Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ 22 MTN (A) :
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Niềm Tin Sống " của Linh Mục Phê Rô Bùi Quang Tuấn.
THEO CHÚA LÀ TỪ BỎ VÀ VÁC THẬP GIÁ
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Từ bỏ là một quy luật
Ða số chúng ta nghĩ rằng từ bỏ là một điều gì đó bất thường, vì thế chúng ta không muốn từ bỏ.
Thực ra, từ bỏ là điều rất bình thường, rất cần thiết nữa là đàng khác, cho nên có thể nói từ bỏ là một quy luật.
• Quy luật của sinh tồn: có nhiều thứ nếu ta không chịu bỏ thì ta sẽ chết. Chẳng hạn ta có một khúc chân đang bị hoại tử. Nếu không cắt bỏ nó đi thì chứng hoại tử sẽ lan dần đến toàn cơ thể làm ta phải chết.
• Quy luật của phát triển: cơ thể ta hằng ngày hằng giờ hằng phút đều bỏ đi những chất thải, bỏ đi một số tế bào già nua để thu nhận vào những chất dinh dưỡng, để sinh những tế bào mới. Nhờ đó cơ thể lớn dần lên. trong quá trình phát triển, con người phải từng giai đoạn bỏ đi đứa bé sơ sinh, đứa trẻ con ấu trĩ... có thế mới phát triển dần thành người lớn.
• Quy luật của cải thiện: cải thiện là bỏ đi những cái chưa tốt để lấy vào những cái tốt hơn.
• Quy luật của tiếp nhận: có bỏ thì mới có nhận. Thí dụ ta có một cái chai đang đựng nước. Muốn có một lít rượu thì trước hết phải đổ bỏ một lít nước kia ra khỏi cái chai.
Chẳng những phải bỏ bớt, bỏ cái này, bỏ cái kia... mà có khi phải bỏ hoàn toàn, bỏ tất cả nữa. Chẳng hạn chiếc xe gắn máy của tôi đã hư quá nặng, nếu tiếp tục xài thì có ngày sẽ gây tai nạn, có sửa bộ phận này bộ phận khác cũng không bảo đảm an toàn. Vì thế tôi phải bỏ hẳn để mua một chiếc xe khác.
Làm môn đệ Ðức Giêsu là làm một người khác hẳn, cho nên không lạ gì khi Ngài bảo chúng ta phải "từ bỏ mình". Cái phần "mình" được bỏ đi bao nhiêu thì cái phần "Chúa" được gia tăng bấy nhiêu. "Từ bỏ mình" hoàn toàn thì sẽ trở thành "Kitô khác" hoàn toàn.
Như thế tuy bỏ nhưng không mất, mà lại được; không thiệt thòi mà lại có lợi hơn. Thánh Phanxicô Assisi nói: "Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời".
2. Từ "từ bỏ" đến "hiến dâng"
Nói "từ bỏ" thì ta cảm thấy tiếc. Nhưng nếu nói "hiến dâng" như Thánh Phaolô (bài đọc II) thì ta thấy hăng hái hơn. Vì thế, xem ra câu của Thánh Phaolô "Anh em hãy hiến thân anh em làm của lễ sống động cho Thiên Chúa" tuy cũng cùng ý nghĩa với câu Ðức Giêsu nói "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình", nhưng tích cực hơn.
•"Hiến thân" hàm chứa tình yêu: yêu là cho, yêu trọn vẹn thì không chỉ cho món này món nọ, mà cho cả con người của mình. Hiến thân.
•"Hiến thân" là một hành vi tự do: không ai ép buộc, chỉ vì yêu nên tự nguyện hiến thân.
•"Hiến thân" còn có giá trị tôn thờ: dùng thân mình như một của lễ dâng lên Thiên Chúa để thờ phượng Ngài. Cuộc sống trở thành phụng tự. Cuộc đời trở thành Thánh lễ.
3. Ai đành mất mạng sống mình thì sẽ được sống
Nếu ta chăm chú nghe Lời Ðức Giêsu, ta sẽ thấy rằng Người không nói chống đối sự sống. Người không đòi hỏi các môn đệ phải bỏ sự sống. Trái lại Người kêu mời họ sống phong phú hơn. Người chỉ cho thấy con đường sống thôi thúc người ta sống tốt tối đa, tức là sống để trao ban chính bản thân.
Ai khép kín trong vỏ ốc của mình, ai chỉ lo cho bản thân mình, sẽ héo tàn, bởi vì con người không thể thành tựu nếu chỉ đóng kín lo cho mình. Nếu bạn khép kín, bạn sẽ chết trong khi nghĩ rằng mình giữ được sự sống. Thu tích của cải để phòng thân sẽ không ích gì nếu bạn đánh mất chính mình. Con người ta không thể được cứu rỗi nhờ những của cải mình có, nhờ của "sở hữu", nhưng nhờ đặc tính của đời sống. Tính "người" được lớn lên khi ta quên mình và trao ban thân mình. "Nếu người ta được cả thế giới mà thiệt mất mạng sống mình, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?" Ðức Giêsu nhắc cho ta vẻ cao trọng của con người. Trái tim con người được tạo nên để mở ra, để yêu thương, và bạn không thể yêu thương nếu bạn không cho đi và trao ban chính mình. "Yêu là cho tất cả và trao ban chính bản thân mình", thánh Têrêxa Hài Ðồng đã nói.
Nếu bạn muốn tự cho mình là trung tâm vũ trụ, nếu bạn muốn quy chiếu mọi sự vào bạn, bạn sẽ đánh mất bản thân: mất linh hồn, yếu tố nhờ đó mà sự sống thực sự là của con người.Amen.
4. Chuyện minh họa
a/ Từ bỏ
Có một thuyền trưởng ghé tàu qua đảo hoang, bắt gặp một khối lượng nam châm rất lớn. Ông đem hết lên tàu để về làm giàu. Nhưng tàu bị lạc giữa biển không sao định hướng được, kim nam châm hải bàn lúc nào cũng chỉ về phía khoan tàu chứa khối nam châm. Cuối cùng lương thục thiếu, nhiên liệu cạn dần, người thuyền trưởng phải quyết định vất bỏ khối nam châm để hải bàn có thể định hướng đúng mà cứu sống cả con tàu. (Trích "Phúc")
b/ Dấu nhận ra Chúa
Có lần một nhà truyền giáo hỏi lớp giáo lí Thánh Kinh: nếu các bạn thấy một nhóm gồm 12 người đàn ông rất giống nhau, trong đó có đức Kitô, làm sao các bạn nhận ra Ngài? Nhiều người bảo không biết. Nhưng một em bé nói: "Nhờ những dấu đanh trên tay Ngài".
Ðường lối của Thiên Chúa thường khác xa với những suy nghĩ tầm thường của loài người. Lạy Chúa , bản tính con người chúng con rất sợ phải gặp đau khổ trong cuộc sống thường ngày. Do đó, nếu Chúa không ban ơn giúp sức, chúng con không thể nào vác thập giá theo chân Chúa đến cùng được. Vậy xin Chúa ban ơn trợ giúp cho chúng con.Amen.
Thánh Ca : Ngồi Nghĩ Lại Cuộc Đời
MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI SỐNG
Cha Mark Link, S.J.
Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 17 tháng Tám, 1999, một trong những trận động đất kinh hoàng nhất đã xảy ra trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ. Nó đã san bằng hàng trăm công trình kiến trúc và làm thiệt mạng hàng ngàn người.
Khi động đất xảy ra, một kế toán viên 40 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ là Yuksel Er vừa mới đi ra từ phòng vệ sinh ở lầu ba trong khu chung cư sáu tầng lầu.
Bỗng dưng, mọi thứ bắt đầu quay cuồng. Chính ông cũng lảo đảo và bị rơi vào dòng thác cuốn của đồ vật. Trong 45 giây tiếp đó tai ông như điếc vì tiếng động mạnh.
Và rồi, bỗng dưng mọi sự im lặng một cách ghê sợ.
Khi Yuksel tỉnh dậy, ông thấy mình bị kẹt dưới đống gạch vụn trong một vùng thật tối.
Trong khoảng cách nhỏ bé đó, ông không thể nào cựa quậy được, chỉ có thể nằm yên ở đó.
Trên mình ông và chung quanh ông là những vụn vỡ của tòa chung cư sáu tầng lầu.
Lúc đầu ông tưởng là tận thế. Nhưng khi nghe thấy tiếng rên rỉ ở xa xa, ông biết là một điều gì khác đã xảy ra.
Trong bốn ngày liền, ông không ăn uống gì. Ông dùng thời giờ để cầu nguyện, suy nghĩ về đời sống và tự hỏi đời sống sau khi chết sẽ như thế nào.
Lúc đầu, ông còn la lớn kêu cứu. Nhưng thấy vô ích ông im lặng dưỡng sức.
Ông bắt đầu nhớ đến gia đình, và nhất là đứa con trai 13 tuổi mà ông vừa mới la rầy nó chỉ vài giờ trước trận động đất-vì nó cứ dành máy computer của gia đình để chơi "game".
Sau đó vào ngày thứ tư, khoảng một giờ sáng, ông nghe có tiếng gọi quen thuộc. Chỉ trong vài phút, ông nhận ra tiếng của đứa cháu và thằng con 13 tuổi. Chúng đào xới đống vụn để lôi ông lên.
Khi đứa con trai lôi được ông ra khỏi đống gạch vụn, điều đầu tiên nó nói là, "Bố ơi, con sẽ không bao giờ làm bố giận nữa." Ông Yuksel trả lời, "Bây giờ thì không còn quan trọng nữa, vì bây giờ mọi sự sẽ khác biệt."
Sau này, khi ở trong bệnh viện, Yuksel nói với gia đình và bạn hữu: "Đây là cuộc đời thứ hai của tôi. Tôi sẽ cố gắng tận dụng cuộc đời ấy." Và rồi ông khóc. Giống như tiếng khóc của đứa bé mới lọt lòng mẹ.
Trước trận động đất, Yuksel sống với những ưu tiên và mục đích, không khác gì những ưu tiên và mục đích của chúng ta. Sau cảm nghiệm ấy, các ưu tiên và mục đích của ông thay đổi cách đáng kể.
Điều này đưa chúng ta đến bài Phúc Âm hôm nay. Trong bài Chúa Giêsu nói rằng, "Nếu ai trong các con muốn đến với Thầy, phải từ bỏ mình, vác thập giá của con và theo Thầy."
Ở đó chúng ta cũng thấy Chúa Giêsu cảnh cáo các môn đệ về sự ngu dại khi giành được thế gian nhưng đánh mất điều quan trọng nhất trong tất cả: là sự sống vĩnh cửu ở đời sau.
Sau cùng, chúng ta cũng thấy Chúa Giêsu nói: "Con Người sẽ thưởng cho họ tùy theo hành động của họ."
Hãy trở về với câu chuyện của Yuksel. Khởi đầu tưởng rằng là một thập giá nặng nề, nhưng sau cùng lại là một phước lành lớn lao.
Nó đã dạy cho ông và thúc giục ông sống thời gian còn lại theo một phương cách xứng hợp với Chúa, và với suy nghĩ của Thiên Chúa chứ không phải của Satan.
Cũng giống như trận động đất đã thay đổi cuộc đời ông Yuksel, bài Phúc Âm hôm nay cũng nhắm đến một kết quả tương tự cho chúng ta--tối thiểu cho một số người trong chúng ta. Có lẽ, như Phêrô, lối suy nghĩ về đời sống của chúng ta trở nên nguy hiểm hơn và càng giống với kiểu cách suy nghĩ của Satan hơn là của Thiên Chúa.
Có lẽ, giống như Phêrô, chúng ta đang mất dần ý nghĩa của đời sống. Một đời sống không hoàn toàn vì vui thú và không muốn tránh càng nhiều thập giá càng tốt.
Đúng ra, đó là một đời sống để được phần thưởng là sự sống đời đời. Đó là lối sống trong những năm còn lại của chúng ta ở đời này để giúp chúng ta gặt được phần thưởng là sự sống vĩnh cửu ở đời sau.
Rõ rệt hơn nữa là vác thập giá hằng ngày của chúng ta và chấp nhận các thập giá ấy trong tinh thần mà Chúa Giêu đã chấp nhận thập giá của Người.
Và đây là phần đáng kể. Một khi chúng ta bắt đầu sống như Chúa Giêsu đã dậy, chúng ta sẽ khám phá ra điều mà Yuksel đã tìm thấy.
Nó sẽ thay đổi mọi sự, và bỗng dưng, điều tưởng như một thập giá to lớn lại trở nên một ơn sủng lớn lao trong đời này và đời sau.
Hãy kết thúc với câu chuyện để nói lên điều chúng ta muốn nói:
Một vài năm trước đây, Gene Stallings đã huấn luyện đội banh trường đại học Alabama để thắng được 22 trận và được coi là trường đứng hạng hai về "football". Nhưng không phải biến cố này, mà là một biến cố khác, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời của ông. Đó là việc sinh hạ đứa con trai, Johnny.
Khi bác sĩ nói với ông Stallings rằng Johnny sẽ bị hội chứng Down (chậm phát triển) và có lẽ không sống lâu hơn bốn năm, ông đã ngất xỉu.
Ba mươi năm sau, Johnny vẫn còn sống. Nói về ảnh hưởng của Johnny trong cuộc đời, ông Stallings cho biết:
"Cháu rất đặc biệt! Tất cả sự yêu thương của cháu thì vô điều kiện. Cháu không đạt thành tích gì. Cháu hoàn toàn vị tha."
Trong rất nhiều dịp, ông Stallings tuyên bố rằng cho dù có thể đảo ngược mọi sự và bắt đầu lại với một đứa con không bị bệnh Down thì ông cũng không muốn như vậy. Ông nói, "Tôi cảm nhận được rất nhiều ơn lành."
Điều mà ông Stallings nghĩ rằng sẽ là một thập giá lớn lao trong đời thì lại trở nên một ơn sủng lớn lao-cả ở đời này và ngay cả ở đời sau.
Đây là Tin Mừng của Phúc Âm hôm nay. Đây là Tin Mừng mà chúng ta cử hành trong phụng vụ này.
Đó là Tin Mừng khi chúng ta vác thập giá của mình và theo Chúa Giêsu, có thể thay đổi cuộc đời chúng ta. Nhưng nó sẽ đem lại một bình an và phước lành mà chưa bao giờ chúng ta tưởng tượng ra hay hy vọng tới--và ngay cả dám mơ tưởng đến.
Thánh Ca : Một Thân Phận Một Đời Người
TÚNG THIẾU TINH THẦN
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Tuần vừa qua, trên đường về từ bệnh viện, mở đài phát thanh trong xe, tôi đã nghe chuyên viên kinh tế nói về tiền. Tôi tin là các bạn cũng đã nghe những người này nói. Các bạn có thể dùng điện thoại gọi để hỏi, và họ bảo các bạn làm thế nào để kiếm được hàng triệu đô, và những vấn đề tài chánh khác. Một điều tôi thấy thú vị là chuyên viên tài chánh đó nói lý do tại sao những người nghèo vẫn cứ nghèo, ngoại trừ vài trường hợp, còn lại là vì họ cứ tiếp tục sống và làm ngày hôm nay cũng giống như ngày hôm qua và như những ngày trước đó. Ông đã trưng ra vài thí dụ. Dĩ nhiên là mỗi thí dụ đều có những trường hợp ngoại lệ. Ông đã nói về những người sống vô gia cư, và lý do họ sống vô gia cư là vì họ không cố gắng để thành những người định cư, tìm có một nơi để cư trú. Lý do một số người liên tục ăn tiền trợ cấp xã hội là vì họ không cố gắng, họ cứ sống ngày hôm nay cũng giống như ngày hôm qua và như những ngày trước đó. Lý do một số người rất nghèo và mang nợ bởi vì họ có thẻ tín dụng và họ tiếp tục dùng thẻ để tiêu xài và càng ngày họ càng chồng chất nợ lên cao đến nỗi không bao giờ hết nợ. Ông ta đã kể ra những thí dụ tại sao người ta mắc vào tình trạng khó khăn của họ. Đó chính là bởi vì họ tiếp tục làm ngày hôm nay cái mà họ đã làm ngày hôm qua và như những ngày trước đó và ngày mai cũng thế.
Sống Theo Thói Quen
Tư tưởng nảy ra trong đầu của tôi là sự kiện cũng giống y như vậy trong vấn đề nghèo túng tinh thần. Người ta tiếp tục nghèo túng tinh thần, không bao giờ thăng tiến trong tinh thần, không bao giờ lớn lên trong ơn sủng của Thiên Chúa bởi vì họ cứ tiếp tục sống và làm ngày hôm nay cũng y như ngày hôm qua và những ngày tháng năm trước đó. Luôn luôn có những người đi lễ trễ và ra về sớm. Họ là những người đi lễ trể tuần trước và tuần trước nữa, và tuần trước nữa nữa. Họ sẽ tiếp tục đi lễ trễ tuần sau bởi vì họ chẳng bao giờ cố gắng thích nghi với ơn sủng của Thiên Chúa, làm một chút hy sinh nhỏ.
Một số người đi xưng tội thường xuyên và xưng cùng thứ tội họ đã xưng lần trước và cùng thứ tội họ đã xưng lần trước lần trước đó, và trước lần trước đó. Dĩ nhiên bất cứ khi nào tôi nói như thế, họ đều có lý do bào chữa. “Đây là lý do tại sao tôi làm điều đó.” Giống như thế, những người thường bỏ đi lễ cũng sẽ tiếp tục bỏ đi lễ trong tương lai và họ không cố gắng để thăng tiến. Họ chẳng bao giờ đọc sách thiêng liêng, không lớn lên trong tinh thần, họ không bao giờ đọc thêm kinh nguyện, họ chẳng bao giờ hy sinh điều gì trong cuộc sống. Có người mười năm về trước làm được 10 ngàn đồng một năm và họ bỏ một đồng vào nhà thờ mỗi tuần ngày Chúa Nhật. Bây giờ họ kiếm được 50 ngàn đồng một năm và cũng vẫn bỏ có 1 đồng vào nhà thờ mỗi Chúa Nhật, giống như họ đã làm năm ngoái và những năm trước đó.
Thách Đố Thăng Tiến
Chúng ta đòi buộc thăng tiến trong ân sủng của Thiên Chúa. Chúng ta cần làm những việc đem lại cho chúng ta nguồn ân sủng lớn hơn. Thánh Phao-lô trong bài đọc thứ hai nói, “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì là đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.” Chúng ta phải nhắc nhủ chính mình là chúng ta không thể tiếp tục ở lại cùng vị trí, chúng ta phải thay đổi, chúng ta phải thăng tiến, bởi vì trong đời sống thiêng liêng nếu các bạn không phát triển là các bạn thua lỗ. Nếu các bạn không tấn tới, không tiến triển là các bạn thụt lùi.
Một số người liên tục sa ngã phạm cùng thứ tội. Họ mang một não trạng cho rằng thời gian qua đã làm thay đổi, cái trước kia là tội thì nay không còn bị coi là tội nữa. Do đó thay vì cải sửa cuộc sống, một số người lại muốn thay đổi các luật lệ. Có những người, ngay cả những người vị vọng trong Giáo Hội cho rằng chúng ta cần phải thích nghi và thay đổi giáo hội. Họ cho rằng chúng ta phải thích nghi với vấn đề phá thai, vấn đề ngừa thai và vấn đề đồng tính luyến ái, vấn đề ăn trộm ăn cắp, giết người và dùng thuốc, để hoà mình với thế gian.
Thánh Phao-lô tuyên bố thẳng thắn rõ ràng, “Anh em đừng có rập theo đời nay, nhưng cải hiến ý chí và lòng trí anh em theo Thiên Chúa.” Chúng ta phải thay đổi và thăng tiến. Nếu chúng ta sống ngày hôm nay cũng giống như ngày hôm qua, như thế là chúng ta đang thua lỗ thùi lùi. Qúa nhiều lần chúng ta đã tự có những thoái thác.
Trong bài tin mừng hôm nay Chúa Giêsu Kitô giải thích cho dân chúng là mục đích ngài đến thế gian là để chịu đau khổ và chết trên thập gía, và nhờ chịu khổ nạn và chết trên thánh gía ngài hoàn tất việc cứu chuộc chúng ta. Ngài cứu chúng ta và đưa chúng ta về với ân sủng của Thiên Chúa. Phê-rô thưa, “Này Thầy! Điều đó là qúa đáng. Xin Thầy đừng làm thế, bởi vì nếu thầy chết trên thập gía thì chúng tôi sẽ ra như thế nào? Bỏ ý định đó đi.” Chúa của chúng ta sửa bảo ông và nói với ông, “Satan, lui lại đàng sau Thầy,” bởi vì Phê-rô đang làm ngăn trở sự thăng tiến trong đời sống của Chúa Kitô và việc hoàn tất ơn cứu chuộc của chúng ta. Chúng ta cần luôn ý thức rằng chúng ta cần phải thay đổi, chúng ta phải thăng tiến. Nếu chúng ta sống ngày hôm nay cũng giống như tuần trước, tháng trước và năm trước, như vậy là có vấn đề trong đời sống tinh thần của chúng ta. Chúng ta đang mắc vào tình trạng túng thiếu tinh thần.
Lòng Can Đảm
Trong báo tờ báo Catholic Herald số vừa qua có bài của đức giám mục giáo phận. Nó là phần đầu của ba phần, bức thư mục vụ về lòng can đảm. Ngài đã nói với chúng ta rằng chúng ta phải có can đảm để đứng lên, thực thi ý của Thiên Chúa trong cuộc sống, để chiến thắng sự dữ. Mỗi người chúng ta đều biết là đôi khi thật khó khăn để làm theo ý của Thiên Chúa trong mọi vấn đề. Bản tính yếu đuối của con người đôi khi khiến chúng ta cảm thấy là chúng ta không thể nhúc nhích lên được, chúng ta luôn trôi dạt đi, sa ngã và bào chữa. Nhưng chúng ta phải có can đảm về những thâm tín của mình. Đức giám mục của chúng ta nhắn nhủ trong thư mục vụ rằng dĩ nhiên là có những vấn đề trong hôn nhân, các khó khăn, nhưng các bạn phải có sức mạnh, nhận được từ ân sủng của Thiên Chúa, để thắng vượt những khó khăn đó. Các bạn phải kiên tâm, thay đổi đời sống của mình. Nếu các vấn đề không sáng sủa trong đời sống hôn nhân, trong cuộc sống hàng ngày, các bạn phải thay đổi. Thay đổi và thích nghi chính mình với ý của Thiên Chúa, chứ không phải là với những cái của thế gian. Lý do có qúa nhiều những cuộc ly dị, gia đình đổ vỡ, là vì nhiều người không muốn thay đổi chính bản thân họ. Họ muốn người khác thay đổi. Họ muốn thay đổi luật lệ. Ai cũng nói, “Hãy thay đổi luật lệ để tôi không phải thay đổi chính mình, hầu tôi có thể tiếp tục sống trôi theo với thế gian mà không phải làm theo ý của Thiên Chúa.” Nếu các bạn thấy mình ở trong tình trạng máy móc thiêng liêng, nếu các bạn sống ngày hôm nay cũng y như tuần trước và tuần trước trước nữa, thì các bạn cần phải thay đổi. Các bạn cần phải vượt khỏi tình trạng vô cảm, hững hờ trong đời sống.
Khi nào là lần cách đây mới nhất bạn đã đọc sách thiêng liêng? Khi nào là lần cách đây mới nhất chính bạn đã tự mở sách Thánh Kinh ra đọc? Khi nào là lần cách đây mới nhất bạn đã đọc thêm kinh nguyện, ngoại trừ những lần bạn cảm thấy cần xin điều gì? Khi nào là lần cách đây mới nhất bạn đã hy sinh một cái gì đó? Khi nào là lần cách đây mới nhất bạn đã sống rập theo giáo huấn của Chúa Kitô, những nhân đức Chúa Kitô mang đến cho chúng ta ? Khi nào là lần cách đây mới nhất bạn bày tỏ thêm lòng bác ái? Một chút nhẫn nại? Hoặc là hy vọng trông mong ơn của Chúa đến với bạn? Nếu bạn không thay đổi và thăng tiến, thì không cần thắc mắc, bạn đang thua cuộc. Nếu bạn không tăng triển ân sủng trong linh hồn mình, thì bạn đang mất đi nguồn ân sủng.
Hãy tự xét. Suy nghĩ xem bạn có sống ngày hôm nay giống y như tuần trước. Bạn có nỗ lực gì để thăng tiến không? Bạn có làm gì để lớn lên trong ân sủng của Thiên Chúa không? Nếu bạn không tìm ra điều gì trong đời sống của mình để nói là “có” bạn đã làm điều gì đó, bạn đã cầu nguyện nhiều hơn, bạn hy sinh, bạn thực thi bác ái, bạn tránh tội; nếu bạn có thể nói như thế, thì như vậy là bạn đang có sự thăng tiến, bạn đang sống rập theo ý của Thiên Chúa. Bạn sẵn lòng mang lấy thánh gía của mình và bước theo Chúa Giêsu Kitô. Trừ khi bạn sẵn lòng làm như thế, bằng không thì bạn không thể hoàn tất ơn cứu rỗi cho mình. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.Amen.
Thánh Ca : Nếu Chúa Là ...
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Niềm Tin Sống " của Linh Mục Phê Rô Bùi Quang Tuấn.
THEO CHÚA LÀ TỪ BỎ VÀ VÁC THẬP GIÁ
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Từ bỏ là một quy luật
Ða số chúng ta nghĩ rằng từ bỏ là một điều gì đó bất thường, vì thế chúng ta không muốn từ bỏ.
Thực ra, từ bỏ là điều rất bình thường, rất cần thiết nữa là đàng khác, cho nên có thể nói từ bỏ là một quy luật.
• Quy luật của sinh tồn: có nhiều thứ nếu ta không chịu bỏ thì ta sẽ chết. Chẳng hạn ta có một khúc chân đang bị hoại tử. Nếu không cắt bỏ nó đi thì chứng hoại tử sẽ lan dần đến toàn cơ thể làm ta phải chết.
• Quy luật của phát triển: cơ thể ta hằng ngày hằng giờ hằng phút đều bỏ đi những chất thải, bỏ đi một số tế bào già nua để thu nhận vào những chất dinh dưỡng, để sinh những tế bào mới. Nhờ đó cơ thể lớn dần lên. trong quá trình phát triển, con người phải từng giai đoạn bỏ đi đứa bé sơ sinh, đứa trẻ con ấu trĩ... có thế mới phát triển dần thành người lớn.
• Quy luật của cải thiện: cải thiện là bỏ đi những cái chưa tốt để lấy vào những cái tốt hơn.
• Quy luật của tiếp nhận: có bỏ thì mới có nhận. Thí dụ ta có một cái chai đang đựng nước. Muốn có một lít rượu thì trước hết phải đổ bỏ một lít nước kia ra khỏi cái chai.
Chẳng những phải bỏ bớt, bỏ cái này, bỏ cái kia... mà có khi phải bỏ hoàn toàn, bỏ tất cả nữa. Chẳng hạn chiếc xe gắn máy của tôi đã hư quá nặng, nếu tiếp tục xài thì có ngày sẽ gây tai nạn, có sửa bộ phận này bộ phận khác cũng không bảo đảm an toàn. Vì thế tôi phải bỏ hẳn để mua một chiếc xe khác.
Làm môn đệ Ðức Giêsu là làm một người khác hẳn, cho nên không lạ gì khi Ngài bảo chúng ta phải "từ bỏ mình". Cái phần "mình" được bỏ đi bao nhiêu thì cái phần "Chúa" được gia tăng bấy nhiêu. "Từ bỏ mình" hoàn toàn thì sẽ trở thành "Kitô khác" hoàn toàn.
Như thế tuy bỏ nhưng không mất, mà lại được; không thiệt thòi mà lại có lợi hơn. Thánh Phanxicô Assisi nói: "Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời".
2. Từ "từ bỏ" đến "hiến dâng"
Nói "từ bỏ" thì ta cảm thấy tiếc. Nhưng nếu nói "hiến dâng" như Thánh Phaolô (bài đọc II) thì ta thấy hăng hái hơn. Vì thế, xem ra câu của Thánh Phaolô "Anh em hãy hiến thân anh em làm của lễ sống động cho Thiên Chúa" tuy cũng cùng ý nghĩa với câu Ðức Giêsu nói "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình", nhưng tích cực hơn.
•"Hiến thân" hàm chứa tình yêu: yêu là cho, yêu trọn vẹn thì không chỉ cho món này món nọ, mà cho cả con người của mình. Hiến thân.
•"Hiến thân" là một hành vi tự do: không ai ép buộc, chỉ vì yêu nên tự nguyện hiến thân.
•"Hiến thân" còn có giá trị tôn thờ: dùng thân mình như một của lễ dâng lên Thiên Chúa để thờ phượng Ngài. Cuộc sống trở thành phụng tự. Cuộc đời trở thành Thánh lễ.
3. Ai đành mất mạng sống mình thì sẽ được sống
Nếu ta chăm chú nghe Lời Ðức Giêsu, ta sẽ thấy rằng Người không nói chống đối sự sống. Người không đòi hỏi các môn đệ phải bỏ sự sống. Trái lại Người kêu mời họ sống phong phú hơn. Người chỉ cho thấy con đường sống thôi thúc người ta sống tốt tối đa, tức là sống để trao ban chính bản thân.
Ai khép kín trong vỏ ốc của mình, ai chỉ lo cho bản thân mình, sẽ héo tàn, bởi vì con người không thể thành tựu nếu chỉ đóng kín lo cho mình. Nếu bạn khép kín, bạn sẽ chết trong khi nghĩ rằng mình giữ được sự sống. Thu tích của cải để phòng thân sẽ không ích gì nếu bạn đánh mất chính mình. Con người ta không thể được cứu rỗi nhờ những của cải mình có, nhờ của "sở hữu", nhưng nhờ đặc tính của đời sống. Tính "người" được lớn lên khi ta quên mình và trao ban thân mình. "Nếu người ta được cả thế giới mà thiệt mất mạng sống mình, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?" Ðức Giêsu nhắc cho ta vẻ cao trọng của con người. Trái tim con người được tạo nên để mở ra, để yêu thương, và bạn không thể yêu thương nếu bạn không cho đi và trao ban chính mình. "Yêu là cho tất cả và trao ban chính bản thân mình", thánh Têrêxa Hài Ðồng đã nói.
Nếu bạn muốn tự cho mình là trung tâm vũ trụ, nếu bạn muốn quy chiếu mọi sự vào bạn, bạn sẽ đánh mất bản thân: mất linh hồn, yếu tố nhờ đó mà sự sống thực sự là của con người.Amen.
4. Chuyện minh họa
a/ Từ bỏ
Có một thuyền trưởng ghé tàu qua đảo hoang, bắt gặp một khối lượng nam châm rất lớn. Ông đem hết lên tàu để về làm giàu. Nhưng tàu bị lạc giữa biển không sao định hướng được, kim nam châm hải bàn lúc nào cũng chỉ về phía khoan tàu chứa khối nam châm. Cuối cùng lương thục thiếu, nhiên liệu cạn dần, người thuyền trưởng phải quyết định vất bỏ khối nam châm để hải bàn có thể định hướng đúng mà cứu sống cả con tàu. (Trích "Phúc")
b/ Dấu nhận ra Chúa
Có lần một nhà truyền giáo hỏi lớp giáo lí Thánh Kinh: nếu các bạn thấy một nhóm gồm 12 người đàn ông rất giống nhau, trong đó có đức Kitô, làm sao các bạn nhận ra Ngài? Nhiều người bảo không biết. Nhưng một em bé nói: "Nhờ những dấu đanh trên tay Ngài".
Ðường lối của Thiên Chúa thường khác xa với những suy nghĩ tầm thường của loài người. Lạy Chúa , bản tính con người chúng con rất sợ phải gặp đau khổ trong cuộc sống thường ngày. Do đó, nếu Chúa không ban ơn giúp sức, chúng con không thể nào vác thập giá theo chân Chúa đến cùng được. Vậy xin Chúa ban ơn trợ giúp cho chúng con.Amen.
Thánh Ca : Ngồi Nghĩ Lại Cuộc Đời
MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI SỐNG
Cha Mark Link, S.J.
Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 17 tháng Tám, 1999, một trong những trận động đất kinh hoàng nhất đã xảy ra trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ. Nó đã san bằng hàng trăm công trình kiến trúc và làm thiệt mạng hàng ngàn người.
Khi động đất xảy ra, một kế toán viên 40 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ là Yuksel Er vừa mới đi ra từ phòng vệ sinh ở lầu ba trong khu chung cư sáu tầng lầu.
Bỗng dưng, mọi thứ bắt đầu quay cuồng. Chính ông cũng lảo đảo và bị rơi vào dòng thác cuốn của đồ vật. Trong 45 giây tiếp đó tai ông như điếc vì tiếng động mạnh.
Và rồi, bỗng dưng mọi sự im lặng một cách ghê sợ.
Khi Yuksel tỉnh dậy, ông thấy mình bị kẹt dưới đống gạch vụn trong một vùng thật tối.
Trong khoảng cách nhỏ bé đó, ông không thể nào cựa quậy được, chỉ có thể nằm yên ở đó.
Trên mình ông và chung quanh ông là những vụn vỡ của tòa chung cư sáu tầng lầu.
Lúc đầu ông tưởng là tận thế. Nhưng khi nghe thấy tiếng rên rỉ ở xa xa, ông biết là một điều gì khác đã xảy ra.
Trong bốn ngày liền, ông không ăn uống gì. Ông dùng thời giờ để cầu nguyện, suy nghĩ về đời sống và tự hỏi đời sống sau khi chết sẽ như thế nào.
Lúc đầu, ông còn la lớn kêu cứu. Nhưng thấy vô ích ông im lặng dưỡng sức.
Ông bắt đầu nhớ đến gia đình, và nhất là đứa con trai 13 tuổi mà ông vừa mới la rầy nó chỉ vài giờ trước trận động đất-vì nó cứ dành máy computer của gia đình để chơi "game".
Sau đó vào ngày thứ tư, khoảng một giờ sáng, ông nghe có tiếng gọi quen thuộc. Chỉ trong vài phút, ông nhận ra tiếng của đứa cháu và thằng con 13 tuổi. Chúng đào xới đống vụn để lôi ông lên.
Khi đứa con trai lôi được ông ra khỏi đống gạch vụn, điều đầu tiên nó nói là, "Bố ơi, con sẽ không bao giờ làm bố giận nữa." Ông Yuksel trả lời, "Bây giờ thì không còn quan trọng nữa, vì bây giờ mọi sự sẽ khác biệt."
Sau này, khi ở trong bệnh viện, Yuksel nói với gia đình và bạn hữu: "Đây là cuộc đời thứ hai của tôi. Tôi sẽ cố gắng tận dụng cuộc đời ấy." Và rồi ông khóc. Giống như tiếng khóc của đứa bé mới lọt lòng mẹ.
Trước trận động đất, Yuksel sống với những ưu tiên và mục đích, không khác gì những ưu tiên và mục đích của chúng ta. Sau cảm nghiệm ấy, các ưu tiên và mục đích của ông thay đổi cách đáng kể.
Điều này đưa chúng ta đến bài Phúc Âm hôm nay. Trong bài Chúa Giêsu nói rằng, "Nếu ai trong các con muốn đến với Thầy, phải từ bỏ mình, vác thập giá của con và theo Thầy."
Ở đó chúng ta cũng thấy Chúa Giêsu cảnh cáo các môn đệ về sự ngu dại khi giành được thế gian nhưng đánh mất điều quan trọng nhất trong tất cả: là sự sống vĩnh cửu ở đời sau.
Sau cùng, chúng ta cũng thấy Chúa Giêsu nói: "Con Người sẽ thưởng cho họ tùy theo hành động của họ."
Hãy trở về với câu chuyện của Yuksel. Khởi đầu tưởng rằng là một thập giá nặng nề, nhưng sau cùng lại là một phước lành lớn lao.
Nó đã dạy cho ông và thúc giục ông sống thời gian còn lại theo một phương cách xứng hợp với Chúa, và với suy nghĩ của Thiên Chúa chứ không phải của Satan.
Cũng giống như trận động đất đã thay đổi cuộc đời ông Yuksel, bài Phúc Âm hôm nay cũng nhắm đến một kết quả tương tự cho chúng ta--tối thiểu cho một số người trong chúng ta. Có lẽ, như Phêrô, lối suy nghĩ về đời sống của chúng ta trở nên nguy hiểm hơn và càng giống với kiểu cách suy nghĩ của Satan hơn là của Thiên Chúa.
Có lẽ, giống như Phêrô, chúng ta đang mất dần ý nghĩa của đời sống. Một đời sống không hoàn toàn vì vui thú và không muốn tránh càng nhiều thập giá càng tốt.
Đúng ra, đó là một đời sống để được phần thưởng là sự sống đời đời. Đó là lối sống trong những năm còn lại của chúng ta ở đời này để giúp chúng ta gặt được phần thưởng là sự sống vĩnh cửu ở đời sau.
Rõ rệt hơn nữa là vác thập giá hằng ngày của chúng ta và chấp nhận các thập giá ấy trong tinh thần mà Chúa Giêu đã chấp nhận thập giá của Người.
Và đây là phần đáng kể. Một khi chúng ta bắt đầu sống như Chúa Giêsu đã dậy, chúng ta sẽ khám phá ra điều mà Yuksel đã tìm thấy.
Nó sẽ thay đổi mọi sự, và bỗng dưng, điều tưởng như một thập giá to lớn lại trở nên một ơn sủng lớn lao trong đời này và đời sau.
Hãy kết thúc với câu chuyện để nói lên điều chúng ta muốn nói:
Một vài năm trước đây, Gene Stallings đã huấn luyện đội banh trường đại học Alabama để thắng được 22 trận và được coi là trường đứng hạng hai về "football". Nhưng không phải biến cố này, mà là một biến cố khác, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời của ông. Đó là việc sinh hạ đứa con trai, Johnny.
Khi bác sĩ nói với ông Stallings rằng Johnny sẽ bị hội chứng Down (chậm phát triển) và có lẽ không sống lâu hơn bốn năm, ông đã ngất xỉu.
Ba mươi năm sau, Johnny vẫn còn sống. Nói về ảnh hưởng của Johnny trong cuộc đời, ông Stallings cho biết:
"Cháu rất đặc biệt! Tất cả sự yêu thương của cháu thì vô điều kiện. Cháu không đạt thành tích gì. Cháu hoàn toàn vị tha."
Trong rất nhiều dịp, ông Stallings tuyên bố rằng cho dù có thể đảo ngược mọi sự và bắt đầu lại với một đứa con không bị bệnh Down thì ông cũng không muốn như vậy. Ông nói, "Tôi cảm nhận được rất nhiều ơn lành."
Điều mà ông Stallings nghĩ rằng sẽ là một thập giá lớn lao trong đời thì lại trở nên một ơn sủng lớn lao-cả ở đời này và ngay cả ở đời sau.
Đây là Tin Mừng của Phúc Âm hôm nay. Đây là Tin Mừng mà chúng ta cử hành trong phụng vụ này.
Đó là Tin Mừng khi chúng ta vác thập giá của mình và theo Chúa Giêsu, có thể thay đổi cuộc đời chúng ta. Nhưng nó sẽ đem lại một bình an và phước lành mà chưa bao giờ chúng ta tưởng tượng ra hay hy vọng tới--và ngay cả dám mơ tưởng đến.
Thánh Ca : Một Thân Phận Một Đời Người
TÚNG THIẾU TINH THẦN
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Tuần vừa qua, trên đường về từ bệnh viện, mở đài phát thanh trong xe, tôi đã nghe chuyên viên kinh tế nói về tiền. Tôi tin là các bạn cũng đã nghe những người này nói. Các bạn có thể dùng điện thoại gọi để hỏi, và họ bảo các bạn làm thế nào để kiếm được hàng triệu đô, và những vấn đề tài chánh khác. Một điều tôi thấy thú vị là chuyên viên tài chánh đó nói lý do tại sao những người nghèo vẫn cứ nghèo, ngoại trừ vài trường hợp, còn lại là vì họ cứ tiếp tục sống và làm ngày hôm nay cũng giống như ngày hôm qua và như những ngày trước đó. Ông đã trưng ra vài thí dụ. Dĩ nhiên là mỗi thí dụ đều có những trường hợp ngoại lệ. Ông đã nói về những người sống vô gia cư, và lý do họ sống vô gia cư là vì họ không cố gắng để thành những người định cư, tìm có một nơi để cư trú. Lý do một số người liên tục ăn tiền trợ cấp xã hội là vì họ không cố gắng, họ cứ sống ngày hôm nay cũng giống như ngày hôm qua và như những ngày trước đó. Lý do một số người rất nghèo và mang nợ bởi vì họ có thẻ tín dụng và họ tiếp tục dùng thẻ để tiêu xài và càng ngày họ càng chồng chất nợ lên cao đến nỗi không bao giờ hết nợ. Ông ta đã kể ra những thí dụ tại sao người ta mắc vào tình trạng khó khăn của họ. Đó chính là bởi vì họ tiếp tục làm ngày hôm nay cái mà họ đã làm ngày hôm qua và như những ngày trước đó và ngày mai cũng thế.
Sống Theo Thói Quen
Tư tưởng nảy ra trong đầu của tôi là sự kiện cũng giống y như vậy trong vấn đề nghèo túng tinh thần. Người ta tiếp tục nghèo túng tinh thần, không bao giờ thăng tiến trong tinh thần, không bao giờ lớn lên trong ơn sủng của Thiên Chúa bởi vì họ cứ tiếp tục sống và làm ngày hôm nay cũng y như ngày hôm qua và những ngày tháng năm trước đó. Luôn luôn có những người đi lễ trễ và ra về sớm. Họ là những người đi lễ trể tuần trước và tuần trước nữa, và tuần trước nữa nữa. Họ sẽ tiếp tục đi lễ trễ tuần sau bởi vì họ chẳng bao giờ cố gắng thích nghi với ơn sủng của Thiên Chúa, làm một chút hy sinh nhỏ.
Một số người đi xưng tội thường xuyên và xưng cùng thứ tội họ đã xưng lần trước và cùng thứ tội họ đã xưng lần trước lần trước đó, và trước lần trước đó. Dĩ nhiên bất cứ khi nào tôi nói như thế, họ đều có lý do bào chữa. “Đây là lý do tại sao tôi làm điều đó.” Giống như thế, những người thường bỏ đi lễ cũng sẽ tiếp tục bỏ đi lễ trong tương lai và họ không cố gắng để thăng tiến. Họ chẳng bao giờ đọc sách thiêng liêng, không lớn lên trong tinh thần, họ không bao giờ đọc thêm kinh nguyện, họ chẳng bao giờ hy sinh điều gì trong cuộc sống. Có người mười năm về trước làm được 10 ngàn đồng một năm và họ bỏ một đồng vào nhà thờ mỗi tuần ngày Chúa Nhật. Bây giờ họ kiếm được 50 ngàn đồng một năm và cũng vẫn bỏ có 1 đồng vào nhà thờ mỗi Chúa Nhật, giống như họ đã làm năm ngoái và những năm trước đó.
Thách Đố Thăng Tiến
Chúng ta đòi buộc thăng tiến trong ân sủng của Thiên Chúa. Chúng ta cần làm những việc đem lại cho chúng ta nguồn ân sủng lớn hơn. Thánh Phao-lô trong bài đọc thứ hai nói, “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì là đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.” Chúng ta phải nhắc nhủ chính mình là chúng ta không thể tiếp tục ở lại cùng vị trí, chúng ta phải thay đổi, chúng ta phải thăng tiến, bởi vì trong đời sống thiêng liêng nếu các bạn không phát triển là các bạn thua lỗ. Nếu các bạn không tấn tới, không tiến triển là các bạn thụt lùi.
Một số người liên tục sa ngã phạm cùng thứ tội. Họ mang một não trạng cho rằng thời gian qua đã làm thay đổi, cái trước kia là tội thì nay không còn bị coi là tội nữa. Do đó thay vì cải sửa cuộc sống, một số người lại muốn thay đổi các luật lệ. Có những người, ngay cả những người vị vọng trong Giáo Hội cho rằng chúng ta cần phải thích nghi và thay đổi giáo hội. Họ cho rằng chúng ta phải thích nghi với vấn đề phá thai, vấn đề ngừa thai và vấn đề đồng tính luyến ái, vấn đề ăn trộm ăn cắp, giết người và dùng thuốc, để hoà mình với thế gian.
Thánh Phao-lô tuyên bố thẳng thắn rõ ràng, “Anh em đừng có rập theo đời nay, nhưng cải hiến ý chí và lòng trí anh em theo Thiên Chúa.” Chúng ta phải thay đổi và thăng tiến. Nếu chúng ta sống ngày hôm nay cũng giống như ngày hôm qua, như thế là chúng ta đang thua lỗ thùi lùi. Qúa nhiều lần chúng ta đã tự có những thoái thác.
Trong bài tin mừng hôm nay Chúa Giêsu Kitô giải thích cho dân chúng là mục đích ngài đến thế gian là để chịu đau khổ và chết trên thập gía, và nhờ chịu khổ nạn và chết trên thánh gía ngài hoàn tất việc cứu chuộc chúng ta. Ngài cứu chúng ta và đưa chúng ta về với ân sủng của Thiên Chúa. Phê-rô thưa, “Này Thầy! Điều đó là qúa đáng. Xin Thầy đừng làm thế, bởi vì nếu thầy chết trên thập gía thì chúng tôi sẽ ra như thế nào? Bỏ ý định đó đi.” Chúa của chúng ta sửa bảo ông và nói với ông, “Satan, lui lại đàng sau Thầy,” bởi vì Phê-rô đang làm ngăn trở sự thăng tiến trong đời sống của Chúa Kitô và việc hoàn tất ơn cứu chuộc của chúng ta. Chúng ta cần luôn ý thức rằng chúng ta cần phải thay đổi, chúng ta phải thăng tiến. Nếu chúng ta sống ngày hôm nay cũng giống như tuần trước, tháng trước và năm trước, như vậy là có vấn đề trong đời sống tinh thần của chúng ta. Chúng ta đang mắc vào tình trạng túng thiếu tinh thần.
Lòng Can Đảm
Trong báo tờ báo Catholic Herald số vừa qua có bài của đức giám mục giáo phận. Nó là phần đầu của ba phần, bức thư mục vụ về lòng can đảm. Ngài đã nói với chúng ta rằng chúng ta phải có can đảm để đứng lên, thực thi ý của Thiên Chúa trong cuộc sống, để chiến thắng sự dữ. Mỗi người chúng ta đều biết là đôi khi thật khó khăn để làm theo ý của Thiên Chúa trong mọi vấn đề. Bản tính yếu đuối của con người đôi khi khiến chúng ta cảm thấy là chúng ta không thể nhúc nhích lên được, chúng ta luôn trôi dạt đi, sa ngã và bào chữa. Nhưng chúng ta phải có can đảm về những thâm tín của mình. Đức giám mục của chúng ta nhắn nhủ trong thư mục vụ rằng dĩ nhiên là có những vấn đề trong hôn nhân, các khó khăn, nhưng các bạn phải có sức mạnh, nhận được từ ân sủng của Thiên Chúa, để thắng vượt những khó khăn đó. Các bạn phải kiên tâm, thay đổi đời sống của mình. Nếu các vấn đề không sáng sủa trong đời sống hôn nhân, trong cuộc sống hàng ngày, các bạn phải thay đổi. Thay đổi và thích nghi chính mình với ý của Thiên Chúa, chứ không phải là với những cái của thế gian. Lý do có qúa nhiều những cuộc ly dị, gia đình đổ vỡ, là vì nhiều người không muốn thay đổi chính bản thân họ. Họ muốn người khác thay đổi. Họ muốn thay đổi luật lệ. Ai cũng nói, “Hãy thay đổi luật lệ để tôi không phải thay đổi chính mình, hầu tôi có thể tiếp tục sống trôi theo với thế gian mà không phải làm theo ý của Thiên Chúa.” Nếu các bạn thấy mình ở trong tình trạng máy móc thiêng liêng, nếu các bạn sống ngày hôm nay cũng y như tuần trước và tuần trước trước nữa, thì các bạn cần phải thay đổi. Các bạn cần phải vượt khỏi tình trạng vô cảm, hững hờ trong đời sống.
Khi nào là lần cách đây mới nhất bạn đã đọc sách thiêng liêng? Khi nào là lần cách đây mới nhất chính bạn đã tự mở sách Thánh Kinh ra đọc? Khi nào là lần cách đây mới nhất bạn đã đọc thêm kinh nguyện, ngoại trừ những lần bạn cảm thấy cần xin điều gì? Khi nào là lần cách đây mới nhất bạn đã hy sinh một cái gì đó? Khi nào là lần cách đây mới nhất bạn đã sống rập theo giáo huấn của Chúa Kitô, những nhân đức Chúa Kitô mang đến cho chúng ta ? Khi nào là lần cách đây mới nhất bạn bày tỏ thêm lòng bác ái? Một chút nhẫn nại? Hoặc là hy vọng trông mong ơn của Chúa đến với bạn? Nếu bạn không thay đổi và thăng tiến, thì không cần thắc mắc, bạn đang thua cuộc. Nếu bạn không tăng triển ân sủng trong linh hồn mình, thì bạn đang mất đi nguồn ân sủng.
Hãy tự xét. Suy nghĩ xem bạn có sống ngày hôm nay giống y như tuần trước. Bạn có nỗ lực gì để thăng tiến không? Bạn có làm gì để lớn lên trong ân sủng của Thiên Chúa không? Nếu bạn không tìm ra điều gì trong đời sống của mình để nói là “có” bạn đã làm điều gì đó, bạn đã cầu nguyện nhiều hơn, bạn hy sinh, bạn thực thi bác ái, bạn tránh tội; nếu bạn có thể nói như thế, thì như vậy là bạn đang có sự thăng tiến, bạn đang sống rập theo ý của Thiên Chúa. Bạn sẵn lòng mang lấy thánh gía của mình và bước theo Chúa Giêsu Kitô. Trừ khi bạn sẵn lòng làm như thế, bằng không thì bạn không thể hoàn tất ơn cứu rỗi cho mình. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.Amen.
Thánh Ca : Nếu Chúa Là ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét