Sự phục hồi theo hình chữ V tao nhã của Việt Nam có thể là một điều kinh khủng, hủy hoại con đường đi tới đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản vào đầu năm 2011.
Với ý niệm đó trong tâm trí, chính phủ từ lâu đã phủ nhận bất cứ ý định nào phá giá đồng nội tệ. Vào ngày 25 tháng Mười một, những lời phủ nhận đó của họ đã biến mất. Ngân hàng nhà nước đã hạ tỉ giá hối đoái chính thức giữa tiền đồng và đô la xuống khoảng 5,2%. Trong cú đánh tương tự như vậy, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á tăng mức lãi suất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu, nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% trong một nỗ lực nhằm làm chậm lại mức gia tăng lượng tiền cho vay và thu hút nhiều hơn tiền đồng gửi vào ngân hàng.
Qua mấy năm gần đây, nền kinh tế phơi lưng ra trước những cơn bão táp của chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã đem đến cho nước Việt nam một loạt những vận may bất ngờ tuyệt vời, và cả những hỗn loạn đáng kể nữa. Trong nửa đầu năm 2008, khi hoạt động đầu cơ tích trữ và lạm phát đe dọa làm dấy lên khả năng không thể kiểm soát nổi, chính phủ đã buộc phải kiềm chế tình trạng dư thừa. Thế nhưng tự nó lại làm đảo ngược tình hình, trong khi suy thoái toàn cầu cũng tác động đến.
Khi chính phủ nước này theo sau nhiều quốc gia đi đầu khác trong việc cố gắng thoát ra khỏi tình trạng bất an – hào phóng với chương trình trợ cấp thông qua lãi suất trị giá 17 ngàn tỉ đồng (1 tỉ đô la) – thì họ lại bắt đầu tự tạo nên một loạt những vấn nạn mới.
Tiền gửi ngân hàng và bội chi ngân sách đã tăng cao, lượng dự trữ ngoại tệ co rút lại, và các kinh tế gia đã bắt đầu đặt nghi vấn về sự sáng suốt của một cuộc hồi phục dựa vào một chính phủ tiêu pha tốn kém . Các nhà kinh doanh tiền tệ bàn cãi rằng chính sách lưu thông tiền tệ của nước này có thể sẽ đem lại lạm phát, từng chạm mức cao nhất trong sáu tháng qua là 4,35%/ tháng trong tháng 11/2009.
Quan điểm của họ cũng được nhiều người Việt Nam bình thường chia sẻ, những người từng bị tổn thương vì cú lạm phát phi mã trong quá khứ, họ đã lao vào đổi những đồng tiền tiết kiệm được của mình sang đô la và vàng, thiên về cất giữ để đảm bảo giá trị, ở một đất nước mà chỉ có một phần mười dân số có tài khoản ngân hàng.
Các nhà đầu tư nước ngoài thuộc loại khó điều khiển đã rút tiền của mình ra và các doanh nghiệp nhà nước đã thận trọng tích trữ tiền mặt; họ cùng tạo nên một tình trạng khan hiếm đô la liên tục. Với quá ít đồng tiền mạnh quay trở lại trong lưu thông, trong ít tháng gần đây tiền đồng đã suy yếu rõ rệt ngoài thị trường chợ đen. Mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng tiền tệ đã xuất hiện lờ mờ.
Từ những lý do đó khiến chính phủ đã phải thay đổi ý kiến. Sau khi giảm tỉ giá hối đoái và siết chặt việc quản lý ngoại tệ, họ đã tiếp tục thúc giục các tập đoàn nhà nước đổi các khoản vốn của mình từ đô la – được ước đoán trị giá 10,3 tỉ đô la – sang loại tiền đồng đang èo uột, nhằm hỗ trợ giá trị của đồng bạc này và giảm bớt tình trạng khan hiếm ngoại tệ mạnh.
Nhiều nhà đầu tư đã phải ngạc nhiên song hầu hết đã chào đón hành động dứt khoát đó, họ cho rằng nó sẽ củng cố thêm cho các trụ cột trong lĩnh vực xuất khẩu.
Hàng hóa Việt Nam rẻ hơn có thể là những tin tức xấu cho những nền kinh tế khác được điều khiển bởi xuất khẩu, với các loại nội tệ hướng tới giá trị đúng so với đồng đô la trong năm nay, trong khi các nhà đầu tư lo ngại về tình trạng kém phục hồi của Mỹ. Ví như các nhà sản xuất Thái Lan, đã phải kêu ca về tình trạng gian lận, mặc dù Bộ trưởng Tài chính Thái Lan khăng khăng rằng ảnh hưởng sẽ ở mức tối thiểu.
Đây là lần thứ ba giảm giá tiền đồng kể từ mùa hè năm 2008. Hy vọng là lần giảm giá này sẽ vạch ra một giới hạn cho việc trượt giá tiền đồng và đưa ra sự cam đoan bền vững hơn cho tất cả các nhà đầu tư, người nước ngoài và người Việt Nam.
Nếu chính phủ đặt chính sách tiền tệ của Việt Nam trên một cơ sở ổn định hơn cho cuộc hành trình dài lâu, thì họ phải tìm ra một con đường giúp các công dân của mình dứt bỏ thói quen ruồng rẫy đồng tiền nội tệ trong những thời điểm thị trường nhiễu loạn. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng trong một nền kinh tế mà có tới 42% tổng dự trữ tiền mặt được cất trữ dưới dạng vàng hoặc đô la. Những ký ức về cuộc lạm phát tăng vọt vẫn còn mới, làm cho những người gửi tiền tiết kiệm phải miễn cưỡng khi giữ đồng bạc nội tệ của mình.
The Economist
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét