Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ XXX Mùa Thường Niên (năm B)
Nguồn:www.40giayloichua.net
Mời nghe Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật 30 MTN (B)do Đức Cha Phê Rô Nguyễn Văn Khảm thuyết giảng năm 1997
CHÚA CHO NGƯỜI MÙ ĐƯỢC THẤY
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. Sáng đôi mắt đức tin
Một nhóm sinh viên tổ chức tham quan mỏ than Scottish ở Anh Quốc. Mỗi sinh viên được phát một nón bảo hộ của thợ mỏ, đằng trước nón có gắn bóng đèn nổi với một bình điện đeo ở thắt lưng.
Người hướng dẫn đưa họ vào buồng thang máy xuống tận đáy hầm than. Tới nơi, ông đề nghị các sinh viên bật đèn trên nón bảo hộ vì con đường dẫn đến khu khai thác tối đen như mực. Mái vòm chỉ cao một mét hai, nên mọi người phải cúi rạp xuống khi di chuyển. Than được chở trên băng tải và đổ vào các toa trên đường ray.
Ngay trước khi nhóm sinh viên đến khu khai thác, người hướng dẫn nói: "Các bạn hãy tắt tất cả các đèn trên nón". Mọi người đều làm theo. Trong tăm tối, người thợ mỏ nói: "Hãy cố gắng nhìn kỹ vào ngón tay của bạn". Chẳng ai thấy gì cả. Một vài người bắt đầu sợ hãi. Rồi người thợ mỏ nói một câu mà các sinh viên không bao giờ quên được: "Ðây là tình trạng của những người mù". Tất cả sinh viên đều hiểu ra. Bị mù thì không bao giờ thấy được ánh sáng hoặc bất cứ thứ gì khác. Họ cũng hiểu tại sao những người thợ mỏ lại thích bầu trời trong xanh và ánh nắng rực rỡ của mặt trời.
*
"Có đau mắt mới biết thương người mù". Các sinh viên trong câu chuyện trên đây đã cảm nghiệm trong giây lát nỗi khổ của người mù. Họ không chỉ khổ nơi thân xác mà còn khổ trong tâm hồn. Quả thật, người mù đã không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, không được nhìn ngắm người thân bạn bè, mà còn bị mặc cảm lệ thuộc kẻ khác, sống bên lề xã hội.
Hôm nay Ðức Giêsu chữa người hành khất mù Báctimê. Anh mù loà, "ngồi bên vệ đường" ăn xin, nghe biết Ðức Giêsu đi qua, anh thống thiết kêu van: "Hỡi ông Giêsu, con vua Ðavít, xin thương xót con" (Mc.10,47). Người ta ngăn cấm anh, nhưng anh càng tin tưởng kêu to hơn: "Hỡi con vua Ðavít, xin thương xót con". Người cho gọi anh, anh sung sướng, liệng áo choàng, đứng phắt dậy, đến cùng Người: "Lạy Thầy, xin cho con được sáng" (Mc.10,51). Tức thì anh ta thấy được.
Và khuôn mặt đầu tiên anh nhìn thấy chính là Ðức Giêsu, Ðấng đã đến để thắp sáng đời anh. Người phán: "Ðức tin của anh đã chữa anh" (Mc.10,52).
Ðích thực, Báctimê đã mù đôi mắt thể xác, nhưng lại sáng đôi mắt Ðức tin, vì anh đã thấy Ðức Giêsu là Ðấng Cứu Thế khi gọi Người là "con vua Ðavít".
Báctimê đã mù đôi mắt thể xác, nhưng lại sáng đôi mắt tâm hồn, vì anh đã thấy Ðức Giêsu là người có quyền chữa anh khỏi bệnh mù loà.
Với đôi mắt đức tin, anh đã chẳng sợ người ta cấm cản. Càng đe dọa, anh càng lớn tiếng kêu xin thống thiết hơn.
Với đôi mắt đức tin, anh đã liệng bỏ áo choàng là phương tiện để nhận quà tặng, cởi bỏ đời sống ăn xin, từ bỏ thân phận mù loà, rũ bỏ đời sống tối tăm, đến miền ánh sáng tình yêu và sự sống.
"Lạy Thầy, xin cho con được thấy". Ðó phải là lời cầu xin hằng ngày của mỗi người chúng ta. Vì sẽ có những lúc chúng ta không thấy, hoặc cố ý không muốn thấy. Có những lúc chúng ta thấy mặt này mà chẳng thấy mặt kia. Mù loà thể xác ai cũng biết, nhưng mù loà tâm hồn thì không dễ nhận ra. Nên chúng ta hãy xin Chúa xóa cảnh mù loà cho mình. Vì chỉ "trong ánh sáng của Chúa, chúng ta mới nhìn thấy ánh sáng".
*
Lạy Chúa,
Xin cho mắt tâm hồn chúng con được sáng, để chúng con thấy Chúa là tất cả, thấy anh em thật dễ mến dễ thương, và thấy mình càng nhỏ bé đi, trong bàn tay yêu thương của Chúa. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
* 2. Thị giác và thị lực
Cần phải phân biệt thị giác và thị lực. Thị giác là khả năng của đôi mắt có thể thấy. Thị lực là mức độ thấy của khả năng ấy: nhiều hay ít, xa hay gần, rõ hay mờ v.v. Người cận thị chỉ thấy được rất gần; người viễn thị thì thấy xa hơn. Thí dụ này giúp ta hiểu rằng chỉ có thị giác thôi thì chưa đủ, mà còn phải có thị lực tốt.
Hiểu rộng hơn một chút, thị lực không phải chỉ là mức độ thấy của đôi mắt, mà còn là của trí óc và của con tim. Có người chỉ thấy được cái thế giới chật hẹp và ích kỷ của bản thân mình; có người thấy được hoàn cảnh, tâm tư và nguyện vọng của người khác.
Ðức Giêsu là người có thị lực rất tốt: Ngài thấy Natanael đang ngồi dưới gốc cây vả trước khi ông tìm đến với Ngài; Ngài thấy tấm lòng của một bà goá dâng hai xu trong thùng tiền đền thờ; Ngài thấy cõi lòng tan nát của người phụ nữ ngoại tình bị lôi đến sân đền thờ để chịu xét xử v.v.
Anh chàng Bartimê trong bài Tin Mừng hôm nay tuy mù nhưng cũng có thị lực tốt vì anh đã thấy được Ðức Giêsu là Ðấng Messia "Con Vua Ðavít".
Không phải chúng ta có đôi mắt tốt thì đương nhiên chúng ta có thị lực tốt đâu. Vậy chúng ta hãy xin với Ðức Giêsu: "Thưa Thầy xin cho con được thấy".
* 3. Ðứng trước một người tàn tật
Ðoạn Tin Mừng của Thánh Marcô kể chuyện Chúa Giêsu cứu chữa một người mù có thể gợi lên vài suy nghĩ:
1. Ở đời chúng ta thấy có nhiều người tàn tật: có người thì mù, có người thì què, có người thì câm, có người thì rối loạn thần kinh... Trong số họ, có những kẻ bị tàn tật vì do một tai nạn, nhưng cũng có rất nhiều người bị tàn tật như thế ngay từ lúc mới sinh.
Ðứng trước những người tàn tật ấy, người ta có thể có nhiều thái độ khác nhau: trẻ con thì vô tâm đến tàn nhẫn và chọc ghẹo những người đó "1,2,3 thằng cha bán kẹo què giò, còn một giò đi kéo xe lôi"; những kẻ có lòng hơn thì không nở chọc ghẹo nhưng ngậm ngùi tội nghiệp thông cảm; người thân của kẻ tàn tật thì đau khổ xót thương: năm 1962, tại thành phố Liège nước Bỉ có một bà mẹ sinh ra một đứa con hình dáng không ra con người mà là giống như một con vật. Bà đau đớn quá và giết chết đứa con ấy đi. Người ta đem bà ra toà vì tội giết con. Nhưng toà án tha bổng vì thông cảm với nỗi đau khổ của bà và nỗi đau khổ của đứa con ấy nếu nó sống và phải gánh chịu.
Nhưng ngoài những thái độ chọc ghẹo, tội nghiệp và thương xót đó, người tín hữu chúng ta còn có thể có suy nghĩ nào hơn nữa không? Thưa có, đó là suy nghĩ về cuộc đời và những bất công của cuộc đời. Cuộc đời này quả thực có nhiều bất công: có người sinh ra thì mạnh khoẻ xinh đẹp, có người sinh ra thì tàn tật xấu xí. Có kẻ sinh ra đã nằm sẵn trong một gia đình giàu có, địa vị; còn có kẻ sinh ra nhằm một gia đình cơ cực túng thiếu. Một người vừa mới sinh ra đã mạnh khoẻ, thông minh và thuộc một gia đình giàu có thì hầu như sẽ rất dễ thành công trong đời; còn một người sinh ra mà tàn tật, ngu đần lại nghèo khổ nữa thì rất khó mà ngóc đầu lên được trong xã hội. Thử hỏi những kẻ xấu số đó bản thân của họ có làm gì nên tội mà phải gánh chịu những thiệt thòi như vậy? Họ không có tội nhưng họ phải chịu thiệt thòi, đó là một sự bất công.
Mà bất công thì đòi hỏi phải sửa lại cho công bằng. Nhưng có những trường hợp không thể sửa lại cho công bằng được. Chẳng hạn trường hợp cái quái thai do bà mẹ người Bỉ kia sinh ra, người chẳng ra người, ngợm chẳng ra ngợm. Bà mẹ ấy đã giết nó chết đi, như thế có phải là công bằng không? chắc chắn là không. Còn nếu không giết chết nó thì phải nuôi sống nó, nuôi thật chu đáo, đầy đủ, cưng chiều nó đủ thứ, nhưng như thế có phải là công bằng chưa? Cũng chưa vì chăm sóc chiều chuộng bao nhiêu đi nữa cũng chỉ là xoa dịu phần nào những đau khổ của nó mà thôi, chứ không thể nào bù đắp được những thiệt thòi cho nó bằng một người bình thường không tàn tật. Bất công cũng vẫn còn là bất công thôi.
Nhưng chính những cái bất công ở đời này và sự bất lực không tạo được sự công bằng ở đời này đã giúp cho chúng ta tin rằng phải có một thế giới công bằng ở đời sau. Bởi vì nếu tất cả đều kết thúc ở đời này thì thật là chua xót quá đối với những kẻ xấu số tàn tật, thà họ không được sinh ra còn hơn. Thiên Chúa, Ðấng đã tạo dựng nên họ không thể nào tàn nhẫn quá đến nỗi tạo ra họ chỉ là để cho họ chịu khổ đau. Vì thế mà chắc chắn phải có một cõi đời sau, khi đó mọi bất công sẽ không còn, những thiệt thòi sẽ được bù đắp xứng đáng, và công bình sẽ được thực hiện trọn vẹn.
Ðó là ý nghĩa của những lời cầu nguyện đầy tin tưởng mà những kẻ xấu số đã kêu lên trong thánh vịnh 125: "Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận cho con, như những dòng suối ở miền Nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan". Mà cũng là ý nghĩa lời hứa hẹn ngầm của Chúa Giêsu khi ra tay cứu chữa anh Bartimê khỏi bị mù trong bài Tin Mừng hôm nay, cũng là điều mà tiên tri Giêrêmia tiên báo trong bài thánh thư hôm nay "Ta sẽ lấy lòng từ bi mà dân dẫn dắt những kẻ đui mù què quặt..."
Tóm lại, những cảnh bất công ở đời vừa làm cho lòng ta thương cảm, mà cũng vừa giúp chúng ta tin chắc rằng phải có một cõi đời sau, công bằng hơn, hoàn hảo hơn và hạnh phúc hơn. Ở đời này có một số bất công mà con người không thể nào bù đắp cho công bằng được, như tàn tật chẳng hạn.
Nhưng chính các bất công không bù đắp được mấy khiến loài người mơ tối một cõi đời khác sẽ không còn bất công.
Và qua phép lạ cứu chữa một người mù, Chúa Giêsu cho thấy rằng quyền năng TC có thể tạo ra một cõi đời như thế.
Như vậy phép lạ này là một bằng chứng về cõi đời sau. Ðó là niềm tin của người Công giáo chúng ta.
* 4. Tâm sự của một người mù
Helen Keller bị mù và điếc từ lúc mới 19 tháng tuổi. Cô tâm sự như sau:
Một hôm, một người bạn của tôi vừa đi dạo trong rừng trở về. Tôi hỏi xem cô ấy đã thấy những gì. Cô bạn đáp: "Chẳng có gì đặc biệt cả".
Tôi rất ngạc nhiên và tự nhủ "Không thể nào như thế được". Bản thân tôi đây, vừa mù vừa điếc, thế mà chỉ với đôi tay sờ soạng, tôi vẫn cảm nhận được hàng trăm điều thích thú quanh tôi. Tôi cảm thấy được hình dáng dễ thương và sự mềm mại của chiếc lá. Chỉ cần đặt bàn tay lên cành cây nhỏ đang rung rinh là tôi cảm nhận được tiếng hót líu lo của con chim nhỏ đang đậu trên đó.
Bất hạnh lớn nhất không phải là bị mù, mà là có mắt nhưng không nhìn thấy.
*
Người mù ăn xin đã cảm nghiệm tất cả mỗi khốn cùng của mình, nên khi gặp Ðức Giêsu, anh đã van nài Chúa thương xót. Chúng ta hãy van nài xin Chúa thương xót chúng ta:
1. Xin cho mọi người trong Hội thánh luôn trở thành ánh sáng đem lại hy vọng / cho những người đang sống trong bóng tối của lầm lạc và thất vọng.
2. Xin cho các nhà cầm quyền trong xã hội / biết lo lắng cho những người mù lòa bệnh tật / để giúp họ được chữa lành / hoặc được sống trong niềm vui và hạnh phúc.
3. Xin cho những người bị đui mù cả phần xác lẫn phần hồn / được có dịp gặp gỡ Ðức Giêsu / và được Ðức Giêsu thương chữa lành.
4. Xin cho anh chị em giáo hữu trong xứ đạo chúng ta luôn ý thức rằng / bệnh đui mù phần hồn còn tai hại hơn đui mù phần xác / để luôn nài xin Chúa gìn giữ mình thoát khỏi căn bệnh tai hại ấy.
Lạy Chúa, đức tin của chúng con còn yếu kém và nhiều khi còn mù quáng, chúng con nài xin Chúa thương ban thêm đức tin, để chúng con trở nên đèn sáng dẫn đường cho mọi người đến với Chúa. Amen!
Thánh Ca : Con Vẫn Trông Cậy Chúa ;
Nguồn:www.40giayloichua.net
Mời nghe Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật 30 MTN (B)do Đức Cha Phê Rô Nguyễn Văn Khảm thuyết giảng năm 1997
CHÚA CHO NGƯỜI MÙ ĐƯỢC THẤY
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. Sáng đôi mắt đức tin
Một nhóm sinh viên tổ chức tham quan mỏ than Scottish ở Anh Quốc. Mỗi sinh viên được phát một nón bảo hộ của thợ mỏ, đằng trước nón có gắn bóng đèn nổi với một bình điện đeo ở thắt lưng.
Người hướng dẫn đưa họ vào buồng thang máy xuống tận đáy hầm than. Tới nơi, ông đề nghị các sinh viên bật đèn trên nón bảo hộ vì con đường dẫn đến khu khai thác tối đen như mực. Mái vòm chỉ cao một mét hai, nên mọi người phải cúi rạp xuống khi di chuyển. Than được chở trên băng tải và đổ vào các toa trên đường ray.
Ngay trước khi nhóm sinh viên đến khu khai thác, người hướng dẫn nói: "Các bạn hãy tắt tất cả các đèn trên nón". Mọi người đều làm theo. Trong tăm tối, người thợ mỏ nói: "Hãy cố gắng nhìn kỹ vào ngón tay của bạn". Chẳng ai thấy gì cả. Một vài người bắt đầu sợ hãi. Rồi người thợ mỏ nói một câu mà các sinh viên không bao giờ quên được: "Ðây là tình trạng của những người mù". Tất cả sinh viên đều hiểu ra. Bị mù thì không bao giờ thấy được ánh sáng hoặc bất cứ thứ gì khác. Họ cũng hiểu tại sao những người thợ mỏ lại thích bầu trời trong xanh và ánh nắng rực rỡ của mặt trời.
*
"Có đau mắt mới biết thương người mù". Các sinh viên trong câu chuyện trên đây đã cảm nghiệm trong giây lát nỗi khổ của người mù. Họ không chỉ khổ nơi thân xác mà còn khổ trong tâm hồn. Quả thật, người mù đã không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, không được nhìn ngắm người thân bạn bè, mà còn bị mặc cảm lệ thuộc kẻ khác, sống bên lề xã hội.
Hôm nay Ðức Giêsu chữa người hành khất mù Báctimê. Anh mù loà, "ngồi bên vệ đường" ăn xin, nghe biết Ðức Giêsu đi qua, anh thống thiết kêu van: "Hỡi ông Giêsu, con vua Ðavít, xin thương xót con" (Mc.10,47). Người ta ngăn cấm anh, nhưng anh càng tin tưởng kêu to hơn: "Hỡi con vua Ðavít, xin thương xót con". Người cho gọi anh, anh sung sướng, liệng áo choàng, đứng phắt dậy, đến cùng Người: "Lạy Thầy, xin cho con được sáng" (Mc.10,51). Tức thì anh ta thấy được.
Và khuôn mặt đầu tiên anh nhìn thấy chính là Ðức Giêsu, Ðấng đã đến để thắp sáng đời anh. Người phán: "Ðức tin của anh đã chữa anh" (Mc.10,52).
Ðích thực, Báctimê đã mù đôi mắt thể xác, nhưng lại sáng đôi mắt Ðức tin, vì anh đã thấy Ðức Giêsu là Ðấng Cứu Thế khi gọi Người là "con vua Ðavít".
Báctimê đã mù đôi mắt thể xác, nhưng lại sáng đôi mắt tâm hồn, vì anh đã thấy Ðức Giêsu là người có quyền chữa anh khỏi bệnh mù loà.
Với đôi mắt đức tin, anh đã chẳng sợ người ta cấm cản. Càng đe dọa, anh càng lớn tiếng kêu xin thống thiết hơn.
Với đôi mắt đức tin, anh đã liệng bỏ áo choàng là phương tiện để nhận quà tặng, cởi bỏ đời sống ăn xin, từ bỏ thân phận mù loà, rũ bỏ đời sống tối tăm, đến miền ánh sáng tình yêu và sự sống.
"Lạy Thầy, xin cho con được thấy". Ðó phải là lời cầu xin hằng ngày của mỗi người chúng ta. Vì sẽ có những lúc chúng ta không thấy, hoặc cố ý không muốn thấy. Có những lúc chúng ta thấy mặt này mà chẳng thấy mặt kia. Mù loà thể xác ai cũng biết, nhưng mù loà tâm hồn thì không dễ nhận ra. Nên chúng ta hãy xin Chúa xóa cảnh mù loà cho mình. Vì chỉ "trong ánh sáng của Chúa, chúng ta mới nhìn thấy ánh sáng".
*
Lạy Chúa,
Xin cho mắt tâm hồn chúng con được sáng, để chúng con thấy Chúa là tất cả, thấy anh em thật dễ mến dễ thương, và thấy mình càng nhỏ bé đi, trong bàn tay yêu thương của Chúa. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
* 2. Thị giác và thị lực
Cần phải phân biệt thị giác và thị lực. Thị giác là khả năng của đôi mắt có thể thấy. Thị lực là mức độ thấy của khả năng ấy: nhiều hay ít, xa hay gần, rõ hay mờ v.v. Người cận thị chỉ thấy được rất gần; người viễn thị thì thấy xa hơn. Thí dụ này giúp ta hiểu rằng chỉ có thị giác thôi thì chưa đủ, mà còn phải có thị lực tốt.
Hiểu rộng hơn một chút, thị lực không phải chỉ là mức độ thấy của đôi mắt, mà còn là của trí óc và của con tim. Có người chỉ thấy được cái thế giới chật hẹp và ích kỷ của bản thân mình; có người thấy được hoàn cảnh, tâm tư và nguyện vọng của người khác.
Ðức Giêsu là người có thị lực rất tốt: Ngài thấy Natanael đang ngồi dưới gốc cây vả trước khi ông tìm đến với Ngài; Ngài thấy tấm lòng của một bà goá dâng hai xu trong thùng tiền đền thờ; Ngài thấy cõi lòng tan nát của người phụ nữ ngoại tình bị lôi đến sân đền thờ để chịu xét xử v.v.
Anh chàng Bartimê trong bài Tin Mừng hôm nay tuy mù nhưng cũng có thị lực tốt vì anh đã thấy được Ðức Giêsu là Ðấng Messia "Con Vua Ðavít".
Không phải chúng ta có đôi mắt tốt thì đương nhiên chúng ta có thị lực tốt đâu. Vậy chúng ta hãy xin với Ðức Giêsu: "Thưa Thầy xin cho con được thấy".
* 3. Ðứng trước một người tàn tật
Ðoạn Tin Mừng của Thánh Marcô kể chuyện Chúa Giêsu cứu chữa một người mù có thể gợi lên vài suy nghĩ:
1. Ở đời chúng ta thấy có nhiều người tàn tật: có người thì mù, có người thì què, có người thì câm, có người thì rối loạn thần kinh... Trong số họ, có những kẻ bị tàn tật vì do một tai nạn, nhưng cũng có rất nhiều người bị tàn tật như thế ngay từ lúc mới sinh.
Ðứng trước những người tàn tật ấy, người ta có thể có nhiều thái độ khác nhau: trẻ con thì vô tâm đến tàn nhẫn và chọc ghẹo những người đó "1,2,3 thằng cha bán kẹo què giò, còn một giò đi kéo xe lôi"; những kẻ có lòng hơn thì không nở chọc ghẹo nhưng ngậm ngùi tội nghiệp thông cảm; người thân của kẻ tàn tật thì đau khổ xót thương: năm 1962, tại thành phố Liège nước Bỉ có một bà mẹ sinh ra một đứa con hình dáng không ra con người mà là giống như một con vật. Bà đau đớn quá và giết chết đứa con ấy đi. Người ta đem bà ra toà vì tội giết con. Nhưng toà án tha bổng vì thông cảm với nỗi đau khổ của bà và nỗi đau khổ của đứa con ấy nếu nó sống và phải gánh chịu.
Nhưng ngoài những thái độ chọc ghẹo, tội nghiệp và thương xót đó, người tín hữu chúng ta còn có thể có suy nghĩ nào hơn nữa không? Thưa có, đó là suy nghĩ về cuộc đời và những bất công của cuộc đời. Cuộc đời này quả thực có nhiều bất công: có người sinh ra thì mạnh khoẻ xinh đẹp, có người sinh ra thì tàn tật xấu xí. Có kẻ sinh ra đã nằm sẵn trong một gia đình giàu có, địa vị; còn có kẻ sinh ra nhằm một gia đình cơ cực túng thiếu. Một người vừa mới sinh ra đã mạnh khoẻ, thông minh và thuộc một gia đình giàu có thì hầu như sẽ rất dễ thành công trong đời; còn một người sinh ra mà tàn tật, ngu đần lại nghèo khổ nữa thì rất khó mà ngóc đầu lên được trong xã hội. Thử hỏi những kẻ xấu số đó bản thân của họ có làm gì nên tội mà phải gánh chịu những thiệt thòi như vậy? Họ không có tội nhưng họ phải chịu thiệt thòi, đó là một sự bất công.
Mà bất công thì đòi hỏi phải sửa lại cho công bằng. Nhưng có những trường hợp không thể sửa lại cho công bằng được. Chẳng hạn trường hợp cái quái thai do bà mẹ người Bỉ kia sinh ra, người chẳng ra người, ngợm chẳng ra ngợm. Bà mẹ ấy đã giết nó chết đi, như thế có phải là công bằng không? chắc chắn là không. Còn nếu không giết chết nó thì phải nuôi sống nó, nuôi thật chu đáo, đầy đủ, cưng chiều nó đủ thứ, nhưng như thế có phải là công bằng chưa? Cũng chưa vì chăm sóc chiều chuộng bao nhiêu đi nữa cũng chỉ là xoa dịu phần nào những đau khổ của nó mà thôi, chứ không thể nào bù đắp được những thiệt thòi cho nó bằng một người bình thường không tàn tật. Bất công cũng vẫn còn là bất công thôi.
Nhưng chính những cái bất công ở đời này và sự bất lực không tạo được sự công bằng ở đời này đã giúp cho chúng ta tin rằng phải có một thế giới công bằng ở đời sau. Bởi vì nếu tất cả đều kết thúc ở đời này thì thật là chua xót quá đối với những kẻ xấu số tàn tật, thà họ không được sinh ra còn hơn. Thiên Chúa, Ðấng đã tạo dựng nên họ không thể nào tàn nhẫn quá đến nỗi tạo ra họ chỉ là để cho họ chịu khổ đau. Vì thế mà chắc chắn phải có một cõi đời sau, khi đó mọi bất công sẽ không còn, những thiệt thòi sẽ được bù đắp xứng đáng, và công bình sẽ được thực hiện trọn vẹn.
Ðó là ý nghĩa của những lời cầu nguyện đầy tin tưởng mà những kẻ xấu số đã kêu lên trong thánh vịnh 125: "Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận cho con, như những dòng suối ở miền Nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan". Mà cũng là ý nghĩa lời hứa hẹn ngầm của Chúa Giêsu khi ra tay cứu chữa anh Bartimê khỏi bị mù trong bài Tin Mừng hôm nay, cũng là điều mà tiên tri Giêrêmia tiên báo trong bài thánh thư hôm nay "Ta sẽ lấy lòng từ bi mà dân dẫn dắt những kẻ đui mù què quặt..."
Tóm lại, những cảnh bất công ở đời vừa làm cho lòng ta thương cảm, mà cũng vừa giúp chúng ta tin chắc rằng phải có một cõi đời sau, công bằng hơn, hoàn hảo hơn và hạnh phúc hơn. Ở đời này có một số bất công mà con người không thể nào bù đắp cho công bằng được, như tàn tật chẳng hạn.
Nhưng chính các bất công không bù đắp được mấy khiến loài người mơ tối một cõi đời khác sẽ không còn bất công.
Và qua phép lạ cứu chữa một người mù, Chúa Giêsu cho thấy rằng quyền năng TC có thể tạo ra một cõi đời như thế.
Như vậy phép lạ này là một bằng chứng về cõi đời sau. Ðó là niềm tin của người Công giáo chúng ta.
* 4. Tâm sự của một người mù
Helen Keller bị mù và điếc từ lúc mới 19 tháng tuổi. Cô tâm sự như sau:
Một hôm, một người bạn của tôi vừa đi dạo trong rừng trở về. Tôi hỏi xem cô ấy đã thấy những gì. Cô bạn đáp: "Chẳng có gì đặc biệt cả".
Tôi rất ngạc nhiên và tự nhủ "Không thể nào như thế được". Bản thân tôi đây, vừa mù vừa điếc, thế mà chỉ với đôi tay sờ soạng, tôi vẫn cảm nhận được hàng trăm điều thích thú quanh tôi. Tôi cảm thấy được hình dáng dễ thương và sự mềm mại của chiếc lá. Chỉ cần đặt bàn tay lên cành cây nhỏ đang rung rinh là tôi cảm nhận được tiếng hót líu lo của con chim nhỏ đang đậu trên đó.
Bất hạnh lớn nhất không phải là bị mù, mà là có mắt nhưng không nhìn thấy.
*
Người mù ăn xin đã cảm nghiệm tất cả mỗi khốn cùng của mình, nên khi gặp Ðức Giêsu, anh đã van nài Chúa thương xót. Chúng ta hãy van nài xin Chúa thương xót chúng ta:
1. Xin cho mọi người trong Hội thánh luôn trở thành ánh sáng đem lại hy vọng / cho những người đang sống trong bóng tối của lầm lạc và thất vọng.
2. Xin cho các nhà cầm quyền trong xã hội / biết lo lắng cho những người mù lòa bệnh tật / để giúp họ được chữa lành / hoặc được sống trong niềm vui và hạnh phúc.
3. Xin cho những người bị đui mù cả phần xác lẫn phần hồn / được có dịp gặp gỡ Ðức Giêsu / và được Ðức Giêsu thương chữa lành.
4. Xin cho anh chị em giáo hữu trong xứ đạo chúng ta luôn ý thức rằng / bệnh đui mù phần hồn còn tai hại hơn đui mù phần xác / để luôn nài xin Chúa gìn giữ mình thoát khỏi căn bệnh tai hại ấy.
Lạy Chúa, đức tin của chúng con còn yếu kém và nhiều khi còn mù quáng, chúng con nài xin Chúa thương ban thêm đức tin, để chúng con trở nên đèn sáng dẫn đường cho mọi người đến với Chúa. Amen!
Thánh Ca : Con Vẫn Trông Cậy Chúa ;
LẬY CHÚA XIN THƯƠNG XÓT CON
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Như tôi đã nhiều lần nói với anh chị em trước đây là có nhiều cách cầu nguyện - cầu nguyện lớn tiếng, cầu nguyện thầm lặng trong tâm trí, và một trong các khía cạnh của cầu nguyện trong tâm trí là suy ngắm. Một cách thức trong cầu nguyện suy ngắm là dùng một trường hợp thuộc về Chúa Giêsu trong Tin Mừng hay đời sống của một vị thánh, đọc, suy nghĩ về những gì đã xảy ra và áp dụng vào đời sống của anh chị em. Bài Tin Mừng hôm nay là một thí dụ hay để suy ngắm.
Cái Điếc Trần Tục
Để hiểu bài Tin Mừng hôm nay, anh chị em phải trở lại những bài Tin Mừng của mấy Chúa Nhật trước. Bài Tin Mừng theo Thánh Sử Ma-cô kể rằng khi Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi lên núi với Chúa Giê-su và Chúa Giê-su đã biến hình trước mặt họ. Phê-rô đã qúa vui và mến phục nói, “Thưa Thầy, xin hãy để chúng tôi dựng ba lều ở đây, một cái cho Thầy, một cái cho Mai-sen và một cái cho E-li-a.” Khi Chúa Giê-su đi xuống núi, Ngài đã nói với họ là Ngài sẽ đi Giê-ru-sa-lem và chịu đóng đinh, nhưng họ đã không hiểu điều Ngài nói, họ không muốn biết.
Một trường hợp khác, như anh chị em nhớ về bài Tin Mừng vài tuần lễ trước đây, người thanh niên giầu có đến với Chúa Giê-su và hỏi Ngài, “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được cứu rỗi?” Khi Chúa Kitô bảo điều anh phải làm, anh đã buồn rầu bỏ đi bởi vì anh đã thích những của cải trần thế đời này.
Sau đó, Chúa Giê-su đã nói một lần nữa là Ngài sẽ đi Giê-ru-sa-lem để chịu đóng đinh. Ở một trường hợp khác khi Ngài chữa cho một người bệnh, sau khi đã chữa xong, Ngài nói với các môn đệ, “Thầy đang trên đường đi Giê-ru-sa-lem để chịu đóng đinh.”
Chúa Giê-su đang trên đường đi Giê-ru-sa-lem nhưng người ta dường như không hiểu là Ngài đang đi chịu đóng đinh để hoàn tất việc cứu chuộc nhân loại. Người ta chỉ nghĩ đến bây giờ và lúc này, giống như Gia-cô-bê và Gio-an đã tranh luận xem ai sẽ là người cao trọng nhất trong Nước Thiên Chúa khi Chúa Giêsu đến trong vinh quang của Ngài. Người ta đã chờ đợi một Đấng Cứu Thế trần tục, một người sẽ đến Giê-ru-sa-lem và trở nên Vua của Người Do Thái, giải thoát họ khỏi xiềng xích nô lệ. Đó là điều mà họ mong đợi tìm kiếm, bây giờ và lúc này.
Tiếng Kêu Của Anh Mù
Khi Chúa Giêsu đi lên Giê-ru-sa-lem, ngài đã dừng lại và thấy một người mù ngồi bên vệ đường. Người mù đó kêu la, “Lạy Ngài xin thương xót tôi.” Đám đông dân chúng ngăn cản ông, “Im đi, tránh ra. Chúng tôi đang trên đường đi về Giê-ru-sa-lem nơi mà Ngài sẽ lên làm vua.” Họ đang mong đợi một cuộc diễn hành chiến thắng vào thành Giê-ru-sa-lem nơi dân chúng sẽ tôn Chúa Giê-su lên làm vua. Ngài đã nhắc bảo họ thêm một lần nữa, “Ta đang trên đường vào Giê-ru-sa-lem để chịu đóng đinh.” Nhưng người mù lại kêu lên và nói, “Lạy Ngài xin thương xót tôi.” Và không màng chi đến đám đông, không màng chi đến việc người ta đang xua đuổi người mù đó đi, Chúa Giê-su đã gọi anh đến và nói, “Hãy tiến lại đây và Ta sẽ chữa cho ngươi.” Anh mù đã tiến đến. Ngài đã nói cách rõ ràng, “Đức tin của anh đã cứu chữa anh.” Người mù đã xin tình thương, bởi vì anh biết anh có thể nhận được tình thương. Anh đã kêu đến Thiên Chúa để được sáng mắt, để anh có thể nhìn thấy được.
Chúng ta, một cách nào đó, cũng đang ở trong tình trạng giống như thế ngày nay. Luôn luôn có những người nói là, “Tránh ra, đi chỗ khác chơi, đừng làm ồn ào, đó không phải là cách làm việc trong những ngày này.” Ngay cả trong Giáo Hội cũng có những người nói, “Chúng tôi không đi tìm Nước Thiên Chúa, chúng tôi đi tìm sự thỏa mãn bây giờ và lúc này. Đây là những cái chúng tôi muốn, do đó đừng la lối, đừng đòi hỏi nữa. Chúng tôi mong xót thương và tha thứ, chúng tôi muốn thay đổi Giáo Hội, cải cách Giáo Hội để chúng tôi co thể có những điều chúng tôi muốn bây giờ và lúc này.” Bất cứ điều gì họ đòi hỏi, anh chị em đã nghe hết cả rồi.
Nhưng người mù đã không quan tâm đến đám đông, anh đã la lên. Anh đã nhận ra sự mù lòa và bệnh trạng của anh, và anh biết là Chúa Giê-su Kitô có thể cứu chữa cho anh đo đó anh đã kêu cầu Chúa Giê-su. Và dĩ nhiên khi Chúa Giêsu được kêu đến, thì Ngài luôn luôn đáp lại.
Tiếng Kêu của Chúng Ta
Tất cả mọi người chúng ta đều có đức tin ở mức độ nào đó. Anh chị em đã không đến nhà thờ nếu anh chị em không có chút niềm tin, có thể là tin ít hay cũng có thể là tin nhiều. Nhưng chúng ta tất cả đều có đức tin, nhiều hay ít, và biết rằng chúng ta có những yếu đuối, có những mù quáng, và những khuyết điểm trong đời sống thiêng liêng. Đám đông quần chúng tiếp tục bảo chúng ta rằng, “Đừng lo lắng chuyện đó, thời gian sẽ thay đổi, sẽ không còn luân lý đạo đức, qúi vị không cần quan tâm đến những điều đó.” Đám đông quần chúng tiếp tục đẩy anh chị em ra. Nhưng chúng ta phải kêu cầu đến Chúa Kitô. Ngài ở đó, đang chờ chúng ta, chúng ta phải kêu cầu đến Ngài và nói, “Lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Lạy Chúa xin bảo vệ chúng con, xin tha thứ cho chúng con."
Lúc khởi đầu mỗi Thánh Lễ, chúng ta nhìn nhận tình trạng tội lỗi của chúng ta và kêu xin tình thương xót của Chúa, rồi chúng ta nói, “Xin Chúa thương xót chúng con. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con.” Chúng ta xin Chúa thương xót nhưng nếu chúng ta không thực kêu xin tình thương xót, Ngài không thể nghe thấy. Trong đời sống, chúng ta có những mù tối, có những bất toàn, những thái độ hững hờ. Chúng ta đi theo dòng thời gian mỗi ngày làm theo thói quen như chúng ta đã làm tuần trước và chẳng bao giờ kêu cầu tới Chúa Kitô, “Lạy Chúa xin thương xót chúng con. Xin giúp chúng con thắng vượt sự yếu hèn này, sự mù tối này trong đời sống của chúng con.” Anh chị em biết là nếu anh chị em kêu cầu với Chúa Kitô Ngài sẽ đáp lại lời kêu xin, nhưng nếu anh chị em không kêu xin, Ngài sẽ không trả lời.
Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta có rất nhiều điểm mù quáng trong cuộc sống. Một số người cho rằng điều đó không sao cả, không phải lo đến những cái mù quáng đó, không phải lo đến những hững hờ đó. Nhưng, giống như người mù đã kêu lên với Chúa để xin được sáng mắt, chúng ta cũng phải xin Chúa Kitô lấy đi sự mù quáng của chúng ta để chúng ta có thể nhìn thấy phần thưởng Ngài dành cho chúng ta trên nước trời. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em.
Cái Điếc Trần Tục
Để hiểu bài Tin Mừng hôm nay, anh chị em phải trở lại những bài Tin Mừng của mấy Chúa Nhật trước. Bài Tin Mừng theo Thánh Sử Ma-cô kể rằng khi Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi lên núi với Chúa Giê-su và Chúa Giê-su đã biến hình trước mặt họ. Phê-rô đã qúa vui và mến phục nói, “Thưa Thầy, xin hãy để chúng tôi dựng ba lều ở đây, một cái cho Thầy, một cái cho Mai-sen và một cái cho E-li-a.” Khi Chúa Giê-su đi xuống núi, Ngài đã nói với họ là Ngài sẽ đi Giê-ru-sa-lem và chịu đóng đinh, nhưng họ đã không hiểu điều Ngài nói, họ không muốn biết.
Một trường hợp khác, như anh chị em nhớ về bài Tin Mừng vài tuần lễ trước đây, người thanh niên giầu có đến với Chúa Giê-su và hỏi Ngài, “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được cứu rỗi?” Khi Chúa Kitô bảo điều anh phải làm, anh đã buồn rầu bỏ đi bởi vì anh đã thích những của cải trần thế đời này.
Sau đó, Chúa Giê-su đã nói một lần nữa là Ngài sẽ đi Giê-ru-sa-lem để chịu đóng đinh. Ở một trường hợp khác khi Ngài chữa cho một người bệnh, sau khi đã chữa xong, Ngài nói với các môn đệ, “Thầy đang trên đường đi Giê-ru-sa-lem để chịu đóng đinh.”
Chúa Giê-su đang trên đường đi Giê-ru-sa-lem nhưng người ta dường như không hiểu là Ngài đang đi chịu đóng đinh để hoàn tất việc cứu chuộc nhân loại. Người ta chỉ nghĩ đến bây giờ và lúc này, giống như Gia-cô-bê và Gio-an đã tranh luận xem ai sẽ là người cao trọng nhất trong Nước Thiên Chúa khi Chúa Giêsu đến trong vinh quang của Ngài. Người ta đã chờ đợi một Đấng Cứu Thế trần tục, một người sẽ đến Giê-ru-sa-lem và trở nên Vua của Người Do Thái, giải thoát họ khỏi xiềng xích nô lệ. Đó là điều mà họ mong đợi tìm kiếm, bây giờ và lúc này.
Tiếng Kêu Của Anh Mù
Khi Chúa Giêsu đi lên Giê-ru-sa-lem, ngài đã dừng lại và thấy một người mù ngồi bên vệ đường. Người mù đó kêu la, “Lạy Ngài xin thương xót tôi.” Đám đông dân chúng ngăn cản ông, “Im đi, tránh ra. Chúng tôi đang trên đường đi về Giê-ru-sa-lem nơi mà Ngài sẽ lên làm vua.” Họ đang mong đợi một cuộc diễn hành chiến thắng vào thành Giê-ru-sa-lem nơi dân chúng sẽ tôn Chúa Giê-su lên làm vua. Ngài đã nhắc bảo họ thêm một lần nữa, “Ta đang trên đường vào Giê-ru-sa-lem để chịu đóng đinh.” Nhưng người mù lại kêu lên và nói, “Lạy Ngài xin thương xót tôi.” Và không màng chi đến đám đông, không màng chi đến việc người ta đang xua đuổi người mù đó đi, Chúa Giê-su đã gọi anh đến và nói, “Hãy tiến lại đây và Ta sẽ chữa cho ngươi.” Anh mù đã tiến đến. Ngài đã nói cách rõ ràng, “Đức tin của anh đã cứu chữa anh.” Người mù đã xin tình thương, bởi vì anh biết anh có thể nhận được tình thương. Anh đã kêu đến Thiên Chúa để được sáng mắt, để anh có thể nhìn thấy được.
Chúng ta, một cách nào đó, cũng đang ở trong tình trạng giống như thế ngày nay. Luôn luôn có những người nói là, “Tránh ra, đi chỗ khác chơi, đừng làm ồn ào, đó không phải là cách làm việc trong những ngày này.” Ngay cả trong Giáo Hội cũng có những người nói, “Chúng tôi không đi tìm Nước Thiên Chúa, chúng tôi đi tìm sự thỏa mãn bây giờ và lúc này. Đây là những cái chúng tôi muốn, do đó đừng la lối, đừng đòi hỏi nữa. Chúng tôi mong xót thương và tha thứ, chúng tôi muốn thay đổi Giáo Hội, cải cách Giáo Hội để chúng tôi co thể có những điều chúng tôi muốn bây giờ và lúc này.” Bất cứ điều gì họ đòi hỏi, anh chị em đã nghe hết cả rồi.
Nhưng người mù đã không quan tâm đến đám đông, anh đã la lên. Anh đã nhận ra sự mù lòa và bệnh trạng của anh, và anh biết là Chúa Giê-su Kitô có thể cứu chữa cho anh đo đó anh đã kêu cầu Chúa Giê-su. Và dĩ nhiên khi Chúa Giêsu được kêu đến, thì Ngài luôn luôn đáp lại.
Tiếng Kêu của Chúng Ta
Tất cả mọi người chúng ta đều có đức tin ở mức độ nào đó. Anh chị em đã không đến nhà thờ nếu anh chị em không có chút niềm tin, có thể là tin ít hay cũng có thể là tin nhiều. Nhưng chúng ta tất cả đều có đức tin, nhiều hay ít, và biết rằng chúng ta có những yếu đuối, có những mù quáng, và những khuyết điểm trong đời sống thiêng liêng. Đám đông quần chúng tiếp tục bảo chúng ta rằng, “Đừng lo lắng chuyện đó, thời gian sẽ thay đổi, sẽ không còn luân lý đạo đức, qúi vị không cần quan tâm đến những điều đó.” Đám đông quần chúng tiếp tục đẩy anh chị em ra. Nhưng chúng ta phải kêu cầu đến Chúa Kitô. Ngài ở đó, đang chờ chúng ta, chúng ta phải kêu cầu đến Ngài và nói, “Lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Lạy Chúa xin bảo vệ chúng con, xin tha thứ cho chúng con."
Lúc khởi đầu mỗi Thánh Lễ, chúng ta nhìn nhận tình trạng tội lỗi của chúng ta và kêu xin tình thương xót của Chúa, rồi chúng ta nói, “Xin Chúa thương xót chúng con. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con.” Chúng ta xin Chúa thương xót nhưng nếu chúng ta không thực kêu xin tình thương xót, Ngài không thể nghe thấy. Trong đời sống, chúng ta có những mù tối, có những bất toàn, những thái độ hững hờ. Chúng ta đi theo dòng thời gian mỗi ngày làm theo thói quen như chúng ta đã làm tuần trước và chẳng bao giờ kêu cầu tới Chúa Kitô, “Lạy Chúa xin thương xót chúng con. Xin giúp chúng con thắng vượt sự yếu hèn này, sự mù tối này trong đời sống của chúng con.” Anh chị em biết là nếu anh chị em kêu cầu với Chúa Kitô Ngài sẽ đáp lại lời kêu xin, nhưng nếu anh chị em không kêu xin, Ngài sẽ không trả lời.
Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta có rất nhiều điểm mù quáng trong cuộc sống. Một số người cho rằng điều đó không sao cả, không phải lo đến những cái mù quáng đó, không phải lo đến những hững hờ đó. Nhưng, giống như người mù đã kêu lên với Chúa để xin được sáng mắt, chúng ta cũng phải xin Chúa Kitô lấy đi sự mù quáng của chúng ta để chúng ta có thể nhìn thấy phần thưởng Ngài dành cho chúng ta trên nước trời. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em.
Thánh Ca : Bài Ca Thống Hối - Lm. JB. Nguyễn Sang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét