Bài 24. NHÂN ĐỨC
Con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, nhưng tội lỗi đã làm cho hình ảnh ấy lu mờ. Ân sủng Thiên Chúa giúp chúng ta làm mới lại hình ảnh Thiên Chúa trong tâm hồn, tuy nhiên cần phải cộng tác với ân sủng Thiên Chúa bằng nỗ lực tập luyện các nhân đức : “Mục đích của đời sống nhân đức là trở nên giống Thiên Chúa” (Thánh Grêgôriô Nyssê).
I.CÁC NHÂN ĐỨC NHÂN BẢN
1.Kinh Thánh
-Philip 4,8 : “Những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em để ý”.
-Cn 14,15 : “Người khôn ngoan thì đắn đo từng bước”.
-1 Pr 4,7 : “Anh em hãy sống chừng mực và tiết độ để có thể cầu nguyện được”.
-Lv 19,15 : “Ngươi không được thiên vị người yếu thế, cũng không được nể mặt người quyền quý, nhưng hãy xét xử công minh cho đồng bào của mình”.
-Ga 16,33 : “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian”.
-Hc 18,30 : “Con đừng buông theo các tham vọng của con, nhưng hãy kiềm chế các dục vọng”.
-Cn 14,15 : “Người khôn ngoan thì đắn đo từng bước”.
-1 Pr 4,7 : “Anh em hãy sống chừng mực và tiết độ để có thể cầu nguyện được”.
-Lv 19,15 : “Ngươi không được thiên vị người yếu thế, cũng không được nể mặt người quyền quý, nhưng hãy xét xử công minh cho đồng bào của mình”.
-Ga 16,33 : “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian”.
-Hc 18,30 : “Con đừng buông theo các tham vọng của con, nhưng hãy kiềm chế các dục vọng”.
2.Giáo lý
-Các nhân đức nhân bản là những đức tính hướng dẫn, điều khiển đời sống con người cho phù hợp với ơn gọi làm người, sống cuộc đời tốt lành về mặt luân lý.
-Có bốn nhân đức được gọi là nhân đức cột trụ, vì các nhân đức khác đều xoay quanh bốn nhân đức này : khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ.
-Khôn ngoan là khả năng phân định được điều thiện đích thực và lựa chọn những phương tiện thích hợp để đạt tới điều thiện đó. Nhờ nhân đức này, chúng ta áp dụng các nguyên tắc luân lý vào những trường hợp cụ thể mà không bị sai lầm. Khôn ngoan đích thực không đồng nghĩa với tráo trở hay lừa đảo, nhút nhát hay sợ sệt.
-Công bằng là quyết tâm trả lại những gì mình mắc nợ với Thiên Chúa cũng như với người khác. Người sống công bằng sẽ không thiên vị đối với bất cứ ai cũng như với công ích. Người công bằng luôn ngay thẳng trong ý nghĩ cũng như hành động.
-Can đảm là kiên trì và quyết tâm theo đuổi điều thiện ngay giữa những khó khăn thử thách, dám chống lại những cám dỗ và vượt qua những chướng ngại trong đời sống luân lý. Đức can đảm giúp chúng ta chiến thắng sợ hãi và dám chấp nhận hi sinh.
-Tiết độ là nhân đức điều tiết sức lôi cuốn của những thú vui, chừng mực trong việc sử dụng của cải trần thế, làm chủ bản năng, kiềm chế ham muốn của dục vọng.
-Có bốn nhân đức được gọi là nhân đức cột trụ, vì các nhân đức khác đều xoay quanh bốn nhân đức này : khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ.
-Khôn ngoan là khả năng phân định được điều thiện đích thực và lựa chọn những phương tiện thích hợp để đạt tới điều thiện đó. Nhờ nhân đức này, chúng ta áp dụng các nguyên tắc luân lý vào những trường hợp cụ thể mà không bị sai lầm. Khôn ngoan đích thực không đồng nghĩa với tráo trở hay lừa đảo, nhút nhát hay sợ sệt.
-Công bằng là quyết tâm trả lại những gì mình mắc nợ với Thiên Chúa cũng như với người khác. Người sống công bằng sẽ không thiên vị đối với bất cứ ai cũng như với công ích. Người công bằng luôn ngay thẳng trong ý nghĩ cũng như hành động.
-Can đảm là kiên trì và quyết tâm theo đuổi điều thiện ngay giữa những khó khăn thử thách, dám chống lại những cám dỗ và vượt qua những chướng ngại trong đời sống luân lý. Đức can đảm giúp chúng ta chiến thắng sợ hãi và dám chấp nhận hi sinh.
-Tiết độ là nhân đức điều tiết sức lôi cuốn của những thú vui, chừng mực trong việc sử dụng của cải trần thế, làm chủ bản năng, kiềm chế ham muốn của dục vọng.
II.CÁC NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN
1.Kinh Thánh
-Roma 1,17 : “Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống”; Gc 2,26 : “Đức tin không có hành động là đức tin chết”.
-Dt 10,23 : “Chúng ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hi vọng của chúng ta cách vững vàng, vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín”.
-Ga 15,12 : “Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
-Dt 10,23 : “Chúng ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hi vọng của chúng ta cách vững vàng, vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín”.
-Ga 15,12 : “Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
2.Giáo lý
-Các nhân đức đối thần trực tiếp quy chiếu về Thiên Chúa, và Thiên Chúa Ba Ngôi chính là cội nguồn, động lực và đối tượng của các nhân đức này. Nhờ đó, chúng ta có khả năng hành động như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng sự sống vĩnh cửu.
-Đức Tin là tin vào Thiên Chúa và tất cả những gì Ngài đã nói, đã mặc khải, và những gì Hội Thánh dạy phải tin. Nhờ đức tin, người tín hữu phó thác toàn thân cho Chúa và sống theo thánh ý Chúa; vì thế, sống đức tin gắn liền với việc sống đức cậy và đức mến. Không chỉ sống đức tin, chúng ta còn phải can đảm tuyên xưng, làm chứng và truyền bá đức tin cho người khác.
-Đức Cậy (Hi vọng) là khao khát Nước Trời và đời sống vĩnh cửu, dựa vào ân sủng Chúa ban chứ không dựa vào sức mạnh loài người. Đức Cậy đáp ứng những khát vọng sâu xa trong lòng người, cũng là vũ khí bảo vệ chúng ta trước những cám dỗ và thử thách trong đời, để luôn hướng đến ơn cứu độ. Tổ phụ Abraham là gương mẫu điển hình của lòng trông cậy. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cũng là những chứng nhân anh dũng của niềm hi vọng Kitô giáo.
-Đức Mến là yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự vì chính Ngài, và vì yêu mến Chúa, chúng ta yêu mến tha nhân như chính mình. Chúa Giêsu lấy đức Mến làm điều răn mới, và Người dạy các Kitô hữu phải yêu mến cả kẻ thù. Thánh Phaolô coi đức mến là cốt lõi của đời sống Kitô hữu : “Hiện nay, đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cor 13,13).
-Đức Tin là tin vào Thiên Chúa và tất cả những gì Ngài đã nói, đã mặc khải, và những gì Hội Thánh dạy phải tin. Nhờ đức tin, người tín hữu phó thác toàn thân cho Chúa và sống theo thánh ý Chúa; vì thế, sống đức tin gắn liền với việc sống đức cậy và đức mến. Không chỉ sống đức tin, chúng ta còn phải can đảm tuyên xưng, làm chứng và truyền bá đức tin cho người khác.
-Đức Cậy (Hi vọng) là khao khát Nước Trời và đời sống vĩnh cửu, dựa vào ân sủng Chúa ban chứ không dựa vào sức mạnh loài người. Đức Cậy đáp ứng những khát vọng sâu xa trong lòng người, cũng là vũ khí bảo vệ chúng ta trước những cám dỗ và thử thách trong đời, để luôn hướng đến ơn cứu độ. Tổ phụ Abraham là gương mẫu điển hình của lòng trông cậy. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cũng là những chứng nhân anh dũng của niềm hi vọng Kitô giáo.
-Đức Mến là yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự vì chính Ngài, và vì yêu mến Chúa, chúng ta yêu mến tha nhân như chính mình. Chúa Giêsu lấy đức Mến làm điều răn mới, và Người dạy các Kitô hữu phải yêu mến cả kẻ thù. Thánh Phaolô coi đức mến là cốt lõi của đời sống Kitô hữu : “Hiện nay, đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cor 13,13).
Phút hồi tâm
“Nếu chúng ta xa lánh điều xấu vì sợ hình phạt, chúng ta sẽ sống trong tâm trạng của người nô lệ. Nếu chạy theo sự cám dỗ của phần thưởng, chúng ta sẽ giống như người làm thuê. Nhưng nếu sống tốt vì chính sự đáng kính và vì tình yêu của Đấng ban hành lề luật, thì chúng ta sẽ thật sự sống tâm tình của những người con” (Thánh Basilisô Cả).
Cầu nguyện
Hát: Con vẫn trông cậy Chúa
Mời nghe audio theo sự trình bày của ĐGM Phê Rô Nguyễn Văn Khảm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét