Nhân dịp "ngàn năm một thuở" đánh dấu "Nghìn năm Thăng Long-Hà Nội", hôm nay mời quý vị và các bạn thính giả điểm qua "Hình ảnh thủ đô Việt Nam trong âm nhạc".
Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội)
Mời nghe bài viết trên đài RFA
Đứng đầu trong các thủ đô theo thứ tự thời gian thời trung-cận đại, Thăng Long-Hà Nội đã ngàn tuổi thọ, nhưng hình ảnh thủ đô Việt Nam trong mắt những người trẻ đất Hà Thành chỉ toàn những hình ảnh tươi vui sống động, diễm kiều, gợi cảm... như các ca nhạc sĩ trẻ trong nhóm FM đang ca ngợi trong nhạc phẩm Thăng Long- Hà Nội.
Nữ sinh Hà Nội với áo dài trắng.
Thăng Long-Hà Nội hiển hiện trong thơ nhạc với những nét đẹp cổ kính mà thơ mộng, và trong thời bình thì không thể thiếu những bóng giai nhân Hà Nội với dáng vẻ rất "Hà Nội" của riêng mình. Cho nên các bạn trẻ tài hoa nói về Hà Nội chỉ thấy toàn những bóng dáng Thăng Long áo mỏng, lưng ong, thơm ngát, gót đỏ, mềm mại, thủy chung... hình như không còn lời nào thêm để ca tụng những người đẹp của chốn nghìn năm văn hiến...
Cầu Thê Húc ở Hà Nội.
Nhưng nhạc sĩ trẻ Nguyễn Đức Cường thì lại không vội hát lên cho tình yêu hay cho một bóng dáng yêu kiều. Anh viết về một Hà Nội êm đềm tươi mát trong buổi sáng tinh mơ, mà vẫn không kém phần quyến rũ. Nhạc của anh có cả những cụ già tập dưỡng sinh, mà Hà Nội trong mắt Cường vẫn rất trẻ, rất thân quen như sức sống của giai điệu trẻ trung do anh sáng tác và trình bày. Giai điệu và hòa âm nhạc trẻ phương Tây trong bài Nồng nàn Hà Nội thật êm dịu và quyến rũ, được nhiều người Hà Nội ưa thích.
Nhưng Hà Nội chẳng phải cứ mãi tươi vui, khi lòng người mang niềm nhung nhớ, trong cái rét đầu đông. Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, nỗi niềm thành nhạc của Trương Quý Hải, Cẩm Vân kể ta nghe niềm nhung nhớ ấy.
Nỗi niềm nhớ nhung với Hà Nội... thì hằng nửa thế kỷ trước người từ nơi xa cũng từng nhớ về đất Hà Nội hào hoa với cõi lòng thê thiết của kẻ tha hương...Khánh Hà trong bài hướng về Hà Nội của Hoàng Dương.
Nhưng rồi Hà Nội vẫn là nơi mà những người yêu chung thủy tìm về với nhau sau bao ngày nhung nhớ, từ Sài Gòn, từ mọi nẻo đường đất nước... Hà Nội có em của Minh Nhiên, tiếng hát Quang Dũng-Hồng Ngọc.
Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội)
Mời nghe bài viết trên đài RFA
Đứng đầu trong các thủ đô theo thứ tự thời gian thời trung-cận đại, Thăng Long-Hà Nội đã ngàn tuổi thọ, nhưng hình ảnh thủ đô Việt Nam trong mắt những người trẻ đất Hà Thành chỉ toàn những hình ảnh tươi vui sống động, diễm kiều, gợi cảm... như các ca nhạc sĩ trẻ trong nhóm FM đang ca ngợi trong nhạc phẩm Thăng Long- Hà Nội.
Nữ sinh Hà Nội với áo dài trắng.
Thăng Long-Hà Nội hiển hiện trong thơ nhạc với những nét đẹp cổ kính mà thơ mộng, và trong thời bình thì không thể thiếu những bóng giai nhân Hà Nội với dáng vẻ rất "Hà Nội" của riêng mình. Cho nên các bạn trẻ tài hoa nói về Hà Nội chỉ thấy toàn những bóng dáng Thăng Long áo mỏng, lưng ong, thơm ngát, gót đỏ, mềm mại, thủy chung... hình như không còn lời nào thêm để ca tụng những người đẹp của chốn nghìn năm văn hiến...
Cầu Thê Húc ở Hà Nội.
Nhưng nhạc sĩ trẻ Nguyễn Đức Cường thì lại không vội hát lên cho tình yêu hay cho một bóng dáng yêu kiều. Anh viết về một Hà Nội êm đềm tươi mát trong buổi sáng tinh mơ, mà vẫn không kém phần quyến rũ. Nhạc của anh có cả những cụ già tập dưỡng sinh, mà Hà Nội trong mắt Cường vẫn rất trẻ, rất thân quen như sức sống của giai điệu trẻ trung do anh sáng tác và trình bày. Giai điệu và hòa âm nhạc trẻ phương Tây trong bài Nồng nàn Hà Nội thật êm dịu và quyến rũ, được nhiều người Hà Nội ưa thích.
Nhưng Hà Nội chẳng phải cứ mãi tươi vui, khi lòng người mang niềm nhung nhớ, trong cái rét đầu đông. Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, nỗi niềm thành nhạc của Trương Quý Hải, Cẩm Vân kể ta nghe niềm nhung nhớ ấy.
Nỗi niềm nhớ nhung với Hà Nội... thì hằng nửa thế kỷ trước người từ nơi xa cũng từng nhớ về đất Hà Nội hào hoa với cõi lòng thê thiết của kẻ tha hương...Khánh Hà trong bài hướng về Hà Nội của Hoàng Dương.
Nhưng rồi Hà Nội vẫn là nơi mà những người yêu chung thủy tìm về với nhau sau bao ngày nhung nhớ, từ Sài Gòn, từ mọi nẻo đường đất nước... Hà Nội có em của Minh Nhiên, tiếng hát Quang Dũng-Hồng Ngọc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét