Theo số liệu của Hội cựu du học sinh Việt Nam tại Pháp (UAFV), năm 2008-2009, có khoảng 6000 sinh viên Việt Nam học tập tại Pháp. Trong vài ba năm trở lại đây, ngày càng có nhiều hoạt động do một số hội sinh viên Việt Nam phối hợp với các cơ quan chính phủ Pháp hay các hiệp hội thuộc xã hội dân sự để hỗ trợ sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập tại đây.
Sân vận động Lille Métropole nhìn từ trên cao xuống. Công ty tư vấn LPC của hai kỹ sư Lâm Minh Đức và Nguyễn Thanh Phong phụ trách bản vẽ thi công và cốt thép cho toàn bộ phần chỗ ngồi, khán đài và bãi để xe.
Ảnh của BES Eiffage do Thanh Phong cung cấp
Nghe bài viết trên đài RFI
Một câu hỏi đặt ra là sinh viên Việt Nam du học sau khi tốt nghiệp các trường Pháp sẽ chọn hướng đi nào và có những cơ hội nào ? Tại Pháp có một số hiệp hội quan tâm đến vấn đề này, như hai Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp, ADEVF và UEVF, Hội Kiến trúc, Hội Đồng hành và một số hội khác. Hội ADEVF, hay còn gọi là hội "Đầu Gấu" do anh Vũ Mạnh Hùng là người sáng lập và chủ tịch, là một nhóm sinh viên và cựu sinh viên Việt Nam hoạt động độc lập và khá âm thầm từ năm 2001, đã có nhiều đóng góp trong việc giúp đỡ các sinh viên gặp khó khăn trong quá trình học tập, trong việc giải quyết các thủ tục giấy tờ bị trục trặc và kể cả trong giai đoạn tìm kiếm việc làm. Trả lời câu hỏi mà chúng tôi đặt ra về việc làm của du học sinh Việt Nam sau khi tốt nghiệp, anh Vũ Mạnh Hùng đưa ra một số nhận xét chung như sau :
Anh Vũ Mạnh Hùng, chủ tịch ADEVF (phụ trách Diễn đàn trên mạng Đầu Gấu)
Là người quan tâm giúp đỡ các bạn trẻ Việt Nam du học sinh, anh Vũ Mạnh Hùng đã đưa ra bốn kiểu lựa chọn điển hình của các du học sinh, nhờ đó mà anh có thể định hướng tốt hơn các hoạt động trợ giúp mà anh và các tình nguyện viên rất tha thiết. Dù sao, toàn cảnh lựa chọn việc làm của hàng chục ngàn sinh viên Việt Nam du học tại Pháp không dễ gì mà có thể tóm lại được hết trong một số lựa chọn được trình bày rất lô gíc kể trên.
Một cuộc gặp gỡ tình cờ khiến chúng tôi hiểu thêm, có những bạn trẻ du học sinh đã chọn ngay từ sớm một lối đi tương đối khác. Đó là trường hợp của Lâm Minh Đức, và Nguyễn Thanh Phong, hai kỹ sư xây dựng tốt nghiệp khoa Bê tông cốt thép, Centre Hautes Etudes de Construction (CHEC) năm 2008. Ra trường vừa được hai năm, hai anh Thanh Phong và Minh Đức đã có được một việc làm ổn định tại một công ty tư vấn xây dựng tại Pháp, đồng thời là đại diện của một công ty tư vấn xây dựng tại Việt Nam để nhận các hợp đồng thiết kế từ một số tập đoàn xây dựng của Pháp.
Lâm Minh Đức sinh năm 1981, du học tự túc, còn Nguyễn Thanh Phong, sinh năm 1983, có học bổng trong giai đoạn đầu. Trước khi tốt nghiệp CHEC, Nguyễn Thanh Phong theo học 5 năm trường Đại học Xây dựng Bordeaux, còn Lâm Minh Đức, học ngành Quản lý Xây dựng (Đại học Xây dựng) tại Việt Nam, rồi qua Pháp học thêm một năm tiếng, và một năm chuyên ngành Bê tông cốt thép. Những thành quả hiện nay trong công việc của hai kỹ sư trẻ này là gì và vì sao nhóm kỹ sư này lại gặt hái được các kết quả như vậy ? Sau đây là tâm sự của anh Lâm Minh Đức (tiếp theo đó là ý kiến của anh Nguyễn Thanh Phong) :
Hai kỹ sư Lâm Minh Đức và Nguyễn Thanh Phong (Công ty LPC)
Theo RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét