lý bởi vì ở nhiệt độ cao như vậy, ngay khi chúng xuất hiện, chúng đã trở lại thành năng lượng – chúng là các hạt “ảo”.

Do sự vắng mặt rõ ràng của các hạt vật lý, dường như ở đó không có gì, nhưng trong thực tế, ở đó có mọi thứ cần thiết để tạo ra vũ trụ tồn tại. Khi vũ trụ giãn nở và nguội đi, các hạt xuất hiện và giữ nguyên trạng thái; cuối cùng, các ngôi sao và thiên hà hình thành.

Xem xét một cách kỹ càng, Kinh Thánh (Bible) thực sự cho chúng ta biết vũ trụ đã hình thành như thế nào. Trong dòng đầu tiên, nó nói rằng vũ trụ đến từ “vật chất hư vô” (nothing physical). Từ được sử dụng trong tiếng Do Thái là “bara”, có nghĩa là sáng tạo từ hư vô (ex nihilo creatio). Trong Kinh thánh, vật chất hư vô có nghĩa là không có gì – không có thời gian, không có không gian, không có các lực tự nhiên, không có các hạt cơ bản. Theo Sáng thế ký (Sách Sáng thế – Genesis), khởi đầu, Thiên Chúa tạo ra từ vật chất hư vô.

Cái hư vô thường được đề cập trong khoa học được ám chỉ trong Sáng thế ký 1:2: “Hiện tại, trái đất trống trống rỗng một cách đáng kinh ngạc [tohu và vohu], và bóng tối ở trên mặt sâu thẳm”. “Tohu và vohu” ở đây được định nghĩa rất giống với chân không lượng tử, trạng thái mà ở đó vật chất ban đầu của vũ trụ đã tồn tại nhưng không có sức mạnh hoặc không ở dạng hữu hình (như các hạt ảo trong khoa học) và ở trong trạng thái hỗn độn.

Sự sáng tạo của vũ trụ từ hư vô – “hu tohu và vohu” này được định nghĩa 
tương tự như chân không lượng tử.

Nhưng làm thế nào vũ trụ phát triển theo Sáng thế ký, và tại sao phương pháp khoa học cho phép chúng ta hiểu mọi thứ trừ sự khởi đầu ?

Sáng thế ký giải thích sự sáng tạo?

Khi đọc Sáng thế ký, chúng ta cần nhận ra hai điều. Một là toàn bộ chương đầu tiên của Sáng thế ký, mô tả sự sáng tạo ra thế giới, được thuật lại không phải bởi Thiên Chúa dưới tên Yahweh, mà bởi Thiên Chúa dưới cái tên Elokim, có nghĩa là “Chủ nhân của tất cả các lực lượng – Master of all the forces”. Điều này bởi vì từ gốc là “el”, có nghĩa là sức mạnh. Phần thứ hai của tên, hem/him, biểu thị “họ/số nhiều”, ở đây có nghĩa là tất cả các sức mạnh khác. Vì vậy, Elokim có nghĩa là “quyền lực trên tất cả các quyền lực”.

Nói cách khác, không chỉ Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa hay Sáng thế chủ, như Sáng thế ký nói rõ, mà Ngài còn là chủ nhân của tất cả các lực lượng của tự nhiên trong vũ trụ. Vì vậy, Sáng thế ký đang nói với chúng ta rằng Thiên Chúa chọn hoàn thành toàn bộ sự sáng tạo bằng cách hành động trong tự nhiên. Trong Kinh Thánh, Ngài đã tạo ra tự nhiên ngay từ đầu, và Ngài có thể đã chọn tạo ra vũ trụ theo cách có vẻ kỳ diệu đối với chúng ta, nhưng thay vào đó, Ngài đã sáng thế theo các quy luật tự nhiên.

Sáng thế ký cho chúng ta biết Thiên Chúa là chủ nhân của tất cả các lực lượng và tạo ra vũ trụ.

Điểm thứ hai chúng ta cần nắm bắt là hầu hết các hành vi sáng tạo trong Sáng Thế ký là những gì chúng ta sẽ gọi là “tạo ra – making”, nghĩa là lấy thứ gì đó và biến nó thành thứ khác. Ví dụ, mặt trời đã được tạo ra từ hydro và heli; theo cách rất thông thường, chúng ta sẽ lấy gỗ, đinh và làm một cái ghế. Điều này có nghĩa là phần lớn các hành vi trong Sáng Thế ký liên quan đến việc lấy thứ gì đó, tạo ra thứ khác và thực hiện điều này theo quy luật tự nhiên.

Đây chính xác là những gì khoa học hướng tới: quan sát cách một thứ gì đó thay đổi và giải thích sự thay đổi bằng một quy luật tự nhiên. Vì vậy, đối với tất cả những hành vi đó, khoa học sẽ có một lời giải thích hoàn toàn “tự nhiên”. Tại sao? Bởi vì Thiên Chúa đã chọn ẩn mình trong tự nhiên và làm cho tất cả những hành vi này diễn ra một cách tự nhiên.

Chỉ có ba trường hợp ngoại lệ, khi Thiên Chúa làm việc trong tự nhiên nhưng bắt đầu không phải từ một thứ đã tồn tại mà từ hư vô. Chúng được mô tả bởi từ “bara”. Một trong những sự kiện này, như chúng ta đã thấy, liên quan đến sự khởi đầu của vũ trụ, hai sự kiện còn lại là sự xuất hiện của sự sống.

Sự kiện vũ trụ xuất hiện từ một thứ-không-có-gì (something-from-nothing) ở thời điểm rất sớm – thời điểm bắt đầu, Thiên Chúa đã tạo ra từ hư vô. Và sự kiện này không thể được hiểu theo phương pháp khoa học bởi vì theo định nghĩa, nó không liên quan đến bất cứ điều gì về vật chất.

Nói tóm lại, khoa học và Kinh thánh đồng ý rằng vũ trụ xuất hiện thông qua các phương pháp tự nhiên, như: các lực tự nhiên tác động lên các hạt theo thời gian, hình thành tất cả các cấu trúc chúng ta thấy, bao gồm cả mặt trời và hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, Kinh thánh khẳng định rằng, khoảnh khắc đầu tiên – khi thời gian, không gian, các lực và các hạt xuất hiện – là không thể giải thích được bằng phương pháp khoa học. Đó là một hành động từ hư vô. Cho đến nay, khoa học không có lời giải thích cho sự khởi đầu này cũng như lý do tại sao các lực và hạt cơ bản là như vậy.

Sáng tạo là lực của tự nhiên tác động lên các hạt theo thời gian

Giải mã các mốc thời gian sáng tạo trong Sáng thế ký

Hầu hết những người theo đạo Do Thái và Kitô giáo đều biết câu chuyện Thiên Chúa tạo ra vũ trụ trong 7 ngày sáng tạo, được đề cập trong Chương đầu tiên của Sáng thế ký.

Ngày 1: Thiên Chúa tạo dựng ánh sáng và phân rẽ khỏi bóng tối.
Ngày 2: Thiên Chúa phân rẽ nước bên trên (mưa) với nước bên dưới (biển).
Ngày 3: Thiên Chúa phân rẽ nước bên dưới (biển) ra khỏi đất khô.
Ngày 4: Thiên Chúa cho cư ngụ trong bầu trời với mặt trời, mặt trăng và tinh tú.
Ngày 5: Thiên Chúa cho cư ngụ trong vòm trời đầy chim chóc và trong đại dương nhung nhúc cá biển.
Ngày 6: Thiên Chúa cho cư ngụ trên mặt đất các thú vật và loài người.
Ngày 7: Thiên Chúa ăn mừng; Ngài chúc lành cho ngày này và nghỉ ngơi.

Daniel Friedmann phát hiện sự giải thích về sự sáng tạo của Thiên Chúa đối với vũ trụ được đề cập và bàn luận rất nhiều trong các cuốn sách về Kabbalah (cây sự sống), phần vô cùng quan trọng của Ngũ thư (Torah) – 5 cuốn sách đầu tiên của kinh điển Tanakh của Do Thái giáo.

Thay vì nhìn nhận vũ trụ và trái đất được tạo ra hơn 7.000 năm trước như nhiều người Do Thái giáo và Kitô giáo nhìn nhận một cách đơn giản về thời điểm sáng tạo của Thiên Chúa, những giáo sĩ nghiên cứu Kabbalah (Kabbalist) của Do Thái giáo phát hiện ra khái niệm các chu kỳ vũ trụ (cosmic cycles) sau khi diễn giải các kinh thánh. Họ cho rằng mỗi một ngày trong 7 ngày sáng thế của Thiên Chúa là một chu kỳ vũ trụ.

Isaac ben Samuel, một người Do thái giáo sinh ra từ thành phố Arce (Akko), phía bắc Israel, sống ở nửa cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14, có lòng tin vào Thiên chúa và có khả năng giải mã sự bí ẩn của kinh thánh. Ông thường ghi chép lại những gì ông nhìn thấy trong mỗi giấc mơ hoặc những điều ông được khải thị mỗi ngày. Trong một tài liệu giải thích về Kabbalah, Isaac nói rằng mỗi ngày của Chúa tương đương với 1.000 năm nơi nhân loại. ( “For a thousand year in your sight are one day” (Psalms 90:4)

Sau nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu về các kinh điển Do Thái giáo, Daniel Friedmann đi đến phát hiện và diễn giải như sau:

_ 1 Ngày Sáng tạo của Thiên Chúa tương ứng với 1 chu kỳ của vũ trụ, tương ứng với 7.000 Năm của Thiên Chúa
_ 1 Năm của Thiên Chúa tương đương với 365,25 Ngày của Thiên Chúa
_ 1 Ngày của Thiên Chúa tương đương 1.000 năm nơi nhân loại
_ 365,25 Ngày của Thiên Chúa hay 1 Năm của Thiên Chúa = 365.250 năm của nhân loại
_ Vì vậy, một Ngày sáng tạo hay 1 chu kỳ vũ trụ tương ứng 2.556.750.000 năm của nhân loại (2,556 tỷ năm).

Cả Isaac ben Samuel và Daniel Friedmann đều cho rằng những Ngày sáng tạo của Chúa dừng lại vào ngày thứ 6 trong 7 ngày sáng tạo được nói đến trong Sáng thế ký, bởi vì trước khi ngày thứ 6 kết thúc, Adam và Eve đã phạm tội ăn trái cấm và bị trục xuất khỏi Vườn Địa Đàng. Như vậy, nếu tính rằng vũ trụ đã trải qua 6 chu kỳ vũ trụ thì tuổi thọ của vũ trụ tương đương 6*2,556 = 15,336 tỷ năm. Tuổi vũ trụ này khá khác biệt với tuổi thọ vũ trụ mà các nhà khoa học hiện nay phát hiện ra theo thuyết Big Bang, khoảng 13,65 đến 13,89 tỷ năm về trước.

Friedmann phát hiện cuốn kinh thánh Do Thái giáo có tên là Tractate Sanhedrin đã mô tả rất chi tiết về Ngày sáng tạo thứ 6:

“Ngày có 12 giờ [ngụ ý đến thời gian ban ngày từ 6AM đến 6PM].

Trong giờ đầu [6AM -7AM], bùn đất của anh ta [Adam] được thu thập;
Trong giờ thứ hai, nó [bùn đất] được nhào nặn thành một khối không có hình thù.
Trong giờ thứ ba, tay chân [cơ thể] của anh ta [Adam] được nặn;
Trong giờ thứ tư, một linh hồn được truyền vào anh ta [Adam];
Trong giờ thứ năm, anh ta lớn lên và đứng trên đôi chân của mình;
Trong giờ thứ sáu, anh đặt tên cho chúng [các động vật];
Trong giờ thứ bảy, Eve trở thành người bạn đời của anh;
Trong giờ thứ tám, họ lên giường với 2 người và xuống giường với 4 người [Cain và Abel đã được ‘sinh ra”];
Trong giờ thứ chín, anh ta được lệnh là không thể ăn trái cấm,
Trong giờ thứ mười, anh ta phạm tội;
Trong giờ thứ mười một, anh bị xét xử,
Trong giờ thứ mười hai [5PM-6PM], anh ta bị trục xuất [khỏi Eden] và rời đi…”

Theo Daniel Friedmann, “đoạn văn này là công cụ cho việc thiết lập định thời của mọi điều liên quan đến Adam và con người, nhưng nó cũng cung cấp các thông tin quan trọng về thực vật. Khi chúng ta kết hợp Tractate Sanhedrin với các tài liệu khác, rõ ràng là cây cối bắt đầu xuất hiện sau khi Adam được hoàn thiện vào đầu giờ thứ 6 (11AM) và tất cả xuất hiện tại thời điểm Adam được nhắc nhở không được ăn trái cấm, tại cuối giờ thứ chín (3PM).”

Sau hàng tháng tìm kiếm và đọc tài liệu, Daniel Friedmann đã có thể xác định chính xác các mốc thời gian trong các Ngày sáng tạo được mô tả trong Sáng thế ký.

Tu luyện – Nền khoa học bị lãng quên

Tuổi thọ của vũ trụ: Kinh thánh Do Thái giáo nói rằng một Ngày sáng tạo của Thiên Chúa bắt đầu từ buổi tối, lúc 6 giờ chiều và kết thúc vào 6 giờ chiều ngày hôm sau và Thiên Chúa thường “làm việc” vào ban ngày, đặc biệt là việc sáng thế bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng của ngày thứ nhất hay là 12 giờ sau khi ngày thứ nhất bắt đầu.

Nghĩa là, thời gian sáng thế cách đây một khoảng thời gian = 6 ngày * 24 giờ – 12 giờ -3 giờ = 129 giờ, tương đương 5,375 ngày sáng tạo, tương ứng với 13,743 tỷ năm.

Hay nói một cách khác, tuổi thọ của vũ trụ theo Sáng thế ký là 13,743 tỷ năm. Điều này là tương hợp với phát hiện của khoa học rằng tuổi thọ của vũ trụ khoảng 13,65 đến 13,89 tỷ năm về trước.

Thời điểm tạo ra mặt trời: Mặt trời được tạo ra vào thời điểm cuối cùng của ngày sáng tạo thứ tư, vì thế nó có tuổi thọ khoảng 4,79 tỷ năm. Nó tương hợp với nhận thức của khoa học hiện tại về tuổi thọ của mặt trời từ 4,57 đến 4,8 tỷ năm.

Loài người xuất hiện: Theo đoạn văn được trích từ Tractate Sanhedrin, loài người được Thiên Chúa tạo ra từ 10AM đến 11AM của ngày thứ 6, có nghĩa là nó cách thời điểm chấm dứt thời gian sáng tạo 4 giờ, tương ứng với việc loài người xuất hiện cách đây khoảng 426 triệu năm. Điều này tương hợp với các phát hiện về các di tích văn minh tiền sử, chứng minh rằng con người đã xuất hiện hàng trăm triệu năm về trước...

Tuy những điều mà Friedmann đã phát hiện ra cần phải có kiểm chứng, nhưng nó rất thú vị. Nó cho thấy rằng khi chúng ta tập trung vào những gì có thể quan sát và đo lường về vũ trụ, Kinh Thánh và khoa học là rất đồng thuận.

Xin xem thêm video sau đây:


Theo trithucvn

Nguồn: TINH HOA

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Hình ảnh và video họp mặt K9(C22) lần 7 ngày 20/10/2019 - kỷ niệm 35 năm hội ngộ


Xin gửi đến các bạn hình ảnh và video họp mặt K9(C22) lần 7 ngày 20/10/2019 - kỷ niệm 35 năm hội ngộ - như sau:

Lần 7:

Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây
Xem theo links của Nguyễn Tuấn, P1 tại đây và P2 tại đây 
Xem video theo YouTube tại đây, có thể xem theo link của Nguyễn Tuấn tại đây



Hoặc xem theo Playlist YouTube tại đây



Xin xem lại các lần họp mặt trước đây.

Lần 1:
Lược thuật lần họp mặt lần 1 (2013), xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây, xem video tại đây

Lần 2:
Lược thuật lần họp mặt lần 2 (2014) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây , xem ảnh do bạn Tuấn lớp 7 cung cấp tại đây
, các bạn xem chi tiết Video theo YouTube tại đây

Lần 3:
Lược thuật lần họp mặt lần 3 (2015) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây hoặc tại đây

Lần 4:
Lược thuật lần họp mặt lần 4 (2016) , xin click vào đây
Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây

Lần 5:
Lược thuật lần họp mặt lần 5 (2017) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây

Lần 6:
Lược thuật lần họp mặt lần 6 (2018) , xin click vào đây
Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây hoặc tại đây
Xem video tại đây