Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ 28 MTN (A) :
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Nước Trời : Sự Kêu Gọi & Sự Lựa Chọn " của Mục Sư Tim Huynh.
CHÚA MỜI CHÚNG TA DỰ TIỆC NƯỚC TRỜI
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Ðiều trước mắt che khuất điều ở xa
Hạnh phúc Nước Trời, hay--nói cho dễ hiểu--hạnh phúc thiên đàng là thứ hạnh phúc trọn vẹn nhất, vững bền nhất, hơn tất cả mọi thứ hạnh phúc ở trần gian. Ai cũng biết thế.
Tuy nhiên, loài người chúng ta có một cái tật, là bị những cái trước mắt che khuất nên không nhìn thấy cái ở xa, giống như tật cận thị.
Cái trước mắt mà chúng ta thấy hằng ngày là hạnh phúc mà trần gian mang lại qua việc làm ăn, buôn bán. Nói cách khác, trước mắt phải lo làm ăn để có một cuộc sống bảo đảm về vật chất; thiên đàng thì còn xa, sau này từ từ lo.
Suy nghĩ như thế có phần đúng, vì ta phải sống thực tế với hiện tại. Nhưng cũng có phần sai khi chỉ biết hiện tại mà không hề nghĩ tới tương lai.
Ðiều sai lớn nhất mà bài Tin Mừng này vạch ra là chẳng những ưu tiên lo cho hiện tại, mà còn "không đếm xỉa gì" đến bữa tiệc Nước Trời, thậm chí còn nhục mạ và hành hạ những sứ giả mà Thiên Chúa sai đến mời ta dự tiệc của Ngài.
Bài Tin Mừng hôm nay gợi cho chúng ta một số điều để suy nghĩ:
•Chúa không hề trách vì chúng ta lo cho cuộc sống vật chất. Nhưng lo đến nỗi quên hẳn cuộc sống mai sau thì sẽ đáng trách. "Tiên vàn chúng con hãy tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, mọi sự khác Ngài sẽ lo cho chúng con".
•Vì chúng ta dễ quên hạnh phúc mai sau, nên nhiều lần và nhiều cách Thiên Chúa sai người này người nọ đến nhắc nhở chúng ta. Chúng ta có khó chịu với những người ấy, xua đuổi họ, nhục mạ họ và ngược đãi họ không?
2. Tại sao họ đã chối từ?
Trong đoạn Tin Mừng này, Thánh Mát thêu ghi lại hai lý do: "người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán". Thánh Luca thì ghi rõ hơn, tới 3 lý do: "Người thứ nhất nói: tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm; người khác nói: Tôi mới tậu 5 cặp bò, tôi đi thử đây; người khác nói: Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được" (Lc 14,18-19)
3 lý do trong Luca có thể gom thành 2 loại là làm ăn (thăm đất và thử bò) và thụ hưởng (cưới vợ). Thực ra hai điều ấy không cấp bách đến nỗi phải lập tức làm ngay để đành từ chối lời mời ưu ái của nhà vua. Tuy nhiên, đó là hai nguyên do khiến nhiều người chối từ lời mời của Thiên Chúa. Ta có thể rút ra hai khuyến cáo:
•Quá mê làm ăn có thể kéo ta xa Chúa.
•Quá lo thụ hưởng cũng có thể kéo ta xa Chúa.
3. Những ông chủ trại, những thương gia và những kẻ ngoài đường
Chúng ta hãy lưu ý rằng hai hạng người từ chối dự tiệc cưới là những ông chủ trại và những thương gia. Họ không đến vì còn phải lo đi thăm trại và đi buôn bán. Còn những người mau mắn đến dự tiệc là những kẻ ở các ngã đường. Họ nghèo, họ đang đói cho nên được mời ăn tiệc là đến ngay.
Người no đủ không thích ăn tiệc bằng người đói khát.
Bởi thế, Ðức Giêsu đã nói rất chí lý: "Khốn cho các ngươi là những kẻ no đủ... Phúc cho chúng con là những người đói khát".
4. Y phục tiệc cưới
Phần cuối dụ ngôn này làm người đọc thắc mắc và khó chịu: những người đang ở ngoài đường đột nhiên được mời vào dự tiệc cưới thì làm sao có sẵn áo lễ mà mặc. Thế mà ông vua lại bắt một người không có áo lễ tống giam vào ngục.
Nên nhớ đây là một dụ ngôn, nghĩa là các chi tiết ám chỉ đến một ý nghĩa nào đó. Nếu bữa tiệc cưới là hình ảnh của Nước Trời, thì chiếc áo cưới tượng trưng cho nếp sống phù hợp với Nước Trời. Tự nhiên được mời vào Nước Trời đã là một hồng phúc, cho nên để đáp lại thì phải có một nếp sống phù hợp với Nước Trời.
Chiếc áo tượng trưng cho cách sống. Chúng ta hãy suy nghĩ về chiếc áo / cách sống hiện tại của chúng ta: Nó có tốt hơn, đẹp hơn chiếc áo / cách sống của những người không được ở trong phòng tiệc không?
Chiếc áo tốt đẹp nhất của người dự tiệc Thiên Chúa chính là sống như Ðức Kitô, như lời Thánh Phaolô nói: "Anh em hãy mặc lấy con người mới" (Ep 4,24), "Hãy mặc lấy Ðức Kitô" (Gl 3,27)
5. Chuyện minh họa: Viện Cớ
Chúng ta có rất nhiều cớ để không làm điều mình phải làm, và nhiều cớ để làm điều lẽ ra không nên làm.
Ngày xưa có một anh thợ may rất khéo. Bao nhiêu áo đẹp của mọi người trong thành đều do anh may. Tuy nhiên bản thân anh thì chỉ có mỗi một chiếc áo rách. Lúc nào anh cũng mặc chiếc áo rách ấy, ngay cả trong những buổi tiệc lớn của thành phố. Có người thấy thế hỏi anh:
- Sao anh có thể may bao nhiêu chiếc áo đẹp cho mọi người mà lại không may cho anh được một chiếc áo lành lặn.
- Vì tôi phải may áo kiếm tiền, không có giờ may áo cho mình.
- Vậy anh hãy cầm lấy 20 đồng tiền này và may cho anh một chiếc áo, kể như tôi mướn anh may cho tôi vậy.
Anh thợ may cầm tiền về nhà. Ðến buổi tiệc tiếp theo, anh lại đến với chiếc áo rách cũ. Người bạn hỏi:
- Sao anh không may áo cho anh?
- Chiếc áo cho chính bản thân tôi mà giá chỉ có 20 đồng thì quá rẻ, nên tôi không may!
Người bạn chẳng nói gì nữa, bởi vì có nói gì nữa thì anh thợ may cũng sẽ tìm được một cớ khác thôi.
Thiên Chúa mời gọi, ban phát tình thương và ân sủng một cách vô giới hạn cho tất cả mọi người. Lạy Chúa, xin ban ơn trợ giúp chúng con sống trọn vẹn ơn gọi kitô hữu, nhờ đó chúng con có thể mạnh dạn nói như Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Galát: "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi".Amen.
Thánh Ca : Chúa Thương Con
ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
Cha Mark Link, S.J.
Trong thời cổ, các vua thông báo về tiệc cưới hay đại tiệc thì trước đó rất lâu. Tuy nhiên, ngày giờ chính xác sẽ được cho biết vào một ngày sau đó.
Việc chấp nhận lời mời lúc ban đầu nhưng sau đó lại từ chối, đó là một sỉ nhục. Một thí dụ ngày nay có thể minh hoạ điều đó.
Giả như con trai quý vị trở về nhà sau thời gian hai năm tình nguyện làm việc trong đạo quân Hoà Bình. Anh ta sẽ trở về nhà vào tuần tới, nhưng không biết chắc là thứ Năm hay thứ Sáu.
Quý vị gọi điện thoại cho các bạn thân nhất của nó và mời họ đến tham dự bữa ăn tối. Quý vị giải thích hoàn cảnh và yêu cầu họ dành cho cả hai ngày. Họ đồng ý.
Khi biết rõ là cậu con trai sẽ về vào ngày thứ Năm, quý vị gọi điện thoại cho những người ấy và cho biết, “Bữa tiệc sẽ vào ngày thứ Năm”. Nhưng mọi người đều từ chối là họ không thể đến. Thật bàng hoàng.
Đó là một hoàn cảnh mà Đức Giêsu diễn tả trong dụ ngôn bài Phúc Âm hôm nay. Thành phần khán giả của Người là các nhà lãnh đạo tôn giáo trong thời đó.
Nhiều năm trước, họ đã chấp nhận lời mời của Thiên Chúa để trở nên dân tộc Người chọn – những người khách đặc biệt của Thiên Chúa trong bàn tiệc Nước Trời.
Nhưng khi Đức Giêsu thông báo rằng Nước Trời và bữa tiệc đã dọn sẵn, họ lại từ chối lời mời, viện ra nhiều lý do tại sao họ không thể đến.
Lời hứa của chúng ta đi theo Đức Giêsu thì cũng tương tự như hoàn cảnh xưa ở Israel.
Qua bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, chúng ta chấp nhận lời mời của Đức Giêsu và đi theo Người, và trở nên các người khách đặc biệt của Người tại bàn tiệc Nước Trời.
Tuy nhiên, chấp nhận lời mời chỉ là bước đầu trong tiến trình. Đó chỉ là khởi sự hành trình đức tin của chúng ta.
Chúng ta có thể so sánh việc chấp nhận lời mời của Đức Giêsu giống như lời thề trong hôn nhân. Lời thề đó không phải là chấm dứt một tiến trình; đó mới chỉ là mở đầu.
Có câu chuyện thật sau đây minh hoạ điểm chúng ta vừa đưa ra.
Thánh Phanxicô Assisi sinh trong một gia đình giầu có thời Trung Cổ. Khi niên thiếu, anh là một dân chơi và ăn tiêu hoang phí. Anh rộng lượng dùng tiền của mình để trả cho những tiêu pha của chúng bạn du đãng.
Vào năm 1202, giữa thành phố Assisi và Perugia có sự thù nghịch. Phanxicô phải gia nhập đạo quân của Assisi. Trong một cuộc giao tranh, anh bị bắt và bị giam trong ngục tù dơ bẩn khoảng một năm.
Sau khi được thả, phải mất gần một năm anh mới phục hồi sức khoẻ. Cảm nghiệm này đã thay đổi cuộc đời anh mãi mãi.
Anh từ bỏ những y phục đắt tiền và mặc quần áo của một người nghèo. Sau lưng các chiếc áo, anh vẽ một chữ thập trắng thật to.
Sau đó anh bỏ nhà và sống cuộc đời ẩn dật của một người khổ hạnh. Căn nhà của anh là một nhà thờ đổ nát ở ngoại ô Assisi. Ở đây, anh dành nhiều giờ để cầu nguyện.
Một ngày kia, khi Phanxicô tham dự Thánh Lễ ở một nhà thờ, trong bài Phúc Âm, Đức Giêsu ra lệnh cho các môn đệ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho dân chúng ở các làng chung quanh.
Đức Giêsu nói với họ là đừng mang theo gì cả, nhưng hãy hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa về những nhu cầu vật chất. (Mt 10-5-15)
Mệnh lệnh này đã hướng dẫn cả cuộc đời của Phanxicô. Anh từ giã cuộc đời ẩn dật và lên đường rao giảng Tin Mừng trong sự hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa.
Cá tính lôi cuốn của anh đã hứng khởi những người trẻ đi theo anh. Và từ đó dòng Phanxicô phát sinh. Phần còn lại câu chuyện đã làm nên lịch sử.
Cuộc đời của Thánh Phanxicô Assisi minh hoạ loại thề hứa mà cuộc đời Kitô Hữu phải có. Thánh nhân bắt đầu cuộc đời như một tín hữu Kitô bình thường, yêu quý đời sống dễ dãi hơn yêu quý đời sống Kitô Hữu.
Sau đó thảm kịch đã xảy ra cho thấy, trên thực tế, cuộc đời này thật hời hợt và chóng qua biết chừng nào. Nó có thể tan biến trong chốc lát, cũng như cuộc đời của chúng ta sẽ trôi qua trong giây lát.
Kết quả là Phanxicô trải qua một sự biến đổi sâu xa, trở về với Đức Giêsu.
Người ta nghĩ rằng Phanxicô chỉ cần thay đổi đến như vậy. Nhưng không phải thế! Đức Giêsu có chương trình lớn hơn cho anh.
Sau khi Đức Giêsu trở thành một dụng cụ cứu độ cho anh, Đức Giêsu mời anh trở nên một dụng cụ cứu độ cho người khác.
Và vì vậy Phanxicô đi rao giảng Tin Mừng trong một thế giới rất giống như thế giới chúng ta. Thế giới ấy ngày càng lạnh lùng với đức tin và ngột ngạt giữa những vui thú của thế gian.
Phanxicô không chỉ thổi cho ngọn lửa đức tin của hàng ngàn người bùng lên, nhưng anh còn linh hứng cho cả một đạo binh người trẻ bắt chước và đi theo anh.
Ý nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay thì thật rõ. Đời sống Kitô Hữu là một tiến trình đang tiếp diễn: một hành trình, chứ không phải là một trạm dừng chân.
Đó là một lời mời chúng ta hãy nắm lấy bàn tay của Đức Giêsu và đi theo Người bất cứ đâu Người dẫn dắt chúng ta.
Và nếu chúng ta chấp nhận lời mời ấy, Đức Giêsu sẽ dẫn chúng ta vảo một cuộc mạo hiểm mà trong đó chúng ta sẽ thấy đời mình thật khác với lúc trước.
Chúa sẽ biến chúng ta thành một khí cụ cho sự bình an của Người: gieo tình yêu vào nhưng nơi hận thù, gieo hy vọng vào những nơi thất vọng, đem ánh sáng vào những nơi tối tăm, và đem niềm vui đến nơi u buồn.
Đức Giêsu sẽ trực tiếp dậy chúng ta rằng khi cho đi là khi thực sự nhận lãnh. Và chính lúc chết đi là khi chúng ta thực sự được sinh vào sự sống đời đời.
Đây là Tin Mừng của Phúc Âm hôm nay.
Đây là Tin Mừng mà chúng ta cử hành khi trở về với bàn thờ để chuẩn bị chia sẻ bàn tiệc Thánh Thể.
Đó là được nếm thử bàn tiệc vĩnh cửu, mà chúng ta luôn được mời gọi.
Thánh Ca : Bỏ Ngài Con Biết Theo Ai
ÁO CƯỚI
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Hằng năm chúng ta nghe bài Tin Mừng này, dụ ngôn về tiệc cưới, và nó luôn làm tôi chú ý. Thật là tồi, không phải vậy sao? Họ đã đi ra các ngả đường để mời tất cả những ai họ gặp, những người lang thang và vô gia cư vào dự tiếc cưới, để rồi đuổi họ ra bởi vì họ không ăn mặc áo cưới. Họ lấy đâu ra áo cưới chứ? Tôi chẳng hiểu được cho đến khi vào đại chủng viện và bắt đầu học Thánh Kinh, và từ bối cảnh ở đàng sau của dụ ngôn tôi học biết là tập tục thời đó khi một người đi dự tiệc cưới của người Do Thái, chủ nhà sẽ cho họ cái áo khoác cho tiệc cưới, khi họ bước vào phòng tiệc, để họ không còn phải quan tâm là phải mặc cái gì. Khách được trao cho cái áo cưới. Buổi tiệc được tổ chức như thế, người dự tiệc được trao cho chiếc áo khoác cần thiết để mặc. Hãy tưởng tượng một người thật kiêu hãnh đến độ không chấp nhận mặc chiếc áo đó. Người Do Thái vẫn còn tập tục này. Tôi không biết là các bạn đã có bao giờ đến Bar Mitzavah hay một tiệc cưới của người Do Thái chưa, nhưng khi bạn bước vào hội đường và không có cái mũ (yarmulke) đội chỏm đầu, họ sẽ đưa cho bạn một cái. Mọi người đàn ông đều đội chiếc mũ yarmulke trong hội đường.
Áo Cưới Của Chúng Ta
Ngày nay chúng ta có trường hợp tương tự. Thiên Chúa mời chúng ta vào dự tiệc cưới trong nước của Ngài. Trước khi Chúa Kitô đến trần gian, chúng ta không có hy vọng để vào nước của Ngài. Nhưng khi Ngài đến, Ngài đã mời tất cả mọi người vào tham dự trong nước của Ngài, nơi mà Ngài chuẩn bị cho toàn thể nhân loại, chứ không phải là chỉ cho một số ít người. Ai cũng được mời vào. Ngài đã chết trên thánh gía và đã tạo điều kiện có thể để tất cả chúng ta chia sẻ nước Thiên Chúa bây giờ và sau này. Và Chúa Giêsu Kitô cũng trao cho chúng ta cái áo giống như áo cưới. Ngài đã lập nên Bí Tích Rửa Tội, và Bí Tích Rửa Rội là áo cưới của chúng ta bởi vì nó giới thiệu chúng ta vào sự sống của Chúa Ktiô. Chúng ta được trao ban ơn thánh sủng, tham dự vào đời sống của Thiên Chúa trong bí tích Hoà Giải. Do đó chúng ta được trao cho chiếc áo cưới. Không phải chỉ có thế, nhưng chúng ta còn được trao cho những nhân đức đối thần, tin, cậy, mến và các nhân đức luân lý, khôn ngoan, công bằng, đức độ, đại đảm. Chúng ta có tất cả những đặc ân này để mặc vào hầu chúng ta có thể tham dự cách xứng hợp trong tiệc cưới của Thiên Chúa.
Mặc hay Không Mặc
Nhưng có nhiều người đã không muốn tham dự, họ từ chối hợp tác. Họ chọn không đón nhận ơn thánh; họ chọn không chu toàn bổn phận trong bậc sống của họ; họ chọn chối bỏ ơn sủng của Chúa. Tuy thế họ lại đòi được toại nguyện và được dẫn đưa vào nước của Thiên Chúa. Và Chúa của chúng ta nói, “Không! Ngươi không thể vào.” Trừ khi chúng ta tham dự theo ý của Thiên Chúa, bằng không chúng ta chẳng tham dự gì cả. Thiên Chúa ban cho chúng ta tất cả những phúc lành này, ban cho chúng ta ơn thánh và tưới đổ xuống trên chúng ta, và nói hãy dùng những ơn thánh đó và ngươi sẽ được tràn đầy hạnh phúc của Thiên Chúa bây giờ ở thế gian và sau này trong nước hằng sống. Nhưng nếu ngươi chối bỏ ơn thánh sủng, ngươi không có hy vọng cứu rỗi. Như Tin Mừng nói, “Nhiều người được gọi, nhưng ít người được tuyển chọn.” Những người được tuyển chọn thì ít bởi vì nhiều ơn thánh sủng được trao ban nhưng rất ít người đón nhận. Ngày nay nhiều người nói họ không cần phải tin các giáo huấn của Giáo Hội, cổ rồi! Họ không phải giữ các giới răn, nó cổ lỗ sĩ rồi! Có luân lý đổi mới, thời đại mới, và người ta nói là họ không phải theo ý của Thiên Chúa bởi vì thời gian đã thay đổi. Đúng thế, thời gian thay đổi, nhưng Thiên Chúa không đổi thay.
Tiệc Thánh Thể
Chúa Giêsu Kitô nói cho chúng ta rất rõ ràng là trừ khi chúng ta tham dự, trừ khi chúng ta đón nhận và dùng ơn thánh sủng của Chúa, chúng ta không thể vào nước trời. Giống như là chúng ta tham dự tiệc Thánh Thể. Mọi người được mời tham dự tiệc Thánh Thể nhưng phải có điều kiện. Có những điều kiện để chúng ta tham dự cách xứng đáng đối với bí tích Thánh Thể. Điều kiện đầu tiên là chúng ta phải ở trong tình trạng ơn thánh. Đó có nghĩa là không có tội trọng. Nếu chúng ta có bất cứ tội trọng nào, chúng ta cần phải đi xưng tội trước khi rước lễ. Điều kiện thứ hai là chúng ta phải ăn chay ít nhất một giờ không ăn uống gì trừ nước thường. Có những điều kiện đòi buộc và nếu ai định rước lễ mà không chu toàn các điều kiện đó, thì họ không lãnh nhận được ơn thánh sủng của Chúa, họ không tham dự vào tiệc Thánh Thể. Họ phạm sự thánh. Tuy thế, có một số người chủ ý bỏ qua lời mời gọi, chọn bỏ qua để chuốc lấy khốn khổ cho chính mình. Chúng ta được Thiên Chúa mời gọi và được trao chiếc áo cưới cho phép chúng ta bước vào phòng tiệc cứu độ đời đời. Chúng ta được ban cho mọi cơ hội, nhưng nó vẫn là quyết định của chúng ta. Giống như người đã từ chối không mặc áo cưới, chúng ta sẽ bị đuổi ra nếu chúng ta không đón nhận lời mời gọi của Thiên Chúa đến dự tiệc.
Thánh Phao-lô nói về Chúa Kitô cách riêng: “Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết.” Chúa Kitô là nguồn sức mạnh của chúng ta. Ngài là ơn thánh sủng ban xuống trên chúng ta. Chúng ta chia sẻ sự sống của ngài. Khi chúng ta duy trì ơn thánh sủng của Chúa Kitô, chúng ta có sức mạnh để hoàn tất mọi sự. Cho dù chúng ta trải qua những lúc tốt hay lúc xấu, lúc khó khăn hay dễ dàng, lúc cám dỗ hay không, sức mạnh của Thiên Chúa luôn ở với chúng ta. Chiếu áo ơn thánh này Ngài đổ xuống trên chúng ta luôn ở đó để chúng ta tham dự vào nước của Thiên Chúa bây giờ và mãi mãi.
Bạn được trao cho cơ hội, bạn được trao cho khả năng, bạn được trao cho dụng cụ, bạn được trao cho ơn thánh sủng, bạn được trao ban mọi cái cần thiết để chia sẻ bàn tiệc của Thiên Chúa trong nước của Ngài. Hãy nắm chắc là bạn xử dụng cho nên. Xin Chúa chúc lành cho bạn.
Thánh Ca : Hồng Ân Cảm Tạ
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Nước Trời : Sự Kêu Gọi & Sự Lựa Chọn " của Mục Sư Tim Huynh.
CHÚA MỜI CHÚNG TA DỰ TIỆC NƯỚC TRỜI
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Ðiều trước mắt che khuất điều ở xa
Hạnh phúc Nước Trời, hay--nói cho dễ hiểu--hạnh phúc thiên đàng là thứ hạnh phúc trọn vẹn nhất, vững bền nhất, hơn tất cả mọi thứ hạnh phúc ở trần gian. Ai cũng biết thế.
Tuy nhiên, loài người chúng ta có một cái tật, là bị những cái trước mắt che khuất nên không nhìn thấy cái ở xa, giống như tật cận thị.
Cái trước mắt mà chúng ta thấy hằng ngày là hạnh phúc mà trần gian mang lại qua việc làm ăn, buôn bán. Nói cách khác, trước mắt phải lo làm ăn để có một cuộc sống bảo đảm về vật chất; thiên đàng thì còn xa, sau này từ từ lo.
Suy nghĩ như thế có phần đúng, vì ta phải sống thực tế với hiện tại. Nhưng cũng có phần sai khi chỉ biết hiện tại mà không hề nghĩ tới tương lai.
Ðiều sai lớn nhất mà bài Tin Mừng này vạch ra là chẳng những ưu tiên lo cho hiện tại, mà còn "không đếm xỉa gì" đến bữa tiệc Nước Trời, thậm chí còn nhục mạ và hành hạ những sứ giả mà Thiên Chúa sai đến mời ta dự tiệc của Ngài.
Bài Tin Mừng hôm nay gợi cho chúng ta một số điều để suy nghĩ:
•Chúa không hề trách vì chúng ta lo cho cuộc sống vật chất. Nhưng lo đến nỗi quên hẳn cuộc sống mai sau thì sẽ đáng trách. "Tiên vàn chúng con hãy tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, mọi sự khác Ngài sẽ lo cho chúng con".
•Vì chúng ta dễ quên hạnh phúc mai sau, nên nhiều lần và nhiều cách Thiên Chúa sai người này người nọ đến nhắc nhở chúng ta. Chúng ta có khó chịu với những người ấy, xua đuổi họ, nhục mạ họ và ngược đãi họ không?
2. Tại sao họ đã chối từ?
Trong đoạn Tin Mừng này, Thánh Mát thêu ghi lại hai lý do: "người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán". Thánh Luca thì ghi rõ hơn, tới 3 lý do: "Người thứ nhất nói: tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm; người khác nói: Tôi mới tậu 5 cặp bò, tôi đi thử đây; người khác nói: Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được" (Lc 14,18-19)
3 lý do trong Luca có thể gom thành 2 loại là làm ăn (thăm đất và thử bò) và thụ hưởng (cưới vợ). Thực ra hai điều ấy không cấp bách đến nỗi phải lập tức làm ngay để đành từ chối lời mời ưu ái của nhà vua. Tuy nhiên, đó là hai nguyên do khiến nhiều người chối từ lời mời của Thiên Chúa. Ta có thể rút ra hai khuyến cáo:
•Quá mê làm ăn có thể kéo ta xa Chúa.
•Quá lo thụ hưởng cũng có thể kéo ta xa Chúa.
3. Những ông chủ trại, những thương gia và những kẻ ngoài đường
Chúng ta hãy lưu ý rằng hai hạng người từ chối dự tiệc cưới là những ông chủ trại và những thương gia. Họ không đến vì còn phải lo đi thăm trại và đi buôn bán. Còn những người mau mắn đến dự tiệc là những kẻ ở các ngã đường. Họ nghèo, họ đang đói cho nên được mời ăn tiệc là đến ngay.
Người no đủ không thích ăn tiệc bằng người đói khát.
Bởi thế, Ðức Giêsu đã nói rất chí lý: "Khốn cho các ngươi là những kẻ no đủ... Phúc cho chúng con là những người đói khát".
4. Y phục tiệc cưới
Phần cuối dụ ngôn này làm người đọc thắc mắc và khó chịu: những người đang ở ngoài đường đột nhiên được mời vào dự tiệc cưới thì làm sao có sẵn áo lễ mà mặc. Thế mà ông vua lại bắt một người không có áo lễ tống giam vào ngục.
Nên nhớ đây là một dụ ngôn, nghĩa là các chi tiết ám chỉ đến một ý nghĩa nào đó. Nếu bữa tiệc cưới là hình ảnh của Nước Trời, thì chiếc áo cưới tượng trưng cho nếp sống phù hợp với Nước Trời. Tự nhiên được mời vào Nước Trời đã là một hồng phúc, cho nên để đáp lại thì phải có một nếp sống phù hợp với Nước Trời.
Chiếc áo tượng trưng cho cách sống. Chúng ta hãy suy nghĩ về chiếc áo / cách sống hiện tại của chúng ta: Nó có tốt hơn, đẹp hơn chiếc áo / cách sống của những người không được ở trong phòng tiệc không?
Chiếc áo tốt đẹp nhất của người dự tiệc Thiên Chúa chính là sống như Ðức Kitô, như lời Thánh Phaolô nói: "Anh em hãy mặc lấy con người mới" (Ep 4,24), "Hãy mặc lấy Ðức Kitô" (Gl 3,27)
5. Chuyện minh họa: Viện Cớ
Chúng ta có rất nhiều cớ để không làm điều mình phải làm, và nhiều cớ để làm điều lẽ ra không nên làm.
Ngày xưa có một anh thợ may rất khéo. Bao nhiêu áo đẹp của mọi người trong thành đều do anh may. Tuy nhiên bản thân anh thì chỉ có mỗi một chiếc áo rách. Lúc nào anh cũng mặc chiếc áo rách ấy, ngay cả trong những buổi tiệc lớn của thành phố. Có người thấy thế hỏi anh:
- Sao anh có thể may bao nhiêu chiếc áo đẹp cho mọi người mà lại không may cho anh được một chiếc áo lành lặn.
- Vì tôi phải may áo kiếm tiền, không có giờ may áo cho mình.
- Vậy anh hãy cầm lấy 20 đồng tiền này và may cho anh một chiếc áo, kể như tôi mướn anh may cho tôi vậy.
Anh thợ may cầm tiền về nhà. Ðến buổi tiệc tiếp theo, anh lại đến với chiếc áo rách cũ. Người bạn hỏi:
- Sao anh không may áo cho anh?
- Chiếc áo cho chính bản thân tôi mà giá chỉ có 20 đồng thì quá rẻ, nên tôi không may!
Người bạn chẳng nói gì nữa, bởi vì có nói gì nữa thì anh thợ may cũng sẽ tìm được một cớ khác thôi.
Thiên Chúa mời gọi, ban phát tình thương và ân sủng một cách vô giới hạn cho tất cả mọi người. Lạy Chúa, xin ban ơn trợ giúp chúng con sống trọn vẹn ơn gọi kitô hữu, nhờ đó chúng con có thể mạnh dạn nói như Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Galát: "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi".Amen.
Thánh Ca : Chúa Thương Con
ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
Cha Mark Link, S.J.
Trong thời cổ, các vua thông báo về tiệc cưới hay đại tiệc thì trước đó rất lâu. Tuy nhiên, ngày giờ chính xác sẽ được cho biết vào một ngày sau đó.
Việc chấp nhận lời mời lúc ban đầu nhưng sau đó lại từ chối, đó là một sỉ nhục. Một thí dụ ngày nay có thể minh hoạ điều đó.
Giả như con trai quý vị trở về nhà sau thời gian hai năm tình nguyện làm việc trong đạo quân Hoà Bình. Anh ta sẽ trở về nhà vào tuần tới, nhưng không biết chắc là thứ Năm hay thứ Sáu.
Quý vị gọi điện thoại cho các bạn thân nhất của nó và mời họ đến tham dự bữa ăn tối. Quý vị giải thích hoàn cảnh và yêu cầu họ dành cho cả hai ngày. Họ đồng ý.
Khi biết rõ là cậu con trai sẽ về vào ngày thứ Năm, quý vị gọi điện thoại cho những người ấy và cho biết, “Bữa tiệc sẽ vào ngày thứ Năm”. Nhưng mọi người đều từ chối là họ không thể đến. Thật bàng hoàng.
Đó là một hoàn cảnh mà Đức Giêsu diễn tả trong dụ ngôn bài Phúc Âm hôm nay. Thành phần khán giả của Người là các nhà lãnh đạo tôn giáo trong thời đó.
Nhiều năm trước, họ đã chấp nhận lời mời của Thiên Chúa để trở nên dân tộc Người chọn – những người khách đặc biệt của Thiên Chúa trong bàn tiệc Nước Trời.
Nhưng khi Đức Giêsu thông báo rằng Nước Trời và bữa tiệc đã dọn sẵn, họ lại từ chối lời mời, viện ra nhiều lý do tại sao họ không thể đến.
Lời hứa của chúng ta đi theo Đức Giêsu thì cũng tương tự như hoàn cảnh xưa ở Israel.
Qua bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, chúng ta chấp nhận lời mời của Đức Giêsu và đi theo Người, và trở nên các người khách đặc biệt của Người tại bàn tiệc Nước Trời.
Tuy nhiên, chấp nhận lời mời chỉ là bước đầu trong tiến trình. Đó chỉ là khởi sự hành trình đức tin của chúng ta.
Chúng ta có thể so sánh việc chấp nhận lời mời của Đức Giêsu giống như lời thề trong hôn nhân. Lời thề đó không phải là chấm dứt một tiến trình; đó mới chỉ là mở đầu.
Có câu chuyện thật sau đây minh hoạ điểm chúng ta vừa đưa ra.
Thánh Phanxicô Assisi sinh trong một gia đình giầu có thời Trung Cổ. Khi niên thiếu, anh là một dân chơi và ăn tiêu hoang phí. Anh rộng lượng dùng tiền của mình để trả cho những tiêu pha của chúng bạn du đãng.
Vào năm 1202, giữa thành phố Assisi và Perugia có sự thù nghịch. Phanxicô phải gia nhập đạo quân của Assisi. Trong một cuộc giao tranh, anh bị bắt và bị giam trong ngục tù dơ bẩn khoảng một năm.
Sau khi được thả, phải mất gần một năm anh mới phục hồi sức khoẻ. Cảm nghiệm này đã thay đổi cuộc đời anh mãi mãi.
Anh từ bỏ những y phục đắt tiền và mặc quần áo của một người nghèo. Sau lưng các chiếc áo, anh vẽ một chữ thập trắng thật to.
Sau đó anh bỏ nhà và sống cuộc đời ẩn dật của một người khổ hạnh. Căn nhà của anh là một nhà thờ đổ nát ở ngoại ô Assisi. Ở đây, anh dành nhiều giờ để cầu nguyện.
Một ngày kia, khi Phanxicô tham dự Thánh Lễ ở một nhà thờ, trong bài Phúc Âm, Đức Giêsu ra lệnh cho các môn đệ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho dân chúng ở các làng chung quanh.
Đức Giêsu nói với họ là đừng mang theo gì cả, nhưng hãy hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa về những nhu cầu vật chất. (Mt 10-5-15)
Mệnh lệnh này đã hướng dẫn cả cuộc đời của Phanxicô. Anh từ giã cuộc đời ẩn dật và lên đường rao giảng Tin Mừng trong sự hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa.
Cá tính lôi cuốn của anh đã hứng khởi những người trẻ đi theo anh. Và từ đó dòng Phanxicô phát sinh. Phần còn lại câu chuyện đã làm nên lịch sử.
Cuộc đời của Thánh Phanxicô Assisi minh hoạ loại thề hứa mà cuộc đời Kitô Hữu phải có. Thánh nhân bắt đầu cuộc đời như một tín hữu Kitô bình thường, yêu quý đời sống dễ dãi hơn yêu quý đời sống Kitô Hữu.
Sau đó thảm kịch đã xảy ra cho thấy, trên thực tế, cuộc đời này thật hời hợt và chóng qua biết chừng nào. Nó có thể tan biến trong chốc lát, cũng như cuộc đời của chúng ta sẽ trôi qua trong giây lát.
Kết quả là Phanxicô trải qua một sự biến đổi sâu xa, trở về với Đức Giêsu.
Người ta nghĩ rằng Phanxicô chỉ cần thay đổi đến như vậy. Nhưng không phải thế! Đức Giêsu có chương trình lớn hơn cho anh.
Sau khi Đức Giêsu trở thành một dụng cụ cứu độ cho anh, Đức Giêsu mời anh trở nên một dụng cụ cứu độ cho người khác.
Và vì vậy Phanxicô đi rao giảng Tin Mừng trong một thế giới rất giống như thế giới chúng ta. Thế giới ấy ngày càng lạnh lùng với đức tin và ngột ngạt giữa những vui thú của thế gian.
Phanxicô không chỉ thổi cho ngọn lửa đức tin của hàng ngàn người bùng lên, nhưng anh còn linh hứng cho cả một đạo binh người trẻ bắt chước và đi theo anh.
Ý nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay thì thật rõ. Đời sống Kitô Hữu là một tiến trình đang tiếp diễn: một hành trình, chứ không phải là một trạm dừng chân.
Đó là một lời mời chúng ta hãy nắm lấy bàn tay của Đức Giêsu và đi theo Người bất cứ đâu Người dẫn dắt chúng ta.
Và nếu chúng ta chấp nhận lời mời ấy, Đức Giêsu sẽ dẫn chúng ta vảo một cuộc mạo hiểm mà trong đó chúng ta sẽ thấy đời mình thật khác với lúc trước.
Chúa sẽ biến chúng ta thành một khí cụ cho sự bình an của Người: gieo tình yêu vào nhưng nơi hận thù, gieo hy vọng vào những nơi thất vọng, đem ánh sáng vào những nơi tối tăm, và đem niềm vui đến nơi u buồn.
Đức Giêsu sẽ trực tiếp dậy chúng ta rằng khi cho đi là khi thực sự nhận lãnh. Và chính lúc chết đi là khi chúng ta thực sự được sinh vào sự sống đời đời.
Đây là Tin Mừng của Phúc Âm hôm nay.
Đây là Tin Mừng mà chúng ta cử hành khi trở về với bàn thờ để chuẩn bị chia sẻ bàn tiệc Thánh Thể.
Đó là được nếm thử bàn tiệc vĩnh cửu, mà chúng ta luôn được mời gọi.
Thánh Ca : Bỏ Ngài Con Biết Theo Ai
ÁO CƯỚI
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Hằng năm chúng ta nghe bài Tin Mừng này, dụ ngôn về tiệc cưới, và nó luôn làm tôi chú ý. Thật là tồi, không phải vậy sao? Họ đã đi ra các ngả đường để mời tất cả những ai họ gặp, những người lang thang và vô gia cư vào dự tiếc cưới, để rồi đuổi họ ra bởi vì họ không ăn mặc áo cưới. Họ lấy đâu ra áo cưới chứ? Tôi chẳng hiểu được cho đến khi vào đại chủng viện và bắt đầu học Thánh Kinh, và từ bối cảnh ở đàng sau của dụ ngôn tôi học biết là tập tục thời đó khi một người đi dự tiệc cưới của người Do Thái, chủ nhà sẽ cho họ cái áo khoác cho tiệc cưới, khi họ bước vào phòng tiệc, để họ không còn phải quan tâm là phải mặc cái gì. Khách được trao cho cái áo cưới. Buổi tiệc được tổ chức như thế, người dự tiệc được trao cho chiếc áo khoác cần thiết để mặc. Hãy tưởng tượng một người thật kiêu hãnh đến độ không chấp nhận mặc chiếc áo đó. Người Do Thái vẫn còn tập tục này. Tôi không biết là các bạn đã có bao giờ đến Bar Mitzavah hay một tiệc cưới của người Do Thái chưa, nhưng khi bạn bước vào hội đường và không có cái mũ (yarmulke) đội chỏm đầu, họ sẽ đưa cho bạn một cái. Mọi người đàn ông đều đội chiếc mũ yarmulke trong hội đường.
Áo Cưới Của Chúng Ta
Ngày nay chúng ta có trường hợp tương tự. Thiên Chúa mời chúng ta vào dự tiệc cưới trong nước của Ngài. Trước khi Chúa Kitô đến trần gian, chúng ta không có hy vọng để vào nước của Ngài. Nhưng khi Ngài đến, Ngài đã mời tất cả mọi người vào tham dự trong nước của Ngài, nơi mà Ngài chuẩn bị cho toàn thể nhân loại, chứ không phải là chỉ cho một số ít người. Ai cũng được mời vào. Ngài đã chết trên thánh gía và đã tạo điều kiện có thể để tất cả chúng ta chia sẻ nước Thiên Chúa bây giờ và sau này. Và Chúa Giêsu Kitô cũng trao cho chúng ta cái áo giống như áo cưới. Ngài đã lập nên Bí Tích Rửa Tội, và Bí Tích Rửa Rội là áo cưới của chúng ta bởi vì nó giới thiệu chúng ta vào sự sống của Chúa Ktiô. Chúng ta được trao ban ơn thánh sủng, tham dự vào đời sống của Thiên Chúa trong bí tích Hoà Giải. Do đó chúng ta được trao cho chiếc áo cưới. Không phải chỉ có thế, nhưng chúng ta còn được trao cho những nhân đức đối thần, tin, cậy, mến và các nhân đức luân lý, khôn ngoan, công bằng, đức độ, đại đảm. Chúng ta có tất cả những đặc ân này để mặc vào hầu chúng ta có thể tham dự cách xứng hợp trong tiệc cưới của Thiên Chúa.
Mặc hay Không Mặc
Nhưng có nhiều người đã không muốn tham dự, họ từ chối hợp tác. Họ chọn không đón nhận ơn thánh; họ chọn không chu toàn bổn phận trong bậc sống của họ; họ chọn chối bỏ ơn sủng của Chúa. Tuy thế họ lại đòi được toại nguyện và được dẫn đưa vào nước của Thiên Chúa. Và Chúa của chúng ta nói, “Không! Ngươi không thể vào.” Trừ khi chúng ta tham dự theo ý của Thiên Chúa, bằng không chúng ta chẳng tham dự gì cả. Thiên Chúa ban cho chúng ta tất cả những phúc lành này, ban cho chúng ta ơn thánh và tưới đổ xuống trên chúng ta, và nói hãy dùng những ơn thánh đó và ngươi sẽ được tràn đầy hạnh phúc của Thiên Chúa bây giờ ở thế gian và sau này trong nước hằng sống. Nhưng nếu ngươi chối bỏ ơn thánh sủng, ngươi không có hy vọng cứu rỗi. Như Tin Mừng nói, “Nhiều người được gọi, nhưng ít người được tuyển chọn.” Những người được tuyển chọn thì ít bởi vì nhiều ơn thánh sủng được trao ban nhưng rất ít người đón nhận. Ngày nay nhiều người nói họ không cần phải tin các giáo huấn của Giáo Hội, cổ rồi! Họ không phải giữ các giới răn, nó cổ lỗ sĩ rồi! Có luân lý đổi mới, thời đại mới, và người ta nói là họ không phải theo ý của Thiên Chúa bởi vì thời gian đã thay đổi. Đúng thế, thời gian thay đổi, nhưng Thiên Chúa không đổi thay.
Tiệc Thánh Thể
Chúa Giêsu Kitô nói cho chúng ta rất rõ ràng là trừ khi chúng ta tham dự, trừ khi chúng ta đón nhận và dùng ơn thánh sủng của Chúa, chúng ta không thể vào nước trời. Giống như là chúng ta tham dự tiệc Thánh Thể. Mọi người được mời tham dự tiệc Thánh Thể nhưng phải có điều kiện. Có những điều kiện để chúng ta tham dự cách xứng đáng đối với bí tích Thánh Thể. Điều kiện đầu tiên là chúng ta phải ở trong tình trạng ơn thánh. Đó có nghĩa là không có tội trọng. Nếu chúng ta có bất cứ tội trọng nào, chúng ta cần phải đi xưng tội trước khi rước lễ. Điều kiện thứ hai là chúng ta phải ăn chay ít nhất một giờ không ăn uống gì trừ nước thường. Có những điều kiện đòi buộc và nếu ai định rước lễ mà không chu toàn các điều kiện đó, thì họ không lãnh nhận được ơn thánh sủng của Chúa, họ không tham dự vào tiệc Thánh Thể. Họ phạm sự thánh. Tuy thế, có một số người chủ ý bỏ qua lời mời gọi, chọn bỏ qua để chuốc lấy khốn khổ cho chính mình. Chúng ta được Thiên Chúa mời gọi và được trao chiếc áo cưới cho phép chúng ta bước vào phòng tiệc cứu độ đời đời. Chúng ta được ban cho mọi cơ hội, nhưng nó vẫn là quyết định của chúng ta. Giống như người đã từ chối không mặc áo cưới, chúng ta sẽ bị đuổi ra nếu chúng ta không đón nhận lời mời gọi của Thiên Chúa đến dự tiệc.
Thánh Phao-lô nói về Chúa Kitô cách riêng: “Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết.” Chúa Kitô là nguồn sức mạnh của chúng ta. Ngài là ơn thánh sủng ban xuống trên chúng ta. Chúng ta chia sẻ sự sống của ngài. Khi chúng ta duy trì ơn thánh sủng của Chúa Kitô, chúng ta có sức mạnh để hoàn tất mọi sự. Cho dù chúng ta trải qua những lúc tốt hay lúc xấu, lúc khó khăn hay dễ dàng, lúc cám dỗ hay không, sức mạnh của Thiên Chúa luôn ở với chúng ta. Chiếu áo ơn thánh này Ngài đổ xuống trên chúng ta luôn ở đó để chúng ta tham dự vào nước của Thiên Chúa bây giờ và mãi mãi.
Bạn được trao cho cơ hội, bạn được trao cho khả năng, bạn được trao cho dụng cụ, bạn được trao cho ơn thánh sủng, bạn được trao ban mọi cái cần thiết để chia sẻ bàn tiệc của Thiên Chúa trong nước của Ngài. Hãy nắm chắc là bạn xử dụng cho nên. Xin Chúa chúc lành cho bạn.
Thánh Ca : Hồng Ân Cảm Tạ
Lan dau tien ghe tham gia dinh Huynh. Toan nhung thu minh can, cam on huynh nhieu. Chuc ca nha huynh duoc nhieu suc khoe va hanh phuc.
Trả lờiXóa