Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

Khi bị người khác hiểu lầm thì phải làm như thế nào?

Bị người khác hiểu lầm là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống thường ngày của mỗi người. Nếu như thế, thì chúng ta cần phải làm gì khi bị người khác hiểu lầm?


Đừng giải thích con người bạn với bất cứ ai !

Những hiểu lầm ấy thường khiến ta cảm thấy oan ức, oan ức là những điều mình không làm mà bị người khác đổ lỗi, nên mình cảm thấy ức lòng, đau khổ. Muốn giải tỏa nỗi oan ức này, chúng ta làm cách nào, đây là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc.

Đức Phật đã chỉ thẳng rằng tất cả mọi việc do chúng ta tự tạo ra và sự tạo dựng lớn nhất của chúng ta là tạo ngôi nhà ngũ ấm và tạo ngục tù tam giới, từ đó phát sinh tất cả khổ đau của mọi người trên thế gian này. Nếu bị người khác hiểu lầm, hãy nhẹ nhàng và từ từ nhìn nhận vấn đề rồi giải quyết, đừng nên làm lớn chuyện hoặc đi quá xa câu chuyện xảy ra.

Dưới đây là một số lời khuyên của Phật đối với người hiểu lầm ta.

Bị người khác hiểu lầm, phải làm sao?

Khi bị người khác hiểu lầm, ai cũng muốn giải thích, nhưng khi ấy, không nói gì lại là một loại độ lượng.
Sự tình thật hay giả, thời gian sẽ cho câu trả lời tốt nhất.

Bị người khác làm tổn thương, phải làm sao?


Không nói là một loại thiện lương.
Tình cảm ấm áp hay lạnh lẽo, thời gian sẽ cho minh chứng tốt nhất.

Bị người chửi bới, bôi nhọ, gièm pha, phải làm sao?


Không nói là một loại hàm dưỡng.
Nhân phẩm của một người thật sự là tốt hay xấu, thời gian sẽ làm sáng tỏ.

Bị người vu cáo, vu oan, phải làm sao?

Đừng để ý hay quan tâm quá tới điều đó, bởi vì đã có Đạo trời.
Đạo trời vốn không phân biệt thân quen, rất công bằng. Qua vài năm nhìn lại, bạn sẽ thấy rõ được kết cục ra sao.

Sống trên đời, gặp bất kể chuyện gì cũng không cần phải vội vã biện bạch thanh minh. Điều gì cũng không cần phải vội vàng đi bộc lộ hết, nói hết.

Người xưa nói, một người để học được nói chuyện chỉ cần vài năm, nhưng hiểu được cần im lặng lại phải mất vài thập kỷ.

Độ cao của cuộc đời, không phải là ở việc người ta có thể thấu tỏ bao nhiêu sự tình mà là ở việc người ta có thể xem nhẹ bao nhiêu sự tình.

Độ rộng của tâm hồn không phải thể hiện ở việc người ta có thể quen biết được bao nhiêu người mà là ở việc họ bao dung được bao nhiêu người.

Khi chúng ta làm người:

- Làm người phải giống như núi, nhìn được vạn vật mà cũng bao dung được vạn vật.
- Làm người phải giống như nước, có thể tiến thoái, biết lúc nào nên tiến lúc nào nên lui.
- Làm người chấp nhận chịu thiệt thì sớm muộn cũng sẽ được hồi báo, cuối cùng cũng sẽ không bị thiệt…
- Làm người nếu bằng lòng chịu thua thì cuối cùng cũng sẽ không bị đánh mất tự tôn mà còn giành được lòng người.

Bạn nên nhớ rằng: "Sự tức giận là axit có thể gây hại cho vật chứa nó nhiều hơn là những gì mà nó được đổ lên" vì vậy hãy bình tĩnh và cố gắng giải quyết bằng những lời đối đáp khôn ngoan mà Đức Phật đã truyền dạy, đừng quá tức giận để làm mọi chuyện rối hơn.

Phong Linh
Nguồn tại đây

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Dự lễ khánh thành cầu Pháp Huệ số 15 ngày 22/12/2019 tại ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng


Như đã thông tin về việc xây dựng cây cầu Pháp Huệ số 15 tại ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, cầu có chiều dài 30 mét, rộng 2,7 mét, dự trù kinh phí là 120 triệu đồng.


Sau một thời gian thi công xây dựng, cây cầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, hôm nay, ngày 22/12/2019, nhóm thiện nguyện tịnh xá Pháp Huệ đã được chính quyền địa phương mời tới để dự lễ khánh thành. Nhân dịp này, nhóm thiện nguyện cũng quyên góp được 100 phần quà tặng cho các hộ nghèo và 100 phần quà tặng cho các cháu học sinh tại địa phương.

Đoàn khởi hành từ Sài Gòn vào lúc 4g00 sáng ngày 22/12/2019 trên 1 xe ca 30 chỗ ngồi, vì là ngày nghỉ nên số lượng tham gia cũng vừa khít con số 30 người, thời gian di chuyển phải mất khoảng 6 đến 7 giờ, trong đó, có 2 km trung chuyển bằng xe Honda, phải đến 11g00, đoàn mới tới điểm cầu Pháp Huệ số 15 và 12g00 mới có thể tổ chức lễ khánh thành.

Đường đi đã thế, lúc về lại còn nhiêu khê hơn, vì bị kẹt xe tại cầu Rạch Miễu, do lượng xe đổ về thành phố quá đông cho kịp ngày thứ hai - bước vào ngày làm việc đầu tuần, đoàn về tới điểm tập kết ban đầu lúc 21g00. Thật là một ngày vất vả, nhưng mọi người đều vui vẻ, khi chào nhau ra về, ánh mắt và nụ cười đã nói lên tất cả niềm hạnh phúc đó. 

Xin gửi đến các anh chị em trong nhóm một số hình ảnh khánh thành cây cầu Pháp Huệ số 15.


















Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Nghe đọc sách : "LINH HỒN CỦA TIỀN" - Lynne Twist



Thể loại: Quản Trị Tài Chính
Tên sách: Linh Hồn Của Tiền
Tên tác giả: Lynne Twist
Tên dịch giả: Hoàng Anh - Thanh Hà
Năm xuất bản: 2009
Nhà xuất bản: Hà Nội
Tên người đọc: Đinh Lan Anh

Những khám phá tràn đầy cảm hứng và trí tuệ về sự kết nối giữa tiền bạc và một cuộc sống toàn vẹn. Trong linh hồn của Tiền, Lynne Twist đã nhìn nhận trung thực về sức mạnh chi phối phi thường là mang tính phá huỷ của nó đối với sự tự nhận thức và các mối quan hệ của con người.

Thông qua những câu chuyện cá nhân và những lời khuyên thực tiễn, Twish chia sẽ cách chúng ta có thể thay thế cảm giác thiếu thốn, tội lỗi và gánh nặng bằng những trải nghiệm về sự tự do, đầy đủ, và có mục đích. Với một xã hội tiêu dùng mà đôi khi lòng ham muốn vô độ còn được đặt cao hơn cả thước đo của giá trị tự thân.

Linh hồn của Tiền như một lời đề nghị tất cả mọi người kiểm nghiệm lại mối quan hệ giữa con người với tiền, đánh giá sự kết nối của chúng ta với những giá trị nhân bản cốt lõi, cải biến những mối quan hệ đó, và trong khi làm như vậy, cũng cải biến chính cuộc sống của chúng ta.

"Giữa một thế giới chuyển động xoay quanh tiền, chúng ta nhất thiết phải thắt chặt mối quan hệ của chúng ta với tâm hồn mình và đưa nó vào mối quan hệ với tiền. Khi đó... chúng ta có thể tạo dựng và nuôi dưỡng nền văn hoá tiền bạc của mình bằng tâm hồn. Mối quan hệ của chúng ta với tiền có thể trở thành nơi ngày ngày chúng ta trải nghiệm các hoạt động tinh thần sâu sắc."

Mời các bạn xem quyển sách "Linh Hồn Của Tiền" tại đây, tải về ePuB

Mục lục:  
Phần I Tình yêu, những lời nói dối và sự thức tỉnh vĩ đại
Chương 1: Tiền và tôi, tiền và chúng ta
Chương 2: Tới ấn độ: Trái tim của nạn đói, linh hồn của tiền bạc  
Phần II Thiếu và đủ: Cuộc kiếm tìm sự giàu có
Chương 3: Sự thiếu thốn: Lời nói dối lớn
Chương 4: Sự đầy đủ: Sự thật đáng ngạc nhiên  
Phần III Sự đầy đủ: Ba sự thật
Chương 5: Tiền giống như nước
Chương 6: Những điều bạn trân trọng sẽ tăng thêm giá trị
Chương 7: Hợp tác tạo ra thịnh vượng  
Phần IV Hãy thay đổi giấc mơ
Chương 8: Hãy thay đổi giấc mơ
Chương 9: Kiên định lập trường
Chương 10: Sức mạnh của giao tiếp
Chương 11: Để lại di sản là sự đầy đủ
Chương 12: Xu thế mới

Mời các bạn nghe đọc quyển sách "Linh Hồn Của Tiền" tại đây hoặc tại đây


Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

10 câu chuyện nhỏ – 10 bài học ẩn chứa triết lý sâu sắc của cuộc đời

Dưới đây là những câu chuyện tuy nhỏ nhưng lại chứa đựng những bài học và triết lý sống sâu sắc khiến chúng ta không khỏi phải suy ngẫm.


Có những câu chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang triết lý sâu sắc.

Câu chuyện 1

Một hôm, người cha lỡ làm lạc mất chiếc đồng hồ đeo tay, ông bực bội lục lọi tìm kiếm khắp nơi, nhưng tìm cả buổi cũng không thấy. Đợi đến khi ông ra ngoài, đứa con lặng lẽ vào phòng, trong chốc lát đã tìm được.

Người cha hỏi: Sao mà con tìm ra được vậy?

Đứa con trả lời: Con chỉ ngồi im lặng, một lát sau có thể nghe được âm thanh tí tách nho nhỏ, thế là con tìm ra.

Cảm ngộ: Chúng ta càng nôn nóng tìm kiếm, càng tìm không ra thứ mình muốn tìm, chỉ có bình tĩnh lại, mới nghe được âm thanh trong đáy lòng.

Câu chuyện 2

Người nam: Ông chủ, tắm ở đây bao nhiêu tiền?

Chủ tiệm: Nhà tắm công cộng nam thì 10 đồng, nhà tắm công cộng cho nữ thì 100 đồng.

Người nam: Ông định cướp tiền thiên hạ chắc…

Chủ tiệm: Bây giờ anh muốn nhà tắm nam hay nữ đây?

Người nam… quả quyết đưa 100 đồng, rồi bước vào nhà tắm dành cho nữ, phát hiện ra toàn là đàn ông ở đó cả!

Anh em trong bồn tắm: Hãi, lại thêm 1 thằng nữa!

Cảm ngộ: Tiêu thụ trong kinh doanh từ trước tới giờ không dựa vào giá thấp mà bán được hàng, mấu chốt là phải dẫn dắt được nhu cầu khách hàng.

Câu chuyện 3

Khi trong ly thủy tinh đựng đầy sữa bò, mọi người nói “đây là sữa bò”; khi đựng đầy dầu, mọi người nói “đây là dầu”; chỉ khi chiếc ly không đựng gì, mọi người mới nhìn đó là chiếc ly.

Cảm ngộ: Cũng như vậy, khi trong lòng chúng ta tràn đầy học vấn, tài phú, quyền thế, thành tựu và thành kiến, thì đã không còn là chính mình. Thường khi đã có được hết thảy mọi thứ, lại không thể là chính mình.


Câu chuyện 4

Một nữ đồng sự xinh đẹp, quyến rũ được chồng mang đồ ăn trưa đến công ty, không nói chuyện câu nào đã vội rời đi.

Một đồng nghiệp nam thấy vậy bèn hỏi: “Ai vậy?”

Người nữ: Người giao hàng đấy!

Người nam: Sao không thấy trả tiền?

Người nữ: Không cần đâu, buổi tối ngủ với người đó một giấc là được rồi!

Ngày hôm sau, người nam đồng nghiệp mang đến cho người nữ một bữa trưa 4 món cơm canh đầy đủ….

Cảm ngộ: Hình thức buôn bán không thể đơn giản bắt chước. Hình thức của người khác nhất định đã bao gồm những điều kiện và tiêu chuẩn yêu cầu từ trước, muốn bắt chước hình thức đó nhất định phải có tìm hiểu và biện pháp tương xứng.


Câu chuyện 5

Hãy hạnh phúc với những gì bạn đang có.

Hai con hổ, một con trong lồng, một con ở nơi hoang dã. Cả hai đều tự thấy hoàn cảnh của mình không tốt, luôn thấy hâm mộ đối phương. Chúng quyết định trao đổi cho nhau. Lúc đầu, cả hai đều vô cùng vui vẻ, nhưng lâu sau cả hai con đều chết: Một chết vì đói khát, một chết vì u buồn.

Cảm ngộ: Đôi khi, con người không thấy hài lòng với hạnh phúc mình đang có, cứ luôn hướng mắt về hạnh phúc của người khác. Kỳ thực, ai cũng có chỗ yêu thích và đáng ngưỡng mộ cả.

Câu chuyện 6

Sư phụ: Nếu các con muốn nấu một bình nước sôi, nhóm lửa đến nửa chừng rồi mới phát hiện không đủ củi, các con làm thế nào đây?

Có đệ tử nói phải nhanh đi tìm củi, có đệ tử nói đi mượn, có đệ tử nói đi mua.

Sư Phụ: Vậy tại sao các con không đổ một ít nước ra khỏi bình?

Cảm ngộ: Chuyện trên đời không phải tất cả đều như ý mình được, có xả bỏ đi mới đắc được.

Câu chuyện 7

Một người Bắc Kinh, năm 1984, vì muốn thực hiện giấc mộng xuất ngoại, đã bán đi căn nhà cấp 4 ở trên đường cái, được 30 vạn Nhân dân tệ, ly biệt quê hương đến Italia đãi vàng…

Tha hương phiêu bạt, mưa lớn phải đi giao hàng, nửa đêm học ngoại ngữ, sống trong khu ổ chuột bị hiếp đáp 7 lần, bị đánh 3 lần… vất vả dành dụm, đến nay đầu đã bạc phơ, 30 năm rồi, cuối cùng cũng tích lũy được 1 triệu EUR (khoảng 7,68 triệu Nhân dân tệ), dự định sẽ về quê dưỡng lão, tận hưởng vinh hoa.

Về đến Bắc Kinh, mới phát hiện căn nhà cấp 4 năm đó bán đi giờ đang treo bảng nhờ môi giới bán với giá 80 triệu Nhân dân tệ, trong chốc lát người này dường như sụp đổ…

Cảm ngộ: Có lẽ, con người hơn nửa cuộc đời là dọ dẫm, bận bịu ngược xuôi… Có đôi khi, lựa chọn so với cố gắng lại quan trọng hơn!

Câu chuyện 8

Buông tay sẽ nhẹ nhõm hơn.

Cụ già nói với đứa trẻ: Nắm chặt nắm tay của con lại, nói cho ông biết con thấy thế nào?

Đứa trẻ nắm chặt tay lại rồi nói: Hơi mệt ông ạ!

Cụ già: Thử nắm chặt một chút nữa xem!

Đứa trẻ: Con thấy mệt hơn ông ạ! Có một chút tức thở!

Cụ già: Vậy thì con buông tay ra!

Đứa trẻ thở một mạch: Thoải mải hơn nhiều rồi ạ!

Cụ già: Khi con thấy mệt, con càng nắm chặt con càng mệt, buông nó ra, sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều!

Cảm ngộ: Đạo lý đơn giản, biết buông tay mới thấy nhẹ nhõm!

Câu chuyện 9

Nước hoa của công ty bách hóa, 95% là nước, còn 5% là khác nhau, đó đều là nhờ bí mật công thức khác nhau. Con người cũng như vậy, 95% mọi thứ căn bản là như nhau, khác biệt chỉ then chốt ở 5% mà thôi, bao gồm đặc sắc tu dưỡng, hay dục vọng, đau khổ, hạnh phúc của mỗi người.

Cảm ngộ: Tinh dầu phải sắc 5 năm, 10 năm mới thêm vào được nước hoa, con người cũng vậy, phải kinh qua phát triển rèn luyện, mới có được “hương vị” độc nhất vô nhị.

Câu chuyện 10

Một người đàn ông mua xe, cần phải có 100.000 USD. Nhưng tiền mặt trong tay chỉ mang theo 99.998 USD, còn thiếu 2. Đột nhiên, ông phát hiện ngoài cửa có một người ăn mày, vội chạy ra nói với người đó: “Van anh, anh cho tôi 2 USD được không? Tôi muốn mua xe!” Người ăn mày nghe xong, hào phóng đưa ngay 4 USD rồi nói: “Giúp tôi mua một chiếc luôn nhé!”

Cảm ngộ: Nếu như bạn đã hoàn thành 98% nhiệm vụ, như vậy bất luận người nào cũng có thể dễ dàng giúp bạn thành công; ngược lại, bạn cái gì cũng làm không xong lại muốn giúp đỡ này nọ, thì dẫu là thần tiên cũng không cách nào giúp được.

Mai Mai (Theo Sohu)

Nguồn: TINH HOA

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

Nước đổ khó hốt, có 7 loại lời không nên tùy tiện nói

Cổ nhân nói “nước đổ khó hốt”, nước hắt ra khỏi bát thì không cách nào thu hồi lại được, lời nói ra cũng tựa như vậy. Vậy nên, mỗi lời nói ra khỏi miệng, không thể không cẩn thận suy nghĩ.


Mỗi lời nói ra khỏi miệng, không thể không cẩn thận suy nghĩ.

Nói chuyện là một nghệ thuật, cho dù giảng lời hay, cũng không khỏi phải đắn đo suy nghĩ. Giảng nói lời không hay, khiến đối phương nghe xong đều sẽ mất hứng, đương nhiên càng không nên nói. Vậy lời những lời không nên nói là những loại lời nào?

1. Lời chán nản không nên nói

Có người thường xuyên thích than vãn, nói lời chán nản, nhụt chí. Kỳ thực trong cuộc sống, sẽ có người động viên cổ vũ bạn, nhưng cho dù không có ai động viên, bạn cũng phải tự khích lệ chính mình. Chính mình không cổ vũ chí hướng của mình, lại nói lời chán nản nhụt chí, đương nhiên sẽ chìm đắm trong trụy lạc.

2. Lời giận dỗi không nên nói

Người đang tức giận thì thường không tự chủ mà trút lời giận dỗi, có khi làm thương tổn người khác, nhưng có khi cũng làm tổn thương chính mình. Người trong lúc bị ức hiếp, mắng chửi, tốt nhất là nên cố gắng giữ bình tĩnh, không nên tùy tiện lên tiếng. Bởi lời nói trong khi nổi nóng, thường rất khó nghe, vậy nên tuyệt không nên nói.

3. Lời oán hận không nên nói

Người trong lúc không vừa ý hài lòng, thường nói ra những lời trách móc oán hận, oán hận ông chủ, oán hận bạn bè, thậm chí oán hận cả người nhà. Người hay nói lời oán hận, thường hay mượn đề tài để nói chuyện của mình, đâm bị thóc, chọc bị gạo, muốn đối phó người này, muốn đối phó người kia. Tuy nhiên kết quả chính mình lại phải nhận quả đắng. Hà tất phải bị như vậy?

4. Lời làm tổn hại người khác không thể nói

Có người nói năng tùy tiện, đối với người khác không đủ tôn trọng và bao dung, thường xuyên dùng lời nói làm tổn thương người khác, có lúc là hại người ích ta, có lúc tổn hại người khác mà không có lợi cho mình. Lời nói hại người là nhất thời, nhưng nhân cách của mình bị người ta coi thường, lại là tổn thương vĩnh viễn.

Lời làm tổn hại người khác không thể nói.

5. Lời khoe khoang không nên nói

Có người trong lời nói, thích khoe khoang, phô trương chính mình, tuy nhiên như vậy người khác nghe xong chưa chắc sẽ phục. Cho nên tự mình khoe khoang cũng không mang lại lợi ích gì, ngược lại còn gây hại.

Người muốn vĩ đại, nhất định phải làm nên sự nghiệp vĩ đại; vĩ đại là phải để người khác nói, không thể tự mình tung hô, bản thân cần phải hết sức khiêm tốn.

6. Lời nói dối không thể nói

Nhà Phật giảng “ngũ giới”, “vọng ngữ giới” là một trong số đó. Vọng ngữ chính là “thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, đúng nói sai, sai nói đúng”, cũng chính là “nói dối”, là lời nói không thật. Nói dối quen thói, sẽ mang đến hậu quả nghiêm trọng.

7. Lời riêng tư không nên nói

Mỗi người đều có chuyện riêng tư, điều riêng tư của mình đương nhiên không muốn bị người khác biết, cũng không muốn bị người khác rêu rao.

Nếu như bạn tố giác chuyện riêng tư của người khác, dù có thể không khiến đối phương phản bác gì, nhưng bạn đã tự mình bại lộ tính cách của mình.

Người ở trong nhà, chẳng những che nắng che mưa, còn vì an toàn, quan trọng hơn nữa là để được bảo vệ riêng tư; người mặc quần áo, một mặt là vì giữ ấm, đồng thời cũng là che đậy thân thể, che giấu bí mật của mình. Cho nên người với người cần tôn trọng lẫn nhau, không thể bại lộ chuyện riêng tư của người khác.

Bảo An (Theo kannewyork.com)

Nguồn: TINH HOA