Thời gian gần đây, các trung tâm sản xuất âm nhạc cả trong nước lẫn hải ngoại không ngừng gióng lên hồi chuông báo động về khả năng các hoạt động sản xuất băng đĩa âm nhạc của họ có thể bị xóa sổ, do nạn vi phạm bản quyền lan tràn khắp nơi. Đối với các nhạc sĩ và ca sĩ thì tình hình cũng chẳng có gì sáng sủa, có lẽ họ chẳng còn mảy may dám kì vọng nhận được những khoản thù lao chính đáng đem lại nhờ vào việc phát hành băng đĩa.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương (Ảnh: DR)
Đôi khi, việc duy trì phát hành các album nhạc của đại đa số các ca sĩ trong bối cảnh hiện nay gần như chỉ nhằm mục đích để cho công chúng khỏi quên mình. Việc ý thức áp dụng và thực hiện nghĩa vụ tác quyền dường như thực sự trở thành một vấn đề cấp thiết đặt ra cho giới chức quản lý văn hóa nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng tại Việt Nam.
Muộn còn hơn không, việc trung tâm bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam ra đời và hoạt động từ hơn 8 năm qua, liệu đã phần nào làm yên lòng giới lao động nghệ thuật ? Trong chuyên mục tuần này, góc vườn âm nhạc của đài RFI tiếp tục có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Phó Đức Phương, hiện đang là giám đốc của Trung Tâm.
Đối với người nhạc sĩ này, việc ông dấn thân tích cực trong công tác bảo vệ quyền tác giả âm nhạc tại Việt Nam cũng chẳng kém gì công việc sáng tác, nó cũng sôi động, phong phú đa dạng và đầy kịch tính. Để làm được việc này, Phó Đức Phương thấy mình như đang viết được một tác phẩm lớn.
Mời nghe bài viết trên đài RFI
Đức Bình (RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét