Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ V Phục Sinh :
Nguồn : www.40giayloichua.net
SỐNG TRONG THỰC TẾ CỦA THẾ GIỚI
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Giáo Hội vừa thánh thiện vừa tội lỗi
Bài đọc thứ hai (thư Phêrô) trình bày vẻ thánh thiện của Giáo Hội: Giáo Hội là "giống nòi được tuyển chọn, là hoàng gia chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa". Vì thế tín hữu hãy "để Thiên Chúa dùng như những viên đá sống động xây nên ngôi đền thờ của Thánh Thần... dâng những của lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa..."
Nhưng bài đọc 1 (sách Công vụ) cho thấy trong cộng đoàn Giáo Hội vẫn có bất công, sinh ra tranh chấp và kêu ca. Thành thử "ngôi đền thờ của Thánh Thần" cũng khó mà xây dựng, những "viên đá sống động" khó mà ăn khớp với nhau, và "những của lễ thiêng liêng" khó mà đẹp lòng Thiên Chúa.
Tuy nhiên, bài Tin Mừng khuyến khích chúng ta hãy an tâm, cứ vững tin và trung thành đi theo Ðức Giêsu thì mọi sự sẽ ổn, bởi vì Ngài là đường, là sự thật và à sự sống.
2. Xao xuyến
Có biết bao điều làm cho con người xao xuyến: bệnh tật, khủng hoảng kinh tế, xa cách người thân v.v.
Ðức Giêsu biết tất cả những điều đó, nhưng Ngài vẫn khuyên "Lòng chúng con đừng xao xuyến", vì Ngài nhìn mọi sự từ trên cao. Từ cao nhìn xuống, cái nhìn của Ngài bao quát hơn và thấy trọn vẹn hơn: Ngài không chỉ thấy hiện tại đang bế tắc mà còn thấy tương lai xán lạn. Nhờ cái nhìn ấy nên mặc dù trong Vườn Cây Dầu Ngài thấy hình như đang đứng trước ngõ bí nhưng Ngài vẫn tiến bước nên cuối cùng đã đến ánh sáng phục sinh.
Bởi thế, Ngài kêu gọi chúng ta: "Anh em đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy".
Nếu tin thì không còn xao xuyến nữa.
3. Chia sẻ công việc trong Giáo Hội
Những công việc trong Giáo Hội rất là nhiều, nhưng số Giám mục và Linh mục lại quá thiếu. Nhìn trong phạm vi một giáo xứ cũng thế: giáo dân thì đông nhưng những người lo việc thì ít. Chỉ có Cha Xứ, vài tu sĩ và một ít thành viên Hội đồng giáo xứ. Khủng hoảng.
Nhưng cơn khủng hoảng này đã có ngay từ hồi Giáo Hội sơ khai. Và Giáo Hội sơ khai đã giải quyết một cách khéo léo bằng cách chia sẻ trách nhiệm: các tông đồ chuyên lo rao giảng Lời Chúa, các phó tế lo cho đời sống. Có lẽ từ kinh nghiệm này mà Thánh Phêrô đã đề ra nguyên tắc mọi người tham gia vào việc chung của Giáo Hội: "Anh em hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động xây nên ngôi đền thờ Thánh Thần". Mỗi người đều là một viên đá. Người thì xây nền, người thì xây tường, người khác xây cổng v.v.
Thực ra, một cộng đoàn mà sinh động thì tất nhiên phát sinh thêm những công việc. Và nếu các thành viên của cộng đoàn thiết tha với sức sống của cộng đoàn thì sẽ biết cách thu xếp để chu toàn mọi công việc theo hướng cùng nhau chia sẻ trách nhiệm. Và được như thế thì chắc chắn "số các môn đệ sẽ ngày càng thêm đông".
4. Chuyện minh họa "Ta là đường, sự thật và sự sống"
a/ Ðường
Một người đố bạn mình:
- Ðố anh trong Tin Mừng câu nào ngọt ngào nhất?
- Thiên Chúa là Tình yêu.
- Không phải.
- Vậy chứ câu nào?
- "Ta là đường"
-!!!???
b/ Sự thật: Sự thật ở đâu?
- Một tai nạn xe hơi xảy ra trong một thành phố nhỏ. Ðám đông vây kín nạn nhân khiến một nhà báo không sao nhìn thấy được. Anh ta chợt nảy ra một ý nghĩ và kêu lên "Tôi là bố của nạn nhân đây. Tránh ra". Ðám đông tránh lối cho anh ta lại gần. Khi chứng kiến cảnh tượng, anh ta mới vô cùng mắc cỡ, vì nạn nhân là một con lừa! (Anthony de Mello, "Lời kinh của con ếch")
- Một nhà xuất bản gởi tới tác giả của một bản thảo lời từ chối sau đây: "Chúng tôi đặc biệt thích thú đọc bản thảo của ông. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi xuất bản tác phẩm của ông, chúng tôi sẽ hoàn toàn không bao giờ còn có thể xuất bản một tác phẩm nào khác ngang tầm giá trị được với nó. Và chúng tôi không thể hình dung được làm sao trong vòng một trăm năm nữa lại có một tác phẩm nào khác có thể sánh được với tác phẩm của ông. Vì thế chúng tôi rất tiếc phải buộc lòng gởi lại ông bản văn tuyệt vời này. Và ngàn lần chúng tôi xin ông tha lỗi cho vì sự thiển cận và yếu kém của chúng tôi". (Anthony de Mello, "Lời kinh của con ếch")
c/ Sự sống
Một bà đạo đức áy náy vì một vài tật xấu bà đã cố gắng hết sức mà vẫn không chừa được. Ban đến than thở với cha linh hướng. Ngài nói: "Con có để ý thấy không, vào mùa đông, lá sồi rụng nhiều, nhưng vẫn còn vài chiếc. Gió đông thổi mạnh cũng không làm chúng rụng xuống. Nhưng khi mùa xuân đến, chúng tự động rụng nhường chỗ cho lá non mẩy lộc. Vậy cái gì làm cho chúng rơi rụng? Thưa đó là sự sống mới lưu chuyển trong thân cây. Với chúng ta cũng vậy, khi sự sống mới của Ðức Kitô nảy nở trong đời sống, ta sẽ mau thăng tiến trên đường đạo đức."
Chúa Giêsu là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Thiên Chúa mà không qua Người. Lạy Chúa, thánh Phêrô đã bảo chúng con "Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những công trình vĩ đại của Người". Xin cho chúng con luôn sống xứng đáng với tình thương của Chúa và thực hiện trọn vẹn vai trò chứng nhân của mình.Amen.
Thánh Ca : Chúa Không Lầm
CHÚA GIÊSU
Cha Mark Link, S.J.
Chúa Giêsu nói, “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha, mà không qua Ta.” Gioan 14:6
Ts. Lin Yutang là một triết gia và học giả Trung Hoa nổi tiếng. Ông viết một cuốn sách thật khích lệ mang tựa đề From Pagan to Christian (từ ngoại đạo đến Kitô Hữu). Trong đó, ông cho biết làm thế nào ông lớn lên thành một tín hữu Kitô, ở Trung Cộng, nhưng sau đó không lâu ông từ bỏ đức tin khi ông vào đại học. Ông viết:
Trong 30 năm, tôn giáo duy nhất của tôi là chủ nghĩa nhân văn: tin tưởng rằng… chỉ cần có sự tiến bộ về kiến thức sẽ tự động đưa đến một thế giới tốt đẹp hơn…
Sau đó dưới bề mặt cuộc đời của tôi, một sự bất an nảy sinh… Tôi thấy rằng một người càng gia tăng sự tin tưởng về chính mình thì không làm cho họ trở nên giống Thượng Đế…
Khi chủ nghĩa nhân văn của tôi vì đó sút giảm, tôi lại càng ngày tự vấn chính mình: Có tôn giáo nào có thể thoả mãn được con người có giáo dục của thời đại này không?
Ở thời điểm này, Ts. Yutang bắt đầu nghiêm chỉnh nghiên cứu về các tôn giáo trên thế giới.
Vào một Chúa Nhật, cũng khoảng thời gian này, tình cờ ông ở Nữu Ước. Vợ ông, một tín hữu Kitô, thuyết phục ông đến nhà thờ với bà. Sau chút do dự, ông đồng ý.
Khi ông lắng nghe bài Phúc Âm, bỗng dưng ông bị đánh động bởi sự giản dị và vẻ đẹp của lời Chúa Giêsu đến độ bàng hoàng.
Sau khi rời nhà thờ sáng Chúa Nhật hôm đó, Ts. Yutang biết ông phải làm gì.
Ông bắt đầu đắm chìm trong việc nghiên cứu Phúc Âm về đời sống cũng như những lời giảng dậy của Chúa Giêsu.
Ông nói rằng ông bắt đầu nghiên cứu Phúc Âm sâu xa hơn, như thể đây là lần đầu tiên ông đọc Phúc Âm. Những lời ấy thật tươi mát mới mẻ và phấn khởi.
Điều bàng hoàng hơn nữa là đoạn phúc âm đó, giống như bài Phúc Âm hôm nay, dường như trực tiếp gửi đến ông.
Như thể Chúa Giêsu bước ra khỏi những trang giấy Phúc Âm và nhìn thẳng vào mắt ông và âu yếm nói với ông:
Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy. Thầy đã ở với con trong một thời gian đã lâu… nhưng con lại không biết Thầy…
Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha… Con không tin rằng… Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy. Gioan 14:6, 9, 11
Bỗng dưng, cả một cuộc đời tìm kiếm như bộc lộ hiển nhiên. Nó như thể miếng vẩy rơi ra từ mắt ông, như đã rơi ra từ mắt Thánh Phaolô sau khi được cảm nghiệm Chúa Giêsu trên đường đến Đamát.
Thiên Chúa không còn một hữu thế xa cách phải sợ hãi, nhưng là một người Cha gần gũi, đáng được yêu thương. Thiên Chúa là một người mà ông có thể quay trở về bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, bất cứ lý do gì.
Và rồi hành trình dài tìm kiếm Thiên Chúa của Ts. Yutang đã bắt đầu chính ở nơi nó khởi sự: đi theo bước chân của Chúa Giêsu.
Hãy trở lại với mỗi người chúng ta trong nhà thờ hôm nay.
Có lẽ, cũng như Ts. Yutang, vì lý do nào đó, một số người trong chúng ta không còn đi với Chúa Giêsu. Có lẽ ngay bây giờ chúng ta đang phải vật lộn với những thề hứa đi theo Chúa Giêsu.
Bất kể hoàn cảnh của chúng ta là gì, hy vọng rằng, những lời của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay sẽ ảnh hưởng đến chúng ta như đã ảnh hưởng đến Ts. Yutang. Vì, quả thật, Chúa Giêsu là đường, là sự thật, và là sự sống.
Người là đường đến với Chúa Cha. Thánh Ambrôsiô, là người đã đưa dẫn T. Augustinô về với Chúa Giêsu, đã nói thay cho nhiều người khi thánh nhân nói:
Sau khi chúng ta đã du hành mọi con đường, chúng ta phải đến Tận Cùng của mọi con đường. Chúng ta sẽ đến với người đã nói, “Ta là đường.”
Thánh nhân đã cô đọng những gì mà T. Augustinô cũng như Ts. Yutang đã tìm thấy sau nhiều năm cố gắng.
Chúa Giêsu là đường đến với Chúa Cha, bởi vì, trong tất cả những người đã từng sống trên trần gian này, Người xuất phát từ Chúa Cha.
Chúa Giêsu nói, “Ai theo tôi sẽ không bao giờ đi trong bóng tối, nhưng sẽ có ánh sáng sự sống.” Gioan 8:12
Chúa Giêsu là sự thật về Chúa Cha. Trong thời đại ngày nay có quá nhiều mơ hồ về Thiên Chúa, do đó, khi có thể quay về với Chúa Giêsu để tìm hiểu sự thật về Thiên Chúa, quả thật đó là một ơn sủng.
Thiên Chúa không phải là một sức lực vô định. Thiên Chúa là một người Cha nhân từ, đầy yêu thương.
Sau cùng, Chúa Giêsu là sự sống của Chúa Cha. Người nói:
Thầy đến… để các con có sự sống – sự sống sung mãn. Gioan 10:10
Ai ăn mình ta và uống máu ta sẽ có sự sống đời đời, và ta sẽ nâng họ dậy vào ngày sau hết. Gioan 6:54
Hành trình tinh thần của chúng ta không phải chỉ là một hành trình nhàm chán. Đó là một hành trình quan trọng nhất mà chúng ta phải có. Đó là hành trình mà chúng ta được tạo dựng để thi hành.
Đó là hành trình đến sự sống đời đời, là nơi không còn sự chết, không còn khổ não, không còn nước mắt, không còn đau đớn, chỉ có niềm vui và tình yêu.
Chúng ta không thể nào thực hiện được hành trình ấy nếu không có Chúa Giêsu, là người biết được đường ấy, chỉ cho chúng ta con đường ấy, và đi với chúng ta trên con đường ấy.
Chúng ta hãy chấm dứt với lơi cầu nguyện:
Lậy Chúa Giêsu, Ngài là đường đến với Chúa Cha. Xin giúp chúng con vác lấy thập giá hàng ngày của chúng con, bất kể có khó khăn đến đâu, và cùng đi với Ngài trên con đường ấy.
Lậy Chúa Giêsu, Ngài là sự thật về Chúa Cha. Xin giúp chúng con mở tâm trí cho chân lý ấy, để chúng con có thể chia sẻ cho những ai đang tìm kiếm chân lý.
Lậy Chúa Giêsu, Ngài là sự sống của Chúa Cha. Xin giúp chúng con lớn lên trong sự sống ấy, và sẽ sống như thế nào trên dương gian này để chúng con có thể cùng hân hoan với Ngài mãi mãi trên thiên đàng.Amen.
Thánh Ca : Cho Con Vững Tin
ÐỘI ƠN THIÊN CHÚA
Msgr. Edward Peter Browne
L.M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Nếu các bạn đọc nhật báo thường xuyên hoặc xem tin tức trên truyền hình hay đọc những báo chí khác, thì không thể tránh khỏi nhìn thấy những đau thương xẩy ra trên thế giới. Thí dụ, bạn xem thấy những hình ảnh trên máy truyền hình và báo chí về những người tị nạn ở Rwanda hay ở Somalia, hoặc sự xung đột ở Bosnia, cảnh nghèo đói và túng thiếu ở nhiều nơi thuộc Phi Châu và Á Châu. Những người này sống trong cảnh cơ cực thiếu dinh dưỡng thật đáng thương. Hẳn là bạn đã nhìn thấy những hình ảnh các trẻ em qúa đói khát và yếu nhược đến nỗi không có đủ sức để xua đuổi ruồi nhặng đậu trên mặt, và để ruồi nhặng bậu đầy trên người. Họ sống trong cơ cực nghèo đói không có nhà để ở. Họ sống trong các túp lều che bằng những hộp giấy hay trong những căn nhà lụp xụp, và bạn nói, “nhưng chỉ với ơn sủng của Chúa tôi mới đi đến đó.”
Hồng Ân của Bạn
Có cả hàng triệu triệu người sống trong tình trạng như thế. Bạn cũng có thể là một trong những người như họ. Bạn cũng có thể được sinh ra trong cảnh huống khổ cực, khó khăn và phải chịu đựng những trắc trở như vậy. Nhưng bạn đã được may mắn. Bạn đã được sinh ra hay là được đến sinh sống trong quốc gia này. Bạn có nhà ở, có đầy đủ cơm ngon áo đẹp; tất cả những gì bạn muốn thì hầu như là bạn có thể có. Bạn có thể hình dung ra một người nào đó lại muốn rời bỏ đất nước này để đi sống ở Rwanda hay Bosnia? Thật là ngớ ngẩn!
Chẳng ai lại muốn làm như vậy. Chẳng ai bình thường lại muốn từ chối với chính mình những điều tốt mà chúng ta đang hưởng. Nhưng vì ơn sủng của Chúa, chúng ta có thể đến đó. Tại sao Thiên Chúa lại tuyển chọn cha mẹ của bạn như Ngài đã làm, tôi không biết được. Tại sao hàng triệu triệu những người khác sống khổ đau cơ cực với bao sự xấu và bị bắt bớ, tôi không biết được. Nhưng sự thật là nó đã xẩy ra. Bạn đang hiện diện nơi đây, được Thiên Chúa chúc phúc cho sống ở đất nước này. Đó là một ơn của Chúa ban. Sức khỏe tốt bạn đang có là một hồng ân lớn lao.
Bạn còn có hồng ân lớn lao hơn thế nữa. Bạn được ơn sinh ra hay là được tiếp nhận vào trong Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội chân thật và là Thân Thể của Chúa Kitô. Đó là nơi duy nhất bạn nhận được đầy đủ giáo huấn của Thiên Chúa. Đó là cách duy nhất bạn có thể nhận biết Thiên Chúa. Đó là cách duy nhất bạn có thể biết, như lời tin mừng nói, là Chúa Giêsu Kitô đã dọn sẵn cho bạn một chỗ trong nước trời (Gio 12:2), với điều kiện là bạn tin tưởng và bước theo Ngài. Bạn có thể tưởng tượng chính mình nói , “Tôi không muốn; tôi sẽ đi tìm thứ khác; tôi sẽ từ chối ơn huệ tôi đang có” trong khi cả hàng triệu triệu người trên thế giới không biết tí kiến thức gì về Chúa Giêsu Kitô? Họ không có tí kiến thức gì về Giáo Hội. Họ không hiểu biết điều gì là chân thật điều gì là đúng. Họ không biết tí kiến thức gì về nguồn gốc đức tin, lòng trông cậy và sự mong chờ ơn cứu độ đời đời của chúng ta. Họ không biết. Tôi không thể tưởng tượng là tôi nói mình biết hết tất cả giáo huấn của Chúa Kitô, biết đầy đủ về Thiên Chúa lúc này, nhưng tôi lại chối bỏ.
Lầm Lẫn Dại Khờ
Tuy nhiên, có những người xưng là người Công Giáo lại làm như thế thay vì cố gắng tiếp tục kết hiệp với Đức Kitô bây giờ và mãi mãi. Họ đã trôi dạt vào lối sống vô luân, cho rằng các giới răn không còn quan trọng; chúng đã thay đổi; nó là một luân lý mới; họ không giữ giới răn và gây nguy hiểm cho sự sống đời đời. Họ cho là Giáo Hội không hợp thời, không theo kịp với thời đại cho nên họ sẽ tẩy chay. Như các bạn đã biết, nhiều người bất đồng với Giáo Hội và muốn Giáo Hội thay đổi để suy nghĩ giống như họ. Nhiều người tuyên xưng luân lý, cho rằng họ là những người Công Giáo tốt, nhưng lại chủ trương phò phá thai. Đúng như thế, họ nói họ là những người Công Giáo tốt nhưng không giữ Giới Răn thứ Sáu hay Giới Răn thứ Chín hoặc Giới Răn thứ Bảy, không phải giữ những lề luật đó. Họ từ chối chính nền tảng nơi mà ơn cứu rỗi của chúng ta trị vì. Nhiều người nghĩ là họ không còn phải tin những điều Giáo Hội dạy bảo.
Tôi không biết nó thật đến đâu, nhưng người ta nói là một số lớn người Công Giáo không còn tin có sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Họ không tin là Chúa Giêsu Ktiô thực hiện diện trong Thánh Thể. Họ đã chối bỏ. Nói một cách tương tự thiêng liêng thì nó cũng giống như là một người từ chối sự thoải mái, hy vọng và nhiều hứa hẹn để đi sống ở Rwanda hay Bosnia hoặc nơi nào đó giống như thế. Nhưng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta đời sống thiêng liêng, lòng trông cậy và hứa hẹn siêu nhiên để có sự an vui của đời sống hiện tại ở thế gian và sự sung mãn trong hiệp nhất đời đời với Đức Kitô. Dầu vậy, một số người lại không thi hành. Họ chối bỏ nó.
Tỏ Bày Lòng Biết Ơn
Nó là một đòi buộc để chúng ta biết đội ơn Thiên Chúa, cảm tạ Thiên Chúa vì điều Ngài đã làm cho chúng ta nơi đây, làm cho chúng ta có thể sống trong đất nước này, trong cộng đoàn này và có tất cả những điều tốt lành ở thế giới này, những điều tốt lành của đời sống này. Đội ơn Chúa vì chúng ta đã được sinh ra hay đã được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội chân thật. Nơi đó có tất cả các giáo huấn của Chúa Kitô. Nơi đó không có sự sai lầm, mọi giáo huấn đều hoàn toàn đúng. Chúng ta tin là như thế. Nhiều triệu người không có được như thế. Họ lo âu tuyệt vọng bởi vì họ không biết; họ sống đời sống gặp nhiều khó khăn, nhiều nghi nan trong đầu óc của họ. Nhưng chúng ta có những ân phước này và nên biết ơn Thiên Chúa về những điều chúng ta đã lãnh nhận. Nó không đầy đủ để chỉ nói rằng chúng ta sẽ cảm tạ Thiên Chúa.
Tối hôm nay, trưóc khi đi ngủ chúng ta sẽ qùy gối và nói, “Con cảm đội ơn Chúa.” Như thế cũng chưa đủ. Chúng ta cần làm việc cảm tạ, và bày tỏ lòng cảm tạ của chúng ta đối với Thiên Chúa bằng việc tuân giữ các giới răn, bằng việc tin vào các giáo huấn của Chúa Kitô, bằng việc chu toàn ý của Thiên Chúa, bằng việc lắng nghe các giáo huấn của Giáo Hội và tuân theo các giáo huấn đó. Làm như thế chính là cách chúng ta bày tỏ lòng cảm tạ về những gì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ơn cao qúy này và như Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy thì cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa” (Gio 14:12). Đây chính là điều dành để cho chúng ta. Do đó hãy biết ơn về tất cả những gì Ngài đã ban cho ta ở đời này. Biết ơn Chúa vì Ngài đã tiếp đón và nhận chúng ta vào một Giáo Hội chân thật. Sống theo các giáo huấn của Chúa Giêsu sẽ bảo đảm chắc chắn là phần rỗi của chúng ta được bảo toàn. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.Amen.
Thánh Ca : Bao La Tình Chúa
Nguồn : www.40giayloichua.net
SỐNG TRONG THỰC TẾ CỦA THẾ GIỚI
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Giáo Hội vừa thánh thiện vừa tội lỗi
Bài đọc thứ hai (thư Phêrô) trình bày vẻ thánh thiện của Giáo Hội: Giáo Hội là "giống nòi được tuyển chọn, là hoàng gia chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa". Vì thế tín hữu hãy "để Thiên Chúa dùng như những viên đá sống động xây nên ngôi đền thờ của Thánh Thần... dâng những của lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa..."
Nhưng bài đọc 1 (sách Công vụ) cho thấy trong cộng đoàn Giáo Hội vẫn có bất công, sinh ra tranh chấp và kêu ca. Thành thử "ngôi đền thờ của Thánh Thần" cũng khó mà xây dựng, những "viên đá sống động" khó mà ăn khớp với nhau, và "những của lễ thiêng liêng" khó mà đẹp lòng Thiên Chúa.
Tuy nhiên, bài Tin Mừng khuyến khích chúng ta hãy an tâm, cứ vững tin và trung thành đi theo Ðức Giêsu thì mọi sự sẽ ổn, bởi vì Ngài là đường, là sự thật và à sự sống.
2. Xao xuyến
Có biết bao điều làm cho con người xao xuyến: bệnh tật, khủng hoảng kinh tế, xa cách người thân v.v.
Ðức Giêsu biết tất cả những điều đó, nhưng Ngài vẫn khuyên "Lòng chúng con đừng xao xuyến", vì Ngài nhìn mọi sự từ trên cao. Từ cao nhìn xuống, cái nhìn của Ngài bao quát hơn và thấy trọn vẹn hơn: Ngài không chỉ thấy hiện tại đang bế tắc mà còn thấy tương lai xán lạn. Nhờ cái nhìn ấy nên mặc dù trong Vườn Cây Dầu Ngài thấy hình như đang đứng trước ngõ bí nhưng Ngài vẫn tiến bước nên cuối cùng đã đến ánh sáng phục sinh.
Bởi thế, Ngài kêu gọi chúng ta: "Anh em đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy".
Nếu tin thì không còn xao xuyến nữa.
3. Chia sẻ công việc trong Giáo Hội
Những công việc trong Giáo Hội rất là nhiều, nhưng số Giám mục và Linh mục lại quá thiếu. Nhìn trong phạm vi một giáo xứ cũng thế: giáo dân thì đông nhưng những người lo việc thì ít. Chỉ có Cha Xứ, vài tu sĩ và một ít thành viên Hội đồng giáo xứ. Khủng hoảng.
Nhưng cơn khủng hoảng này đã có ngay từ hồi Giáo Hội sơ khai. Và Giáo Hội sơ khai đã giải quyết một cách khéo léo bằng cách chia sẻ trách nhiệm: các tông đồ chuyên lo rao giảng Lời Chúa, các phó tế lo cho đời sống. Có lẽ từ kinh nghiệm này mà Thánh Phêrô đã đề ra nguyên tắc mọi người tham gia vào việc chung của Giáo Hội: "Anh em hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động xây nên ngôi đền thờ Thánh Thần". Mỗi người đều là một viên đá. Người thì xây nền, người thì xây tường, người khác xây cổng v.v.
Thực ra, một cộng đoàn mà sinh động thì tất nhiên phát sinh thêm những công việc. Và nếu các thành viên của cộng đoàn thiết tha với sức sống của cộng đoàn thì sẽ biết cách thu xếp để chu toàn mọi công việc theo hướng cùng nhau chia sẻ trách nhiệm. Và được như thế thì chắc chắn "số các môn đệ sẽ ngày càng thêm đông".
4. Chuyện minh họa "Ta là đường, sự thật và sự sống"
a/ Ðường
Một người đố bạn mình:
- Ðố anh trong Tin Mừng câu nào ngọt ngào nhất?
- Thiên Chúa là Tình yêu.
- Không phải.
- Vậy chứ câu nào?
- "Ta là đường"
-!!!???
b/ Sự thật: Sự thật ở đâu?
- Một tai nạn xe hơi xảy ra trong một thành phố nhỏ. Ðám đông vây kín nạn nhân khiến một nhà báo không sao nhìn thấy được. Anh ta chợt nảy ra một ý nghĩ và kêu lên "Tôi là bố của nạn nhân đây. Tránh ra". Ðám đông tránh lối cho anh ta lại gần. Khi chứng kiến cảnh tượng, anh ta mới vô cùng mắc cỡ, vì nạn nhân là một con lừa! (Anthony de Mello, "Lời kinh của con ếch")
- Một nhà xuất bản gởi tới tác giả của một bản thảo lời từ chối sau đây: "Chúng tôi đặc biệt thích thú đọc bản thảo của ông. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi xuất bản tác phẩm của ông, chúng tôi sẽ hoàn toàn không bao giờ còn có thể xuất bản một tác phẩm nào khác ngang tầm giá trị được với nó. Và chúng tôi không thể hình dung được làm sao trong vòng một trăm năm nữa lại có một tác phẩm nào khác có thể sánh được với tác phẩm của ông. Vì thế chúng tôi rất tiếc phải buộc lòng gởi lại ông bản văn tuyệt vời này. Và ngàn lần chúng tôi xin ông tha lỗi cho vì sự thiển cận và yếu kém của chúng tôi". (Anthony de Mello, "Lời kinh của con ếch")
c/ Sự sống
Một bà đạo đức áy náy vì một vài tật xấu bà đã cố gắng hết sức mà vẫn không chừa được. Ban đến than thở với cha linh hướng. Ngài nói: "Con có để ý thấy không, vào mùa đông, lá sồi rụng nhiều, nhưng vẫn còn vài chiếc. Gió đông thổi mạnh cũng không làm chúng rụng xuống. Nhưng khi mùa xuân đến, chúng tự động rụng nhường chỗ cho lá non mẩy lộc. Vậy cái gì làm cho chúng rơi rụng? Thưa đó là sự sống mới lưu chuyển trong thân cây. Với chúng ta cũng vậy, khi sự sống mới của Ðức Kitô nảy nở trong đời sống, ta sẽ mau thăng tiến trên đường đạo đức."
Chúa Giêsu là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Thiên Chúa mà không qua Người. Lạy Chúa, thánh Phêrô đã bảo chúng con "Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những công trình vĩ đại của Người". Xin cho chúng con luôn sống xứng đáng với tình thương của Chúa và thực hiện trọn vẹn vai trò chứng nhân của mình.Amen.
Thánh Ca : Chúa Không Lầm
CHÚA GIÊSU
Cha Mark Link, S.J.
Chúa Giêsu nói, “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha, mà không qua Ta.” Gioan 14:6
Ts. Lin Yutang là một triết gia và học giả Trung Hoa nổi tiếng. Ông viết một cuốn sách thật khích lệ mang tựa đề From Pagan to Christian (từ ngoại đạo đến Kitô Hữu). Trong đó, ông cho biết làm thế nào ông lớn lên thành một tín hữu Kitô, ở Trung Cộng, nhưng sau đó không lâu ông từ bỏ đức tin khi ông vào đại học. Ông viết:
Trong 30 năm, tôn giáo duy nhất của tôi là chủ nghĩa nhân văn: tin tưởng rằng… chỉ cần có sự tiến bộ về kiến thức sẽ tự động đưa đến một thế giới tốt đẹp hơn…
Sau đó dưới bề mặt cuộc đời của tôi, một sự bất an nảy sinh… Tôi thấy rằng một người càng gia tăng sự tin tưởng về chính mình thì không làm cho họ trở nên giống Thượng Đế…
Khi chủ nghĩa nhân văn của tôi vì đó sút giảm, tôi lại càng ngày tự vấn chính mình: Có tôn giáo nào có thể thoả mãn được con người có giáo dục của thời đại này không?
Ở thời điểm này, Ts. Yutang bắt đầu nghiêm chỉnh nghiên cứu về các tôn giáo trên thế giới.
Vào một Chúa Nhật, cũng khoảng thời gian này, tình cờ ông ở Nữu Ước. Vợ ông, một tín hữu Kitô, thuyết phục ông đến nhà thờ với bà. Sau chút do dự, ông đồng ý.
Khi ông lắng nghe bài Phúc Âm, bỗng dưng ông bị đánh động bởi sự giản dị và vẻ đẹp của lời Chúa Giêsu đến độ bàng hoàng.
Sau khi rời nhà thờ sáng Chúa Nhật hôm đó, Ts. Yutang biết ông phải làm gì.
Ông bắt đầu đắm chìm trong việc nghiên cứu Phúc Âm về đời sống cũng như những lời giảng dậy của Chúa Giêsu.
Ông nói rằng ông bắt đầu nghiên cứu Phúc Âm sâu xa hơn, như thể đây là lần đầu tiên ông đọc Phúc Âm. Những lời ấy thật tươi mát mới mẻ và phấn khởi.
Điều bàng hoàng hơn nữa là đoạn phúc âm đó, giống như bài Phúc Âm hôm nay, dường như trực tiếp gửi đến ông.
Như thể Chúa Giêsu bước ra khỏi những trang giấy Phúc Âm và nhìn thẳng vào mắt ông và âu yếm nói với ông:
Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy. Thầy đã ở với con trong một thời gian đã lâu… nhưng con lại không biết Thầy…
Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha… Con không tin rằng… Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy. Gioan 14:6, 9, 11
Bỗng dưng, cả một cuộc đời tìm kiếm như bộc lộ hiển nhiên. Nó như thể miếng vẩy rơi ra từ mắt ông, như đã rơi ra từ mắt Thánh Phaolô sau khi được cảm nghiệm Chúa Giêsu trên đường đến Đamát.
Thiên Chúa không còn một hữu thế xa cách phải sợ hãi, nhưng là một người Cha gần gũi, đáng được yêu thương. Thiên Chúa là một người mà ông có thể quay trở về bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, bất cứ lý do gì.
Và rồi hành trình dài tìm kiếm Thiên Chúa của Ts. Yutang đã bắt đầu chính ở nơi nó khởi sự: đi theo bước chân của Chúa Giêsu.
Hãy trở lại với mỗi người chúng ta trong nhà thờ hôm nay.
Có lẽ, cũng như Ts. Yutang, vì lý do nào đó, một số người trong chúng ta không còn đi với Chúa Giêsu. Có lẽ ngay bây giờ chúng ta đang phải vật lộn với những thề hứa đi theo Chúa Giêsu.
Bất kể hoàn cảnh của chúng ta là gì, hy vọng rằng, những lời của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay sẽ ảnh hưởng đến chúng ta như đã ảnh hưởng đến Ts. Yutang. Vì, quả thật, Chúa Giêsu là đường, là sự thật, và là sự sống.
Người là đường đến với Chúa Cha. Thánh Ambrôsiô, là người đã đưa dẫn T. Augustinô về với Chúa Giêsu, đã nói thay cho nhiều người khi thánh nhân nói:
Sau khi chúng ta đã du hành mọi con đường, chúng ta phải đến Tận Cùng của mọi con đường. Chúng ta sẽ đến với người đã nói, “Ta là đường.”
Thánh nhân đã cô đọng những gì mà T. Augustinô cũng như Ts. Yutang đã tìm thấy sau nhiều năm cố gắng.
Chúa Giêsu là đường đến với Chúa Cha, bởi vì, trong tất cả những người đã từng sống trên trần gian này, Người xuất phát từ Chúa Cha.
Chúa Giêsu nói, “Ai theo tôi sẽ không bao giờ đi trong bóng tối, nhưng sẽ có ánh sáng sự sống.” Gioan 8:12
Chúa Giêsu là sự thật về Chúa Cha. Trong thời đại ngày nay có quá nhiều mơ hồ về Thiên Chúa, do đó, khi có thể quay về với Chúa Giêsu để tìm hiểu sự thật về Thiên Chúa, quả thật đó là một ơn sủng.
Thiên Chúa không phải là một sức lực vô định. Thiên Chúa là một người Cha nhân từ, đầy yêu thương.
Sau cùng, Chúa Giêsu là sự sống của Chúa Cha. Người nói:
Thầy đến… để các con có sự sống – sự sống sung mãn. Gioan 10:10
Ai ăn mình ta và uống máu ta sẽ có sự sống đời đời, và ta sẽ nâng họ dậy vào ngày sau hết. Gioan 6:54
Hành trình tinh thần của chúng ta không phải chỉ là một hành trình nhàm chán. Đó là một hành trình quan trọng nhất mà chúng ta phải có. Đó là hành trình mà chúng ta được tạo dựng để thi hành.
Đó là hành trình đến sự sống đời đời, là nơi không còn sự chết, không còn khổ não, không còn nước mắt, không còn đau đớn, chỉ có niềm vui và tình yêu.
Chúng ta không thể nào thực hiện được hành trình ấy nếu không có Chúa Giêsu, là người biết được đường ấy, chỉ cho chúng ta con đường ấy, và đi với chúng ta trên con đường ấy.
Chúng ta hãy chấm dứt với lơi cầu nguyện:
Lậy Chúa Giêsu, Ngài là đường đến với Chúa Cha. Xin giúp chúng con vác lấy thập giá hàng ngày của chúng con, bất kể có khó khăn đến đâu, và cùng đi với Ngài trên con đường ấy.
Lậy Chúa Giêsu, Ngài là sự thật về Chúa Cha. Xin giúp chúng con mở tâm trí cho chân lý ấy, để chúng con có thể chia sẻ cho những ai đang tìm kiếm chân lý.
Lậy Chúa Giêsu, Ngài là sự sống của Chúa Cha. Xin giúp chúng con lớn lên trong sự sống ấy, và sẽ sống như thế nào trên dương gian này để chúng con có thể cùng hân hoan với Ngài mãi mãi trên thiên đàng.Amen.
Thánh Ca : Cho Con Vững Tin
ÐỘI ƠN THIÊN CHÚA
Msgr. Edward Peter Browne
L.M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Nếu các bạn đọc nhật báo thường xuyên hoặc xem tin tức trên truyền hình hay đọc những báo chí khác, thì không thể tránh khỏi nhìn thấy những đau thương xẩy ra trên thế giới. Thí dụ, bạn xem thấy những hình ảnh trên máy truyền hình và báo chí về những người tị nạn ở Rwanda hay ở Somalia, hoặc sự xung đột ở Bosnia, cảnh nghèo đói và túng thiếu ở nhiều nơi thuộc Phi Châu và Á Châu. Những người này sống trong cảnh cơ cực thiếu dinh dưỡng thật đáng thương. Hẳn là bạn đã nhìn thấy những hình ảnh các trẻ em qúa đói khát và yếu nhược đến nỗi không có đủ sức để xua đuổi ruồi nhặng đậu trên mặt, và để ruồi nhặng bậu đầy trên người. Họ sống trong cơ cực nghèo đói không có nhà để ở. Họ sống trong các túp lều che bằng những hộp giấy hay trong những căn nhà lụp xụp, và bạn nói, “nhưng chỉ với ơn sủng của Chúa tôi mới đi đến đó.”
Hồng Ân của Bạn
Có cả hàng triệu triệu người sống trong tình trạng như thế. Bạn cũng có thể là một trong những người như họ. Bạn cũng có thể được sinh ra trong cảnh huống khổ cực, khó khăn và phải chịu đựng những trắc trở như vậy. Nhưng bạn đã được may mắn. Bạn đã được sinh ra hay là được đến sinh sống trong quốc gia này. Bạn có nhà ở, có đầy đủ cơm ngon áo đẹp; tất cả những gì bạn muốn thì hầu như là bạn có thể có. Bạn có thể hình dung ra một người nào đó lại muốn rời bỏ đất nước này để đi sống ở Rwanda hay Bosnia? Thật là ngớ ngẩn!
Chẳng ai lại muốn làm như vậy. Chẳng ai bình thường lại muốn từ chối với chính mình những điều tốt mà chúng ta đang hưởng. Nhưng vì ơn sủng của Chúa, chúng ta có thể đến đó. Tại sao Thiên Chúa lại tuyển chọn cha mẹ của bạn như Ngài đã làm, tôi không biết được. Tại sao hàng triệu triệu những người khác sống khổ đau cơ cực với bao sự xấu và bị bắt bớ, tôi không biết được. Nhưng sự thật là nó đã xẩy ra. Bạn đang hiện diện nơi đây, được Thiên Chúa chúc phúc cho sống ở đất nước này. Đó là một ơn của Chúa ban. Sức khỏe tốt bạn đang có là một hồng ân lớn lao.
Bạn còn có hồng ân lớn lao hơn thế nữa. Bạn được ơn sinh ra hay là được tiếp nhận vào trong Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội chân thật và là Thân Thể của Chúa Kitô. Đó là nơi duy nhất bạn nhận được đầy đủ giáo huấn của Thiên Chúa. Đó là cách duy nhất bạn có thể nhận biết Thiên Chúa. Đó là cách duy nhất bạn có thể biết, như lời tin mừng nói, là Chúa Giêsu Kitô đã dọn sẵn cho bạn một chỗ trong nước trời (Gio 12:2), với điều kiện là bạn tin tưởng và bước theo Ngài. Bạn có thể tưởng tượng chính mình nói , “Tôi không muốn; tôi sẽ đi tìm thứ khác; tôi sẽ từ chối ơn huệ tôi đang có” trong khi cả hàng triệu triệu người trên thế giới không biết tí kiến thức gì về Chúa Giêsu Kitô? Họ không có tí kiến thức gì về Giáo Hội. Họ không hiểu biết điều gì là chân thật điều gì là đúng. Họ không biết tí kiến thức gì về nguồn gốc đức tin, lòng trông cậy và sự mong chờ ơn cứu độ đời đời của chúng ta. Họ không biết. Tôi không thể tưởng tượng là tôi nói mình biết hết tất cả giáo huấn của Chúa Kitô, biết đầy đủ về Thiên Chúa lúc này, nhưng tôi lại chối bỏ.
Lầm Lẫn Dại Khờ
Tuy nhiên, có những người xưng là người Công Giáo lại làm như thế thay vì cố gắng tiếp tục kết hiệp với Đức Kitô bây giờ và mãi mãi. Họ đã trôi dạt vào lối sống vô luân, cho rằng các giới răn không còn quan trọng; chúng đã thay đổi; nó là một luân lý mới; họ không giữ giới răn và gây nguy hiểm cho sự sống đời đời. Họ cho là Giáo Hội không hợp thời, không theo kịp với thời đại cho nên họ sẽ tẩy chay. Như các bạn đã biết, nhiều người bất đồng với Giáo Hội và muốn Giáo Hội thay đổi để suy nghĩ giống như họ. Nhiều người tuyên xưng luân lý, cho rằng họ là những người Công Giáo tốt, nhưng lại chủ trương phò phá thai. Đúng như thế, họ nói họ là những người Công Giáo tốt nhưng không giữ Giới Răn thứ Sáu hay Giới Răn thứ Chín hoặc Giới Răn thứ Bảy, không phải giữ những lề luật đó. Họ từ chối chính nền tảng nơi mà ơn cứu rỗi của chúng ta trị vì. Nhiều người nghĩ là họ không còn phải tin những điều Giáo Hội dạy bảo.
Tôi không biết nó thật đến đâu, nhưng người ta nói là một số lớn người Công Giáo không còn tin có sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Họ không tin là Chúa Giêsu Ktiô thực hiện diện trong Thánh Thể. Họ đã chối bỏ. Nói một cách tương tự thiêng liêng thì nó cũng giống như là một người từ chối sự thoải mái, hy vọng và nhiều hứa hẹn để đi sống ở Rwanda hay Bosnia hoặc nơi nào đó giống như thế. Nhưng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta đời sống thiêng liêng, lòng trông cậy và hứa hẹn siêu nhiên để có sự an vui của đời sống hiện tại ở thế gian và sự sung mãn trong hiệp nhất đời đời với Đức Kitô. Dầu vậy, một số người lại không thi hành. Họ chối bỏ nó.
Tỏ Bày Lòng Biết Ơn
Nó là một đòi buộc để chúng ta biết đội ơn Thiên Chúa, cảm tạ Thiên Chúa vì điều Ngài đã làm cho chúng ta nơi đây, làm cho chúng ta có thể sống trong đất nước này, trong cộng đoàn này và có tất cả những điều tốt lành ở thế giới này, những điều tốt lành của đời sống này. Đội ơn Chúa vì chúng ta đã được sinh ra hay đã được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội chân thật. Nơi đó có tất cả các giáo huấn của Chúa Kitô. Nơi đó không có sự sai lầm, mọi giáo huấn đều hoàn toàn đúng. Chúng ta tin là như thế. Nhiều triệu người không có được như thế. Họ lo âu tuyệt vọng bởi vì họ không biết; họ sống đời sống gặp nhiều khó khăn, nhiều nghi nan trong đầu óc của họ. Nhưng chúng ta có những ân phước này và nên biết ơn Thiên Chúa về những điều chúng ta đã lãnh nhận. Nó không đầy đủ để chỉ nói rằng chúng ta sẽ cảm tạ Thiên Chúa.
Tối hôm nay, trưóc khi đi ngủ chúng ta sẽ qùy gối và nói, “Con cảm đội ơn Chúa.” Như thế cũng chưa đủ. Chúng ta cần làm việc cảm tạ, và bày tỏ lòng cảm tạ của chúng ta đối với Thiên Chúa bằng việc tuân giữ các giới răn, bằng việc tin vào các giáo huấn của Chúa Kitô, bằng việc chu toàn ý của Thiên Chúa, bằng việc lắng nghe các giáo huấn của Giáo Hội và tuân theo các giáo huấn đó. Làm như thế chính là cách chúng ta bày tỏ lòng cảm tạ về những gì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ơn cao qúy này và như Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy thì cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa” (Gio 14:12). Đây chính là điều dành để cho chúng ta. Do đó hãy biết ơn về tất cả những gì Ngài đã ban cho ta ở đời này. Biết ơn Chúa vì Ngài đã tiếp đón và nhận chúng ta vào một Giáo Hội chân thật. Sống theo các giáo huấn của Chúa Giêsu sẽ bảo đảm chắc chắn là phần rỗi của chúng ta được bảo toàn. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.Amen.
Thánh Ca : Bao La Tình Chúa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét