Lê Hiến Tông đã đúng khi chọn Túc Tông Thuần là người kế nghiệp nhưng vua này lại yểu mệnh và có lẽ đó là bước ngoặt đầu tiên của nhà Hậu Lê. Uy Mục tàn ác, Tương Dực xa hoa trụy lạc, Chiêu Tông thiếu sáng suốt. Cả 3 vua đều không đủ năng lực và quyền thần nổi lên nắm quyền như một lẽ tất yếu khi đất nước có biến loạn.
Nếu không có Mạc Đăng Dung thì những quyền thần khác cũng làm điều tương tự, mà trong đó Trịnh Duy Sản, Trịnh Tuy, Nguyễn Hoằng Dụ, Trần Chân là những đại diện. Nhà Lê dài 350 năm nhưng thực tế chỉ tồn tại trong gần 100 năm đầu.
Sau khi nhà Lê mất về tay nhà Mạc, vấn đề chính thống và ngụy triều nổ ra trong cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn và khi thế nam - bắc này chưa chấm dứt hẳn thì thế nam - bắc khác lại hình thành. Cũng như thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc, khi nhà Hán suy, các chư hầu nổi dậy đều lấy danh nghĩa giúp nhà Hán; tại nước Đại Việt khi đó cả Trịnh và Nguyễn đều danh nghĩa chống Mạc để giúp nhà Lê. Các vua Lê vẫn có ngôi, có hiệu, có tên trong sử sách, nhưng chỉ ngồi làm vì. Trên thực tế không chỉ 16 vua thời Lê trung hưng mà ngay từ khi Cung Hoàng được lập, nhà Lê đã chỉ còn hư vị. Trịnh và Nguyễn cùng giương cờ "Phù Lê diệt Mạc", Tây Sơn giương cờ "Phù Lê diệt Trịnh".
Nhà Lê chống ngoại xâm thành công mà thành người cai trị Đại Việt nhưng kết cục, vua cuối cùng của nhà Lê là Duy Kỳ lại giống những vua Việt Nam vì chống ngoại xâm thất bại mà phải chết ở đất khách quê người.
Mời các bạn nghe đọc sách audio Kể chuyện lịch sử nước nhà - Thời Cuối Nhà Hậu Lê, nghe theo nguồn Sách Nói tại đây hoặc theo PhatPhapUngDung tại đây
01. Lời Giới Thiệu - NXB Trẻ - NXB Giáo Dục VIệt Nam
02. Nguyễn Bỉnh Khiêm - Ngô Văn Phú
03. Phùng Khắc Khoan - Ngô Văn Phú
04. Nguyễn Danh Phương - Ngô Văn Phú
05. Nguyễn Hữu Cầu - Ngô Văn Phú
06. Đoàn Thị Điểm - Ngô Văn Phú
07. Lê Hữu Trác - Ngô Văn Phú
08. Lê Quý Đôn - Ngô Văn Phú
09. Ngô Thì Sĩ - Ngô Văn Phú
10. Nguyễn Khản - Ngô Văn Phú
Mời nghe theo YouTube tại đây hoặc tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét