Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

Bệnh tả có dấu hiệu bộc phát trở lại ở Việt Nam

Bệnh tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột, do vi trùng gây ra. Độc tố của vi trùng gây tiêu chảy nặng, khiến cho cơ thể con người bị mất nước. Do sinh trưởng trong nguồn nước, nên vi trùng bệnh tả dễ lây lan trong mùa bão lụt. Nguy cơ dịch tả bùng phát do ngập lụt
Bệnh tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước. Robert Koch là người nhận dạng được vi trùng gây bệnh tả vào năm 1883. Bệnh tả xuất hiện châu Á khoảng 600 năm trước Công nguyên, ghi nhận lần đầu tiên trong y học vào năm 1563 tại Ấn Độ và đại dịch vào năm 1817-1821, tiếp đến là nước Nga, châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi, Nam Mỹ. Năm 1832, gần 40.000 người dân Paris chết, nạn nhân có cả tể tướng. Dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1848-1849 đã làm 70.000 người chết, Đại dịch năm 1854 đã cướp đi sinh mạng 1/8 dân số thành phố London. Sang thời cận đại, riêng tại Bắc Kỳ thời Pháp thuộc năm 1937 dịch tả giết 75.000 người. Dịch tả vào Peru vào năm 1991, lan truyền sang Ecuador, Colombia, Mexico và Nicaragua kết quả hơn 12.000 người chết. Nguyên nhân gây ra bệnh tả thường là dùng nước nhiễm vi trùng gây bệnh. Vi trùng gây bệnh có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và trong nước thải có chứa phân. Ngoài ra cá và các thực phẩm khác từ nước nhiễm vi trùng gây bệnh cũng có thể là nguồn gây bệnh do nấu ăn không kỹ hoặc ăn hải sản sống. Bệnh tả có thể tránh nếu có ý thức với bản thân và cộng đồng, bằng cách ăn chín và uống sôi. Tuyệt đối không ăn: rau sống, hải sản tươi sống, tiết canh, uống nước đá... trái cây phải ngâm nước muối, gọt sạch vỏ trước khi ăn. Tay chân luôn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Khi thành dịch thì dịch tả có tốc độ lây lan và gây tử vong khủng khiếp, không như tiêu chảy. Biện pháp chữa trị quan trọng nhất là phải cung cấp lại đầy đủ nước, đường và muối, thường phải được tiêm vào mạch máu để không phải qua đường ruột. Ở các nước Thế giới thứ ba, người ta cũng chữa trị thành công và đơn giản bằng cách cho uống nước thay thế. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên nên cho uống một dung dịch đường và muối gồm có các thành phần sau: Gluco (đường nho) 20 g/l Bicacbonat natri 2,5 g/l Clorit natri (muối ăn) 3,5 g/l Clorit kali 1,5 g/l Với những biện pháp này tỷ lệ tử vong có thể giảm từ 60% xuống còn 1%. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt. Chủng ngừa bệnh chỉ có hiệu lực trong vòng khoảng 6 tháng và chỉ ở khoảng 80% người được tiêm chủng. Các nghiên cứu gen mới đây cho thấy rằng mức độ dễ bị lây nhiễm của một người đối với bệnh tả phụ thuộc vào nhóm máu của họ. Người có nhóm máu O dễ bị lây nhiễm nhất trong khi người có nhóm máu AB có khả năng kháng cự nhiều nhất, gần như là miễn nhiễm. Giữa hai thái cực này là những người có nhóm máu A và B với nhóm máu A có khả năng kháng cự nhiều hơn nhóm máu B. Bệnh tả có dấu hiệu bộc phát trở lại ở Việt Nam và càng nguy hiểm vào mùa bão lụt. Trả lời phỏng vấn đài RFI, bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên tại Úc cảnh giác về vấn đề nước, vì bệnh tả lây lan theo nguồn nước. Nghe phỏng vấn bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên tại Úc của đài RFI.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét