Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ 20 MTN (A) :
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Niềm Tin Cứu Chữa " của Linh Mục Phê Rô Bùi Quang Tuấn.
THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG MỌI NGƯỜI
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Tin và yêu
Vào tháng 12 năm 1987 một cơn động đất lớn đã xảy ra ở xứ Armênia thuộc Liên Xô cũ giết chết hằng ngàn người. Trong số những người bị chôn dưới đống gạch vụn có hai mẹ con bà Suzanna. Hai mẹ con may mắn nằm lọt vào trong một khoảng trống nhỏ. Tất cả lương thực họ có chỉ là một hủ mứt nhỏ. Nhưng chẳng bao lâu hũ mứt cũng hết sạch. Lúc đó đứa con 4 tuổi kêu lên: "Mẹ ơi con khát quá". Bà Suzanna không biết tìm đâu ra nước cho con. Nhưng tình mẫu tử đã gợi cho bà một sáng kiến táo bạo: bà dùng một miếng kính vỡ cắt đầu ngón tay mình cho máu chảy ra và đưa vào miệng đứa con cho nó mút. Một lúc sau nữa nó lại kêu khát, bà lại cắt một đầu ngón tay nữa. Cứ như thế cho đến cuối cùng người ta cứu hai mẹ con ra. Sau khi ra ngoài, bà mẹ cho biết rằng: "Lúc đó tôi biết thế nào tôi cũng chết. Nhưng tôi muốn con tôi sống"
Bà mẹ Canaan trong bài Tin Mừng hôm nay cũng giống Bà mẹ Armenia trong chuyện trên. Vì thương đứa con gái bị quỷ ám, bà đã lặn lội đi tìm Ðức Giêsu, nài nỉ van xin Ngài, bị xua đuổi bà vẫn kiên trì, bị Ðức Giêsu nói nặng là "đồ chó", bà vẫn không nản.
Những sự kiên trì và khiêm tốn ấy chẳng những chứng tỏ một tình yêu mãnh liệt mà còn chứng tỏ một đức tin không gì lay chuyển nổi. Chính Ðức Giêsu đã đánh giá sự kiên trì của bà là một bằng chứng đức tin: "Này bà, bà có lòng tin mạnh. Bà muốn sao thì được như vậy".
Tin và Yêu đi đôi với nhau ban cho người ta một sức mạnh vô địch giúp người ta can đảm, kiên trì và khiêm tốn.
2. Ðức tin của một người phụ nữ ngoại
Người phụ nữ Canaan, tuy biết rằng những người Do Thái mà bà đang khẩn cầu này nhìn bà cách kinh tởm, vẫn cứ nài nỉ dai dẳng. Các môn đệ, những người rất tôn trọng truyền thống, gợi ý với Thầy mình: Xin Thầy làm phép lạ cho bà ấy đi, để chúng ta được yên.
Ðây là cuộc gặp gỡ do Chúa Quan Phòng xếp đặt. Vì lòng kiên trì của người phụ nữ sẽ thắng thái độ thinh lặng "theo luật" của Ðức Giêsu. Nào Người sẽ giữ thái độ khép kín trong bốn bức tường định kiến của dân tộc Người chăng? Nhưng vị tiên tri Nadarét đã phản ứng cách bất ngờ và gây sốc biết bao. Bằng chỉ một lời, Ðức Giêsu đã quét sạch mọi cấm kỵ, mọi luật lệ, mọi quy ước do những con người nhỏ nhen tạo ra, và bắt đầu một cuộc đổi đời mà sẽ trở thành cuộc hiệp thông giữa mọi người.
Ðứng trước nhóm biệt phái tức tối và nhóm môn đệ bàng hoàng, Ðức Giêsu đã trân trọng lời của một phụ nữ, trân trọng đức tin của một người ngoại đạo, thái độ ấy chứng tỏ cho mọi người thấy tâm hồn cao thượng và lòng tin tưởng sâu xa của bà. Bà nhận được phép lạ như lòng mong ước, đồng thời nhận được tình bạn của vị tôn sư, điều mà bà không dám nghĩ tới.
Giờ đây, người "dơ" trở nên mẫu mực cho người "sạch". Người mà đáng lẽ phải bị ruồng bỏ giờ đây được đón tiếp, người đáng lẽ bị nguyền rủa giờ đây được chúc mừng. Người phụ nữ Canaan bị các môn đệ khinh bỉ, giờ đây được sư phụ của họ tôn vinh. Người khách lạ trở nên người thân thuộc, và "con chó nhỏ" được ngồi vào bàn ăn của Chúa, sát bên Người.
Chúng ta cũng có những phụ nữ Canaan, những con chó nhỏ. Tinh thần Ghetto (pháo đài) về giai cấp, địa vị luôn rình rập ta. Tính tự cao tự đại khiến ta nghi kỵ ra mặt, khinh bỉ người khác không giấu diếm, hoặc kiêu căng nghĩ mình là trên hết. Nhưng nhiều khi những "con chó nhỏ" giúp ta nhảy qua rào cản của bè phái để mở ra đón nhận sự phong phú từ người khác, và mở ra đón nhận tình huynh đệ toàn cầu. Ðâu là những "người khách lạ" khi chúng ta tham dự tiệc Thánh Thể? (F. Declos, được trích dịch bởi Fiches dominicales, năm A, trang 262-263)
3. Còn hơn là truyền giáo
Giáo huấn Chúa nhựt hôm nay có vẻ như mời gọi chúng ta truyền giáo, đem Tin Mừng của Chúa đến những anh em lương dân.
Thực ra nó còn hơn là truyền giáo nữa. Vì khi truyền giáo, chúng ta muốn dẫn người khác vào đạo của chúng ta. Ðối với những người nào mà ta thấy không có hy vọng đem vào đạo thì chúng ta "dừng bước".
Giáo huấn hôm nay không "dừng bước" trước bất cứ người nào, cho dù họ nhất định không theo đạo Chúa, cho dù họ còn không cảm tình với đạo Chúa. Cho dù họ thế nào đi nữa, ta vẫn xác tín rằng Chúa cũng thương yêu họ như thương yêu chúng ta. Từ niềm xác tín ấy, chúng ta không loại trừ họ, không khinh bỉ họ, không coi họ là "người khác hệ". Trái lại chúng ta tôn trọng: tôn trọng suy nghĩ của họ, tôn trọng chọn lựa của họ. Chúng ta cũng yêu thương: yêu thương họ như Chúa yêu thương họ.
4. Chuyện minh họa
a/ Tôn giáo nào có Chúa?
Ngày nọ, Chúa và tôi đến một hội chợ, không phải hội chợ thương mại, mà là Hội chợ Tôn giáo. Nhưng những người tham dự luôn tỏ ra hung bạo và tuyên truyền ầm ĩ.
Tại quầy hàng của người Do thái, chúng tôi nhận được những tờ quảng cáo nói rằng Chúa là Ðấng thương xót và dân Do thái là dân được Ngài tuyển chọn. Ngoài những người Do thái, không ai khác được chọn như họ.
Tại quầy hàng của người Hồi giáo, chúng tôi học biết rằng Chúa đầy lòng khoan dung và Mohammed là ngôn sứ duy nhất của Ngài. Sự cứu độ đến nhờ việc nghe ngôn sứ duy nhất của Chúa.
Tại quầy hàng của người Kitô giáo, chúng tôi khám phá ra Chúa là tình yêu và không có sự cứu độ ở ngoài giáo hội. Hoặc gia nhập giáo hội hoặc phải chịu kết án đời đời.
Trên đường trở ra, tôi hỏi Chúa: "Ngài nghĩ gì về những điều nói về Chúa?"
Chúa nói: "Ta không tổ chức hội chợ đó. Ta thấy xấu hổ ngay cả khi đến thăm nó".
b/ Các tôn giáo
Chúa Giêsu nói rằng Ngài chưa bao giờ xem bóng đá. Vì thế, bạn tôi và tôi dẫn Ngài đi xem một trận. Ðó là trận đấu gay cấn giữa những người Tin lành và những người Công giáo.
Người Công giáo ghi bàn thắng trước. Chúa Giêsu reo hò và tung mũ lên. Rồi đến người Tin lành ghi bàn thắng, Chúa Giêsu cũng reo hò và tung mũ. Ðiều này gây khó chịu cho anh thanh niên ngồi sau chúng tôi. Anh vỗ nhẹ lên vai Chúa Giêsu và hỏi: "Này anh bạn tốt, anh ủng hộ bên nào?"
Lúc này Chúa Giêsu thấy hứng thú vì trận đấu, Ngài trả lời: "Tôi hả? Ồ, Tôi không đứng về bên nào. Tôi chỉ thưởng thức trận đấu".
Anh quay sang người bạn bên cạnh, nhếch mép cười: "Hừ, kẻ vô thần".
Trên đường trở về, chúng tôi cho Chúa Giêsu biết về tình trạng các tôn giáo trên thế giới ngày nay: "Chúa ạ, thật buồn cười về những người trong các tôn giáo. Dường như họ luôn nghĩ rằng Chúa chỉ đứng về phía họ và chống lại những người khác".
Chúa Giêsu đồng ý: "Ðó là lý do tại sao Ta không ủng hộ các tôn giáo. Ta ủng hộ con người. Con người quan trọng hơn tôn giáo. Con người quan trọng hơn ngày Sabát".
Một người trong chúng tôi nói với vẻ lo lắng: "Ngài phải thận trọng. Ngài phải biết là đã một lần Ngài bị đóng đinh vì nói như thế".
5. Một lời cầu nguyện của dân Ai-len
Chúa tốt lành với bạn trong suốt mọi ngày
Chúa nhân ái với bạn trên mọi nẻo đường
Chúa ban sức mạnh cho bạn lúc thánh giá đè nặng trên vai.
Chúa gửi ánh sáng cho bạn lúc mây mù vây phủ
Chúa ban bình an trong những cơn xung đột
Chúa chúc phúc cho đời bạn chan chứa ơn lành
Chúa gửi niềm vui trong những lúc ưu phiền
Chúa dẫn đường bạn đến tận cửa thiên đường (Brian O' Higgins)
Thiên Chúa là Chúa của mọi người, mọi dân tộc. Ngài yêu thương tất cả và muốn cứu độ tất cả. Lạy Chúa, Ðấng cho mặt trời chiếu sáng trên kẻ lành người dữ, cho mặt trời mọc lên trên tất cả mọi người. Xin ban cho chúng con tấm lòng quảng đại bao la của Chúa, để chúng con có thể tôn trọng và yêu thương hết mọi người như Chúa đã yêu thương. Amen.
Thánh Ca : Người Chết Vì Yêu
NHỮNG NGHI NGỜ CỦA BÀ LÃO
Cha Mark Link, S.J.
Một bé gái 6 tuổi đến ăn tại nhà một người bạn. Khi mọi người ngồi vào bàn, cô bé cúi đầu chờ đợi mọi người đọc kinh ăn cơm. Chẳng thấy ai đọc kinh hết, cô bé thẹn thùng nói: "Cả nhà giống con chó nhà cháu qúa, cứ ngồi xuống là ăn!".
Dân Do Thái cũng nghĩ như thế đối với đám dân ngoại. Theo họ, dân ngoại xét về mặt thiêng liêng cũng giống như loài chó vì họ hoàn toàn thiếu nhạy cảm đối với Thiên Chúa. Ðiều này dẫn chúng ta đến chủ điểm quan trọng của bài Phúc Âm hôm nay.
Các học giả nhận xét là từ ngữ Hy Lạp mà Chúa Giêsu nói về "lũ chó" trong câu "không nên ném thức ăn cho lũ chó" là một hình thức giảm thiểu. Nó ám chỉ lũ chó cưng nuôi trong nhà, chứ không phải những con chó rông ngoài đường. Chúa Giêsu dùng từ ngữ ấy một cách thân ái. Câu đáp lại của người phụ nữ cho thấy rõ điều ấy. có lẽ bà ta vừa mỉm cười vừa nói: "Những lũ chó cũng được ăn vụn bánh rơi xuống nền nhà chứ!".
Nói cách khác, bà ta đang nói với Chúa Giêsu: "Con biết Ngài hiện đang dành ưu tiên cho dân Israel, tuy nhiên trong khi Ngài thiết đãi họ, Ngài lại không thể đẩy cho con chút ít bánh vụn giống như đám nhóc quăng bánh xuống cho lũ chó cưng khi bố mẹ chúng không nhìn thấy sao?".
Chúa Giêsu liền trả lời cho bà ta:"Bà là người phụ nữ giàu lòng tin! điều bà mong muốn sẽ được trao ban cho bà".
Thật đẹp biết bao nếu Chúa Giêsu cũng nói như thế về anh chị em.
Ðiều này gợi lên một vấn nạn: Tại sao một số người có đức tin mạnh mẽ đang khi số khác đức tin lại yếu kém? Tại sao lại thấy đó là điều khó khăn? Và điều đó dẫn đến một vấn nạn còn khó khăn hơn: Nếu đức tin chúng ta yếu kém thì liệu chúng ta có thể làm gì để củng cố? Chúng ta hãy xét vắn tắt từng vấn nạn nêu trên.
Trước hết, tại sao có những người đức tin yếu kém và có những người đức tin mạnh mẽ? Ðiều này cũng giống hệt như hỏi tại sao có người yếu nhược còn có người lại khoẻ mạnh?
Một số người có sức khỏe yếu kém là do cha mẹ họ. Họ thừa hưởng một thân xác eo sèo. Nhưng cũng có những người sức khoẻ yếu kém vì họ chẳng biết chăm sóc sức khoẻ cho chính mình.
Ðiều đúng cho sức khoẻ thể lý thế nào thì cũng đúng cho sức khoẻ tâm linh đức tin của chúng ta như thế. Một số người đức tin yếu kém là do bởi cha mẹ họ. Sức khoẻ tâm linh được di truyền cũng tương tự sức khoẻ thể lý. Nếu bố mẹ lạnh nhạt với đức tin của mình thì điều này cũng thường tác động lên đám con cái họ. Mặt khác, đức tin chúng ta yếu kém cũng có thể là do chúng ta không chăm sóc đến nó.
Ðiều này dẫn chúng ta đến vấn nạn thứ hai. Nếu đức tin chúng ta yếu kém bất kể vì lý do gì, chúng ta có thể làm gì để củng cố nó lại? Ðức tin có thể được so sánh với một bắp thịt. Nếu chúng ta không chịu luyện tập, bắp thịt ấy sẽ từ từ yếu đi. Mặt khác, qúi bạn càng luyện tập, bắp thịt ấy càng mạnh mẽ lên. đức tin của chúng ta tương tự như thế. Nó cũng cần phải được tập luyện.
Có nhiều phương cách luyện tập đức tin. Chúng ta có thể học hỏi và bàn luận về Phúc Âm như hiện chúng ta đang làm. Chúng ta có thể tham dự thánh lễ mà ít phút nữa chúng ta sẽ cử hành một cách chăm chú hơn. Chúng ta có thể tập cầu nguyện mỗi ngày để việc cầu nguyện trở thành thói quen.
Tuy nhiên, còn một phương cách luyện tập đức tin chúng ta xem ra cực kỳ hữu hiệu. Cách này đáng được lưu tâm đặc biệt. Dostoevski có bàn đến nó trong tác phẩm của ông nhan đề: "Anh em nhà Karamazốp" (The Brothers Karamazov). Trong tác phẩm này, tác giả đề cập đến một bà lão nọ, sức khoẻ thiêng liêng của bà đã suy thoái mau chóng theo sức khoẻ thể lý. Ngày nọ bà ta bàn luận vấn đề của mình với vị linh mục già tên là Zossima. Bà kể cho ngài nghe về đức tin yếu kém của bà những nỗi ngờ vực vừa phát sinh, chẳng hạn như: Thiên Chúa có thực sự quan tâm đến vạn vật không? Có đời sống sau lúc chết không?
Linh mục Zossima thông cảm lắng nghe bà và nói: "Chẳng có cách nào minh chứng rõ ràng những điều này, nhưng bà vẫn có thể tin tưởng những điều ấy vững chắc hơn". Bà ta ngạc nhiên: "Bằng cách nào?" vị linh mục già đáp: "Bằng tình yêu. Hãy cố gắng yêu láng giềng của bà thật tình. Càng yêu thương, bà sẽ càng chắc chắn hơn về sự hiện hữu của Chúa và đời sống tương lai sau khi chết. Càng yêu mến đức tin bà sẽ càng lớn lên và các nỗi ngờ vực sẽ tiêu tan. Ðây là điều chắn chắn từng được thử nghiệm và nó đã có kết quả".
Linh mục Zossima nói thật chí lý. Ngài cho ta thấy điểm quan trọng là: tình yêu và đức tin đi đôi với nhau không khác gì hai đường rầy xe lửa. Tìm được cái này tức là tìm thấy cái kia. Ðức tin và tình yêu liên kết với nhau như xác với hồn. Albert Schweitzer, vị bác sĩ thừa sai vĩ đại cũng cùng quan điểm như trên trong cuốn sách của ông nhan đề Reverence For Life (Kính trọng cuộc sống ). Ông bàn đến một vài điều đem lại kết quả này như sau:
"Bạn có muốn tin vào Chúa Giêsu không? Bạn có thực sự muốn tin Ngài không? Như thế bạn phải làm một điều gì đó cho Ngài. Trong thời buổi đầy ngờ vực này thì không có cách nào khác đâu. Nếu vì Ngài mà các bạn cho kẻ khác cái gì đó để ăn, để uống hoặc để mặc, những nghĩa cử này Chúa Giêsu đã hứa chúc phúc như là làm cho chính Ngài, thì lúc đó quí bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự làm điều ấy cho Ngài. Chúa Giêsu sẽ mặc khải chính Ngài cho quí bạn như thể Ngài là một người vẫn còn sống".
Và điều này dẫn chúng ta trở lại với người phụ nữ trong bài Phúc Âm. Bà đến với Chúa Giêsu là vì kẻ khác chớ không vì chính bà, bà đã đến vì tình yêu, đã đến với tư cách một người mẹ đầy lòng yêu thương, tin tưởng.
Tôi xin nêu lên một gợi ý. Tôi tin rằng mỗi bài Phúc Âm khi được đọc trong thánh lễ đều mang theo một ân sủng đặc biệt. Nếu quí bạn là một bậc cha mẹ cảm thấy cần củng cố đức tin của mình thì hãy bắt chứơc người phụ nữ trên. Ngay tuần này, các bạn hãy bắt đầu đến với Chúa Giêsu mỗi ngày đều đặn để kêu cầu Ngài chúc phúc cho con cái quí bạn. Nếu quí bạn là một thanh niên cảm thấy cần củng cố đức tin của mình thì hãy làm điều Dostoevski và Schweitzer đã nói. Hãy bắt đầu cư xử một cách yêu thương đối với bố mẹ và anh chị em của mình.
Và tôi xin chia sẻ thêm một tư tưởng nữa về vấn đề đức tin. Bất cứ ai dù khoẻ mạnh đến đâu cũng phải trải qua những khó chịu bởi vì cuộc sống con người vốn là như thế. Chẳng hạn, vào ngày buồn sầu trong cuộc sống khi gặp phải cảm nghiệm chua chát, chúng ta thường gây gỗ với mọi người và mọi vật, chúng ta nguyền rủa kẻ thù và than phiền về bạn bè của mình. Còn vào ngày hưng phấn trong cuộc sống. Khi chúng ta cảm nghiệm được điều gì hoan hỉ, tự dưng chúng ta cảm thấy yêu mến mọi người và mọi sự. Chúng ta tha thứ cho kẻ thù và thích tỏ tình thân thiện bè bạn.
Ðức tin cũng rất giống như thế. Có ngày rất tươi sáng và rất phấn khích, có ngày ảm đạm, sầu thảm. Khi gặp phải một ngày "tồi tệ" của đức tin quí bạn hãy ghi nhớ câu chuyện có thực sau đây. Nó sẽ giúp bạn chịu đựng ngày ấy và giữ vững niềm tin của mình.
Sau thế chiến thứ hai ít lâu, có một số công nhân lo dọn dẹp sạch sẽ tàn tích của một ngôi nhà bị bom ở Cologne (nước Ðức). Họ thấy trên một bức tường nhỏ trong nhà, có một bản ghi chú đầy cảm động, hình như một người Do Thái trên đường trốn bọn Quốc Xã đã viết lên đó. Anh ta dùng tầng hầm của căn nhà để trốn bọn Quốc Xã. Sau đây là bản ghi chú đó:
"Tôi tin vào mặt trời ngay cả lúc nó không chiếu sáng.
Tôi tin vào tình yêu ngay cả lúc tôi không cảm thấy nó.
Tôi tin vào Thiên Chúa ngay cả khi Ngài yên lặng"..
Thánh Ca : Bờ Đá Xanh Tạ Tội
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Không một ngày nào qua đi mà mỗi người chúng ta lại không phải làm một quyết định. Chúng ta phải quyết định cho những việc nhỏ cũng như những việc quan trọng. Một việc nhỏ như: thức dạy mỗi buổi sáng và nói, “Tôi phải đánh răng rồi cạo râu, hay cạo râu rồi đánh răng?” “Ai thèm quan tâm việc đó?” Nó đâu có quan trọng. Hoặc làm một việc quyết định nhỏ khác như, “Tôi nên ăn bánh ‘hamburger hay là ăn hotdog?” Làm một việc quyết định quan trọng hơn. Chúng tiếp tục theo mức tiến lên. “Tôi nghĩ hôm nay tôi sẽ mua một chiếc xe mới.” Đó là một quyết định lớn. Bạn tự hỏi sẽ lấy tiền ở đâu và sẽ trả tiền mua xe như thế nào. Một quyết định rất quan trọng nữa là bạn quyết định sẽ mua một căn nhà mới trong năm tới.
Ảnh Hưởng của Quyết Định
Một số trong những quyết định đó không quan trọng lắm, một số những quyết định đó lại khá quan trọng, nhưng mọi quyết định đều có ảnh hưởng đến các quyết định khác. Thí dụ, bạn quyết định sẽ mua một căn nhà mới. Đó là một quyết định lớn. Nhưng nếu bạn quyết định là mỗi ngày sẽ đi làm trễ một giờ, giả như bạn làm $10 một giờ, có nghĩa là $10 mỗi ngày; 365 ngày một năm, như vậy là bạn đã phí đi mất cả ba ngàn đồng trong một năm cho việc mua nhà mới. Thay vì để dành tiền mua căn nhà mới, bạn lại quyết định đi nghỉ hè ở Disney World hay đưa gia đình đi ăn ở nhà hàng. Bạn phải hy sinh một số cái, hy sinh những cái thuộc hạng quyết định nhỏ hầu bạn có thể hoàn tất được những quyết định lớn.
Mọi người trong nhà thờ ngày hôm nay, tất cả chúng ta ở đây đã làm một quyết định và quyết định đó là “Tôi muốn chu toàn mục đích của đời mình và đoạt được phần rỗi của mình.” Chúng ta đã làm quyết định đó rồi. Bằng không chúng ta đã không có mặt ở đây.
Nhưng trong lãnh vực sống, một số người làm những quyết định gây ngăn trở cho cái quyết định quan trọng, việc nhỏ này hay việc nhỏ nọ. Tôi sẽ cho các bạn một danh sách. Thử dò xem bạn có thấy mình thuộc một trong những loại quyết định, mà khi bạn làm, nó có ảnh hưởng đến phần rỗi mà bạn đang mong chờ. Thí dụ, nhận thấy rằng có thể mười lăm tới hai mươi phần trăm người đi lễ trễ. Và nếu bạn để ý quan sát lúc rước lễ, bạn sẽ thấy khoảng hai mươi lăm phần trăm cộng đoàn ra về ngay lúc đang rước lễ. Đối với họ có lẽ đó là một chuyện nhỏ, nhưng nó là một quyết định nói lên rằng họ thực không cần ơn của Chúa, họ sẵn sàng bỏ qua chút ơn lành này. Bởi vì họ bỏ chút ơn lành đó, họ đã làm giảm đi tình liên đới và tình yêu của họ đối với Thiên Chúa. Họ thực sự làm như thế, nói theo cách thường, họ đã chối bỏ Thiên Chúa một chút đỉnh, chỉ một chút thôi.
Nếu thống kê thực sự đúng, năm mươi bảy phần trăm người Công Giáo ở quốc gia này tin và ủng hộ cho việc phá thai là được. Họ nói là cá nhân họ không đồng ý với việc phá thai, nhưng họ không nghĩ đó là việc xấu xa vì người khác làm. Do đó họ làm các việc quyết định nhỏ đó. Khi bỏ phiếu, họ bỏ phiếu bầu cho người phò phá thai, và hàng ngàn vạn mạng sống bị mất bởi vì cái quyết định của họ. Dường như là một quyết định nhỏ, nhưng nó là một quyết định. Xin nhắc lại lần nữa, nếu kết qủa thăm dò đúng, sáu chục phần trăm những người đã kết hôn áp dụng một vài hình thức ngừa thai, sáu chục phần trăm. Nếu điều đó là đúng, thì có những người đã tự đứng ở ngoài nước trời bởi vì những quyết định nhỏ, hay những cái mà họ cho là những quyế định nhỏ. Một số người làm những quyết định này liên quan đến việc làm, sự giải trí, các thú vui, thoải mái khoái lạc và tất cả những quyết định này đi ngược lại với Tin Mừng, đang phân cách họ ra khỏi cùng đích tối hậu của họ. Do đó thật là quan trọng để chúng ta nắm vững là mọi quyết định phải đúng.
Bền Tâm Làm Đúng
Bài đọc thứ nhất hôm nay nói, “Hãy tuân giữ những điều chính trực, thực hành điều công minh, vì ơn cứu độ của Ta đã gần tới.” Hãy làm những điều chính trực, tránh những điều dữ bởi vì ơn cứu độ của chúng ta bị thiệt hại nếu chúng ta không đi theo con đường đó. Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta có câu truyện về người đàn bà Ca-na-an. Dù bà không thuộc về dân riêng, bà đã nài xin Chúa Giêsu Kitô, “Xin Ngài thương giúp tôi.” Chúa đã có ý làm thinh không để ý đến bà, nhưng bà quyết chí bền tâm năn nỉ chẳng nề đến việc bị coi thường khinh rẻ. Bà quyết tâm bởi vì bà biết “đây là điều đúng phải làm. Đây là cách mà tôi sẽ đạt được như lòng mong muốn đó là con của tôi được chữa lành.” Do đó bà đã quyết chí bền tâm và Chúa Giêsu đã nói với bà, “Vì đức tin của bà, bà được cứu chữa.”
Mỗi người chúng ta cũng đã được ban cho đức tin qua bí tích thanh tẩy và những bí tích khác, và tuy thế, nhiều người quên lãng, họ không tin. Họ không thực nhìn nhận sự thật. Chúng ta cần phải bền tâm và nếu chúng ta thấy mình sao nhãng chút đỉnh ở điểm này và chút đỉnh ở điểm kia, thì chúng ta phải giống như người đàn bà Ca-na-an, dấn bước tiến cho dù phải hy sinh những cái ở trần gian này. Chúng ta cần ý thức rằng đây là điều cần thiết cho phần rỗi của chúng ta. Nó là điều thực tối cần thiết.
Một thí dụ khác là nhiều người không tin Chúa Giêsu Kitô thực hiện diện trong Thánh Thể. Họ cho rằng đó chỉ là biểu tượng. Họ vẫn cứ rước lễ mặc dù họ tiếp tục phạm tội trong cuộc sống của họ. Và mỗi lần họ làm như thế họ mang tội phạm sự thánh. Không những họ không được ơn thánh, họ còn phạm thêm tội, và điều đó liên lụy đến quyết định quan trọng, đó là quyết định cho phần rỗi của họ.
Hướng Tới Phần Rỗi Linh Hồn
Nó giống như là câu truyện vui nói là ai cũng muốn lên Thiên Đàng nhưng chẳng ai muốn chết cả. Ai cũng muốn lên Thiên Đàng nhưng không ai muốn hy sinh bất cứ cái gì ở thế gian này. Chẳng ai muốn bỏ những bất trung, bất toàn nho nhỏ, bỏ những cái làm trật đường hy vọng đạt được cùng đích đời đời. Tất cả các quyết định chúng ta làm hàng ngày là những quyết định sẽ định đoạt cho phần rỗi của chúng ta. Nó có vẻ là điều nhỏ, một chút thiếu sót, một chút vô tâm, một chút coi thường, một chút hững hờ với ơn Chúa, chối bỏ Ngài, bỏ không cầu nguyện, cả ngày không tưởng nhớ đến Chúa. Tuy vậy, lại trông là “Tôi sẽ lên Thiên Đàng.” Nhưng thực tế là nếu chúng ta không làm những quyết định nhỏ cho đúng, những quyết định lớn sẽ chẳng có nghĩa lý gì. Chúng ta có thể quyết định làm môn đệ của Chúa Giêsu, muốn được phần rỗi vì Ngài đã chết trên Thánh Giá để chuộc tội cho chúng ta, nhưng chúng ta lại không làm việc này việc nọ. Tất cả những quyết định nho nhỏ hằng ngày trong đời sống luôn luôn được hướng tới phần rỗi của chúng ta. Chúng ta cần luôn nhớ như thế đối với mọi điều chúng ta làm. Mọi tư tưởng của chúng ta phải được qui hướng về cùng đích của cuộc đời, và cùng đích đólà được kết hiệp với Thiên Chúa đời đời trên Thiên Đàng.
Hôm nay chúng ta cầu nguyện, hành động và làm mọi quyết định của mình như thể là phần rỗi của chúng ta tùy thuộc vào đó. Bởi vì nó thực sự là như thế. Xin Thiên Chúa chúc lành cho các bạn.
Thánh Ca : Chuông Chiều
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Niềm Tin Cứu Chữa " của Linh Mục Phê Rô Bùi Quang Tuấn.
THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG MỌI NGƯỜI
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Tin và yêu
Vào tháng 12 năm 1987 một cơn động đất lớn đã xảy ra ở xứ Armênia thuộc Liên Xô cũ giết chết hằng ngàn người. Trong số những người bị chôn dưới đống gạch vụn có hai mẹ con bà Suzanna. Hai mẹ con may mắn nằm lọt vào trong một khoảng trống nhỏ. Tất cả lương thực họ có chỉ là một hủ mứt nhỏ. Nhưng chẳng bao lâu hũ mứt cũng hết sạch. Lúc đó đứa con 4 tuổi kêu lên: "Mẹ ơi con khát quá". Bà Suzanna không biết tìm đâu ra nước cho con. Nhưng tình mẫu tử đã gợi cho bà một sáng kiến táo bạo: bà dùng một miếng kính vỡ cắt đầu ngón tay mình cho máu chảy ra và đưa vào miệng đứa con cho nó mút. Một lúc sau nữa nó lại kêu khát, bà lại cắt một đầu ngón tay nữa. Cứ như thế cho đến cuối cùng người ta cứu hai mẹ con ra. Sau khi ra ngoài, bà mẹ cho biết rằng: "Lúc đó tôi biết thế nào tôi cũng chết. Nhưng tôi muốn con tôi sống"
Bà mẹ Canaan trong bài Tin Mừng hôm nay cũng giống Bà mẹ Armenia trong chuyện trên. Vì thương đứa con gái bị quỷ ám, bà đã lặn lội đi tìm Ðức Giêsu, nài nỉ van xin Ngài, bị xua đuổi bà vẫn kiên trì, bị Ðức Giêsu nói nặng là "đồ chó", bà vẫn không nản.
Những sự kiên trì và khiêm tốn ấy chẳng những chứng tỏ một tình yêu mãnh liệt mà còn chứng tỏ một đức tin không gì lay chuyển nổi. Chính Ðức Giêsu đã đánh giá sự kiên trì của bà là một bằng chứng đức tin: "Này bà, bà có lòng tin mạnh. Bà muốn sao thì được như vậy".
Tin và Yêu đi đôi với nhau ban cho người ta một sức mạnh vô địch giúp người ta can đảm, kiên trì và khiêm tốn.
2. Ðức tin của một người phụ nữ ngoại
Người phụ nữ Canaan, tuy biết rằng những người Do Thái mà bà đang khẩn cầu này nhìn bà cách kinh tởm, vẫn cứ nài nỉ dai dẳng. Các môn đệ, những người rất tôn trọng truyền thống, gợi ý với Thầy mình: Xin Thầy làm phép lạ cho bà ấy đi, để chúng ta được yên.
Ðây là cuộc gặp gỡ do Chúa Quan Phòng xếp đặt. Vì lòng kiên trì của người phụ nữ sẽ thắng thái độ thinh lặng "theo luật" của Ðức Giêsu. Nào Người sẽ giữ thái độ khép kín trong bốn bức tường định kiến của dân tộc Người chăng? Nhưng vị tiên tri Nadarét đã phản ứng cách bất ngờ và gây sốc biết bao. Bằng chỉ một lời, Ðức Giêsu đã quét sạch mọi cấm kỵ, mọi luật lệ, mọi quy ước do những con người nhỏ nhen tạo ra, và bắt đầu một cuộc đổi đời mà sẽ trở thành cuộc hiệp thông giữa mọi người.
Ðứng trước nhóm biệt phái tức tối và nhóm môn đệ bàng hoàng, Ðức Giêsu đã trân trọng lời của một phụ nữ, trân trọng đức tin của một người ngoại đạo, thái độ ấy chứng tỏ cho mọi người thấy tâm hồn cao thượng và lòng tin tưởng sâu xa của bà. Bà nhận được phép lạ như lòng mong ước, đồng thời nhận được tình bạn của vị tôn sư, điều mà bà không dám nghĩ tới.
Giờ đây, người "dơ" trở nên mẫu mực cho người "sạch". Người mà đáng lẽ phải bị ruồng bỏ giờ đây được đón tiếp, người đáng lẽ bị nguyền rủa giờ đây được chúc mừng. Người phụ nữ Canaan bị các môn đệ khinh bỉ, giờ đây được sư phụ của họ tôn vinh. Người khách lạ trở nên người thân thuộc, và "con chó nhỏ" được ngồi vào bàn ăn của Chúa, sát bên Người.
Chúng ta cũng có những phụ nữ Canaan, những con chó nhỏ. Tinh thần Ghetto (pháo đài) về giai cấp, địa vị luôn rình rập ta. Tính tự cao tự đại khiến ta nghi kỵ ra mặt, khinh bỉ người khác không giấu diếm, hoặc kiêu căng nghĩ mình là trên hết. Nhưng nhiều khi những "con chó nhỏ" giúp ta nhảy qua rào cản của bè phái để mở ra đón nhận sự phong phú từ người khác, và mở ra đón nhận tình huynh đệ toàn cầu. Ðâu là những "người khách lạ" khi chúng ta tham dự tiệc Thánh Thể? (F. Declos, được trích dịch bởi Fiches dominicales, năm A, trang 262-263)
3. Còn hơn là truyền giáo
Giáo huấn Chúa nhựt hôm nay có vẻ như mời gọi chúng ta truyền giáo, đem Tin Mừng của Chúa đến những anh em lương dân.
Thực ra nó còn hơn là truyền giáo nữa. Vì khi truyền giáo, chúng ta muốn dẫn người khác vào đạo của chúng ta. Ðối với những người nào mà ta thấy không có hy vọng đem vào đạo thì chúng ta "dừng bước".
Giáo huấn hôm nay không "dừng bước" trước bất cứ người nào, cho dù họ nhất định không theo đạo Chúa, cho dù họ còn không cảm tình với đạo Chúa. Cho dù họ thế nào đi nữa, ta vẫn xác tín rằng Chúa cũng thương yêu họ như thương yêu chúng ta. Từ niềm xác tín ấy, chúng ta không loại trừ họ, không khinh bỉ họ, không coi họ là "người khác hệ". Trái lại chúng ta tôn trọng: tôn trọng suy nghĩ của họ, tôn trọng chọn lựa của họ. Chúng ta cũng yêu thương: yêu thương họ như Chúa yêu thương họ.
4. Chuyện minh họa
a/ Tôn giáo nào có Chúa?
Ngày nọ, Chúa và tôi đến một hội chợ, không phải hội chợ thương mại, mà là Hội chợ Tôn giáo. Nhưng những người tham dự luôn tỏ ra hung bạo và tuyên truyền ầm ĩ.
Tại quầy hàng của người Do thái, chúng tôi nhận được những tờ quảng cáo nói rằng Chúa là Ðấng thương xót và dân Do thái là dân được Ngài tuyển chọn. Ngoài những người Do thái, không ai khác được chọn như họ.
Tại quầy hàng của người Hồi giáo, chúng tôi học biết rằng Chúa đầy lòng khoan dung và Mohammed là ngôn sứ duy nhất của Ngài. Sự cứu độ đến nhờ việc nghe ngôn sứ duy nhất của Chúa.
Tại quầy hàng của người Kitô giáo, chúng tôi khám phá ra Chúa là tình yêu và không có sự cứu độ ở ngoài giáo hội. Hoặc gia nhập giáo hội hoặc phải chịu kết án đời đời.
Trên đường trở ra, tôi hỏi Chúa: "Ngài nghĩ gì về những điều nói về Chúa?"
Chúa nói: "Ta không tổ chức hội chợ đó. Ta thấy xấu hổ ngay cả khi đến thăm nó".
b/ Các tôn giáo
Chúa Giêsu nói rằng Ngài chưa bao giờ xem bóng đá. Vì thế, bạn tôi và tôi dẫn Ngài đi xem một trận. Ðó là trận đấu gay cấn giữa những người Tin lành và những người Công giáo.
Người Công giáo ghi bàn thắng trước. Chúa Giêsu reo hò và tung mũ lên. Rồi đến người Tin lành ghi bàn thắng, Chúa Giêsu cũng reo hò và tung mũ. Ðiều này gây khó chịu cho anh thanh niên ngồi sau chúng tôi. Anh vỗ nhẹ lên vai Chúa Giêsu và hỏi: "Này anh bạn tốt, anh ủng hộ bên nào?"
Lúc này Chúa Giêsu thấy hứng thú vì trận đấu, Ngài trả lời: "Tôi hả? Ồ, Tôi không đứng về bên nào. Tôi chỉ thưởng thức trận đấu".
Anh quay sang người bạn bên cạnh, nhếch mép cười: "Hừ, kẻ vô thần".
Trên đường trở về, chúng tôi cho Chúa Giêsu biết về tình trạng các tôn giáo trên thế giới ngày nay: "Chúa ạ, thật buồn cười về những người trong các tôn giáo. Dường như họ luôn nghĩ rằng Chúa chỉ đứng về phía họ và chống lại những người khác".
Chúa Giêsu đồng ý: "Ðó là lý do tại sao Ta không ủng hộ các tôn giáo. Ta ủng hộ con người. Con người quan trọng hơn tôn giáo. Con người quan trọng hơn ngày Sabát".
Một người trong chúng tôi nói với vẻ lo lắng: "Ngài phải thận trọng. Ngài phải biết là đã một lần Ngài bị đóng đinh vì nói như thế".
5. Một lời cầu nguyện của dân Ai-len
Chúa tốt lành với bạn trong suốt mọi ngày
Chúa nhân ái với bạn trên mọi nẻo đường
Chúa ban sức mạnh cho bạn lúc thánh giá đè nặng trên vai.
Chúa gửi ánh sáng cho bạn lúc mây mù vây phủ
Chúa ban bình an trong những cơn xung đột
Chúa chúc phúc cho đời bạn chan chứa ơn lành
Chúa gửi niềm vui trong những lúc ưu phiền
Chúa dẫn đường bạn đến tận cửa thiên đường (Brian O' Higgins)
Thiên Chúa là Chúa của mọi người, mọi dân tộc. Ngài yêu thương tất cả và muốn cứu độ tất cả. Lạy Chúa, Ðấng cho mặt trời chiếu sáng trên kẻ lành người dữ, cho mặt trời mọc lên trên tất cả mọi người. Xin ban cho chúng con tấm lòng quảng đại bao la của Chúa, để chúng con có thể tôn trọng và yêu thương hết mọi người như Chúa đã yêu thương. Amen.
Thánh Ca : Người Chết Vì Yêu
NHỮNG NGHI NGỜ CỦA BÀ LÃO
Cha Mark Link, S.J.
Một bé gái 6 tuổi đến ăn tại nhà một người bạn. Khi mọi người ngồi vào bàn, cô bé cúi đầu chờ đợi mọi người đọc kinh ăn cơm. Chẳng thấy ai đọc kinh hết, cô bé thẹn thùng nói: "Cả nhà giống con chó nhà cháu qúa, cứ ngồi xuống là ăn!".
Dân Do Thái cũng nghĩ như thế đối với đám dân ngoại. Theo họ, dân ngoại xét về mặt thiêng liêng cũng giống như loài chó vì họ hoàn toàn thiếu nhạy cảm đối với Thiên Chúa. Ðiều này dẫn chúng ta đến chủ điểm quan trọng của bài Phúc Âm hôm nay.
Các học giả nhận xét là từ ngữ Hy Lạp mà Chúa Giêsu nói về "lũ chó" trong câu "không nên ném thức ăn cho lũ chó" là một hình thức giảm thiểu. Nó ám chỉ lũ chó cưng nuôi trong nhà, chứ không phải những con chó rông ngoài đường. Chúa Giêsu dùng từ ngữ ấy một cách thân ái. Câu đáp lại của người phụ nữ cho thấy rõ điều ấy. có lẽ bà ta vừa mỉm cười vừa nói: "Những lũ chó cũng được ăn vụn bánh rơi xuống nền nhà chứ!".
Nói cách khác, bà ta đang nói với Chúa Giêsu: "Con biết Ngài hiện đang dành ưu tiên cho dân Israel, tuy nhiên trong khi Ngài thiết đãi họ, Ngài lại không thể đẩy cho con chút ít bánh vụn giống như đám nhóc quăng bánh xuống cho lũ chó cưng khi bố mẹ chúng không nhìn thấy sao?".
Chúa Giêsu liền trả lời cho bà ta:"Bà là người phụ nữ giàu lòng tin! điều bà mong muốn sẽ được trao ban cho bà".
Thật đẹp biết bao nếu Chúa Giêsu cũng nói như thế về anh chị em.
Ðiều này gợi lên một vấn nạn: Tại sao một số người có đức tin mạnh mẽ đang khi số khác đức tin lại yếu kém? Tại sao lại thấy đó là điều khó khăn? Và điều đó dẫn đến một vấn nạn còn khó khăn hơn: Nếu đức tin chúng ta yếu kém thì liệu chúng ta có thể làm gì để củng cố? Chúng ta hãy xét vắn tắt từng vấn nạn nêu trên.
Trước hết, tại sao có những người đức tin yếu kém và có những người đức tin mạnh mẽ? Ðiều này cũng giống hệt như hỏi tại sao có người yếu nhược còn có người lại khoẻ mạnh?
Một số người có sức khỏe yếu kém là do cha mẹ họ. Họ thừa hưởng một thân xác eo sèo. Nhưng cũng có những người sức khoẻ yếu kém vì họ chẳng biết chăm sóc sức khoẻ cho chính mình.
Ðiều đúng cho sức khoẻ thể lý thế nào thì cũng đúng cho sức khoẻ tâm linh đức tin của chúng ta như thế. Một số người đức tin yếu kém là do bởi cha mẹ họ. Sức khoẻ tâm linh được di truyền cũng tương tự sức khoẻ thể lý. Nếu bố mẹ lạnh nhạt với đức tin của mình thì điều này cũng thường tác động lên đám con cái họ. Mặt khác, đức tin chúng ta yếu kém cũng có thể là do chúng ta không chăm sóc đến nó.
Ðiều này dẫn chúng ta đến vấn nạn thứ hai. Nếu đức tin chúng ta yếu kém bất kể vì lý do gì, chúng ta có thể làm gì để củng cố nó lại? Ðức tin có thể được so sánh với một bắp thịt. Nếu chúng ta không chịu luyện tập, bắp thịt ấy sẽ từ từ yếu đi. Mặt khác, qúi bạn càng luyện tập, bắp thịt ấy càng mạnh mẽ lên. đức tin của chúng ta tương tự như thế. Nó cũng cần phải được tập luyện.
Có nhiều phương cách luyện tập đức tin. Chúng ta có thể học hỏi và bàn luận về Phúc Âm như hiện chúng ta đang làm. Chúng ta có thể tham dự thánh lễ mà ít phút nữa chúng ta sẽ cử hành một cách chăm chú hơn. Chúng ta có thể tập cầu nguyện mỗi ngày để việc cầu nguyện trở thành thói quen.
Tuy nhiên, còn một phương cách luyện tập đức tin chúng ta xem ra cực kỳ hữu hiệu. Cách này đáng được lưu tâm đặc biệt. Dostoevski có bàn đến nó trong tác phẩm của ông nhan đề: "Anh em nhà Karamazốp" (The Brothers Karamazov). Trong tác phẩm này, tác giả đề cập đến một bà lão nọ, sức khoẻ thiêng liêng của bà đã suy thoái mau chóng theo sức khoẻ thể lý. Ngày nọ bà ta bàn luận vấn đề của mình với vị linh mục già tên là Zossima. Bà kể cho ngài nghe về đức tin yếu kém của bà những nỗi ngờ vực vừa phát sinh, chẳng hạn như: Thiên Chúa có thực sự quan tâm đến vạn vật không? Có đời sống sau lúc chết không?
Linh mục Zossima thông cảm lắng nghe bà và nói: "Chẳng có cách nào minh chứng rõ ràng những điều này, nhưng bà vẫn có thể tin tưởng những điều ấy vững chắc hơn". Bà ta ngạc nhiên: "Bằng cách nào?" vị linh mục già đáp: "Bằng tình yêu. Hãy cố gắng yêu láng giềng của bà thật tình. Càng yêu thương, bà sẽ càng chắc chắn hơn về sự hiện hữu của Chúa và đời sống tương lai sau khi chết. Càng yêu mến đức tin bà sẽ càng lớn lên và các nỗi ngờ vực sẽ tiêu tan. Ðây là điều chắn chắn từng được thử nghiệm và nó đã có kết quả".
Linh mục Zossima nói thật chí lý. Ngài cho ta thấy điểm quan trọng là: tình yêu và đức tin đi đôi với nhau không khác gì hai đường rầy xe lửa. Tìm được cái này tức là tìm thấy cái kia. Ðức tin và tình yêu liên kết với nhau như xác với hồn. Albert Schweitzer, vị bác sĩ thừa sai vĩ đại cũng cùng quan điểm như trên trong cuốn sách của ông nhan đề Reverence For Life (Kính trọng cuộc sống ). Ông bàn đến một vài điều đem lại kết quả này như sau:
"Bạn có muốn tin vào Chúa Giêsu không? Bạn có thực sự muốn tin Ngài không? Như thế bạn phải làm một điều gì đó cho Ngài. Trong thời buổi đầy ngờ vực này thì không có cách nào khác đâu. Nếu vì Ngài mà các bạn cho kẻ khác cái gì đó để ăn, để uống hoặc để mặc, những nghĩa cử này Chúa Giêsu đã hứa chúc phúc như là làm cho chính Ngài, thì lúc đó quí bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự làm điều ấy cho Ngài. Chúa Giêsu sẽ mặc khải chính Ngài cho quí bạn như thể Ngài là một người vẫn còn sống".
Và điều này dẫn chúng ta trở lại với người phụ nữ trong bài Phúc Âm. Bà đến với Chúa Giêsu là vì kẻ khác chớ không vì chính bà, bà đã đến vì tình yêu, đã đến với tư cách một người mẹ đầy lòng yêu thương, tin tưởng.
Tôi xin nêu lên một gợi ý. Tôi tin rằng mỗi bài Phúc Âm khi được đọc trong thánh lễ đều mang theo một ân sủng đặc biệt. Nếu quí bạn là một bậc cha mẹ cảm thấy cần củng cố đức tin của mình thì hãy bắt chứơc người phụ nữ trên. Ngay tuần này, các bạn hãy bắt đầu đến với Chúa Giêsu mỗi ngày đều đặn để kêu cầu Ngài chúc phúc cho con cái quí bạn. Nếu quí bạn là một thanh niên cảm thấy cần củng cố đức tin của mình thì hãy làm điều Dostoevski và Schweitzer đã nói. Hãy bắt đầu cư xử một cách yêu thương đối với bố mẹ và anh chị em của mình.
Và tôi xin chia sẻ thêm một tư tưởng nữa về vấn đề đức tin. Bất cứ ai dù khoẻ mạnh đến đâu cũng phải trải qua những khó chịu bởi vì cuộc sống con người vốn là như thế. Chẳng hạn, vào ngày buồn sầu trong cuộc sống khi gặp phải cảm nghiệm chua chát, chúng ta thường gây gỗ với mọi người và mọi vật, chúng ta nguyền rủa kẻ thù và than phiền về bạn bè của mình. Còn vào ngày hưng phấn trong cuộc sống. Khi chúng ta cảm nghiệm được điều gì hoan hỉ, tự dưng chúng ta cảm thấy yêu mến mọi người và mọi sự. Chúng ta tha thứ cho kẻ thù và thích tỏ tình thân thiện bè bạn.
Ðức tin cũng rất giống như thế. Có ngày rất tươi sáng và rất phấn khích, có ngày ảm đạm, sầu thảm. Khi gặp phải một ngày "tồi tệ" của đức tin quí bạn hãy ghi nhớ câu chuyện có thực sau đây. Nó sẽ giúp bạn chịu đựng ngày ấy và giữ vững niềm tin của mình.
Sau thế chiến thứ hai ít lâu, có một số công nhân lo dọn dẹp sạch sẽ tàn tích của một ngôi nhà bị bom ở Cologne (nước Ðức). Họ thấy trên một bức tường nhỏ trong nhà, có một bản ghi chú đầy cảm động, hình như một người Do Thái trên đường trốn bọn Quốc Xã đã viết lên đó. Anh ta dùng tầng hầm của căn nhà để trốn bọn Quốc Xã. Sau đây là bản ghi chú đó:
"Tôi tin vào mặt trời ngay cả lúc nó không chiếu sáng.
Tôi tin vào tình yêu ngay cả lúc tôi không cảm thấy nó.
Tôi tin vào Thiên Chúa ngay cả khi Ngài yên lặng"..
Thánh Ca : Bờ Đá Xanh Tạ Tội
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Không một ngày nào qua đi mà mỗi người chúng ta lại không phải làm một quyết định. Chúng ta phải quyết định cho những việc nhỏ cũng như những việc quan trọng. Một việc nhỏ như: thức dạy mỗi buổi sáng và nói, “Tôi phải đánh răng rồi cạo râu, hay cạo râu rồi đánh răng?” “Ai thèm quan tâm việc đó?” Nó đâu có quan trọng. Hoặc làm một việc quyết định nhỏ khác như, “Tôi nên ăn bánh ‘hamburger hay là ăn hotdog?” Làm một việc quyết định quan trọng hơn. Chúng tiếp tục theo mức tiến lên. “Tôi nghĩ hôm nay tôi sẽ mua một chiếc xe mới.” Đó là một quyết định lớn. Bạn tự hỏi sẽ lấy tiền ở đâu và sẽ trả tiền mua xe như thế nào. Một quyết định rất quan trọng nữa là bạn quyết định sẽ mua một căn nhà mới trong năm tới.
Ảnh Hưởng của Quyết Định
Một số trong những quyết định đó không quan trọng lắm, một số những quyết định đó lại khá quan trọng, nhưng mọi quyết định đều có ảnh hưởng đến các quyết định khác. Thí dụ, bạn quyết định sẽ mua một căn nhà mới. Đó là một quyết định lớn. Nhưng nếu bạn quyết định là mỗi ngày sẽ đi làm trễ một giờ, giả như bạn làm $10 một giờ, có nghĩa là $10 mỗi ngày; 365 ngày một năm, như vậy là bạn đã phí đi mất cả ba ngàn đồng trong một năm cho việc mua nhà mới. Thay vì để dành tiền mua căn nhà mới, bạn lại quyết định đi nghỉ hè ở Disney World hay đưa gia đình đi ăn ở nhà hàng. Bạn phải hy sinh một số cái, hy sinh những cái thuộc hạng quyết định nhỏ hầu bạn có thể hoàn tất được những quyết định lớn.
Mọi người trong nhà thờ ngày hôm nay, tất cả chúng ta ở đây đã làm một quyết định và quyết định đó là “Tôi muốn chu toàn mục đích của đời mình và đoạt được phần rỗi của mình.” Chúng ta đã làm quyết định đó rồi. Bằng không chúng ta đã không có mặt ở đây.
Nhưng trong lãnh vực sống, một số người làm những quyết định gây ngăn trở cho cái quyết định quan trọng, việc nhỏ này hay việc nhỏ nọ. Tôi sẽ cho các bạn một danh sách. Thử dò xem bạn có thấy mình thuộc một trong những loại quyết định, mà khi bạn làm, nó có ảnh hưởng đến phần rỗi mà bạn đang mong chờ. Thí dụ, nhận thấy rằng có thể mười lăm tới hai mươi phần trăm người đi lễ trễ. Và nếu bạn để ý quan sát lúc rước lễ, bạn sẽ thấy khoảng hai mươi lăm phần trăm cộng đoàn ra về ngay lúc đang rước lễ. Đối với họ có lẽ đó là một chuyện nhỏ, nhưng nó là một quyết định nói lên rằng họ thực không cần ơn của Chúa, họ sẵn sàng bỏ qua chút ơn lành này. Bởi vì họ bỏ chút ơn lành đó, họ đã làm giảm đi tình liên đới và tình yêu của họ đối với Thiên Chúa. Họ thực sự làm như thế, nói theo cách thường, họ đã chối bỏ Thiên Chúa một chút đỉnh, chỉ một chút thôi.
Nếu thống kê thực sự đúng, năm mươi bảy phần trăm người Công Giáo ở quốc gia này tin và ủng hộ cho việc phá thai là được. Họ nói là cá nhân họ không đồng ý với việc phá thai, nhưng họ không nghĩ đó là việc xấu xa vì người khác làm. Do đó họ làm các việc quyết định nhỏ đó. Khi bỏ phiếu, họ bỏ phiếu bầu cho người phò phá thai, và hàng ngàn vạn mạng sống bị mất bởi vì cái quyết định của họ. Dường như là một quyết định nhỏ, nhưng nó là một quyết định. Xin nhắc lại lần nữa, nếu kết qủa thăm dò đúng, sáu chục phần trăm những người đã kết hôn áp dụng một vài hình thức ngừa thai, sáu chục phần trăm. Nếu điều đó là đúng, thì có những người đã tự đứng ở ngoài nước trời bởi vì những quyết định nhỏ, hay những cái mà họ cho là những quyế định nhỏ. Một số người làm những quyết định này liên quan đến việc làm, sự giải trí, các thú vui, thoải mái khoái lạc và tất cả những quyết định này đi ngược lại với Tin Mừng, đang phân cách họ ra khỏi cùng đích tối hậu của họ. Do đó thật là quan trọng để chúng ta nắm vững là mọi quyết định phải đúng.
Bền Tâm Làm Đúng
Bài đọc thứ nhất hôm nay nói, “Hãy tuân giữ những điều chính trực, thực hành điều công minh, vì ơn cứu độ của Ta đã gần tới.” Hãy làm những điều chính trực, tránh những điều dữ bởi vì ơn cứu độ của chúng ta bị thiệt hại nếu chúng ta không đi theo con đường đó. Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta có câu truyện về người đàn bà Ca-na-an. Dù bà không thuộc về dân riêng, bà đã nài xin Chúa Giêsu Kitô, “Xin Ngài thương giúp tôi.” Chúa đã có ý làm thinh không để ý đến bà, nhưng bà quyết chí bền tâm năn nỉ chẳng nề đến việc bị coi thường khinh rẻ. Bà quyết tâm bởi vì bà biết “đây là điều đúng phải làm. Đây là cách mà tôi sẽ đạt được như lòng mong muốn đó là con của tôi được chữa lành.” Do đó bà đã quyết chí bền tâm và Chúa Giêsu đã nói với bà, “Vì đức tin của bà, bà được cứu chữa.”
Mỗi người chúng ta cũng đã được ban cho đức tin qua bí tích thanh tẩy và những bí tích khác, và tuy thế, nhiều người quên lãng, họ không tin. Họ không thực nhìn nhận sự thật. Chúng ta cần phải bền tâm và nếu chúng ta thấy mình sao nhãng chút đỉnh ở điểm này và chút đỉnh ở điểm kia, thì chúng ta phải giống như người đàn bà Ca-na-an, dấn bước tiến cho dù phải hy sinh những cái ở trần gian này. Chúng ta cần ý thức rằng đây là điều cần thiết cho phần rỗi của chúng ta. Nó là điều thực tối cần thiết.
Một thí dụ khác là nhiều người không tin Chúa Giêsu Kitô thực hiện diện trong Thánh Thể. Họ cho rằng đó chỉ là biểu tượng. Họ vẫn cứ rước lễ mặc dù họ tiếp tục phạm tội trong cuộc sống của họ. Và mỗi lần họ làm như thế họ mang tội phạm sự thánh. Không những họ không được ơn thánh, họ còn phạm thêm tội, và điều đó liên lụy đến quyết định quan trọng, đó là quyết định cho phần rỗi của họ.
Hướng Tới Phần Rỗi Linh Hồn
Nó giống như là câu truyện vui nói là ai cũng muốn lên Thiên Đàng nhưng chẳng ai muốn chết cả. Ai cũng muốn lên Thiên Đàng nhưng không ai muốn hy sinh bất cứ cái gì ở thế gian này. Chẳng ai muốn bỏ những bất trung, bất toàn nho nhỏ, bỏ những cái làm trật đường hy vọng đạt được cùng đích đời đời. Tất cả các quyết định chúng ta làm hàng ngày là những quyết định sẽ định đoạt cho phần rỗi của chúng ta. Nó có vẻ là điều nhỏ, một chút thiếu sót, một chút vô tâm, một chút coi thường, một chút hững hờ với ơn Chúa, chối bỏ Ngài, bỏ không cầu nguyện, cả ngày không tưởng nhớ đến Chúa. Tuy vậy, lại trông là “Tôi sẽ lên Thiên Đàng.” Nhưng thực tế là nếu chúng ta không làm những quyết định nhỏ cho đúng, những quyết định lớn sẽ chẳng có nghĩa lý gì. Chúng ta có thể quyết định làm môn đệ của Chúa Giêsu, muốn được phần rỗi vì Ngài đã chết trên Thánh Giá để chuộc tội cho chúng ta, nhưng chúng ta lại không làm việc này việc nọ. Tất cả những quyết định nho nhỏ hằng ngày trong đời sống luôn luôn được hướng tới phần rỗi của chúng ta. Chúng ta cần luôn nhớ như thế đối với mọi điều chúng ta làm. Mọi tư tưởng của chúng ta phải được qui hướng về cùng đích của cuộc đời, và cùng đích đólà được kết hiệp với Thiên Chúa đời đời trên Thiên Đàng.
Hôm nay chúng ta cầu nguyện, hành động và làm mọi quyết định của mình như thể là phần rỗi của chúng ta tùy thuộc vào đó. Bởi vì nó thực sự là như thế. Xin Thiên Chúa chúc lành cho các bạn.
Thánh Ca : Chuông Chiều
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét