Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ XXIX Mùa Thường Niên (năm B)
Nguồn:www.40giayloichua.net
Mời nghe Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật 29 MTN (B) - Khánh Nhật Truyền Giáo - do Đức Cha Phê Rô Nguyễn Văn Khảm thuyết giảng năm 1997
PHỤC VỤ
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. Quyền bính để phục vụ
a. Một nhà tu đức tên là Jean Vanier, người sáng lập dòng Arche, phân biệt hai loại quyền bính :
• Một loại quyền bính từ trên áp xuống. Người nắm loại quyền bính này tự coi mình là kẻ ở trên và những kẻ thuộc quyền mình là những người ở dưới. Người này bắt những kẻ dưới phải làm theo ý mình, nếu không theo thì phạt. Loại quyền bính này được dùng để cai trị, hay nói chính xác hơn là thống trị.
• Loại quyền bính thứ hai không từ trên áp xuống mà đứng bên cạnh để giúp đỡ. Người nắm quyền bính này không coi mình là ở trên cũng không coi kẻ thuộc quyền mình là ở dưới. Người này không nhắm cho ý mình được người ta thực hiện, nhưng nhắm đến ích lợi chung và ích lợi của kẻ mình muốn giúp đỡ. Loại quyền bính này được dùng để phục vụ.
b. Khi hai người con ông Dêbêđê, tức là Gioan và Giacôbê đến xin Đức Giêsu cho mình được hai chỗ bên tả và bên hữu Chúa là họ muốn loại quyền bính nào ? Thưa là quyền thống trị.
Nhưng Đức Giêsu đã từ chối. Lý do thứ nhất là Ngài thấy trong các tổ chức chính trị, hành chánh và xã hội, những người lãnh đạo đều thích loại quyền thống trị đó. Nhưng các tổ chức mà họ lãnh đạo người ta không được hạnh phúc gì cả, trái lại còn phải đau khổ. Lý do thứ hai là trong tổ chức mà Ngài thành lập, tức Giáo Hội, không có người trên kẻ dưới, không có người lớn kẻ nhỏ, mà tất cả đều bình đẳng với nhau vì tất cả đều là anh em với nhau, cùng là con của một Cha trên trời. Cho nên không có chuyện người này bắt người kia làm theo ý mình, nhưng mọi người đều giúp nhau để làm theo ý Cha trên trời. Bởi vậy trong Giáo Hội, quyền bính được trao không phải cho kẻ ham muốn kiếm tìm nó, mà trao cho những người nào có thiện chí và khả năng phục vụ.
c. Khi 10 môn đệ kia bực tức với hai người con ông Dêbêđê, thì họ cũng có quan niệm giống như hai ông này về quyền bính. Vì cùng ham quyền thống trị như nhau cho nên họ ganh tị nhau, bực tức nhau và tranh dành nhau.
Có một câu chuyện ngụ ngôn như sau : một chiếc đồng hồ đeo tay một hôm đi dạo ở công trường trước một nhà thờ. Nó nhìn lên tháp nhà thờ thấy một chiếc đồng hồ rất lớn nên thấy ghét. Nó nói : Anh tưởng là anh ngon lắm hả. Thực ra cái mặt anh to quá khổ chẳng đẹp chút nào, hai cánh tay thì dài thượt coi chẳng đẹp gì cả. Giọng nói thì khàn khàn. Chiếc đồng hồ lớn chỉ mỉm cười và nói "Hãy lên đây". Chiếc đồng hồ nhỏ leo lên. Khi đứng bên chiếc đồng hồ lớn nhìn xuống thì nó mới hoảng sợ. Thì ra ở trên cao này nguy hiểm quá té xuống tan xác như chơi. Rồi lúc nào cũng bị bao nhiêu cắp mắt nhìn lên, và lại còn cô đơn nữa. Khi đó chiếc đồng hồ lớn khều nó nói "Ở dưới có người muốn biết giờ kìa. Em đưa mặt ra cho họ xem đi". Chiếc đồng hồ nhỏ đáp : "Không được, từ đây xuống dưới xa quá mà mặt em nhỏ quá ở dưới xem không thấy đâu". "Vậy thì em nói giờ cho họ nghe đi". "Cũng không được, vì tiếng em nhỏ quá". Khi đó chiếc đồng hồ lớn mới ôn tồn giải thích : "Đó em thấy chưa. Em cũng không thể làm việc của anh, mà anh cũng không thể làm việc của em. Mỗi người chúng ta ai làm việc nấy, chỉ để phục vụ cho người ta thôi. Từ này về sau mình đừng chỉ trích nhau nữa nhé".
Câu chuyện rất ý nhị : mỗi người có một nhiệm vụ để phục vụ người khác. Kẻ ở địa vị cao thì phải phục vụ nhiều hơn. Và ở địa vị cao thì càng gặp khó khăn nhiều hơn, có khi còn cô đơn hơn nữa.
d. Bởi vậy, khi hai người con ông Dêbêđê xin địa vị, Đức Giêsu đã hỏi : "Chúng con có uống nổi chén đắng không ?" Địa vị và quyền bính trong Giáo Hội luôn đi kèm với chén đắng, tức là những hy sinh, đau khổ.
* 2. "Các anh không biết các anh xin gì"
Chuyện hai người con nhà Dêbêđê xin được hai địa vị trong Nước Đức Giêsu không có gì lạ. Có lạ chăng là họ đã xin điều đó liền ngay sau khi Đức Giêsu loan báo Ngài sẽ chịu nạn chịu chết.
Ai mà không thích địa vị. Nhiều người cũng giống hai môn đệ kia thôi, chỉ khác là không dám nói ra như họ.
Vả lại Đức Giêsu cũng không muốn lập một Giáo Hội không có phẩm trật. Giáo Hội, như bất cứ tổ chức nào khác, cũng cần có phẩm trật, kẻ trên người dưới chứ.
Cái đáng nói là hai môn đệ ấy đã xin một điều mà họ không hiểu :
• Họ không hiểu rằng trong Nước Chúa, địa vị rất khác với nước trần gian, vì địa vị là để phục vụ chứ không phải để được người ta phục vụ mình.
• Họ không hiểu rằng có địa vị trong Nước Chúa thì họ sẽ phải uống chén đắng chứ không phải sẽ ngồi đó mà hưởng thụ.
Tóm lại, họ không đáng trách vì đã ham muốn địa vị, nhưng đáng trách vì chưa hiểu mục đích và điều kiện của địa vị trong Nước Chúa, thế mà đã nhanh nhẫu xin cho bằng được.
* 3. Phục vụ
Một lần Đức Hồng Y Roncalli vừa từ trên xe bước xuống. Ngài mới đi xa về. Phái đoàn tòa Giám mục ra đón. Mọi người ngạc nhiên trên vai áo Hồng Y có vương mấy cọng rơm đồng quê. Ai hỏi ngài cũng cười xoà vui vẻ, nhưng mấy nhân viên phụ tá trên xe đều hiểu chuyện. Chiếc xe của Đức hồng Y đang từ hướng Bắc xuống miền Nam qua vòng đồng ruộng. Giữa đường một chiếc xe bò chở rơm sa hố. Người đánh xe gắng sức đẩy phụ nhưng xe không nhúc nhích. Đức Hồng Y cho xe dừng lại, xắn tay áo hò dô ta đẩy phụ, và chiếc xe rơm sa lầy lại chuyển bánh tiếp tục lên đường.
Những cọng rơm trên vai áo Hồng Y đối với ngài chỉ cười xoà cho qua. Nhưng thực sự tỏ rõ cho chúng ta một Hồng Y không quản ngại khó khăn hay sợ bẩn chiếc áo dòng sang trọng.
Sau này lên ngôi Giáo hoàng, Đức Gioan 23 vẫn tiếp tục sống nếp sống bình dị phục vụ.
Lần khác, cả giáo triều Rôma báo động : "Đức Giáo hoàng mất tích". Nhân viên an ninh đổ xô đi tìm. Cuối cùng người ta gặp ngài đang chuyện trò thân mật với các tù nhân trong khám đường Rôma.
*
"Con người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người" (Mc.10,45).
Đó là Hiến chương Nước Trời, là Hiếp Pháp Đức Kitô đã tuyên bố cho Giáo hội. Từ đây, mỗi tín hữu Kitô phải là đầy tớ của mọi người.
Người lãnh đạo trong Giáo hội chính là "Đầy tớ của các đầy tớ" (Sevrus Servorum). Chữ Latin "Minister" có nghĩa là đầy tớ. Vì thế, trong Giáo hội chỉ có kẻ thừa sai, người thừa tác, nữ tì, tôi tá, hay mục tử chăm lo cho đoàn chiên.
Mẹ của Giacôbê và Gioan xin Đức Giêsu cho hai con bà được làm tể tướng trong nước của Người. Nhưng họ đã không hiểu rằng Đức Giêsu không bước lên ngai vàng để thống trị, mà Người chỉ leo lên thập giá để hiến dâng mạng sống, để yêu thương và "yêu cho đến cùng". (Ga.13,1).
Hôm nay, Chúa cũng mời gọi các tín hữu Kitô hãy noi gương Người : Phục vụ và hiến dâng mạng sống cho tha nhân. Trước nhất là yêu thương phục vụ những người trong gia đình : "Charity begin at home" (Bác ái bắt đầu từ gia đình), sau đó mới lan tỏa sang những người chung quanh, nhất là những người nghèo hèn, yếu đuối.
Nếu chúng ta chưa nên giống được như Cha Maximilien Kolbe xin chết thay cho bạn tù, như thánh Martino Porres bán mình làm nô lệ, hoặc như cha Damien tông đồ người hủi, thì ít là mỗi ngày chúng ta hãy âm thầm phục vụ hết mình những người thân yêu, những người Chúa giao phó trong gia đình mình, trong cộng đoàn mình.
Báo chí Pháp đăng hình của Cha Damien sau mấy chục năm phục vụ trong trại cùi, ghép cạnh hình cha hồi còn tẻ. Tấm hình gây xúc động cho biết bao con người. Khi nhìn vào tấm hình, mẹ Ngài không thể tin được con mình đã thay hình đổi dạng đến thế. Chính thái độ tận tụy phục vụ đã tiêu hao sức lực và tàn phá hình hài con người. Vì thế, chúng ta không thể phục vụ nếu không có sẵn một tấm lòng dấn thân quảng đại.
Người thành công nhất là người phục vụ cho đồng loại nhiều nhất. Albett Shweitzer đã nói : "Người hạnh phúc thật là người biết tìm cách sống thiện ích cho người khác". Martin Luther King nói : "Chúng ta học bay như chim trên trời, học bơi như cá dưới nước, nhưng lại chưa học sống với nhau như anh em". Ở giây phút định mệnh của mỗi con người chỉ có cường độ tình yêu và tinh thần phục vụ là có giá trị.
*
Lạy Chúa, ai trong chúng con cũng có một chút ham mê địa vị, chức quyền. Nếu Chúa xếp đặt cho chúng con một chức vụ nào đó, xin cũng ban chúng con một ơn này, là chức vụ càng cao, chúng con càng biết khiêm tốn phục vụ anh em nhiều hơn. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
* 4. Hiến thân phục vụ
Thiên Chúa đã gọi Cha Kỷ bước ra khỏi vực thẳm của nghèo khó
Một cậu bé nhà nghèo bị bố bỏ rơi, 4 tuổi đã phải đi ăn xin. Xong tiểu học ở tuổi 13, Giuse Lê Đình Kỷ (Joseph Wresinski) học được nghề làm bánh ngọt để sống tới tuổi 19. Qua trung gian phong trào Thanh Sinh Công, cậu được hướng dẫn theo ơn gọi linh mục.
Năm 1937 cậu nhập ngũ theo tuổi quân dịch. Hai năm sau, chiến tranh bùng nổ ở Pháp, cậu bị bắt làm tù binh nhưng trốn được và về học ở chủng viện Sinh Đông (Soissons), nơi Thầy Giuse thụ phong linh mục năm 1946. Kế đó là 4 năm làm cha phó và 6 năm làm cha sở.
Năm 1956 Cha Kỷ được giao nhiệm vụ mở ra một giai đoạn hoàn toàn mới không riêng cho cha. Cha ghi lại như sau :
Đức Giám Mục đã phái tôi đến trại tiếp cư khẩn cấp vùng ngoại ô Noisy-le-Grand của Thủ đô Paris. Ngày đầu tôi tới đó là 14 tháng 7, 1956. Tôi được gặp những gia đình gợi nhớ tình cảnh túng quẫn của mẹ tôi. Trẻ con tới tấp tới quấy phá tôi, tôi kể đó là những người em trong gia đình tôi.
Đó là hình ảnh của chính tôi, bốn mươi năm trước đây trên đường Gia-cô-bê của thành phố Aùnh Dương (Angers). Từ ngày tôi đặt chân tới trại, chính những gia đình ấy đã khởi hứng cho tôi về tất cả những gì tôi thực hiện nhằm giải phóng họ. Họ ôm chầm lấy tôi, ám ảnh tôi, thúc bách tôi, đưa đẩy tôi cùng với họ thiết lập một phong trào. Chính họ rèn luyện nên căn tính riêng và tự xưng là "Thế giới thứ Bốn".
Để cha hiến thân phục vụ người nghèo
Tại sao gọi là "Thế giới thứ Bốn" ? Cha Kỷ muốn người ta nhìn nhận phẩm giá của những gia đình đó. Ngài muốn nói lên thái độ của họ muốn từ khước túng quẫn. Chính vì muốn chấm dứt cảnh túng quẫn của họ nên Cha Kỷ đã khởi xướng kế hoạch phát triển cộng đồng cùng với họ. Cùng với những gia đình đó, cha Kỷ đã thiết lập phong trào Trợ Giúp người lâm bất cứ cảnh túng quẫn nào (Aide à Toute Détress (ATD), tức International Movement ATD Fourth World).
Nhật ký của Cha Kỷ ghi tiếp :
"Ngày đó, tôi nguyền làm cho thế giới biết đến những gia đình đó. Tôi đoan thề sẽ tìm cho họ nơi ở xứng đáng, thanh niên có việc làm, người trẻ được dạy nghề, trẻ con có trường để học hành. Hôm đó tôi chọn cho tôi con đường nhắm tới mục tiêu là làm cho người nghèo có chỗ đứng và chỗ đứng ấy được thế giới nhìn nhận và tôn trọng. Tôi sẽ phải làm thế nào để họ có cơ hội trèo lên những bậc thang của Liên Hiệp Quốc, của cơ quan Giáo Dục UNESCO, của Tổ Chức Lao Động thế giới (ILO), của Hội Đồng các nước Âu Châu và của Vatican, để tiếng nói của họ được nghe thấy.
Năm 1961 Cha Kỷ thiết lập Viện nghiên cứu đầu tiên để nghiên cứu về cảnh cùng cực (Research Institute on extreme poverty), lôi cuốn các chuyên gia đến từ các nước và các ngành khoa học. Qua những chuyến công du và những bài thuyết trình, nhiều dự án nghiên cứu của phong trào lan rộng đến nhiều nước Âu Châu và Hoa Kỳ.
Được thúc đẩy do thâm tín rằng túng quẫn phải được chấm dứt khỏi đời sống con người, những người thiện nguyện đầu tiên đến cộng tác với cha Kỷ từ năm 1960. Họ đến từ nước, thuộc nhiều quốc tịch, nhiều tín ngưỡng và nghề nghiệp. Một số có gia đình, một số độc thân. Con số những thành viên chí nguyện này hiện là 350 tại 20 quốc gia, trong số đó 200 người đã phụcvụ trên 5 năm và 35 người đã phục vụ trên 20 năm. Họ sống trong những cộng đoàn nơi họ phục vụ bằng cách cổ võ giao lưu giữa những gia đình nghèo và dân chúng nói chung.
Cuộc viếng Ấn Độ năm 1965 khiến Cha Kỷ có thêm phong trào Tapori, trong đó các em thiếu nhi từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội trở nên bạn thân với nhau. Song song nữa là phong trào thanh niên cũng nhằm mục tiêu là gây tình bạn vượt mọi rào cản.
Hai biến cố đánh dấu năm 1987 là năm chót đời cha Kỷ. Năm ấy cha đệ lên Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội của Pháp Quốc một đề nghị tổng hợp nhằm diệt tận căn bệnh nghèo trường kỳ. Tài liệu của cha Kỷ nhan đề là "nghèo cùng cực và sự bấp bênh Kinh Tế và Xã Hội" khiến chó nước Pháp đã làm luật để bảo đảm đồng lương tối thiểu. Điều này đã gây hứng khởi cho những nước khác của Âu Châu và lôi kéo sự chú ý trên toàn cầu.
Cũng năm ấy, vào ngày 17 tháng 10, trước sự có mặt của trên 100,000 người từ khắp nơi trên thế giới, cha Kỷ đã đặt viên đá kỷ niệm nhằm tán dương những khổ đau và lòng can đảm của người nghèo. Viên đá kỷ niệm được đặt tại Công Trường Các Quyền Con Người tại Paris, đối diện tháp Eiffel. Bảng viết ghi rõ : "Bất cứ khi nào người nam hay nữ phải sống trong nghèo khổ thì quyền làm người của họ bị chà đạp (condemned). Ta có bổn phận cùng nhau bảo đảm cho những quyền đó được tôn trọng."
Trong lễ an táng cha Kỷ tại nhà thờ chính toà Paris, Đức Hồng Y Lustiger nói : "Thiên Chúa đã gọi cha Giuse Kỷ bước ra khỏi vực thẳm của nghèo khó để cha hiến thân trở nên sức hút nhằm loại bỏ tận căn tệ nạn người loại bỏ người. Điều dễ phát sinh ra căm hờn đã trở nên dấu chỉ của tình thương. Điều dễ phát sinh ra tàn phá đã mở lối vào để con người được triển nở, được nhận ra mình và khám phá ra phẩm giá của mình.
Lý tưởng cao đẹp nhất của người môn đệ Đức Giêsu
Câu chuyện Cha Kỷ hiến thân phục vụ người nghèo được kể để giúp lãnh hội ý nghĩa bài Tin Mừng hôm nay. Ý nghĩa ấy quả thật ngược lại với xu hướng tự nhiên của Nhóm Mười Hai. Khởi sự là hai anh em trong nhóm, tức Giacôbê và Gioan, đã xin để được ngồi bên hữu bên tả Đức Giêsu khi người thiết lập Vương quốc, nhưng Người đã giao cho hai ông vác thập giá theo Người. Lời hai anh em này yêu cầu cũng dễ hiểu vì cả nhóm đã từng : "cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả" (Mc 9,34). Tin Mừng Mátthêu còn cho thấy chính bà mẹ của hai ông nói lên lời thỉnh cầu của gia đình (Mt 20,20). Nhưng Đức Giêsu đã phản ứng với lời thách đố : "các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không ?" (Mc 10,38). Đức Giêsu có ý nói tới cơn hấp hối và cái chết mà Người sẽ chịu. Hai anh em được thách đố để theo Đức Giêsu đến cùng. Đức Giêsu kết thúc đối thoại bằng cách đặt hai anh em trước một câu trả lời đòi họ phải được hoán cải để theo ý muốn của Thiên Chúa. Người nói : "Có thể Chúa Cha sẽ dành địa vị cho các anh, nhưng các anh phải sẵn sàng vác thập giá tôi vác, uống chén đắng tôi uống và chịu phép rửa tôi chịu." Nghĩa là hai anh em phải bước theo Đức Giêsu cho tới cái chết trên thập tự.
Không riêng hai anh em là Giacôbê và Gioan, mười người còn lại trong nhóm Mười Hai, đều bị chỉnh khi họ tỏ ra tức tối với hai anh em liên quan tới việc tranh giành ảnh hưởng giữa nhau. Để bước theo Đức Giêsu cần phải dứt khoát loại bỏ thái độ "hống hách đối với người khác" (c.42). Là Kitô hữu có nghĩa là trở nên kẻ phục vụ tha nhân như Đức Giêsu đã phục vụ (c.45). Ai ở địa vị cao nhất và uy thế nhất, người đó nhận lấy trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của mọi người theo gương Đức Giêsu (c.44). Đó là con đường đưa người môn đệ vào vinh quang của Đức Giêsu.
Bài Tin Mừng hôm nay liên quan trước hết tới hai môn đệ thân cận nhất của Đức Giêsu là ông Giacôbê và Gioan (cùng với Simon-Phêrô, hai ông này được Đức Giêsu chọn để tháp tùng Ngài lên núi biến hình (9,2-9) và có mặt trong cơn hấp hối tại Vườn Dầu (14,32-42)). Sứ điệp mà Tin Mừng Máccô có ý truyền đạt liên quan tới địa vị lãnh đạo trong Giáo Hội, họ phải là người đầu tiên "uống chén đắng" bằng cách phục vụ nhu cầu của anh chị em, bất cứ là nhu cầu nào họ nhận thấy và bất cứ trong hoàn cảnh nào họ nhận ra. Đó quả là một đòi hỏi tận căn, hầu như không bao giờ người được giao trách nhiệm cảm thấy mình đã chu toàn được nhiệm vụ.
Nơi Cha Kỷ, ý nghĩa của bài Tin Mừng hôm nay được sáng tỏ. Thiên Chúa đã an bài để Cha sinh ra trong khó nghèo hầu cả đời hiến thân phục vụ người nghèo. Cha không căm hờn người giàu nhưng đòi họ bằng mọi giá phải hoán cải bản thân. Bằng mọi giá họ phải trả lại cho người nghèo quyền lợi và phẩm giá thuộc về họ. Lý tưởng cao đẹp nhất được nêu cho người môn đệ Đức Giêsu là họ phải cúi mình phục vụ người nghèo theo gương chính Đức Giêsu. (Lm Augustine sj, Vietcatholic 2001)
*
Đức Giêsu đã tuyên bố : "Con Người đến để được người ta hầu, nhưng là để hầu hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người". Lạy Đức Giêsu, khi bắt đầu theo Chúa, các tông đồ còn mơ ước một cuộc sống giàu sang và quyền lực, nhưng sau các ngài đã hiểu và tự nguyện bước theo đường Chúa đã đi ; Xin giúp mỗi người chúng con biết noi gương các ngài, chấp nhận hy sinh thiệt thòi, để phục vụ cho việc truyền giáo. Amen!
Thánh Ca : Con đường nào Chúa đã đi qua - Lệ Hằng ;
Nguồn:www.40giayloichua.net
Mời nghe Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật 29 MTN (B) - Khánh Nhật Truyền Giáo - do Đức Cha Phê Rô Nguyễn Văn Khảm thuyết giảng năm 1997
PHỤC VỤ
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. Quyền bính để phục vụ
a. Một nhà tu đức tên là Jean Vanier, người sáng lập dòng Arche, phân biệt hai loại quyền bính :
• Một loại quyền bính từ trên áp xuống. Người nắm loại quyền bính này tự coi mình là kẻ ở trên và những kẻ thuộc quyền mình là những người ở dưới. Người này bắt những kẻ dưới phải làm theo ý mình, nếu không theo thì phạt. Loại quyền bính này được dùng để cai trị, hay nói chính xác hơn là thống trị.
• Loại quyền bính thứ hai không từ trên áp xuống mà đứng bên cạnh để giúp đỡ. Người nắm quyền bính này không coi mình là ở trên cũng không coi kẻ thuộc quyền mình là ở dưới. Người này không nhắm cho ý mình được người ta thực hiện, nhưng nhắm đến ích lợi chung và ích lợi của kẻ mình muốn giúp đỡ. Loại quyền bính này được dùng để phục vụ.
b. Khi hai người con ông Dêbêđê, tức là Gioan và Giacôbê đến xin Đức Giêsu cho mình được hai chỗ bên tả và bên hữu Chúa là họ muốn loại quyền bính nào ? Thưa là quyền thống trị.
Nhưng Đức Giêsu đã từ chối. Lý do thứ nhất là Ngài thấy trong các tổ chức chính trị, hành chánh và xã hội, những người lãnh đạo đều thích loại quyền thống trị đó. Nhưng các tổ chức mà họ lãnh đạo người ta không được hạnh phúc gì cả, trái lại còn phải đau khổ. Lý do thứ hai là trong tổ chức mà Ngài thành lập, tức Giáo Hội, không có người trên kẻ dưới, không có người lớn kẻ nhỏ, mà tất cả đều bình đẳng với nhau vì tất cả đều là anh em với nhau, cùng là con của một Cha trên trời. Cho nên không có chuyện người này bắt người kia làm theo ý mình, nhưng mọi người đều giúp nhau để làm theo ý Cha trên trời. Bởi vậy trong Giáo Hội, quyền bính được trao không phải cho kẻ ham muốn kiếm tìm nó, mà trao cho những người nào có thiện chí và khả năng phục vụ.
c. Khi 10 môn đệ kia bực tức với hai người con ông Dêbêđê, thì họ cũng có quan niệm giống như hai ông này về quyền bính. Vì cùng ham quyền thống trị như nhau cho nên họ ganh tị nhau, bực tức nhau và tranh dành nhau.
Có một câu chuyện ngụ ngôn như sau : một chiếc đồng hồ đeo tay một hôm đi dạo ở công trường trước một nhà thờ. Nó nhìn lên tháp nhà thờ thấy một chiếc đồng hồ rất lớn nên thấy ghét. Nó nói : Anh tưởng là anh ngon lắm hả. Thực ra cái mặt anh to quá khổ chẳng đẹp chút nào, hai cánh tay thì dài thượt coi chẳng đẹp gì cả. Giọng nói thì khàn khàn. Chiếc đồng hồ lớn chỉ mỉm cười và nói "Hãy lên đây". Chiếc đồng hồ nhỏ leo lên. Khi đứng bên chiếc đồng hồ lớn nhìn xuống thì nó mới hoảng sợ. Thì ra ở trên cao này nguy hiểm quá té xuống tan xác như chơi. Rồi lúc nào cũng bị bao nhiêu cắp mắt nhìn lên, và lại còn cô đơn nữa. Khi đó chiếc đồng hồ lớn khều nó nói "Ở dưới có người muốn biết giờ kìa. Em đưa mặt ra cho họ xem đi". Chiếc đồng hồ nhỏ đáp : "Không được, từ đây xuống dưới xa quá mà mặt em nhỏ quá ở dưới xem không thấy đâu". "Vậy thì em nói giờ cho họ nghe đi". "Cũng không được, vì tiếng em nhỏ quá". Khi đó chiếc đồng hồ lớn mới ôn tồn giải thích : "Đó em thấy chưa. Em cũng không thể làm việc của anh, mà anh cũng không thể làm việc của em. Mỗi người chúng ta ai làm việc nấy, chỉ để phục vụ cho người ta thôi. Từ này về sau mình đừng chỉ trích nhau nữa nhé".
Câu chuyện rất ý nhị : mỗi người có một nhiệm vụ để phục vụ người khác. Kẻ ở địa vị cao thì phải phục vụ nhiều hơn. Và ở địa vị cao thì càng gặp khó khăn nhiều hơn, có khi còn cô đơn hơn nữa.
d. Bởi vậy, khi hai người con ông Dêbêđê xin địa vị, Đức Giêsu đã hỏi : "Chúng con có uống nổi chén đắng không ?" Địa vị và quyền bính trong Giáo Hội luôn đi kèm với chén đắng, tức là những hy sinh, đau khổ.
* 2. "Các anh không biết các anh xin gì"
Chuyện hai người con nhà Dêbêđê xin được hai địa vị trong Nước Đức Giêsu không có gì lạ. Có lạ chăng là họ đã xin điều đó liền ngay sau khi Đức Giêsu loan báo Ngài sẽ chịu nạn chịu chết.
Ai mà không thích địa vị. Nhiều người cũng giống hai môn đệ kia thôi, chỉ khác là không dám nói ra như họ.
Vả lại Đức Giêsu cũng không muốn lập một Giáo Hội không có phẩm trật. Giáo Hội, như bất cứ tổ chức nào khác, cũng cần có phẩm trật, kẻ trên người dưới chứ.
Cái đáng nói là hai môn đệ ấy đã xin một điều mà họ không hiểu :
• Họ không hiểu rằng trong Nước Chúa, địa vị rất khác với nước trần gian, vì địa vị là để phục vụ chứ không phải để được người ta phục vụ mình.
• Họ không hiểu rằng có địa vị trong Nước Chúa thì họ sẽ phải uống chén đắng chứ không phải sẽ ngồi đó mà hưởng thụ.
Tóm lại, họ không đáng trách vì đã ham muốn địa vị, nhưng đáng trách vì chưa hiểu mục đích và điều kiện của địa vị trong Nước Chúa, thế mà đã nhanh nhẫu xin cho bằng được.
* 3. Phục vụ
Một lần Đức Hồng Y Roncalli vừa từ trên xe bước xuống. Ngài mới đi xa về. Phái đoàn tòa Giám mục ra đón. Mọi người ngạc nhiên trên vai áo Hồng Y có vương mấy cọng rơm đồng quê. Ai hỏi ngài cũng cười xoà vui vẻ, nhưng mấy nhân viên phụ tá trên xe đều hiểu chuyện. Chiếc xe của Đức hồng Y đang từ hướng Bắc xuống miền Nam qua vòng đồng ruộng. Giữa đường một chiếc xe bò chở rơm sa hố. Người đánh xe gắng sức đẩy phụ nhưng xe không nhúc nhích. Đức Hồng Y cho xe dừng lại, xắn tay áo hò dô ta đẩy phụ, và chiếc xe rơm sa lầy lại chuyển bánh tiếp tục lên đường.
Những cọng rơm trên vai áo Hồng Y đối với ngài chỉ cười xoà cho qua. Nhưng thực sự tỏ rõ cho chúng ta một Hồng Y không quản ngại khó khăn hay sợ bẩn chiếc áo dòng sang trọng.
Sau này lên ngôi Giáo hoàng, Đức Gioan 23 vẫn tiếp tục sống nếp sống bình dị phục vụ.
Lần khác, cả giáo triều Rôma báo động : "Đức Giáo hoàng mất tích". Nhân viên an ninh đổ xô đi tìm. Cuối cùng người ta gặp ngài đang chuyện trò thân mật với các tù nhân trong khám đường Rôma.
*
"Con người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người" (Mc.10,45).
Đó là Hiến chương Nước Trời, là Hiếp Pháp Đức Kitô đã tuyên bố cho Giáo hội. Từ đây, mỗi tín hữu Kitô phải là đầy tớ của mọi người.
Người lãnh đạo trong Giáo hội chính là "Đầy tớ của các đầy tớ" (Sevrus Servorum). Chữ Latin "Minister" có nghĩa là đầy tớ. Vì thế, trong Giáo hội chỉ có kẻ thừa sai, người thừa tác, nữ tì, tôi tá, hay mục tử chăm lo cho đoàn chiên.
Mẹ của Giacôbê và Gioan xin Đức Giêsu cho hai con bà được làm tể tướng trong nước của Người. Nhưng họ đã không hiểu rằng Đức Giêsu không bước lên ngai vàng để thống trị, mà Người chỉ leo lên thập giá để hiến dâng mạng sống, để yêu thương và "yêu cho đến cùng". (Ga.13,1).
Hôm nay, Chúa cũng mời gọi các tín hữu Kitô hãy noi gương Người : Phục vụ và hiến dâng mạng sống cho tha nhân. Trước nhất là yêu thương phục vụ những người trong gia đình : "Charity begin at home" (Bác ái bắt đầu từ gia đình), sau đó mới lan tỏa sang những người chung quanh, nhất là những người nghèo hèn, yếu đuối.
Nếu chúng ta chưa nên giống được như Cha Maximilien Kolbe xin chết thay cho bạn tù, như thánh Martino Porres bán mình làm nô lệ, hoặc như cha Damien tông đồ người hủi, thì ít là mỗi ngày chúng ta hãy âm thầm phục vụ hết mình những người thân yêu, những người Chúa giao phó trong gia đình mình, trong cộng đoàn mình.
Báo chí Pháp đăng hình của Cha Damien sau mấy chục năm phục vụ trong trại cùi, ghép cạnh hình cha hồi còn tẻ. Tấm hình gây xúc động cho biết bao con người. Khi nhìn vào tấm hình, mẹ Ngài không thể tin được con mình đã thay hình đổi dạng đến thế. Chính thái độ tận tụy phục vụ đã tiêu hao sức lực và tàn phá hình hài con người. Vì thế, chúng ta không thể phục vụ nếu không có sẵn một tấm lòng dấn thân quảng đại.
Người thành công nhất là người phục vụ cho đồng loại nhiều nhất. Albett Shweitzer đã nói : "Người hạnh phúc thật là người biết tìm cách sống thiện ích cho người khác". Martin Luther King nói : "Chúng ta học bay như chim trên trời, học bơi như cá dưới nước, nhưng lại chưa học sống với nhau như anh em". Ở giây phút định mệnh của mỗi con người chỉ có cường độ tình yêu và tinh thần phục vụ là có giá trị.
*
Lạy Chúa, ai trong chúng con cũng có một chút ham mê địa vị, chức quyền. Nếu Chúa xếp đặt cho chúng con một chức vụ nào đó, xin cũng ban chúng con một ơn này, là chức vụ càng cao, chúng con càng biết khiêm tốn phục vụ anh em nhiều hơn. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
* 4. Hiến thân phục vụ
Thiên Chúa đã gọi Cha Kỷ bước ra khỏi vực thẳm của nghèo khó
Một cậu bé nhà nghèo bị bố bỏ rơi, 4 tuổi đã phải đi ăn xin. Xong tiểu học ở tuổi 13, Giuse Lê Đình Kỷ (Joseph Wresinski) học được nghề làm bánh ngọt để sống tới tuổi 19. Qua trung gian phong trào Thanh Sinh Công, cậu được hướng dẫn theo ơn gọi linh mục.
Năm 1937 cậu nhập ngũ theo tuổi quân dịch. Hai năm sau, chiến tranh bùng nổ ở Pháp, cậu bị bắt làm tù binh nhưng trốn được và về học ở chủng viện Sinh Đông (Soissons), nơi Thầy Giuse thụ phong linh mục năm 1946. Kế đó là 4 năm làm cha phó và 6 năm làm cha sở.
Năm 1956 Cha Kỷ được giao nhiệm vụ mở ra một giai đoạn hoàn toàn mới không riêng cho cha. Cha ghi lại như sau :
Đức Giám Mục đã phái tôi đến trại tiếp cư khẩn cấp vùng ngoại ô Noisy-le-Grand của Thủ đô Paris. Ngày đầu tôi tới đó là 14 tháng 7, 1956. Tôi được gặp những gia đình gợi nhớ tình cảnh túng quẫn của mẹ tôi. Trẻ con tới tấp tới quấy phá tôi, tôi kể đó là những người em trong gia đình tôi.
Đó là hình ảnh của chính tôi, bốn mươi năm trước đây trên đường Gia-cô-bê của thành phố Aùnh Dương (Angers). Từ ngày tôi đặt chân tới trại, chính những gia đình ấy đã khởi hứng cho tôi về tất cả những gì tôi thực hiện nhằm giải phóng họ. Họ ôm chầm lấy tôi, ám ảnh tôi, thúc bách tôi, đưa đẩy tôi cùng với họ thiết lập một phong trào. Chính họ rèn luyện nên căn tính riêng và tự xưng là "Thế giới thứ Bốn".
Để cha hiến thân phục vụ người nghèo
Tại sao gọi là "Thế giới thứ Bốn" ? Cha Kỷ muốn người ta nhìn nhận phẩm giá của những gia đình đó. Ngài muốn nói lên thái độ của họ muốn từ khước túng quẫn. Chính vì muốn chấm dứt cảnh túng quẫn của họ nên Cha Kỷ đã khởi xướng kế hoạch phát triển cộng đồng cùng với họ. Cùng với những gia đình đó, cha Kỷ đã thiết lập phong trào Trợ Giúp người lâm bất cứ cảnh túng quẫn nào (Aide à Toute Détress (ATD), tức International Movement ATD Fourth World).
Nhật ký của Cha Kỷ ghi tiếp :
"Ngày đó, tôi nguyền làm cho thế giới biết đến những gia đình đó. Tôi đoan thề sẽ tìm cho họ nơi ở xứng đáng, thanh niên có việc làm, người trẻ được dạy nghề, trẻ con có trường để học hành. Hôm đó tôi chọn cho tôi con đường nhắm tới mục tiêu là làm cho người nghèo có chỗ đứng và chỗ đứng ấy được thế giới nhìn nhận và tôn trọng. Tôi sẽ phải làm thế nào để họ có cơ hội trèo lên những bậc thang của Liên Hiệp Quốc, của cơ quan Giáo Dục UNESCO, của Tổ Chức Lao Động thế giới (ILO), của Hội Đồng các nước Âu Châu và của Vatican, để tiếng nói của họ được nghe thấy.
Năm 1961 Cha Kỷ thiết lập Viện nghiên cứu đầu tiên để nghiên cứu về cảnh cùng cực (Research Institute on extreme poverty), lôi cuốn các chuyên gia đến từ các nước và các ngành khoa học. Qua những chuyến công du và những bài thuyết trình, nhiều dự án nghiên cứu của phong trào lan rộng đến nhiều nước Âu Châu và Hoa Kỳ.
Được thúc đẩy do thâm tín rằng túng quẫn phải được chấm dứt khỏi đời sống con người, những người thiện nguyện đầu tiên đến cộng tác với cha Kỷ từ năm 1960. Họ đến từ nước, thuộc nhiều quốc tịch, nhiều tín ngưỡng và nghề nghiệp. Một số có gia đình, một số độc thân. Con số những thành viên chí nguyện này hiện là 350 tại 20 quốc gia, trong số đó 200 người đã phụcvụ trên 5 năm và 35 người đã phục vụ trên 20 năm. Họ sống trong những cộng đoàn nơi họ phục vụ bằng cách cổ võ giao lưu giữa những gia đình nghèo và dân chúng nói chung.
Cuộc viếng Ấn Độ năm 1965 khiến Cha Kỷ có thêm phong trào Tapori, trong đó các em thiếu nhi từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội trở nên bạn thân với nhau. Song song nữa là phong trào thanh niên cũng nhằm mục tiêu là gây tình bạn vượt mọi rào cản.
Hai biến cố đánh dấu năm 1987 là năm chót đời cha Kỷ. Năm ấy cha đệ lên Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội của Pháp Quốc một đề nghị tổng hợp nhằm diệt tận căn bệnh nghèo trường kỳ. Tài liệu của cha Kỷ nhan đề là "nghèo cùng cực và sự bấp bênh Kinh Tế và Xã Hội" khiến chó nước Pháp đã làm luật để bảo đảm đồng lương tối thiểu. Điều này đã gây hứng khởi cho những nước khác của Âu Châu và lôi kéo sự chú ý trên toàn cầu.
Cũng năm ấy, vào ngày 17 tháng 10, trước sự có mặt của trên 100,000 người từ khắp nơi trên thế giới, cha Kỷ đã đặt viên đá kỷ niệm nhằm tán dương những khổ đau và lòng can đảm của người nghèo. Viên đá kỷ niệm được đặt tại Công Trường Các Quyền Con Người tại Paris, đối diện tháp Eiffel. Bảng viết ghi rõ : "Bất cứ khi nào người nam hay nữ phải sống trong nghèo khổ thì quyền làm người của họ bị chà đạp (condemned). Ta có bổn phận cùng nhau bảo đảm cho những quyền đó được tôn trọng."
Trong lễ an táng cha Kỷ tại nhà thờ chính toà Paris, Đức Hồng Y Lustiger nói : "Thiên Chúa đã gọi cha Giuse Kỷ bước ra khỏi vực thẳm của nghèo khó để cha hiến thân trở nên sức hút nhằm loại bỏ tận căn tệ nạn người loại bỏ người. Điều dễ phát sinh ra căm hờn đã trở nên dấu chỉ của tình thương. Điều dễ phát sinh ra tàn phá đã mở lối vào để con người được triển nở, được nhận ra mình và khám phá ra phẩm giá của mình.
Lý tưởng cao đẹp nhất của người môn đệ Đức Giêsu
Câu chuyện Cha Kỷ hiến thân phục vụ người nghèo được kể để giúp lãnh hội ý nghĩa bài Tin Mừng hôm nay. Ý nghĩa ấy quả thật ngược lại với xu hướng tự nhiên của Nhóm Mười Hai. Khởi sự là hai anh em trong nhóm, tức Giacôbê và Gioan, đã xin để được ngồi bên hữu bên tả Đức Giêsu khi người thiết lập Vương quốc, nhưng Người đã giao cho hai ông vác thập giá theo Người. Lời hai anh em này yêu cầu cũng dễ hiểu vì cả nhóm đã từng : "cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả" (Mc 9,34). Tin Mừng Mátthêu còn cho thấy chính bà mẹ của hai ông nói lên lời thỉnh cầu của gia đình (Mt 20,20). Nhưng Đức Giêsu đã phản ứng với lời thách đố : "các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không ?" (Mc 10,38). Đức Giêsu có ý nói tới cơn hấp hối và cái chết mà Người sẽ chịu. Hai anh em được thách đố để theo Đức Giêsu đến cùng. Đức Giêsu kết thúc đối thoại bằng cách đặt hai anh em trước một câu trả lời đòi họ phải được hoán cải để theo ý muốn của Thiên Chúa. Người nói : "Có thể Chúa Cha sẽ dành địa vị cho các anh, nhưng các anh phải sẵn sàng vác thập giá tôi vác, uống chén đắng tôi uống và chịu phép rửa tôi chịu." Nghĩa là hai anh em phải bước theo Đức Giêsu cho tới cái chết trên thập tự.
Không riêng hai anh em là Giacôbê và Gioan, mười người còn lại trong nhóm Mười Hai, đều bị chỉnh khi họ tỏ ra tức tối với hai anh em liên quan tới việc tranh giành ảnh hưởng giữa nhau. Để bước theo Đức Giêsu cần phải dứt khoát loại bỏ thái độ "hống hách đối với người khác" (c.42). Là Kitô hữu có nghĩa là trở nên kẻ phục vụ tha nhân như Đức Giêsu đã phục vụ (c.45). Ai ở địa vị cao nhất và uy thế nhất, người đó nhận lấy trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của mọi người theo gương Đức Giêsu (c.44). Đó là con đường đưa người môn đệ vào vinh quang của Đức Giêsu.
Bài Tin Mừng hôm nay liên quan trước hết tới hai môn đệ thân cận nhất của Đức Giêsu là ông Giacôbê và Gioan (cùng với Simon-Phêrô, hai ông này được Đức Giêsu chọn để tháp tùng Ngài lên núi biến hình (9,2-9) và có mặt trong cơn hấp hối tại Vườn Dầu (14,32-42)). Sứ điệp mà Tin Mừng Máccô có ý truyền đạt liên quan tới địa vị lãnh đạo trong Giáo Hội, họ phải là người đầu tiên "uống chén đắng" bằng cách phục vụ nhu cầu của anh chị em, bất cứ là nhu cầu nào họ nhận thấy và bất cứ trong hoàn cảnh nào họ nhận ra. Đó quả là một đòi hỏi tận căn, hầu như không bao giờ người được giao trách nhiệm cảm thấy mình đã chu toàn được nhiệm vụ.
Nơi Cha Kỷ, ý nghĩa của bài Tin Mừng hôm nay được sáng tỏ. Thiên Chúa đã an bài để Cha sinh ra trong khó nghèo hầu cả đời hiến thân phục vụ người nghèo. Cha không căm hờn người giàu nhưng đòi họ bằng mọi giá phải hoán cải bản thân. Bằng mọi giá họ phải trả lại cho người nghèo quyền lợi và phẩm giá thuộc về họ. Lý tưởng cao đẹp nhất được nêu cho người môn đệ Đức Giêsu là họ phải cúi mình phục vụ người nghèo theo gương chính Đức Giêsu. (Lm Augustine sj, Vietcatholic 2001)
*
Đức Giêsu đã tuyên bố : "Con Người đến để được người ta hầu, nhưng là để hầu hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người". Lạy Đức Giêsu, khi bắt đầu theo Chúa, các tông đồ còn mơ ước một cuộc sống giàu sang và quyền lực, nhưng sau các ngài đã hiểu và tự nguyện bước theo đường Chúa đã đi ; Xin giúp mỗi người chúng con biết noi gương các ngài, chấp nhận hy sinh thiệt thòi, để phục vụ cho việc truyền giáo. Amen!
Thánh Ca : Con đường nào Chúa đã đi qua - Lệ Hằng ;
BÁNH & NƯỚC
Lm. Mark Link
Câu cuối cùng trong bài Phúc Âm ngày hôm nay là một trong những câu hỏi nổi bật nhất trong toàn bộ Kinh Thánh, chúng ta hãy nghe lại câu ấy: "CON NGƯỜI không đến để được phục vụ, nhưng để Phục vụ và hiến thân cứu chuộc nhiều người". Ít câu nào trong Kinh Thánh tóm tắt được cuộc đời Chúa Giêsu một cách hoàn hảo như thế.
Lần đầu tiên nghe nói về cuộc đời Chúa Giêsu, một Kitô hữu Nhật Bản nổi tiếng tên là Kagawa kêu lên: "Lạy Chúa, xin cho con nên giống Đức Kitô của Ngài". Và để nên giống Đức Kitô hơn, Kagawa đã từ bỏ căn nhà tiện nghi để đến sống trong những khu tồi tàn vùng Tokyo. Ở đó, ông chia sẻ chính bản thân và của cải mình cho bất cứ ai cần sự giúp đỡ. Trong cuốn sách nhan đề "Quyết Ðịnh Nổi tiếng Về Cuộc Ðời" (Famous Life Decision), Cecil North Cott viết: Kagawa đã cho đi hết áo quần của mình, và chỉ mặc trên người chiếc áo thụng rách nát tả tơi; vào một dịp khác, dù lâm bệnh rất nặng, ông vẫn tiếp tục thuyết giáo dưới cơn mưa, miệng lập đi lập lại không ngừng, "Thiên Chúa là Tình yêu, Thiên Chúa là Tình yêu. Ở đâu có tình yêu ở đấy có Thiên Chúa".
William Barclay cho chúng ta thấy tâm hồn và trí tuệ của Kagawa qua những lời của Kagawa mà ông trích dẫn như: "Chúa ở trong tâm hồn những người hèn mọn nhất, Ngài hiện diện giữa những kẻ ăn xin, Ngài nằm chung với những người bệnh hoạn, Ngài đứng về phía những người thất nghiệp. Vì thế, ai muốn gặp Thiên Chúa thì hãy đến thăm tù ngục trước khi đi tới đền thờ, hãy đến thăm tù ngục trước khi đi tới đền thờ, hãy đến thăm bệnh viện trước khi đi dự lễ, hãy giúp đỡ kẻ nghèo khổ trước khi đọc Kinh Thánh.
Khi đọc về một người như Kagawa, chúng ta nên tự vấn chính mình; chúng ta phải làm sao để có thể sống Phúc Âm một cách nghiêm chỉnh hơn trong đời sống mình? Phải làm sao để bắt chước đời sống phục vụ của Chúa Giêsu một cách thiết thực hơn? Phải làm sao để trở thành Kitô hữu đích thực hơn trong chính gia đình và trong môi trường làm việc của mình?
Dĩ nhiên không ai có thể trả lời dùm chúng ta, vì đây là những câu hỏi mà chúng ta phải tự trả lời lấy, nghĩa là mỗi người đang hiện diện ở đây sẽ phải trả lời những câu hỏi ấy theo cách thức của mình. Tuy nhiên, đừng bao giờ vịn cớ rằng: "Tôi không thể đến những khu tồi tàn ở Tokyo để sống giống như Kagawa đã làm", để rồi chúng ta chẳng làm gì nữa cả; vì nếu chúng ta không thể làm được một điều thật can đảm, thật anh hùng, thì điều đó không có nghĩa là chúng ta không còn có thể làm được bất cứ việc gì khác.
Tất cả chúng ta đều có thể làm một điều gì đó dù rất là nhỏ bé và xem ra vô nghĩa, khởi đầu là cho chính những người thân trong gia đình chúng ta, rồi từ đó chúng ta sẽ có những may mắn mở rộng việc phụng sự ra môi trường xa hơn, còn nếu chúng ta không khởi sự ngay từ gia đình mình thì chúng ta cũng sẽ không bao giờ khởi sự được ở bất cứ nơi nào khác.
Sau đây là một trong những ví dụ hấp dẫn nhất nói về việc phục vụ tha nhân khởi sự từ chính gia đình mình. Đó là câu chuyện được đăng trong tạp chí Leadership (Giới lãnh đạo) cách đây ít lâu:
Một cậu bé nọ cứ cố tình đi học về trễ hoài mà chẳng có lý do gì chính đáng cả, dù đã có biết bao lời khuyên nhủ răn bảo cậu. Cuối cùng, vì quá thất vọng, bố cậu bảo cậu ngồi xuống và nói; "Lần sau con còn về trễ nữa là con chỉ được ăn tối bằng bánh mì với nước lã thôi, ngoài ra không được ăn thứ gì khác nữa nhé. Con nghe rõ chưa?" Cậu bé nhìn thẳng vào mắt cha và gật đầu. Cậu đã hoàn toàn hiểu ý bố cậu.
Vài ngày sau, cậu bé về nhà còn trễ hơn bình thường nữa, Mẹ cậu gặp cậu ở cửa song chẳng nói một lời. Cha cậu gặp cậu trong phòng khách nhưng cũng vẫn chẳng nói lời nào với cậu. Tuy nhiên, tối hôm ấy, khi mọi người quây quần bên bàn ăn, trái tim cậu bé như muốn thót lại khi thấy đĩa cha cậu chất đầy thức ăn, đĩa của mẹ cũng thế, còn đĩa của cậu thì chỉ có một khúc bánh mì, bên cạnh có một ly nước lã, trông hiu quạnh làm sao! Đầu tiên cậu liếc nhìn miếng bánh, sau đó lại nhìn qua ly nước lã. Đây chính là hình phạt bố mẹ cậu đã nói trước với cậu, đáng buồn hơn nữa là tối nay cậu lại cảm thấy đói quá chừng.
J. Allan Peterson, tác giả câu chuyện đã mô tả diễn tiến sự việc như sau: "Người bố chờ cho bầu khí căng thẳng lắng xuống đoạn lặng lẽ cầm chiếc đĩa của cậu đặt trước mặt ông, rồi cầm chiếc đĩa của ông đặt trước mặt cậu bé…" Cậu bé chợt hiểu ngay điều bố cậu đang làm. Bố cậu đã nhận hình phạt mà lẽ ra chính cậu phải chịu vì hành vi bê bối của riêng cậu…. Mãi nhiều năm về sau, chính cậu bé ấy vẫn nhớ đến biến cố và nói: "Chính nhờ hành vi bố tôi đã làm tối hôm ấy, mà suốt cả đời, tôi đã hiểu được Thiên Chúa tốt lành biết bao!".
Câu chuyện trên giúp ta hiểu thật dễ dàng điều Chúa Giêsu muốn ám chỉ qua lời Ngài nói trong Phúc Âm hôm nay; "Con Người…. đến… để hiến mạng cứu chuộc nhiều người". Đức Giêsu đã đến trong thế gian để làm cho chúng ta điều mà bố cậu bé đã làm cho cậu. Ngài đến để đền tội lỗi chúng ta bằng chính cái chết của Ngài trên thập giá.
Vậy, để kết thúc, chúng ta hãy nhớ rằng bài Phúc Âm hôm nay đưa ra cho chúng ta một thách thức; Đó là chúng ta phải hiến mạng sống mình để phụng sự tha nhân như Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta và nơi chốn tốt nhất để khởi sự việc này là chính gia đình ta và môi trường làm vịêc của ta. Nếu chúng ta khởi đầu từ những môi trường này, chúng ta sẽ mở rộng được lòng yêu thương phục vụ của chúng ta sang những môi trường khác nữa.
Biết đâu vào một thời gian nào đó, chúng ta sẽ có dịp phục vụ kẻ khác cũng quảng đại như Kagawa đã làm nơi những căn nhà tồi tàn vùng Tokyo. Chúng ta sẽ có thể có dịp phục vụ tha nhân cũng quảng đại như người bố trong câu chuyện đối với đứa con hư của mình. Tuy nhiên, trước khi chúng ta hy vọng có thể bay được thì chúng ta phải tập đi bộ đã. Và bài Phúc Âm hôm nay mời gọi chúng ta bắt đầu tập đi bộ, mời gọi chúng ta bắt đầu phục vụ lẫn nhau, ngay từ trong gia đình và môi trường làm việc của chúng ta; Đó chính là lời mời gọi chúng ta hãy bắt chước Chúa Giêsu là Đấng đã phán"
"Con Người đến không phải để được phục vụ, mà để phục vụ và hiến mạng sống cứu chuộc nhiều người".
Thánh Ca : Con Chỉ Là Tạo Vật - Lm. JB. Nguyễn Sang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét