BÀI 4. THIÊN CHÚA TẠO THÀNH TRỜI ĐẤT
I. ĐẤNG TẠO THÀNH
1. Các bản văn Kinh Thánh
- Sáng Thế, 1-3 : Giáo huấn quan trọng nhất về tạo dựng.
- 2 Macabê 7,22-23.28 : Người mẹ dạy con về đức tin vào Đấng Tạo Hóa.
- Do Thái 11,1-3 : Vũ trụ được hình thành bởi Lời của Thiên Chúa.
- 2 Macabê 7,22-23.28 : Người mẹ dạy con về đức tin vào Đấng Tạo Hóa.
- Do Thái 11,1-3 : Vũ trụ được hình thành bởi Lời của Thiên Chúa.
2. Gợi ý giáo lý
- Câu hỏi về nguồn gốc và cùng đích của đời người cũng như của vũ trụ là những câu hỏi quan trọng nhất. Vấn đề không chỉ là tìm hiểu thế giới vật chất phát sinh khi nào và cách nào, nhưng còn là khám phá ý nghĩa của nguồn gốc đó.
- Với người Kitô hữu, ba chương đầu của sách Sáng Thế chứa đựng những giáo huấn quan trọng về công trình tạo dựng, về nguồn gốc và cùng đích của công trình đó, về ơn gọi của con người, về thảm kịch tội lỗi cũng như về niềm hi vọng cứu độ.
- Thiên Chúa tạo dựng mọi sự từ hư vô (ex nihilo) : Ngài không cần một thứ gì đã có trước, cũng không cần sự trợ giúp nào.
- Thiên Chúa tạo dựng bằng sự khôn ngoan và tình yêu. Vũ trụ này không phải là sản phẩm của tất yếu hay định mệnh mù quáng nào, nhưng phát xuất từ tình yêu khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì thế, vũ trụ này được tạo dựng cách hài hòa và trật tự.
- Thiên Chúa không chỉ tạo dựng rồi thôi, nhưng Ngài tiếp tục gìn giữ chúng hiện hữu và dẫn đưa chúng đến cùng đích. Con người cần ý thức sự lệ thuộc này để sống đúng với ơn gọi làm người của mình (Kn 11,24-26).
II. TRỜI VÀ ĐẤT
1. Các bản văn Kinh Thánh
- Sáng Thế 3,24 : Các thiên thần đóng của vườn địa đàng.
- Matthêu 18,10 : Các thiên thần bản mệnh.
- Do Thái 1,14 : Vai trò các thiên thần.
- Matthêu 18,10 : Các thiên thần bản mệnh.
- Do Thái 1,14 : Vai trò các thiên thần.
2. Gợi ý giáo lý
- “Trời và đất” vừa phân biệt trời với đất vừa diễn tả toàn bộ những gì hiện hữu : muôn vật hữu hình và vô hình.
- Các thiên thần là những thụ tạo hoàn toàn thiêng liêng, có trí tuệ và ý chí, có ngôi vị và bất tử. Trong suốt lịch sử cứu độ, các ngài hiện diện để phục vụ ý định cứu độ của Thiên Chúa, ví dụ thiên thần Gabriel loan báo việc chào đời của thánh Gioan và của chính Chúa Giêsu (Lc 1,11.26).
- Trong cử hành phụng vụ, Hội Thánh kết hợp với các Thiên thần để tôn thờ Thiên Chúa (Kinh “Thánh, Thánh,Thánh”). Hội Thánh khẩn cầu các Thiên thần trợ giúp. Mỗi tín hữu đều có một Thiên thần làm đấng bảo trợ và hướng dẫn đến sự sống.
- Trong thế giới hữu hình, mỗi thụ tạo đều có sự tốt lành và hoàn hảo riêng. Thiên Chúa muốn các thụ tạo lệ thuộc và liên đới với nhau, để bổ túc cho nhau và phục vụ lẫn nhau. Chúng ta cũng có thể nói đến phẩm trật các thụ tạo, nghĩa là có những cấp bậc hoàn hảo hơn và những bậc kém hơn, ví dụ Chúa Giêsu nói : “Anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ” (Lc 12,6-7). Con người là tột đỉnh của công trình tạo dựng.
Trình bày: ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét