Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật Giáng Sinh :
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Lễ Giáng Sinh " của Linh Mục Phanxicô Đào Trung Hiệu.
HÔM NAY ÐẤNG CỨU THẾ ÐÃ GIÁNG SINH CHO CHÚNG TA
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Ánh sáng bừng lên trong đêm tối
Tại sao Thánh Lễ chính của Lễ Giáng sinh được cử hành ban đêm? Phải chăng vì đó là thời gian thuận tiện cho giáo dân dự lễ? Phải chăng vì bầu khí ban đêm làm cho cuộc lễ thêm phần huyền diệu và thánh thiện (như lời ca "đêm thánh vô cùng")? Phải chăng để cho đúng với sự kiện lịch sử ngày xưa Chúa Giêsu sinh ra ban đêm?
Các lý do trên đều có phần đúng. Nhưng lý do căn bản nhất là: Chúa Giêsu là ánh sáng, Ngài sinh xuống trần gian như Ánh sáng bừng lên trong đêm tối.
Ðêm tối tượng trưng cho tội lỗi, bất hạnh, buồn sầu; Ánh sáng tượng trưng cho ân sủng, hạnh phúc, mừng vui.
Khi sinh xuống trần gian, Chúa Giêsu mang lấy trên mình tất cả tăm tối của loài người với bao tội lỗi, bất hạnh và buồn sầu, nhưng để ban lại cho loài người ánh sáng của Thiên Chúa bao gồm mọi ân sủng, hạnh phúc và mừng vui.
Thực ra, những sử gia còn chưa xác định được Chúa Giêsu sinh ra vào ngày nào tháng nào. Nhưng Giáo Hội đã chọn ngày 25 tháng 12 để cử hành Lễ sinh nhật của Ngài vì hai lý do: a/ Ðây là ngày mà mặt trời chiếu sáng nhất và là ngày dài nhất trong năm; b/ xưa kia ngày này là lễ mừng Thần Mặt trời của người rôma ngoại giáo. Giáo Hội muốn chúng ta hiểu rằng Chúa Giêsu chính là Mặt Trời đích thực đánh tan tối tăm của tội lỗi và sự gian tà.
2. Lễ của người giàu hay của người nghèo?
Trong dịp Lễ Giáng Sinh, người ta chi tiêu rất nhiều: trang hoàng, tiệc mừng, thiệp chúc, quà tặng... Xem ra đây là lễ của người giàu.
Nhưng Ðấng mà người ta mừng sinh nhật thì rất nghèo: cỏ rơm, hang súc vật, tả lót sơ sài... Những khách mời ưu tiên cũng là những người chăn chiên nghèo... Dấu chỉ mà thiên thần cho những người chăn chiên ấy dựa vào để nhận ra Chúa cũng là dấu hiệu nghèo: "Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Ngài: các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ". Vậy đây phải là lễ của người nghèo mới đúng.
Ðể cho Lễ Giáng Sinh có ý nghĩa nghèo, người ta tổ chức thăm viếng, tặng quà, khám bệnh, phát thuốc cho người nghèo...
Thực ra tất cả những việc ấy chỉ mặc cho lễ Giáng Sinh một chút dáng vẻ nghèo mà thôi. Tinh thần nghèo của Lễ Giáng Sinh và của Ðấng giáng sinh phải thấm sâu vào và thể hiện ra:
bằng một lập trường sống không thượng tôn tiền bạc như chúa tể.
bằng một thái độ đối xử tôn trọng và yêu thương người nghèo.
bằng một cách nhìn mới hẳn, thấy chính Chúa trong người nghèo:
"Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Ngài: các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ".
3. Khởi đầu của một cuộc cách mạng
Những cuộc cách mạng thường khởi đầu một cách rất rầm rộ.
Biến cố Chúa Giêsu giáng sinh khởi đầu cho một cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong tất cả các cuộc cách mạng. Tuy nhiên sự khởi đầu này rất im lìm, nhỏ bé, bình thường: một đứa trẻ con nhà nghèo, sinh ra trong thiếu thốn, vào thời điểm âm thầm giữa đêm khuya, tại một nơi hẻo lánh hiu quạnh.
Nhưng suy cho kỹ thì sẽ thấy khởi đầu như vậy mới đúng hướng và vững chắc, vì điều mà Thiên Chúa muốn làm cách mạng thay đổi chính là cách sống ồn ào, vật chất, cao ngạo, tham lam.
Rồi đây, nhà cách mạng Giêsu sẽ tiếp tục lớn lên trong khiêm hạ, sẽ chiêu mộ những đệ tử khiêm hạ, rao giảng một Tin Mừng khiêm hạ... Cuộc cách mạng của Ngài sẽ biến đổi cả thế giới.
Cuộc cách mạng của mỗi người chúng ta cũng phải bắt đầu như thế.
4. Vài mẫu chuyện Giáng sinh
a/ Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta
Một người kia không thể nào tin được việc Ngôi Hai Thiên Chúa cao sang mà xuống thế mang lấy thân phận con người hèn hạ. Vì thế, đêm lễ Giáng sinh ông không cùng vợ con đi nhà thờ dự lễ, mà ở lại nhà.
Sau khi vợ con đã ra đi được một lúc thì trời bắt đầu đổ tuyết. Ông thầm nghĩ: đêm nay lễ Giáng sinh, ước gì tuyết rơi trắng hết mọi nơi. Một lúc sau, ông nghe một tiếng sột soạt, rồi tiếp theo là một tiếng nữa, và nhiều tiếng nữa, giống như có ai đó ném tuyết vào cửa sổ. Ông mở cửa nhà bước ra xem. Thì ra là một đàn chim đang lao đao trong mưa tuyết muốn bay vào cửa sổ nhà ông để tìm chỗ trú.
- "Tội nghiệp những chú chim nhỏ bé. Mình phải tìm cách giúp chúng mới được". Ông chợt nghĩ đến nhà kho của mình. Ông mặc áo ấm vào, đi ra cái kho sau nhà, mở cửa và gọi chúng vào. Nhưng bầy chim vẫn đứng im.
- "Hay là chúng không thấy lối". Ông bật đèn nhà kho lên. Rồi trở ra gọi chúng. Chúng vẫn đứng im.
- "Lạ thế! Hay mình đi lùa chúng vào". Thế là ông đi đến chỗ cửa sổ, đưa tay lùa. Lũ chim chẳng những không bay theo hướng ông lùa, mà còn bay trốn tán loạn.
Cuối cùng ông mới hiểu ra: "Chúng sợ mình, vì chúng lạ với mình. Phải chi mình giống như chúng thì khi mình đến gần chúng sẽ không sợ nữa."
Ðúng lúc đó, một lời Tin Mừng từ nhà thờ vọng đến tai ông: "Ngôi Lời đã trở thành xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta". Ông quỳ gối xuống và thưa: "Lạy Chúa, bây giờ con đã hiểu tại sao Chúa giáng sinh làm người như chúng con".
b/ Món quà giáng sinh
Một đôi vợ chồng trẻ, Gim và Ðêla, tuy nghèo tiền của nhưng rất giàu tình thương đối với nhau. Giáng sinh sắp tới, Ðêla tự hỏi phải tặng Gim món quà gì đây. Nàng muốn tặng chàng sợi dây cho chiếc đồng hồ của chàng. Nhưng nàng không có đủ tiền để mua. Vì thế nàng nẩy sinh một sáng kiến: Nàng có bộ tóc dài rất đẹp, nàng rất quý nó và rất hãnh diện vì nó. Nàng quyết định cắt ngắn bộ tóc và đem bán để mua cho Gim sợi dây đồng hồ.
Hôm áp lễ giáng sinh, từ phố về, nàng cầm trong tay một chiếc hộp rất đẹp đựng sợi dây đồng hồ mạ vàng mà nàng vừa sắm được bằng mái tóc của mình. Bỗng nhiên Ðêla cảm thấy lo lắng. Nàng biết Gim rất quý mái tóc dài của nàng. Nàng tự hỏi không biết Gim có buồn vì nàng cắt và bán nó đi hay không. Về tới nhà, Ðêla mở cửa và thấy Gim đang đợi nàng. Tay chàng cầm một cái hộp thật đẹp đựng món quà chàng mới mua cho nàng. Khi nhìn thấy mái tóc ngắn của vợ, Gim như muốn khóc, nhưng chàng không nói gì cả. Cố trấn tỉnh, chàng trao cho nàng chiếc hộp xinh xắn. Mở hộp ra, Ðêla rất đỗi bàng hoàng. Trong hộp là một bộ lược chải tóc bằng xà cừ rất đẹp. Còn chàng, khi mở món quà vừa nhận được từ tay vợ, Gim cũng ngỡ ngàng không kém. Chính lúc đó Ðêla mới nhận ra rằng Gim đã bán chiếc đồng hồ vàng, món đồ quý nhất của anh, để mua lược chải tóc tặng nàng. Phút chốc cả hai đều hiểu rằng họ đã tặng nhau những gì quý giá nhất. Họ đã hy sinh tất cả cho nhau. (Trích "Món quà Giáng sinh" )
Thánh Ca : Cao Cung Lên
KHÁM PHÁ CỦA EMMANUEL
Cha Mark Link, S.J.
Chủ đề: Giáng sinh chính là việc Thiên Chúa ngỏ lời với con người: "Ta yêu các con tới độ đã ban cho các con chính Con độc nhất của Ta. Các con cũng hãy yêu thương nhau như chính Ta đã yêu thương các con".
Ngày xưa, có một chú bé Phi Châu tên là Emmanuel. Chú ta luôn luôn tò mò thắc mắc. Ngày nọ chú hỏi thầy giáo: "Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng nào?" Thầy giáo chỉ biết gãi đầu và nói: "Thú thực là thầy không biết". Sau đó Emmanuel đi hỏi các nhà trí thức trong làng nhưng họ cũng chẳng biết. Thế là chú ta càng lúc càng tò mò thắc mắc hơn, chú dạo quanh khắp vùng dọ hỏi các bậc thức giả ở những làng khác: "Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng nào?". Nhưng họ cũng chỉ biết lắc đầu mà thôi. Tuy nhiên, Emmanuel vẫn tin chắc có người biết điều ấy. Vì thế chú lên đường đến những quốc gia và cả những đại lục khác để tìm hỏi, nhưng ở đâu chú cũng chẳng nhận được câu trả lời.
Một đêm nọ sau khi bị kiệt sức vì đi quá nhiều nơi, Emmanuel đến được một ngôi làng nọ, tên là Belem. Chú cố tìm chỗ nghỉ đêm trong các quán trọ, nhưng tất cả các quán đều đã đầy người. Vì thế chú quyết định tìm một cái hang ngoài thành để trú đêm. Cuối cùng quá nửa đêm chú mới tìm được một cái hang. Nhưng khi bước vào hang, chú nhận ra chiếc hang đá có một đôi vợ chồng và một hài nhi đang trú ngụ. Nhìn thấy chú, bà mẹ trẻ liền nói: "Hân hạnh đón chào Emmanuel, chúng ta đang mong chờ con". Chú bé quá sửng sốt làm sao bà này biết tên chú? Và chú càng ngạc nhiên hơn khi nghe bà ấy nói: "Đã từ lâu, con đã tìm kiếm khắp thế giới để hỏi xem Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng nào. Giờ đây hành trình của con kể như đã đến đích, đêm nay chính mắt con sẽ thấy được Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng nào. Ngài nói bằng ngôn ngữ của tình yêu. Thiên Chúa quá yêu thương thế gian đến nỗi ban cho thế gian Con Một của Ngài" (Ga 3: 16).
Trái tim Emmanuel trào dâng niềm xúc động, chú vội quì gối xuống trước hài nhi và mừng rỡ bật khóc. Giờ đây chú đã biết rằng Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng của tình yêu, thứ tiếng mà mọi người thuộc bất kỳ dân tộc hay thời đại nào cũng đều có thể hiểu được.
Và thế là Emmanuel ở đó vài ngày để giúp đỡ Đức Maria và thánh Giuse. Sau đó đến lúc chú phải chia tay để đi loan báo cho mọi người "Tin Mừng" về thứ ngôn ngữ Chúa dùng, Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng của tình yêu. Lủi thủi một mình, Emmanuel vừa rảo bước vừa suy nghĩ: "Nếu tôi muốn kể cho mọi người biết Chúa dùng thứ tiếng nào để nói, thì chính tôi cũng phải nói bằng thứ tiếng Chúa nói, tức ngôn ngữ của tình yêu. Bởi vì đó chính là thứ tiếng duy nhất mà mọi người trên thế gian đều hiểu được" và kể từ ngày đó trở đi, Emmanuel bắt đầu nói bằng ngôn ngữ của Thiên Chúa tức là ngôn ngữ của tình yêu.
Điều Emmanuel khám phá ra quả thật thú vị khi anh chị em nói với mọi người bằng thứ tiếng của tình yêu, thì họ cũng sẽ nói lại với anh chị em bằng thứ tiếng của tình yêu. Thế rồi, họ bỗng nhiên khám phá ra rằng nói bằng thứ tiếng ấy hơn biết bao nhiêu: và một khi họ đã khám phá ra điều ấy, họ sẽ không bao giờ trở lại nói thứ tiếng xưa kia của họ nữa.
Vậy thì khi Emmanuel lên đường trở về nhà, chúng ta có thể noi theo bước chú, bởi vì chú đã để lại đàng sau chú một chuỗi phố phường làng mạc, nơi đó người ta bắt đầu nói bằng ngôn ngữ của tình yêu. Về sau, khi có người kể lại cho Emmanuel những điều đã xảy đến trong các phố xá làng mạc nơi chú đã đi qua, thì chú lại khám phá ra một điều kỳ diệu thứ hai đó là khi trao ban cho thế gian Con Một của Ngài, Thiên Chúa đã muốn dạy cho mọi người nói chung một thứ ngôn ngữ tức là ngôn ngữ của tình yêu. Ngài biết rằng một khi người ta bắt đầu nói ngôn ngữ ấy, họ sẽ không còn trở lại nói thứ ngôn ngữ xưa kia của họ nữa. Ngài còn biết rằng một khi người ta bắt đầu nói bằng ngôn ngữ của Tình yêu thì những điều kỳ diệu sẽ lập tức xuất hiện khắp nơi. Mọi quốc gia sẽ chia sẻ mọi nguồn lợi, và tài năng cho nhau, mọi chủng tộc sẽ đối xử với nhau bằng lòng tôn kính, mọi gia đình sẽ hoà thuận thương yêu nhau, khắp nơi mọi người sẽ bắt chặt tay nhau trong tình thân hữu.
Lúc đó, lời hứa của Ngài qua miệng ngôn sứ Isaia sẽ thực sự được thể hiện: "Gốc Jesse nẩy sinh một chồi và từ rễ ấy một nụ bông hé nở. Thần Trí Chúa sẽ ngự xuống trên Ngài: Thần Trí khôn ngoan và thông hiểu. Bấy giờ sói sẽ là khách của chiên, báo sẽ nằm chung với trẻ nít, bò cái và gấu sẽ là láng giềng với nhau, lũ con của chúng sẽ nghỉ ngơi bên nhau; sư tử sẽ ăn cỏ giống như bò đực và trẻ nít sẽ vui đùa bên hang rắn độc…. sẽ không còn tai hoạ hay hoang tàn trên núi thánh của Ta, bởi vì mặt đất sẽ ngập tràn sự hiểu biết về Chúa khác nào nước phủ khắp đại dương" (Is 11: 1-2, 6-9)
Lạy Chúa, xin giúp tất cả chúng con đang hiện diện nơi đây khám phá ra điều mà chú bé Emmanuel đã tìm thấy. Xin giúp chúng con khám phá ra ngôn ngữ của tình yêu và biết dạy cho tha nhân thứ ngôn ngữ này. Xin cho chúng con góp phần hối thúc cho ngày ấy chóng đến, cái ngày mà mọi dân tộc đều biết chia xẻ cho nhau, mọi chủng tộc đều biết tương trợ lẫn nhau, mọi gia đình biết yêu mến nhau và mọi người đều biết thắt chặt tay nhau trong tình thân hữu.
Xin giúp chúng con góp phần hối thúc cho ngày ấy chóng đến, cái ngày mà "hoà bình thực sự ngự trị trên trái đất" và "thiện chí" toả lần đến mọi người.
Thánh Ca : Đêm Thánh Vô Cùng
CHÚA GIÊSU KITÔ ĐẾN CHO BẠN
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Trước hết, tôi muốn bày tỏ những nguyện ước của tôi đến với tất cả qúi anh chị em lời chúc mừng Lễ Giáng Sinh, không phải chỉ trong mùa Giáng Sinh này, nhưng tất cả mọi ngày trong đời sống. Và tôi chúc cho tất cả các em nhỏ đều được đồ chơi “Tickle Me Elmo.” Không chắc chắn, nhưng biết đâu được.
Có một số sự thật căn bản chúng ta biết chắc chắn. Chúng ta biết là Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ. Nếu tối nay trời không mưa, thì sẽ có vầng trăng tròn và qúi vị sẽ có thể nhìn thấy trăng khi đi vào nhà thờ. Quí vị sẽ có thể nhìn thấy các vì sao, các giải ngân hà của vũ trụ. Tất cả chúng ta biết là Thiên Chúa đã tạo dựng nên muôn vàn tinh tú này. Thiên Chúa tạo dựng nên tất cả những gì hiện hữu trong vũ trụ. Chúng ta cũng biết là Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta. Thiên Chúa tạo dựng nên A-dong và E-và. Ngài đã đặt họ trong vườn địa đàng, và họ đã tự ý chọn chối bỏ Thiên Chúa. Họ đã bị ma qủi lừa gạt nhưng sự thật là họ đã chọn chối bỏ Thiên Chúa.
Khát Vọng Siêu Nhiên
Nếu các nhà khoa học đúng, con người đã hiện diện trên trái đất hàng bao nhiêu trăm ngàn năm, con cháu của A-dong và E-và, và trong tất cả những thời gian đó, họ đã sống trong tối tăm, họ không biết gì về Thiên Chúa, họ đã chối bỏ Thiên Chúa. Người ta nhìn lên bầu trời và thấy các vì sao và mặt trăng cùng tất cả những những cái vinh quang khác của tạo vật và họ đã muốn chúng đến gần với họ, họ đã muốn Thiên Chúa đến gần với họ để họ có thể biết Ngài, hiểu Ngài. Nhưng Thiên Chúa vẫn xa vời đối với họ. Bởi thế họ bắt đầu tôn thờ mặt trời, mặt trăng, các vì sao, các thần tượng và quái vật hoặc bất cứ cái gì khác, bởi vì họ muốn một cái gì thực tế ngay ở đây lúc này, một cái gì mà họ có thể trông thấy, cái gì để họ có thể bày tỏ phong cách của họ ra. Họ bắt đầu suy nghĩ theo những cái đó như sự bày tỏ lòng khát khao của họ, cái họ muốn từ nơi thẩm sâu bên trong, lòng khát vọng sự sống viên mãn.
Nó là một sự thật đối với mọi người, ai trong chúng ta cũng biết. Chúng ta không cần phải được dạy, chúng ta không phải đi qua các chương trình giáo dục, chúng ta biết có cái gì đó vượt xa hơn là cái ở bên trong chúng ta; có cái gì đó lớn lao hơn những thứ ở trần gian này; có cái gì đó cao xa hơn là những vì sao và mặt trăng và mọi thứ khác chúng ta nhìn thấy. Chúng ta muốn đưa nó xuống đồng hàng với mình, chúng ta cố gắng đem cái thực tại của mầu nhiệm về Thiên Chúa xuống đồng hàng với sự hiểu biết của chúng ta. Lý do tại sao người ta tôn thờ mặt trời và mặt trăng cùng những vì sao tinh tú trên trời bởi vì những cái đó là những cái họ nhìn thấy.
Giải Đáp Khát Vọng
Từ khoảng hai ngàn năm trước Chúa Kitô giáng sinh, Thiên Chúa đã quyết định rằng ngài sẽ cho nhân loại biết về ngài. Ngài sẽ đến với trần gian. Nhưng ngài phải chuẩn bị trước cho một dân tộc. Do đó ngài đã kêu gọi A-bra-ham, gần hai ngàn năm trước Chúa Kitô, và ngài đã nói, “Ta sẽ ban cho ngươi và con cháu ngươi Đấng Cứu Thế, người sẽ đến trần gian để nhờ đó các ngươi có thể nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của các ngươi.” Ngài đã chuẩn bị một dân tộc trong thời gian gần hai ngàn năm để Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế đến.
Hôm nay chúng ta mừng sự thật về ngày sinh nhật của Chúa Giêsu Kitô. Đó là một việc hoàn tất lớn lao cho chúng ta bởi vì Thiên Chúa đã xuống trần. Ngài đã mặc lấy bản tính nhân loại để chúng ta có thể trông thấy ngài, chúng ta có thể cảm nhận ngài, chúng ta có thể động chạm đến ngài, chúng ta có thể tham dự vào đời sống của ngài, nhờ đó ngài biết chúng ta và chúng ta biết ngài, để chúng ta có thể tiến đến việc hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô và được cứu rỗi. Đây chính là lý do chúng ta được tạo dựng. Chúng ta được tạo dựng là để sống với Thiên Chúa mãi mãi. Chúa Giêsu Kitô đến trần gian và làm cho chúng ta nhận biết ơn cứu độ của chúng ta sắp đến.
Chúng ta mừng lễ Giáng Sinh với nhận thức rằng Chúa Giêsu Kitô đã giáng trần. Thiên Chúa mặc lấy bản tính nhân loại của chúng ta. Chúa Giêsu Kitô trở nên một người phàm cho dù ngài là Thiên Chúa. Ngài muôn đời là Thiên Chúa. Ngài là đấng đã dựng nên thế giới. Ngài là đấng đã dựng nên A-dong và E-và. Ngài là đấng đã làm tất cả những việc vĩ đại này mà chúng ta không thể hiểu được, và bây giờ ngài xuống thế để tỏ mình ra cho chúng ta để chúng ta có thể biết ngài, có sự hiểu biết về ngài và được cứu rỗi.
Thật đáng buồn, nhiều người lại nghĩ, “Ô! Điều đó nghe qúa đơn giản. Không phải như vậy, nó không thể đơn giản như thế.” Do đó, lại một lần nữa, giống như A-dong và E-và, họ chối bỏ Thiên Chúa. Họ đi tìm những thứ ở trần gian này, họ sáng lập một cộng đoàn mới, một thế hệ mới, một luân lý mới, bởi vì họ không thể hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa giáng trần. Họ không tìm kiếm viễn cảnh của Thiên Đàng.
Tìm Nhận Ra Đấng Cứu Thế
Nhưng chúng ta những người Công Giáo mừng sự thật là Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô đã đến để cứu chuộc chúng ta, các bạn và tôi và mọi người khác trong thế gian này. Ngài không đến để thiết lập một triều đại mới, một vương quốc mới. Ngài đã đến trần gian cho bạn và cho bạn, cho bạn và cho tôi, cho riêng mỗi người chúng ta, nhờ đó chúng ta có thể có sự hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô. Và khi chúng ta uốn mình đi theo ngài, mỗi người chúng ta trở nên môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, chu toàn ý của Thiên Chúa và biết được thực tại của Thiên Chúa nhiệm mầu.
Hôm nay là cơ hội để chúng ta nhìn nhận rằng Chúa Giêsu Kitô ở với chúng ta, và cái chúng ta phải làm là tìm nhận ra ngài. Nếu chúng ta đến với ngài, ngài sẽ ban cho chúng ta đầy tràn niềm hy vọng, đầy tràn đức tin, đầy tràn tình yêu, đầy tràn sức sống, do đó khi chúng ta uốn mình đi theo ngài chúng ta sẽ trở nên giống như tính của ngài.
Trong ngày lễ Giáng Sinh hãy nhớ là Chúa Giêsu Kitô ở đây với bạn. Không phải là cho thế gian, không phải là cho quốc gia, không phải là cho một vương quốc, nhưng cho bạn và cho tôi. Nếu chúng ta muốn chia sẻ đầy đủ đời sống của Thiên Chúa, hãy đến nhận biết Chúa Kitô và được cứu rỗi; chúng ta phải uốn mình đi theo ngài. Chúng ta phải biết ngài, chu toàn ý muốn của ngài, thay đổi đời sống, gạt bỏ bóng tối của trần gian để chúng ta có thể tiếp cận với niềm hy vọng hạnh phúc vĩnh cửu. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.
Thánh Ca : Người Đã Đến
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Lễ Giáng Sinh " của Linh Mục Phanxicô Đào Trung Hiệu.
HÔM NAY ÐẤNG CỨU THẾ ÐÃ GIÁNG SINH CHO CHÚNG TA
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Ánh sáng bừng lên trong đêm tối
Tại sao Thánh Lễ chính của Lễ Giáng sinh được cử hành ban đêm? Phải chăng vì đó là thời gian thuận tiện cho giáo dân dự lễ? Phải chăng vì bầu khí ban đêm làm cho cuộc lễ thêm phần huyền diệu và thánh thiện (như lời ca "đêm thánh vô cùng")? Phải chăng để cho đúng với sự kiện lịch sử ngày xưa Chúa Giêsu sinh ra ban đêm?
Các lý do trên đều có phần đúng. Nhưng lý do căn bản nhất là: Chúa Giêsu là ánh sáng, Ngài sinh xuống trần gian như Ánh sáng bừng lên trong đêm tối.
Ðêm tối tượng trưng cho tội lỗi, bất hạnh, buồn sầu; Ánh sáng tượng trưng cho ân sủng, hạnh phúc, mừng vui.
Khi sinh xuống trần gian, Chúa Giêsu mang lấy trên mình tất cả tăm tối của loài người với bao tội lỗi, bất hạnh và buồn sầu, nhưng để ban lại cho loài người ánh sáng của Thiên Chúa bao gồm mọi ân sủng, hạnh phúc và mừng vui.
Thực ra, những sử gia còn chưa xác định được Chúa Giêsu sinh ra vào ngày nào tháng nào. Nhưng Giáo Hội đã chọn ngày 25 tháng 12 để cử hành Lễ sinh nhật của Ngài vì hai lý do: a/ Ðây là ngày mà mặt trời chiếu sáng nhất và là ngày dài nhất trong năm; b/ xưa kia ngày này là lễ mừng Thần Mặt trời của người rôma ngoại giáo. Giáo Hội muốn chúng ta hiểu rằng Chúa Giêsu chính là Mặt Trời đích thực đánh tan tối tăm của tội lỗi và sự gian tà.
2. Lễ của người giàu hay của người nghèo?
Trong dịp Lễ Giáng Sinh, người ta chi tiêu rất nhiều: trang hoàng, tiệc mừng, thiệp chúc, quà tặng... Xem ra đây là lễ của người giàu.
Nhưng Ðấng mà người ta mừng sinh nhật thì rất nghèo: cỏ rơm, hang súc vật, tả lót sơ sài... Những khách mời ưu tiên cũng là những người chăn chiên nghèo... Dấu chỉ mà thiên thần cho những người chăn chiên ấy dựa vào để nhận ra Chúa cũng là dấu hiệu nghèo: "Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Ngài: các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ". Vậy đây phải là lễ của người nghèo mới đúng.
Ðể cho Lễ Giáng Sinh có ý nghĩa nghèo, người ta tổ chức thăm viếng, tặng quà, khám bệnh, phát thuốc cho người nghèo...
Thực ra tất cả những việc ấy chỉ mặc cho lễ Giáng Sinh một chút dáng vẻ nghèo mà thôi. Tinh thần nghèo của Lễ Giáng Sinh và của Ðấng giáng sinh phải thấm sâu vào và thể hiện ra:
bằng một lập trường sống không thượng tôn tiền bạc như chúa tể.
bằng một thái độ đối xử tôn trọng và yêu thương người nghèo.
bằng một cách nhìn mới hẳn, thấy chính Chúa trong người nghèo:
"Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Ngài: các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ".
3. Khởi đầu của một cuộc cách mạng
Những cuộc cách mạng thường khởi đầu một cách rất rầm rộ.
Biến cố Chúa Giêsu giáng sinh khởi đầu cho một cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong tất cả các cuộc cách mạng. Tuy nhiên sự khởi đầu này rất im lìm, nhỏ bé, bình thường: một đứa trẻ con nhà nghèo, sinh ra trong thiếu thốn, vào thời điểm âm thầm giữa đêm khuya, tại một nơi hẻo lánh hiu quạnh.
Nhưng suy cho kỹ thì sẽ thấy khởi đầu như vậy mới đúng hướng và vững chắc, vì điều mà Thiên Chúa muốn làm cách mạng thay đổi chính là cách sống ồn ào, vật chất, cao ngạo, tham lam.
Rồi đây, nhà cách mạng Giêsu sẽ tiếp tục lớn lên trong khiêm hạ, sẽ chiêu mộ những đệ tử khiêm hạ, rao giảng một Tin Mừng khiêm hạ... Cuộc cách mạng của Ngài sẽ biến đổi cả thế giới.
Cuộc cách mạng của mỗi người chúng ta cũng phải bắt đầu như thế.
4. Vài mẫu chuyện Giáng sinh
a/ Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta
Một người kia không thể nào tin được việc Ngôi Hai Thiên Chúa cao sang mà xuống thế mang lấy thân phận con người hèn hạ. Vì thế, đêm lễ Giáng sinh ông không cùng vợ con đi nhà thờ dự lễ, mà ở lại nhà.
Sau khi vợ con đã ra đi được một lúc thì trời bắt đầu đổ tuyết. Ông thầm nghĩ: đêm nay lễ Giáng sinh, ước gì tuyết rơi trắng hết mọi nơi. Một lúc sau, ông nghe một tiếng sột soạt, rồi tiếp theo là một tiếng nữa, và nhiều tiếng nữa, giống như có ai đó ném tuyết vào cửa sổ. Ông mở cửa nhà bước ra xem. Thì ra là một đàn chim đang lao đao trong mưa tuyết muốn bay vào cửa sổ nhà ông để tìm chỗ trú.
- "Tội nghiệp những chú chim nhỏ bé. Mình phải tìm cách giúp chúng mới được". Ông chợt nghĩ đến nhà kho của mình. Ông mặc áo ấm vào, đi ra cái kho sau nhà, mở cửa và gọi chúng vào. Nhưng bầy chim vẫn đứng im.
- "Hay là chúng không thấy lối". Ông bật đèn nhà kho lên. Rồi trở ra gọi chúng. Chúng vẫn đứng im.
- "Lạ thế! Hay mình đi lùa chúng vào". Thế là ông đi đến chỗ cửa sổ, đưa tay lùa. Lũ chim chẳng những không bay theo hướng ông lùa, mà còn bay trốn tán loạn.
Cuối cùng ông mới hiểu ra: "Chúng sợ mình, vì chúng lạ với mình. Phải chi mình giống như chúng thì khi mình đến gần chúng sẽ không sợ nữa."
Ðúng lúc đó, một lời Tin Mừng từ nhà thờ vọng đến tai ông: "Ngôi Lời đã trở thành xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta". Ông quỳ gối xuống và thưa: "Lạy Chúa, bây giờ con đã hiểu tại sao Chúa giáng sinh làm người như chúng con".
b/ Món quà giáng sinh
Một đôi vợ chồng trẻ, Gim và Ðêla, tuy nghèo tiền của nhưng rất giàu tình thương đối với nhau. Giáng sinh sắp tới, Ðêla tự hỏi phải tặng Gim món quà gì đây. Nàng muốn tặng chàng sợi dây cho chiếc đồng hồ của chàng. Nhưng nàng không có đủ tiền để mua. Vì thế nàng nẩy sinh một sáng kiến: Nàng có bộ tóc dài rất đẹp, nàng rất quý nó và rất hãnh diện vì nó. Nàng quyết định cắt ngắn bộ tóc và đem bán để mua cho Gim sợi dây đồng hồ.
Hôm áp lễ giáng sinh, từ phố về, nàng cầm trong tay một chiếc hộp rất đẹp đựng sợi dây đồng hồ mạ vàng mà nàng vừa sắm được bằng mái tóc của mình. Bỗng nhiên Ðêla cảm thấy lo lắng. Nàng biết Gim rất quý mái tóc dài của nàng. Nàng tự hỏi không biết Gim có buồn vì nàng cắt và bán nó đi hay không. Về tới nhà, Ðêla mở cửa và thấy Gim đang đợi nàng. Tay chàng cầm một cái hộp thật đẹp đựng món quà chàng mới mua cho nàng. Khi nhìn thấy mái tóc ngắn của vợ, Gim như muốn khóc, nhưng chàng không nói gì cả. Cố trấn tỉnh, chàng trao cho nàng chiếc hộp xinh xắn. Mở hộp ra, Ðêla rất đỗi bàng hoàng. Trong hộp là một bộ lược chải tóc bằng xà cừ rất đẹp. Còn chàng, khi mở món quà vừa nhận được từ tay vợ, Gim cũng ngỡ ngàng không kém. Chính lúc đó Ðêla mới nhận ra rằng Gim đã bán chiếc đồng hồ vàng, món đồ quý nhất của anh, để mua lược chải tóc tặng nàng. Phút chốc cả hai đều hiểu rằng họ đã tặng nhau những gì quý giá nhất. Họ đã hy sinh tất cả cho nhau. (Trích "Món quà Giáng sinh" )
Thánh Ca : Cao Cung Lên
KHÁM PHÁ CỦA EMMANUEL
Cha Mark Link, S.J.
Chủ đề: Giáng sinh chính là việc Thiên Chúa ngỏ lời với con người: "Ta yêu các con tới độ đã ban cho các con chính Con độc nhất của Ta. Các con cũng hãy yêu thương nhau như chính Ta đã yêu thương các con".
Ngày xưa, có một chú bé Phi Châu tên là Emmanuel. Chú ta luôn luôn tò mò thắc mắc. Ngày nọ chú hỏi thầy giáo: "Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng nào?" Thầy giáo chỉ biết gãi đầu và nói: "Thú thực là thầy không biết". Sau đó Emmanuel đi hỏi các nhà trí thức trong làng nhưng họ cũng chẳng biết. Thế là chú ta càng lúc càng tò mò thắc mắc hơn, chú dạo quanh khắp vùng dọ hỏi các bậc thức giả ở những làng khác: "Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng nào?". Nhưng họ cũng chỉ biết lắc đầu mà thôi. Tuy nhiên, Emmanuel vẫn tin chắc có người biết điều ấy. Vì thế chú lên đường đến những quốc gia và cả những đại lục khác để tìm hỏi, nhưng ở đâu chú cũng chẳng nhận được câu trả lời.
Một đêm nọ sau khi bị kiệt sức vì đi quá nhiều nơi, Emmanuel đến được một ngôi làng nọ, tên là Belem. Chú cố tìm chỗ nghỉ đêm trong các quán trọ, nhưng tất cả các quán đều đã đầy người. Vì thế chú quyết định tìm một cái hang ngoài thành để trú đêm. Cuối cùng quá nửa đêm chú mới tìm được một cái hang. Nhưng khi bước vào hang, chú nhận ra chiếc hang đá có một đôi vợ chồng và một hài nhi đang trú ngụ. Nhìn thấy chú, bà mẹ trẻ liền nói: "Hân hạnh đón chào Emmanuel, chúng ta đang mong chờ con". Chú bé quá sửng sốt làm sao bà này biết tên chú? Và chú càng ngạc nhiên hơn khi nghe bà ấy nói: "Đã từ lâu, con đã tìm kiếm khắp thế giới để hỏi xem Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng nào. Giờ đây hành trình của con kể như đã đến đích, đêm nay chính mắt con sẽ thấy được Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng nào. Ngài nói bằng ngôn ngữ của tình yêu. Thiên Chúa quá yêu thương thế gian đến nỗi ban cho thế gian Con Một của Ngài" (Ga 3: 16).
Trái tim Emmanuel trào dâng niềm xúc động, chú vội quì gối xuống trước hài nhi và mừng rỡ bật khóc. Giờ đây chú đã biết rằng Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng của tình yêu, thứ tiếng mà mọi người thuộc bất kỳ dân tộc hay thời đại nào cũng đều có thể hiểu được.
Và thế là Emmanuel ở đó vài ngày để giúp đỡ Đức Maria và thánh Giuse. Sau đó đến lúc chú phải chia tay để đi loan báo cho mọi người "Tin Mừng" về thứ ngôn ngữ Chúa dùng, Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng của tình yêu. Lủi thủi một mình, Emmanuel vừa rảo bước vừa suy nghĩ: "Nếu tôi muốn kể cho mọi người biết Chúa dùng thứ tiếng nào để nói, thì chính tôi cũng phải nói bằng thứ tiếng Chúa nói, tức ngôn ngữ của tình yêu. Bởi vì đó chính là thứ tiếng duy nhất mà mọi người trên thế gian đều hiểu được" và kể từ ngày đó trở đi, Emmanuel bắt đầu nói bằng ngôn ngữ của Thiên Chúa tức là ngôn ngữ của tình yêu.
Điều Emmanuel khám phá ra quả thật thú vị khi anh chị em nói với mọi người bằng thứ tiếng của tình yêu, thì họ cũng sẽ nói lại với anh chị em bằng thứ tiếng của tình yêu. Thế rồi, họ bỗng nhiên khám phá ra rằng nói bằng thứ tiếng ấy hơn biết bao nhiêu: và một khi họ đã khám phá ra điều ấy, họ sẽ không bao giờ trở lại nói thứ tiếng xưa kia của họ nữa.
Vậy thì khi Emmanuel lên đường trở về nhà, chúng ta có thể noi theo bước chú, bởi vì chú đã để lại đàng sau chú một chuỗi phố phường làng mạc, nơi đó người ta bắt đầu nói bằng ngôn ngữ của tình yêu. Về sau, khi có người kể lại cho Emmanuel những điều đã xảy đến trong các phố xá làng mạc nơi chú đã đi qua, thì chú lại khám phá ra một điều kỳ diệu thứ hai đó là khi trao ban cho thế gian Con Một của Ngài, Thiên Chúa đã muốn dạy cho mọi người nói chung một thứ ngôn ngữ tức là ngôn ngữ của tình yêu. Ngài biết rằng một khi người ta bắt đầu nói ngôn ngữ ấy, họ sẽ không còn trở lại nói thứ ngôn ngữ xưa kia của họ nữa. Ngài còn biết rằng một khi người ta bắt đầu nói bằng ngôn ngữ của Tình yêu thì những điều kỳ diệu sẽ lập tức xuất hiện khắp nơi. Mọi quốc gia sẽ chia sẻ mọi nguồn lợi, và tài năng cho nhau, mọi chủng tộc sẽ đối xử với nhau bằng lòng tôn kính, mọi gia đình sẽ hoà thuận thương yêu nhau, khắp nơi mọi người sẽ bắt chặt tay nhau trong tình thân hữu.
Lúc đó, lời hứa của Ngài qua miệng ngôn sứ Isaia sẽ thực sự được thể hiện: "Gốc Jesse nẩy sinh một chồi và từ rễ ấy một nụ bông hé nở. Thần Trí Chúa sẽ ngự xuống trên Ngài: Thần Trí khôn ngoan và thông hiểu. Bấy giờ sói sẽ là khách của chiên, báo sẽ nằm chung với trẻ nít, bò cái và gấu sẽ là láng giềng với nhau, lũ con của chúng sẽ nghỉ ngơi bên nhau; sư tử sẽ ăn cỏ giống như bò đực và trẻ nít sẽ vui đùa bên hang rắn độc…. sẽ không còn tai hoạ hay hoang tàn trên núi thánh của Ta, bởi vì mặt đất sẽ ngập tràn sự hiểu biết về Chúa khác nào nước phủ khắp đại dương" (Is 11: 1-2, 6-9)
Lạy Chúa, xin giúp tất cả chúng con đang hiện diện nơi đây khám phá ra điều mà chú bé Emmanuel đã tìm thấy. Xin giúp chúng con khám phá ra ngôn ngữ của tình yêu và biết dạy cho tha nhân thứ ngôn ngữ này. Xin cho chúng con góp phần hối thúc cho ngày ấy chóng đến, cái ngày mà mọi dân tộc đều biết chia xẻ cho nhau, mọi chủng tộc đều biết tương trợ lẫn nhau, mọi gia đình biết yêu mến nhau và mọi người đều biết thắt chặt tay nhau trong tình thân hữu.
Xin giúp chúng con góp phần hối thúc cho ngày ấy chóng đến, cái ngày mà "hoà bình thực sự ngự trị trên trái đất" và "thiện chí" toả lần đến mọi người.
Thánh Ca : Đêm Thánh Vô Cùng
CHÚA GIÊSU KITÔ ĐẾN CHO BẠN
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Trước hết, tôi muốn bày tỏ những nguyện ước của tôi đến với tất cả qúi anh chị em lời chúc mừng Lễ Giáng Sinh, không phải chỉ trong mùa Giáng Sinh này, nhưng tất cả mọi ngày trong đời sống. Và tôi chúc cho tất cả các em nhỏ đều được đồ chơi “Tickle Me Elmo.” Không chắc chắn, nhưng biết đâu được.
Có một số sự thật căn bản chúng ta biết chắc chắn. Chúng ta biết là Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ. Nếu tối nay trời không mưa, thì sẽ có vầng trăng tròn và qúi vị sẽ có thể nhìn thấy trăng khi đi vào nhà thờ. Quí vị sẽ có thể nhìn thấy các vì sao, các giải ngân hà của vũ trụ. Tất cả chúng ta biết là Thiên Chúa đã tạo dựng nên muôn vàn tinh tú này. Thiên Chúa tạo dựng nên tất cả những gì hiện hữu trong vũ trụ. Chúng ta cũng biết là Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta. Thiên Chúa tạo dựng nên A-dong và E-và. Ngài đã đặt họ trong vườn địa đàng, và họ đã tự ý chọn chối bỏ Thiên Chúa. Họ đã bị ma qủi lừa gạt nhưng sự thật là họ đã chọn chối bỏ Thiên Chúa.
Khát Vọng Siêu Nhiên
Nếu các nhà khoa học đúng, con người đã hiện diện trên trái đất hàng bao nhiêu trăm ngàn năm, con cháu của A-dong và E-và, và trong tất cả những thời gian đó, họ đã sống trong tối tăm, họ không biết gì về Thiên Chúa, họ đã chối bỏ Thiên Chúa. Người ta nhìn lên bầu trời và thấy các vì sao và mặt trăng cùng tất cả những những cái vinh quang khác của tạo vật và họ đã muốn chúng đến gần với họ, họ đã muốn Thiên Chúa đến gần với họ để họ có thể biết Ngài, hiểu Ngài. Nhưng Thiên Chúa vẫn xa vời đối với họ. Bởi thế họ bắt đầu tôn thờ mặt trời, mặt trăng, các vì sao, các thần tượng và quái vật hoặc bất cứ cái gì khác, bởi vì họ muốn một cái gì thực tế ngay ở đây lúc này, một cái gì mà họ có thể trông thấy, cái gì để họ có thể bày tỏ phong cách của họ ra. Họ bắt đầu suy nghĩ theo những cái đó như sự bày tỏ lòng khát khao của họ, cái họ muốn từ nơi thẩm sâu bên trong, lòng khát vọng sự sống viên mãn.
Nó là một sự thật đối với mọi người, ai trong chúng ta cũng biết. Chúng ta không cần phải được dạy, chúng ta không phải đi qua các chương trình giáo dục, chúng ta biết có cái gì đó vượt xa hơn là cái ở bên trong chúng ta; có cái gì đó lớn lao hơn những thứ ở trần gian này; có cái gì đó cao xa hơn là những vì sao và mặt trăng và mọi thứ khác chúng ta nhìn thấy. Chúng ta muốn đưa nó xuống đồng hàng với mình, chúng ta cố gắng đem cái thực tại của mầu nhiệm về Thiên Chúa xuống đồng hàng với sự hiểu biết của chúng ta. Lý do tại sao người ta tôn thờ mặt trời và mặt trăng cùng những vì sao tinh tú trên trời bởi vì những cái đó là những cái họ nhìn thấy.
Giải Đáp Khát Vọng
Từ khoảng hai ngàn năm trước Chúa Kitô giáng sinh, Thiên Chúa đã quyết định rằng ngài sẽ cho nhân loại biết về ngài. Ngài sẽ đến với trần gian. Nhưng ngài phải chuẩn bị trước cho một dân tộc. Do đó ngài đã kêu gọi A-bra-ham, gần hai ngàn năm trước Chúa Kitô, và ngài đã nói, “Ta sẽ ban cho ngươi và con cháu ngươi Đấng Cứu Thế, người sẽ đến trần gian để nhờ đó các ngươi có thể nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của các ngươi.” Ngài đã chuẩn bị một dân tộc trong thời gian gần hai ngàn năm để Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế đến.
Hôm nay chúng ta mừng sự thật về ngày sinh nhật của Chúa Giêsu Kitô. Đó là một việc hoàn tất lớn lao cho chúng ta bởi vì Thiên Chúa đã xuống trần. Ngài đã mặc lấy bản tính nhân loại để chúng ta có thể trông thấy ngài, chúng ta có thể cảm nhận ngài, chúng ta có thể động chạm đến ngài, chúng ta có thể tham dự vào đời sống của ngài, nhờ đó ngài biết chúng ta và chúng ta biết ngài, để chúng ta có thể tiến đến việc hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô và được cứu rỗi. Đây chính là lý do chúng ta được tạo dựng. Chúng ta được tạo dựng là để sống với Thiên Chúa mãi mãi. Chúa Giêsu Kitô đến trần gian và làm cho chúng ta nhận biết ơn cứu độ của chúng ta sắp đến.
Chúng ta mừng lễ Giáng Sinh với nhận thức rằng Chúa Giêsu Kitô đã giáng trần. Thiên Chúa mặc lấy bản tính nhân loại của chúng ta. Chúa Giêsu Kitô trở nên một người phàm cho dù ngài là Thiên Chúa. Ngài muôn đời là Thiên Chúa. Ngài là đấng đã dựng nên thế giới. Ngài là đấng đã dựng nên A-dong và E-và. Ngài là đấng đã làm tất cả những việc vĩ đại này mà chúng ta không thể hiểu được, và bây giờ ngài xuống thế để tỏ mình ra cho chúng ta để chúng ta có thể biết ngài, có sự hiểu biết về ngài và được cứu rỗi.
Thật đáng buồn, nhiều người lại nghĩ, “Ô! Điều đó nghe qúa đơn giản. Không phải như vậy, nó không thể đơn giản như thế.” Do đó, lại một lần nữa, giống như A-dong và E-và, họ chối bỏ Thiên Chúa. Họ đi tìm những thứ ở trần gian này, họ sáng lập một cộng đoàn mới, một thế hệ mới, một luân lý mới, bởi vì họ không thể hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa giáng trần. Họ không tìm kiếm viễn cảnh của Thiên Đàng.
Tìm Nhận Ra Đấng Cứu Thế
Nhưng chúng ta những người Công Giáo mừng sự thật là Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô đã đến để cứu chuộc chúng ta, các bạn và tôi và mọi người khác trong thế gian này. Ngài không đến để thiết lập một triều đại mới, một vương quốc mới. Ngài đã đến trần gian cho bạn và cho bạn, cho bạn và cho tôi, cho riêng mỗi người chúng ta, nhờ đó chúng ta có thể có sự hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô. Và khi chúng ta uốn mình đi theo ngài, mỗi người chúng ta trở nên môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, chu toàn ý của Thiên Chúa và biết được thực tại của Thiên Chúa nhiệm mầu.
Hôm nay là cơ hội để chúng ta nhìn nhận rằng Chúa Giêsu Kitô ở với chúng ta, và cái chúng ta phải làm là tìm nhận ra ngài. Nếu chúng ta đến với ngài, ngài sẽ ban cho chúng ta đầy tràn niềm hy vọng, đầy tràn đức tin, đầy tràn tình yêu, đầy tràn sức sống, do đó khi chúng ta uốn mình đi theo ngài chúng ta sẽ trở nên giống như tính của ngài.
Trong ngày lễ Giáng Sinh hãy nhớ là Chúa Giêsu Kitô ở đây với bạn. Không phải là cho thế gian, không phải là cho quốc gia, không phải là cho một vương quốc, nhưng cho bạn và cho tôi. Nếu chúng ta muốn chia sẻ đầy đủ đời sống của Thiên Chúa, hãy đến nhận biết Chúa Kitô và được cứu rỗi; chúng ta phải uốn mình đi theo ngài. Chúng ta phải biết ngài, chu toàn ý muốn của ngài, thay đổi đời sống, gạt bỏ bóng tối của trần gian để chúng ta có thể tiếp cận với niềm hy vọng hạnh phúc vĩnh cửu. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.
Thánh Ca : Người Đã Đến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét