Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Phúc Âm Lễ Chúa Nhật Thứ III Mùa Vọng B (ngày 11/12/2011)



Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng (B) :


Nguồn : www.40giayloichua.net

Mời nghe bài giảng chủ đề :"Vui mừng vì Chúa sắp đến " của Linh Mục Giuse Đỗ Trung Thành.



VUI MỪNG VÌ CHÚA SẮP ĐẾN
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái

* 1. Vui mừng theo mệnh lệnh?

Lời kêu gọi rất rõ của Hội Thánh trong Thánh lễ hôm nay là "Anh em hãy vui lên".

Nhưng có thể vui mừng theo mệnh lệnh như thế chăng? Vả lại, trong cuộc sống cũng có nhiều nỗi buồn. Ðâu phải bất cứ lúc nào hễ Hội Thánh kêu chúng ta vui lên thì chúng ta vui lên ngay được?

Thiết tưởng ta nên phân biệt cho rõ. Cuộc đời gồm nhiều phương diện lắm khi không hoàn toàn phối hợp hài hòa với nhau. Bởi thế người ta vẫn có thể vui về phương diện này đang khi gặp điều không vừa ý thuộc phương diện khác. Chẳng hạn nghèo mà vui, bị sỉ nhục vẫn vui v. v. Phương diện lúc nào cũng có thể vui chính là phương diện siêu nhiên: vui vì Chúa, vui trong Chúa. Thứ niềm vui này ở tận trong lòng nên bất cứ thứ xáo trộn bên ngoài nào cũng không ảnh hưởng tới nó được.

Tác giả Sách Huấn ca đã viết: mọi việc đều có thời của nó. Có thời để khóc và có thời để cười, có thời để buồn và có thời để vui... Hội Thánh chỉ cho chúng ta biết rằng thời để vui chính là thời bây giờ đây, thời chuẩn bị đón Chúa Giáng sinh. Chúng ta vui vì Chúa đã "công bố năm hồng ân" (bài đọc I), vì "Chúa đã đoái nhìn phận hèn tôi tớ" của chúng ta (Bài đáp ca) và vì ý Thiên Chúa muốn rằng chúng ta luôn được hân hoan hạnh phúc (Bài Thánh Thư).

* 2. Vui và sướng

Trong bài đọc II, Thánh Phaolô bảo: "Anh em hãy vui luôn". Flor McCarthy có những suy nghĩ sau đây về vui và sướng (joy and pleasure).

Vui và sướng rất khác nhau:

•Ta có thể vạch kế hoạch để mình được sướng, nhưng không thể làm thế để được vui.

•Sung sướng đến ngay, còn niềm vui thường đến sau; và niềm vui ngọt ngào hơn cả là thứ niềm vui đến sau đau khổ.

•Sung sướng đến do mình trả lời "có" với mình; niềm vui đến do mình trả lời "không" với chính mình.

•Sung sướng giống như một ánh lửa loé lên trong đêm tối, chiếu sáng mọi sự trong giây lát rồi tắt lịm, sau đó ta cảm thấy tối tăm và trống rỗng hơn bao giờ hết; Niềm vui giống như một ngọn lửa trong tim, sau đó dù lửa đã tàn nhưng vẫn còn để lại hơi ấm trong ta.

* 3. Vui luôn

Thánh Phaolô kêu gọi "Anh em hãy vui mừng luôn mãi".

•"Luôn mãi" là cả khi bị người ta đối xử xấu với mình nữa chăng?

•"Luôn mãi" là cả khi làm việc thất bại nữa chăng?

•"Luôn mãi" là cả khi người thân bị chết hay bị bệnh nặng nữa chăng?

•"Luôn mãi" ngay cả khi đã phạm tội chăng? v. v.

Chắc chắn là thánh Phaolô đã nghĩ đến những tình huống đó, dù vậy Ngài vẫn kêu gọi "Hãy vui mừng luôn mãi". Tại sao?

Liền sau lời kêu gọi ấy, thánh Phaolô viết tiếp "Hãy cầu nguyện không ngừng". Ðúng rồi, nếu gặp phải những tình huống ấy mà biết cầu nguyện thì mọi buồn sầu lo lắng sẽ sớm tan biến và trở thành niềm vui.

* 4. Có Ðấng mà các ngươi không biết, Ngài sẽ đến sau tôi

Ðấng mà người ta không biết chính là Thiên Chúa. Thật vậy, rất nhiều người không biết Thiên Chúa, thậm chí còn không tin là có Thiên Chúa. Ðiều này cũng tự nhiên thôi, vì chính Thánh Kinh cũng nói rằng khả năng con người không thể biết được Thiên Chúa: Thánh Gioan tông đồ đã viết "Chưa ai trông thấy Thiên Chúa bao giờ" (Ga 1, 18); Thánh Phaolô cũng viết rằng Thiên Chúa là Ðấng "ngự trong ánh sáng siêu phàm, Ðấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy" (1 Tm 6, 16).

Thế nhưng, vì yêu thương loài người, Thiên Chúa đã khấng cho loài người biết Ngài, qua Ðức Giêsu con yêu dấu của Ngài nhập thế sống giữa loài người chúng ta. Gioan Tiền hô đã báo cho người ta biết tin vui đó: "Ngài đang ở giữa các ngươi mà các ngươi không biết".

Chúng ta là những người được biết, vậy chúng ta hãy vui mừng; và cũng như Gioan, chúng ta hãy chỉ Ngài cho nhiều người khác được biết.

* 5. Ðiều kiện của người làm chứng

Ðiều kiện tiên quyết của người làm chứng là sống đúng như chứng từ của mình.

Gioan Tẩy giả là người làm chứng như thế. Ðoạn Tin Mừng hôm nay viết: "Ông đến để làm chứng về ánh sáng". Trung thực với chứng từ này, một mặt ông cố gắng chỉ cho người ta thấy Ánh Sáng là ai, mặt khác khi có người tưởng ông là Ánh sáng ấy thì ông thẳng thắn phủ nhận. Rồi khi Ánh sáng xuất hiện, ông âm thầm rút lui: "Ngài phải sáng lên, còn tôi phải mờ đi".

Câu chuyện sau đây được thuật lại trong quyển The Tablet (Tháng 5 năm 1998):

Một cặp vợ chồng trẻ kia đều là bác sĩ. Họ đã học chung với nhau ở Ðại học Y khoa, quen nhau, rồi cưới nhau. Người vợ là công giáo, người chồng thì không. Ðã nhiều lần người vợ cố gắng thuyết phục chồng Rửa Tội, nhưng anh không hề quan tâm, có lẽ vì chưa thấy đạo công giáo có cái gì hay.

Thế rồi trong một đợt thanh lý công nhân viên, người chồng bị bắt đi cải tạo cùng với một số nhà trí thức khác. Người vợ không vào tù nhưng bị làm áp lực bỏ đạo và ly dị chồng. Nhiều nữ bác sĩ khác cùng cảnh ngộ đã đành chìu theo những áp lực ấy. Nhưng bà này vẫn cương quyết sống theo niềm tin và tình yêu của mình, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn.

Nhưng một ngày kia, người chồng được trả tự do cùng với nhiều bác sĩ khác. Xảy ra rất nhiều tình huống trớ trêu dở khóc dở cười: nhiều bà vợ vui mừng vì chồng trở về nhưng không dám đón chồng vì đã trót ly dị. Riêng cặp vợ chồng này thì niềm vui rất trọn vẹn.

Sau đó người chồng xin gia nhập đạo công giáo. Anh đã thấy được giá trị của đức tin và tình yêu hiện thân nơi vợ mình. Ðó là một chứng từ, không phải bằng lời nói suông mà bằng cả cuộc sống.

* 6. Làm chứng cho Ðức Kitô

Linh mục Anthony de Mello có kể một câu chuyện sau đây:

Có gia đình kia đi nghỉ hè một thời gian dài bên bờ biển. Ngày nọ, mấy đứa con đang nô đùa, xây những lâu đài bằng cát trên bãi biển, thì có một bà cụ xuất hiện. Tóc bà rối bời trong gió, quần áo bẩn thỉu rách rưới. Bà vừa lẩm bẩm một mình, vừa cúi nhặt những vật gì đó trên mặt cát rồi cho vào giỏ.

Cha mẹ lũ nhỏ gọi chúng lại và bảo chúng hãy tránh xa mụ đàn bà đó. Khi đi ngang qua, bà mỉm cười với họ, nhưng mọi người không hề tỏ dấu đáp lại.

Nhiều tuần sau, cả gia đình mới biết rằng đã lâu lắm rồi, người đàn đà ấy đã tự nguyện, làm công việc lượm các mảnh thủy tinh rơi rớt trên bãi biển, để bọn trẻ khỏi bị đứt chân.

*

"Giữa các ngươi có một Ðấng mà các ngươi không biết" (Ga. 1, 26).

Sứ mạng của Gioan Tiền Hô là làm chứng cho Sự Sáng đích thật chính là Ðức Kitô. Ðức Kitô đến để chiếu ánh sáng cho trần gian. Toàn bộ Tin mừng Gioan chỉ là để trả lời cho câu hỏi này: "Giêsu Nagiarét, Người là ai?" Gioan không dùng danh từ Phúc âm mà chỉ dùng từ ngữ "chứng nhân". Ðộng từ "làm chứng" được Gioan nhắc đến 33 lần. Tin mừng Gioan được khai mở bằng lời chứng của Gioan Tiền Hô và kết thúc với minh chứng của Gioan Tông đồ: "Chính môn đệ này làm chứng về những việc đó và đã viết ra. Chúng tôi biết lời chứng của người ấy xác thực" (Ga. 21, 24).

Qua lối sống khổ hạnh khác người, qua lời rao giảng sám hối, và qua lời chứng: "Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi" (Ga. 1, 23) đã minh chứng Gioan là vị Tiền Hô của Ðấng Cứu Thế, là chứng nhân của Thiên Chúa. Gioan chỉ đứng ra làm chứng và báo trước ngày Chúa xuất hiện, rồi rút lui vào bóng tối.

Có thể nói, Gioan là người tôi tớ, còn Ðức Giêsu là ông chủ, Gioan là đèn soi, còn Ðức Giêsu là ánh sáng, Gioan là tiếng kêu, và Ðức Giêsu là lời hằng sống.

Như Gioan, người tín hữu cũng sẽ là chứng nhân cho Ðức Kitô trong cuộc sống. Về điểm này, Teihard de Chardin đã ví von rất sống động: "Ánh sáng xuyên qua những áng mây, người ta đoán là có mặt trời trên đó. Nhìn vào đời sống chúng ta mọi người cũng đoán được có Ðức Kitô". Bà cụ trong câu chuyện của Cha Mello phản ánh một tấm gương sáng ngời về lòng thương người, luôn quan tâm tới kẻ khác. Cụ sống khó nghèo, âm thầm, hy sinh thời giờ sức lực của mình, để cho niềm vui của người khác được trọn vẹn.

Martin Luther King viết: "Chúng ta không chỉ làm chứng bằng lời nói, mà còn làm chứng bằng cuộc sống của mình". Có những tâm hồn dần dần cải hóa nhờ việc làm của ta, nhưng chính ta lại không ngờ tới. J. Basquin nói: "Sống chứng nhân không phải là đuổi theo các tâm hồn, mà là sống làm sao để các tâm hồn chạy theo ta".

Ước gì khi nhìn vào đời sống chúng ta, mọi người cũng có thể nói như đã nói về Thánh Gioan Vianey "Tôi đã thấy Thiên Chúa trong một con người".

*

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết làm chứng cho Chúa bằng lời rao giảng và bằng gương sáng đời sống chúng con. Xin cho chúng con biết sống khiêm nhường: không hiếu danh cũng chẳng ganh tị, không cao ngạo cũng chẳng cậy uy. Nếu có khi nào thành công việc gì xin cho chúng con biết hướng vinh dự về cho Chúa, để qua đó, người ta nhận biết Chúa là Ðấng quyền năng và yêu thương con người. Amen.

Thánh Ca : Chúc Mừng Noel


ÔNG CÓ PHẢI LÀ ĐẤNG CỨU THẾ KHÔNG?
Cha Mark Link, S.J.

Jim Bishop có viết một tác phẩm nhan đề "Ngày Đức Kitô chết". Tác phẩm đó có một đoạn văn rất hay mô tả những gì người Do Thái cảm thấy về việc Đấng Cứu Thế đến. Đoạn văn đó như sau:

"Việc Đấng Cứu Thế đến là một nỗi ám ảnh dịu ngọt của một quốc gia. Đó là một niềm vui ngoài sức tưởng tượng, một hạnh phúc vượt khỏi niềm tin. Đó là niềm an ủi cho những nông dân làm việc cực nhọc cả ngày đang cùng với gia đình nằm trên giường chờ giấc ngủ đến. Đó là giấc mơ của người tóc đã hoa râm. Đó là điều mà trẻ em mong được nhìn thấy từ trên ngọn núi phủ mây trắng hiện đến. Đó là niềm hy vọng của dân xứ Giuđêa đang bị xiềng xích tủi nhục. Đấng Cứu Thế luôn luôn là một sự hứa hẹn cho buổi sáng ngày mai."

Vì thế nên khi Gioan tẩy Giả xuất hiện bên giòng sông Giođan, dân chúng rất phấn khởi. Gioan bắt đầu sứ mạng của ông tại một địa điểm không xa Biển Chết. Đó là tụ điểm bình dân của những đoàn hành hương và các du khách từ khắp nơi trên thế giới đến. Đó là một nơi tuyệt hảo để mọi người gặp gỡ nhau và trao đổi những tin tức thế giới. Vì thế đó là một nơi lý tưởng để Gioan Tẩy Giã bắt đầu rao giảng và làm phép rửa. Sứ điệp Gioan rất đơn giản và rõ ràng: "Hãy từ bỏ tội lỗi mình… Hãy dọn đường cho Chúa đến, hãy làm một lối thật thẳng để Người đi" (Lc. 3, 3-4)

Chẳng mấy chốc, tin tức về hoạt động của Gioan Tẩy Giả đã đến tai những nhà lãnh tôn giáo ở Giêrusalem. Vì thế họ cử một phái đoàn gồm các tư tế và các thầy Lêvi đến nói chuyện với Gioan. Các tư tế đặc biệt lưu ý đến Gioan vì ông là con của Zacaria, cũng là một tư tế. Trong Do Thái giáo, điều kiện duy nhất để có thể làm tư tế là phải thuộc dòng dõi tư tế. Nếu có ai là con cháu của Aaron, thì không ai có quyền cầm người ấy thực hiện chức năng tư tế của mình. Do đó các tư tế tại Giêrusalem đặc biệt lưu tâm tới Gioan, và chắc chắn không hiểu tại sao Gioan lại hành xử một cách dị thường như thế.

Khi phái đoàn các tư tế đến, họ đi thẳng vào vấn đề và hỏi Gioan: "Ông là ai?". Gioan biết trong tâm trí họ nghĩ gì, nên ông nói: "Tôi không phải là Đấng Cứu Thế ". Các tư tế hỏi: "Nếu ông không phải là Đấng Cứu Thế, vậy ông là ai? Ông có phải là Êlia không?". Đối với chúng ta, câu hỏi sau cùng này có vẻ khó hiểu. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng Êlia là một vị tiên tri đã được cất lên trời bằng một chiếc xe rực lửa vào cuối đời. Nhiều người Do Thái tin rằng Êlia sẽ trở lại vào thời Đấng Cứu Thế đến. Ngay cả thời nay cũng có một số người Do Thái dành cho tiên tri Êlia một ghế trống trong bữa ăn Vượt Qua của họ. Họ cầu mong năm nay là năm Êlia trở lại để loan báo Đấng Cứu Thế đến. Nhưng Gioan nói thẳng rằng ông không phải là vị tiên tri đã được cất lên trời trên chiếc xe lửa trước đó mấy thế kỷ.

Họ hỏi: "Vậy ông có phải là một vị tiên tri không?" Gioan lại trả lời: "Không!Tôi không phải là một vị tiên tri giống như Giêrêmia hay Êzêkiel". Họ hỏi tiếp: "Vậy thì ông là ai?" Gioan trả lời bằng câu nói của Isaia: "Tôi là tiếng kêu gào trong sa mạc: 'Hãy dọn đường cho ngay thẳng để Chúa đến'". Muốn hiểu rõ câu nói đó của Gioan Tẩy Giả, ta nên nhớ rằng những con đường ngày xưa chỉ có một ít là trải sỏi hoặc đá, còn đa số là những con đường lầy lội. Khi một vị vua muốn đi thăm một tỉnh nào đó trong vương quốc của mình, ông sẽ sai một người "tiền hô" tới đó trước để báo cho dân chúng lấp đầy những hố, những vũng bùn, và làm cho những con đường thẳng thắn lại. Người "tiền hô" còn có một điều nữa phải làm là dạy cho dân chúng những nghi thức tiếp tân thích hợp để đón nhà vua tới. Gioan Tẩy Gỉa cũng lưu ý tới thái độ tiếp tân cần phải có để đón Chúa tới. Ông nói: "Hãy ăn năn hối cải tội lỗi mình và hãy lãnh nhận phép rửa". (Mc. 4)

Tóm lại chúng ta có thể diễn đạt toàn bộ sứ điệp của Gioan như sau: "Tôi không phải là Đấng Cứu Thế, nhưng tôi là người 'tiền hô' cho Ngài. Hãy chuẩn bị, vì Ngài sắp đến. Gioan đã làm những gì mà mọi vị lãnh đạo tôn giáo phải làm. Ông không để cho người ta chú ý tới ông, mà hướng mọi sự chú ý của họ vào Đức Giêsu.

Đó chính là những gì Hội Thánh làm suốt Mùa vọng. Hội Thánh hướng mọi chú tâm của chúng ta vào Đức Giêsu. Hội Thánh hành động giống như vị "Tiền hô" của Ngài. Và cuối cùng Hội Thánh giải thích cho chúng ta biết chuẩn bị đón Ngài như thế nào.

Mùa vọng nói với chúng ta về việc Đức Giêsu đến. Ngài không phải chỉ đến trong giòng lịch sử như chúng ta vẫn mừng và kỷ niệm vào ngày Giáng Sinh, mà Ngài còn đến lần chót vào cuối dòng lịch sử nữa.

Tin Mừng Matthêu có nói về lần đến cuối cùng đó: "Khi Con Người đến với tư cách một vị vua, Ngài sẽ ngồi trên ngai vàng của Ngài, và toàn dân thiên hạ sẽ qui tụ trước mặt Ngài. Lúc đó Ngài phân chia họ ra làm hai nhóm, y như người chăn tách chiên ra khỏi dê… Nhà vua sẽ nói với những người ở bên phải: Hãy đến hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc! Hãy đến và hãy lãnh lấy nước trời làm cơ nghiệp… Rồi Ngài nói với những người ở bên trái: Hãy đi khỏi Ta và vào lửa đời đời" (Mt. 25, 34-41).

Những bài đọc trong Thánh lễ Chúa Nhật này muốn nói: Gioan không phải là Đấng Cứu Thế, ông chỉ là người "Tiền hô" của Ngài. Gioan dạy cho chúng ta cách chuẩn bị ngày Ngài đến vào cuối lịch sử để làm quan án xét xử chúng ta.

Để kết thúc, chúng ta hãy ăn năn thống hối như khi lãnh nhận bí tích hoà giải. Xin các bạn hãy thinh lặng và cùng cầu nguyện với tôi:

"Lạy Cha chí nhân, con xin trở về với Cha và nói giống như người con hoang đàng: con đã lỗi phạm đến Cha, con không đáng gọi là con Cha nữa.
Lạy Chúa Giêsu là Đấng cứu chuộc nhân loại, con cầu nguyện với Chúa như người trộm lành mà Chúa đã hứa nước thiên đường ngày xưa: Lạy Chúa xin hãy nhớ đến con trong nước của Chúa.

Lạy Chúa Thánh Thần là nguồn mạch tình yêu, con thành tâm cầu khẩn Ngài, Xin hãy thanh tẩy tâm hồn con và giúp con bước đi như con cái của sự sáng".

Thánh Ca : Khi Chúa Vào Đời


SỐNG THEO CHÚA KITÔ
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch

Chúng ta có trong xã hội cái gọi là những Thành Qủa của Giáo Dục. Trước khi chúng ta nói về Thành Quả Giáo Dục là cái gì, chúng ta cần phải so sánh nó với cái mà khi tôi còn là một cậu bé ở trường. Có một số môn các bạn phải học. Hãy lấy một cái làm thí dụ: môn toán học, số học. Các bạn đã được dạy hai cộng với hai là bốn và bốn cộng với bốn là tám, năm cộng với năm là mười, và các bạn phải bị khảo bài vào thời gian được chỉ định. Hãy gỉa dụ là có mười câu hỏi sát hạch và các bạn trả lời bốn cộng bốn là chín, và năm cộng năm là mười một v.v.. Nếu các bạn có mười câu hỏi và trả lời sai phân nửa số câu hỏi, các bạn sẽ rớt. Các bạn sẽ bị điểm F.

Thành Qủa Căn Bản Giáo Dục

Ngày nay chúng ta có Thành Qủa Căn Bản của Giáo Dục. Điều đó có nghĩa là không ai bị đánh rớt. Nhà trường không còn ra bài thi nữa bởi vì nếu đứa trẻ bị điểm rớt trong toán học hay lịch sử hoặc đánh vần, hay bất cứ môn học nào khác, đứa trẻ đó sẽ mất gía trị tự tin. Và chúng ta không thể để cho đứa trẻ mất gía trị tự tin, do đó chúng ta phải thay đổi các nguyên tắc. Nếu đứa trẻ muốn nói hai cộng với hai là mười hai, hay là hai mươi hai, hoặc bất cứ số nào, “như thế cũng được, chúng ta không nói là nó sai, bởi vì chúng ta đối diện với thành qủa giáo dục căn bản, và mọi học sinh phải được chấp nhận bằng mọi cách và ở mọi hình thức.

Hãy lấy môn đánh vần và tập viết làm thí dụ. Khi tôi còn đi học, chúng tôi đã học Phương Pháp Palmer. Ngày nay các học sinh dường như không học viết đẹp nữa. Tôi có đứa cháu gần ba mươi tuổi với hai bằng cấp về kỹ sư hóa học, có việc làm tốt, lương cao, và khi nó viết thì viết giống như tôi ở trình độ lớp một. Một lần tôi nhờ nó viết một vấn đề. Nó đã viết ra và tôi không thể đọc được. Nó hoàn tòan không thể nhận ra được. Tôi bảo nó viết chữ ký của nó ra giấy. Tôi cũng đã không đọc được, bời vì nó không biết viết. Chính các bạn hãy thử nghiệm xem. Hãy hỏi con của các bạn hay một người bà con hai mươi lăm tuổi hay trẻ hơn xem nó có viết ra được trên trang giấy một đoạn văn từ tờ nhật báo, và thử xem bạn có đọc được điều nó viết ra hay không. Rất có thể là bạn sẽ thấy thật khó đọc, bởi vì chúng ta không đòi hỏi người ta phải làm theo cái tối căn bản, chân lý và sự thực tế của đời sống.

Thành Qủa Căn Bản Luân Lý

Cũng giống như thế trong liên quan đến con người và luân lý. Chúng ta có thành qủa căn bản luân lý. “Nếu tôi không cảm thấy thích làm điều đó, nếu điều đó không giúp cho tôi cảm thấy thích, thì tôi không phải thi hành.” Đó là thái độ nếu cái này thích thú thì hãy làm. Có hai nguyên tắc luân lý, làm cách này hay làm cách kia. Không có lựa chọn nào khác. Cách thứ nhất là biết các nguyên tắc của luân lý, biết cái gì là đúng, và biết cái gì là sai; do đó chúng ta làm theo cái thực tế, theo những nguyên tắc tối căn bản của luân lý. Hoặc thái độ khác là thay đổi các nguyên tắc để làm theo suy nghĩ riêng của mình: nếu một người nghĩ cho điều nào đó là đúng, thì họ phải làm theo điều đúng đó, nếu họ không thích điều đó thì họ làm theo cái họ thích hơn là cái họ nghĩ là đúng. Người ta thay đổi lối suy nghĩ để sống theo cái họ muốn. Điều đó làm cho họ cảm thấy thích. Lối suy nghĩ như thế đang lưu hành trong đất nước chúng ta ngày nay, và trên khắp thế giới, bởi vậy nên chúng ta thay đổi tất cả các nguyên tắc để làm theo cách suy nghĩ của mình hơn là thay đổi lối suy nghĩ và cách sống của chúng ta để làm theo các nguyên tắc luân lý.

Tôi có thể cho các bạn năm mươi lăm thí dụ, nhưng tôi sẽ đan cử một điều. Bây giờ chúng ta có hôn nhân đồng phái tính. Đó là điều hợp pháp ở vài nơi trong đất nước. Và tại sao lại như thế? Bởi vì có một số người muốn như thế. Có một số người sống theo một lối sống riêng mà lối sống đó hoàn toàn sai lạc, hoàn toàn đối nghịch với giáo huấn của Chúa Kitô nhưng họ nói đây là lối sống họ cảm giác thấy, do đó họ phải thay đổi luật lệ. Ngay cả những người trong Giáo Hội cũng suy nghĩ bất đồng, họ không thích cách Giáo Hội dạy thì họ không tuân giữ. Họ nói là Giáo Hội cần phải thay đổi. Những người bất đồng quan điểm trong Giáo Hội nói là Giáo Hội phải thay đổi, để phù hợp với lối suy nghĩ của họ. Chúng ta có nhiều người như thế trong Giáo Hội ngày nay. Luân lý rất chủ quan. “Nếu tôi không thích điều đó, tôi không cần phải quan tâm về nó.”

Thay Đổi Cách Suy Nghĩ

Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta có câu truyện của Gioan Tiền Hô, người đến với dân Is-ra-en và rao giảng Tin Mừng sám hối, ơn cứu độ, và về việc sống theo ý của Thiên Chúa. Các đạo sỹ và Hê-rô-đê cùng những người khác đã sai người đến hỏi Gioan, “Ông nói cái gì thế? Ông là ai chứ? Tại sao ông lại thay đổi cách suy nghĩ của chúng tôi? Tại sao ông lại cố gắng thay đổi chúng tôi? Gioan rao giảng sám hối, cải sửa, thay đổi lối sống của riêng mình để sống theo lối sống của Thiên Chúa. Và họ chất vấn Gioan, ông làm cái gì, tại sao ông lại ăn nói như thế. Gioan Tiền Hô rao giảng chống việc Hê-rô-đê cưới lấy vợ của người anh. Hê-rô-đê không thích nghe điều Gio-an nói cho nên đã ra lệnh giết Gio-an, bằng cách chặt đầu ông.

Gioan đến để dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Đấng Cứu Thế đến thế gian và người ta không thích nghe những điều Ngài nói cho nên họ đã đóng đinh Ngài. Họ đã không thích cách Ngài muốn thay đổi trách nhiệm căn bản của họ đối với giáo huấn của Thiên Chúa, do đó họ đã xử tử Ngài.

Chúng ta sắp sửa mừng việc Chúa Kitô đến vào dịp Giáng Sinh, ngày sinh nhật của ngài. Chúa Kitô đến trần gian, tự hạ chính mình và vâng phục Chúa Cha. Ngài đến để chúng ta được nâng lên hàng thiên tính của ngài. Ngài không đến trần gian để lụy thuộc sự yếu hèn của con người, đem chính ngài qụy xuống đồng hàng vị với chúng ta. Ngài đến để nâng chúng ta lên hàng vị của ngài. Chúa Kitô muốn chúng ta chia sẻ trong sự sống thiên tính của ngài, và vì thế chính chúng ta phải thay đổi và sống theo ý của Thiên Chúa, chứ không phải Thiên Chúa phải thay đổi để làm theo cách suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta mừng lễ Giáng Sinh như là việc Chúa Kitô đến trần gian để ngài có thể nâng chúng ta lên tới tiêu chuẩn của sự sống thiên tính của ngài, không phải là chúng ta lôi kéo ngài xuống tới hàng vị của con người.

Khi chúng ta chuẩn bị mừng sinh nhật của Chúa Kitô, bổn phận của chúng ta là nhìn lên ngài và nói, “Ý của Chúa là gì trong đời sống của con? Chúa muốn gì nơi con? Con phải thay đổi điều gì? Chúng ta phải thay đổi để sống theo ý của Thiên Chúa. Chúng ta phải sống theo nhưng nguyên tắc luân lý, những nguyên tắc của giáo huấn về đức tin, mọi điều mà Chúa Giêsu Kitô đưa đến trần gian. Ngài đến để chúng ta được nâng lên sống theo ngài. Nhưng xã hội lại nói rất nhiều rằng, “Không, Thiên Chúa phải thay đổi. Ngài phải làm theo lối suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta phải lập nên những lý tưởng sống thế nào theo như những điều chúng ta thích hay không thích, và nếu chúng ta không thích giáo huấn của Chúa chúng ta sẽ làm theo ý của chúng ta.” Đó không phải là con đường đúng. Chúng ta phải sống theo Thiên Chúa. Khi chúng ta chuẩn bị lễ Giáng Sinh, chúng ta nhớ rằng Chúa Giêsu Kitô đến sống giữa chúng ta. Chúa Kitô sống với chúng ta, và trong chúng ta. Ngài ở đây lúc này. Ngài chia sẻ sự sống của Ngài với chúng ta qua các bí tích chúng ta lãnh nhận, qua ơn thánh ngài ban cho chúng ta. Do đó, bổn phận của chúng ta là sống theo ngài, nhờ đó chúng ta có thể sống lại cách vinh quang với ngài trong ngày ngài đến lần thứ hai. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.

Thánh Ca : Người Đã Đến

1 nhận xét: