Tiểu đường là gì?
Tiểu đường là bệnh lý trong đó cơ thể không tạo ra hay sử dụng insulin một cách thích hợp. Insulin là một nội tiết tố được tạo ra từ tuyến tụy, một tạng gần bao tử. Insulin cần để biến đường và các thức ăn khác thành năng lượng Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bệnh nhân hoặc là không tạo đủ insulin hoặc không thể sử dụng được chính insulin của cơ thể như bình thường được hoặc do cả hai khả năng trên. Làm cho đường tích tụ quá cao trong máu bệnh nhân
Tiểu đường được định nghĩa khi đường huyết lúc đói từ 126 miligam mỗi decilít (mg/dL) trở lên. “Tiền tiểu đường” là một tình trạng bệnh lý trong đó ngưỡng glucose trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức bị tiểu đường. Bệnh nhân tiền tiểu đường có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường týp 2, bệnh tim và đột quỵ và mắc phải một trong những tình trạng bệnh lý này:
_ Giảm khả năng điều chỉnh glucose lúc đói (100 to 125 mg/dL)
_ Giảm khả năng dung nạp glucose (nồng độ glucose lúc đói dưới 126 mg/dL và nồng độ glucose trong khoảng 140 đến 199 mg/dL hai giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống)
Tiểu đường týp 1 và týp 2 là gì?
Tiểu đường týp 2 là dạng thường gặp nhất. Đa số hay gặp nhất ở tuổi trung niên; tuy nhiên, vị thành niên và thanh niên bị tiểu đường týp 2 đang gia tăng với một tốc độ đáng báo động. Bệnh tiến triển khi cơ thể không tạo ra đủ insulin và không sử dụng hiệu quả lượng insulin đã tạo ra (đề kháng với insulin).
Tiểu đường týp 1 xảy ra ở trẻ em và thanh niên Trong tiểu đường týp 1, tụy kém hay không tạo được insulin. Nếu không được tiêm insulin hàng ngày, bệnh nhân tiểu đường týp 1 sẽ không sống được.
Cả hai dạng tiểu đường có thể có tính di truyền theo gene Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường có thể tăng đáng kể nguy cơ phát bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng. Các biến chứng này gồm mù mắt, bệnh thận, bệnh thần kinh, cắt cụt chi và bệnh tim mạch (CVD).
Bệnh tiểu đường, đề kháng insulin và CVD có mối liên hệ ra sao?
Bệnh tiểu đường có thể điều trị được, nhưng thậm chí khi ngưỡng glucose nằm trong mức kiểm soát vẫn làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ rất nhiều. Trên thực tế, đa số bệnh nhân tiểu đường tử vong do nhiều dạng bệnh tim mạch.
Tiền tiểu đường và nối tiếp là tiểu đường týp 2 thường gây ra do đề kháng insulin. Khi có sự đề kháng insulin hay tiểu đường xảy ra kèm theo các yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch khác (chẳng hạn như béo phì, huyết áp cao, rối loạn cholesterol và triglycerides máu cao), nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ lại còn cao hơn nữa.
Đề kháng insulin đi kèm với xơ vữa động mạch (mảng bám chất béo trong động mạch) và bệnh mạch máu ngay cả trước khi có chẩn đoán tiểu đường. Đó là lý do tại sao phòng tránh đề kháng insulin và tiểu đường là điều quan trọng. Béo phì và ít vận động là các yếu tố nguy cơ quan trọng trong đề kháng insulin, tiểu đường và bệnh tim mạch.
Tiểu đường được điều trị ra sao?
Khi phát hiện ra tiểu đường, bác sĩ có thể khuyên thay đổi thói quen ăn uống, kiểm soát cân nặng và các chương trình tập luyện và thậm chí dùng các thuốc kiểm soát. Điều then chốt là bệnh nhân tiểu đường nên đi khám đều đặn thường xuyên. Hợp tác chặt chẽ với nơi bạn đến khám để kiểm soát tiểu đường và hạn chế bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác. Chẳng hạn, huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường kèm cao huyết áp nên thấp dưới mức 130/80 mm Hg.
Khuyến cáo của AHA
Tiểu đường là yếu tố nguy cơ chủ yếu của đột quỵ và bệnh mạch vành, kể cả đau tim. Bệnh nhân tiểu đường có thể tránh hay làm chậm tiến triển bệnh tim mạch bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác. Điều đặc biệt quan trọng là kiểm soát cân nặng và nồng độ cholesterol máu bằng chế độ ăn hạn chế cholesterol và chất béo bão hòa và hoạt động thể chất có hít thở sâu thường xuyên. Hạ huyết áp và bỏ thuốc lá cũng là một điều quan trọng.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (DR)
Phóng viên Thanh Hà (RFI) phỏng vấn giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, thuộc trường đại học Y khoa Garvan, tại Sydney, Úc. Ông là một trong những tác giả của một bài nghiên cứu về bệnh tiểu đường tại Việt Nam vừa được đăng trên tạp chí y học Diabetologia.
Theo công trình nghiên cứu mới nhất về bệnh tiểu đường tại Việt Nam, chỉ riêng khu vực hành phố Hồ Chí Minh, có hơn 350.000 cư dân mắc bệnh nhưng chưa được phát hiện. Các tác giả bài nghiên cứu đề nghị một phương pháp tiên lượng mới, phù hợp với một nước nghèo còn thiếu phương tiện như Việt Nam.
Mời các bạn nghe phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét