Uyên ương đao là một tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, xuất bản lần đầu vào năm 1961 trên Minh Báo , đây là một trong những truyện ngắn nhất và cũng là một trong những tác phẩm đầu tiên trong cuộc đời cầm bút của Kim Dung.
Cặp Uyên Ương Đao tương truyền mang một bí mật thiên hạ vô địch. Thiết Tiên Chấn Bát Phương Chu Uy Tín của Uy Tín tiêu cục được lệnh chuyển cặp đao về triều đình, có biết bao nhiêu người muốn cướp đoạt được nó.
Bộ Uyên Ương Đao Pháp lại là một môn võ công cho đôi uyên ương, như tên gọi của nó. Bằng tình cảm tương trợ tâm hợp ý đầu, đôi uyên ương sử dụng đao pháp này sẽ bổ trợ nhịp nhàng, thành ra vững chắc và lợi hại không môn võ công nào sánh kịp.
Cuộc phiêu lưu của cặp Uyên Ương đao sẽ ra sao? Bí mật vô địch ẩn chưa trong cặp đao là gì? Chỉ đến cuối truyện người đọc mới biết được điều đó .
Các bạn có thể tải audio truyện về tại đây , file m4b tại đây hoặc tại đây
Các bạn có thể tải audio truyện về tại đây , file m4b tại đây hoặc tại đây
01. Uyên Ương Đao - Kim Dung
02. Uyên Ương Đao - Kim Dung
03. Uyên Ương Đao - Kim Dung
04. Uyên Ương Đao - Kim Dung
Nghe qua Sách Nói tại đây hoặc nghe bằng Youtube tại đây
Bàn luận về tiểu thuyết võ hiệp và tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung (Ôn Thụy An)
Tiểu thuyết võ hiệp luôn thay đổi theo thời gian
Văn học Trung Quốc phát triển theo chiều hướng trữ tình, thơ ca ra đời từ sớm và đạt được những thành tựu to lớn. Tiểu thuyết ra đời trễ hơn, từ đời Thanh trở về trước, thể loại văn học này không đuợc coi trọng, nhà văn cũng không có địa vị quan trọng. Sau cuộc vận động cho văn Bạch thoại, tiểu thuyết mới được nhìn nhận, trở thành một bộ phận trong nền văn học hiện đại Trung Quốc. Tuy vậy, tiểu thuyết võ hiệp vẫn còn bị coi thường, thậm chí bị bài xích.
May mà còn có Hoàn Châu Lâu Chủ, còn có Kim Dung, còn có Cổ Long.
Hoàn Châu Lâu Chủ với trí tuởng tượng siêu phàm của mình đã nâng tiểu thuyết võ hiệp lên một tầm cao mới. Vốn quốc học sâu sắc, lối kiến giải Nho-Phật-Đạo độc đáo, bất kể tả cảnh hay người đều hấp dẫn được lòng độc giả, người ta như đắm mình vào tác phẩm. Chẳng trách khi tác phẩm Thục Sơn kiếm hiệp truyện ra đời, người ta kéo nhau đến thâm sơn cùng cốc để học đạo, tu tiên.
Nhưng cho đến Kim Dung, tiểu thuyết võ hiệp mới thực sự bước lên văn đàn. Rất nhiều người thích tác phẩm của Kim Dung. Người ta say mê những tình tiết ly kỳ hấp dẫn, rung động với tính cách mạnh mẽ, sâu sắc của những nhân vật dưới ngòi bút của ông, cảm động với những mối tình éo le trắc trở nhưng cũng thật đẹp, cuốn theo những trận đấu hào hùng, khâm phục những bậc nghĩa sĩ, dám liều mình vì nghĩa cả.
Về kết cấu, giao đãi, dựng truyện hay khắc họa tính cách nhân vật, Kim Dung hơn hẳn người khác. Với một nhà văn lớn, không phải tất cả các tác phẩm đầu hay. Đường thi có khoảng bốn vạn bài, nhưng gọi là hay thì chỉ có khoảng nghìn bài. Trong nền văn học hiện đại, lượng tác phẩm nhiều, phát hành rộng rãi, nên người viết dễ mắc sai sót. Tình trạng này cũng thường thấy trong tiểu thuyết võ hiệp. Tuy nhiên với Kim Dung thì không thế. Ông viết rất đều tay, tác phẩm thuộc loại kém của ôngcũng có thể xếp vào hàng nhất lưu.
Đương nhiên, ngoài Hoàn Châu Lâu Chủ, Kim Dung còn có những người khác như Bình Giang Bất Tiếu Sinh, Cổ Long, Bạch Vũ, Chu Trinh Mộc, Ngọa Long Sinh, Gia Cát Thanh Vân, mỗi người đều có nét đặc sắc của riêng mình, nhưng về thành tựu thì không thể bì được với Kim Dung. Nói như Nghê Khuông "Tiểu thuyết Kim Dung là vô tiền khoáng hậu". Vô tiền đó là điều chắc chắn, còn khoáng hậu, cũng có thể lắm chứ. Bởi giờ đây, điều kiện ra đời và thưởng thức của tác phẩm võ hiệp không còn được như trước nữa. Song, như tiểu thuyết võ hiệp vẫn thường nói, lúc bất lợi nhất cũng là lúc thuận lợi nhất. Những tưởng qua thời Hoàn Châu Lâu Chủ, tiểu thuyết võ hiệp sẽ xuống dốc, nhưng lại xuất hiện một Kim Dung, biết rút tỉa những đặc sắc của những nhà văn khác, kết hợp hài hòa thủ pháp tiểu thuyết Tây phương với tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc, tạo ra một luồng sinh khí mới cho tiểu thyuết võ hiệp. Phải chăng đây là thể loại luôn đổi mới và vượt qua mọi thử thử thách của thời gian. Chúng ta hãy chờ xem .
Tôi (Ôn Thụy An) cho rằng tiểu thuyết võ hiệp truyền thống có đặc điểm chính như sau :
Thắm đượm văn hóa truyền thống Trung Quốc
Trong nền văn học hiện đại, truyện võ hiệp là thể loại mang đậm dấu ấn dân tộc nhất.
Văn học cổ điển cũng có truyện võ hiệp, như Cầu Nhiêm Khách, Thủy Hử truyện, Thích khách liệt truyện,... tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng truyện võ hiệp của ngày nay là do tác giả hiện đại viết, nhưng ta vẫn thấy trong đó thấm đượm tinh thần văn hóa Trung Quốc.
Chẳng hạn, về chủ đề, các tác giả thường đề cao tinh thần tôn sư trọng đạo, xả thân vì nghĩa, trung hiếu tiết liệt, cứu khốn phò nguy,...người đọc sẽ phải theo dõi theo từng bước chân của nhân vật, trăn trở cùng nhân vật. Ngoài ra tác giả còn đưa vào truyện những tư tưởng triết học, những tư tưởng này đan xen và tô điểm cho nhau, ví như tinh thần xả thân vì nước của Nho gia, thú ở ẩn của Đạo gia, thuyết vô ngã vô tướng của Đạo Phật. Đồng thời chúng ta có thể thấy, những nhân vật trong Đạo giáo hay Phật giáo là những người có võ công cao siêu, trí tuệ hơn người, phẩm chất tốt đẹp,...thường đóng vai trò điểm chỉ cho các nânh vật khác. Cũng có những nhân vật là đệ tử của bên này nhưng vì một cơ duyên nào đó lại học được võ công của phía bên kia, từ đó uy chấn thiên hạ.
Ta có thể thấy tinh thần này ở khắp nơi trong truyện võ hiệp. Ví như, trong các phái, sư trưởng rất quan trọng đối với các đệ tử, đệ tử phải phục tùng hoàn toàn sư trưởng, không được mạo phạm người trên. Cho nên, là một đệ tử, ngoài nợ nước thù nhà phải báo đền, còn phải nhớ mối thù diệt sư. Nhưng với một kiếm khách trong truyện võ hiệp Nhật Bản, nếu đệ tử muốn xuống núi, người đầu tiên phải đánh bại lại là sư phụ của mình.
Không những trọng nghĩa, nhân vật của tiểu thuyết võ hiệp còn phải thủ tín. Trong Hiệp Khách hành của Kim Dung, nhân vật Tạ Yên Khách thuộc hàng nhất lưu cao thủ, lại phải giữ lời hứa với một gã ngốc nghếch vì không thể thất tín với thiên hạ. Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu hiệp lữ bất chấp tất cả để giữ lời hứa với Tôn Bà, khiến cho nửa đời phải khốn khổ vì tình, Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ vì giữ bí mật không tiết lộ tung tích của Phong Thanh Dương mà bị giang hồ đồng đạo, sư môn hiểu lầm, không cách nào giải thích. Tinh thần trọng chữ tín ấy đuợc phát huy cao độ trong tiểu thuyết võ hiệp, "đại trượng phu nhất ngôn cửu đỉnh", trước mặt giang hồ đồng đạo một khi đã phát thệ thì "tứ mã nan truy". Nếu thất tín, hắc bạch lưỡng đạo sẽ chê cười.
Tác giả Tiếu ngạo giang hồ, phần hậu ký có viết một đoạn thế này : "Trong võ lâm, người ta rất coi trọng hai chữ tín nghĩa. Có các nhân vật bàng môn tả đạo khi đã phát thệ thì không hối hận. Nếu nuốt lời, danh tiếng sẽ tiêu tan. Ngay cả Điền Bá Quang, một tên thái hoa đại đạo cũng rất thủ tín. Vì Nghi Hòa đã thay mặt phái Hằng Sơn hứa với Dư Thương Hải không giúp Nhạc Linh San, Lệnh Hồ Xung yêu nàng là thế, vậy mà chỉ vì chữ tín mà chàng đành đứng nhìn cái chết đến gần vị tiểu sư muội yêu thương. May mà có Nhậm Doanh Doanh lấy danh nghĩa thánh cô Ma giáo rút kiếm tương trợ. Nếu không, Lệnh Hồ Xung sẽ mang tiếng là kẻ thất tín dưới mắt võ lâm đồng đạo, cho dù vì trượng nghĩa mà cứu người, độc giả chưa chắc đã thích chàng".
Văn hóa truyền thống không chỉ biểu hiện ở tính cách nhân vật, ở các tình tiết, mà còn thể hiện trong các đối thoại của nhân vật. Trong Tiếu ngạo giang hồ có câu thế này "Hôm nay may mắn gặp hai vị tiền bối, tận mắt thấy được cao chiêu, thật là vinh hạnh", đó là lời Lệnh Hồ Xung nói với hai người Võ Đang giả làm hai gã nhà quê thô lỗ nhưng kiếm pháp tinh diệu. Như vậy, có thể thấy, trong từng trường hợp giao tiếp đều có lễ tiết khác nhau.
Tiểu thuyết võ hiệp có thể biểu hiện tình cảm và tính cách dí dỏm của người Trung Quốc. Vì cứu Nghi Lâm mà Lệnh Hồ Xung đành phải mắng nào là thứ ni cô xui xẻo, gặp ni cô đánh bạc tất thua, chính là sự hài hước. Cứu Nghi Lâm không để lại tên tuổi, chính là tình cảm xuất phát từ quan niệm đạo đức của người xưa.
Lệnh Hồ Xung học đàn ở ngõ Tiểu Trúc thành Lạc Dương, cùng Hướng Vấn Thiên đàm đạo cầm kỳ thi họa với Mai Trang tứ hữu, luận rượu với Tổ Thiên Thu... đều mang đậm chất văn hóa Trung Quốc, làm độc giả thấy thú vị.
Giá trị của tiểu thuyết Kim Dung
Tôi cho rằng có năm lý do để bình luận, đánh giá tiểu thuyết Kim Dung.
1. Trong lịch sử tiểu thuyết võ hiệp, truyện của Kim Dung đạt tới đỉnh cao nhất. Độc giả của ông nhiều nhất và khắp trên thế giới, truyện của ông nhiều lần được dựng thành phim. Đồng thời luôn được sửa chữa, tạo được những cơn sốt.
2. Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung có tính kế thừa những người đi trước đồng thời mở đường cho những người đi sau, là tập đại thành tiểu thuyết võ hiệp và tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc. Ngoài ra, ông còn vận dụng kỹ thuật viết văn tây phương, đặc biệt là thủ pháp của nghệ thuật hí kịch, thêm vào kiến thức phong phú về các mặt, tạo ra những tác phẩm có sự kết hợpgiữa cổ điển và hiện đại, giữa Đông và Tây phương, về mặt văn học, đây là một giá trị, có mức độ quan trọng nhất định.
3. Độc giả của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung có đủ các tầng lớp, nghề nghiệp, lứa tuổi khác nhau. Bởi lẽ, tiểu thuyết Kim Dung không chỉ là tiểu thuyết võ hiệp, nói một cách nghiêm túc, tiểu thuyết văn học, tiểu thuyết tượng trưng chính trị, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết cổ điển, nói một cách nhẹ nhàng thì đây còn là tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết kỳ tình,...
4. Kỹ thuật viết tiểu thuyết của Kim Dung có là điều rất đáng chú ý để tranh luận không? Về mặt đề tài, tiểu thuyết Kim Dung hay xuất hiện những sự hiểu nhầm, những hiểu nhầm ấy rất dễ giải thích, dưới ngòi bút của tác giả thì những hiểu nhầm ấy lại vì lý do cá tính của nhân vật hay dưới sự ảnh hưởng của hoàn cảnh, tạo ra những tình huống nan giải, làm cho độc giả phải theo dõi, có thể nói đây là một kỹ thuật cổ điển của tiểu thuyết nhiều kỳ. Kim Dung vận dụng nhiều nhất mà cũng giải quyết tốt nhất. Những hiểu nhầm ấy có thể được giải thích nhưng sự giải thích không rõ ràng, có thể nói, kết cấu của tiểu thuyết Kim Dung, hiểu nhầm là một trọng điểm, và xử lý những hiểu nhầm ấy thành công hay thất bại có ảnh hưởng lớn đến tác phẩm của ông.Một kỹ thật khác mà Kim Dung cũng hay sử dụng đó là nhân vật chính vì lý do nào đó, có thể là bị điểm huyệt hay thân mang trọng thương, không tự chủ được, sẽ phát hiện ra những bí mật động trời. Điều này thường thấy trong hí kịch tây phương, nhưng được Kim Dung vận dụng một cách thần diệu. Có lúc chỉ nghe chứ không thấy, hay ngược lại cũng có lúc nghe và thấy nhưng không thể nhúng tay vào. Những sự sắp xếp ấy là góc đẹp nhất của tác giả tiểu thuyết võ hiệp. Sử dụng nhiều sẽ tạo nên phong cách của tác giả cho toàn bộ tác phẩm.
5. Một tác phẩm kém nhất của Kim Dung cũng có thể xem là hay, ông viết rất đều tay. Trong số nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp, rất ít người được như ông, có thể nói rằng, không có một tác phẩm nào thất bại. Tất cả các tác phẩm của ông đều được sửa sang rồi mới xuất bản
Tiểu thuyết võ hiệp luôn thay đổi theo thời gian
Văn học Trung Quốc phát triển theo chiều hướng trữ tình, thơ ca ra đời từ sớm và đạt được những thành tựu to lớn. Tiểu thuyết ra đời trễ hơn, từ đời Thanh trở về trước, thể loại văn học này không đuợc coi trọng, nhà văn cũng không có địa vị quan trọng. Sau cuộc vận động cho văn Bạch thoại, tiểu thuyết mới được nhìn nhận, trở thành một bộ phận trong nền văn học hiện đại Trung Quốc. Tuy vậy, tiểu thuyết võ hiệp vẫn còn bị coi thường, thậm chí bị bài xích.
May mà còn có Hoàn Châu Lâu Chủ, còn có Kim Dung, còn có Cổ Long.
Hoàn Châu Lâu Chủ với trí tuởng tượng siêu phàm của mình đã nâng tiểu thuyết võ hiệp lên một tầm cao mới. Vốn quốc học sâu sắc, lối kiến giải Nho-Phật-Đạo độc đáo, bất kể tả cảnh hay người đều hấp dẫn được lòng độc giả, người ta như đắm mình vào tác phẩm. Chẳng trách khi tác phẩm Thục Sơn kiếm hiệp truyện ra đời, người ta kéo nhau đến thâm sơn cùng cốc để học đạo, tu tiên.
Nhưng cho đến Kim Dung, tiểu thuyết võ hiệp mới thực sự bước lên văn đàn. Rất nhiều người thích tác phẩm của Kim Dung. Người ta say mê những tình tiết ly kỳ hấp dẫn, rung động với tính cách mạnh mẽ, sâu sắc của những nhân vật dưới ngòi bút của ông, cảm động với những mối tình éo le trắc trở nhưng cũng thật đẹp, cuốn theo những trận đấu hào hùng, khâm phục những bậc nghĩa sĩ, dám liều mình vì nghĩa cả.
Về kết cấu, giao đãi, dựng truyện hay khắc họa tính cách nhân vật, Kim Dung hơn hẳn người khác. Với một nhà văn lớn, không phải tất cả các tác phẩm đầu hay. Đường thi có khoảng bốn vạn bài, nhưng gọi là hay thì chỉ có khoảng nghìn bài. Trong nền văn học hiện đại, lượng tác phẩm nhiều, phát hành rộng rãi, nên người viết dễ mắc sai sót. Tình trạng này cũng thường thấy trong tiểu thuyết võ hiệp. Tuy nhiên với Kim Dung thì không thế. Ông viết rất đều tay, tác phẩm thuộc loại kém của ôngcũng có thể xếp vào hàng nhất lưu.
Đương nhiên, ngoài Hoàn Châu Lâu Chủ, Kim Dung còn có những người khác như Bình Giang Bất Tiếu Sinh, Cổ Long, Bạch Vũ, Chu Trinh Mộc, Ngọa Long Sinh, Gia Cát Thanh Vân, mỗi người đều có nét đặc sắc của riêng mình, nhưng về thành tựu thì không thể bì được với Kim Dung. Nói như Nghê Khuông "Tiểu thuyết Kim Dung là vô tiền khoáng hậu". Vô tiền đó là điều chắc chắn, còn khoáng hậu, cũng có thể lắm chứ. Bởi giờ đây, điều kiện ra đời và thưởng thức của tác phẩm võ hiệp không còn được như trước nữa. Song, như tiểu thuyết võ hiệp vẫn thường nói, lúc bất lợi nhất cũng là lúc thuận lợi nhất. Những tưởng qua thời Hoàn Châu Lâu Chủ, tiểu thuyết võ hiệp sẽ xuống dốc, nhưng lại xuất hiện một Kim Dung, biết rút tỉa những đặc sắc của những nhà văn khác, kết hợp hài hòa thủ pháp tiểu thuyết Tây phương với tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc, tạo ra một luồng sinh khí mới cho tiểu thyuết võ hiệp. Phải chăng đây là thể loại luôn đổi mới và vượt qua mọi thử thử thách của thời gian. Chúng ta hãy chờ xem .
Tôi (Ôn Thụy An) cho rằng tiểu thuyết võ hiệp truyền thống có đặc điểm chính như sau :
Thắm đượm văn hóa truyền thống Trung Quốc
Trong nền văn học hiện đại, truyện võ hiệp là thể loại mang đậm dấu ấn dân tộc nhất.
Văn học cổ điển cũng có truyện võ hiệp, như Cầu Nhiêm Khách, Thủy Hử truyện, Thích khách liệt truyện,... tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng truyện võ hiệp của ngày nay là do tác giả hiện đại viết, nhưng ta vẫn thấy trong đó thấm đượm tinh thần văn hóa Trung Quốc.
Chẳng hạn, về chủ đề, các tác giả thường đề cao tinh thần tôn sư trọng đạo, xả thân vì nghĩa, trung hiếu tiết liệt, cứu khốn phò nguy,...người đọc sẽ phải theo dõi theo từng bước chân của nhân vật, trăn trở cùng nhân vật. Ngoài ra tác giả còn đưa vào truyện những tư tưởng triết học, những tư tưởng này đan xen và tô điểm cho nhau, ví như tinh thần xả thân vì nước của Nho gia, thú ở ẩn của Đạo gia, thuyết vô ngã vô tướng của Đạo Phật. Đồng thời chúng ta có thể thấy, những nhân vật trong Đạo giáo hay Phật giáo là những người có võ công cao siêu, trí tuệ hơn người, phẩm chất tốt đẹp,...thường đóng vai trò điểm chỉ cho các nânh vật khác. Cũng có những nhân vật là đệ tử của bên này nhưng vì một cơ duyên nào đó lại học được võ công của phía bên kia, từ đó uy chấn thiên hạ.
Ta có thể thấy tinh thần này ở khắp nơi trong truyện võ hiệp. Ví như, trong các phái, sư trưởng rất quan trọng đối với các đệ tử, đệ tử phải phục tùng hoàn toàn sư trưởng, không được mạo phạm người trên. Cho nên, là một đệ tử, ngoài nợ nước thù nhà phải báo đền, còn phải nhớ mối thù diệt sư. Nhưng với một kiếm khách trong truyện võ hiệp Nhật Bản, nếu đệ tử muốn xuống núi, người đầu tiên phải đánh bại lại là sư phụ của mình.
Không những trọng nghĩa, nhân vật của tiểu thuyết võ hiệp còn phải thủ tín. Trong Hiệp Khách hành của Kim Dung, nhân vật Tạ Yên Khách thuộc hàng nhất lưu cao thủ, lại phải giữ lời hứa với một gã ngốc nghếch vì không thể thất tín với thiên hạ. Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu hiệp lữ bất chấp tất cả để giữ lời hứa với Tôn Bà, khiến cho nửa đời phải khốn khổ vì tình, Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ vì giữ bí mật không tiết lộ tung tích của Phong Thanh Dương mà bị giang hồ đồng đạo, sư môn hiểu lầm, không cách nào giải thích. Tinh thần trọng chữ tín ấy đuợc phát huy cao độ trong tiểu thuyết võ hiệp, "đại trượng phu nhất ngôn cửu đỉnh", trước mặt giang hồ đồng đạo một khi đã phát thệ thì "tứ mã nan truy". Nếu thất tín, hắc bạch lưỡng đạo sẽ chê cười.
Tác giả Tiếu ngạo giang hồ, phần hậu ký có viết một đoạn thế này : "Trong võ lâm, người ta rất coi trọng hai chữ tín nghĩa. Có các nhân vật bàng môn tả đạo khi đã phát thệ thì không hối hận. Nếu nuốt lời, danh tiếng sẽ tiêu tan. Ngay cả Điền Bá Quang, một tên thái hoa đại đạo cũng rất thủ tín. Vì Nghi Hòa đã thay mặt phái Hằng Sơn hứa với Dư Thương Hải không giúp Nhạc Linh San, Lệnh Hồ Xung yêu nàng là thế, vậy mà chỉ vì chữ tín mà chàng đành đứng nhìn cái chết đến gần vị tiểu sư muội yêu thương. May mà có Nhậm Doanh Doanh lấy danh nghĩa thánh cô Ma giáo rút kiếm tương trợ. Nếu không, Lệnh Hồ Xung sẽ mang tiếng là kẻ thất tín dưới mắt võ lâm đồng đạo, cho dù vì trượng nghĩa mà cứu người, độc giả chưa chắc đã thích chàng".
Văn hóa truyền thống không chỉ biểu hiện ở tính cách nhân vật, ở các tình tiết, mà còn thể hiện trong các đối thoại của nhân vật. Trong Tiếu ngạo giang hồ có câu thế này "Hôm nay may mắn gặp hai vị tiền bối, tận mắt thấy được cao chiêu, thật là vinh hạnh", đó là lời Lệnh Hồ Xung nói với hai người Võ Đang giả làm hai gã nhà quê thô lỗ nhưng kiếm pháp tinh diệu. Như vậy, có thể thấy, trong từng trường hợp giao tiếp đều có lễ tiết khác nhau.
Tiểu thuyết võ hiệp có thể biểu hiện tình cảm và tính cách dí dỏm của người Trung Quốc. Vì cứu Nghi Lâm mà Lệnh Hồ Xung đành phải mắng nào là thứ ni cô xui xẻo, gặp ni cô đánh bạc tất thua, chính là sự hài hước. Cứu Nghi Lâm không để lại tên tuổi, chính là tình cảm xuất phát từ quan niệm đạo đức của người xưa.
Lệnh Hồ Xung học đàn ở ngõ Tiểu Trúc thành Lạc Dương, cùng Hướng Vấn Thiên đàm đạo cầm kỳ thi họa với Mai Trang tứ hữu, luận rượu với Tổ Thiên Thu... đều mang đậm chất văn hóa Trung Quốc, làm độc giả thấy thú vị.
Giá trị của tiểu thuyết Kim Dung
Tôi cho rằng có năm lý do để bình luận, đánh giá tiểu thuyết Kim Dung.
1. Trong lịch sử tiểu thuyết võ hiệp, truyện của Kim Dung đạt tới đỉnh cao nhất. Độc giả của ông nhiều nhất và khắp trên thế giới, truyện của ông nhiều lần được dựng thành phim. Đồng thời luôn được sửa chữa, tạo được những cơn sốt.
2. Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung có tính kế thừa những người đi trước đồng thời mở đường cho những người đi sau, là tập đại thành tiểu thuyết võ hiệp và tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc. Ngoài ra, ông còn vận dụng kỹ thuật viết văn tây phương, đặc biệt là thủ pháp của nghệ thuật hí kịch, thêm vào kiến thức phong phú về các mặt, tạo ra những tác phẩm có sự kết hợpgiữa cổ điển và hiện đại, giữa Đông và Tây phương, về mặt văn học, đây là một giá trị, có mức độ quan trọng nhất định.
3. Độc giả của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung có đủ các tầng lớp, nghề nghiệp, lứa tuổi khác nhau. Bởi lẽ, tiểu thuyết Kim Dung không chỉ là tiểu thuyết võ hiệp, nói một cách nghiêm túc, tiểu thuyết văn học, tiểu thuyết tượng trưng chính trị, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết cổ điển, nói một cách nhẹ nhàng thì đây còn là tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết kỳ tình,...
4. Kỹ thuật viết tiểu thuyết của Kim Dung có là điều rất đáng chú ý để tranh luận không? Về mặt đề tài, tiểu thuyết Kim Dung hay xuất hiện những sự hiểu nhầm, những hiểu nhầm ấy rất dễ giải thích, dưới ngòi bút của tác giả thì những hiểu nhầm ấy lại vì lý do cá tính của nhân vật hay dưới sự ảnh hưởng của hoàn cảnh, tạo ra những tình huống nan giải, làm cho độc giả phải theo dõi, có thể nói đây là một kỹ thuật cổ điển của tiểu thuyết nhiều kỳ. Kim Dung vận dụng nhiều nhất mà cũng giải quyết tốt nhất. Những hiểu nhầm ấy có thể được giải thích nhưng sự giải thích không rõ ràng, có thể nói, kết cấu của tiểu thuyết Kim Dung, hiểu nhầm là một trọng điểm, và xử lý những hiểu nhầm ấy thành công hay thất bại có ảnh hưởng lớn đến tác phẩm của ông.Một kỹ thật khác mà Kim Dung cũng hay sử dụng đó là nhân vật chính vì lý do nào đó, có thể là bị điểm huyệt hay thân mang trọng thương, không tự chủ được, sẽ phát hiện ra những bí mật động trời. Điều này thường thấy trong hí kịch tây phương, nhưng được Kim Dung vận dụng một cách thần diệu. Có lúc chỉ nghe chứ không thấy, hay ngược lại cũng có lúc nghe và thấy nhưng không thể nhúng tay vào. Những sự sắp xếp ấy là góc đẹp nhất của tác giả tiểu thuyết võ hiệp. Sử dụng nhiều sẽ tạo nên phong cách của tác giả cho toàn bộ tác phẩm.
5. Một tác phẩm kém nhất của Kim Dung cũng có thể xem là hay, ông viết rất đều tay. Trong số nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp, rất ít người được như ông, có thể nói rằng, không có một tác phẩm nào thất bại. Tất cả các tác phẩm của ông đều được sửa sang rồi mới xuất bản
doc truyen hay, tot,can phat huy
Trả lờiXóathank's
Trả lờiXóacần thêm nhiều tryện hay nữa
Trả lờiXóathanks
moi mo nghe, nhung dang tin truoc rang cu up nhieu truyen hay len, anh em nghe choi, khong can cam on
Trả lờiXóaths
Trả lờiXóaRất hay.
Trả lờiXóaNếu được xin giới thiệu những tác phẩm kgac1 của Kim Dung.
Xin cám ơn
giọng đọc rất tốt - truyện kiếm hiệp này của Kim Dung - một cách viết khác về Kiems hiệp do KD sáng tác. Cám ơn Gia dình anh Duy đã giành cho bạn đọc nhừng giá trị tinh thần tốt.
Trả lờiXóaTHANKS ANH NHIỀU!! TUYỆT VỜI LÚC RẢNH NGHE TRUYỆN KIẾM HIỆP.
Trả lờiXóaNghe hay lắm. Lam sao tải về được.
Trả lờiXóađộc rất hay thanks
Trả lờiXóahay. can doc truyen cam hon ti nua?
Trả lờiXóalam sao co the tai xuong dc ha duy duy . giup toi voi
Trả lờiXóaCó nghe được đâu: we are sorry. an error occurred and we are not able to play this item.
Trả lờiXóaTiếc quá
Thanh liem
Trả lờiXóachuyen nay cua kim dung chuyen qua nghe nay co 4 phan thoii ak. hay con nua~ cac bac.
Thanh Liem
Trả lờiXóatai bang idm nhe may ban.
rat hay
Trả lờiXóatruyện hay ,giọng và cách người đọc cũng rất hay cứ phát huy nhé !
Trả lờiXóacong nhan hay that nhung it wa
Trả lờiXóaBài nhạc lúc đầu truyện là j thế ?nghe vui tai phết
Trả lờiXóa