Sự suy thoái trầm trọng của nền kinh tế toàn cầu, rất có thể dẫn đến một cuộc Đại suy thoái lần thứ 2, minh họa cho một điều cuối cùng: kinh doanh theo đường lối thông thường không còn là con đường dẫn tới giàu sang.
Làm thế nào mà đi từ xuất chúng đến tốt (great to good) lại mang lại lợi nhuận? Trên thực tế, việc đi từ xuất chúng đến tốt không chỉ hấp dẫn và mang tính thuyết phục mà với nhiều doanh nghiệp, đó chỉ đơn giản là điều không thể tránh được. Tại sao? Chính là vì kinh tế học kinh doanh mới.
Siêu cạnh tranh và siêu hợp tác đang được thúc đẩy. Những người trước đây từng được biết đến là người tiêu dùng giờ đây là những người đồng hành của bạn. Các nhà lập pháp phải có "con mắt tinh tường hơn và sải tay dài hơn". Những người có quyền lợi đi từ những người chống lại những quy ước xã hội một cách hòa bình trở thành những nhà hoạt động xã hội sắc bén.
Trong thế giới này, chỉ có sáng tạo đổi mới và "chiến lược" là hàng hóa. Trên phạm vi toàn cầu, việc tiêu dùng đơn thuần phải chuyển thành đầu tư lâu bền. Có nghĩa là mốc mới của lợi điểm: Liệu những gì bạn sản xuất có thực sự làm cho mọi người thịnh vượng hơn không?
Những động lực thay đổi này đúng với những phạm vi khác nhau xuyên suốt các ngành nghề. Trong thập kỷ tới, chúng sẽ định hình lại cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu. Việc đi từ xuất chúng đến tốt sẽ là chìa khóa để tồn tại và phát triển giữa những thay đổi mang tính kiến tạo đó.
Qua nhiều tổ chức tôi quan sát được, có 7 cách để đi từ xuất chúng đến tốt mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Các doanh nghiệp tốt có thể hưởng:
Tính kinh tế của sự tín nhiệm. Các doanh nghiệp tốt được tín nhiệm nhiều hơn bởi tất cả mọi người. Sự tín nhiệm là một vũ khí có sức mạnh lớn bởi vì nó giảm đáng kể các chi phí giao dịch. Đồng thời, doanh nghiệp tốt cũng có lợi từ các mối quan hệ thân thiết, chặt chẽ và phong phú hơn. Chính các mối quan hệ này đã thúc đẩy lượng giao dịch lớn hơn và nhanh hơn với ít trở ngại hơn.
Ví dụ, các nhà cung cấp dịch vụ di động thì bị ám ảnh với lợi ích như các cô gái bị ám ảnh bởi nhân vật ma cà rồng (trong phim Chạng vạng). Tại sao? Bởi vì nhờ có hàng tá các thủ thuật như các loại phí ẩn, họ không có sự tín nhiệm kinh tế.
Kinh tế tri thức. Khi một doanh nghiệp tốt, luồng tri thức đến vào và ra khỏi tổ chức sẽ nhanh và tốt hơn. Các nhà cung cấp và người mua như nhau sẽ chia sẻ tri thức, bù trừ chi phí lưu kho, dịch vụ và đổi mới. Ví dụ sự đổi mới mở đòi hỏi các hành vi đúng trước - nếu không, đối tác chia sẻ ý kiến với bạn sẽ sớm dời đi bỏ mặc bạn mắc cạn.
Tính kinh tế của quy mô (thế hệ tiếp theo). Các doanh nghiệp tốt có thể định hình quy mô dễ dàng hơn. Quy mô được xây dựng trên chi phí cố định và bởi vì doanh nghiệp tốt thì thường được tín nhiệm cao hơn nên họ có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định cho quy mô đó. Trong thế kỷ 20, các tổ chức xuất chúng có thể xây dựng được các nhà máy lớn hơn: quy mô 1.0.
Trong thế kỷ 21, các tổ chức tốt có thể xây dựng các thị trường và các công động lớn hơn: quy mô 2.0. Đó chính là bí mật của Google: không chỉ là cung cấp rộng lớn hơn mà còn là kết hợp thị trường và mạng lưới để có thể quy mô hơn và nhanh hơn đối thủ.
Tính kinh tế của phạm vi (thế hệ tiếp theo). Doanh nghiệp tốt có thể cải tạo và tái sử dụng những cái doanh nghiệp xấu coi là vật vô giá trị không dùng nữa. Đó là một dạng của phạm vi kinh tế khi rác thải có thể trở thành một loại sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn toàn mới để buôn bán hoặc thu lại lợi ích từ sản phẩm đó.
Ví dụ sáng kiến không rác thải của Wal-Mart là mang tính kinh tế phạm vi có nghĩa là Wal-Mart càng cung cấp nhiều loại dịch vụ và sản phẩm khác nhau thì nó càng tiết kiệm được nhiều hơn. Rác thải trở thành một sản phẩm bổ sung thay vì chỉ đơn thuần là rác thải.
Tính kinh tế của mạo hiểm. "Tốt" có thể đơn giản được coi là một cách hiệu quả hơn để quản lý rủi ro. Khi một doanh nghiệp tốt, rủi ro từ các nhà lập pháp, người mua, nhà cung cấp và khách hàng được giảm thiểu - cũng như rủi ro của việc tạo ra một sản phẩm hóa chất độc hại có tính kinh tế cao. Phố Wall cũng vậy, "tốt" trong việc tạo ra các khoản vay nợ nhưng gần như không đủ "tốt" để quản lý những rủi ro đi kèm với những khoản vay nợ đó.
Tính kinh tế của kỹ năng. Việc làm tốt giúp cho một tổ chức có thể dễ dàng thu hút nhiều nhân tài hơn - và có được nhiều lợi ích từ họ hơn. So với doanh nghiệp "tốt", doanh nghiệp "xấu" bị lụn bại từ bên trong - bởi những công việc mang tính chính trị nhiều hơn, bởi các hợp đồng nặng nề và ít sáng tạo và nhiệt huyết hơn.
Ví dụ, một trong những vũ khí kinh tế hiệu quả của Apple là Apple đang nhanh chóng thoát khỏi những nhân viên có trình độ thấp nhất so với Microsoft.
Tính kinh tế của thời gian. Tổ chức tốt có thể xoay vòng sản phẩm mới nhanh hơn và duy trì được việc đó ổn định hơn. Họ có thể làm được nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn. Ít va chạm hơn cộng với mối quan hệ tốt hơn với người mua và người cung cấp, và có thêm nhiều người nhiệt tình hơn, tất cả cộng vào sẽ mang lại sự nhanh nhạy có thể bỏ xa đối thủ ở phía sau.
Một lần nữa Apple lại là một ví dụ lớn. Tốc độ đột phá nhanh có thể là điều mang tính đột phá nhất.
Hãy tổng kết lại mọi điều. Không phải cứ là doanh nghiệp tốt là có thành công lớn về lợi ích mà kết quả của sự thay đổi kiến tạo nói trên là việc kinh doanh theo lối thường đã đang suy yếu và làm hao mòn lợi nhuận. Ngược lại, những doanh nghiệp tốt sẽ tồn tại được và thu được lợi nhuận từ những thay đổi đó và phát triển.
Kinh tế học như trên không phải là học thuyết: chúng là thực tế. Và trong thập kỷ tiếp theo, ảnh hưởng của chúng sẽ trở nên sâu rộng. Chỉ các tổ chức đã chuyển đổi từ xuất chúng sang tốt mới có thể có được lợi ích từ đó. Số ít doanh nghiệp từ xuất chúng sang tốt có thể tận dụng được hết những lợi ích nói trên. Nhưng thậm chí một hoặc hai doanh nghiệp như vậy như ví dụ Apple, Google và Wal-Mart đang khám phá những cách thức hiệu quả để tận dụng được những lợi ích đó.
Theo Tuần Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét