Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2010

Khủng hoảng tài chính Hy Lạp đè nặng trên tương lai đồng Euro

Phản ứng chậm chạp trước cuộc khủng hoảng tài chính công Hy Lạp đã làm tăng sự nghi ngờ của giới đầu tư đối với tình hình kinh tế và khả năng thanh toán nợ một số nước châu Âu. Trong những ngày qua, nhiều tin đồn trên thị trường tài chính quốc tế nói đến « thuyết domino », sụp đổ tài chính dây chuyền trong khu vực đồng Euro, từ Hy Lạp có thể lan tới Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, thậm chí qua cả Pháp, Ý... Tương lai của đồng Euro có thể sẽ hạn hẹp. Đó là nhận định của giải thưởng Nobel Kinh tế Joseph Stiglitz, được báo La Croix trích dẫn. Trong khi đó, kinh tế gia Jean Jacquess Rosa đánh giá rằng « đã đến lúc phải thừa nhận sự thất bại của đồng Euro ». Phản ứng chậm chạp của châu Âu trước cuộc khủng hoảng tài chính công Hy Lạp đã làm tăng sự nghi ngờ của giới đầu tư đối với tình hình kinh tế và khả năng thanh toán nợ một số nước châu Âu. Bởi vì trong những ngày qua, nhiều tin đồn trên thị trường tài chính quốc tế nói đến « thuyết domino », sụp đổ tài chính dây chuyền trong khu vực đồng Euro. Hôm 05/05/2010, thủ tướng Tây Ban Nha José Luis Rodriguez Zapatero khẳng định là nước này sẽ nghiêm chỉnh thực hiện kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách, xuống còn 3% tổng sản phẩm quốc nội - PIB vào năm 2013, thay vì 11,2% như hiện nay. Ngay từ 2010, tổng chi ngân sách cho khu vực công của Tây Ban Nha sẽ giảm 5 tỷ €. Còn tại Bồ Đào Nha, chính phủ và phe đối lập thông báo phối hợp làm việc với nhau để đối phó với những khoản nợ công và đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới mức 3% GDP vào năm 2013. Thế nhưng, thị trường tài chính tỏ ra không tin tưởng vào những phát biểu giới lãnh đạo chính trị. Tám ngày sau khi cơ quan thẩm định tài chính Standard & Pour’s hạ điểm của Bồ Đào Nha, liên quan đến khả năng thanh toán nợ công của nước này, hôm qua, đến lượt tập đoàn Moody’s thông báo dự tính trong ba tháng tới cũng sẽ hạ điểm của Bồ Đào Nha. Sau khi quyết định tài trợ 110 tỷ € cho Hy Lạp trong vòng 3 năm, lãnh đạo khối đồng Euro nghĩ rằng mọi việc sẽ từng bước ổn thỏa. Thế nhưng, thị trường tài chính không yên tâm chút nào, thậm chí, hiện nay còn có tin đồn là ngoài Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, thì có thể cả Ý và Pháp cũng gặp khó khăn. Dựa theo tính toán của ngân hàng Natixis, báo Le Monde nêu ra những con số chóng mặt : từ nay đến 2012, Bồ Đào Nha sẽ cần 65 tỷ €, Tây Ban Nha 410 tỷ. Vậy, nước nào có thể giúp và chấp nhận rủi ro. Khu vực đồng Euro đến « ngày tận thế » ? Kịch bản phá sản dây chuyền là nỗi ám ảnh các ngân hàng hiện đang cầm giữ một khối lượng khổng lồ công trái của Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Ví dụ, các ngân hàng Pháp nắm giữ tới 170 tỷ € công trái của Tây Ban Nha. Các ngân hàng Đức còn nhiều hơn thế. Từ nhiều tuần qua, một số kinh tế gia bi quan dự báo khu vực đồng Euro đến « ngày tận thế », tức là phải trục xuất một số thành viên không đủ khả năng thực hiện quy định ràng buộc của hiệp ước Maastricht bảo đảm sự ổn định của đồng Euro. Theo hiệp ước này, các thành viên trong khối này không được để cho thâm thủng ngân sách vượt quá 3% PIB. Chính vì quy định này mà các nước dùng đồng Euro bị hạn chế khả năng hành động để đối phó với khủng hoảng tài chính : Họ không được phép phá giá đồng tiền để nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm bớt gánh nặng nợ công. Trong lịch sử quan hệ kinh tế quốc tế, sự tồn tại và lưu hành một đồng tiền luôn gắn liền với việc quản lý một ngân sách. Khu vực đồng Euro là trường hợp độc nhất vô nhị : 16 nước dùng một đồng tiền và nhưng việc quản lý ngân sách thuộc thẩm quyền quốc gia. Nói một cách khác, chưa có được một cơ chế điều tiết chung cho toàn khối đồng Euro. Hậu quả của việc trục xuất sẽ rất lớn, không chỉ đối với những nước bị trục xuất mà còn đối với cả toàn khu vực dùng đồng tiền này. Đó là chưa nói đến tác động chính trị. Do vậy, giới lãnh đạo châu Âu không muốn nhắc tới kịch bản này. Trong bầu khí ảm đạm này, may thay, vẫn còn một dấu hiệu lạc quan : Latvia gõ cửa xin gia nhập khối đồng Euro. Họp thượng đỉnh bất thường để cứu nguy đồng euro Từ khi khủng hoảng nổ ra tại Hy Lạp, vùng euro cũng bị tấn công từ nhiều phía. Đồng euro bị mất giá đáng kể so với đô la. Nhiều chuyên gia tiên đoán là đồng euro sẽ biến mất nếu không có biện pháp cải cách nhanh chóng. Lãnh đạo 16 nước châu Âu sử dụng đồng euro họp nhau vào chiều nay, 7/5 để chính thức hóa thỏa thuận trợ giúp Hy Lạp đối phó với khủng hoảng tài chính và nhất là xem xét tương lai của đồng tiền chung. Mời các bạn nghe phân tích của giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên từ Genève, Thụy Sĩ Theo RFI.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét