Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

Nhân sinh cảm ngộ: Câu chuyện về sự kiện ngừng bắn vào đêm Giáng sinh 1914 trong Thế chiến 1

Hơn một thế kỷ trước, những binh sĩ ở hai bên chiến hào trong Thế chiến I đều nghe thấy những tiếng hát khác thường, sau đó tất cả buông súng, cùng đứng lên hòa cùng một nhịp


Sáng sớm ngày 25/12/1914, hàng nghìn binh sĩ Anh, Bỉ và Pháp cùng buông súng, bước ra khỏi chiến hào, tạm gác cuộc chiến với người Đức, để cùng nhau tận hưởng giây phút Giáng sinh tại mặt trận phía tây.

Trong suốt 100 năm sau, sự kiện này đã được xem như là một phép lạ, giây phút hòa bình hiếm hoi trong cuộc chiến từng cướp đi sinh mạng của hơn 15 triệu người trên khắp thế giới.

Mặc dù các nhà sử học tiếp tục tranh cãi về những tình tiết cụ thể như địa điểm chính xác, hay làm thế nào mà nó có thể lan rộng khiến hai phần ba binh lính hai bên, gồm khoảng 100.000 người được cho đã tham gia đình chiến, đa số nhận định đây là một sự kiện có thực và không thể phủ nhận.


"Vào đêm Giáng sinh 1914, một bài Thánh ca đã cất lên, đó là một đêm trăng đẹp, sương trùm khắp trên mặt đất, màu trắng gần như ở khắp mọi nơi".

"Binh sĩ Đức là những người hát bài hát mừng của họ trước tiên và sau đó đến lượt chúng tôi. Đến khi chúng tôi bắt đầu hát Thánh ca, người Đức cũng lập tức hòa nhịp với bài Thánh ca tiếng Latin. Đây thực sự là một điều kỳ diệu".

Sáng hôm sau, ở một số đoạn trên chiến hào, lính Đức đi lên và nói to "Chúc mừng Giáng sinh" bằng tiếng Anh. Binh sĩ đồng minh thận trọng tiến ra chào đón họ.

Người Đức nhanh chóng giơ tay ra hiệu "Bạn không bắn, chúng tôi cũng không bắn".

Trong suốt hôm đó, binh sĩ hai bên trao đổi những quà tặng như thuốc lá, thực phẩm và mũ, đồng thời chôn những những đồng đội thiệt mạng trong nhiều tuần trước.


Lệnh ngừng bắn tự phát vào Giáng sinh 1914, đến nay vẫn được ghi nhớ như một minh chứng cho sức mạnh của niềm hy vọng của nhân loại trong thời khắc đen tối của lịch sử, và được đưa vào trong một số tiểu thuyết và phim giành cho thiếu nhi.

Mời xem clip câu chuyện này tại đây (Youtube) hoặc tại đây (Google Photo)



Nguồn tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét