PHẦN II : ĐỜI SỐNG MỚI TRONG ĐỨC KITÔ
Bài 1. CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA
I.CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA
1.Kinh Thánh
-St 1,27 : “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ”.
-Col 1,15 : “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thụ tạo”.
-Col 1,15 : “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thụ tạo”.
2.Giáo lý
-Con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Đấng Tạo hóa. Hình ảnh thần linh hiện diện trong từng con người, vì thế con người có phẩm giá đặc biệt. Ngay từ lúc tượng thai, con người được định hướng tới vinh phúc vĩnh cửu.
-Tuy nhiên ngay từ lúc khởi đầu lịch sử, con người đã sa chước cám dỗ của Thần Dữ và làm điều xấu. Con người bị nghiêng chiều về điều xấu và dễ sai lầm.
-Bằng cuộc khổ nạn của Người, Đức Kitô đã giải thoát chúng ta khỏi Satan và tội lỗi. Ai tin vào Đức Kitô thì trở nên con cái Thiên Chúa. Được kết hợp với Đức Kitô, người môn đệ đạt tới sự thánh thiện là sự trọn hảo của đức Mến, dẫn đến sự sống vĩnh cửu trong vinh quang Nước Trời.
-Tuy nhiên ngay từ lúc khởi đầu lịch sử, con người đã sa chước cám dỗ của Thần Dữ và làm điều xấu. Con người bị nghiêng chiều về điều xấu và dễ sai lầm.
-Bằng cuộc khổ nạn của Người, Đức Kitô đã giải thoát chúng ta khỏi Satan và tội lỗi. Ai tin vào Đức Kitô thì trở nên con cái Thiên Chúa. Được kết hợp với Đức Kitô, người môn đệ đạt tới sự thánh thiện là sự trọn hảo của đức Mến, dẫn đến sự sống vĩnh cửu trong vinh quang Nước Trời.
II.SỰ TỰ DO CỦA CON NGƯỜI
1.Kinh Thánh
-St 2,16-17 : “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn; nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết”.
-Hc 15,14-17 : “Từ nguyên thủy, chính Chúa đã làm nên con người, và để nó tự quyết định lấy…Trước mặt con, Người đã đặt lửa và nước…Trước mặt con người là cửa sinh, cửa tử, ai thích gì, sẽ được cái đó”.
-Hc 15,14-17 : “Từ nguyên thủy, chính Chúa đã làm nên con người, và để nó tự quyết định lấy…Trước mặt con, Người đã đặt lửa và nước…Trước mặt con người là cửa sinh, cửa tử, ai thích gì, sẽ được cái đó”.
2.Giáo lý
-Tự do là khả năng tự mình làm những hành động có ý thức. Nhờ có ý chí tự do, mỗi người tự quyết định về chính bản thân mình. Sự tự do đạt tới mức hoàn hảo khi nó được quy hướng về Thiên Chúa là vinh phúc vĩnh cửu.
-Tự do hàm chứa khả năng lựa chọn giữa điều tốt và điều xấu, nghĩa là có thể tiến tới sự trọn hảo hoặc có thể sai lỗi và phạm tội.
-Vì có tự do, con người phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình theo mức độ những hành vi này do chính họ muốn. Trách nhiệm này có thể được giảm thiểu hoặc loại bỏ vì lý do không biết, không chú ý, do áp lực, do sợ hãi, do thói quen, do những nguyên nhân khác về tâm thần hay xã hội.
-Quyền sử dụng tự do là một đòi hỏi không thể tách biệt khỏi phẩm giá con người, nhất là trong lãnh vực luân lý và tôn giáo. Quyền này phải được luật dân sự công nhận và bảo vệ trong khuôn khổ của công ích và trật tự công cộng chính đáng.
-Tự do hàm chứa khả năng lựa chọn giữa điều tốt và điều xấu, nghĩa là có thể tiến tới sự trọn hảo hoặc có thể sai lỗi và phạm tội.
-Vì có tự do, con người phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình theo mức độ những hành vi này do chính họ muốn. Trách nhiệm này có thể được giảm thiểu hoặc loại bỏ vì lý do không biết, không chú ý, do áp lực, do sợ hãi, do thói quen, do những nguyên nhân khác về tâm thần hay xã hội.
-Quyền sử dụng tự do là một đòi hỏi không thể tách biệt khỏi phẩm giá con người, nhất là trong lãnh vực luân lý và tôn giáo. Quyền này phải được luật dân sự công nhận và bảo vệ trong khuôn khổ của công ích và trật tự công cộng chính đáng.
III.TỰ DO CỦA CON NGƯỜI VÀ ÂN SỦNG THIÊN CHÚA
1.Kinh Thánh
-Gal 5,1 : “Chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta:.
-2Cor 3,17 : “Ở đâu có Thần Khí của Chúa thì ở đó có tự do”.
-2Cor 3,17 : “Ở đâu có Thần Khí của Chúa thì ở đó có tự do”.
2.Giáo lý
-Tự do của con người thì có giới hạn và có thể lầm lạc. Lịch sử nhân loại làm chứng rằng những tai họa và áp bức là hậu quả của việc sử dụng tự do cách sai lạc.
-Tự do không có nghĩa là được quyền nói mọi sự và làm mọi sự. Sự tự do được thực thi trong các tương quan giữa người với người, vì thế phải tôn trọng tự do của người khác. Như thế, việc thực thi sự tự do gắn liền với luật luân lý.
-Nhờ thập giá vinh quang của Người, Đức Kitô giải thoát chúng ta, làm cho chúng ta trở thành những con người tự do. Ân sủng của Đức Kitô không đối nghịch với sự tự do của chúng ta; trái lại, càng được ân sủng thúc đẩy, chúng ta càng lớn lên về tự do nội tâm, vững vàng trước những cám dỗ và thử thách trong cuộc đời.
-Tự do không có nghĩa là được quyền nói mọi sự và làm mọi sự. Sự tự do được thực thi trong các tương quan giữa người với người, vì thế phải tôn trọng tự do của người khác. Như thế, việc thực thi sự tự do gắn liền với luật luân lý.
-Nhờ thập giá vinh quang của Người, Đức Kitô giải thoát chúng ta, làm cho chúng ta trở thành những con người tự do. Ân sủng của Đức Kitô không đối nghịch với sự tự do của chúng ta; trái lại, càng được ân sủng thúc đẩy, chúng ta càng lớn lên về tự do nội tâm, vững vàng trước những cám dỗ và thử thách trong cuộc đời.
Phút hồi tâm
Tự do là quà tặng tuyệt hảo Thiên Chúa ban cho tôi. Tôi đã sử dụng như thế nào? Để thi hành thánh ý Chúa hay để chống lại Ngài?
Cầu nguyện
“Lạy Thiên Chúa toàn năng và nhân hậu,
Xin đẩy xa những gì cản bước tiến của chúng con trên đường về với Chúa,
Để một khi xác hồn thanh thản, chúng con được hoàn toàn tự do thi hành thánh ý Chúa”.
Xin đẩy xa những gì cản bước tiến của chúng con trên đường về với Chúa,
Để một khi xác hồn thanh thản, chúng con được hoàn toàn tự do thi hành thánh ý Chúa”.
Xin mời nghe audio do ĐGM Phê Rô Nguyễn Văn Khảm trình bày
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét