Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ XXXIV Mùa Thường Niên (năm B)
Nguồn:www.40giayloichua.net
Mời nghe Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật 34 MTN (B) do Đức Cha Phê Rô Nguyễn Văn Khảm thuyết giảng năm 2006
LỄ ĐỨC KITÔ VUA
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. Ðức Kitô là Vua
Một triết gia đã đưa ra một nhận định rất bi quan: "Homo homini lupus": con người là lang sói của con người. Lang sói là một loài thu dữ, bản tính thích tấn công, cắn xé và giết chóc. Thế mà loài người lại giống với loài thú dữ đó, luôn luôn tấn công nhau, cấu xé và giết chóc nhau.
Bởi vậy một sử gia đã đưa ra một kết luận tương tự với nhận định bi quan của triết gia trên: lịch sử loài người là một chuỗi những cuộc chiến tranh liên tiếp nhau. Từ khi có loài người trên mặt đất này cho đến nay, có mấy khi mà loài người được hưởng thái bình? Hầu hết thời gian lịch sử của loài người đều là chiến tranh. Gần đây nhất là 2 cuộc thế giới đại chiến, cuộc thứ nhất kéo dài từ năm 1914 đến 1918, làm cho 8.700.000 người chết; cuộc thứ hai từ năm 1939 đến năm 1945, giết chết thêm 40 triệu sinh mạng nữa. Và hiện nay cả loài người đều phập phòng lo sợ sẽ xảy ra một cuộc đại chiến lần thứ 3 với những vũ khí hạt nhân. Lần này không phải chỉ có 8.700.000 người chết, hay 40 triệu người chết mà là tất cả mọi người, trái đất sẽ nổ tung, toàn thể loài người sẽ bị tiêu diệt.
Tại sao loài người chúng ta, một loài người có trí khôn, biết suy nghĩ, một loài cao hơn tất cả mọi loài vật khác mà lại cư xử với nhau một cách ngu xuẩn như vậy? Tôi nghĩ rằng trong con người chúng ta vừa có tính thú vừa có tính người: tính thú thì giống như loài lang sói hung dữ cấu xé lẫn nhau, còn tính người là có trí khôn biết suy nghĩ biết tính toán. Khi buông trôi theo tính thú thì loài người chiến tranh với nhau; và nếu con người lại dùng cái trí khôn ngoan của tính người để phục vụ cho cái tính thú kia thì con người lại càng dã man hung dữ làm hại nhau còn hơn loài sang sói đích thực nữa. Ðiều đáng tiếc là trong hầu hết lịch sự quá khứ, con người đã buông theo cái tính thú đó. Vì thế mà lịch sử loài người đã là lịch sử của một chuỗi những cuộc chiến tranh liên tiếp nhau.
Cho nên trong bối cảnh giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới làm chết hàng mấy chục triệu sinh mạng con người như thế, ngày 11.12.1925, Ðức Giáo Hoàng Piô XI đã thiết lập Lễ Chúa Kitô Vua, mục đích là để cầu nguyện cho loài người thôi đừng buông theo tính thú mà cấu xé lẫn nhau, các nước đừng nuôi mộng bá chủ hoàn cầu mà chinh chiến với nhau; nhưng mọi người hãy suy phục vương quyền Chúa Kitô và xây dựng vương quốc của Ngài, ÐGH coi đó là chấm dứt chiến tranh
Vương quyền của Chúa Kitô không xây dựng trên sức mạnh, không củng cố bằng bạo lực theo kiểu các nước trần gian. Bởi thế Chúa Giêsu đã nói: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị bắt như thế này". Nói cách khác, Chúa Giêsu không thích chiến tranh, không muốn có phe phái, phe này chiến đấu chống lại phe kia. Vương quyền của Chúa xây dựng trên sự thật, như Lời Chúa nói "Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là để làm chứng cho sự thật". Nhưng sự thật là gì? Là cái làm cho con người đúng là con người chứ không phải là lang sói. Con người phải phát huy cái tính người của mình và đồng thời dần dần loại bỏ đi cái tính thú trong mình. Con người cố gắng sống cho ra người, mọi người biết tôn trọng nhân phẩm nhân quyền của nhau, mọi người nhắc nhở nhau và giúp nhau làm những việc tốt mà lương tâm chân chính của con người dạy phải làm. Người nào sống như vậy thì là người sống trong vương quốc của Chúa; người nào, cố gắng làm cho nhiều người khác cũng sống như vậy thì là đang xây dựng vương quốc của Chúa.
Nhưng xin được nói thêm cho rõ kẻo có người hiểu lầm: để làm công dân của Nước Chúa, điều cốt yếu là cố gắng theo Lời Chúa dạy để sống cho đúng là một con người, sống theo tính người chứ không phải theo tính thú. Do đó, xây dựng Nước Chúa, hay mở mang Nước Chúa cũng là cố gắng làm cho có thêm nhiều người biết theo Lời Chúa dạy mà sống theo tính người như vậy. Không nhất thiết người ta phải rửa tội, phải theo đạo, phải gia nhập Giáo Hội. Ðiều cốt yếu là người ta phải theo những giá trị mà Tin Mừng Chúa đã đề ra: sống theo lương tâm ngay chính, sống hoà thuận, thương yêu, làm những việc lành... Càng có thêm nhiều người sống như thế thì Nước Chúa càng mở rộng; và khi nào tất cả loài người biết sống như thế thì là lúc Nước Chúa đã trị đến. Và khi đó là thời thái bình, hạnh phúc.
Sở dĩ loài người cứ luôn làm hại làm khổ lẫn nhau là vì loài người còn sống theo cái tính thú trong mình. Vậy nếu muốn cho loài người hoà thuận với nhau để cùng nhau chung hưởng thái bình thì loài người phải sống theo cái tính người, gồm có những đức tính mà Chúa đã dạy chúng ta trong Tin Mừng. Con người sống đúng là con người. Ðức Giêsu gọi đó là Sự Thật; còn ngôn ngữ phụng vụ hôm nay thì gọi đó là vương quyền, vương quốc của Chúa Kitô. Nước Chúa. Ai sống theo những giá trị Tin Mừng để thành người hơn thì người đó thuộc về Nước Chúa; ai giúp cho người khác sống theo những giá trị Tin Mừng ấy thì người đó đang mở mang Nước Chúa; và khi mọi người, dù có đạo hay không có đạo, đều sống theo những giá trị Tin Mừng ấy, thì đó là thời Nước Chúa đã trị đến.
Hôm nay là Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Tuần sau là Mùa Vọng, bắt đầu một năm Phụng vụ khác rồi. Giáo hội đặt lễ Chúa Kitô Vua vào Chúa Nhật cuối cùng này, cũng có ý nghĩa: đó là ước nguyện sao cho cuối cùng tất cả mọi người đều ở trong Nước Chúa, một nước chỉ có hoà thuận yêu thương, một nước thái bình hạnh phúc.
Phần mỗi người chúng ta, hãy cố gắng xứng đáng là một công dân Nước Chúa, nghĩa là biết sống đúng tính người, sống theo lương tâm, sống hoà thuận, yêu thương, làm việc lành theo lời dạy của Tin Mừng. Chúng ta cũng hãy cố gắng mở mang Nước Chúa bằng cách làm cho thêm nhiều người khác cũng biết sống hoà thuận yêu thương sống theo lương tâm và làm việc lành như vậy.
* 2. Một tước hiệu không xứng hợp
Trong số những tước hiệu mà ta có thể gọi Ðức Giêsu, có lẽ tước hiệu "vua" là không xứng hợp nhất.
Khi nói tới "vua" là ta nghĩ đến ngai vàng, vương miện, hoàng cung, quyền lực, kẻ hầu người hạ, quan quân, vũ khí v.v. Thế mà khi nhìn vào Ðức Giêsu ta chẳng thấy có gì cả. Ngược lại, ta chỉ thấy Ngài lang thang trên những nẻo đường bụi bậm xứ Palestine, với một nhúm môn đệ ít ỏi, vây quanh là những người nghèo nàn, tật bệnh, tội lỗi và những người bị xã hội loại trừ.
Tuy nhiên, nhìn trên bình diện siêu nhiên thì Ðức Giêsu đúng thật là vua. Ngài là vua và là Vua trên tất cả các vua, bởi vì Ngài là Thiên Chúa, Ðấng thống trị vũ trụ.
Ngay cả trên bình diện tự nhiên, Ðức Giêsu cũng xứng đáng là Vua, Vua của mọi người: Ngài là con người tuyệt vời nhất với đầy đủ những đức tính hoàn hảo nhất. Ngài đến với ai là vận mạng của người đó được thay đổi thành tốt hơn. Có những người tưởng rằng mình là người lớn bằng cách khiến cho mọi người cảm thấy nhỏ trước mặt mình. Nhưng người lớn đích thực là người làm cho ai nấy đều cảm thấy lớn lên. Theo nghĩa này, Ðức Giêsu đích thực là Vua.
Chúng ta nên phân biệt quyền lực và ảnh hưởng. Philatô có quyền lực trên dân, nhưng kẻ có ảnh hưởng trên dân chính là Ðức Giêsu. Ảnh hưởng của Ngài đem lại cho con người ơn tha thứ, sự phục hồi nhân phẩm, bình an, yêu thương, hạnh phúc. (Viết theo Flor McCarthy)
* 3. Ðức Giêsu Kitô, vua vũ trụ
Ðại Hội Trẻ Thế giới tại Pháp, hàng trăm ngàn thanh niên nô nức, tiến về thủ đô Paris dự đại hội để gặp gỡ, lắng nghe, và hiệp thông với Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đấng thay mặt Ðức Kitô ở trần gian.
Hệ thống xe điện ngầm Métro nổi tiếng của Paris dường như lúc nào cũng chật ních người. Hôm ấy, một cụ già ăn xin mù loà cũng cố chen lên một toa xe nhờ chú chó dẫn đường. Cụ vừa đi, vừa chìa cái đĩa nhôm để kêu gọi lòng hảo tâm của giới trẻ. Tuy ồn ào nhưng người ta cũng nghe được những tiếng kêu loảng xoảng của những đồng cắc rơi vào đĩa.
Ði ngược chiều với cụ, một cô bé xanh xao gầy còm cũng ngửa nón xin mọi người giúp đỡ. Khi hai người bất hạnh gặp nhau, cô bé tránh qua một bên cho người hành khất mù loà tiến bước. Và đầy kinh ngạc, các bạn trẻ không thể tin vào mắt mình, cô bé đã dốc hết số tiền kiếm được của mình đổ tất cả vào cái đĩa nhôm kia.
*
Mừng lễ Ðức Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, chúng ta được mời gọi nhìn ngắm thế giới: gồm 6 tỷ người đang sống trên đó. Với bao cảnh thất nghiệp, nghèo đói, lạc hậu, bất công. Với bao tệ nạn tham nhũng, ma tuý, mafia, sida. Với bao nhiêu thiên tai lũ lụt, động đất, cháy rừng... Thế lực của sự dữ và tội lỗi đang tung hoành khắp nơi.
Mừng lễ Ðức Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, chúng ta được mời gọi nhìn lên Vua của chúng ta. Một vị vua không ngồi trên ngai vàng, nhưng treo trên thập giá. Một vị vua không cai trị bằng quyền uy vũ lực, nhưng dựa trên tình yêu thương. Một vị vua không có lãnh thổ trên bản đồ thế giới, nhưng nằm sâu trong trái tim mọi người.
Vương quốc của Vua Giêsu là vương quốc của Sự thật: "Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi" (Ga.18,37). Sống theo sự thật chẳng dễ dàng chút nào, vì người thành thật thường thua thiệt, và kẻ dối trá lại được coi là khôn ngoan. Nhưng chỉ có những ai dám nói sự thật, chấp nhận sự thật, và sống theo sự thật mới được sống trong vương quốc của Người.
Vương quốc của Vua Giêsu còn là vương quốc của Tình yêu: "Con người không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ hiến mạng sống cho nhiều người" (Mc.10,45). Yêu mình, yêu thân nhân bạn bè thì dễ dàng; yêu người xa lạ, yêu kẻ thù, mới thật là khó. Nhưng Chúa chính là vua Tình yêu, nên chỉ những ai sống yêu thương mới đích thực là thần dân của Người.
Cô bé ăn xin trên xe điện ngầm trong câu chuyện trên đây, đã biết cho đi tất cả những gì mình có, những gì cần thiết nhất để sống mà không tính toán so đo. Ðó mới thật là công dân của Nước Trời, là thần dân đích thực của Giêsu, Vua Tình yêu.
Ðối với người tín hữu, công dân tương lai của Nước Trời, thì yêu thương là lẽ sống của mọi cá nhân, gia đình, và cộng đoàn. Dường như sống yêu thương sẽ thấy đời đơn giản, cuộc sống nhẹ nhàng thênh thang. "Ðâu có tình yêu thương ở đấy có Ðức Chúa Trời". Có Chúa trong tâm hồn họ luôn cảm thấy bình an, hạnh phúc. Còn mọi thứ khác chỉ là kiểu cách, rườm rà, câu nệ, phô trương, là thanh la, não bạt, là tiếng muỗi vo ve.
*
Lạy Chúa, chúng con là đôi tay và đôi chân của Chúa, là miệng lưỡi và trái tim yêu thương của Người.
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa, xây dựng một thế giới yêu thương và chân thật, vui tươi và hạnh phúc, để ngày Chúa đến trong vinh quang là một ngày vui trọn vẹn, một ngày hội lớn cho toàn thể nhân loại. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
* 4. Vua tình yêu
Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa...
Lê Quang Ðộ (Ricardo Conelo) từ nhỏ vẫn được ba má yêu quí, đến trường tỏ ra là người học trò xuất sắc. Nhưng bầu khí nơi trường học không được lành mạnh. Ở tuổi lên 10, em Ðộ đã ghiền xì ke. Em nhớ không có lý do gì để ghiền cả ngoài tính tò mò.
Khởi sự em hút cần sa. Kế đến em nhập băng nhóm đi cướp giật. Lên 12 tuổi Ðộ đã được cảnh sát thành phố Sao Paolo của nước Braxin biết đến. Bố em tưởng có thể nhốt em trong phòng nhưng vô ích vì Ðộ luôn tìm ra cách thoát khỏi bàn tay của bố, với những gì có thể ăn cắp được nơi gia đình để tiếp tục hút. Chưa thất vọng, bố em dời gia đình đi nơi khác, nhưng Ðộ vẫn tìm cách nhập vào một băng nhóm ghiền Cocaine và những thứ nặng hơn nữa. Bố em hết chịu nỗi đành phải đuổi em đi để cứu nguy cho gia đình.
Không chỗ tựa, Ðộ càng sa lầy. Nhưng nếu người thiếu niên đáng thương này có cơ may làm lại cuộc đời thì nhờ sức mạnh nào? Ai là người cuối cùng sẽ hoán cải được em để em nên người hữu ích cho xã hội?
Bị đuổi khỏi gia đình, Ðộ trở nên mồi ngon cho tổ chức buôn ma tuý bất hợp pháp trong vùng. Tối đầu tiên đến với nhóm, Ðộ được mời tới dự bữa ăn, trong đó kẻ tố cáo bạn với cảnh sát đã bị bắn ngay nơi bàn ăn khiến Ðộ cũng bị bắn lây vào cẳng. Chàng liền chạy vào bệnh viện. Tưởng thoát khỏi sự truy lùng nhưng cảnh sát đã xuất hiện ngay bên giường. Họ chuyển Ðộ sang nhà tù dành cho thanh thiếu niên.
Chính ở đây Ðộ may mắn nhận sự giúp đỡ của Trung Tâm Hy Vọng, là tổ chức thiện nguyện giúp phục hồi niềm hy vọng nơi người ghiền ma tuý. Sau này Ðộ mới biết đó là tổ chức do linh mục Hoàng Tâm Phú (Haus Stapelp) là thân hữu của phong trào Focolare điều khiển. Ðộ được an ủi nhiều do bầu khí đón tiếp nồng hậu của Trung Tâm ngay tối hôm đầu tiên đến đó.
Ðộ sống chung với mười hai người trẻ khác, mà Ðộ là người trẻ nhất, nhưng lại là kẻ cứng đầu nhất, luôn gây chuyện và chơi khăm người khác, luôn hành động thiếu đắn đo.
Hãy còn có Chúa đón nhận con
Ba tháng sau người ta phải đưa Ðộ tới trung tâm dành cho thanh thiếu niên ghiền nặng hơn. Chính ở đây Ðộ khám phá những điều cơ bản nhất về bản thân. Lần đầu tiên Ðộ thốt lên lời than thở với Ðấng em gọi là Thiên Chúa nhưng thực ra chưa bao giờ em được học biết Ngài. Cha mẹ em chỉ là người Công Giáo theo danh xưng mà thôi vì chưa bao giờ họ đi nhà thờ. Vậy em đã xin Chúa cho em cơ hội để bỏ hút xì ke, đổi mới cuộc đời và nên giống những người trẻ mà Ðộ biết là đã thành công theo lý tưởng sống vì người khác.
Quả thật, em đã được ban cho cơ hội giúp người khác là Lâm Ðình Ái (Claudio). Ðó là một bạn trẻ mắc bệnh AIDS ngủ cùng phòng với Ðộ. Bệnh nhân chỉ còn chờ chết, không thể tự mình lo lấy mình nữa. Ngày kia Ðộ đã xin Chúa để được thấy dung mạo Chúa nơi dung mạo bệnh nhân trẻ này. Thế rồi em được giao việc tắm rửa, cạo râu và giúp người bệnh này ăn uống. Ðiều em không thể cắt nghĩa được là em nghiệm thấy sự sống mới đang lớn lên nơi tâm hồn em nhờ mối tương quan sống động giữa em và Thiên Chúa.
Từ từ em khám phá ra nơi bản thân một tấm lòng quảng đại như thuộc bản năng đang được triển nở. Những người chung quanh em khó lòng tin được rằng điều gì đó thực sự đang xảy ra khiến em trở nên con người khác trước kia. Chẳng hạn, buổi tối hôm ấy em muốn đưa lời Tin Mừng ra thực thi, lời Tin Mừng mà Trung Tâm này sử dụng để chữa trị bệnh nhân, là "Hãy làm cho người khác điều bạn muốn người khác làm cho bạn." Vậy tối hôm ấy em sắp bàn tử tế, đặc biệt để mừng sinh nhật một bạn trẻ ở Trung Tâm. Khi bạn ấy xuất hiện, em Ðộ đã niềm nở đưa bạn ấy ra ngoài và tặng chiếc áo mà chính Ðộ rất thích mặc để diện.
Người nhận được quà cảm động đến rơi lệ khiến Ðộ cũng rưng rưng hai hàng lệ. Ðó là những con người chưa bao giờ nghiệm được tình yêu Thiên Chúa, nay khám phá ra điều đó qua cử chỉ cho và nhận quà.
Em Ðộ nghiệm thấy ơn bình an như được gia tăng mỗi khi em làm điều này điều kia cho người khác. Tự nhiên em sốt sắng tham dự thánh lễ mỗi ngày.
Khi ấy em lên 17 và được giao việc chăm sóc bệnh nhân mới được Trung Tâm tiếp nhận để chữa trị. Trong nhóm này có một người đã 40 tuổi mà ai cũng nhìn nhận là người khó tính. Thế mà Ðộ đã thành công trong việc chinh phục người ấy.
Nhiều lần Ðộ trở về thăm gia đình nhưng chưa ai tỏ ra chú ý tới sự kiện là em không còn như trước nữa, kể cả mẹ em là người đã quá khổ vì em. Nhưng lần kia người anh của Ðộ đã trách mắng Ðộ cách thậm tệ trước mặt mọi người trong một cuộc họp mừng của gia đình. Người anh ấy rất ngỡ ngàng thấy Ðộ điềm tĩnh khác thường. Hơn nữa, còn xảy ra là khi Ðộ dọn đồ mà người anh ấy tỏ dấu ưa thích thứ thuốc thơm thoa xức sau khi cạo râu, em liền tặng lọ thuốc đó cho anh ấy!
Cứ như vậy Ðộ tìm lại được tình thương của gia đình để không còn phải trở về với Trung Tâm nữa. Nhưng quan trọng hơn vẫn là ơn Chúa thúc đẩy lòng em khiến em được thanh lọc khỏi những đam mê hầu sống sự sống hoàn toàn mới của Tin Mừng, để trở nên người hữu ích cho xã hội. Hiện em sống bình thường trong nghề giáo viên.
Cuộc hoán cải của Lê Quang Ðộ làm nổi bật tình thương của Thiên Chúa và sự ưu ái của Ngài dành cho những kẻ bé mọn. Thiên Chúa không bỏ rơi một ai, ngược lại, kẻ càng bị người đời khinh chê và gạt sang bên lề, thì Ngài càng ưu ái tìm kiếm và đưa vào Vương Quốc của Ngài.
Cựu Ước không thiếu lời khẳng định về tình yêu trước sau như một của Thiên Chúa đối với thọ tạo. Thánh vịnh gia nói: "Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có Chúa đón nhận con" (Tv 26,10). Tác giả sách Huấn Ca còn nói "Thiên Chúa nhân từ và biết vật Người nắn lên. Người không huỷ, không bỏ, nhưng dung tha" (17,21). Còn sách Khôn Ngoan dạy: "Quả thật những gì có trong vạn vật, Người đều yêu mến. Vì Người nắn nên gì Người không ghét bỏ. Vả lại có gì tồn tại được nếu Người không muốn? Làm sao nó được bảo tồn điều Người đã không gọi (đến tên)? Với mọi vật, Người xử khoan dung vì chúng là của Người, lạy Chúa Tể hiếu sinh!" (12,24-26).
Thực ra Nước của Thiên Chúa là Nước mang lại cảnh hoà bình cho trăm họ, nhưng sự công chính của Thiên Chúa chủ yếu không khởi đi từ việc phân phối của cải để ai nấy nhận được những gì thuộc về mình. Tất cả những gì mà con người có cũng đều do Thiên Chúa ban nhưng không, dù là ngang qua cha mẹ hay do chính mình làm nên, cuối cùng cũng do chính Chúa là cội nguồn. Vậy sự công chính của Thiên Chúa khởi đi từ lòng ưu ái của Người dành cho dân nghèo. Cho nên Thánh Vịnh gia khi nói tới việc xét xử dân theo công lý thì nói ngay tới việc bênh vực quyền lợi kẻ nghèo hèn và ra tay cứu độ kẻ nghèo khó (x. Tv 71,1-4)
Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống cho đoàn chiên
Với Ðức Giêsu trong Tân Ước, sự ưu ái của Thiên Chúa dành cho người nghèo càng khiến ta phải ngỡ ngàng. Một trăm con chiên chỉ có một con bị lạc, chủ chiên cũng tập trung hết sự chăm chú của mình vào chiên lạc đó cho tới khi tìm được; người đó sẽ vác nó lên vai đưa về và mở tiệc mừng. Mười đồng bạc mà một đồng bị mất thì người mất cũng thắp đèn tìm cho kỳ được; người đó còn mời bạn bè xóm ngõ tới mừng vì đã tìm thấy. Phương chi người cha có hai con mà một đứa đi bụi đời này về, nào người cha đó lại không mở tiệc ăn mừng con trở về hay sao? Ðó là ba dụ ngôn trong Tin Mừng Luca (15,1-32) về lòng nhân hậu của Thiên Chúa đối với tội nhân, là người nghèo cần Chúa thương xót. Tin Mừng Gioan cũng cho thấy lòng thương xót đó của Thiên Chúa, nhưng nhấn mạnh về cái giá Người sẵn sàng trả là chính mạng sống của Con Thiên Chúa làm người. Sau khi chữa người bại liệt, Ðức Giêsu bị người Do Thái tìm cách giết (x. Ga 5,18). Khi người mù từ tuổi mới sinh được Ðức Giêsu chữa lành, người đó liền bị cha mẹ bỏ rơi và giới lãnh đạo Do Thái giáo trục xuất (x. Ga 9,21 và 34) Nhưng Ðức Giêsu đã không bỏ rơi anh, Người đã tìm đến với anh và tự mạc khải bản thân Người cho anh (cc 35-38). Người còn tuyên bố "Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên" (Ga 10,11). Ðó chính là ý nghĩa mà Tin Mừng Gioan hiểu về lời tuyên bố của thượng tế Caipha khi nói "thà một người chết thay cho dân còn hơn toàn dân bị tiêu diệt" (Ga 11,50).
Bài Tin Mừng hôm nay với lời tuyên bố của Ðức Giêsu là "Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi." (c.37). Tin Mừng Gioan cho biết phản ứng của ông Philatô là nêu câu hỏi "Sự thật là gì?" (c.38). Nhưng ông đã không muốn nghe Ðức Giêsu trả lời. Ông đã ra ngoài để gặp người Do Thái nên ông đã không đứng về phía sự thật là chính Ðức Giêsu Vua Tình Yêu, hiện thân của lòng thương xót của Thiên Chúa đối với cả loài người. (Lm Augustine sj, Vietcatholic 2001)
*
Hội thánh suy tôn Ðức Giêsu Kitô là Vua vũ trụ, vua hiền hậu, vua mà uy quyền là tình yêu tự hiến. Chúng ta cùng dâng lên Người lời cầu nguyện khiêm tốn sau đây:
1. Ðức Giêsu là Vua đến trần gian để làm chứng về sự thật, là chính Thiên Chúa / xin cho Hội thánh luôn tuân lệnh Người để làm chứng cho mọi người rằng Thiên Chúa là tình yêu.
2. Ðức Giêsu là Vua nhưng Nước Người không thuộc về thế gian này / Xin cho các nhà lãnh đạo các nước trần gian hiểu rằng: Nước Chúa không cạnh tranh với nước của họ / nhưng đem lại sự thật, công lý và hòa bình cho các nước trần gian.
3. Ðức Giêsu là Vua tự hiến để cứu độ mọi người / Xin cho những người đang bị áp bức, bóc lột, tù đày / và những người nghèo đói, dốt nát / sớm được Người giải thoát để sống như công dân trong Nước Chúa.
4. Ðức Giêsu là Vua tình yêu, Người cai trị bằng phục vụ / Xin cho anh chị em trong họ đạo chúng ta là công dân Nước Chúa / biết noi gương phục vụ của Người.
Lạy Ðức Giêsu, chúng con đã được Chúa mời gọi vào Nước Chúa, làm công dân của Nước Chúa, Xin giúp chúng con luôn hăng say hoạt động để Nước Chúa mở rộng đến mọi tâm hồn. Amen!
Thánh Ca : Tình Con Yêu Chúa ;
Nguồn:www.40giayloichua.net
Mời nghe Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật 34 MTN (B) do Đức Cha Phê Rô Nguyễn Văn Khảm thuyết giảng năm 2006
LỄ ĐỨC KITÔ VUA
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. Ðức Kitô là Vua
Một triết gia đã đưa ra một nhận định rất bi quan: "Homo homini lupus": con người là lang sói của con người. Lang sói là một loài thu dữ, bản tính thích tấn công, cắn xé và giết chóc. Thế mà loài người lại giống với loài thú dữ đó, luôn luôn tấn công nhau, cấu xé và giết chóc nhau.
Bởi vậy một sử gia đã đưa ra một kết luận tương tự với nhận định bi quan của triết gia trên: lịch sử loài người là một chuỗi những cuộc chiến tranh liên tiếp nhau. Từ khi có loài người trên mặt đất này cho đến nay, có mấy khi mà loài người được hưởng thái bình? Hầu hết thời gian lịch sử của loài người đều là chiến tranh. Gần đây nhất là 2 cuộc thế giới đại chiến, cuộc thứ nhất kéo dài từ năm 1914 đến 1918, làm cho 8.700.000 người chết; cuộc thứ hai từ năm 1939 đến năm 1945, giết chết thêm 40 triệu sinh mạng nữa. Và hiện nay cả loài người đều phập phòng lo sợ sẽ xảy ra một cuộc đại chiến lần thứ 3 với những vũ khí hạt nhân. Lần này không phải chỉ có 8.700.000 người chết, hay 40 triệu người chết mà là tất cả mọi người, trái đất sẽ nổ tung, toàn thể loài người sẽ bị tiêu diệt.
Tại sao loài người chúng ta, một loài người có trí khôn, biết suy nghĩ, một loài cao hơn tất cả mọi loài vật khác mà lại cư xử với nhau một cách ngu xuẩn như vậy? Tôi nghĩ rằng trong con người chúng ta vừa có tính thú vừa có tính người: tính thú thì giống như loài lang sói hung dữ cấu xé lẫn nhau, còn tính người là có trí khôn biết suy nghĩ biết tính toán. Khi buông trôi theo tính thú thì loài người chiến tranh với nhau; và nếu con người lại dùng cái trí khôn ngoan của tính người để phục vụ cho cái tính thú kia thì con người lại càng dã man hung dữ làm hại nhau còn hơn loài sang sói đích thực nữa. Ðiều đáng tiếc là trong hầu hết lịch sự quá khứ, con người đã buông theo cái tính thú đó. Vì thế mà lịch sử loài người đã là lịch sử của một chuỗi những cuộc chiến tranh liên tiếp nhau.
Cho nên trong bối cảnh giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới làm chết hàng mấy chục triệu sinh mạng con người như thế, ngày 11.12.1925, Ðức Giáo Hoàng Piô XI đã thiết lập Lễ Chúa Kitô Vua, mục đích là để cầu nguyện cho loài người thôi đừng buông theo tính thú mà cấu xé lẫn nhau, các nước đừng nuôi mộng bá chủ hoàn cầu mà chinh chiến với nhau; nhưng mọi người hãy suy phục vương quyền Chúa Kitô và xây dựng vương quốc của Ngài, ÐGH coi đó là chấm dứt chiến tranh
Vương quyền của Chúa Kitô không xây dựng trên sức mạnh, không củng cố bằng bạo lực theo kiểu các nước trần gian. Bởi thế Chúa Giêsu đã nói: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị bắt như thế này". Nói cách khác, Chúa Giêsu không thích chiến tranh, không muốn có phe phái, phe này chiến đấu chống lại phe kia. Vương quyền của Chúa xây dựng trên sự thật, như Lời Chúa nói "Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là để làm chứng cho sự thật". Nhưng sự thật là gì? Là cái làm cho con người đúng là con người chứ không phải là lang sói. Con người phải phát huy cái tính người của mình và đồng thời dần dần loại bỏ đi cái tính thú trong mình. Con người cố gắng sống cho ra người, mọi người biết tôn trọng nhân phẩm nhân quyền của nhau, mọi người nhắc nhở nhau và giúp nhau làm những việc tốt mà lương tâm chân chính của con người dạy phải làm. Người nào sống như vậy thì là người sống trong vương quốc của Chúa; người nào, cố gắng làm cho nhiều người khác cũng sống như vậy thì là đang xây dựng vương quốc của Chúa.
Nhưng xin được nói thêm cho rõ kẻo có người hiểu lầm: để làm công dân của Nước Chúa, điều cốt yếu là cố gắng theo Lời Chúa dạy để sống cho đúng là một con người, sống theo tính người chứ không phải theo tính thú. Do đó, xây dựng Nước Chúa, hay mở mang Nước Chúa cũng là cố gắng làm cho có thêm nhiều người biết theo Lời Chúa dạy mà sống theo tính người như vậy. Không nhất thiết người ta phải rửa tội, phải theo đạo, phải gia nhập Giáo Hội. Ðiều cốt yếu là người ta phải theo những giá trị mà Tin Mừng Chúa đã đề ra: sống theo lương tâm ngay chính, sống hoà thuận, thương yêu, làm những việc lành... Càng có thêm nhiều người sống như thế thì Nước Chúa càng mở rộng; và khi nào tất cả loài người biết sống như thế thì là lúc Nước Chúa đã trị đến. Và khi đó là thời thái bình, hạnh phúc.
Sở dĩ loài người cứ luôn làm hại làm khổ lẫn nhau là vì loài người còn sống theo cái tính thú trong mình. Vậy nếu muốn cho loài người hoà thuận với nhau để cùng nhau chung hưởng thái bình thì loài người phải sống theo cái tính người, gồm có những đức tính mà Chúa đã dạy chúng ta trong Tin Mừng. Con người sống đúng là con người. Ðức Giêsu gọi đó là Sự Thật; còn ngôn ngữ phụng vụ hôm nay thì gọi đó là vương quyền, vương quốc của Chúa Kitô. Nước Chúa. Ai sống theo những giá trị Tin Mừng để thành người hơn thì người đó thuộc về Nước Chúa; ai giúp cho người khác sống theo những giá trị Tin Mừng ấy thì người đó đang mở mang Nước Chúa; và khi mọi người, dù có đạo hay không có đạo, đều sống theo những giá trị Tin Mừng ấy, thì đó là thời Nước Chúa đã trị đến.
Hôm nay là Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Tuần sau là Mùa Vọng, bắt đầu một năm Phụng vụ khác rồi. Giáo hội đặt lễ Chúa Kitô Vua vào Chúa Nhật cuối cùng này, cũng có ý nghĩa: đó là ước nguyện sao cho cuối cùng tất cả mọi người đều ở trong Nước Chúa, một nước chỉ có hoà thuận yêu thương, một nước thái bình hạnh phúc.
Phần mỗi người chúng ta, hãy cố gắng xứng đáng là một công dân Nước Chúa, nghĩa là biết sống đúng tính người, sống theo lương tâm, sống hoà thuận, yêu thương, làm việc lành theo lời dạy của Tin Mừng. Chúng ta cũng hãy cố gắng mở mang Nước Chúa bằng cách làm cho thêm nhiều người khác cũng biết sống hoà thuận yêu thương sống theo lương tâm và làm việc lành như vậy.
* 2. Một tước hiệu không xứng hợp
Trong số những tước hiệu mà ta có thể gọi Ðức Giêsu, có lẽ tước hiệu "vua" là không xứng hợp nhất.
Khi nói tới "vua" là ta nghĩ đến ngai vàng, vương miện, hoàng cung, quyền lực, kẻ hầu người hạ, quan quân, vũ khí v.v. Thế mà khi nhìn vào Ðức Giêsu ta chẳng thấy có gì cả. Ngược lại, ta chỉ thấy Ngài lang thang trên những nẻo đường bụi bậm xứ Palestine, với một nhúm môn đệ ít ỏi, vây quanh là những người nghèo nàn, tật bệnh, tội lỗi và những người bị xã hội loại trừ.
Tuy nhiên, nhìn trên bình diện siêu nhiên thì Ðức Giêsu đúng thật là vua. Ngài là vua và là Vua trên tất cả các vua, bởi vì Ngài là Thiên Chúa, Ðấng thống trị vũ trụ.
Ngay cả trên bình diện tự nhiên, Ðức Giêsu cũng xứng đáng là Vua, Vua của mọi người: Ngài là con người tuyệt vời nhất với đầy đủ những đức tính hoàn hảo nhất. Ngài đến với ai là vận mạng của người đó được thay đổi thành tốt hơn. Có những người tưởng rằng mình là người lớn bằng cách khiến cho mọi người cảm thấy nhỏ trước mặt mình. Nhưng người lớn đích thực là người làm cho ai nấy đều cảm thấy lớn lên. Theo nghĩa này, Ðức Giêsu đích thực là Vua.
Chúng ta nên phân biệt quyền lực và ảnh hưởng. Philatô có quyền lực trên dân, nhưng kẻ có ảnh hưởng trên dân chính là Ðức Giêsu. Ảnh hưởng của Ngài đem lại cho con người ơn tha thứ, sự phục hồi nhân phẩm, bình an, yêu thương, hạnh phúc. (Viết theo Flor McCarthy)
* 3. Ðức Giêsu Kitô, vua vũ trụ
Ðại Hội Trẻ Thế giới tại Pháp, hàng trăm ngàn thanh niên nô nức, tiến về thủ đô Paris dự đại hội để gặp gỡ, lắng nghe, và hiệp thông với Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đấng thay mặt Ðức Kitô ở trần gian.
Hệ thống xe điện ngầm Métro nổi tiếng của Paris dường như lúc nào cũng chật ních người. Hôm ấy, một cụ già ăn xin mù loà cũng cố chen lên một toa xe nhờ chú chó dẫn đường. Cụ vừa đi, vừa chìa cái đĩa nhôm để kêu gọi lòng hảo tâm của giới trẻ. Tuy ồn ào nhưng người ta cũng nghe được những tiếng kêu loảng xoảng của những đồng cắc rơi vào đĩa.
Ði ngược chiều với cụ, một cô bé xanh xao gầy còm cũng ngửa nón xin mọi người giúp đỡ. Khi hai người bất hạnh gặp nhau, cô bé tránh qua một bên cho người hành khất mù loà tiến bước. Và đầy kinh ngạc, các bạn trẻ không thể tin vào mắt mình, cô bé đã dốc hết số tiền kiếm được của mình đổ tất cả vào cái đĩa nhôm kia.
*
Mừng lễ Ðức Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, chúng ta được mời gọi nhìn ngắm thế giới: gồm 6 tỷ người đang sống trên đó. Với bao cảnh thất nghiệp, nghèo đói, lạc hậu, bất công. Với bao tệ nạn tham nhũng, ma tuý, mafia, sida. Với bao nhiêu thiên tai lũ lụt, động đất, cháy rừng... Thế lực của sự dữ và tội lỗi đang tung hoành khắp nơi.
Mừng lễ Ðức Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, chúng ta được mời gọi nhìn lên Vua của chúng ta. Một vị vua không ngồi trên ngai vàng, nhưng treo trên thập giá. Một vị vua không cai trị bằng quyền uy vũ lực, nhưng dựa trên tình yêu thương. Một vị vua không có lãnh thổ trên bản đồ thế giới, nhưng nằm sâu trong trái tim mọi người.
Vương quốc của Vua Giêsu là vương quốc của Sự thật: "Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi" (Ga.18,37). Sống theo sự thật chẳng dễ dàng chút nào, vì người thành thật thường thua thiệt, và kẻ dối trá lại được coi là khôn ngoan. Nhưng chỉ có những ai dám nói sự thật, chấp nhận sự thật, và sống theo sự thật mới được sống trong vương quốc của Người.
Vương quốc của Vua Giêsu còn là vương quốc của Tình yêu: "Con người không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ hiến mạng sống cho nhiều người" (Mc.10,45). Yêu mình, yêu thân nhân bạn bè thì dễ dàng; yêu người xa lạ, yêu kẻ thù, mới thật là khó. Nhưng Chúa chính là vua Tình yêu, nên chỉ những ai sống yêu thương mới đích thực là thần dân của Người.
Cô bé ăn xin trên xe điện ngầm trong câu chuyện trên đây, đã biết cho đi tất cả những gì mình có, những gì cần thiết nhất để sống mà không tính toán so đo. Ðó mới thật là công dân của Nước Trời, là thần dân đích thực của Giêsu, Vua Tình yêu.
Ðối với người tín hữu, công dân tương lai của Nước Trời, thì yêu thương là lẽ sống của mọi cá nhân, gia đình, và cộng đoàn. Dường như sống yêu thương sẽ thấy đời đơn giản, cuộc sống nhẹ nhàng thênh thang. "Ðâu có tình yêu thương ở đấy có Ðức Chúa Trời". Có Chúa trong tâm hồn họ luôn cảm thấy bình an, hạnh phúc. Còn mọi thứ khác chỉ là kiểu cách, rườm rà, câu nệ, phô trương, là thanh la, não bạt, là tiếng muỗi vo ve.
*
Lạy Chúa, chúng con là đôi tay và đôi chân của Chúa, là miệng lưỡi và trái tim yêu thương của Người.
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa, xây dựng một thế giới yêu thương và chân thật, vui tươi và hạnh phúc, để ngày Chúa đến trong vinh quang là một ngày vui trọn vẹn, một ngày hội lớn cho toàn thể nhân loại. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
* 4. Vua tình yêu
Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa...
Lê Quang Ðộ (Ricardo Conelo) từ nhỏ vẫn được ba má yêu quí, đến trường tỏ ra là người học trò xuất sắc. Nhưng bầu khí nơi trường học không được lành mạnh. Ở tuổi lên 10, em Ðộ đã ghiền xì ke. Em nhớ không có lý do gì để ghiền cả ngoài tính tò mò.
Khởi sự em hút cần sa. Kế đến em nhập băng nhóm đi cướp giật. Lên 12 tuổi Ðộ đã được cảnh sát thành phố Sao Paolo của nước Braxin biết đến. Bố em tưởng có thể nhốt em trong phòng nhưng vô ích vì Ðộ luôn tìm ra cách thoát khỏi bàn tay của bố, với những gì có thể ăn cắp được nơi gia đình để tiếp tục hút. Chưa thất vọng, bố em dời gia đình đi nơi khác, nhưng Ðộ vẫn tìm cách nhập vào một băng nhóm ghiền Cocaine và những thứ nặng hơn nữa. Bố em hết chịu nỗi đành phải đuổi em đi để cứu nguy cho gia đình.
Không chỗ tựa, Ðộ càng sa lầy. Nhưng nếu người thiếu niên đáng thương này có cơ may làm lại cuộc đời thì nhờ sức mạnh nào? Ai là người cuối cùng sẽ hoán cải được em để em nên người hữu ích cho xã hội?
Bị đuổi khỏi gia đình, Ðộ trở nên mồi ngon cho tổ chức buôn ma tuý bất hợp pháp trong vùng. Tối đầu tiên đến với nhóm, Ðộ được mời tới dự bữa ăn, trong đó kẻ tố cáo bạn với cảnh sát đã bị bắn ngay nơi bàn ăn khiến Ðộ cũng bị bắn lây vào cẳng. Chàng liền chạy vào bệnh viện. Tưởng thoát khỏi sự truy lùng nhưng cảnh sát đã xuất hiện ngay bên giường. Họ chuyển Ðộ sang nhà tù dành cho thanh thiếu niên.
Chính ở đây Ðộ may mắn nhận sự giúp đỡ của Trung Tâm Hy Vọng, là tổ chức thiện nguyện giúp phục hồi niềm hy vọng nơi người ghiền ma tuý. Sau này Ðộ mới biết đó là tổ chức do linh mục Hoàng Tâm Phú (Haus Stapelp) là thân hữu của phong trào Focolare điều khiển. Ðộ được an ủi nhiều do bầu khí đón tiếp nồng hậu của Trung Tâm ngay tối hôm đầu tiên đến đó.
Ðộ sống chung với mười hai người trẻ khác, mà Ðộ là người trẻ nhất, nhưng lại là kẻ cứng đầu nhất, luôn gây chuyện và chơi khăm người khác, luôn hành động thiếu đắn đo.
Hãy còn có Chúa đón nhận con
Ba tháng sau người ta phải đưa Ðộ tới trung tâm dành cho thanh thiếu niên ghiền nặng hơn. Chính ở đây Ðộ khám phá những điều cơ bản nhất về bản thân. Lần đầu tiên Ðộ thốt lên lời than thở với Ðấng em gọi là Thiên Chúa nhưng thực ra chưa bao giờ em được học biết Ngài. Cha mẹ em chỉ là người Công Giáo theo danh xưng mà thôi vì chưa bao giờ họ đi nhà thờ. Vậy em đã xin Chúa cho em cơ hội để bỏ hút xì ke, đổi mới cuộc đời và nên giống những người trẻ mà Ðộ biết là đã thành công theo lý tưởng sống vì người khác.
Quả thật, em đã được ban cho cơ hội giúp người khác là Lâm Ðình Ái (Claudio). Ðó là một bạn trẻ mắc bệnh AIDS ngủ cùng phòng với Ðộ. Bệnh nhân chỉ còn chờ chết, không thể tự mình lo lấy mình nữa. Ngày kia Ðộ đã xin Chúa để được thấy dung mạo Chúa nơi dung mạo bệnh nhân trẻ này. Thế rồi em được giao việc tắm rửa, cạo râu và giúp người bệnh này ăn uống. Ðiều em không thể cắt nghĩa được là em nghiệm thấy sự sống mới đang lớn lên nơi tâm hồn em nhờ mối tương quan sống động giữa em và Thiên Chúa.
Từ từ em khám phá ra nơi bản thân một tấm lòng quảng đại như thuộc bản năng đang được triển nở. Những người chung quanh em khó lòng tin được rằng điều gì đó thực sự đang xảy ra khiến em trở nên con người khác trước kia. Chẳng hạn, buổi tối hôm ấy em muốn đưa lời Tin Mừng ra thực thi, lời Tin Mừng mà Trung Tâm này sử dụng để chữa trị bệnh nhân, là "Hãy làm cho người khác điều bạn muốn người khác làm cho bạn." Vậy tối hôm ấy em sắp bàn tử tế, đặc biệt để mừng sinh nhật một bạn trẻ ở Trung Tâm. Khi bạn ấy xuất hiện, em Ðộ đã niềm nở đưa bạn ấy ra ngoài và tặng chiếc áo mà chính Ðộ rất thích mặc để diện.
Người nhận được quà cảm động đến rơi lệ khiến Ðộ cũng rưng rưng hai hàng lệ. Ðó là những con người chưa bao giờ nghiệm được tình yêu Thiên Chúa, nay khám phá ra điều đó qua cử chỉ cho và nhận quà.
Em Ðộ nghiệm thấy ơn bình an như được gia tăng mỗi khi em làm điều này điều kia cho người khác. Tự nhiên em sốt sắng tham dự thánh lễ mỗi ngày.
Khi ấy em lên 17 và được giao việc chăm sóc bệnh nhân mới được Trung Tâm tiếp nhận để chữa trị. Trong nhóm này có một người đã 40 tuổi mà ai cũng nhìn nhận là người khó tính. Thế mà Ðộ đã thành công trong việc chinh phục người ấy.
Nhiều lần Ðộ trở về thăm gia đình nhưng chưa ai tỏ ra chú ý tới sự kiện là em không còn như trước nữa, kể cả mẹ em là người đã quá khổ vì em. Nhưng lần kia người anh của Ðộ đã trách mắng Ðộ cách thậm tệ trước mặt mọi người trong một cuộc họp mừng của gia đình. Người anh ấy rất ngỡ ngàng thấy Ðộ điềm tĩnh khác thường. Hơn nữa, còn xảy ra là khi Ðộ dọn đồ mà người anh ấy tỏ dấu ưa thích thứ thuốc thơm thoa xức sau khi cạo râu, em liền tặng lọ thuốc đó cho anh ấy!
Cứ như vậy Ðộ tìm lại được tình thương của gia đình để không còn phải trở về với Trung Tâm nữa. Nhưng quan trọng hơn vẫn là ơn Chúa thúc đẩy lòng em khiến em được thanh lọc khỏi những đam mê hầu sống sự sống hoàn toàn mới của Tin Mừng, để trở nên người hữu ích cho xã hội. Hiện em sống bình thường trong nghề giáo viên.
Cuộc hoán cải của Lê Quang Ðộ làm nổi bật tình thương của Thiên Chúa và sự ưu ái của Ngài dành cho những kẻ bé mọn. Thiên Chúa không bỏ rơi một ai, ngược lại, kẻ càng bị người đời khinh chê và gạt sang bên lề, thì Ngài càng ưu ái tìm kiếm và đưa vào Vương Quốc của Ngài.
Cựu Ước không thiếu lời khẳng định về tình yêu trước sau như một của Thiên Chúa đối với thọ tạo. Thánh vịnh gia nói: "Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có Chúa đón nhận con" (Tv 26,10). Tác giả sách Huấn Ca còn nói "Thiên Chúa nhân từ và biết vật Người nắn lên. Người không huỷ, không bỏ, nhưng dung tha" (17,21). Còn sách Khôn Ngoan dạy: "Quả thật những gì có trong vạn vật, Người đều yêu mến. Vì Người nắn nên gì Người không ghét bỏ. Vả lại có gì tồn tại được nếu Người không muốn? Làm sao nó được bảo tồn điều Người đã không gọi (đến tên)? Với mọi vật, Người xử khoan dung vì chúng là của Người, lạy Chúa Tể hiếu sinh!" (12,24-26).
Thực ra Nước của Thiên Chúa là Nước mang lại cảnh hoà bình cho trăm họ, nhưng sự công chính của Thiên Chúa chủ yếu không khởi đi từ việc phân phối của cải để ai nấy nhận được những gì thuộc về mình. Tất cả những gì mà con người có cũng đều do Thiên Chúa ban nhưng không, dù là ngang qua cha mẹ hay do chính mình làm nên, cuối cùng cũng do chính Chúa là cội nguồn. Vậy sự công chính của Thiên Chúa khởi đi từ lòng ưu ái của Người dành cho dân nghèo. Cho nên Thánh Vịnh gia khi nói tới việc xét xử dân theo công lý thì nói ngay tới việc bênh vực quyền lợi kẻ nghèo hèn và ra tay cứu độ kẻ nghèo khó (x. Tv 71,1-4)
Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống cho đoàn chiên
Với Ðức Giêsu trong Tân Ước, sự ưu ái của Thiên Chúa dành cho người nghèo càng khiến ta phải ngỡ ngàng. Một trăm con chiên chỉ có một con bị lạc, chủ chiên cũng tập trung hết sự chăm chú của mình vào chiên lạc đó cho tới khi tìm được; người đó sẽ vác nó lên vai đưa về và mở tiệc mừng. Mười đồng bạc mà một đồng bị mất thì người mất cũng thắp đèn tìm cho kỳ được; người đó còn mời bạn bè xóm ngõ tới mừng vì đã tìm thấy. Phương chi người cha có hai con mà một đứa đi bụi đời này về, nào người cha đó lại không mở tiệc ăn mừng con trở về hay sao? Ðó là ba dụ ngôn trong Tin Mừng Luca (15,1-32) về lòng nhân hậu của Thiên Chúa đối với tội nhân, là người nghèo cần Chúa thương xót. Tin Mừng Gioan cũng cho thấy lòng thương xót đó của Thiên Chúa, nhưng nhấn mạnh về cái giá Người sẵn sàng trả là chính mạng sống của Con Thiên Chúa làm người. Sau khi chữa người bại liệt, Ðức Giêsu bị người Do Thái tìm cách giết (x. Ga 5,18). Khi người mù từ tuổi mới sinh được Ðức Giêsu chữa lành, người đó liền bị cha mẹ bỏ rơi và giới lãnh đạo Do Thái giáo trục xuất (x. Ga 9,21 và 34) Nhưng Ðức Giêsu đã không bỏ rơi anh, Người đã tìm đến với anh và tự mạc khải bản thân Người cho anh (cc 35-38). Người còn tuyên bố "Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên" (Ga 10,11). Ðó chính là ý nghĩa mà Tin Mừng Gioan hiểu về lời tuyên bố của thượng tế Caipha khi nói "thà một người chết thay cho dân còn hơn toàn dân bị tiêu diệt" (Ga 11,50).
Bài Tin Mừng hôm nay với lời tuyên bố của Ðức Giêsu là "Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi." (c.37). Tin Mừng Gioan cho biết phản ứng của ông Philatô là nêu câu hỏi "Sự thật là gì?" (c.38). Nhưng ông đã không muốn nghe Ðức Giêsu trả lời. Ông đã ra ngoài để gặp người Do Thái nên ông đã không đứng về phía sự thật là chính Ðức Giêsu Vua Tình Yêu, hiện thân của lòng thương xót của Thiên Chúa đối với cả loài người. (Lm Augustine sj, Vietcatholic 2001)
*
Hội thánh suy tôn Ðức Giêsu Kitô là Vua vũ trụ, vua hiền hậu, vua mà uy quyền là tình yêu tự hiến. Chúng ta cùng dâng lên Người lời cầu nguyện khiêm tốn sau đây:
1. Ðức Giêsu là Vua đến trần gian để làm chứng về sự thật, là chính Thiên Chúa / xin cho Hội thánh luôn tuân lệnh Người để làm chứng cho mọi người rằng Thiên Chúa là tình yêu.
2. Ðức Giêsu là Vua nhưng Nước Người không thuộc về thế gian này / Xin cho các nhà lãnh đạo các nước trần gian hiểu rằng: Nước Chúa không cạnh tranh với nước của họ / nhưng đem lại sự thật, công lý và hòa bình cho các nước trần gian.
3. Ðức Giêsu là Vua tự hiến để cứu độ mọi người / Xin cho những người đang bị áp bức, bóc lột, tù đày / và những người nghèo đói, dốt nát / sớm được Người giải thoát để sống như công dân trong Nước Chúa.
4. Ðức Giêsu là Vua tình yêu, Người cai trị bằng phục vụ / Xin cho anh chị em trong họ đạo chúng ta là công dân Nước Chúa / biết noi gương phục vụ của Người.
Lạy Ðức Giêsu, chúng con đã được Chúa mời gọi vào Nước Chúa, làm công dân của Nước Chúa, Xin giúp chúng con luôn hăng say hoạt động để Nước Chúa mở rộng đến mọi tâm hồn. Amen!
Thánh Ca : Tình Con Yêu Chúa ;
CHUYỆN NGỤ NGÔN CỦA KIERKEGAARD
Cha Mark Link
(Pt Giuse TV Nhật lược dịch)
Soren Kierkegaard là một triết gia và thần học gia sống ở Đan Mạch khoảng 150 năm trước đây. Trong một cuốn sách của ông có câu chuyện về một vị vua rất yêu thương một cô gái nhà quê.
Vị vua này biết rằng đó là điều hầu như không thể nào xảy ra được để ông kết hôn với cô gái này. Các vua chúa thì không bao giờ lấy dân quê. Họ thường kết hôn với người hoàng tộc.
Nhưng vị vua này rất quyền thế đến độ ông có thể kết hôn với cô gái này và không ai có thể làm gì được.
Nhưng một ý tưởng khác lại nảy ra trong đầu ông. Nếu ông kết hôn với cô gái quê này và vẫn là vua, có thể có những điều gì đó thiếu vắng trong sự tương giao.
Có thể cô gái này luôn luôn thán phục vị vua, nhưng cô không bao giờ thực sự yêu thương ông. Khoảng cách biệt giữa hai người quá lớn. Có thể cô luôn luôn nghĩ đến sự kiện rằng ông ta thuộc hoàng tộc và cô ta chỉ là một dân quê tầm thường.
Do đó nhà vua quyết định một kế hoạch khác. Ông quyết định từ bỏ vương quyền của ông và chính ông trở nên một người dân quê tầm thường. Sau đó ông sẽ tỏ tình với cô như một người dân quê khác.
Dĩ nhiên nhà vua nhận thức rằng nếu ông thi hành điều này, hoàn cảnh có thể trái ngược. Không những ông mất vương quyền mà còn có thể mất cả cô gái này nữa. Cô ta có thể khước từ ông, nhất là khi cô nghĩ rằng ông thật điên rồ khi làm điều mà ông đang làm.
Và như thế, vị vua này có vấn đề. Ông phải làm gì?
Sau cùng nhà vua quyết định rằng vì tình yêu của ông dành cho cô này quá lớn đến độ ông liều mất tất cả để có thể biến tình yêu ấy trở nên đích thật giữa hai người.
Kierkegaard không cho biết câu chuyện này kết thúc như thế nào. Ông không cho biết cô gái ấy có chấp nhận hay từ chối tình yêu của nhà vua. Ông không cho biết họ có lấy nhau hay không và có sống hạnh phúc suốt đời không.
Kierkegaard có hai lý do để không cho biết câu chuyện ấy kết thúc như thế nào.
Thứ nhất, đó không phải là điểm chính của câu chuyện. Điểm chính của câu chuyện là tình yêu của nhà vua dành cho cô gái quê tầm thường. Tình yêu ấy quá lớn đến độ ông khước từ vương quyền và ngai vàng vì cô gái này.
Lý do thứ hai tại sao Kierkegaard không cho biết câu chuyện kết thúc như thế nào bởi vì câu chuyện ấy chưa chấm dứt. Nó vẫn còn tiếp tục. Đó là một câu chuyện thật mà đoạn kết chưa được viết xuống. Đó là câu chuyện thực về tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Vị vua trong câu chuyện là Thiên Chúa; cô gái trong câu chuyện là mỗi người chúng ta.
Tuy nhiên, có hai sự khác biệt. Trước hết, Thiên Chúa thì hơn cả hoàng gia; Người đáng được tôn thờ. Thứ hai, tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta thì vô tận; Người yêu chúng ta nhiều hơn tình yêu của một ông vua dành cho cô gái nhà quê.
Nhưng phần còn lại của câu chuyện thì giống nhau. Thiên Chúa đã có thể yêu thương chúng ta và giữ địa vị thần thánh của Người. Nhưng điều đó sẽ tạo nên khoảng cách giữa chúng ta quá lớn. Sẽ thật khó cho chúng ta yêu thương Thiên Chúa cách tự do.
Do đó Thiên Chúa quyết định trở nên một con người sống giữa chúng ta. Trong con người của Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa quyết định trở nên một con người tầm thường. Người quyết định nói lên một tình yêu dành cho chúng ta theo một phương cách mà tình yêu ấy không trùm lấp chúng ta. Người quyết định nói lên một tình yêu cho chúng ta theo một phương cách mà chúng ta có thể hiểu một cách tuyệt hảo và đáp trả một cách tự do.
Và điều này dẫn đến lý do thứ hai tại sao Kierkegaard không cho biết câu chuyện kết thúc như thế nào. Bởi vì chuyện tình giữa Thiên Chúa và chúng ta vẫn còn tiếp diễn. Bởi vì chuyện tình giữa Thiên Chúa và chúng ta chưa kết thúc.
Mỗi một người chúng ta đang viết phần kết thúc của câu chuyện đó một cách cá biệt. Mỗi một người chúng ta đang quyết định là chúng ta sẽ chấp nhận hay khước từ tình yêu của Thiên Chúa. Mỗi một người chúng ta đang quyết định là chúng ta sẽ sống hạnh phúc với Thiên Chúa cho đến đời đời hay không.
Đức Giêsu Kitô quả thật là một vị vua quyền thế đã trở nên giống như chúng ta để Người có thể yêu thương và phục vụ chúng ta. Đức Giêsu nói, “Con Người không đến để được phục vụ; Người đến để phục vụ và hiến mạng sống mình để cứu chuộc nhiều người” (Mc 10:45).
Thánh Phaolô đề cập đến mầu nhiệm lạ thường này trong Thư gửi tín hữu ở Philípphê như sau:
“Đức Giêsu Kitô… luôn luôn có bản tính Thiên Chúa, nhưng … Người tự ý khước từ tất cả những gì Người có, và mặc lấy bản tính của một người tôi tớ. Người trở nên một con người….
“Vì lý do này Thiên Chúa đã nâng Người lên ở chỗ cao hơn hết và ban cho Người danh hiệu vĩ đại hơn bất cứ danh hiệu nào khác.
“Và như thế, để tôn vinh danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ, và mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa Cha.” (Philipphê 2:5-11)
Làm thế nào chúng ta áp dụng tất cả những điều này vào thực tế đời sống?
Ngay sau khi chúng ta được rửa tội, vị chủ tế lấy dầu thánh và xức trên đầu chúng ta, đọc lời cầu nguyện này:
“Như Đức Kitô được xức dầu tấn phong là Tư Tế, Ngôn Sứ và Vua, để như thế con có thể trở nên một phần tử của dân Người, được chia sẻ sự sống đời đời.”
Nói cách khác, mỗi một người chúng ta, qua bí tích rửa tội, được chia sẻ vương quyền của Đức Kitô, là đầu của chúng ta.
Và như thế, chúng ta có thể áp dụng điều này vào thực tế. Đức Kitô không còn sống trên trần gian này, không còn dậy bảo dân chúng và chữa lành cho họ như trước đây. Người chỉ có thể thi hành điều đó qua chi thể của Người. Chúng ta là đôi tay, đôi chân của Đức Kitô; chúng ta là miệng lưỡi, và con tim của Chúa.
Nói cách khác, vương quốc Thiên Chúa, được Đức Giêsu thiết lập trong khi Người ở thế gian, phải được hoàn tất bởi chúng ta trong thời gian chúng ta sống.
Và vì thế, lễ Đức Kitô Vua, mời gọi chúng ta hãy tự hỏi chính mình, Chúng ta phải làm gì, một cách cá biệt và cụ thể, để giúp vương quốc Thiên Chúa được hoàn tất ở trần gian này?
Khi kết thúc thời gian, Đức Giêsu sẽ trở lại như một vị vua. Mátthêu nói trong Phúc Âm:
"Khi Con Người đến như Đức Vua… Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của Người và các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người.
“Người sẽ tách biệt họ thành hai nhóm…Người sẽ đặt người công chính ở bên phải Người và những người khác ở bên trái.
“Sau đó Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng, ‘Hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy đến đây… Xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc…
“Bất cứ khi nào các ngươi làm như thế cho một trong những anh chị em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy." (Mt 25:31-36, 40)
Vị vua này biết rằng đó là điều hầu như không thể nào xảy ra được để ông kết hôn với cô gái này. Các vua chúa thì không bao giờ lấy dân quê. Họ thường kết hôn với người hoàng tộc.
Nhưng vị vua này rất quyền thế đến độ ông có thể kết hôn với cô gái này và không ai có thể làm gì được.
Nhưng một ý tưởng khác lại nảy ra trong đầu ông. Nếu ông kết hôn với cô gái quê này và vẫn là vua, có thể có những điều gì đó thiếu vắng trong sự tương giao.
Có thể cô gái này luôn luôn thán phục vị vua, nhưng cô không bao giờ thực sự yêu thương ông. Khoảng cách biệt giữa hai người quá lớn. Có thể cô luôn luôn nghĩ đến sự kiện rằng ông ta thuộc hoàng tộc và cô ta chỉ là một dân quê tầm thường.
Do đó nhà vua quyết định một kế hoạch khác. Ông quyết định từ bỏ vương quyền của ông và chính ông trở nên một người dân quê tầm thường. Sau đó ông sẽ tỏ tình với cô như một người dân quê khác.
Dĩ nhiên nhà vua nhận thức rằng nếu ông thi hành điều này, hoàn cảnh có thể trái ngược. Không những ông mất vương quyền mà còn có thể mất cả cô gái này nữa. Cô ta có thể khước từ ông, nhất là khi cô nghĩ rằng ông thật điên rồ khi làm điều mà ông đang làm.
Và như thế, vị vua này có vấn đề. Ông phải làm gì?
Sau cùng nhà vua quyết định rằng vì tình yêu của ông dành cho cô này quá lớn đến độ ông liều mất tất cả để có thể biến tình yêu ấy trở nên đích thật giữa hai người.
Kierkegaard không cho biết câu chuyện này kết thúc như thế nào. Ông không cho biết cô gái ấy có chấp nhận hay từ chối tình yêu của nhà vua. Ông không cho biết họ có lấy nhau hay không và có sống hạnh phúc suốt đời không.
Kierkegaard có hai lý do để không cho biết câu chuyện ấy kết thúc như thế nào.
Thứ nhất, đó không phải là điểm chính của câu chuyện. Điểm chính của câu chuyện là tình yêu của nhà vua dành cho cô gái quê tầm thường. Tình yêu ấy quá lớn đến độ ông khước từ vương quyền và ngai vàng vì cô gái này.
Lý do thứ hai tại sao Kierkegaard không cho biết câu chuyện kết thúc như thế nào bởi vì câu chuyện ấy chưa chấm dứt. Nó vẫn còn tiếp tục. Đó là một câu chuyện thật mà đoạn kết chưa được viết xuống. Đó là câu chuyện thực về tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Vị vua trong câu chuyện là Thiên Chúa; cô gái trong câu chuyện là mỗi người chúng ta.
Tuy nhiên, có hai sự khác biệt. Trước hết, Thiên Chúa thì hơn cả hoàng gia; Người đáng được tôn thờ. Thứ hai, tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta thì vô tận; Người yêu chúng ta nhiều hơn tình yêu của một ông vua dành cho cô gái nhà quê.
Nhưng phần còn lại của câu chuyện thì giống nhau. Thiên Chúa đã có thể yêu thương chúng ta và giữ địa vị thần thánh của Người. Nhưng điều đó sẽ tạo nên khoảng cách giữa chúng ta quá lớn. Sẽ thật khó cho chúng ta yêu thương Thiên Chúa cách tự do.
Do đó Thiên Chúa quyết định trở nên một con người sống giữa chúng ta. Trong con người của Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa quyết định trở nên một con người tầm thường. Người quyết định nói lên một tình yêu dành cho chúng ta theo một phương cách mà tình yêu ấy không trùm lấp chúng ta. Người quyết định nói lên một tình yêu cho chúng ta theo một phương cách mà chúng ta có thể hiểu một cách tuyệt hảo và đáp trả một cách tự do.
Và điều này dẫn đến lý do thứ hai tại sao Kierkegaard không cho biết câu chuyện kết thúc như thế nào. Bởi vì chuyện tình giữa Thiên Chúa và chúng ta vẫn còn tiếp diễn. Bởi vì chuyện tình giữa Thiên Chúa và chúng ta chưa kết thúc.
Mỗi một người chúng ta đang viết phần kết thúc của câu chuyện đó một cách cá biệt. Mỗi một người chúng ta đang quyết định là chúng ta sẽ chấp nhận hay khước từ tình yêu của Thiên Chúa. Mỗi một người chúng ta đang quyết định là chúng ta sẽ sống hạnh phúc với Thiên Chúa cho đến đời đời hay không.
Đức Giêsu Kitô quả thật là một vị vua quyền thế đã trở nên giống như chúng ta để Người có thể yêu thương và phục vụ chúng ta. Đức Giêsu nói, “Con Người không đến để được phục vụ; Người đến để phục vụ và hiến mạng sống mình để cứu chuộc nhiều người” (Mc 10:45).
Thánh Phaolô đề cập đến mầu nhiệm lạ thường này trong Thư gửi tín hữu ở Philípphê như sau:
“Đức Giêsu Kitô… luôn luôn có bản tính Thiên Chúa, nhưng … Người tự ý khước từ tất cả những gì Người có, và mặc lấy bản tính của một người tôi tớ. Người trở nên một con người….
“Vì lý do này Thiên Chúa đã nâng Người lên ở chỗ cao hơn hết và ban cho Người danh hiệu vĩ đại hơn bất cứ danh hiệu nào khác.
“Và như thế, để tôn vinh danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ, và mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa Cha.” (Philipphê 2:5-11)
Làm thế nào chúng ta áp dụng tất cả những điều này vào thực tế đời sống?
Ngay sau khi chúng ta được rửa tội, vị chủ tế lấy dầu thánh và xức trên đầu chúng ta, đọc lời cầu nguyện này:
“Như Đức Kitô được xức dầu tấn phong là Tư Tế, Ngôn Sứ và Vua, để như thế con có thể trở nên một phần tử của dân Người, được chia sẻ sự sống đời đời.”
Nói cách khác, mỗi một người chúng ta, qua bí tích rửa tội, được chia sẻ vương quyền của Đức Kitô, là đầu của chúng ta.
Và như thế, chúng ta có thể áp dụng điều này vào thực tế. Đức Kitô không còn sống trên trần gian này, không còn dậy bảo dân chúng và chữa lành cho họ như trước đây. Người chỉ có thể thi hành điều đó qua chi thể của Người. Chúng ta là đôi tay, đôi chân của Đức Kitô; chúng ta là miệng lưỡi, và con tim của Chúa.
Nói cách khác, vương quốc Thiên Chúa, được Đức Giêsu thiết lập trong khi Người ở thế gian, phải được hoàn tất bởi chúng ta trong thời gian chúng ta sống.
Và vì thế, lễ Đức Kitô Vua, mời gọi chúng ta hãy tự hỏi chính mình, Chúng ta phải làm gì, một cách cá biệt và cụ thể, để giúp vương quốc Thiên Chúa được hoàn tất ở trần gian này?
Khi kết thúc thời gian, Đức Giêsu sẽ trở lại như một vị vua. Mátthêu nói trong Phúc Âm:
"Khi Con Người đến như Đức Vua… Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của Người và các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người.
“Người sẽ tách biệt họ thành hai nhóm…Người sẽ đặt người công chính ở bên phải Người và những người khác ở bên trái.
“Sau đó Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng, ‘Hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy đến đây… Xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc…
“Bất cứ khi nào các ngươi làm như thế cho một trong những anh chị em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy." (Mt 25:31-36, 40)
Thánh Ca : Dấu Ấn Tình Yêu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét