Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ XXVII Mùa Thường Niên (năm B)
Nguồn:www.40giayloichua.net
Mời nghe Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật 27 MTN (B)- Lễ Đức Mẹ Mân Côi - do Đức Cha Phê Rô Nguyễn Văn Khảm thuyết giảng năm 1997
Hôn nhân bất khả phân ly
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. Gia đình: Vấn đề Ly hôn và con cái
"Cha mẹ tôi đã ly hôn, chúng tôi sống với mẹ. Mẹ chúng tôi đã tận lực nuôi dưỡng chúng tôi. Tôi buồn giận cha tôi lắm, tuy nhiên tôi thấy thiếu vắng cha tôi kinh khủng. Biết bao lần tôi hình dung cha tôi mà tôi chỉ nhớ loáng thoáng bóng dáng. Tôi tưởng tượng một ngày nào đó đến nhà ông để khạc nhổ vào mặt ông ta cho hả cơn oán ghét và khinh bỉ. Hôm khác tôi lại mơ thấy mình nằm gọn trong cánh tay cha tôi, đắm mình trong một tình thương mà tôi tưởng chừng đã phai tàn. Rồi tôi đã khóc, và tôi còn khóc, nhưng không ai biết... Tôi nằm lăn đất vì đau khổ, vì bị xung đột khủng khiếp. Tôi muốn tìm cách báo thù: chống lại cha tôi, chống lại mẹ tôi, chống lại mọi người, chống lại xã hội và chống lại... chính tôi nữa!"
Tâm trạng của một đứa con mà cha mẹ đã ly dị với nhau là như thế: bị xâu xé ray rứt rất đau đớn: vừa thù ghét cha mẹ mà vừa đói khát thèm muốn tình thương của cha mẹ. Tương lai của những đứa con ly hôn là như thế: nó sẽ nổi loạn chống lại mọi người, phá phách mọi người và phá phách cả cuộc đời của chính nó nữa.
Vậy mà ít ai lưu tâm đến hoàn cảnh đau khổ to lớn ấy của những đứa con mà cha mẹ đã ly hôn. Ngược lại càng ngày người ta càng ủng hộ việc ly dị. Theo một bảng thống kê ở các nước giàu có phát triển thì cách đây 20 năm cứ 20 cặp vợ chồng thì có một cặp ly dị, cách đây 10 năm thì trong 10 cặp có một cặp ly dị, và hiện thời cứ 2 cặp là có một cặp ly dị. Nghĩa là tỉ lệ phân nửa: bên Nga cũng vậy mà bên Mỹ cũng vậy!
Lý do người ta dựa vào, là "Ðã không thể sống chung với nhau nữa thì thà chia tay nhau". Một lý do quá giản dị, nhưng vì quá giản dị nên cũng quá thiếu sót, ít ra là thiếu sót 3 điểm sau đây:
1.Thứ nhất là quá ích kỷ: chỉ lo cho những cặp vợ chồng mà không nghĩ đến những đứa con. Cho phép ly dị thì có lẽ vợ chồng sẽ thoải mái đấy, nhưng con cái thì như chúng ta đã thấy qua bức trên đây. Cha mẹ muốn thoải mái cho bản thân mình, và dồn mọi hậu quả cho những đứa con phải chịu. Mà những đứa con đó nào có tội tình gì đâu? Tội là ở cha mẹ chúng, nhưng chúng phải gánh lấy hậu quả hoàn toàn.
2.Thứ hai là phản trắc, lật lọng: những người ly dị là những kẻ phản trắc, lập lọng, không phải đối với ai khác mà đối với chính bản thân họ, đối với chính lương tâm của họ. Họ hãy nhớ lại xem trước khi cưới họ đã nghĩ gì, đã muốn gì, đã thề hứa gì? Họ muốn chiếm cho bằng được con người lúc đó họ đang yêu, họ chấp nhận tất cả mọi khó khăn xung đột của cuộc sống chung, và họ thề sẽ yêu thương nhau trọn đời. Lúc ban đầu thì vậy, nhưng lúc sau thì khác không yêu nhau nữa, không chấp nhận nhau nữa và đòi bỏ nhau bằng mọi giá. Có phải là phản trắc, là lật lọng, là tiền hậu bật nhất không?
3.Và điểm thứ ba là người ta đã quên một điều rất là thông thường trong cuộc sống hôn nhân: bất cứ cặp vợ chồng nào cũng phải trải qua những cuộc khủng hoảng. Không cặp nào thoát. Ðó là điều tất yếu, và có thể nói còn cần thiết nữa. Cũng như một đứa trẻ cần phải trải qua khủng hoảng của tuổi dậy thì mới trở nên người lớn được, thì bất cứ cặp vợ chồng nào cũng cấn phải trải qua khủng hoảng mới đi tối chỗ trưởng thành. Vậy mà khi gặp khủng hoảng thì tính ngay chuyện ly dị, thử hỏi làm sao gia đình trưởng thành được?
Ðó là ba điểm rất quan trọng mà người ta đã bỏ qua không xét tới. Vì bỏ qua những điểm quan trọng như thế nên người ta càng ngày càng đòi hỏi ly hôn: những cặp vợ chồng trẻ đòi ly hôn, cha mẹ đôi bên xúi ly hôn, luật pháp cho phép ly hôn... Chỉ có Tin Mừng Chúa và Giáo Hội Công giáo là còn cố gắng ngăn cản việc ly hôn. Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nên lưu ý tới những điểm sau đây:
1.Những người biệt phái dẫn chứng với Ðức Giêsu rằng ông Môsê cho phép ly hôn. Ðức Giêsu trả lời: đó chỉ là vì lòng dạ chai đá của các ngươi thôi. Nghĩa là Ðức Giêsu vạch cho thấy nguồn gốc của ly hôn là lòng dạ chai đá, lòng xấu của con người. Và như chúng ta đã phân tích ở trên, lòng xấu ấy chính là cái tính ích kỷ, cái thái độ phản trắc lật lọng, thái độ hèn nhát vội tìm đường lẫn trách trước những khủng hoảng tất yếu của hôn nhân.
2.Ðức Giêsu nhắc nhở tính chất bất khả ly của hôn nhân là quyền của TC, con người không có quyền làm ngược lại "Ðiều gì mà Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân ly". Nghĩa là Ðức Giêsu phủ nhận mọi quyền của con người trong vấn đề này: vợ chồng không có quyền đòi ly dị, cha mẹ đôi bên và bè bạn không có quyền xúi ly dị, luật lệ xã hội không có quyền cho phép ly dị, cho nên dù có 100 tờ giấy ly dị cũng chẳng có chút giá trị nào trước mặt Chúa.
3.Và thứ ba là Chúa nhắc mọi người phải nhớ đến những đứa trẻ. Ðức Giêsu đã ôm trẻ nhỏ vào lòng, Ngài đã chúc lành cho chúng để nhắc mọi người phải thương yêu chúng, phải bao bọc chúng, đừng ruồng bỏ chúng để chúng phải bơ vơ vì cha mẹ chúng đã ly dị nhau; đừng ngăn cản, không cho chúng đến với Chúa bằng cách dạy chúng vào con đường bất mãn, nổi loạn, sa đoạ khi cha mẹ chúng đã ly dị với nhau.
* 2. Chung thủy trong tình yêu
Thu Hồ Tử người nước Lỗ, mới cưới vợ năm ngày đã nhận lệnh đi làm quan ở nước Tần. Năm năm sau, Hồ Tử xin phép về quê thăm vợ và mẹ. Khi về gần đến nhà, chàng bỗng thấy một thiếu nữ rất xinh đẹp đang hái dâu bên đường.
Hồ Tử xuống xe, thả lời ong bướm trêu cợt. Nàng hái dâu thản nhiên như không nghe thấy gì, tay không ngừng bứt lá.
Hồ Tử nói:
- Này em kia, dùng tận lực mà làm ruộng cũng không bằng một năm được mùa. Dùng hết sức mà hái dâu, sao bằng gặp được một người chồng làm quan. Ta đây là quan lớn, vàng bạc sẵn có, nàng mà ưng thuận lấy ta thì không thiếu thứ gì, chẳng cần hái dâu cho vất vả tấm thân!
Người thiếu nữ ấy vẫn giữ thái độ dửng dưng, nhìn ông quan với ánh mắt đầy khinh bỉ.
Hồ Tử về nhà lạy mẹ. Khi vợ chàng ra gặp thì Hồ Tử choáng váng mặt mày, vì vợ chàng chính là thiếu nữ hái dâu lúc nãy. Chàng hổ thẹn vô cùng, lúc ấy nàng mới dạy cho chàng một bài học:
- Chàng đi làm quan năm năm mới về. Ðáng lẽ chàng phải vội vã về thăm mẹ, gặp vợ, thế mà chỉ thấy một người đàn bà ở dọc đường, không biết người ta chồng con thế nào đã ngừng lại trêu ghẹo, không nhớ gì đến mẹ, cũng chẳng thiết gì tới vợ. Quên mẹ thì bất hiếu, ham sắc thì lòng dâm, tính hạnh nhơ thì bất nghĩa, bất nghĩa thì trị dân chúng bất minh, người như thế sao đáng gọi là quan giỏi chồng quý được!
*
Câu chuyện trên đây nhắc nhở chúng ta về sự chung thủy vợ chồng mà Tin mừng hôm nay xác định lại. Ðó là luật đơn hôn và vĩnh hôn trong bậc hôn nhân: "Lúc khởi đầu cuộc sáng tạo: Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly" (Mc.10,6-9). Ý định của Thiên Chúa là sáng tạo người nam và người nữ. Việc kết hợp với nhau để trở thành một huyết nhục "là giao ước tình yêu". Hiệu quả của giao ước này là "hai người trở nên một". Ðiều này chứng tỏ việc ly dị là bất trung với hôn ước, đồng thời cũng là sự bất tuân thánh ý Thiên Chúa.
Kể từ khi Kinh Thánh mở đầu với mối tình keo sơn giữa hai ông bà nguyên tổ, thì tình yêu vợ chồng đã trở nên duy nhất và chung thủy: "Mình với ta tuy hai mà một". Nhưng tình yêu hôn nhân ấy có thể vươn lên tột đỉnh non cao, mà cũng có thể rơi xuống hố sâu vực thẳm.
Có những cặp vợ chồng bước đi bên nhau trong đời. Thế mà những bước chân dẫm lên đời nhau rất đau đớn. Bếp lửa gia đình đã tắt, cuộc vui đã tàn hơi, hành trình không trọn vẹn, như mơ ước của thiên đường.
Lịch sử con người đầy dẫy những cuộc chia tay, đổ vỡ, phản bội. Từ thời Môsê dân chúng đã đòi ly dị, rồi đến vua Ðavít chiếm đoạt vợ Uria, sang vua Antipas ly dị vợ để cưới nàng Hêrôđia. Cứ thế tiếp diễn đến ngày nay. Theo thống kê vào tháng 12/89 tại các nước Phương Tây, cứ hai đôi hôn nhân thì có một đôi ly dị và hệ quả là 1/3 trẻ em sống như trẻ mồ côi.
Xét cho cùng luật Chúa cấm ly dị lại là một trợ giúp đắc lực cho các đôi vợ chồng trong lúc gặp khó khăn, giông tố, biết nhẫn nhịn, kiềm chế để giữ gìn hạnh phúc gia đình, và lành mạnh hóa xã hội. Ðó cũng là một ơn huệ của bí tích Hôn nhân.
Hình ảnh "Ðức Giêsu ôm các trẻ nhỏ vào lòng và chúc lành cho chúng" (Mc.10,16) là một lời nhắc nhở các bậc cha mẹ. Nếu "cơm không lành canh không ngọt", muốn chia tay, hãy nhìn vào con cái mình, những nạn nhân vô tội. Nếu muốn chọn giải pháp "đường ai nấy đi" thì hãy nhớ đến những đứa trẻ đáng thương. Chúng sẽ đi về đâu? Thống kê cho thấy đại đa số thanh thiếu niên phạm pháp là con của những cha mẹ ly tán.
Ðức Gioan Phaolô II trong Tông huấn Gia đình, số 59, có viết: "Phẩm giá và trách nhiệm của gia đình Kitô hữu, xét như là một Hội thánh tại gia, chỉ có thể sống được với sự trợ giúp liên lỉ của Thiên Chúa, và sự trợ giúp này sẽ không bao giờ thiếu nếu người ta biết cầu nguyện khẩn xin với lòng tin cậy và khiêm tốn".
*
Lạy Chúa, "Chúa là tình yêu", xin ban Tình yêu Chúa xuống trong các gia đình đã nguội lạnh tình yêu.
Xin cho các bậc cha mẹ luôn biết nhẫn nhục và tha thứ cho nhau, để họ trọn đời chung thủy trong tình yêu mà Chúa đã chúc phúc cho họ trong ngày thành hôn. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
* 3. Trở lại thành trẻ thơ.
Ðức Giêsu nói: "Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với một tâm hồn trẻ thơ thì sẽ chẳng được vào".
Sau đây là một vài suy nghĩ về việc trở lại thành trẻ thơ:
1. Trẻ không do tuổi đời mà do tâm hồn.
Ta già đi không phải vì đã sống nhiều năm mà do đã đánh mất lý tưởng, chất chứa ưu phiền, nghi hoặc, sợ hãi, thất vọng, không tự tin...
2. Niềm tin làm ta trẻ, hoài nghi khiến ta già; hy vọng làm ta trẻ, thất vọng khiến ta già.
3. Hồi còn bé chúng ta rất hồn nhiên. Lớn lên chúng ta đánh mất nó. Dù vậy chúng ta vẫn có thể tìm lại được sự hồn nhiên. Tuy nhiên tính chất của hai sự hồn nhiên này khác nhau:
- Sự hồn nhiên thứ nhất thì chưa chín chắn, chưa có trách nhiệm, chưa biết đến ưu sầu và sự dữ. Sự hồn nhiên thứ hai đã chín mùi nhờ tinh thần trách nhiệm, nhờ cảm nghiệm về ưu sầu và sự dữ; Sự hồn nhiên thứ nhất chưa biết phạm tội. Sự hồn nhiên thứ hai chỗi dậy từ tội lỗi; Sự hồn nhiên thứ nhất không biết phạm tội, sự hồn nhiên thứ hai không muốn phạm tội.
* 4. Chuyện minh họa
a/ Ðổi lời tuyên hôn
Một đôi bạn trẻ sắp sửa thành hôn đến gặp vị linh mục sắp chứng hôn cho họ và đề nghị:
- Thưa cha, chúng ta đã thảo luận với nhau rất kỹ nên đến xin Cha sửa đổi một chút trong câu mà Cha sẽ đọc trong nghi lễ: Thay vì Cha tuyên bố là chúng ta sẽ là vợ chồng với nhau "cho đến chết", Cha có thể đổi lại là "cho đến khi không còn yêu nhau nữa" được không ạ?
Linh mục hỏi lại:
- Tại sao thế?
- Chúng con thấy nhiều vợ chồng sống với nhau một thời gian rồi không còn yêu nhau nữa. Khi đó mà phải tiếp tục sống với nhau thì chỉ làm khổ cho nhau thôi. Thà ly dị còn tốt hơn.
- Cha khen ngợi sự thẳng thắn của chúng con. Nhưng cha không thể sửa đổi như chúng con đề nghị, vì cha không muốn chứng hôn cho một cuộc hôn nhân chắc chắn sẽ tan rã.
- Nghĩa là sao ạ?
- Hôn nhân nửa vời thì chắc chắn sẽ tan rã.
- Thế nào là hôn nhân nửa vời?
- Thứ nhất là nửa vời về thời gian, nghĩa là chỉ muốn sống chung cho đến khi không còn muốn sống chung nữa; thứ hai là nửa vời về chọn lựa: chúng con không chọn con người của nhau mà chỉ chọn một số những điểm hợp nhau; thứ ba là nửa vời về dấn thân: chúng con chỉ muốn dấn thân bao lâu sự dấn thân đó mang đến cho chúng con sung sướng và hạnh phúc. Hôn nhân nửa vời chắc chắn sẽ tan rã thôi.
- Vậy thế nào là hôn nhân trọn vẹn?
- Hôn nhân công giáo phải là hôn nhân trọn vẹn, vì khi chọn một người làm vợ hay làm chồng mình là ta chấp nhận trọn vẹn con người của người đó gồm cả ưu điểm và khuyết điểm, ta muốn cùng người đó chia xẻ không chỉ niềm vui mà cả nỗi buồn, ta sẽ cùng người đó sống không chỉ một thời gian mà là suốt đời.
- Thế nhưng ở đời này có gì là trọn vẹn đâu?
- Ðúng thế. Nhưng chính vì con người không trọn vẹn nên con người cần có bạn hôn nhân để bổ túc cho nhau nên trọn vẹn hơn. Hơn nữa, khi hôn nhân được cử hành bằng bí tích trước mặt Chúa thì còn có Chúa hỗ trợ cho những cố gắng của hai vợ chồng.
b/ Nam và nữ
Truyện kể Ấn độ về tạo dựng: Khi tạo dựng người nam xong, Ðấng sáng tạo thấy Ngài đã tận dụng tất cả những yếu tố vật chất. Ngài không còn chất cứng hay vật rắn trên tay để tạo dựng người nữ.
Sau một hồi suy nghĩ, Ngài lấy sự tròn trịa của mặt trăng, dẻo dai của thân nho, mảnh mai của cây sậy, nảy nở của bông hoa, màu tươi sáng của lá cây và sự yên tĩnh của tia nắng mặt trời, nước của đám mây và sự bất ổn của gió, sự sợ hãi của con thỏ và tự cao tự đại của con công, sự mềm mại của ức chim và cứng rắn của kim cương, ngọt ngào của mật và độc ác của cọp, nóng của lửa và lạnh của tuyết, sự bép xép của chim mỏ ác và giọng líu lo của họa mi, sự dối trá của sếu và sự tự tin của sư tử.
Trộn tất cả những yếu tố đó lại với nhau, Ðấng sáng tạo dựng nên người nữ và trao cho người nam.
Một tuần sau, người nam trở lại và nói: "Thưa Ngài, tạo vật Ngài trao cho làm con sống không hạnh phúc. Cô ấy nói luôn miệng và chòng ghẹo con suốt ngày, làm con chẳng được nghỉ ngơi. Cô bắt con phải luôn để ý đến cô, nên thời giờ của con bị lãng phí. Chuyện nhỏ tí cũng làm cô khóc và cuộc sống thật vô dụng. Con đến trả lại cô ấy cho Ngài, vì con không thể sống với cô ấy".
- Ðược.
Và Ngài nhận lại. Một tuần trôi qua, người nam trở lại với Ðấng sáng tạo và nói: "Thưa Ngài, cuộc sống của con thật trống rỗng từ khi con trao lại tạo vật đó cho Ngài. Con luôn nghĩ về cô ấy, về cách cô múa hát, về ánh mắt trao duyên, về bao câu chuyện và xích lại gần con. Trông cô thật đẹp và da thịt cô mịn màng. Con rất thích nghe cô cười. Xin trao lại cô ấy cho con".
- Ðược.
Và Ngài trao lại cho anh. Nhưng ba ngày sau, người nam trở lại và nói: "Thưa Ngài, con không biết phải giải thích làm sao, nhưng với tất cả kinh nghiệm của con về tạo vật này, con kết luận rằng cô đã gây cho con nhiều buồn bực hơn niềm vui. Con cầu nguyện cho cô và trao trả lại cho Ngài. Con không thể sống với cô ấy!"
- Anh cũng không thể sống thiếu cô ấy!
Rồi Ngài quay lại và tiếp tục làm việc. Người nam nói vẻ thất vọng: "Con sẽ làm gì? Con không thể sống với cô ấy và cũng không thể sống thiếu cô ấy!"
Thiên Chúa đã liên kết người nam và người nữ thành vợ chồng trong hôn nhân, xin cho họ luôn nhớ và thi hành lời Chúa dạy: "Ðiều gì Thiên Chúa đã liên kết thì loài người không được phân ly". Lạy Chúa, hoàn cảnh nghèo đói, chậm tiến và những ảnh hưởng xấu trong xã hội, đang gây đổ vỡ cho nhiều gia đình, xin Chúa luôn trợ giúp để ít là những gia đình công giáo, luôn là những dấu hiệu tinh thương của Chúa giữa mọi người.Amen!
Thánh Ca : Bao La Tình Chúa ;
Nguồn:www.40giayloichua.net
Mời nghe Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật 27 MTN (B)- Lễ Đức Mẹ Mân Côi - do Đức Cha Phê Rô Nguyễn Văn Khảm thuyết giảng năm 1997
Hôn nhân bất khả phân ly
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. Gia đình: Vấn đề Ly hôn và con cái
"Cha mẹ tôi đã ly hôn, chúng tôi sống với mẹ. Mẹ chúng tôi đã tận lực nuôi dưỡng chúng tôi. Tôi buồn giận cha tôi lắm, tuy nhiên tôi thấy thiếu vắng cha tôi kinh khủng. Biết bao lần tôi hình dung cha tôi mà tôi chỉ nhớ loáng thoáng bóng dáng. Tôi tưởng tượng một ngày nào đó đến nhà ông để khạc nhổ vào mặt ông ta cho hả cơn oán ghét và khinh bỉ. Hôm khác tôi lại mơ thấy mình nằm gọn trong cánh tay cha tôi, đắm mình trong một tình thương mà tôi tưởng chừng đã phai tàn. Rồi tôi đã khóc, và tôi còn khóc, nhưng không ai biết... Tôi nằm lăn đất vì đau khổ, vì bị xung đột khủng khiếp. Tôi muốn tìm cách báo thù: chống lại cha tôi, chống lại mẹ tôi, chống lại mọi người, chống lại xã hội và chống lại... chính tôi nữa!"
Tâm trạng của một đứa con mà cha mẹ đã ly dị với nhau là như thế: bị xâu xé ray rứt rất đau đớn: vừa thù ghét cha mẹ mà vừa đói khát thèm muốn tình thương của cha mẹ. Tương lai của những đứa con ly hôn là như thế: nó sẽ nổi loạn chống lại mọi người, phá phách mọi người và phá phách cả cuộc đời của chính nó nữa.
Vậy mà ít ai lưu tâm đến hoàn cảnh đau khổ to lớn ấy của những đứa con mà cha mẹ đã ly hôn. Ngược lại càng ngày người ta càng ủng hộ việc ly dị. Theo một bảng thống kê ở các nước giàu có phát triển thì cách đây 20 năm cứ 20 cặp vợ chồng thì có một cặp ly dị, cách đây 10 năm thì trong 10 cặp có một cặp ly dị, và hiện thời cứ 2 cặp là có một cặp ly dị. Nghĩa là tỉ lệ phân nửa: bên Nga cũng vậy mà bên Mỹ cũng vậy!
Lý do người ta dựa vào, là "Ðã không thể sống chung với nhau nữa thì thà chia tay nhau". Một lý do quá giản dị, nhưng vì quá giản dị nên cũng quá thiếu sót, ít ra là thiếu sót 3 điểm sau đây:
1.Thứ nhất là quá ích kỷ: chỉ lo cho những cặp vợ chồng mà không nghĩ đến những đứa con. Cho phép ly dị thì có lẽ vợ chồng sẽ thoải mái đấy, nhưng con cái thì như chúng ta đã thấy qua bức trên đây. Cha mẹ muốn thoải mái cho bản thân mình, và dồn mọi hậu quả cho những đứa con phải chịu. Mà những đứa con đó nào có tội tình gì đâu? Tội là ở cha mẹ chúng, nhưng chúng phải gánh lấy hậu quả hoàn toàn.
2.Thứ hai là phản trắc, lật lọng: những người ly dị là những kẻ phản trắc, lập lọng, không phải đối với ai khác mà đối với chính bản thân họ, đối với chính lương tâm của họ. Họ hãy nhớ lại xem trước khi cưới họ đã nghĩ gì, đã muốn gì, đã thề hứa gì? Họ muốn chiếm cho bằng được con người lúc đó họ đang yêu, họ chấp nhận tất cả mọi khó khăn xung đột của cuộc sống chung, và họ thề sẽ yêu thương nhau trọn đời. Lúc ban đầu thì vậy, nhưng lúc sau thì khác không yêu nhau nữa, không chấp nhận nhau nữa và đòi bỏ nhau bằng mọi giá. Có phải là phản trắc, là lật lọng, là tiền hậu bật nhất không?
3.Và điểm thứ ba là người ta đã quên một điều rất là thông thường trong cuộc sống hôn nhân: bất cứ cặp vợ chồng nào cũng phải trải qua những cuộc khủng hoảng. Không cặp nào thoát. Ðó là điều tất yếu, và có thể nói còn cần thiết nữa. Cũng như một đứa trẻ cần phải trải qua khủng hoảng của tuổi dậy thì mới trở nên người lớn được, thì bất cứ cặp vợ chồng nào cũng cấn phải trải qua khủng hoảng mới đi tối chỗ trưởng thành. Vậy mà khi gặp khủng hoảng thì tính ngay chuyện ly dị, thử hỏi làm sao gia đình trưởng thành được?
Ðó là ba điểm rất quan trọng mà người ta đã bỏ qua không xét tới. Vì bỏ qua những điểm quan trọng như thế nên người ta càng ngày càng đòi hỏi ly hôn: những cặp vợ chồng trẻ đòi ly hôn, cha mẹ đôi bên xúi ly hôn, luật pháp cho phép ly hôn... Chỉ có Tin Mừng Chúa và Giáo Hội Công giáo là còn cố gắng ngăn cản việc ly hôn. Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nên lưu ý tới những điểm sau đây:
1.Những người biệt phái dẫn chứng với Ðức Giêsu rằng ông Môsê cho phép ly hôn. Ðức Giêsu trả lời: đó chỉ là vì lòng dạ chai đá của các ngươi thôi. Nghĩa là Ðức Giêsu vạch cho thấy nguồn gốc của ly hôn là lòng dạ chai đá, lòng xấu của con người. Và như chúng ta đã phân tích ở trên, lòng xấu ấy chính là cái tính ích kỷ, cái thái độ phản trắc lật lọng, thái độ hèn nhát vội tìm đường lẫn trách trước những khủng hoảng tất yếu của hôn nhân.
2.Ðức Giêsu nhắc nhở tính chất bất khả ly của hôn nhân là quyền của TC, con người không có quyền làm ngược lại "Ðiều gì mà Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân ly". Nghĩa là Ðức Giêsu phủ nhận mọi quyền của con người trong vấn đề này: vợ chồng không có quyền đòi ly dị, cha mẹ đôi bên và bè bạn không có quyền xúi ly dị, luật lệ xã hội không có quyền cho phép ly dị, cho nên dù có 100 tờ giấy ly dị cũng chẳng có chút giá trị nào trước mặt Chúa.
3.Và thứ ba là Chúa nhắc mọi người phải nhớ đến những đứa trẻ. Ðức Giêsu đã ôm trẻ nhỏ vào lòng, Ngài đã chúc lành cho chúng để nhắc mọi người phải thương yêu chúng, phải bao bọc chúng, đừng ruồng bỏ chúng để chúng phải bơ vơ vì cha mẹ chúng đã ly dị nhau; đừng ngăn cản, không cho chúng đến với Chúa bằng cách dạy chúng vào con đường bất mãn, nổi loạn, sa đoạ khi cha mẹ chúng đã ly dị với nhau.
* 2. Chung thủy trong tình yêu
Thu Hồ Tử người nước Lỗ, mới cưới vợ năm ngày đã nhận lệnh đi làm quan ở nước Tần. Năm năm sau, Hồ Tử xin phép về quê thăm vợ và mẹ. Khi về gần đến nhà, chàng bỗng thấy một thiếu nữ rất xinh đẹp đang hái dâu bên đường.
Hồ Tử xuống xe, thả lời ong bướm trêu cợt. Nàng hái dâu thản nhiên như không nghe thấy gì, tay không ngừng bứt lá.
Hồ Tử nói:
- Này em kia, dùng tận lực mà làm ruộng cũng không bằng một năm được mùa. Dùng hết sức mà hái dâu, sao bằng gặp được một người chồng làm quan. Ta đây là quan lớn, vàng bạc sẵn có, nàng mà ưng thuận lấy ta thì không thiếu thứ gì, chẳng cần hái dâu cho vất vả tấm thân!
Người thiếu nữ ấy vẫn giữ thái độ dửng dưng, nhìn ông quan với ánh mắt đầy khinh bỉ.
Hồ Tử về nhà lạy mẹ. Khi vợ chàng ra gặp thì Hồ Tử choáng váng mặt mày, vì vợ chàng chính là thiếu nữ hái dâu lúc nãy. Chàng hổ thẹn vô cùng, lúc ấy nàng mới dạy cho chàng một bài học:
- Chàng đi làm quan năm năm mới về. Ðáng lẽ chàng phải vội vã về thăm mẹ, gặp vợ, thế mà chỉ thấy một người đàn bà ở dọc đường, không biết người ta chồng con thế nào đã ngừng lại trêu ghẹo, không nhớ gì đến mẹ, cũng chẳng thiết gì tới vợ. Quên mẹ thì bất hiếu, ham sắc thì lòng dâm, tính hạnh nhơ thì bất nghĩa, bất nghĩa thì trị dân chúng bất minh, người như thế sao đáng gọi là quan giỏi chồng quý được!
*
Câu chuyện trên đây nhắc nhở chúng ta về sự chung thủy vợ chồng mà Tin mừng hôm nay xác định lại. Ðó là luật đơn hôn và vĩnh hôn trong bậc hôn nhân: "Lúc khởi đầu cuộc sáng tạo: Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly" (Mc.10,6-9). Ý định của Thiên Chúa là sáng tạo người nam và người nữ. Việc kết hợp với nhau để trở thành một huyết nhục "là giao ước tình yêu". Hiệu quả của giao ước này là "hai người trở nên một". Ðiều này chứng tỏ việc ly dị là bất trung với hôn ước, đồng thời cũng là sự bất tuân thánh ý Thiên Chúa.
Kể từ khi Kinh Thánh mở đầu với mối tình keo sơn giữa hai ông bà nguyên tổ, thì tình yêu vợ chồng đã trở nên duy nhất và chung thủy: "Mình với ta tuy hai mà một". Nhưng tình yêu hôn nhân ấy có thể vươn lên tột đỉnh non cao, mà cũng có thể rơi xuống hố sâu vực thẳm.
Có những cặp vợ chồng bước đi bên nhau trong đời. Thế mà những bước chân dẫm lên đời nhau rất đau đớn. Bếp lửa gia đình đã tắt, cuộc vui đã tàn hơi, hành trình không trọn vẹn, như mơ ước của thiên đường.
Lịch sử con người đầy dẫy những cuộc chia tay, đổ vỡ, phản bội. Từ thời Môsê dân chúng đã đòi ly dị, rồi đến vua Ðavít chiếm đoạt vợ Uria, sang vua Antipas ly dị vợ để cưới nàng Hêrôđia. Cứ thế tiếp diễn đến ngày nay. Theo thống kê vào tháng 12/89 tại các nước Phương Tây, cứ hai đôi hôn nhân thì có một đôi ly dị và hệ quả là 1/3 trẻ em sống như trẻ mồ côi.
Xét cho cùng luật Chúa cấm ly dị lại là một trợ giúp đắc lực cho các đôi vợ chồng trong lúc gặp khó khăn, giông tố, biết nhẫn nhịn, kiềm chế để giữ gìn hạnh phúc gia đình, và lành mạnh hóa xã hội. Ðó cũng là một ơn huệ của bí tích Hôn nhân.
Hình ảnh "Ðức Giêsu ôm các trẻ nhỏ vào lòng và chúc lành cho chúng" (Mc.10,16) là một lời nhắc nhở các bậc cha mẹ. Nếu "cơm không lành canh không ngọt", muốn chia tay, hãy nhìn vào con cái mình, những nạn nhân vô tội. Nếu muốn chọn giải pháp "đường ai nấy đi" thì hãy nhớ đến những đứa trẻ đáng thương. Chúng sẽ đi về đâu? Thống kê cho thấy đại đa số thanh thiếu niên phạm pháp là con của những cha mẹ ly tán.
Ðức Gioan Phaolô II trong Tông huấn Gia đình, số 59, có viết: "Phẩm giá và trách nhiệm của gia đình Kitô hữu, xét như là một Hội thánh tại gia, chỉ có thể sống được với sự trợ giúp liên lỉ của Thiên Chúa, và sự trợ giúp này sẽ không bao giờ thiếu nếu người ta biết cầu nguyện khẩn xin với lòng tin cậy và khiêm tốn".
*
Lạy Chúa, "Chúa là tình yêu", xin ban Tình yêu Chúa xuống trong các gia đình đã nguội lạnh tình yêu.
Xin cho các bậc cha mẹ luôn biết nhẫn nhục và tha thứ cho nhau, để họ trọn đời chung thủy trong tình yêu mà Chúa đã chúc phúc cho họ trong ngày thành hôn. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
* 3. Trở lại thành trẻ thơ.
Ðức Giêsu nói: "Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với một tâm hồn trẻ thơ thì sẽ chẳng được vào".
Sau đây là một vài suy nghĩ về việc trở lại thành trẻ thơ:
1. Trẻ không do tuổi đời mà do tâm hồn.
Ta già đi không phải vì đã sống nhiều năm mà do đã đánh mất lý tưởng, chất chứa ưu phiền, nghi hoặc, sợ hãi, thất vọng, không tự tin...
2. Niềm tin làm ta trẻ, hoài nghi khiến ta già; hy vọng làm ta trẻ, thất vọng khiến ta già.
3. Hồi còn bé chúng ta rất hồn nhiên. Lớn lên chúng ta đánh mất nó. Dù vậy chúng ta vẫn có thể tìm lại được sự hồn nhiên. Tuy nhiên tính chất của hai sự hồn nhiên này khác nhau:
- Sự hồn nhiên thứ nhất thì chưa chín chắn, chưa có trách nhiệm, chưa biết đến ưu sầu và sự dữ. Sự hồn nhiên thứ hai đã chín mùi nhờ tinh thần trách nhiệm, nhờ cảm nghiệm về ưu sầu và sự dữ; Sự hồn nhiên thứ nhất chưa biết phạm tội. Sự hồn nhiên thứ hai chỗi dậy từ tội lỗi; Sự hồn nhiên thứ nhất không biết phạm tội, sự hồn nhiên thứ hai không muốn phạm tội.
* 4. Chuyện minh họa
a/ Ðổi lời tuyên hôn
Một đôi bạn trẻ sắp sửa thành hôn đến gặp vị linh mục sắp chứng hôn cho họ và đề nghị:
- Thưa cha, chúng ta đã thảo luận với nhau rất kỹ nên đến xin Cha sửa đổi một chút trong câu mà Cha sẽ đọc trong nghi lễ: Thay vì Cha tuyên bố là chúng ta sẽ là vợ chồng với nhau "cho đến chết", Cha có thể đổi lại là "cho đến khi không còn yêu nhau nữa" được không ạ?
Linh mục hỏi lại:
- Tại sao thế?
- Chúng con thấy nhiều vợ chồng sống với nhau một thời gian rồi không còn yêu nhau nữa. Khi đó mà phải tiếp tục sống với nhau thì chỉ làm khổ cho nhau thôi. Thà ly dị còn tốt hơn.
- Cha khen ngợi sự thẳng thắn của chúng con. Nhưng cha không thể sửa đổi như chúng con đề nghị, vì cha không muốn chứng hôn cho một cuộc hôn nhân chắc chắn sẽ tan rã.
- Nghĩa là sao ạ?
- Hôn nhân nửa vời thì chắc chắn sẽ tan rã.
- Thế nào là hôn nhân nửa vời?
- Thứ nhất là nửa vời về thời gian, nghĩa là chỉ muốn sống chung cho đến khi không còn muốn sống chung nữa; thứ hai là nửa vời về chọn lựa: chúng con không chọn con người của nhau mà chỉ chọn một số những điểm hợp nhau; thứ ba là nửa vời về dấn thân: chúng con chỉ muốn dấn thân bao lâu sự dấn thân đó mang đến cho chúng con sung sướng và hạnh phúc. Hôn nhân nửa vời chắc chắn sẽ tan rã thôi.
- Vậy thế nào là hôn nhân trọn vẹn?
- Hôn nhân công giáo phải là hôn nhân trọn vẹn, vì khi chọn một người làm vợ hay làm chồng mình là ta chấp nhận trọn vẹn con người của người đó gồm cả ưu điểm và khuyết điểm, ta muốn cùng người đó chia xẻ không chỉ niềm vui mà cả nỗi buồn, ta sẽ cùng người đó sống không chỉ một thời gian mà là suốt đời.
- Thế nhưng ở đời này có gì là trọn vẹn đâu?
- Ðúng thế. Nhưng chính vì con người không trọn vẹn nên con người cần có bạn hôn nhân để bổ túc cho nhau nên trọn vẹn hơn. Hơn nữa, khi hôn nhân được cử hành bằng bí tích trước mặt Chúa thì còn có Chúa hỗ trợ cho những cố gắng của hai vợ chồng.
b/ Nam và nữ
Truyện kể Ấn độ về tạo dựng: Khi tạo dựng người nam xong, Ðấng sáng tạo thấy Ngài đã tận dụng tất cả những yếu tố vật chất. Ngài không còn chất cứng hay vật rắn trên tay để tạo dựng người nữ.
Sau một hồi suy nghĩ, Ngài lấy sự tròn trịa của mặt trăng, dẻo dai của thân nho, mảnh mai của cây sậy, nảy nở của bông hoa, màu tươi sáng của lá cây và sự yên tĩnh của tia nắng mặt trời, nước của đám mây và sự bất ổn của gió, sự sợ hãi của con thỏ và tự cao tự đại của con công, sự mềm mại của ức chim và cứng rắn của kim cương, ngọt ngào của mật và độc ác của cọp, nóng của lửa và lạnh của tuyết, sự bép xép của chim mỏ ác và giọng líu lo của họa mi, sự dối trá của sếu và sự tự tin của sư tử.
Trộn tất cả những yếu tố đó lại với nhau, Ðấng sáng tạo dựng nên người nữ và trao cho người nam.
Một tuần sau, người nam trở lại và nói: "Thưa Ngài, tạo vật Ngài trao cho làm con sống không hạnh phúc. Cô ấy nói luôn miệng và chòng ghẹo con suốt ngày, làm con chẳng được nghỉ ngơi. Cô bắt con phải luôn để ý đến cô, nên thời giờ của con bị lãng phí. Chuyện nhỏ tí cũng làm cô khóc và cuộc sống thật vô dụng. Con đến trả lại cô ấy cho Ngài, vì con không thể sống với cô ấy".
- Ðược.
Và Ngài nhận lại. Một tuần trôi qua, người nam trở lại với Ðấng sáng tạo và nói: "Thưa Ngài, cuộc sống của con thật trống rỗng từ khi con trao lại tạo vật đó cho Ngài. Con luôn nghĩ về cô ấy, về cách cô múa hát, về ánh mắt trao duyên, về bao câu chuyện và xích lại gần con. Trông cô thật đẹp và da thịt cô mịn màng. Con rất thích nghe cô cười. Xin trao lại cô ấy cho con".
- Ðược.
Và Ngài trao lại cho anh. Nhưng ba ngày sau, người nam trở lại và nói: "Thưa Ngài, con không biết phải giải thích làm sao, nhưng với tất cả kinh nghiệm của con về tạo vật này, con kết luận rằng cô đã gây cho con nhiều buồn bực hơn niềm vui. Con cầu nguyện cho cô và trao trả lại cho Ngài. Con không thể sống với cô ấy!"
- Anh cũng không thể sống thiếu cô ấy!
Rồi Ngài quay lại và tiếp tục làm việc. Người nam nói vẻ thất vọng: "Con sẽ làm gì? Con không thể sống với cô ấy và cũng không thể sống thiếu cô ấy!"
Thiên Chúa đã liên kết người nam và người nữ thành vợ chồng trong hôn nhân, xin cho họ luôn nhớ và thi hành lời Chúa dạy: "Ðiều gì Thiên Chúa đã liên kết thì loài người không được phân ly". Lạy Chúa, hoàn cảnh nghèo đói, chậm tiến và những ảnh hưởng xấu trong xã hội, đang gây đổ vỡ cho nhiều gia đình, xin Chúa luôn trợ giúp để ít là những gia đình công giáo, luôn là những dấu hiệu tinh thương của Chúa giữa mọi người.Amen!
Thánh Ca : Bao La Tình Chúa ;
TÌM LẠI SỰ NGẠC NHIÊN
Lm. Mark Link
Mấy năm trước, tờ Chicago Tribune (Diễn đàn Chicago) có đăng bài viết của Amelia Bahl nhan đề: "Đi đạo với Bà Tôi". Bài được viết theo thể đối thoại như sau;
Ricky hỏi: Thưa bà tại sao cây lại thay lá vào cuối mùa hạ?
Bà trả lời: Vì những lá cây cũ mèm xơ xác rồi, cần mặc lấy lá mới.
- Những lá mới từ đâu đến vậy?
- Từ sâu dưới lòng đất, bà mẹ thiên nhiên luôn bận bịu chuẩn bị lá mới cho chúng
- Bà ơi, có bao giờ bà thấy bầu trời giống như một hồ nước úp lộn ngược không?
- Và những áng mây bé tí kia trông giống những chiếc thuyền buồm phải không nào?
- Cháu thắc mắc chả hiểu chúng dương buồm đi về đâu?
- Có lẽ đi dự "hội mây" đó cháu.
- Chúng sẽ làm gì ở đó nhỉ?
- Có lẽ để quyết định xem trái đất có cần mưa thêm không?
- Chà! Chúa lo lắng tất cả mọi sự, bà nhỉ?
***
Bà của Richy thực là một gương mẫu hoàn hảo cho người trưởng thành. Bà không bị mất cảm thức của mình về những điều ngạc nhiên của trẻ thơ. Biết ngạc nhiên là biết nhìn thấy sự vật giống như trẻ con nhìn thấy chúng. Là biết đặt ra những câu hỏi tương tự như trẻ con thường hỏi. Biết ngạc nhiên là biết nhìn mọi sự như chúng ta nhìn chúng lần đầu tiên, nghĩa là nhìn chúng với sự tươi mát lần đầu, toả ra sự mới mẻ từ đôi tay tạo dựng của Chúa khi chưa hề bị tì ố. Biết ngạc nhiên là biết nhìn vào một cánh đồng cỏ ướt đẫm sau cơn mưa và nhận ra những dấu chân của Chúa trên đó. Biết ngạc nhiên là biết nhìn vào đôi mắt trẻ thơ và nhận ra dấu tay của Thiên Chúa ẩn chứa trong đó.
Có một ví dụ thú vị cho vấn đề chúng ta đang bàn được thấy trong quyển sách của Charles Colson tựa đề "Born Again" (Tái sinh).
Colson một trong những người bị kết án trong vụ Watergate của tổng thống Nixon vào thập niên 1970. Về sau, ông đã trở lại đạo Chúa. Sự trở lại này đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn ông mãi đến hôm nay. Trong một đoạn sách của mình, Colson đưa chúng ta lùi về quá khứ 20 năm trước để tham dự một mùa hè thú vị mà ông đã trải qua cùng hai cậu nhóc, con của ông. Ông đã mua cho chúng một chiếc thuyền buồm dài 14 bộ (quãng 4 mét rưỡi) và đem nó ra hồ. Khi cả ba đến bờ hồ, một cơn mưa phùn nho nhỏ của mùa hạ bắt đầu lất phất. Tuy nhiên điều này chẳng làm cho họ quan tâm. Sau khi thuyền rời khỏi bến, họ chỉ còn nghe thấy tiếng nước vỗ mạn thuyền và tiếng chiếc buồm sũng nước vỗ phành phạch trong gió. Cậu bé Chris, 10 tuổi được giao nhiệm vụ điều khiển chiếc thuyền. Khi nhận thức được vai trò thuyền trưởng của mình, gương mặt cậu bé trông mới rạng rỡ làm sao! Ánh mắt cậu toé lên nỗi hào hứng khi biết rằng cậu đang nắm trong tay quyền điều khiển sức mạnh của gió. Nhìn vào khuôn mặt và ánh mắt cậu con trai, Colson hết sức sửng sốt. Lúc đó, ông tâm sự với Chúa và ông vẫn còn nhớ mãi những lời tâm sự ấy: "Lạy Chúa, xin cảm tạ Ngài đã ban cho con đứa con trai này, đã ban cho con giây phút kỳ dịêu này. Chỉ cần nhìn vào đôi mắt đứa nhỏ này, đời con đã thoả mãn rồi. Trong tương lai, dù có xảy đến điều gì cho dẫu ngày mai con có phải chết, thì đời sống của con kể cũng đã mãn nguyện lắm rồi. Tạ ơn Chúa".
Sau đó, Colson ngạc nhiên vì điều ông vừa làm. Trước đó, ông đâu có tin rằng Thiên Chúa có bản ngã, thế mà trong ngẫu hứng, ông lại thưa chuyện với Ngài như một Đấng có bản ngã. Trong niềm vui vào giây phút ấy, tim ông đã vượt khỏi trí não để biểu lộ lời xác nhận sự hiện hữu của một Thiên Chúa hữu ngã. Qua chính những lời cầu nguyện của mình, ông khám phá rằng dù ông chưa tự chứng minh được là có Thiên Chúa, ông vẫn có thể thưa chuyện với Ngài. Làm sao ông có thể thưa chuyện với Ngài được nếu không phải là tận thâm sâu tâm hồn ông vẫn ý thức rằng có ai đó đang lắng nghe ông từ một nơi nào đó. Thực thế, vào buổi trưa hè mưa phùn ấy, Colson đã khám phá ra cho mình điều mà các tác giả linh đạo luôn nhất trí với nhau, đó là: Sự ngạc nhiên là trọng tâm mọi lời khẩn nguyện và thờ phụng.
Điều này dẫn chúng ta đến với sứ điệp thực tiễn của bài Phúc Âm hôm nay. Nếu chúng ta cảm thấy khó cầu nguyện và thờ phụng Chúa, có thể là vì chúng ta đã để cho cảm thức ngạc nhiên như trẻ con của mình bị khuất sau đám mây: có lẽ vì chúng ta đã không nghiêm chỉnh nghe theo lời Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm hôm nay; "Ai không biết đón nhận nước Chúa như một trẻ nhỏ thì sẽ chẳng bao giờ vào được đó đâu". Có lẽ chúng ta đã đánh mất cảm thức ngạc nhiên như trẻ con của mình về vũ trụ. Có lẽ từ lâu lắm rồi chúng ta không còn đi bộ dạo chơi và trò chuyện với con cháu chúng ta.
Nhà viết tiểu thuyết hiện đại John Updike đã cảnh cáo chúng ta điều có thể xảy ra nếu chúng ta không còn biết tiếp xúc với những thành viên trẻ trong gia đình Thiên Chúa như sau: "Nếu người lớn chúng ta không biết tiếp tục trò chuyện với trẻ con, chúng ta sẽ không còn là những con người nữa, mà chỉ còn là những cổ máy biết ăn và biết kiếm tiền".
Nhà thừa sai vĩ đại Albert Schweitzer nói: "Bi kịch của cuộc sống chính là chúng ta đã chết mặc dù vẫn mang tiếng là đang sống". Khi cảm thức ngỡ ngàng trước vũ trụ bắt đầu lịm tắt thì ý thức về cầu nguyện và phụng thờ cũng bắt đầu tàn lụi theo. Đây là một lời rất quan trọng và thực tiễn mà Chúa Giêsu dành cho chúng ta qua bài Phúc Âm hôm nay.
Để kết thúc xin mời anh chị em yên lặng hiệp ý cầu nguyện cùng tôi; "Lạy Chúa, xin giúp chúng con giữ mãi được cảm thức ngạc nhiên trước cuộc sống, đừng để chúng con trở nên mù loà không nhìn thấy dấu tay Chúa trong vũ trụ quanh chúng con, đặc biệt nơi ánh mắt và khuôn mặt của các trẻ nhỏ. Xin giúp chúng con biết luôn tiếp xúc với những trẻ em chung quanh chúng con, để đừng bao giờ quên lời Chúa Giêsu truyền dạy; "Kẻ nào không tiếp nhận nước Chúa như một trẻ nhỏ thì sẽ chẳng bao giờ vào được đó". Xin hãy giúp chúng con tái khám phá ra cách nào để ngạc nhiên ngõ hầu nhờ đó chúng con có thể tìm lại được cách thức cầu nguyện và phụng thờ Chúa. Chúng con nguyện xin nhờ Chúa Giêsu là Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời". Amen!
Thánh Ca : Diễm Tình Ca
TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Qua các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay, đều ám chỉ về tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Thiên Chúa, ngay từ nguyên thủy, lúc sáng tạo, do tình yêu thương, đã tạo dựng nên tất cả mọi sự trên thế gian này, nhưng chỉ có một tạo vật đặc biệt là Adong và Evà. Ngài đã ban truyền cho họ một mệnh lệnh là nếu họ tuân giữ lệnh truyền của Ngài thì họ sẽ hưởng hạnh phúc muôn đời. Trong bài đọc hai của Thánh Lễ hôm nay, Thánh Phao-lô viết cho các tín hữu Do Thái, nói rằng qua lời cầu bầu của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã tự bỏ chính mình, trở nên người phàm và chịu đau khổ và chết trên thập gía vì chúng ta để chúng ta có thể có sự sống viên mãn.
Và trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu nói: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào . Không phải chỉ ở trong các bài đọc hôm nay mà trong tất cả Kinh Thánh Thiên Chúa dẫn giải rằng Ngài yêu thương chúng ta. Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta một đời sống tươi đẹp. Thiên Chúa đã hứa cho chúng ta bình an và thịnh vượng nếu chúng ta tuân thủ theo ý của Ngài trong mọi sự. Chúa Giêsu Kitô đến trần gian để chu toàn ý của Thiên Chúa Cha và để dẫn mọi người đến ơn cứu độ. Thánh Gioan nói, Thiên Chúa đã yêu thương thế gian qúa độ đến nỗi đã ban Con Một của Ngài. Ở nhiều chỗ khác Chúa Giêsu đã nói: Anh em không thể là môn đệ của Ta, trừ khi anh em mang lấy thánh giá và đi theo Ta. Ai làm theo ý của Cha Ta trong mọi sự thì sẽ được sự cứu rỗi đời đời. Những người uốn nắn đời sống của họ theo Thiên Chúa là những người sẽ được hưởng lời hứa Thiên Chúa dành cho họ. Nhưng thật đáng buồn, chúng ta thấy ngày nay một làm sóng thật lớn đang trôi dạt xa ý của Thiên Chúa. Chúng ta thấy nhiều người đẩy Thiên Chúa ra khỏi đời sống của họ và đưa mọi thứ khác vào.
Hôm nay chúng ta cử hành Chúa Nhật Tôn Trọng Sự Sống, và trách nhiệm đầu trên và trên hết là hiểu sự sống mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, đó là sự sống của ơn thánh, sự sống mà Thiên Chúa đã ban cho Adam và Evà và họ đã chối bỏ; sự sống Thiên Chúa ban cho dân Israel và họ đã chối bỏ, sự sống của Chúa Giêsu mang đến trần gian. Ngài đã chết trên thập giá để chúng ta có thể có sự sống của Ngài, và người ta lại từ chối. Người ta liên tục chối từ sự sống của Thiên Chúa nơi họ. Nếu họ không tôn trọng sự sống của Thiên Chúa nơi họ, nếu họ không quy lòng trí của họ về Thiên Chúa trước hết, thì làm thế nào họ có thể tôn trọng người khác hay những cái khác?
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu Kitô đã nói về việc ly dị. Ngài đã nói là trong thời Mai-sen, nhớ lại Cựu Ước, Sách Xuất Hành, dân chúng đã nổi loạn chống lại Thiên Chúa, rời bỏ Thiên Chúa, và từ đó họ bắt đầu việc ly dị và thờ ngoại thần và tất cả những việc làm khác phật lòng Thiên Chúa. Họ quay lưng đi xa khỏi Thiên Chúa. Nếu anh chị em không thể tôn trọng sự sống của Thiên Chúa nơi anh chị em, thì anh chị em không thể tôn trọng bất cứ sự sống nào khác. Vợ chồng không thể tôn trọng và chung thủy với nhau nếu họ, trước tiên và trên hết không tôn trọng Thiên Chúa. Làm cách nào chúng ta có thể coi thường sự sống của Thiên Chúa và lại coi trọng những người khác được?
Chúng ta thấy đất nước chúng ta ngày càng lạc xa việc thực hành đức tin, người dân của chúng ta trở nên kém bản chất Kitô. Chính quyền của chúng ta dường như cố gắng bao nhiêu có thể để đưa Thiên Chúa ra khỏi đời sống của người dân. Người ta không còn có thể cầu nguyện ở trường học, không còn được phép làm những đòi buộc đơn giản là nhìn nhận Thiên Chúa trong đời sống công, vì đó là điều bị cấm, và kết qủa là dân chúng trôi dạt đi xa khỏi lòng trung tín và tôn trọng sự sống và mỗi ngày họ một xa lìa Thiên Chúa hơn.
Gần đây báo chí có liệt kê một số những quốc gia và tỉ lệ ly dị ở các quốc gia đó. tỉ lệ ly dị ở Mỹ hầu như là năm mươi phần trăm. Phân nửa các cuộc hôn nhân đi đến ly dị. Và nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng giống như thế. Vài quốc gia có tỉ lệ thấp hơn, vài quốc gia khác có tỉ lệ cao hơn, nhưng tỉ lệ ly dị mỗi ngày một tăng. Làm thế nào một người nam hay một người nữ chung thủy với người phối ngẫu của họ nếu họ không thể trung tín với Thiên Chúa? Có nghĩa lý gì để chung thủy ở đời này nếu anh chị em không coi trọng chung thủy đối với sự sống đời sau? Trong xã hội ngày nay chúng ta thấy có khuynh hướng tuyệt đối tôn trọng những người sống. Chúng ta lại có cái văn hóa sự chết, như Đức Thánh Cha nói. Chúng ta có tới bốn ngàn năm trăm vụ phá thai mỗi ngày, ba trăm sáu mươi lăm ngày mỗi năm. Làm thế nào người ta có thể tôn trọng sự sống của một trẻ thơ nếu họ không tôn trọng sự sống nơi chính họ? Nếu họ có thể chối bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa nơi họ, thì còn có gì khác biệt đối với họ để một con người bị tiêu diệt? Hay cuộc hôn nhân đó bị đổ vỡ hay người này sống trong lối sống buông thả dâm đãng? Chúng ta không thể có trách nhiệm đối với bản thân và với nhau nếu chúng ta không nhận thức được bổn phận của chúng ta đối với Thiên Chúa.
Một trong những điều làm tôi thấy khó chịu mỗi Chúa Nhật khi tôi bước qua bãi đậu xe đi vào nhà thờ là những nhãn hiệu dán ở sau xe ủng hộ các ứng cử viên phò phá thai. Chúng ta có một chính quyền, một tổng thống, một guồng máy lãnh đạo với mục đích tiên khởi dường như là phá hủy bao nhiêu thai nhi họ có thể phá. Phá thai không giới hạn, chính phủ bao trả, tiền thuế của anh chị em, và mọi người đều nói chúng ta phải đồng ý tuân theo bởi vì chúng ta có bổn phận tôn trọng quyền lựa chọn của cha mẹ. Đó không phải là một lựa chọn, đó là giết người. Phá thai là giết một mạng sống được Thiên Chúa ban cho và nếu anh chị em đồng ý giết sự sống của Thiên Chúa nơi mình, thì có còn gì khác để nói về những người này khi mà anh chị em đang giết mạng sống của một người khác không? Nếu người ta sẵn lòng phá và bóp méo các gía trị của đời sống, thì tại sao họ lại không? Người ta đã bóp mép các gía trị về giáo huấn của Chúa Kitô.
Ở thời đại của chúng ta, dường như là mỗi ngày một ít đi số người tin vào sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Nếu anh chị em không thể tin vào sự hiện diện của Chúa, thì làm sao anh chị em có thể tin vào sự hiện diện của con người. Nếu anh chị em không thể tin vào sự trung tín của Thiên Chúa, thì làm thế nào anh chị em có thể trung tín đối với con người ở đời này? Qua nhiều năm, tôi đã gặp nhiều cặp vợ chồng đến với tôi nói về các vấn đề khó khăn trong hôn nhân. Nó có thể là về tiền bạc, có thể bất cứ vấn đề này hay vấn đề kia, nhưng những người đến với tôi và có sự hiểu biết chân thành và ý thức về Chúa Kitô và về Thiên Chúa trong đời sống của họ thì không bao giờ đi đến ly dị. Chỉ có những người đã bỏ sự sung mãn nơi sự sống Chúa Kitô trong họ thì các vấn đề khác mới bắt đầu mọc ra, tiền bạc, thỏa thích, tự do, mộng ước riêng, tất cả những thứ đó. Khi người ta bỏ mất sự hiện diện của Chúa Kitô trong đời sống của họ, thì họ sẽ sẵn lòng và có thể bỏ đi những trách nhiệm khác trong đời sống.
Khi chúng ta suy tư về sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta, chúng ta cũng có thể nhận ra những dấu chỉ nơi chúng ta để biết rằng chúng ta đã chối bỏ Thiên Chúa. Nếu anh chị em phò phá thai, nếu anh anh chị em ủng hộ tất cả những điều đáng tiếc khác, thì có thể là anh chị em đã hững hờ với Thiên Chúa; anh chị em đã chối bỏ sự hiện diện của Chúa Kitô trong đời sống và sự viên mãn trong ơn cứu chuộc của Chúa Kitô. Chúng ta phải trước tiên và trên hết mở lòng mình ra đối với tình yêu của Thiên Chúa, sửa lại những điều làm chúng ta lạc xa sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta, quay trở về với Thiên Chúa, ý thức rằng chúng ta chỉ có thể có đời sống viên mãn nếu chúng ta có Thiên Chúa trong chúng ta và trong linh hồn của chúng ta. Nếu chúng ta có sự sống của Thiên Chúa trong linh hồn mình, chúng ta sẽ có khả năng tôi trọng tất cả mọi sự sống khác.
Xin Chúa chúc lành cho các bạn. Amen!
Thánh Ca : Cầu Cho Cha Mẹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét