Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính, chủ yếu là CO2 và metan. Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ "nhốt” hơi nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên.
Chung tay bảo vệ môi trường sống
Khi nói đến hiện tượng trái đất nóng lên, ta không nói đến việc nhiệt độ mùa hè năm nay nóng hơn năm ngoái, mà ta nói về biến đổi khí hậu, những thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến môi trường sống, bầu khí quyển và khí hậu nói chung. Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên trái đất và tác động trực tiếp đời sống hàng ngày của con người.
1. Mực nước biển đang dâng lên
Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.
Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất.
2. Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ Không cần tới những thiết bị đặc biệt để thấy rằng các sông băng và núi băng trên thế giới đang nhỏ dần. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ. Lấy một ví dụ, các núi băng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng – nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người – đang co lại khoảng 37m mỗi năm.
3. Những đợt nắng nóng gay gắt
Đợt nắng nóng quét qua Châu Âu hồi năm 2003 đã làm thiệt mạng khoảng 35 ngàn người. Đó thật sự là dấu hiệu đáng báo động của những thay đổi ngày càng tồi tệ của khí hậu. Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay. Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất. 4. Bão lụt
Để dự đoán các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thời tiết, các nhà khoa học phải dùng đến các thiết bị hiện đại. Nhưng chẳng cần có thiết bị hiện đại cũng thấy được những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi.
Theo ước tính, chỉ riêng ở Mỹ, trong vòng 100 năm qua (từ 1905 đến 2005), số lượng những cơn bão mạnh đã tăng không ngừng. Nếu từ 1905 – 1930 chỉ có khoảng trung bình 3,5 cơn/năm thì con số này là 5,1 trong khoảng 1931-1994, và lên đến 8,4 từ 1995-2005. Mức độ thiệt hại về sinh mạng và vật chất do các cơn bão và các trận lụt lội gây ra cũng đang ở mức kỷ lục. 5. Hạn hán
Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.
Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%. 6. Dịch bệnh
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết.
Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy. 7. Các tác hại đến kinh tế
Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế. Lấy ví dụ, trong đợt bão hồi năm 2005, bang Louisiana (Mỹ) bị thiệt hại đến 135 tỉ đô la, và trong mấy tháng tiếp theo, thu nhập của toàn bang giảm đến 15%.
Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới.
8. Chiến tranh và xung đột
Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ. Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao. Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh. 9. Mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên.
Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực. Và dĩ nhiên con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng.
Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.
10. Các hệ sinh thái bị phá hủy
Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn. Mời nghe một buổi thuyết giảng của Thiền Sư Thích Chân Quang (chùa Phật Quang) với chủ đề bảo vệ môi trường sinh thái đối với trách nhiệm của phật tử
Thế giới vừa chứng kiến một mùa hè với những thảm họa tự nhiên khốc liệt. Từ lũ lụt đến khô hạn, các hiện tượng thời tiết cực đoan đều có một điểm chung là những hậu quả vô cùng tàn khốc, không thể lường trước về quy mô và mức độ. Dù đã được dự báo trước về một trái đất có diễn biến khí hậu bất thường hơn cùng với sự ấm lên toàn cầu, nhân loại dường như vẫn ngỡ ngàng trước những tổn thất đang phải gánh chịu.
Theo Liên hiệp quốc, mức độ thiệt hại của đợt lũ tại Pakistan có thể tồi tệ hơn trận động đất Haiti, sóng thần Ấn Độ Dương và trận động đất ở Kasmir cộng lại
(Ảnh: London Evening Standar)
Thời tiết cực đoan khắp các châu lục
Khắp các châu lục của thế giới đang phải đối mặt và chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng. Có khi một khu vực vừa trải qua cơn khô hạn kỷ lục đã phải đối mặt với thiên tai ở một thái cực khác – lũ lụt.
Châu Á: Hơn 1.200 người đã thiệt mạng do trận lở đất kinh hoàng tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc và hơn 500 người vẫn mất tích. Lũ lụt và lở đất ở Trung Quốc năm nay đã giết chết hơn 3000 người và khiến 12 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Mùa xuân năm ngoái vùng Tây nam Trung Quốc cũng đã phải chống trọi với một trận khô hạn được coi là tồi tệ nhất trong vòng một thế kỷ và sau đó vùng đất khô hạn này lại bị lũ lụt tàn phá.
Một đất nước Châu Á khác cũng đang phải gánh chịu những hậu quả tàn khốc của thiên tai là Pakistan với trận lụt tồi tệ nhất kể từ năm 1929. Cơn mưa dữ dội cuối tháng 7 vừa qua đã khiến mực nước sông Indus dâng cao, nhấn chìm một vùng lãnh thổ rộng lớn của Pakistan, khiến ít nhất 1.600 bỏ mạng, hơn 2 triệu người mất nhà ở và khoảng 20 triệu người chịu ảnh hưởng.
Châu Phi: Trận hạn hán tồi tệ mùa hè năm nay khiến tình trạng đói nghèo thêm trầm trọng, ảnh hưởng tới 10 triệu người ở 4 quốc gia Tây Phi. Tại Niger, đất nước bị ảnh hưởng sâu sắc nhất, 7,1 triệu người chịu cảnh đói ăn vì mất gia súc và mùa màng trong khi giá ngũ cốc leo thang gấp đôi. Trong khi đó, năm ngoái mưa dữ dội đã phá hủy hoa màu và khiến tình hình sản xuất các loại ngũ cốc ở các quốc gia Tây Phi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kể cả nước láng giềng Chad và Nigeria.
Châu Mỹ: Tháng 4 năm nay, trận lụt và sạt lở đất đã tấn công Rio de Jaaneiro của Brazil sau khi trận mưa như trút nước chưa từng có trong bốn thập kỷ đã khiến 212 người bỏ mạng. Lũ lụt một lần nữa hoành hành trở lại vào tháng 6 ở các bang Alagoas và Pernambuco của Ấn Độ, khiến ít nhất 1000 người mất tích.
Châu Âu: Các nước miền Trung và Đông Âu như Ba Lan, Đức, Hungary, Slovakia cũng phải chịu đựng trận lũ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ hồi tháng 5 và tháng 6 năm nay. Nước Anh thì trải qua sáu tháng đầu năm khô hạn nhất kể từ năm 1929 trong khi nước Nga đang chật vật đối phó với tình trạng cháy rừng trên diện rộng do khí hậu khô nóng, gây thiệt hại 200 000 ha rừng.
Bắc Cực: Đầu tháng 8 một khối băng có diện tích 260 km vuông được phát hiện đã tách khỏi dòng sông băng ở Greenland, phía sát Bắc Cực. Đây là đảo băng lớn nhất tách ra ở Bắc Cực trong nửa thế kỷ quan sát. Nhiệt độ của một mùa hè nóng nhất trong vòng 150 năm lịch sử khí hậu toàn cầu được coi là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Biến đổi khí hậu là thủ phạm?
Liệu có phải ngẫu nhiên mà các hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra khắp toàn cầu trong cùng một khoảng thời gian? Phải chăng đó là dấu hiệu của biến đổi khí hậu?
Trả lời câu hỏi này của AFP, các nhà nghiên cứu cho rằng phải rất thận trọng khi đánh giá các hiện tượng khí hậu cực đoan trên là biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu. Theo họ, mặc dù các hiện tượng này trùng hợp với các dự báo khí hậu trong một hành tinh đang nóng lên thì chỉ riêng một mùa hè khô hạn hay ẩm ướt cực điểm chưa thể là bằng chứng của biến đổi khí hậu.
Theo Jean-Pascal van Ypersele, phó chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu Toàn cầu của Liên hợp Quốc (IPCC), thời tiết cực đoan chỉ là một bằng chứng cho thấy những biến đổi về thời tiết đang trở nên rõ ràng hơn.
Cũng cùng quan điểm, ông Omar Baddour, nhà nghiên cứu về biến đổi khí hậu thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết: Sự tiếp diễn của các hiện tượng khí hậu cực đoan và mức độ của chúng là phù hợp với các dự báo của IPCC. Tuy nhiên các hiện tượng thời tiết này cần được quan sát nhiều năm mới có thể đưa ra những kết luận liên quan đến khí hậu.
Về mặt lý thuyết, trong một hành tinh đang nóng lên vì khí thải nhà kính, thế giới sẽ có những mùa mưa dữ dội hơn vào mùa hè, bão tuyết khủng khiếp hơn vào mùa đông, khô hạn sẽ khắc nghiệt hơn ít nhất ở một số khu vực, nắng nóng cũng sẽ khốc liệt hơn. Các dự báo và thống kê cũng cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tăng về cường độ và mức độ. Tuy nhiên hầu hết các nhà khoa học khí tượng đều chưa sẵn sàng đi tới kết luận rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan có liên hệ với biến đổi khí hậu.
Gavin Schmidt, một nhà nghiên cứu khí hậu của Cơ quan Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cho biết: “Nếu bạn hỏi tôi với tư cách một con người rằng hiện tượng khô nóng ở nước Nga có liên quan tới biến đổi khí hậu không, thì câu trả lời là Có; nhưng nếu bạn hỏi tôi với tư cách một nhà khoa học rằng liệu tôi có thể chứng minh không, thì câu trả lời là Không, hay ít nhất là Chưa”.
Ở Nga, những quan điểm khoa học thận trọng như vậy có lẽ từng rất được hoan nghênh. Nước Nga vốn đóng một vai trò miễn cưỡng và thậm chí có khi còn cản trở các đàm phán toàn cầu nhằm hạn chế biến đổi khí hậu. Có lẽ một phần bởi vì nước Nga rất mong chờ những lợi ích kinh tế từ vùng đất Siberi rộng lớn của mình nhờ khí hậu ấm lên.
Tuy nhiên, nắng nóng đỉnh điểm ở Nga kết hợp với khô hạn và thảm họa cháy rừng ở miền Trung Nga vốn mát mẻ có vẻ đã làm nước Nga thay đổi suy nghĩ. Chính tổng thống Nga Mevedev, trong một cuộc họp với Ủy ban An Ninh Nga đầu tháng này đã phát biểu: “Cả thế giới đang nói về biến đổi khí hậu. Thật không may, điều đang xảy ra ở miền Trung nước ta lại là bằng chứng của hiện tượng toàn cầu này, bởi vì trong lịch sử chúng ta chưa từng phải đối mặt với điều kiện thời tiết như vậy.”
Tuy nhiên, dù các hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra chưa hẳn là hệ quả của sự ấm lên toàn cầu, Lester Brown thuộc Viện Chính sách Trái đất vẫn khẳng định: “Điều mà chúng ta có thể chắc chắn là với những dự báo về một nền nhiệt tăng lên trong tương lai, chúng ta sẽ còn chứng kiến nhiều “nước Nga” nữa trên khắp thế giới”.
Cực đoan hơn, những người hoài nghi biến đổi khí hậu lại cho rằng các nhà nghiên cứu thời tiết không đủ tầm đánh giá về xu hướng lâu dài của khí hậu để có thể vẽ lên mối liên hệ giữa nóng lên toàn cầu và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Theo họ, các hiện tượng như nắng nóng và khô hạn kỷ lục những năm 1930 cùng với bão bụi đã khiến hàng triệu người Mỹ phải di cư và thay đổi cả cơ cấu dân số Mỹ là bằng chứng cho thấy thời tiết cực đoan chẳng phải là điều gì mới mẻ.
Cuộc chạy đua dự báo thời tiết cực đoan trong giới khoa học
Trong khi những tranh luận về vai trò của biến đổi khí hậu đối với các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra liên tiếp còn chưa ngã ngũ, thì có một điều chắc chắn là thế giới cần hơn nữa những dự báo, cảnh báo chính xác để phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại từ thiên tai.
Các nhà nghiên cứu khí hậu khắp thế giới và các chuyên gia của WMO đã nhận ra sự cấp thiết phải có những giải pháp tốt hơn để đối phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan và giải pháp hiện đang được bàn thảo là các mô hình dự báo chính xác hơn.
“Không còn thời gian để lãng phí, bởi xã hội phải được trang bị tốt hơn để đối phó với sự nóng lên toàn cầu. - Nhà khí hậu học Anh Peter Stott phát biểu. - Các nhà mô hình hóa hệ thống thời tiết đang “say mê” phát triển các mô hình siêu vi tính có khả năng thể hiện chi tiết hơn mối liên hệ nhân - quả của hiện tượng ấm lên toàn cầu đối với các dòng khí quyển.”
Tuần này các nhà khí hậu học hàng đầu thế giới sẽ có mặt tại Colarado, Mỹ để đưa ra kế hoạch thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm có khả năng dự báo thiên tai gây ra bởi sự nóng lên toàn cầu. Bởi lẽ các công cụ hiện có chỉ giúp đánh giá cường độ của một cơn bão hoặc chất lượng không khí, song lại chưa xác định sớm các nguy cơ khô hạn, lũ lụt.
Cuộc hội thảo diễn ra trong bối cảnh các dự báo đều cho rằng thời tiết cực đoan sẽ gia tăng về cường độ và mật độ trong khi khả năng xác định chính xác địa điểm và thời gian mà các hiện tượng này xảy ra vẫn còn hạn chế. Và mục đích của hội thảo Colorado là phát triển các kỹ thuật dự báo chính xác hơn giúp xác định vị trí, mức độ hạn hán, lũ lụt, và đợt nóng trước khi chúng xảy ra.
Hội thảo tại Boulder sẽ là phiên đầu tiên trong chuỗi hội thảo Attribution of Climate-related Events (Ace) được khởi xướng bởi các nhà khoa học của ba cơ quan khí tượng hàng đầu thế giới: Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NCAR), Văn phòng Khí tượng Quốc gia Anh (MET) và Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA).
Ngoài Ace, hội thảo của WMO tại Paris vào cuối tháng Chín này, với sự tham dự của các nhà khoa học khí hậu và thống kê khắp thế giới, cũng đặt mục tiêu chuyển các mô hình khoa học về các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện có thành hệ thống đánh giá mà công chúng có thể dễ tiếp cận.
Tựa sách: Hành trình về phương đông
Tác giả: Baird T. Spalding
Dịch giả: Nguyên Phong
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học. Nhưng chỉ chừng cách đây một thế kỷ thì vấn đề không còn đơn giản như vậy. Bấy giờ, với thói duy khoa học và cái nhìn Âu tâm luận, người ta coi phương Đông mà phần lớn là thuộc địa của người châu Âu, là một xứ sở lạc hậu, cần được khai phá văn minh. Bởi thế, mọi tiếp xúc, nghiên cứu học hỏi nền văn hóa thấp kém bản địa đều bị coi là kỳ quặc, thậm chí là xúc phạm.
Hành trình về phương đông của giáo sư Spalding kể chuyện một đoàn khoa học gồm các chuyên môn khác nhau Hội Khoa học Hoàng gia Anh (tức Viện Hàn lâm Khoa học) cử sang Ấn Độ nghiên cứu về “huyền học”. Sau hai năm trời lang thang khắp các đền chùa Ấn Độ, chứng kiến nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí “làm tiền” du khách, của nhiều pháp sư, đạo sĩ rởm, họ được tiếp xúc với những vị chân tu sống ẩn danh ở thành phố hay trên rặng Tuyết Sơn. Nhờ thế, họ được chứng kiến, hiểu biết đúng đắn về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thuật chiêm tinh, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, quan niệm về cõi sống và cõi chết.
Sau những hoài nghi, choáng váng ban đầu, với sự trung thực trí thức, các nhà khoa học bắt đầu vỡ ra một chân lý tưởng như đơn giản “ngoài trời còn có trời”. Họ thấy cần phải xét lại các quan niệm về khoa học của mình, như tính khách quan, tính đếm được, tính thực nghiệm… Có thể có một thứ khoa học khác không hoàn toàn tuân theo các nguyên tác của phòng thí nghiệm, mà theo các định luật vũ trụ, nhưng trình độ hiện thời còn chưa chứng minh, giải thích được. Thành kiến dĩ Ân vi trung đã được tháo bỏ.
Đúng lúc một đối thọai cởi mở và chân thành đang sắp sửa hình thành giữa một bên là các nhà khoa học thực nghiêm châu Âu và bên kia là các đạo sĩ Ấn Độ, thì đoàn khoa học Anh quốc nhận được tối hậu thư của chính phủ là phải ngừng nghiên cứu và tức khắc hồi hương. Và muốn giữ được nguyên chức vụ thì họ phải im lặng, không phát ngôn về những gì họ đã chứng nghiệm ở Ấn Độ. Một vài nhà khoa học trong đoàn đã không chấp nhận. Họ ở lại Ấn Độ để tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng trở thành tu sĩ. Trong số đó có giáo sư Spalding - tác giả cuốn sách này.
Những tiên cảm của các khoa học gia Anh quốc ngày nào nay đã trở thành hiện thực. Vật lý học hiện đại với vĩ mô vật lý và vi mô vật lý hạ nguyên tử đã mang lại quan niệm mới, sâu sắc hơn, về khoa học. Đặc biệt là quan niệm này lại tương ứng với quan niệm của đạo học phương Đông (Ấn giáo, Thiền học, Lão học…). Có thể thấy điều này trong những cuốn sách nổi tiếng Đạo của vật lý của F.Capra (Trẻ, in lần 2, 1999), Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Trẻ, in lần 2, 2000) và nhiều tác phẩm khác của Trịnh Xuân Thuận…
Như vậy, Hành trình về phương Đông nay đã trở thành một thông lộ. Tây và Đông đã gặp nhau. Khoa học và minh triết đã gặp nhau. Cái hiện đại và cái cổ xưa đã gặp nhau. Thế giới, vì vậy đã trở nên hài hòa hơn, phẳng hơn và, do đó, nhân văn hơn.
Nội dung quyển sách gồm các chương , nghe theo nguồn Sách Nói tại đây :
Lời nói đầu Chương 1- Một người Ấn lạ kỳ Chương 2 - Người đạo sĩ thành Benares Chương 3 - Khoa Học Thực Nghiệm Và Khoa Học Chiêm Tinh Bí Truyền Chương 4 - Trên Đường Thiên Lý Chương 5 - Thành Phố Thiêng Liêng Chương 6 - Những Sự Kiện Huyền Bí Chương 7 - Vị Đạo Sĩ Có Thể Chữa Mọi Thứ Bệnh Chương 8 - Đời Sống Siêu Nhân Loại Chương 9 - Cõi giới Vô Hình Chương 10 - Hành Trình Về Phương Đông
Mời các bạn nghe đọc tác phẩm “Hành Trình Về Phương Đông” theo YouTube tại đây
Nguồn : www.40giayloichua.netMời nghe bài giảng chủ đề "Ý Nghĩa Cuộc Đời" qua Linh Mục Phêrô Bùi Quang Tuấn, C.Ss.R"KHUYẾN KHÍCH SỐNG KHIÊM HẠ" (Lc 14, 9)
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái
Ba khuynh hướng xấu lớn nhất của con người là "danh, lợi và thú". Lời Chúa hôm nay sẽ dạy chúng ta về khuynh hướng hám danh, nói cách khác là tính kiêu căng. Chúng ta hãy chăm chú nghe Lời Chúa dạy bảo và hãy ngoan ngoãn sống theo giáo huấn của Chúa.
* 1. Hai bài học ngược đời
Nhân cơ hội được mời dự tiệc, Chúa Giêsu dùng hình ảnh bữa tiệc để dạy hai bài học: bài học khi được mời dự tiệc và bài học khi đứng ra đãi tiệc. Cách dự tiệc và cách đãi tiệc là hình ảnh của những cách sống.
a/ Khi được mời dự tiệc:
Chúa Giêsu thấy người Do Thái hay chọn chỗ nhất mà ngồi. Không phải vì chỗ nhất ăn ngon hơn, mà vì chỗ đó danh dự hơn (tiếng "chủ tịch" nghĩa là làm chủ chiếu tiệc, lớn nhất trong chiếu). Như vậy "chỗ ngồi" là danh dự.
Những người Do Thái tự chọn chỗ danh dự nghĩa là tự tô vẽ danh dự cho mình. Việc tự tô vẽ như thế có khi không đúng sự thật, cho nên có thể bị mời xuống hàng dưới. Như vậy, danh dự của mình không phải do tự mình tô vẽ, mà do thực tế khách quan người ta công nhân nơi mình và đặt mình ngồi vào đó. Kẻ tự tô vẽ danh dự có thể bị hố và xấu hổ.
- Chú ý câu cuối "Ai tự nâng mình lên sẽ bị hạ xuống": Động từ "Bị hạ xuống" ở thể thụ động, một kiếu tránh nói trực tiếp tới Thiên Chúa: không phải người đời mà chính cả Thiên Chúa cũng hạ kẻ tự tô vẽ danh dự của mình. Như vậy, điều khám phá thứ hai là Danh dự của mình là do Thiên Chúa đặt mình vào. Mà Thiên Chúa thì thường nâng cao kẻ thấp hèn.
b/ Khi đứng ra đãi tiệc:
Người Do Thái làm theo óc tính toán. Cái lợi là được người ta đền đáp
Chúa Giêsu dạy làm ơn và phục vụ không cần người ta đền đáp, vì chính Thiên Chúa sẽ đền đáp, và như thế chắc chắn trọng hậu hơn.
* 2. Con là không, Chúa là tất cả
Một hôm Dương Chu sang nước Tống, vào ở trọ một nhà kia. Người chủ nhà có hai nàng hầu, một nàng đẹp, một nàng xấu. Để ý quan sát Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quí trọng người thiếp xấu mà khinh rẻ người thiếp đẹp. Lấy làm lạ, ông mới dò hỏi cậu bé giúp việc.
Cậu bé tiết lộ:
- Người thiếp đẹp hay kênh kiệu, tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chúng tôi chẳng ai còn nhìn ra cái đẹp của nàng. Trái lại, người thiếp xấu, tự biết mình xấu, sống hồn nhiên vô tư với mọi người, nên không ai còn nhìn thấy cái xấu của nàng nữa.
Dương Chu liền gọi học trò đến dặn:
- Các con hãy ghi nhớ lời này: Giỏi mà bỏ được cái thói tự cho mình giỏi, thì đi đâu mà chẳng được người yêu quí tôn trọng.
*
"Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" (Lc 14, 11). Chúa Giêsu rất ưa thích sự khiêm nhường mà còn làm gương trước cho mọi người. Là một vị Thiên Chúa quyền năng, nhưng Người đã hạ mình làm kiếp phàm nhân. Là bậc thầy trong thiên hạ, lại quì xuống rửa chân cho các đệ tử. Chỗ của Người là "chỗ nhất" trên trời cao, nhưng lại chọn "chỗ cuối" dưới chân con người.
Chúa Giêsu tự hạ mình xuống như thế: không phải là để được tôn lên, vì dưới vòm trời này ngôi báu nào có thể chứa được Người. Người khiêm nhường đến tự huỷ như thế, cũng là để phục vụ con người đến hết mình, và để yêu thương họ cho đến cùng. Vì thế, khiêm nhường để gây chú ý, để được tiếng khen, để được tôn lên, mà không nhằm phục vụ, yêu thương thì chỉ là kiêu ngạo trá hình mà thôi.
Có thể nói, khiêm nhường như Chúa dạy, chính là "tự nhận mình là không và Chúa là tất cả", nên chỉ cậy dựa vào Chúa mà hy sinh, mà phục vụ và yêu thương mọi người. Chỉ có những ai hạ mình xuống như thế mới đáng được Chúa tôn lên.
Thánh Giuse đã khiêm nhường phục vụ, yêu thương Đức Mẹ và Đức Giêsu tại quê nghèo Nadarét, nên đã được tôn làm cha nuôi Chúa Cứu Thế.
Đức Maria đã khiêm nhường nhận mình là nữ tì của Thiên Chúa, để suốt đời phục vụ chăm lo cho Con Chúa Trời, nên đã được tôn làm Mẹ Thiên Chúa.
Noi gương Chúa biết bao con người đang âm thầm xả thân cho đồng loại, họ khiêm nhường làm những công việc dơ dáy hôi tanh, để chăm sóc cho những người phong cùi lở loét, những bệnh nhân nan y bất trị, những người hấp hối nhặt được từ đường phố, những trẻ em nghèo đói, thương tật trong các nước chiến tranh, lạc hậu.
Chính khí yêu thương vô vị lợi, chính khi chúng ta "đãi tiệc những kẻ nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù, những kẻ không có khả năng mời lại", thì chúng ta "mới thật có phúc", vì chính Thiên Chúa sẽ trả công cho chúng ta. Người không có ý phân biệt giàu nghèo, thân sơ, vì trước mắt Thiên Chúa, chúng ta là anh em. Nhưng Người muốn lưu ý chúng ta rằng: dù người được mời giàu hay nghèo, thân hay không thân, chúng ta cũng đừng mong họ đáp trả lại theo kiểu "ăn miếng trả miếng". Đó là lòng bác ái vô vị lợi mà Chúa muốn dạy chúng ta hôm nay.
Có thể chúng ta thực thi việc bác ái cho anh em chỉ vì vụ lợi, vì khoe khoang, vì muốn hơn người, vì trách nhiệm hay vì phần thưởng. Nhưng sự trao ban đích thực chính là trao ban vì yêu thương. Thánh Gioan viết: "Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một Người" (Ga 3, 16). Chỉ những ai trao ban vô vị lợi, trao ban vì yêu thương, trao ban chính bản thân mới trờ nên giống Thiên Chúa.
* 3. Những bậc thang xã hội
Tổ chức xã hội nào cũng có những bậc thang cao thấp: trong cơ quan, trong trường học, trong hội đoàn v. v. Chủ tịch hay Giám đốc là cao nhất, kế đến là Phó, rồi Thư ký, quản lý v. v.
Ngay trong Giáo Hội cũng thế: có một số người luôn được ngồi ghế danh dự, luôn có quyền phát biểu trước... trong khi nhiều tín hữu khác chấp nhận thân phận thấp cổ bé miệng của mình.
Lời Chúa Giêsu hôm nay phải khiến chúng ta đặt lại vấn đề: "Những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và những kẻ hàng đầu sẽ hạ xuống chót". Làm thế nào để thực hành lời Chúa mà không khiến cộng đoàn bị xáo trộn và cũng không phải thay thế một kiểu chủ nghĩa hình thức này bằng một chủ nghĩa hình thức khác?
Sau đây là một số hoàn cảnh chúng ta cần suy nghĩ:
Cách chọn người đại diện cho những thành phần tín hữu.
Những hình thức ưu tiên trong cộng đoàn.
Cách đối xử với người nghèo, người ít học và cả người "tội lỗi" v.v...
* 4. Đức tin bị vỡ mộng
Đoạn thánh thư hôm nay được viết cho những tín hữu Do Thái bị vỡ mộng về đức tin: họ đã rời bỏ Do thái giáo để theo Kitô giáo. Nhưng sau một thời gian, họ bị vỡ mộng và có cảm giác bỏ mồi bắt bóng. Họ tưởng phụng vụ kitô giáo huy hoàng hơn Do thái giáo, nhưng thực tế ngược hẳn lại; họ tưởng nếp sống kitô giáo sung sướng hơn nếp sống cũ, nhưng thực tế ngược hẳn lại... Những tín hữu gốc Do Thái này tiếc nuối thứ tín ngưỡng ngày xưa của họ, cũng giống như dân Israel trong sa mạc tiếc nuối củ hành củ tỏi lúc còn ở Ai cập.
Nhiều tín hữu thích sống với thứ tín ngưỡng thời thơ ấu xa xưa vì họ thấy rất đẹp, rất ngọt ngào: những chuyện thánh với rất nhiều phép lạ, những bài giáo lý dạy cho trẻ em với những lối giải thích rất đơn giản về những vấn đề của cuộc sống đời này và đời sau, những cách giải quyết vấn đề rất đơn giản hễ có công thì được thưởng và hễ có tội thì bị phạt v. v.
Thế rồi, khi họ đụng chạm với thực tế ngày nay, cái đức tin trẻ thơ ấy không trả lời được những vấn nạn hóc búa. Và họ bị vỡ mộng.
Nhưng sự vỡ mộng này là cần thiết, vì nó thúc giục chúng ta phải bồi dưỡng đức tin, củng cố đức tin. Bởi vì không thể sống một cuộc sống trưởng thành chỉ với đức tin của một đứa bé.
* 5. Chuyện minh họa
a/ Chỗ ngồi và người ngồi
Một người chủ nhà kia mở một bữa tiệc và mời nhiều người đến dự. Trong số khách mời, có một học giả nổi tiếng tên là Daniel. Khi Daniel đến, người chủ nhà mời ông ngồi bàn trên. Nhưng Daniel từ chối, nói rằng ông muốn được ngồi chung với những người bình dân nghèo nàn. Sau Daniel còn có nhiều người khách lần lượt đến. Ai cũng dành ngồi bàn trên và những bàn gần phía trên. Rốt cuộc chỉ có cái bàn tận dưới cùng, bàn mà Daniel đang ngồi, là còn chỗ trống. Sau cùng, ông thị trưởng đến. Vì không còn ghế trống ở bất cứ bàn nào khác, nên người chủ nhà buộc lòng mời Ông Thị Trưởng ấy đến ngồi bàn cuối chung với ông Daniel. Vị Thị Trưởng thắc mắc: "Nhưng đây là chiếc bàn cuối mà!" Người chủ nhà nhanh trí đáp: "Thưa không, đây là bàn danh dự, vì là bàn có Ông Daniel đang ngồi". Vị Thị Trưởng hết thắc mắc và ngồi vào chỗ chủ nhà chỉ.
Ý nghĩa câu chuyện này là: không phải chỗ ngồi làm cho người ngồi được vinh dự; ngược lại chính người ngồi làm cho chỗ ngồi được vinh dự.
b/ Cho thế nào mới có giá trị
Nicholas là một người nổi tiếng về lòng quảng đại vì đã dùng rất nhiều của cải để cho rất nhiều người. Ông chết và được dẫn tới cửa thiên đàng.
Thánh Phêrô chỉ cho ông thấy 2 đống vàng, một đống to và một đống nhỏ, đống nào cũng gồm nhiều cục vàng có kích cỡ khác nhau. Nicholas hỏi:
- Những cục vàng kia để làm gì thế?
Thánh Phêrô giải thích:
- Đó là phần thưởng dành cho những người có lòng quảng đại. Mỗi cục vàng tương đương với một lần cho đi mà con người thực hiện khi còn sống.
Nicholas phấn khởi trong lòng, tin chắc mình sẽ được thưởng rất nhiều. Nhưng ngay lúc đó Thánh Phêrô nói tiếp:
- Tuy nhiên không phải lần nào người ta cho cũng đều là thật lòng cả đâu. Đa số những lần cho đều do tính toán vụ lợi. Chúng là những cục trong đống vàng lớn này, không được kể.
- Sao vậy?
- Đống vàng lớn tượng trưng cho những thứ mà người ta cho bà con, bạn bè thân thích. Chúng chẳng có giá trị gì cả, vì ngay cả những tên trộm cướp cũng biết cho những người thân của mình như thế.
Thánh Phêrô vừa nói xong thì đống vàng lớn tan thành bụi.
Tiếp đến, thánh Phêrô lấy một cái sàng có những lỗ khá to. Rồi Ngài lấy những cục vàng trong đống còn lại để lên sàng mà sàng. Rất nhiều cục vàng bị lọt xuống. Và Thánh Phêrô giải thích:
- Những cục vàng bị lọt xuống ấy là những của người ta cho đi với tính toàn sẽ được lại. Đó không thực sự là cho, mà là đầu tư, vì thế cũng không kể.
Thế là những cục vàng ấy trở thành bụi.
Thánh Phêrô chỉnh các lỗ sàng cho rộng ra một chút. Ngài lấy những cục vàng còn lại đặt lên sàng và sàng lần nữa. Lại một số lọt xuống:
- Đây là những của người ta cho đi để được người khác khen ngợi. Cũng là một hình thức mua bán, cho nên cũng không kể.
Mớ vàng ấy lại tan thành bụi.
Thánh Phêrô lại chỉnh những lỗ sàng cho rộng hơn nữa và lại sàng mớ vàng còn lại. Một số lại lọt xuống:
- Đây là những của người ta cho đi để được cảm giác mình đã làm một việc tốt. Chúng cũng không được kể.
Và mớ vàng đó cũng lập tức tan thành bụi.
Sau lần sàng thứ tư, thánh Phêrô nói:
- Đây là những của người ta cho vì bổn phận. Cũng không được kể. Và chúng cũng tan thành bụi.
Thánh Phêrô chuẩn bị sàng lần thứ năm thì Nicholas đưa tay chặn lại: "Thôi thôi, xin Ngài đừng sàng nữa, vì nếu cứ tiếp tục thì tôi sẽ chẳng còn gì cả". Thánh Phêrô ôn tồn đáp:
- Đúng thế, những của cho thực sự thì rất ít, cũng như vàng nguyên chất thì rất ít vậy. Tuy nhiên anh đừng nản lòng, tôi có một tin vui cho anh.
- Tin vui gì?
- Thiên Chúa là người quảng đại thật lòng nhất. Nào chúng ta hãy đến gặp Ngài.
- Nhưng mà hai bàn tay của con rỗng không, con không có gì cả.
- Nghĩa là anh nghèo chứ gì! Thì càng tốt, bởi vì Thiên Chúa đối xử quảng đại hào phóng nhất đối với những người nghèo mà tự biết mình nghèo.
Xin Chúa giúp anh chị em trong tuần này biết sống khiêm tốn và quảng đại, vì "ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên", và nếu chúng ta giúp đỡ những người không có khả năng đáp trả thì chính Thiên Chúa sẽ thay mặt họ đáp trả bội hậu cho chúng ta. Amen.
CHAN HÒA NIỀM VUIĐỗ Lực OP.
Mẹ Têrêsa Calcutta là một linh hồn tràn ngập ánh sáng Chúa Kitô, cháy lửa yêu mến Chúa và nồng nhiệt ước mong “làm cho Chúa nguôi ngoai cơn khát tình yêu và các linh hồn.” Mặc dù “vóc dáng nhỏ bé, nhưng đức tin cứng như đá, Mẹ Têrêsa Calcutta đã được ủy thác sứ mệnh loan báo Thiên Chúa khao khát yêu thương nhân loại, nhất là những người nghèo khổ nhất trong các người nghèo.
Chính ở nơi tận cùng bằng số của kiếp người, Mẹ Têrêsa đã gặp gỡ Thiên Chúa và đã hoàn thành sứ mệnh cứu độ của Ðức Kitô. Phải chăng từ Tin Mừng Luca hôm nay, Mẹ đã rút ra được bài học cụ thể cho chiều hướng dấn thân của mình giữa nhân loại. Chúng ta thử theo hướng dấn thân của Mẹ để tìm một bài học ý nghĩa và giá trị từ Tin Mừng cho người nghèo khổ hôm nay.
NIỀM VUI ÐẠI HỘI
Nhìn vào tiệc cưới, Ðức Giêsu nhận thấy có nhiều cảnh thật tức cười. Có những khách quý ngồi chỗ cuối và khách xoàng ngồi chỗ sang. Cảnh lộn xộn trong tiệc cưới diễn tả tất cả tâm trạng con người trong xã hội. Thói kiêu căng và tham vọng làm cho con người không còn nhìn ra sự thật về chính mình. Họ là những con người thích “chơi nổi,” và muốn mọi người nhìn vào họ như mẫu điển hình. Họ biến mọi người thành nấc thang đưa họ lên đài danh vọng. Khi nêu lên thói rởm đời giữa tiệc cưới, Chúa cũng muốn phơi bày tất cả dáng vẻ kiêu căng của các thủ lãnh nhóm Pharisêu. Các tông đồ cũng không khá hơn. Họ đã từng tranh nhau chỗ ngồi bên tả hữu Chúa. Sự thật làm gì có nơi những tham vọng kệch cỡm đó ?!
Sự thật cũng không thể hiện diện nơi những con người chọn sai vị trí. Theo đúng hướng dẫn của chủ tiệc, những người quyền quý sẽ tìm thấy chỗ ngồi giữa những người cùng địa vị hay kiến thức. Có lẽ vì khiêm tốn, họ đã muốn nhường những chỗ cao sang cho người khác. Nhưng khiêm tốn không phải là tự giáng cấp. Người khiêm tốn đích thực biết đánh giá đúng mức và chân thành phục vụ đúng như cam kết. Chúa Giêsu muốn các môn đệ đi tìm nơi phục vụ, chứ không phải tìm thanh thế.
Trên thực tế cũng có những người tỏ vẻ khiêm tốn để lũng đoạn người khác. Có những người giả vờ khiêm tốn để che giấu nhu cầu muốn mọi người biết đến danh mình. Không nên tìm cách xóa mình một cách giả tạo, nghĩa là không nên trút bỏ trách nhiệm hay công việc mọi người đang trông chờ nơi chúng ta.
Người khiêm tốn đích thực chỉ so sánh mình với Ðức Kitô. Làm thế, họ ý thức về tình trạng tội lỗi và những giới hạn của mình. Mặt khác, họ cũng nhận ra những hồng ân và sức mạnh của mình mà hành động theo sự hướng dẫn của Chúa Kitô. Họ không muốn giống như người đầy tớ đem chôn vùi nén bạc xuống lòng đất. Trái lại, không phải vì muốn khoe khoang, khi họ đem nén bạc đầu tư để tạo cơ hội dấn thân phục vụ mọi người. Nếu đúng thế, họ sẽ được Chúa ban thưởng như những đầy tớ trung tín. Chỉ có người khiêm tốn đích thực mới hưởng trọn vẹn niềm vui.
Khiêm tốn không còn là một nhân đức thuần túy luân lý, nhưng đã được nâng cao lên đức tính của Thiên Chúa. Trong Con Chúa, khiêm tốn không còn là điều kiện, nhưng đã trở thành sức mạnh cứu độ. Khi sinh trong máng cỏ Bêlem, rửa chân các môn đệ tối Thứ Năm Tuần Thánh, hay chết trần truồng trên Thánh giá, Ðức Kitô đã cho thấy thân phận và sứ mệnh Người gắn liền với lòng khiêm cung sâu thẳm. Có khiêm tốn mới chấp nhận cảnh khó nghèo cùng cực như thế.
Con người khiêm tốn sẵn sàng mở rộng tâm hồn đón tiếp mọi người, giàu sang cũng như nghèo khó, và đặc biệt ưu tiên cho những người nhỏ bé. Chỉ khi nào khiêm tốn và khó nghèo thực sự, chúng ta mới trở nên giống Chúa Giêsu, biết đồng cảm với những người cùng khổ. Người đã đến trần gian để cứu mọi người, không loại trừ ai. Người bị trấn lột hoàn toàn. Bởi thế, Người mới tự do cứu giúp mọi người, cả giàu lẫn nghèo. Nếu cũng bị ràng buộc vào những tiếng khen, danh vọng, quyền lực, chắc chắn Chúa đã không thể xả thân hết mức như thế.
Mở tiệc đãi những người kém may mắn như thế là tạo cho người nghèo cũng được ăn uống và trọng đãi như người giàu. Khi vì tình yêu đích thực hoạt động hoàn toàn bất vụ lợi, chúng ta sẽ đem lại sự bình đẳng xã hội, mà chẳng cần phải đấu tranh giai cấp. Trong cuộc sống, phải ưu tiên chăm sóc những người nghèo khó và bệnh tật, vì Ðức Kitô đã muốn đồng hóa với họ. Chính nơi khuôn mặt đôi khi dị dạng của một số người, chắc chắn chúng ta gặp Thánh Nhan Chúa Kitô (x. Mt 25:35-45).
Dưới ảnh hưởng Thần Khí, Chúa Giêsu đặc biệt hiến thân cho người nghèo, bệnh tật và tội lỗi. Ðó là lý do tại sao Chúa khuyên chúng ta làm tiệc đãi những người nghèo khổ, tàn tật, què quặt, đui mù, những người không có gì để trả ơn chúng ta. Nhưng chính họ lại là những ân huệ Thiên Chúa ban cho những người giàu có. Quả thế, họ mở ra cơ hội cho người giàu tạo nên những giá trị và ý nghĩa đích thực cho cuộc sống. Ðó là kinh nghiệm bất cứ ai làm việc bác ái cũng cảm thấy sau khi giúp những người nghèo khổ và kém may mắn. Một niềm vui và hạnh phúc khôn tả tràn ngập tâm hồn và cuộc đời.
Ở ÐỜI MUÔN SỰ CỦA CHUNG
Chỉ những người khiêm tốn mới có khả năng mở rộng tâm hồn và hòa mình với mọi người, nhất là những người nghèo khổ. Theo Ruusbroek, càng khiêm tốn, con người càng lặn sâu trong Thiên Chúa, để thấy mình liên đới với người nghèo. Chính vì thế, khi xét đến đặc ân Tin Mừng dành cho người nghèo, Giáo Hội nhắc lại nhiều lần rằng “những người may mắn hơn hãy từ bỏ một số quyền lợi của mình mà dùng tài sản để phục vụ người khác cách quảng đại hơn.” Giúp đỡ người nghèo là phục vụ Chúa Kitô. Khi hoạt động cho người nghèo, Giáo hội luôn sánh vai với họ và coi họ như những người anh chị em của mình. Tình bằng hữu này bắt nguồn từ tình yêu Chúa Cha trong Ðức Giêsu Kitô. Nếu người nghèo là anh chị em, Giáo Hội sẽ chia sẻ tận tình tất cả những gì mình nhận được từ Thiên Chúa.
Người nghèo trở thành một mối phúc cho Giáo hội. Quả thực, “tình yêu Giáo Hội dành cho người nghèo được gợi hứng từ các Mối Phúc trong Tin Mừng, từ sự nghèo khó của Ðức Giêsu và sự quan tâm của Chúa về người nghèo. Tình yêu đó liên quan tới cái nghèo vật chất và nhiều hình thức nghèo nàn về văn hóa và tôn giáo nữa.” Sự nghèo khó nào cũng bắt nguồn từ bất công. Bởi đấy, chống lại bất công là cứu con người khỏi sự nghèo khốn cả vật chất lẫn tinh thần.
Làm việc bác ái hay bố thí cũng được Giáo hội coi là hoạt động cho công lý, đẹp lòng Thiên Chúa. Thực vậy, “khi chú tâm tới những nhu cầu của những người đang lâm cơn quẫn bách, chúng ta trả cho họ những gì của họ, chứ không phải của chúng ta. Chúng ta trả nợ do công lý đòi hỏi, hơn là thực thi công việc từ thiện.” Nghe thế, chắc nhiều người không hài lòng. Từ trước đến nay, họ vẫn hãnh diện về bao nhiêu công tác từ thiện, bố thí, làm phúc, bác ái. Họ đã chia bớt bao nhiêu của cải cho người nghèo. Của cải đó do chính họ vất vả làm ra, chứ có lấy của ai đâu ? Sao bây giờ lại ăn nói “vô ơn” như vậy ?!
Thực ra, tất cả đều là hồng ân. Của cải là những món quà họ đã đón nhận từ Thượng đế. Nói khác, Thiên Chúa trao cho họ quản lý những món quà đó, nhưng vẫn giữ quyền làm chủ. “Của cải là một ơn lành do Chúa ban để ông chủ xử dụng và lưu chuyển, cho cả người khốn cùng có thể hưởng dùng.” Thánh Basiliô Cả minh họa : “một con thác lớn chảy xối xả vào miền đất phì nhiêu, qua hàng ngàn kênh đào. Vậy thì, qua hàng ngàn đường lối khác nhau, bạn hãy làm cho của cải đến nhà những người nghèo khó. Mục đích Chúa trao tặng những món quà đó là để họ tiếp tục trao đi cho người khác.”
Tất cả những công cuộc bác ái đều cần thiết cho con người hoàn thành sứ mệnh và tạo nên ý nghĩa cũng như giá trị cuộc đời. Như thế, mới hiểu tại sao khi “mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đi mù,” (Lc 14:13) chúng ta lại trở thành những người “thật có phúc.” (Lc 14:14) Tiếp tục cho đi là cách tốt nhất chuẩn bị đón nhận hồng ân cao cả nhất “trong ngày các kẻ lành sống lại.” (Lc 14:14) Quả thế, “Chúa Giêsu đến thiết lập ‘Nước Thiên Chúa,’ để con người có một lối sống mới trong xã hội : công bình, huynh đệ, liên đới và chia sẻ. Trong Thánh Linh, con người được kêu gọi trả lại công lý cho người nghèo, giải thoát người bị áp bức, an ủi những người bị bách hại, tích cực tìm kiếm một trật tự xã hội mới để giải quyết thỏa đáng sự nghèo túng vật chất và kiềm chế những lực lượng đang ngăn trở các nỗ lực giải thoát người hèn yếu nhất khỏi những hoàn cảnh khốn cùng và kiếp nô lệ.” Có thế, mối phúc một người mới được nhân lên đến ngàn lần.
MONG ÐỢI GÌ NƠI GIÁO HỘI ?
Bình thường ai cũng muốn giao du với những người quyền thế, giàu sang để thăng quan tiến chức. Chỉ có những tâm hồn khiêm tốn mới nhìn thấy mối liên đới trách nhiệm với những người nghèo khó và quan tâm tới hạnh phúc của họ. Quả thế, nếu không có một tâm hồn khiêm tốn và nghèo khó, chắc chắn Ðức Giêsu đã không thể đề nghị mời những người nghèo khó, đui mù, què quặt đến dự tiệc.
Hiện nay, hàng tỷ người nghèo đói đang chầu chực ngoài các bàn ăn thịnh soạn của bao người giàu có. Họ không có gì để ăn ! Trước tình trạng ấy, Giáo Hội có thể làm gì ? Có phải con người đang mong chờ những món quà viện trợ từ Vatican hay các tòa giám mục ? Làm sao Giáo Hội có khả năng để giúp đỡ một số người đông đảo như thế ? Giáo hội có phải là một đế quốc đâu ! Vậy nhân loại mong chờ gì nơi Giáo Hội ?
Trước hết, nhân loại không trông mong những giúp đỡ vật chất nơi Giáo Hội cho bằng tiếng nói bênh vực công lý. Tiếng nói Giáo hội thật cần thiết để đánh động lương tâm con người trước một vấn đề trầm trọng của thời đại. “Khởi đầu Tân Thiên Niên Kỷ, tình trạng nghèo đói của hàng tỷ người, nam cũng như nữ, là ‘vấn đề duy nhất thách thức lương tâm con người và Kitô hữu.’ Nghèo đói đặt ra một vấn đề bi đát về công lý. Trong nhiều hình thức và hậu quả khác nhau, đặc tính của vấn đề là sự phát triển bất quân bình vì người ta không nhìn nhận “quyền mọi người đều có chỗ ngồi như nhau ‘trong bữa đại tiệc chung.’ Tình trạng nghèo đói như thế khiến không thể thực hiện một nền nhân bản Giáo hội hằng hy vọng và theo đuổi cho con người và các dân tộc có thể ‘khá hơn’ và sống trong những điều kiện nhân bản hơn.” Thực tế, bao nhiêu tổ chức và chính phủ đã thất bại trong việc giải quyết vấn nạn lớn lao đó. Nếu Giáo hội cũng làm như mọi người, chắc chắn vấn đề vẫn còn nguyên vẹn. Nhân loại không lối thoát. Người nghèo vẫn gặp bế tắc …
Rất may, “cuộc chiến chống lại nghèo đói tìm được động lực mạnh mẽ khi Giáo hội dành tình yêu ưu tiên và lựa chọn đứng về phía người nghèo. Khi tái khẳng định nguyên tắc liên đới, học thuyết xã hội của Giáo Hội đòi phải cổ võ ‘thiện ích của mọi người và mỗi người, vì tất cả chúng ta đều thực sự có trách nhiệm đối với mọi người.’ ngay trong cuộc chiến chống nghèo đói, nguyên tắc liên đới phải luôn đi kèm với nguyên tắc bổ trợ nhờ đó có thể nuôi tinh thần sáng tạo, nền tảng mọi phát triển xã hội và kinh tế trong các nước nghèo. Nên coi người nghèo “không phải như một vấn nạn, nhưng như những người có thể nắm vai trò chính yếu trong việc xây dựng một tương lai nhân loại mới và nhân đạo hơn cho mọi người.” Những người cô đơn giữa anh em cũng phải được kể vào số những người nghèo khổ nhất về tinh thần.
Bao giờ ta mới bừng tỉnh trước Lời Chúa: “Trước mặt chúng, ngươi đừng run sợ; nếu không, trước mặt chúng, chính Ta sẽ làm cho ngươi run sợ luôn” (Gr 1:17b) ?!
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết khiêm tốn nhìn nhận sự thật và can đảm bênh vực những anh em đang đau khổ vì chính anh em mình. Amen.
THIÊN CHÚA NÂNG CAO KẺ KHIÊM NHƯỜNG
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
(Suy niệm Tin Mừng thánh Luca (Lc 14, 7-14) trích đọc vào Chúa Nhật 22 thường niên)
Khi đề cập về Chúa Giê-su, người ta thường giới thiệu Người là Thiên Chúa Ngôi Hai cao cả, là Vua hoàn vũ, là Thẩm Phán tối cao, là Đấng quyền năng phép tắc… nhưng Chúa Giê-su còn có một phẩm chất cao đẹp khác ít được đề cập đến: Người là Đấng rất khiêm nhường!
Trong thư Philip (2, 6-11), thánh Phao-lô trình bày sự khiêm nhường sâu thẳm của Chúa Giê-su như sau:
Mặc dù Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa quyền năng, đồng hàng với Thiên Chúa Cha, nhưng Người đã hủy mình ra không! Từ tột đỉnh danh dự và vinh quang, Người đã gieo mình xuống cõi đời ô trọc, hoá thân thành một trẻ sơ sinh yếu đuối, được sinh ra trong nơi rốt hèn; khi lớn khôn thì sống bằng nghề mộc ngày ngày đổ mồ hôi đổi lấy áo cơm. Thiên hạ còn gọi Người là “bạn bè của quân thu thuế và phường tội lỗi”; rồi cuối cùng, Người đón nhận cái chết thấp hèn và đau thương trên thập giá cùng với hai kẻ bất lương.
Chúa Giê-su là Đấng rất khiêm nhường nên Người cũng muốn cho chúng ta trở nên khiêm nhường như Chúa. Chúa Giê-su không kêu mời chúng ta hãy học cùng Người vì Người thông thái, vì Người có tài hùng biện thu phục quần chúng, vì Người khôn ngoan… nhưng trước hết, Người kêu gọi chúng ta hãy học với Người, vì Người có lòng dịu hiền và khiêm nhường.” (Mt 11, 29)
Chúa Giê-su còn thuyết phục chúng ta sống khiêm nhường bằng một dụ ngôn rất cụ thể và thực tế như sau: “Khi anh em được mời dự tiệc, đừng chọn chỗ nhất, kẻo khi có người khách khác quan trọng hơn đến sau, chủ nhà sẽ đến nói với anh em: Mời anh xuống ngồi chỗ dưới nầy cho… Trái lại, khi được mời dự tiệc, anh em hãy chọn chỗ cuối…. Vì hễ ai nâng mình lên thì sẽ bị hạ xuống và ai tự hạ mình xuống thì sẽ được nâng lên” (Lc 14, 8-11).
Cây cao, tàng lớn, đứng trên đỉnh cao thì nguy cơ bật gốc hay gãy đổ càng cao. Cây nhỏ, thân mềm như lau sậy, dù đứng ở vị trí nào cũng được an toàn trước cuồng phong bão tố.
Khi huấn dụ các chủng sinh về khiêm nhường, Đức Cố Hồng Y Fx Nguyễn Văn Thuận nói: “Khi ta ngồi lên ngai cao, nhiều người muốn đạp ta xuống; khi ta nằm xuống sát đất, nhiều người muốn nâng ta lên.”
Nước mưa rơi xuống trên những đỉnh núi cao sẽ chảy tuôn đi hết chẳng đọng lại giọt nào. Rốt cuộc, mọi giòng nước đều tuôn về chỗ trũng. Chính thế người ta thường nói: “Biển cả là mẹ của tất cả sông ngòi vì biển hạ mình thấp hơn mọi con sông.”
Ai hiền lành khiêm nhượng, biết hạ mình xuống thì tình trạng tâm hồn của họ như là chỗ trũng, là lũng sâu. Ơn phúc của Thiên Chúa cũng như tình yêu của bạn bè sẽ chảy tuôn vào những con người ấy.
* * *
Một trong những hình tượng rất sinh động để diễn tả cuộc đời khiêm hạ là hình tượng về nước. Nước lúc nào cũng khiêm tốn. Nước luôn tìm chỗ rốt hèn. Nước luôn mềm mỏng dịu dàng không hề xô xát va chạm với ai.
Nước không hề kháng cự hay đối đầu nhưng rốt cục nước vẫn chiến thắng nhờ sự mềm mỏng của mình. Búa tạ giáng vào tường, tường đổ; búa đập vào đá, đá tan; nhưng nếu có ai quai búa đập mạnh vào vũng nước, nước không cần kháng cự, nhưng búa sẽ phải cắm xuống đáy bùn! Đúng là “nhu thắng cương, nhược thắng cường”!
Nước luôn tìm chỗ rốt hết, tìm chỗ thấp mà chảy xuống, chẳng bao giờ muốn leo cao nên mới tạo ra thủy năng, một nguồn năng lượng phi thường!
Khi bị hỏa thần tấn công, nước nhẹ nhàng bốc mình lên cao thành những lớp mây trời và khi hỏa thần hừng hực thiêu rụi những cánh rừng tươi tốt, nước có thể gieo mình xuống dập tắt hỏa thần.
Tuy mềm mại nhưng nước có sức xói mòn tất cả; dù rắn như đá thì "nước chảy đá cũng phải mòn".
Nhờ mềm mỏng, nước rửa sạch tất cả, cuốn trôi tất cả.
Nhờ biết hóa mình thành muôn hạt li ti, nước có thể len lỏi vào mọi ngõ ngách của các địa tầng, thấm nhập khắp muôn nơi.
Tuy hạ mình thấp hèn, nước đem lại sự sống cho mọi loài. Nơi đâu thiếu nước, ở đó chỉ còn là sa mạc, khô cằn. Nơi đâu nước ngấm đến, ở đó sự sống sẽ phong nhiêu.
Lạy Chúa Giê-su, Đấng hiền lành khiêm nhượng, xin cho chúng con, những người môn đệ Chúa, biết chọn chỗ rốt hèn như nước, biết sống khiêm hạ như Chúa đã nêu gương. Amen.
Mời cùng cầu nguyện với 3 phút Thánh vịnh đáp ca
Nhân sinh như mộng độ quang âm
Uổng tự hồi tài dữ tịch âm
Thanh sắc dĩ tương thiên địa tính
Tịnh thần hựu trực lợi danh tâm
Ái hà phiêu lãng đầu nan xuất
Hoả trạch tiên giao nghiệp tiệm thâm
Mạc khả nhất sinh hư quá liễu
Hung dung ưng cải tự Quan Âm.
Dịch:
Kiếp người mộng ảo tựa thời gian
Uổng cả vàng tham lẫn bạc ham
Thanh sắc vùi chôn trời dất tánh
Tinh thần đeo đuổi lợi danh tâm
Sông yêu ngụp lặn đầu khôn cất
Nhà lửa nấu nung nghiệp khó an
Chớ để đời mình lầm lỗi mãi
Xấu xa sửa đổi giống Quan Âm. ĐỀ TỰA
Nhớ thuở hỗn mang trời đất chưa chia, vũ trụ còn chung một khí, ban đầu hút khí từ vô cực, tiêu dao tự tại. Tới khi trời đất mở mang, nhờ chân khí của trung ương con người giáng sinh. Ban đầu tính nó thiện nên lúc chết dể trở về nơi chất phác ban đầu. Nhưng rồi bụi đất ngày càng phủ dầy nên tính thiện đã bị thay thế bằng tính ác, bởi vậy Trời bèn thiết lập địa ngục để làm chốn hối cải cho thanh tịnh lại . Bởi căn tính của chúng sinh bị ô nhiễm biến chất nên ngày càng truỵ lạc, gần đây trở thành quá bại hoại, khiến địa ngục đông nghẹt chúng sinh. Ngọc Hoàng Thượng Đế thấy vậy không nỡ để cho loài người đoạ trầm hơn nữa, mới toả ánh linh quang cho tiết lộ những hình phạt ghê gớm dưới địa ngục để cảnh cáo người đời hầu tránh không đạp lên vết bánh xe đó nữa mới mong trở về được nguồn cội, dứt nghiệp khổ đau luân hồi.
Vì Thánh Hiền Đường ở Đài Trung trong những năm qua đã vâng theo lòng trời phát huy cơ bút siển dương đạo giáo, có công khuyên đời dạy người, tôn chỉ chính đáng hoà nhã, ra công hoằng đạo nên nay được nhận sắc chỉ của Ngọc Hoàng Thượng Đế đảm nhiệm trọng trách nặng nề dạo chốn địa ngục viết sách. Ra lệnh cho Phật Sống Tế Công hướng dẫn hồn phách Dương Thiện Sinh thân hành xuống âm phủ, vào ngục thăm dò để nắm vững bằng chứng, và do đồng tử của Ngọc Hoàng Thái Hư phò bút, dùng mắt pháp chân truyền chụp lấy các cảnh tượng ở cõi âm ty rồi đem những hình ảnh đó vào sách để tạo thành cuốn Địa Ngục Du Ký bày tỏ hết những bí mật của âm ty, những sự thật kỳ thế gian không thấy được, không tưởng tượng nổi.
Phí mất hai năm, tới nay sách xong, người đời nếu chăm đọc sách này, mau tỉnh thức hồi tâm, bỏ ác làm thiện, khuyên đi theo ngã thiên đường, người người như vậy hẳn là địa ngục trống không, hết thảy về với cực lạc, nội dung sách này mang nhiều ấn chứng, phù hợp với phép tắc trần gian, là một thánh điển cứu đời, thần thánh chẳng thể xâm phạm, hy vọng người đọc phát tâm truyền bá rộng rãi để giáo hoá, cùng phiên dịch phát hành sâu rộng, phàm có sự yêu cầu nên hưởng ứng tích cực, những ai có lòng hẵn rõ điều tốt lành là như vậy.