Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ 31 MTN (A) :
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Vâng Theo Ý Chúa " của Linh Mục Phê Rô Bùi Quang Tuấn.
KHUYẾN CÁO NHỮNG NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM HƯỚNG DẪN NGƯỜI KHÁC
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Vinh quang ở đâu?
Có một người đàn ông đi dạo đến một nơi hành hương. Mệt nhọc, ông ngồi nghỉ trên một ghế đá. Ông hết sức ngạc nhiên và rồi lại tỏ ra hãnh diện sung sướng khi thấy nhiều người đi qua trước mặt ông đã ngã mũ cúi chào. Trong khi còn nghĩ ngợi, thắc mắc thì có một bà già cũng đến trước mặt ông. Sau khi cúi chào, bà đã nhìn lên và miệng lâm râm nhiều lời mà ông nghe không rõ. Thế rồi bà cũng ra đi. Lúc ấy ông mới quay lại và nhìn lên theo hướng bà già kia đã nhìn. Ông nhận ra rằng ngay sau lưng và phía trên đầu ông có một thánh giá đã được dựng lên ở đó. Và ông xấu hổ bỏ đi nơi khác.
Chúng ta cũng thường lầm lẫn như thế. Lời Chúa muốn giải thoát chúng ta khỏi những danh lợi hão huyền và rất đáng hổ thẹn của thế gian. Bởi vì, thật là dạ dột và lố bịch khi con người không biết rõ giá trị của mình, lại thích được chiếm địa vị cao, ham được những ưu đãi. Những ham ước ấy chỉ khiến họ bị lợi dụng và trở nên trò cười cho thiên hạ. Có khi còn tây nhiều tai họa cho người khác nữa.
Theo lời dạy của Chúa Giêsu thì khác hẳn: "Ai muốn làm lớn phải làm đầy tớ mọi người. Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên". Chúa không chỉ dạy bằng lời. Ngài còn làm gương, Ngài đã dẫn chứng bằng cả cuộc đời hiến thân phục vụ trong khiêm tốn của mình. Thập giá của Ngài là một bằng chứng không thể phủ nhận được.
Quả thật, Chúa Giêsu đã ý thức rất rõ bản chất và danh vị của mình. Nhưng Ngài sẵn sàng chọn sự rốt hèn, hết mình phục vụ, không ngại quỳ xuống rửa chân cho các đệ tử của mình, và cuối cùng dám để cho người ta bóc lột cả đến danh dự và sự sống thân xác của Ngài nữa.
Tất cả là để làm sáng tỏ vinh quang Thiên Chúa tình yêu và vì hạnh phúc của con người mà Ngài sẽ thu phục trong vương quốc Thiên Chúa.
Tưởng chứng Thập giá là một ngõ bí, một sự hạ nhục và huỷ diệt. Nhưng thực ra, nhờ Thập giá mà Chúa Giêsu đã mở ra con đường phục sinh vinh quang. Ngài đã trở thành bất tử và được nâng lên tột cùng, để rồi cũng lôi kéo mọi người lên theo.
Như thế, chúng ta hiểu rằng: vinh quang thật không khởi từ danh vị nhưng được xác định qua những nỗ lực và khiêm tốn phục vụ. Cái đáng tin, đáng phục không phải ở lời nói, quyền lực, mà là ở cuộc sống phản ảnh sự chân thực, ở khả năng cống hiến và mức độ dấn thân để sống yêu thương cách xứng đáng.
Chúng ta hãy nhìn lên "tòa thập giá" của Chúa Giêsu để tìm những lời dạy chí lý và khám phá ra những phương cách chia sẻ vinh quang đích thực và vững bền. (Lm Nguyễn thanh Tước, Tây Ninh. Trích trong báo CgvDt số đặc biệt giáng sinh '95, trang 281-282)
2. Mô hình người lãnh đạo gương mẫu
Mô hình này dựa trên những lời Ðức Giêsu dạy và chính gương của Ngài được ghi lại trong các sách Tin Mừng, như Mt 20,24-28; Mt 23,1-32; Ga 13,1-20 v.v.
•Tấm lòng của người lãnh đạo: yêu thương những kẻ được mình hướng dẫn.
•Phương châm của người lãnh đạo: tự coi mình là đầy tớ, có bổn phận phục vụ những kẻ mình hướng dẫn.
•Cung cách của người lãnh đạo: hạ mình, hy sinh, gương mẫu.
3. Những thói xấu mà người lãnh đạo dễ mắc phải
Bài đọc I và bài Tin Mừng hôm nay vạch rõ những thói xấu mà những người lãnh đạo dễ mắc phải:
•Lo tìm vinh dự cho mình, mà quên tìm lợi ích cho thuộc cấp.
•Thái độ quan liêu, coi rẻ thuộc cấp.
•Sai khiến người khác làm, phần mình thỉ chỉ tay năm ngón.
•Quên phục vụ người khác, mà bắt người khác phục vụ mình.
4. Suy nghĩ về cái "làm" và cái "thấy"
Cái "làm" của chúng ta dễ bị ảnh hưởng tác động của cái "thấy".
- Nếu "làm để cho người ta thấy", thì: khi người ta thấy thì chúng ta cố gắng làm cho thật tốt để được người ta khen; nhưng khi không ai thấy thì chúng ta hoặc không làm, hoặc làm cẩu thả.
- Nhưng cái "thấy" của người ta thế nào? Người ta chỉ có hai con mắt và chỉ hiện diện ở một nơi, cho nên có cái người ta thấy và có cái người ta không thấy.
- Ngay cả khi người ta thấy đi nữa thì làm sao? Có khi người ta thấy việc chúng ta làm và người ta khen hoặc chê; nhưng nhiều khi người ta dù có thấy nhưng thờ ơ chẳng có ý kiến khen chê gì cả (thí dụ chúng ta đi một đoạn đường, chúng ta thấy rất nhiều việc, nhưng chúng ta vẫn dửng dưng đâu có ý kiến gì); có khi mình làm việc tốt, người ta thấy nhưng lại hiểu sai và cho là việc xấu (thí dụ chuyện Quan Âm Thị Kính: Thị Kính thương chồng định lấy kéo cắt dùm một sợi râu của chồng, có người thấy thế tố cáo Thị Kính muốn dùng kéo giết chồng).
- Còn cái "thấy" của Chúa thế nào? Có câu hát: "Con kiến đen, nằm trên hòn đá đen, mà trời tối đen Ðức Chúa Trời cũng thấy". Nghĩa là Chúa thấy hết mọi sự, ở khắp mọi nơi. Không gì mà Ngài không thấy. Và khi thấy thì Chúa luôn đánh giá: nếu thấy ta làm điều tốt thì Chúa vui và thưởng ta, còn thấy ta làm điều xấu thì Chúa buồn và phạt ta.
Ðức Giêsu dạy chúng ta đừng làm như người biệt phái "Họ làm mọi sự cốt cho người ta thấy", nhưng hãy cố gắng luôn sống dưới cái nhìn của Chúa, làm gì dù có người thấy hay không, dù việc lớn hay việc nhỏ, việc chung hay việc riêng, hãy luôn làm vì muốn đẹp lòng Chúa.
5. Chuyện minh họa
a/ Tiền giả
Có khi nào người ta dám quẳng bỏ những tờ giấy bạc không? Thưa có, khi đó là tiền giả. Nhiều người đã quẳng bỏ Kitô giáo vì thấy những kitô hữu giả hình (W.E. Biederwolf).
b/ Ông vua ở truồng
Một ông vua kia rất ham mặc áo quần đẹp. Hai tên lưu manh đến gạ gẫm: "Chúng tôi có thể dệt và may cho bệ hạ một bộ áo rất đặc biệt từ xưa tới nay chưa ai từng thấy. Nhưng áo này phải dệt bằng vàng". Vì quá ham bộ áo đặc biệt ấy, nhà vua đưa cho hai tên ấy hết túi vàng này tới túi vàng khác. Thực ra chúng chẳng may gì cả. Rồi một hôm hai tên lưu manh cho biết áo đã may xong, mời nhà vua mặc thử. Chúng chỉ làm cử điệu tay chân như đang mặc áo cho nhà vua. Khi chúng cho biết đã mặc xong, nhà vua hỏi các quan chung quanh "Áo ta có đẹp không?" Ai nấy trầm trồ khen nức nở. Quá phấn khởi, nhà vua bảo quân hầu kiệu ngài ra các đường phố để khoe áo đẹp. Dân chúng hai bên đường cũng nức nở khen. Nhà vua rất sung sướng. Bỗng nhiên một đứa trẻ hô lớn: "Ông vua ở truồng! Ông vua ở truồng!". Nhà vua nhìn lại mình và mới biết mình đang ở truồng thật.
Ðức Giêsu đến trần gian không phải để được kẻ hầu người hạ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con: "Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em; còn ai muốn đứng đầu trong anh em, thì phải làm đầy tớ anh em". Xin ban ơn trợ giúp để chúng con có thể sống như Chúa đã dạy.Amen.
Thánh Ca : Chúa Không Lầm
THIÊN CHÚA CỦA TÌNH YÊU
Cha Mark Link, S.J.
Một vài năm trước đây William Golding có viết một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mang tên Lord of the Flies. Đó là câu chuyện về một nhóm học sinh khoảng 14 tuổi.
Các học sinh này sống vất vưởng trên một hoang đảo sau khi chiếc máy bay cứu họ từ Anh Quốc, trong Thế Chiến II, bị rớt trên biển Thái Bình Dương. Phi công và người phụ tá đều bị chết ngay lập tức, chỉ có các cậu trai này là còn sống sót.
Lúc đầu, mọi sự đều êm đẹp. Chúng vui thích thám hiểm hòn đảo này và trở nên những chủ nhân mới.
Nhưng sau đó mọi sự trở nên tồi tệ. Chúng cãi nhau, và chia làm hai phe đối nghịch. Dần dà chúng trở nên man rợ và bắt đầu tiêu diệt lẫn nhau.
Một trong những điểm phát xuất từ câu chuyện của Golding là, nếu để tự ý, bản chất con người sẽ trở nên hung bạo.
Nói cách khác, nếu không có lề luật và cơ cấu để hướng dẫn, bản chất con người có xu hướng thiên về sự dữ. Nó sẽ đi theo chiều hướng ít trở ngại nhất, và kết quả là sự xáo trộn.
Nói một cách tích cực, điểm mà Golding muốn nói là: Xã hội cần có lề luật và cơ cấu để tồn tại. Nếu không có lề luật và cơ cấu, không bao lâu xã hội sẽ suy thoái thành một loại rừng rú. Không có gì là linh thiêng; không ai được tôn trọng.
Người Do Thái xưa có một triết lý tương tự về bản tính con người. Họ tin rằng cần phải có lề luật và cơ cấu để dân Israel tồn tại và phát triển thành một quốc gia.
Đó là một khung cảnh được thấy trong sách Nêhêmia (8:1-8), trong đó toàn thể dân tộc tụ tập lại và tự hứa sẽ tuân giữ lề luật.
Từ ngày đó trở đi, việc nghiên cứu lề luật trong Israel trở thành một trong những nghề quan trọng nhất. Những luật gia cổ xưa này, được gọi là luật sĩ, tự khoác cho mình một trách nhiệm là áp dụng lề luật vào những chi tiết nhỏ bé nhất trong đời sống hàng ngày.
Thí dụ, hãy lấy điều luật cấm người ta không được làm việc vào ngày Sabát. Các luật sĩ dành cả giờ đồng hồ để thảo luận về việc áp dụng luật này vào các hành động tỉ như bước đi. Thí dụ, người ta có thể bước đi bao xa để coi đó là sự giải trí thay vì làm việc?
Và vì thế có những điều luật nói rằng, trong ngày Sabát có thể bước đi nửa dặm, nhưng ai bước đi xa hơn quãng đường đó thì bị coi là phạm luật.
Các luật sĩ còn đi xa hơn nữa. Họ “xây những hàng rào chung quanh lề luật,” để giữ dân chúng khỏi vi phạm luật vì sự tình cờ.
Nói cách khác, bước đi nửa dặm trong ngày Sabat thì không sao; nhưng để giữ cho dân chúng khỏi tình cờ vi phạm luật, các luật sĩ đặt ra một điều luật rằng người ta chỉ có thể bước đi hai phần năm dặm.
Nhận xét về thói vụ luật quá đáng này, William Barclay, một người nghiên cứu luật Do Thái, đã viết như sau:
Vào lúc sự dẫn giải lề luật chấm dứt, phải mất trên năm mươi bộ sách để ghi lại các quy tắc phát sinh từ việc dẫn giải đó.
Kết quả sau cùng của việc này là nhiều thường dân ở Israel từ bỏ việc tuân giữ lề luật mà các luật sĩ đặt trên vai họ. Họ thực sự chán nản và không còn hy vọng gì để làm vừa lòng Thiên Chúa. Nhiều thường dân còn bỏ cả việc tuân giữ các điều luật chính.
Hậu quả là những người này bị các luật sĩ và Biệt Phái tẩy chay, coi họ là những người tội lỗi và bị ruồng bỏ.
Điều này giải thích lý do tại sao Đức Giêsu đối xử rất khắc nghiệt đối với các luật sĩ và Biệt Phái. Đó là vì họ làm ô uế tôn giáo và biến tôn giáo thành một bộ lề luật.
Điều này cũng giải thích lý do tại sao Đức Giêsu nói với các luật sĩ và Biệt Phái trong bài phúc âm hôm nay:
“Họ cột những gánh nặng không thể khiêng nổi trên lưng người dân; nhưng họ lại không muốn nhấc ngón tay để giúp người dân mang những gánh nặng ấy.”
Trái với thói vụ luật này, Đức Giêsu chủ trương tình yêu và sự tha thứ. Người nói rằng tâm điểm của tôn giáo thì không phải là một cuốn sách đầy luật mà chỉ có một ít người có thời giờ rảnh rỗi để học biết và tuân giữ.
Đúng hơn, đó là một tâm hồn đầy tràn tình yêu và trắc ẩn, mà mọi người đều có khả năng.
Đức Giêsu nhấn mạnh đến điều này trong bài phúc âm tuần trước khi Người tóm lược các giới răn của lề luật thành hai điều: Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sư và yêu thương tha nhân như chính mình.
Tất cả các giới răn khác đều lệ thuộc vào hai điều này.
Nói cách khác, Đức Giêsu nói rằng quý vị có thể đặt ra mọi lề luật quý vị muốn và tuân giữ những điều luật quý vị đặt ra. Nhưng nếu lý do để thi hành như vậy không phải là tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, quý vị đã quên đi điểm chính của lề luật và tôn giáo.
Thánh Phaolô, từ một người Biệt Phái trở lại Kitô Giáo, trong thư gửi Tín Hữu Côrintô ngài đã nhấn mạnh đến cùng một điểm này khi nói:
Tôi có thể có được mọi đức tin đến độ chuyển cả ngọn núi – nhưng nếu tôi không có tình yêu, tôi cũng chẳng là gì. Tôi có thể cho đi mọi sự tôi có… nhưng nếu tôi không có tình yêu, điều này chẳng ích gì cho tôi.
Yêu thì nhẫn nại, yêu thì ân cần.
Yêu không phải là ghen tương, không phải là khoe khoang,
không phải là tự mãn, không phải là thô lỗ,
yêu không tìm lợi ích riêng cho mình,
không hay nóng giận, không cay đắng,
yêu không vui khi làm điều sái quấy nhưng vui khi thấy sự thật.
Tình yêu không bao giờ bỏ cuộc; và sự tin tưởng, sự hy vọng và sự kiên nhẫn của tình yêu thì không bao giờ thất bại.” 1 Cor. 13:2-7
Nếu có hồ nghi về địa vị hàng đầu của tình yêu trong tôn giáo, những lời trên của T. Phaolô đã xua tan tất cả.
Hãy kết thúc bằng lời của Mẹ Têrêsa, là người hơn ai hết đã duy trì sự quân bình mỹ miều giữa tình yêu và lề luật khi đề cập đến sự thực hành tôn giáo. Mẹ nói:
Nhiệm vụ của mỗi người là một nhiệm vụ yêu thương … Hãy khởi sự ngay nơi bạn đang ở, với những người gần gũi nhất với bạn. Hãy biến nhà bạn thành các trung tâm đầy trắc ẩn và tha thứ không ngừng. Đừng để ai sau khi đến với bạn mà không trở nên tốt hơn và vui hơn … Vào lúc chết khi chúng ta đối diện với Thiên Chúa, chúng ta sẽ được xét xử dựa trên tình yêu; không phải bao nhiêu công việc mà chúng ta đã làm, nhưng bao nhiêu tình yêu mà chúng ta đã biến thành hành động.Amen.
Thánh Ca : Chúa Thương Con
THÁI ĐỘ SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI NGỒI TRÊN TÒA MÔISÊ
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Mấy ngày qua các phương tiện truyền thông nói nhiều về cái chết thảm của nhà lãnh đạo độc tài Gadhafi. Nhiều sự thật trần trụi về lối sống giả hình, hai mặt của ông cũng đã được đưa lên mặt báo. Một trong những sự thật phũ phàng đó là sau khi nổi dậy cướp chính quyền từ vua Libya năm 1969, Gadhafi đã trở thành người hùng của dân tộc, song chẳng bao lâu sau ông đã chìm đắm trong quyền lực, tiền bạc và gái đẹp như những vị bạo vương. Đại tá Gadhafi tài hoa khi xưa, giờ đây lại xa rời dân chúng lúc nào không biết.
Trong suốt 42 năm cầm quyền, ông hô hào xây dựng một đất nước dân chủ và phồn thịnh, nhưng chính ông lại tham nhũng, bạo lực và cường quyền. Ông đã vơ vét rất nhiều của cải của nhân dân, của đất nước, với hàng trăm tỉ đôla được tẩu tán ra nước ngoài và hàng tỷ đôla khác được cất dấu dưới các hầm bí mật. Trong khi dân chúng thì sống trong cảnh nghèo khổ. Bên ngoài ông tỏ ra là một người vị tha và đức hạnh, nhưng thực chất bên trong ông không hề biết thế nào là khoan dung, tha thứ và hòa giải. Những người chống lại ông đều bị tiêu diệt không thương tiếc. “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, là nguyên tắc cai trị sắt máu của ông lúc tại vị. Ông nói một đàng nhưng sống và làm một nẻo. Đúng là một con người giả hình. Những gì mà ông đã gây ra cho Libya thật đau đớn. Lịch sử bị kéo lùi tới 42 năm, sự chia rẽ và lòng hận thù sẽ còn chồng chất dài dài.
Tuy nhiên hành động giả hình ấy đã bị chính người dân Lybia trừng trị. Khi bắt được ông từ dưới ống cống, họ đã tức giận lôi ông ta lên và bắn vào đầu ông ta. Chưa hết, sau khi chết, ông ta đã bị lột trần và bị kéo đi trên phố như một con vật. Có những 170 tỷ đôla, nhưng ông ra đi không một xu mang theo xuống âm phủ. Đó là cái giá ông phải trả cho lối sống giả hình của mình!
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng lên án gay gắt một thái độ giả hình khác, thái độ giả hình của các luật sĩ Biệt Phái. Sự giả hình này còn tệ hại hơn cả sự giả hình của Gadhafi vì đây là sự giả hình ngay trong một lãnh vực thánh thiêng : lãnh vực tôn giáo.
Ngài đã thẳng thắn vạch mặt chỉ tên những hành động giả hình của họ vì “Họ chỉ nói mà không làm. Họ đặt lên vai kẻ khác những bó nặng, nhưng chính họ lại không màng giơ tay lay thử” (Mt 23,3-4). Họ là những người có chức phận quyền uy trong Đạo. Họ “có thế” ngồi trên tòa Môisê để giảng dạy và “có quyền” trục xuất khỏi Hội Đường những ai không giữ Luật. Họ mang hộp kinh thật to (hộp kinh là một túi nhỏ đựng những thẻ bài ghi những câu Kinh Thánh quan trọng), để chứng tỏ mình biết Kinh Thánh hơn mọi người. Họ mang tua áo thật dài để chứng tỏ mình là người có chức cao quyền trọng trong dân. Trong khi đời sống của họ thì lại khác xa một trời một vực.
Không chỉ tố cáo thái độ sống đạo méo mó lệch lạc, Chúa Giêsu còn lên án việc sống đạo vụ hình thức nặng nề của họ. Họ chủ trương tuân giữ luật lệ một cách tỉ mỉ, rườm rà theo bề ngoài mà quên đi cái cốt lõi của luật. Tâm thức vụ luật ấy khiến cho họ tìm mọi cách làm cho số luật lệ gia tăng thêm nhiều, và biến chúng thành khí cụ để áp chế, để bóp nghẹt sự tự do tinh thần của dân chúng. Hậu quả là mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa trở thành một cái gánh nặng nề. “Họ đã không vào Nước Trời, nhưng lại còn cản trở những người khác vào” - Chúa Giêsu đã từng phê phán như thế.
Trong thời Cựu Ước, thế kỷ thứ V, ngôn sứ Malakhi thừa lệnh của Thiên Chúa, đã nặng lời quở trách các nhà lãnh đạo Dothái đương thời cũng cùng một tội ấy. Lúc bấy giờ Đền thờ đã được tái thiết đàng hoàng, nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo Dothái chỉ quan tâm tổ chức các lễ nghi hoành tráng bề ngoài, mà không màng quan tâm hướng dẫn tinh thần cho dân chúng. Từ đó phát sinh nhiều tệ nạn : các lễ vật dâng tiến cho Chúa là những con vật què quặt, đui mù, thậm chí là những con vật ăn cắp ; dung túng cho việc li dị, hôn nhân với người ngoại; trốn thuế thập phân… Còn các nhà lãnh đạo thì đối xử với dân chúng một cách quan liêu, hống hách chỉ để nhằm tư lợi.
Ngày hôm nay, những người Pharisiêu không còn, nhưng tinh thần Pharisiêu vẫn chưa chết. Giáo Hội qua thời đại phải nhìn nhận rằng tinh thần thế tục xa lạ đã len lỏi vào trong hàng ngũ các đấng bậc. Những chức tước, “thẻ kinh”, “tua áo” đã làm hoen ố đi hình ảnh một Giáo Hội chân thật, một Giáo Hội của người nghèo. Chính vì thế, Công đồng Vatican II đã bỏ đi nhiều điều phù phiếm đó. Một giai thoại kể rằng trong khi diễn ra Công Đồng, một quan sát viên cho biết : Có hai Giám mục của xứ nghèo đã đeo ở tay những chiếc nhẫn vàng to tướng! Đức Phaolô VI ghi nhận và ngài đã nêu gương bằng cách biếu mỗi nghị phụ một chiếc nhẫn đơn sơ. Và rồi một số các nghị phụ đã quyết định thay thế cây Thánh giá vàng bằng một cây Thánh giá gỗ.
Trong thư gửi giáo đoàn Thesalô, thánh Phaolô đã mô tả chân dung thật đẹp nhà lãnh đạo tinh thần trong đạo mới mà chính ngài là điển hình. Cốt lõi của nhiệm vụ, ấy là lương tâm trách nhiệm về năng quyền mà Chúa trao phó. Ngài biết ai đã sai phái ngài đi và đi đến với ai. Ngài là Tông đồ của Chúa. Sứ mạng ấy là một ơn huệ đặc biệt Chúa ban cho ngài và cho toàn dân : ơn soi sáng, ơn sức mạnh, ơn Tình yêu. Ngài luôn tâm niệm rằng người Tông đồ phải phục vụ tận tuỵ đêm ngày và sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống mình để Lời Chúa được loan báo cho mọi người.
“Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải là người phục vụ anh em” (Mt 23,11). Đó là điều Chúa Giêsu căn dặn tất cả chúng ta, là các linh mục, là quý ông bà anh chị em, những người “ngồi trên tòa Môisê” hướng dẫn kẻ khác. “Kẻ khác” đó là ai, nếu không phải là đàn chiên, là con cháu của mình.
Thánh Ca : Bao La Tình Chúa
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Vâng Theo Ý Chúa " của Linh Mục Phê Rô Bùi Quang Tuấn.
KHUYẾN CÁO NHỮNG NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM HƯỚNG DẪN NGƯỜI KHÁC
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Vinh quang ở đâu?
Có một người đàn ông đi dạo đến một nơi hành hương. Mệt nhọc, ông ngồi nghỉ trên một ghế đá. Ông hết sức ngạc nhiên và rồi lại tỏ ra hãnh diện sung sướng khi thấy nhiều người đi qua trước mặt ông đã ngã mũ cúi chào. Trong khi còn nghĩ ngợi, thắc mắc thì có một bà già cũng đến trước mặt ông. Sau khi cúi chào, bà đã nhìn lên và miệng lâm râm nhiều lời mà ông nghe không rõ. Thế rồi bà cũng ra đi. Lúc ấy ông mới quay lại và nhìn lên theo hướng bà già kia đã nhìn. Ông nhận ra rằng ngay sau lưng và phía trên đầu ông có một thánh giá đã được dựng lên ở đó. Và ông xấu hổ bỏ đi nơi khác.
Chúng ta cũng thường lầm lẫn như thế. Lời Chúa muốn giải thoát chúng ta khỏi những danh lợi hão huyền và rất đáng hổ thẹn của thế gian. Bởi vì, thật là dạ dột và lố bịch khi con người không biết rõ giá trị của mình, lại thích được chiếm địa vị cao, ham được những ưu đãi. Những ham ước ấy chỉ khiến họ bị lợi dụng và trở nên trò cười cho thiên hạ. Có khi còn tây nhiều tai họa cho người khác nữa.
Theo lời dạy của Chúa Giêsu thì khác hẳn: "Ai muốn làm lớn phải làm đầy tớ mọi người. Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên". Chúa không chỉ dạy bằng lời. Ngài còn làm gương, Ngài đã dẫn chứng bằng cả cuộc đời hiến thân phục vụ trong khiêm tốn của mình. Thập giá của Ngài là một bằng chứng không thể phủ nhận được.
Quả thật, Chúa Giêsu đã ý thức rất rõ bản chất và danh vị của mình. Nhưng Ngài sẵn sàng chọn sự rốt hèn, hết mình phục vụ, không ngại quỳ xuống rửa chân cho các đệ tử của mình, và cuối cùng dám để cho người ta bóc lột cả đến danh dự và sự sống thân xác của Ngài nữa.
Tất cả là để làm sáng tỏ vinh quang Thiên Chúa tình yêu và vì hạnh phúc của con người mà Ngài sẽ thu phục trong vương quốc Thiên Chúa.
Tưởng chứng Thập giá là một ngõ bí, một sự hạ nhục và huỷ diệt. Nhưng thực ra, nhờ Thập giá mà Chúa Giêsu đã mở ra con đường phục sinh vinh quang. Ngài đã trở thành bất tử và được nâng lên tột cùng, để rồi cũng lôi kéo mọi người lên theo.
Như thế, chúng ta hiểu rằng: vinh quang thật không khởi từ danh vị nhưng được xác định qua những nỗ lực và khiêm tốn phục vụ. Cái đáng tin, đáng phục không phải ở lời nói, quyền lực, mà là ở cuộc sống phản ảnh sự chân thực, ở khả năng cống hiến và mức độ dấn thân để sống yêu thương cách xứng đáng.
Chúng ta hãy nhìn lên "tòa thập giá" của Chúa Giêsu để tìm những lời dạy chí lý và khám phá ra những phương cách chia sẻ vinh quang đích thực và vững bền. (Lm Nguyễn thanh Tước, Tây Ninh. Trích trong báo CgvDt số đặc biệt giáng sinh '95, trang 281-282)
2. Mô hình người lãnh đạo gương mẫu
Mô hình này dựa trên những lời Ðức Giêsu dạy và chính gương của Ngài được ghi lại trong các sách Tin Mừng, như Mt 20,24-28; Mt 23,1-32; Ga 13,1-20 v.v.
•Tấm lòng của người lãnh đạo: yêu thương những kẻ được mình hướng dẫn.
•Phương châm của người lãnh đạo: tự coi mình là đầy tớ, có bổn phận phục vụ những kẻ mình hướng dẫn.
•Cung cách của người lãnh đạo: hạ mình, hy sinh, gương mẫu.
3. Những thói xấu mà người lãnh đạo dễ mắc phải
Bài đọc I và bài Tin Mừng hôm nay vạch rõ những thói xấu mà những người lãnh đạo dễ mắc phải:
•Lo tìm vinh dự cho mình, mà quên tìm lợi ích cho thuộc cấp.
•Thái độ quan liêu, coi rẻ thuộc cấp.
•Sai khiến người khác làm, phần mình thỉ chỉ tay năm ngón.
•Quên phục vụ người khác, mà bắt người khác phục vụ mình.
4. Suy nghĩ về cái "làm" và cái "thấy"
Cái "làm" của chúng ta dễ bị ảnh hưởng tác động của cái "thấy".
- Nếu "làm để cho người ta thấy", thì: khi người ta thấy thì chúng ta cố gắng làm cho thật tốt để được người ta khen; nhưng khi không ai thấy thì chúng ta hoặc không làm, hoặc làm cẩu thả.
- Nhưng cái "thấy" của người ta thế nào? Người ta chỉ có hai con mắt và chỉ hiện diện ở một nơi, cho nên có cái người ta thấy và có cái người ta không thấy.
- Ngay cả khi người ta thấy đi nữa thì làm sao? Có khi người ta thấy việc chúng ta làm và người ta khen hoặc chê; nhưng nhiều khi người ta dù có thấy nhưng thờ ơ chẳng có ý kiến khen chê gì cả (thí dụ chúng ta đi một đoạn đường, chúng ta thấy rất nhiều việc, nhưng chúng ta vẫn dửng dưng đâu có ý kiến gì); có khi mình làm việc tốt, người ta thấy nhưng lại hiểu sai và cho là việc xấu (thí dụ chuyện Quan Âm Thị Kính: Thị Kính thương chồng định lấy kéo cắt dùm một sợi râu của chồng, có người thấy thế tố cáo Thị Kính muốn dùng kéo giết chồng).
- Còn cái "thấy" của Chúa thế nào? Có câu hát: "Con kiến đen, nằm trên hòn đá đen, mà trời tối đen Ðức Chúa Trời cũng thấy". Nghĩa là Chúa thấy hết mọi sự, ở khắp mọi nơi. Không gì mà Ngài không thấy. Và khi thấy thì Chúa luôn đánh giá: nếu thấy ta làm điều tốt thì Chúa vui và thưởng ta, còn thấy ta làm điều xấu thì Chúa buồn và phạt ta.
Ðức Giêsu dạy chúng ta đừng làm như người biệt phái "Họ làm mọi sự cốt cho người ta thấy", nhưng hãy cố gắng luôn sống dưới cái nhìn của Chúa, làm gì dù có người thấy hay không, dù việc lớn hay việc nhỏ, việc chung hay việc riêng, hãy luôn làm vì muốn đẹp lòng Chúa.
5. Chuyện minh họa
a/ Tiền giả
Có khi nào người ta dám quẳng bỏ những tờ giấy bạc không? Thưa có, khi đó là tiền giả. Nhiều người đã quẳng bỏ Kitô giáo vì thấy những kitô hữu giả hình (W.E. Biederwolf).
b/ Ông vua ở truồng
Một ông vua kia rất ham mặc áo quần đẹp. Hai tên lưu manh đến gạ gẫm: "Chúng tôi có thể dệt và may cho bệ hạ một bộ áo rất đặc biệt từ xưa tới nay chưa ai từng thấy. Nhưng áo này phải dệt bằng vàng". Vì quá ham bộ áo đặc biệt ấy, nhà vua đưa cho hai tên ấy hết túi vàng này tới túi vàng khác. Thực ra chúng chẳng may gì cả. Rồi một hôm hai tên lưu manh cho biết áo đã may xong, mời nhà vua mặc thử. Chúng chỉ làm cử điệu tay chân như đang mặc áo cho nhà vua. Khi chúng cho biết đã mặc xong, nhà vua hỏi các quan chung quanh "Áo ta có đẹp không?" Ai nấy trầm trồ khen nức nở. Quá phấn khởi, nhà vua bảo quân hầu kiệu ngài ra các đường phố để khoe áo đẹp. Dân chúng hai bên đường cũng nức nở khen. Nhà vua rất sung sướng. Bỗng nhiên một đứa trẻ hô lớn: "Ông vua ở truồng! Ông vua ở truồng!". Nhà vua nhìn lại mình và mới biết mình đang ở truồng thật.
Ðức Giêsu đến trần gian không phải để được kẻ hầu người hạ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con: "Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em; còn ai muốn đứng đầu trong anh em, thì phải làm đầy tớ anh em". Xin ban ơn trợ giúp để chúng con có thể sống như Chúa đã dạy.Amen.
Thánh Ca : Chúa Không Lầm
THIÊN CHÚA CỦA TÌNH YÊU
Cha Mark Link, S.J.
Một vài năm trước đây William Golding có viết một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mang tên Lord of the Flies. Đó là câu chuyện về một nhóm học sinh khoảng 14 tuổi.
Các học sinh này sống vất vưởng trên một hoang đảo sau khi chiếc máy bay cứu họ từ Anh Quốc, trong Thế Chiến II, bị rớt trên biển Thái Bình Dương. Phi công và người phụ tá đều bị chết ngay lập tức, chỉ có các cậu trai này là còn sống sót.
Lúc đầu, mọi sự đều êm đẹp. Chúng vui thích thám hiểm hòn đảo này và trở nên những chủ nhân mới.
Nhưng sau đó mọi sự trở nên tồi tệ. Chúng cãi nhau, và chia làm hai phe đối nghịch. Dần dà chúng trở nên man rợ và bắt đầu tiêu diệt lẫn nhau.
Một trong những điểm phát xuất từ câu chuyện của Golding là, nếu để tự ý, bản chất con người sẽ trở nên hung bạo.
Nói cách khác, nếu không có lề luật và cơ cấu để hướng dẫn, bản chất con người có xu hướng thiên về sự dữ. Nó sẽ đi theo chiều hướng ít trở ngại nhất, và kết quả là sự xáo trộn.
Nói một cách tích cực, điểm mà Golding muốn nói là: Xã hội cần có lề luật và cơ cấu để tồn tại. Nếu không có lề luật và cơ cấu, không bao lâu xã hội sẽ suy thoái thành một loại rừng rú. Không có gì là linh thiêng; không ai được tôn trọng.
Người Do Thái xưa có một triết lý tương tự về bản tính con người. Họ tin rằng cần phải có lề luật và cơ cấu để dân Israel tồn tại và phát triển thành một quốc gia.
Đó là một khung cảnh được thấy trong sách Nêhêmia (8:1-8), trong đó toàn thể dân tộc tụ tập lại và tự hứa sẽ tuân giữ lề luật.
Từ ngày đó trở đi, việc nghiên cứu lề luật trong Israel trở thành một trong những nghề quan trọng nhất. Những luật gia cổ xưa này, được gọi là luật sĩ, tự khoác cho mình một trách nhiệm là áp dụng lề luật vào những chi tiết nhỏ bé nhất trong đời sống hàng ngày.
Thí dụ, hãy lấy điều luật cấm người ta không được làm việc vào ngày Sabát. Các luật sĩ dành cả giờ đồng hồ để thảo luận về việc áp dụng luật này vào các hành động tỉ như bước đi. Thí dụ, người ta có thể bước đi bao xa để coi đó là sự giải trí thay vì làm việc?
Và vì thế có những điều luật nói rằng, trong ngày Sabát có thể bước đi nửa dặm, nhưng ai bước đi xa hơn quãng đường đó thì bị coi là phạm luật.
Các luật sĩ còn đi xa hơn nữa. Họ “xây những hàng rào chung quanh lề luật,” để giữ dân chúng khỏi vi phạm luật vì sự tình cờ.
Nói cách khác, bước đi nửa dặm trong ngày Sabat thì không sao; nhưng để giữ cho dân chúng khỏi tình cờ vi phạm luật, các luật sĩ đặt ra một điều luật rằng người ta chỉ có thể bước đi hai phần năm dặm.
Nhận xét về thói vụ luật quá đáng này, William Barclay, một người nghiên cứu luật Do Thái, đã viết như sau:
Vào lúc sự dẫn giải lề luật chấm dứt, phải mất trên năm mươi bộ sách để ghi lại các quy tắc phát sinh từ việc dẫn giải đó.
Kết quả sau cùng của việc này là nhiều thường dân ở Israel từ bỏ việc tuân giữ lề luật mà các luật sĩ đặt trên vai họ. Họ thực sự chán nản và không còn hy vọng gì để làm vừa lòng Thiên Chúa. Nhiều thường dân còn bỏ cả việc tuân giữ các điều luật chính.
Hậu quả là những người này bị các luật sĩ và Biệt Phái tẩy chay, coi họ là những người tội lỗi và bị ruồng bỏ.
Điều này giải thích lý do tại sao Đức Giêsu đối xử rất khắc nghiệt đối với các luật sĩ và Biệt Phái. Đó là vì họ làm ô uế tôn giáo và biến tôn giáo thành một bộ lề luật.
Điều này cũng giải thích lý do tại sao Đức Giêsu nói với các luật sĩ và Biệt Phái trong bài phúc âm hôm nay:
“Họ cột những gánh nặng không thể khiêng nổi trên lưng người dân; nhưng họ lại không muốn nhấc ngón tay để giúp người dân mang những gánh nặng ấy.”
Trái với thói vụ luật này, Đức Giêsu chủ trương tình yêu và sự tha thứ. Người nói rằng tâm điểm của tôn giáo thì không phải là một cuốn sách đầy luật mà chỉ có một ít người có thời giờ rảnh rỗi để học biết và tuân giữ.
Đúng hơn, đó là một tâm hồn đầy tràn tình yêu và trắc ẩn, mà mọi người đều có khả năng.
Đức Giêsu nhấn mạnh đến điều này trong bài phúc âm tuần trước khi Người tóm lược các giới răn của lề luật thành hai điều: Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sư và yêu thương tha nhân như chính mình.
Tất cả các giới răn khác đều lệ thuộc vào hai điều này.
Nói cách khác, Đức Giêsu nói rằng quý vị có thể đặt ra mọi lề luật quý vị muốn và tuân giữ những điều luật quý vị đặt ra. Nhưng nếu lý do để thi hành như vậy không phải là tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, quý vị đã quên đi điểm chính của lề luật và tôn giáo.
Thánh Phaolô, từ một người Biệt Phái trở lại Kitô Giáo, trong thư gửi Tín Hữu Côrintô ngài đã nhấn mạnh đến cùng một điểm này khi nói:
Tôi có thể có được mọi đức tin đến độ chuyển cả ngọn núi – nhưng nếu tôi không có tình yêu, tôi cũng chẳng là gì. Tôi có thể cho đi mọi sự tôi có… nhưng nếu tôi không có tình yêu, điều này chẳng ích gì cho tôi.
Yêu thì nhẫn nại, yêu thì ân cần.
Yêu không phải là ghen tương, không phải là khoe khoang,
không phải là tự mãn, không phải là thô lỗ,
yêu không tìm lợi ích riêng cho mình,
không hay nóng giận, không cay đắng,
yêu không vui khi làm điều sái quấy nhưng vui khi thấy sự thật.
Tình yêu không bao giờ bỏ cuộc; và sự tin tưởng, sự hy vọng và sự kiên nhẫn của tình yêu thì không bao giờ thất bại.” 1 Cor. 13:2-7
Nếu có hồ nghi về địa vị hàng đầu của tình yêu trong tôn giáo, những lời trên của T. Phaolô đã xua tan tất cả.
Hãy kết thúc bằng lời của Mẹ Têrêsa, là người hơn ai hết đã duy trì sự quân bình mỹ miều giữa tình yêu và lề luật khi đề cập đến sự thực hành tôn giáo. Mẹ nói:
Nhiệm vụ của mỗi người là một nhiệm vụ yêu thương … Hãy khởi sự ngay nơi bạn đang ở, với những người gần gũi nhất với bạn. Hãy biến nhà bạn thành các trung tâm đầy trắc ẩn và tha thứ không ngừng. Đừng để ai sau khi đến với bạn mà không trở nên tốt hơn và vui hơn … Vào lúc chết khi chúng ta đối diện với Thiên Chúa, chúng ta sẽ được xét xử dựa trên tình yêu; không phải bao nhiêu công việc mà chúng ta đã làm, nhưng bao nhiêu tình yêu mà chúng ta đã biến thành hành động.Amen.
Thánh Ca : Chúa Thương Con
THÁI ĐỘ SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI NGỒI TRÊN TÒA MÔISÊ
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Mấy ngày qua các phương tiện truyền thông nói nhiều về cái chết thảm của nhà lãnh đạo độc tài Gadhafi. Nhiều sự thật trần trụi về lối sống giả hình, hai mặt của ông cũng đã được đưa lên mặt báo. Một trong những sự thật phũ phàng đó là sau khi nổi dậy cướp chính quyền từ vua Libya năm 1969, Gadhafi đã trở thành người hùng của dân tộc, song chẳng bao lâu sau ông đã chìm đắm trong quyền lực, tiền bạc và gái đẹp như những vị bạo vương. Đại tá Gadhafi tài hoa khi xưa, giờ đây lại xa rời dân chúng lúc nào không biết.
Trong suốt 42 năm cầm quyền, ông hô hào xây dựng một đất nước dân chủ và phồn thịnh, nhưng chính ông lại tham nhũng, bạo lực và cường quyền. Ông đã vơ vét rất nhiều của cải của nhân dân, của đất nước, với hàng trăm tỉ đôla được tẩu tán ra nước ngoài và hàng tỷ đôla khác được cất dấu dưới các hầm bí mật. Trong khi dân chúng thì sống trong cảnh nghèo khổ. Bên ngoài ông tỏ ra là một người vị tha và đức hạnh, nhưng thực chất bên trong ông không hề biết thế nào là khoan dung, tha thứ và hòa giải. Những người chống lại ông đều bị tiêu diệt không thương tiếc. “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, là nguyên tắc cai trị sắt máu của ông lúc tại vị. Ông nói một đàng nhưng sống và làm một nẻo. Đúng là một con người giả hình. Những gì mà ông đã gây ra cho Libya thật đau đớn. Lịch sử bị kéo lùi tới 42 năm, sự chia rẽ và lòng hận thù sẽ còn chồng chất dài dài.
Tuy nhiên hành động giả hình ấy đã bị chính người dân Lybia trừng trị. Khi bắt được ông từ dưới ống cống, họ đã tức giận lôi ông ta lên và bắn vào đầu ông ta. Chưa hết, sau khi chết, ông ta đã bị lột trần và bị kéo đi trên phố như một con vật. Có những 170 tỷ đôla, nhưng ông ra đi không một xu mang theo xuống âm phủ. Đó là cái giá ông phải trả cho lối sống giả hình của mình!
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng lên án gay gắt một thái độ giả hình khác, thái độ giả hình của các luật sĩ Biệt Phái. Sự giả hình này còn tệ hại hơn cả sự giả hình của Gadhafi vì đây là sự giả hình ngay trong một lãnh vực thánh thiêng : lãnh vực tôn giáo.
Ngài đã thẳng thắn vạch mặt chỉ tên những hành động giả hình của họ vì “Họ chỉ nói mà không làm. Họ đặt lên vai kẻ khác những bó nặng, nhưng chính họ lại không màng giơ tay lay thử” (Mt 23,3-4). Họ là những người có chức phận quyền uy trong Đạo. Họ “có thế” ngồi trên tòa Môisê để giảng dạy và “có quyền” trục xuất khỏi Hội Đường những ai không giữ Luật. Họ mang hộp kinh thật to (hộp kinh là một túi nhỏ đựng những thẻ bài ghi những câu Kinh Thánh quan trọng), để chứng tỏ mình biết Kinh Thánh hơn mọi người. Họ mang tua áo thật dài để chứng tỏ mình là người có chức cao quyền trọng trong dân. Trong khi đời sống của họ thì lại khác xa một trời một vực.
Không chỉ tố cáo thái độ sống đạo méo mó lệch lạc, Chúa Giêsu còn lên án việc sống đạo vụ hình thức nặng nề của họ. Họ chủ trương tuân giữ luật lệ một cách tỉ mỉ, rườm rà theo bề ngoài mà quên đi cái cốt lõi của luật. Tâm thức vụ luật ấy khiến cho họ tìm mọi cách làm cho số luật lệ gia tăng thêm nhiều, và biến chúng thành khí cụ để áp chế, để bóp nghẹt sự tự do tinh thần của dân chúng. Hậu quả là mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa trở thành một cái gánh nặng nề. “Họ đã không vào Nước Trời, nhưng lại còn cản trở những người khác vào” - Chúa Giêsu đã từng phê phán như thế.
Trong thời Cựu Ước, thế kỷ thứ V, ngôn sứ Malakhi thừa lệnh của Thiên Chúa, đã nặng lời quở trách các nhà lãnh đạo Dothái đương thời cũng cùng một tội ấy. Lúc bấy giờ Đền thờ đã được tái thiết đàng hoàng, nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo Dothái chỉ quan tâm tổ chức các lễ nghi hoành tráng bề ngoài, mà không màng quan tâm hướng dẫn tinh thần cho dân chúng. Từ đó phát sinh nhiều tệ nạn : các lễ vật dâng tiến cho Chúa là những con vật què quặt, đui mù, thậm chí là những con vật ăn cắp ; dung túng cho việc li dị, hôn nhân với người ngoại; trốn thuế thập phân… Còn các nhà lãnh đạo thì đối xử với dân chúng một cách quan liêu, hống hách chỉ để nhằm tư lợi.
Ngày hôm nay, những người Pharisiêu không còn, nhưng tinh thần Pharisiêu vẫn chưa chết. Giáo Hội qua thời đại phải nhìn nhận rằng tinh thần thế tục xa lạ đã len lỏi vào trong hàng ngũ các đấng bậc. Những chức tước, “thẻ kinh”, “tua áo” đã làm hoen ố đi hình ảnh một Giáo Hội chân thật, một Giáo Hội của người nghèo. Chính vì thế, Công đồng Vatican II đã bỏ đi nhiều điều phù phiếm đó. Một giai thoại kể rằng trong khi diễn ra Công Đồng, một quan sát viên cho biết : Có hai Giám mục của xứ nghèo đã đeo ở tay những chiếc nhẫn vàng to tướng! Đức Phaolô VI ghi nhận và ngài đã nêu gương bằng cách biếu mỗi nghị phụ một chiếc nhẫn đơn sơ. Và rồi một số các nghị phụ đã quyết định thay thế cây Thánh giá vàng bằng một cây Thánh giá gỗ.
Trong thư gửi giáo đoàn Thesalô, thánh Phaolô đã mô tả chân dung thật đẹp nhà lãnh đạo tinh thần trong đạo mới mà chính ngài là điển hình. Cốt lõi của nhiệm vụ, ấy là lương tâm trách nhiệm về năng quyền mà Chúa trao phó. Ngài biết ai đã sai phái ngài đi và đi đến với ai. Ngài là Tông đồ của Chúa. Sứ mạng ấy là một ơn huệ đặc biệt Chúa ban cho ngài và cho toàn dân : ơn soi sáng, ơn sức mạnh, ơn Tình yêu. Ngài luôn tâm niệm rằng người Tông đồ phải phục vụ tận tuỵ đêm ngày và sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống mình để Lời Chúa được loan báo cho mọi người.
“Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải là người phục vụ anh em” (Mt 23,11). Đó là điều Chúa Giêsu căn dặn tất cả chúng ta, là các linh mục, là quý ông bà anh chị em, những người “ngồi trên tòa Môisê” hướng dẫn kẻ khác. “Kẻ khác” đó là ai, nếu không phải là đàn chiên, là con cháu của mình.
Thánh Ca : Bao La Tình Chúa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét