Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ IV Mùa Chay:
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng "Lễ Chúa Nhật IV Mùa Chay " của Giám Mục Phê Rô Nguyễn Khảm.
KHUYẾN KHÍCH SÁM HỐI ĐỂ ĐƯỢC CỨU
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi..."
Ðể giúp Nicôđêmô hiểu tình yêu Thiên Chúa, Ðức Giêsu đã nhắc lại câu nguyện ngày xưa về con rắn đồng.
Ngày xưa, trong thời xuất hành, Thiên Chúa đã hết lần này tới lần khác tỏ cho dân Do Thái thấy tình yêu của Ngài:
•Vì yêu thương, Ngài đã cứu họ khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai cập, dẫn họ xuất hành về Ðất hứa.
•Họ đã chẳng nhớ ơn Ngài, lại còn đòi quay lại Ai cập để có hành tỏi thịt thà. Thiên Chúa ban cho họ manna.
•Ăn manna một thời gian, họ lại đòi ăn thịt. Thiên Chúa ban cho họ chim cút từ trời rơi xuống.
•Họ lại đòi nước. Ngài cho nước từ tảng đá vọt ra.
•Họ lại nổi loạn đòi giết chết cả ông Môsê. Chúa để cho rắn lửa bò ra cắn chết một số người trong họ. Khi đó họ mới biết sợ và năn nỉ Môsê xin Chúa cứu họ. Chúa dạy ông Môsê làm một con rắn bằng đồng treo lên cao. Ai nhìn lên con rắn đồng mà sám hối thì sẽ được cứu khỏi chết.
Con rắn đồng ở sẵn đó như một con tim yêu thương và tha thứ luôn mở rộng. Dù con người hết cứ lần này đến lần khác xúc phạm đến Chúa, nhưng chỉ cần họ sám hối và nhìn lên đó thì lại được tha.
Sau khi kể chuyện con rắn đồng, Ðức Giêsu kết luận: "Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Ngài, được cứu độ". Nghĩa là Thiên Chúa chỉ biết thương, chỉ muốn cứu, chứ không bao giờ muốn lên án hay trừng phạt ai cả. Chỉ có con người tự lên án và tự trừng phạt mình, Do Thái độ ngoan cố của họ. Như ngày xưa chỉ có những ai quá sức ngoan cố không chịu nhìn lên con rắn đồng thì mới phải chết.
Thiên Chúa luôn chờ đợi. Chỉ cần con người sám hối và nhìn lên Ngài.
* 2. Giận mà thương
Nếu ta đã thực sự yêu thương ai thì dẫu khi người đó làm gì sai quấy khiến ta giận nhưng ta vẫn thương, như lời của một bài hát "giận thì giận mà thương thì thương". Ðiều này càng đúng với Thiên Chúa.
•Việc nguyên tổ phạm tội đã khiến Thiên Chúa rất "giận" (có thể tạm nói vậy, theo kiểu diễn tả "của con người"). Ngài đã tuyên án cho các nguyên tổ. Dù vậy, liền ngay sau đó Ngài đã hứa sẽ ban Ðấng Cứu thế sinh bởi người nữ (St 3,15). Và, như sách Sáng thế diễn tả, khi Thiên Chúa thấy hai ông bà xấu hổ lấy lá che thân thì Ngài thương lấy da thú may áo cho họ mặc (St 3,21).
•Cain đã giết chết em ruột của mình, Thiên Chúa cũng rất "giận" nên phạt hắn phải lang thang vất vưỡng. Nhưng vì thương hắn, Thiên Chúa đã "ghi dấu trên Cain, để bất cứ ai gặp anh khỏi giết anh" (St 4,15).
•Loài người dù đã bao lần chứng kiến tình thương của Thiên Chúa nhưng vẫn phạm tội và phạm tội ngày càng nhiều hơn, đến nỗi Thiên Chúa phải cho cơn Hồng thuỷ huỷ diệt họ. Dù vậy, Thiên Chúa đã cứu sống gia đình ông Noê. Ngài dạy ông đóng tàu. Khi gia đình ông đã vào tàu hết, chính Thiên Chúa tự tay đóng cửa tàu lại (St 7,16).
Thiên Chúa luôn luôn là như vậy: luôn luôn yêu thương, dù giận nhưng vẫn thương. Trong bài Tin Mừng hôm nay Ðức Giêsu nói: "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian, để tất cả những ai tin vào Ngài Con ấy thì không phải hư mất nhưng được sống đời đời" ; "Thiên Chúa sai Con mình xuống thế gian không phải để phạt loài người nhưng để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ".
* 3. Lên án hay cứu độ
Bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất đáng chú ý: "Thiên Chúa sai Con của Người xuống thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ"
Từ trước tới nay chúng ta cứ bị ám ảnh bởi nỗi sợ "bị Chúa phạt". Cho nên đọc câu này, chúng ta không còn sợ như thế nữa.
Nhưng để vững lòng hơn, chúng ta hãy kiểm chứng qua những cách đối xử của Ðức Giêsu trong các sách Tin Mừng. Chúng ta thấy có nhiều người rất đáng bị lên án, và quả thực họ đã bị người Do Thái lên án, nhưng phần Ðức Giêsu thì không bao giờ lên án họ, như: người phụ nữ tội lỗi trong bữa tiệc tại nhà một người biệt phái (xem Lc 7,36-50 "Tội của chị đã được tha rồi"), ông Dakêu (x. Lc 19,1-10), người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,1-11), tên gian phi bị đóng đinh bên cạnh Ngài (x. Lc 23,43) v.v.
Ðức Giêsu đến chỉ để cứu chúng ta. Ngài ban cho chúng ta rất nhiều cơ hội để được cứu. Ngài không phạt ai cả, chỉ những ai không chịu cho Ngài cứu là tự phạt mình mà thôi.
* 4. Nicôđêmô
Trong Tin Mừng Gioan, Nicôđêmô xuất hiện 3 lần:
•Lần thứ nhất là trong bài tường thuật Tin Mừng hôm nay. Ông đến với Ðức Giêsu "ban đêm" để thảo luận với Ngài về tình yêu Thiên Chúa và ơn cứu độ. Sau đó ông ra đi.
•Lần thứ hai là khi các thủ lãnh tôn giáo Do Thái muốn giết Ðức Giêsu. Là thành viên của Thượng Hội đồng Do thái giáo, Nicôđêmô phản đối quyết định ấy. Ông nói: "Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?" (Ga 7,51)
•Lần thứ ba là lúc táng xác Ðức Giêsu. Nicôđêmô đến để tẩn liệm thi hài Ðức Giêsu một cách sang trọng như người ta tẩn liệm một vị vua. Thánh Gioan thuật: "Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Ðức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người do thái" (Ga 19,39-40)
Lần thứ nhất Nicôđêmô đến với Ðức Giêsu để thưa chuyện với Ngài, lần thứ hai ông lên tiếng bênh vực Ngài, và lần thứ ba ông tôn kính thi hài của Ngài.
Nicôđêmô là hình ảnh minh họa cho hành trình của người tìm đến với ánh sáng như Tin Mừng hôm nay viết: "Ai sống theo sự thật thì đến với ánh sáng"
* 5. Nỗi buồn thánh
"Bên bờ sông Babylon, ta ngồi ta khóc ta nhớ Sion". Một bài ca buồn, diễn tả tâm tình chung của suốt Mùa Chay này.
Nhưng có nhiều thứ buồn khác nhau, phát xuất từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến nhiều kết quả khác nhau:
•Buồn bực là thứ buồn do tức giận, dẫn tới ý muốn đập phá. Như Cain buồn vì tức giận ganh ghét Abilê rồi lập mưu giết chết em mình.
•Buồn chán là thứ buồn do thất vọng, khiến người ta buông xuôi. Như Giuđa buông xuôi đến nỗi tự tử.
•Buồn nhớ là buồn vì xa cách một điều gì hay một người nào mình thương. Thứ buồn này thôi thúc mình tìm về với điều hoặc người thương mà mình phải xa cách đó. Như dân Do Thái ngồi buồn trên bờ sông Babylon mà lòng nhớ về Sion yêu quý.
•Buồn thương là thứ buồn phát xuất từ tình thương, buồn vì tình thương đang bị đổ vỡ, buồn vì người mình thương đang phải khổ sầu. Thứ buồn này thúc đẩy người ta hàn gắn lại đổ vỡ, xây đắp cho tình thương thêm mặn nồng. Như Phêrô buồn sau khi chối Chúa. Ông đã khóc lóc ăn năn và tìm cách quay về với Ngài.
Cái buồn của Mùa Chay là thứ buồn nào? Nó xuất phát từ nhận thức Chúa rất thương yêu mình, thế mà mình đã không xứng đáng với tình thương đó. Nó khiến mình tỉnh ngộ dừng chân suy nghĩ về cách sống hiện tại. Nó thôi thúc mình tìm về với Chúa, sửa chữa những lỗi lầm đã qua và tìm cách làm cho lòng mình thương Chúa càng nồng nàn thắm thiết hơn.
Ðó không phải là buồn bực, buồn chán, mà là buồn nhớ, buồn thương. Ðó là thứ buồn rất nên buồn, vì là nỗi buồn thánh.
* 6. Ánh sáng và bóng tối
Báo Los Angeles Times ngày 8-6-1996, viết về ông Sam Eason, một người đánh giày ở bãi đậu xe như sau:
Sam Eason là một người đánh bóng với tất cả ý nghĩa của danh từ ấy. Ông ta không chỉ làm cho bạn nhìn bảnh hơn ở chiếc giá đánh giày.. mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái vui hơn. Với vài đường đánh giày thật khéo, ông làm cho đôi giày cũ sờn của bạn trở nên bóng loáng. Và bằng mấy câu nói khéo, ông có thể khiến những luật sư hoặc những người buôn chứng khoán mệt mỏi trở nên hăng hái vui tươi.
Quản lý các hệ thống văn phòng Timothy Matthews nói: "Bất kể màu da hay màu giày của bạn, Sam là một người bạn tốt của mọi người". Giám đốc công ty sản xuất máy Photocopy Phil Canon thêm: "Không có gì giả tạo nơi Sam".
Trước sự giao tế niềm nở, cảm thông và đầy tình người của Sam Eason, nhiều khách hàng dù đã đổi đi xa, vẫn lái xe đến với ông để được đánh bóng đôi giày và được làm cho tươi mát tâm hồn.
Người đánh giày dễ thương ấy đã qua đời vì bệnh tiểu đường ngày thứ Hai 3-6-1996 và được an táng đúng sinh nhật thứ 59 của ông (thứ Sáu 7-6-1996). Trên giá đánh giày bỏ trống, khách hàng đặt những bó hoa tươi thắm ấp đầy thương nhớ. Họ kể cho nhau nghe Sam Eason đã làm tươi mát cuộc đời họ như thế nào...
Sĩ quan cảnh sát John Bavetta trong điếu văn đọc ở tang lễ của Sam Eason đã khóc khi kể lại hàng trăm tập quán của Sam Eason. Trước khi chào từ biệt ông đã nói: "Bây giờ đến lượt hào quang của Sam được đánh bóng".
*
Ðức Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay đã nói với Nicôđêmô: "Ai hành động trong sự thật thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ là họ đã làm trong Thiên Chúa" (Ga.3,21). Chắc chắn tâm hồn của người đánh giày ngập tràn ánh sáng, nên ông luôn lan tỏa niềm vui chân thật và nét đơn sơ trong sáng.
Cuộc đời mãi mãi là một thách đố. Chúng ta chọn ánh sáng bên này hay bóng tối bên kia. Cuộc sống là một chuỗi những chọn lựa liên lỉ giữa ánh sáng và bóng tối. Lựa chọn của người đời lại khác với lựa chọn của người con Chúa. "Sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sống, vì hành động của họ xấu xa" (Ga.3,19). Người đời trốn chạy ánh sáng vì sợ hành động xấu xa của họ bị lộ tẩy.
Ghét ánh sáng và thích bóng tối là thảm kịch của người đời, vì con người sinh ra là để sống cho ánh sáng. Thiên Chúa không đào hỏa ngục, không xây ngục tối, nhưng chính tù nhân đã tự nhốt mình và nội tâm tăm tối. Ai từ chối ánh sáng của Chúa sẽ héo tàn trong bóng tối của chính mình.
Có cách nào để ra khỏi bóng tối? Có lối nào để trở về với ánh sáng? Ðức Giêsu đã chỉ ra một con đường duy nhất: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con của Người thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời" (Ga.3,16). Nếu ngày xưa dân Do thái đã tin tưởng nhìn lên con rắn đồng để được chữa lành thì ngày nay tất cả những ai tin tưởng nhìn lên Ðức Giêsu trên thập giá đều được ơn Cứu độ.
Thập giá là tột cùng của đau đớn nhục nhã, nhưng cũng là minh chứng tuyệt vời của một tình yêu: Tình yêu của Cha đã trao ban Con Một, tình yêu của Con đã hiến dâng mạng sống. Tin vào một tình yêu như thế sẽ chữa lành những vết thương cuộc đời. Ðức Giêsu đã từng nói: "Ðức tin của con đã chữa con" (Mc.10,52).
Ðức tin là thành phố trên đồi, là ngọn đèn trên cao. Thành phố trên đồi không bị khuất tầm nhìn. Ngọn đèn trên cao soi sáng cả nhà. Ðức tin trong sáng luôn sống động không nằm chết trong lòng, nhưng luôn tỏa sáng.
•Ðức tin trong sáng luôn mang lại nụ cười, an bình, và hạnh phúc.
•Ðức tin như những vì sao, lấp lánh lao xao, trên trời cao thăm thẳm.
•Ðức tin như những vì sao, ngời sáng như kim cương trên ngực người tín hữu.
*
Lạy Chúa, sống là phải chọn lựa không ngừng giữa ánh sáng và bóng tối. Xin cho chúng con đừng chỉ biết nguyền rủa bóng tối, nhưng can đảm thắp lên những ngọn nến sáng, để cả thế giới ngập tràn ánh sáng của Chúa. Amen (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
Mùa Chay là thời gian giúp chúng ta khám phá lại tình thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Người để tất cả những ai tin vào Con Người thì được sống hạnh phúc. Lạy Chúa xin cho mỗi người chúng con biết dùng thời gian thuận lợi của Mùa Chay này, để nhìn nhận hồng ân cứu độ mà Ðức Giêsu đã mang đến cho tất cả mọi người và tin tưởng vào Người để được sống đời đời.Amen.
Thánh Ca : Tình Ngài Thương Con
MẠCH SỐNG
Cha Mark Link, S.J.
Kitô giáo thời sơ khai có những người trở lại từ Do Thái giáo, là những người vốn vẫn trông đợi Đấng Mesia tới. Một trong những công việc của các nhà rao giảng Kitô giáo là cắt nghĩa cho những người Do Thái ấy Cựu Ước đã nhắm nói về Đức Giêsu như thế nào.
Họ đã thực hiện công việc ấy bằng cách chứng tỏ rằng những nhân vật chính yếu và những biến cố then chốt trong Cựu Ước đều là những hình bóng của những nhân vật chính yếu và của những biến cố then chốt trong Tân Ước.
Chẳng hạn họ chứng tỏ cho thấy Isaac, con trai tổ phụ Abraham là hình bóng của Đức Giêsu như thế nào:
Isaac là con trai độc nhất, Chúa Giêsu cũng thế.
Isaac được cha mình rất mực yêu dấu, Chúa Giêsu cũng thế.
Isaac bị dâng làm hy lễ, Chúa Giêsu cũng thế.
Isaac bị hiến tế trên một ngọn đồi, Chúa Giêsu cũng thế.
Isaac vác củi dùng vào việc hy tế, Chúa Giêsu cũng thế.
Thánh Phaolô cũng so sánh tương tự như thế giữa Cựu Ước và Tân Ước.Chẳng hạn, trong thư thứ nhất gởi tín hữu Corintô, Ngài đã so sánh giữa Adam và Chúa Giêsu Ngài viết:
“Con người đầu tiên là Adam, đã được dựng nên là một người sống động, nhưng Adam sau cùng (Đức Giêsu) là Thánh Linh ban sự sống… Adam thứ nhất được dựng nên bằng đất, từ đất mà sinh ra…còn Adam thứ hai (Đức Giêsu) từ trời mà sinh ra. Người thuộc về đất thế nào, thì những kẻ thuộc về đất cũng thể ấy. Người thuộc về trời thế nào thì những kẻ thuộc về trời cũng thể ấy. Như chúng ta đã mang ảnh tượng của người thuộc về đất, thì chúng ta cũng sẽ mang ảnh tượng của người thuộc về trời”(1Cr.15,45-49)
***
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu còn đưa ra một cặp song đôi khác giữa Cựu Ước và Tân Ước. Ngài nói:
“Môisê đã treo con rắn đồng lên trụ cột nơi hoang mạc, Con Người cũng sẽ bị treo lên như vậy, để tất cả kẻ tin vào Ngài sẽ được sống vĩnh cửu”
Chúa Giêsu đang hình dung nơi tâm trí Ngài biến cố xảy ra trong Cựu Ước được sách Dân số mô tả. Biến cố này thuật lại sự kiện dân Israel đang gay gắt phàn nàn Thiên Chúa và Môise về những khó khăn họ gặp phải nơi hoang mạc. Vì lời kêu ca phàn nàn ấy, lũ rắn đã xuất hiện và tấn công dân chúng. Thấy sự việc này xảy ra, đám dân khóc lóc với Môisê.
“Chúng tôi đã phạm tội vì đã nói lời phản nghịch với Chúa và với Ngài. Giờ đây xin Ngài hãy cầu xin Chúa xua đuổi lũ rắn này đi”.
Vì thế, Môisê đã cầu nguyện cho dân chúng. Chúa truyền cho Môisê đúc một con rắn bằng kim loại và treo nó lên một chiếc trụ, để cho bất cứ ai bị rắn cắn cứ nhìn vào con rắn ấy thì sẽ được chữa lành. Vì thế, Môisê đã đúc một con rắn đồng và treo nó lên một cái cột. Bất cứ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng ấy thì đều được chữa lành” (Ds 21 : 7-9). (Y khoa đã chọn hình ảnh con rắn cuộn tròn quanh cây trụ làm biểu tượng cho nghề chữa bệnh.)
Đức Giêsu đã so sánh biến cố Cựu Ước này với việc Ngài bị đóng đinh trên thập giá tại đồi Canvê.
Ngài giải thích rằng bất kỳ ai tin tưởng nhìn lên Ngài thì sẽ được chữa lành về mặt tâm linh, cũng như dân Do Thái đã được chữa lành khi ngước nhìn lên con rắn cuộn vòng quanh cây trụ.
Trong câu 16 của bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Gioan cũng ám chỉ hình bóng đó khi nói về việc Đức Kitô bị tử hình trên thập giá.
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban chính Con Một Ngài, để tất cả những ai tin vào Con Ngài sẽ không phải chết nhưng được sống đời đời” (Ga 3: 16)
Và câu 17 viết tiếp:
“Thiên Chúa đã không sai con Ngài đến thế gian để luận phạt, mà là để cứu độ” (Ga 3: 17)
Hai câu này, nằm trong chương ba của Phúc Âm thánh Gioan, được gọi là bản tóm tắt Kinh Thánh chúng ta hãy nghe lại lần nữa.
“Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban chính Con Một Ngài ngõ hầu tất cả những ai tin vào Con Ngài, sẽ không phải chết nhưng được sống lại đời đời. Thiên Chúa đã không sai Con Ngài đến thế gian để luận phạt mà để cứu độ”.
Cách đây ít năm, rất nhiều người đọc Kinh Thánh gán cho hai câu ấy một ý nghĩa hết sức đặc biệt (câu Ga 3 : 16-17). Anh chị em hãy nhớ lại thời kỳ thế giới bắt đầu có những chương trình phi hành không gian, các kỹ sư điều nghiên không gian đã thiết kế những bộ quần áo đặc biệt dành cho các phi hành gia trong phi thuyền điều hành và phi thuyền đổ bộ mặt trăng. Bản thiết kế của mỗi bộ quần áo đó có một phần dành cho việc thiết kế sợi dây cung cấp dưỡng khí, gồm một ống dài có khả năng co giãn được. Mục đích của sợi dây này là cung cấp khí Oxy cho các phi hành gia khi họ di chuyển trong không gian, hay đi từ phi thuyền này sang phi thuyền khác. Sợi dây cung cấp dưỡng khí cho phi hành gia điều hành được nối với một bình tiếp nạp nằm trong bộ y phục, bình này được gọi là J3:16. Còn bình tiếp nạp nằm trong bộ y phục của phi hành gia đổ bộ mặt trăng được gọi là J 3:17
Nhà thiết kế Frank Denton nói rằng ông đã đặt tên cho hai bình tiếp nạp trong bộ y phục ấy dựa theo hai câu Tin Mừng Ga 3, 16 và 3, 17.
Ông đã lập luận cho việc đặt tên ấy như sau; Bình tiếp nạp J. 3, 16 và J.3, 17 cung cấp cho các phi hành gia những gì họ cần để tồn tại trong hành trình di chuyển từ chỗ này sang chỗ kia trong không gian. Tương tự như thế, hai câu Tin Mừng Ga 3, 16 và Ga 3, 17 cũng cung cấp cho chúng ta những gì chúng ta cần để tồn tại trong cuộc hành trình di chuyển từ dương thế về quê trời của chúng ta.
Bài Phúc Âm này hôm nay vì thế thực là phong phú ý nghĩa. Trước hết, nó chứa đựng bản tóm lược tuyệt hảo của toàn bộ Kinh Thánh, thứ đến, nó cho chúng ta thấy bức minh hoạ tuyệt vời về sự tương hợp giữa Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước. Và sau hết, nó chứng tỏ cho thấy Chúa Giêsu là mạch sống của chúng ta trong hành trình từ dương thế về quê trời, tựa như dây cung cấp dưỡng khí là mạch sống cho các nhà du hành vũ trụ khi họ di chuyển từ trạm này qua trạm kia.
Nói cách khác, dây chuyền dưỡng khí cung cấp cho các phi hành gia khí oxy cần thiết cho sự sống thế nào, thì Đức Giêsu cũng cấp cho chúng ta ân sủng ban sức sống như thế.
Để kết thúc, chúng ta hãy nhớ lại những lời của Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay. Những lời này đưa chúng ta đến đỉnh cao thích hợp với những gì chúng ta đã bàn đến. Ngài nói:
“Chính nhờ ân sủng Thiên Chúa mà anh chị em được cứu rỗi. Khi chúng ta kết hợp với Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã làm cho chúng ta được sống lại cùng với Con Ngài và cùng người Con ấy cai trị thiên giới…chính nhờ ơn sủng của Thiên Chúa mà anh chị em được cứu rỗi qua đức tin chẳng phải do kết quả những nỗ lực riêng của anh chị em mà do ân huệ của Thiên Chúa… Thiên Chúa đã làm cho chúng ta được như hiện nay”. Amen.
Thánh Ca : Chúa Thương Con
CON LOÀI NGƯỜI PHẢI ĐƯỢC GIƯƠNG CAO
Lm. Jude Siciliano, OP.
Thưa quí vị. Câu truyện dưới đây giúp minh hoạ cho nội dung bài Tin mừng hôm nay. Truyện của nữ tác giả Ann Lamott trong sách Bird by Bird (Từng Con Chim).
Một em bé trai tám tuổi có người em gái sáu tuổi đang hấp hối chết vì bệnh ung thư máu. Ðể cứu được bệnh nhân người ta cần đến một loại máu tương tự. Cha mẹ giải thích cho con trai là đi thử máu để xem có thích hợp với máu của em gái không ? Em nhanh nhẹn bằng lòng. Sau khi thử, hai loại máu hoàn toàn am hợp. Rồi các bác sĩ đề nghị em cho em gái mình vài phân khối máu để cứu em. Ðứa anh lưỡng lự nói để suy nghĩ xem sao qua một đêm.
Sáng hôm sau, vừa thức dậy, em chạy đến phòng cha mẹ trả lời là em sẵn sàng hiến máu. Cha mẹ vui mừng đưa em vào bệnh viện, nơi con gái đang nằm chờ chết. Người ta đưa em lên giường để hút máu nơi cánh tay. Sau đó người ta tiếp máu cho bệnh nhân. Chỉ một vài lượng máu mà đứa con gái nhỏ thoát khỏi thần chết. Mọi người vui mừng. Một bác sĩ đến giường người cho máu để xem lại sức khỏe cho em. Ðứa anh trai đang nằm lim rim mở to đôi mắt hỏi : "Thưa bác sĩ bao lâu nữa thì con mới chết ?" Bác sĩ mỉm cười. Với tâm hồn ngây thơ, em cứ ngỡ cho máu như thế là mình sẽ chết thay cho em gái.
Trong câu truyện với Nicôđêmô Chúa Giêsu cũng đề cập đến việc Ngài sẽ chết thay cho nhân loại. Nhưng là chuyện tương lai, cho nên khó mà nắm bắt được hết ý nghĩa. Giọng văn của thánh Gioan thâm trầm, súc tích lại càng làm cho độc giả bối rối hơn. Mỗi câu, mỗi chữ gói ghém nhiều tư tưởng, đến nỗi dù đã ở trong nghề giảng thuyết nhiều năm, tôi vẫn phải ngồi bóp chán suy nghĩ lâu giờ. Bài Tin mừng đúng là một thách thức cho những khối óc lớn, làm sao giới lao động hiểu nổi ? Tuy đã đọc nhiều lần trước đây, hôm nay tôi vẫn phải tự hỏi: Chúa Giêsu ám chỉ điều chi trong câu truyện thù tiếp với ông Nicôđêmô ? Làm thế nào mà giải thích nó cho thính giả bình dân ?
Phúc âm nhất lãm dễ hiểu hơn. Các câu truyện của chúng ngắn gọn và sống động. Hình ảnh rất cụ thể, dễ cho các nhà rao giảng khai triển đề tài. Tuy nhiên nhiều linh hồn đạo đức lại thích Phúc âm của thánh Gioan. Họ có thể ngồi hàng giờ, giở từng trang, nghiền ngẫm từng chữ cho tâm trí thoả niềm nguyện ngắm. Ðoạn Tin mừng hôm nay thêm phần rắc rồi ở chỗ nó được trích ra ở khoảng giữa bài huấn giáo thật dài Chúa ban cho ông Nicôđêmô (3,1-21), bởi vậy khi đọc lên, người ta nghe như hoàn toàn lạc lõng và quá nặng nề đối với một cộng đoàn quen thuộc những bài đọc dễ hiểu hơn. Tôi cũng không dám chắc bài đọc 1 trích từ sách 2 Biên Niên Sử có thoáng hơn bài Tin mừng chăng ? Xem ra nó là một bản tóm lược lịch sử cứu độ và như vậy nó cũng gây khó khăn không ít cho những người rao giảng. Khi đọc lần đầu tôi thấy chúng mơ hồ và có rất nhiều giọng điệu thần học bí nhiệm.
Rào trước đón sau như vậy tôi mới dám bầy tỏ trực giác của mình về nội dung Tin mừng, tuy nhiên cũng chưa thể đi thẳng vào đề tài, xác địch ngay những điều Phúc âm muốn nói, mà phải suy gẫm hàng giờ xem bằng những hàng chữ này, Thánh Thần muốn mặc khải những chi cho linh hồn tôi và linh hồn các thích giả của tôi.
Ðiều đầu tiên tôi khám phá ra trong bài huấn từ,Chúa Giêsu nhiều lần quy chiếu về lịch sử cổ xưa của dân tộc Do thái, đặc biệt về hành trình vượt sa mạc, tiến vào đất hứa. Trong mùa chay này giáo xứ chúng ta cũng có nhiều cuộc hành trình thiêng liêng tương tự. Phải lợi dụng chúng để chỉnh đốn lại tâm hồn mọi người. Vừa thoát khỏi ách nô lệ, Ai cập dân Israel tay sách, nách mang vượt qua nhiều con đường dài, khô cằn, vất vả, họ trở nên mỏi mệt, kêu trách ông Môisen đã hành hạ họ và như thế gián tiếp ta thán Thiên Chúa : Sách Dân số ghi lại như sau: "Từ núi Ho, họ lên đường theo Biển sậy, vòng qua lãnh thổ Êdom, trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Israel mất kiên nhẫn, họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môise rằng: "Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai cập, để chúng tôi chết trong sa mạc ?" (4,21). Thiên Chúa nổi giận với họ, vì họ đã bất trung. Ngài cho rắn độc từ trong rừng bò ra cắn chết rất nhiều người. Các nhà chú giải cắt nghĩa rằng, đây là một loài rắn độc. Từ "Saraph" nghĩa là rắn lửa. Gọi như vậy vì các vết thương đỏ lên, rất độc và đau đớn.
Ðiều thứ hai là: ông Nicôđêmô đến nói chuyện với Chúa Giêsu vào ban đêm. Một người đang ngồi trong bóng tối tìm đến Ánh sáng soi đường. Và ông được bảo cho biết Ðức Chúa trời phán xét thế gian. Ý tưởng thật dễ sợ. Những ai quen ăn ở độc ác nghĩ đến điều Thiên Chúa phán xét hẳn phải rùng mình sợ hãi. Ðây không phải là chuyện đùa, phép công thẳng của Ngài đã từng được minh chứng qua dòng lịch sử. Cả một dân tộc bị Chúa phạt thua trận, đi đầy, thành quách bị phá đổ, cửa nhà tan hoang, không còn nghi lễ, không còn tư tế, trẻ nhỏ bị sát tế dâng tiến ngẫu tượng (bài đọc 1). Những ai ăn ở bất toàn cũng không thể đứng vững trước mặt Thượng Ðế. Nguyên nghĩ về truyện này mà thôi đã thất lạnh sương sống, nói chi đến thực tế hãi hùng ? Tuy nhiên án phạt của Thiên Chúa nối kết chặt chẽ với ơn thánh của Ngài.
Thật lạ lùng ! trí khôn nhân loại không thể hiểu thấu. Bởi lẽ án phạt lại là một hành động yêu thương. Thiên Chúa là tình yêu, nơi Ngài không có bóng tối đố kỵ, ghét ghen. Mọi hành động của Ngài đều là yêu mến, phát xuất từ tình yêu. Ðiều lạ lùng trên hết mọi sự lạ! Cho nên án phạt là từ chối tình yêu của Ðức Chúa Trời : "Kẻ không tin thì đã bị lên án rồi vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa." Do đó án Ðức Chúa Trời tuyên trên nhân loại là sai con của Ngài, Ngôi Hai, nhập thể để giải phóng chúng ta khỏi tội, khỏi đêm tối Nicôđêmô. Ánh sáng đã đến trong thế gian chiếu trên bóng tối linh hồn mỗi người. Người ta muốn xa tránh ánh sáng này cũng không được nữa, bởi nó là ánh sáng thấu suốt mọi sự, chiếu trên tội lỗi của chúng ta và bày tỏ án phạt cho mỗi người. Nói cho đúng, dân Israel bị lưu đầy, đền thờ bị phá huỷ không phải vì Thiên Chúa mà do tội bât trung của mình, họ đã từ chối thắng trận, từ chối ơn bảo trợ của Ðức Chúa Trời.
Chúa Giêsu nhắc nhớ ông Nicôđêmô về biến cố rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người Do thái vì bất trung. Ông Môsê đã làm gì để cứu dân ? Thiên Chúa truyền cho ông treo một con rắn bằng đồng lên cây cọc giữa sa mạc. Bất cứ những ai nhìn lên, kêu cầu con rắn đó đều được chữa khỏi. Vậy thì con rắn đồng đứng làm biểu tượng cho ơn cứu rỗi đến từ Thượng Ðế. Thiên Chúa một lần nữa lại là nguồn ơn giải phóng cho toàn dân, đúng như khi họ còn ở Ai cập. Với đức tin, một cái nhìn hướng về con rắn, hứa hẹn ơn cứu chuộc.
Ngày nay chúng ta dễ dàng nhận thấy ý nghĩa song hành giữa Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá và con rắn đồng của Môsê. Nhưng đối với ông Nicôđêmô thì không, ông chưa thể nhìn ta vế thứ hai của câu truyện, vì thế ông chưa hiều được, ông cần cần nhờ sự soi sáng đến từ trời cao. Chúng ta cũng phải ngang qua những giây phút hoang địa của cuộc đời, những hoang tưởng trên con đường tiến về Thượng đế. Biết bao nhiêu cám dỗ xúi dục chúng ta thất vọng, mất tin tưởng vào sự cứu rỗi của Thiên Chúa, không phải chỉ trong những thử thách lớn, mà ngay trong các biến cố của cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải thường xuyên dừng lại, nhất là mùa chay này, nhìn lên Chúa cứu thế để xin thêm đức tin, chỉnh đốn lại cuộc sống.
Ðến đây tôi nhớ đến bài hát nổi tiếng của Johnny Cash : "Tôi bước đi trên dấu đường đã vạch" (I walk the line). Anh hát về lòng trung thành của mình với người yêu : "Suốt cả thời gian ấy tôi đã mở to đôi mắt… bởi em là của tôi, tôi đang bước đi trên dấu đường đã vạch." Hôm nay cũng là thời gian và cơ hội để chúng ta mở to đôi mắt, nhìn những dấu chân đi hoang của mình suốt năm qua. Ðặt ra những câu hỏi thích hợp để cật vấn lương tâm: Nếu tự do và mục tiêu của tôi là Ðức Chúa Trời, thì tôi đã suy nghĩ thế nào khi chọn lựa các quyết định thường nhật ? Tại sao tôi ngu xuẩn đến thế ? Tại sao tôi không bước đi trên dấu đường đã vạch từ khi chịu phép thanh tẩy ? Con đường hiện nay tôi đang tiến bước có dẫn đến Thiên Chúa hay không ? Chúa Giêsu đến để bật sáng lên ngọn đèn trong đêm tối tương lai, nhờ ánh sáng của Ngài mọi sự đã rõ ràng, chúng ta nhận ra các chướng ngại vật, bấy lâu làm bao người vấp ngã. Ðó là tham, sân, si, là các dục vọng, thói xấu làm điên đảo lòng người. Liệu chúng ta có cương quyết tránh xa ? Hay lại dấn thân sâu đậm vào chúng hơn nữa ? Ðâu là những con đường giả tạo chúng ta đã theo đuổi ? Lúc này, có đúng là chúng ta đang bước đi trên "dấu đường" Chúa Giêsu đã chỉ và ban ơn cho chúng ta dõi theo ?
Sự lượng định lại giúp dễ nhận ra những thực tại bất ổn trong lương tâm mỗi người, tuy rằng làm như thế có thể khiến chúng ta thất vọng, nhát đảm về mình. Nhưng xin hãy can đảm kết án mạnh mẽ những thiếu xót của lòng mình và lắng nghe sứ điệp Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô hôm nay. Ðừng liên tưởng về người khác mà là về chính bản thân.Thiên Chúa sẽ tuyên án trên chúng ta, cái án mà Ngài đã áp dụng cho toàn thể nhân loại: Sự tha thứ qua Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Ðức tin chân chính sẽ khích lệ chúng ta ít nhìn về mình, nhưng về Chúa Giêsu, con rắn đồng treo trong "sa mạc" cuộc sống. Nhìn như thế sẽ giúp chúng ta được chữa lành nhanh chóng khỏi các vết thương do Satan, thế gian và xác thịt gây nên, hàn gắn các tương giao đã bị đổ vỡ, trái tim chai đá và độc ác, lòng đạo lạnh nhạt và muôn vàn thiếu xót khác.
Có tất cả hơn ba trăm lời tiên tri về Chúa Giêsu trong Kinh thánh Cựu ước. Ngài đã làm tròn tất cả. Hôm nay những hình ảnh được nhắc trong huấn từ Chúa dành cho ông Nicôđêmô là : Người Con duy nhất, Con Người, Con Một Thiên Chúa, Ánh sáng và Ơn cứu độ thế gian. Những tước hiệu này là đặc trưng của Phúc âm theo thánh Gioan. Nhưng cũng là tước hiệu thiết thân trong mỗi linh hồn tín hữu. Chúng mang nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên, tất cả đều quy hướng về Chúa Kitô. "Con loài người" phải được "giương cao" là tư tưởng chủ đạo trong bài diễn từ. Và thực sự Chúa Giêsu đã được "giương cao" trên thập tự. Một đằng sự kiện này tố cáo chúng ta đã trung thành với Thiên Chúa thế nào ? Ðàng khác nó đòi hỏi chúng ta phải tiến bước ra sao trên con đường tự do. Sự dấn thân theo Chúa phải trả giá bằng hy sinh và đau khổ cá nhân. Nhìn Chúa đang chịu "dương cao" trên thánh giá, tức khắc chúng ta hiểu điều đó. Nhưng "giương cao" cũng còn có nghĩa là sống lại. Nếu chúng ta nhìn lên Ngài sống lại, chúng ta sẽ hiểu được rằng: Chẳng có tội lỗi nào mà Thiên Chúa không toàn thắng. Amen.
Thánh Ca : Con Nay Trở Về
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng "Lễ Chúa Nhật IV Mùa Chay " của Giám Mục Phê Rô Nguyễn Khảm.
KHUYẾN KHÍCH SÁM HỐI ĐỂ ĐƯỢC CỨU
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi..."
Ðể giúp Nicôđêmô hiểu tình yêu Thiên Chúa, Ðức Giêsu đã nhắc lại câu nguyện ngày xưa về con rắn đồng.
Ngày xưa, trong thời xuất hành, Thiên Chúa đã hết lần này tới lần khác tỏ cho dân Do Thái thấy tình yêu của Ngài:
•Vì yêu thương, Ngài đã cứu họ khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai cập, dẫn họ xuất hành về Ðất hứa.
•Họ đã chẳng nhớ ơn Ngài, lại còn đòi quay lại Ai cập để có hành tỏi thịt thà. Thiên Chúa ban cho họ manna.
•Ăn manna một thời gian, họ lại đòi ăn thịt. Thiên Chúa ban cho họ chim cút từ trời rơi xuống.
•Họ lại đòi nước. Ngài cho nước từ tảng đá vọt ra.
•Họ lại nổi loạn đòi giết chết cả ông Môsê. Chúa để cho rắn lửa bò ra cắn chết một số người trong họ. Khi đó họ mới biết sợ và năn nỉ Môsê xin Chúa cứu họ. Chúa dạy ông Môsê làm một con rắn bằng đồng treo lên cao. Ai nhìn lên con rắn đồng mà sám hối thì sẽ được cứu khỏi chết.
Con rắn đồng ở sẵn đó như một con tim yêu thương và tha thứ luôn mở rộng. Dù con người hết cứ lần này đến lần khác xúc phạm đến Chúa, nhưng chỉ cần họ sám hối và nhìn lên đó thì lại được tha.
Sau khi kể chuyện con rắn đồng, Ðức Giêsu kết luận: "Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Ngài, được cứu độ". Nghĩa là Thiên Chúa chỉ biết thương, chỉ muốn cứu, chứ không bao giờ muốn lên án hay trừng phạt ai cả. Chỉ có con người tự lên án và tự trừng phạt mình, Do Thái độ ngoan cố của họ. Như ngày xưa chỉ có những ai quá sức ngoan cố không chịu nhìn lên con rắn đồng thì mới phải chết.
Thiên Chúa luôn chờ đợi. Chỉ cần con người sám hối và nhìn lên Ngài.
* 2. Giận mà thương
Nếu ta đã thực sự yêu thương ai thì dẫu khi người đó làm gì sai quấy khiến ta giận nhưng ta vẫn thương, như lời của một bài hát "giận thì giận mà thương thì thương". Ðiều này càng đúng với Thiên Chúa.
•Việc nguyên tổ phạm tội đã khiến Thiên Chúa rất "giận" (có thể tạm nói vậy, theo kiểu diễn tả "của con người"). Ngài đã tuyên án cho các nguyên tổ. Dù vậy, liền ngay sau đó Ngài đã hứa sẽ ban Ðấng Cứu thế sinh bởi người nữ (St 3,15). Và, như sách Sáng thế diễn tả, khi Thiên Chúa thấy hai ông bà xấu hổ lấy lá che thân thì Ngài thương lấy da thú may áo cho họ mặc (St 3,21).
•Cain đã giết chết em ruột của mình, Thiên Chúa cũng rất "giận" nên phạt hắn phải lang thang vất vưỡng. Nhưng vì thương hắn, Thiên Chúa đã "ghi dấu trên Cain, để bất cứ ai gặp anh khỏi giết anh" (St 4,15).
•Loài người dù đã bao lần chứng kiến tình thương của Thiên Chúa nhưng vẫn phạm tội và phạm tội ngày càng nhiều hơn, đến nỗi Thiên Chúa phải cho cơn Hồng thuỷ huỷ diệt họ. Dù vậy, Thiên Chúa đã cứu sống gia đình ông Noê. Ngài dạy ông đóng tàu. Khi gia đình ông đã vào tàu hết, chính Thiên Chúa tự tay đóng cửa tàu lại (St 7,16).
Thiên Chúa luôn luôn là như vậy: luôn luôn yêu thương, dù giận nhưng vẫn thương. Trong bài Tin Mừng hôm nay Ðức Giêsu nói: "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian, để tất cả những ai tin vào Ngài Con ấy thì không phải hư mất nhưng được sống đời đời" ; "Thiên Chúa sai Con mình xuống thế gian không phải để phạt loài người nhưng để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ".
* 3. Lên án hay cứu độ
Bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất đáng chú ý: "Thiên Chúa sai Con của Người xuống thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ"
Từ trước tới nay chúng ta cứ bị ám ảnh bởi nỗi sợ "bị Chúa phạt". Cho nên đọc câu này, chúng ta không còn sợ như thế nữa.
Nhưng để vững lòng hơn, chúng ta hãy kiểm chứng qua những cách đối xử của Ðức Giêsu trong các sách Tin Mừng. Chúng ta thấy có nhiều người rất đáng bị lên án, và quả thực họ đã bị người Do Thái lên án, nhưng phần Ðức Giêsu thì không bao giờ lên án họ, như: người phụ nữ tội lỗi trong bữa tiệc tại nhà một người biệt phái (xem Lc 7,36-50 "Tội của chị đã được tha rồi"), ông Dakêu (x. Lc 19,1-10), người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,1-11), tên gian phi bị đóng đinh bên cạnh Ngài (x. Lc 23,43) v.v.
Ðức Giêsu đến chỉ để cứu chúng ta. Ngài ban cho chúng ta rất nhiều cơ hội để được cứu. Ngài không phạt ai cả, chỉ những ai không chịu cho Ngài cứu là tự phạt mình mà thôi.
* 4. Nicôđêmô
Trong Tin Mừng Gioan, Nicôđêmô xuất hiện 3 lần:
•Lần thứ nhất là trong bài tường thuật Tin Mừng hôm nay. Ông đến với Ðức Giêsu "ban đêm" để thảo luận với Ngài về tình yêu Thiên Chúa và ơn cứu độ. Sau đó ông ra đi.
•Lần thứ hai là khi các thủ lãnh tôn giáo Do Thái muốn giết Ðức Giêsu. Là thành viên của Thượng Hội đồng Do thái giáo, Nicôđêmô phản đối quyết định ấy. Ông nói: "Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?" (Ga 7,51)
•Lần thứ ba là lúc táng xác Ðức Giêsu. Nicôđêmô đến để tẩn liệm thi hài Ðức Giêsu một cách sang trọng như người ta tẩn liệm một vị vua. Thánh Gioan thuật: "Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Ðức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người do thái" (Ga 19,39-40)
Lần thứ nhất Nicôđêmô đến với Ðức Giêsu để thưa chuyện với Ngài, lần thứ hai ông lên tiếng bênh vực Ngài, và lần thứ ba ông tôn kính thi hài của Ngài.
Nicôđêmô là hình ảnh minh họa cho hành trình của người tìm đến với ánh sáng như Tin Mừng hôm nay viết: "Ai sống theo sự thật thì đến với ánh sáng"
* 5. Nỗi buồn thánh
"Bên bờ sông Babylon, ta ngồi ta khóc ta nhớ Sion". Một bài ca buồn, diễn tả tâm tình chung của suốt Mùa Chay này.
Nhưng có nhiều thứ buồn khác nhau, phát xuất từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến nhiều kết quả khác nhau:
•Buồn bực là thứ buồn do tức giận, dẫn tới ý muốn đập phá. Như Cain buồn vì tức giận ganh ghét Abilê rồi lập mưu giết chết em mình.
•Buồn chán là thứ buồn do thất vọng, khiến người ta buông xuôi. Như Giuđa buông xuôi đến nỗi tự tử.
•Buồn nhớ là buồn vì xa cách một điều gì hay một người nào mình thương. Thứ buồn này thôi thúc mình tìm về với điều hoặc người thương mà mình phải xa cách đó. Như dân Do Thái ngồi buồn trên bờ sông Babylon mà lòng nhớ về Sion yêu quý.
•Buồn thương là thứ buồn phát xuất từ tình thương, buồn vì tình thương đang bị đổ vỡ, buồn vì người mình thương đang phải khổ sầu. Thứ buồn này thúc đẩy người ta hàn gắn lại đổ vỡ, xây đắp cho tình thương thêm mặn nồng. Như Phêrô buồn sau khi chối Chúa. Ông đã khóc lóc ăn năn và tìm cách quay về với Ngài.
Cái buồn của Mùa Chay là thứ buồn nào? Nó xuất phát từ nhận thức Chúa rất thương yêu mình, thế mà mình đã không xứng đáng với tình thương đó. Nó khiến mình tỉnh ngộ dừng chân suy nghĩ về cách sống hiện tại. Nó thôi thúc mình tìm về với Chúa, sửa chữa những lỗi lầm đã qua và tìm cách làm cho lòng mình thương Chúa càng nồng nàn thắm thiết hơn.
Ðó không phải là buồn bực, buồn chán, mà là buồn nhớ, buồn thương. Ðó là thứ buồn rất nên buồn, vì là nỗi buồn thánh.
* 6. Ánh sáng và bóng tối
Báo Los Angeles Times ngày 8-6-1996, viết về ông Sam Eason, một người đánh giày ở bãi đậu xe như sau:
Sam Eason là một người đánh bóng với tất cả ý nghĩa của danh từ ấy. Ông ta không chỉ làm cho bạn nhìn bảnh hơn ở chiếc giá đánh giày.. mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái vui hơn. Với vài đường đánh giày thật khéo, ông làm cho đôi giày cũ sờn của bạn trở nên bóng loáng. Và bằng mấy câu nói khéo, ông có thể khiến những luật sư hoặc những người buôn chứng khoán mệt mỏi trở nên hăng hái vui tươi.
Quản lý các hệ thống văn phòng Timothy Matthews nói: "Bất kể màu da hay màu giày của bạn, Sam là một người bạn tốt của mọi người". Giám đốc công ty sản xuất máy Photocopy Phil Canon thêm: "Không có gì giả tạo nơi Sam".
Trước sự giao tế niềm nở, cảm thông và đầy tình người của Sam Eason, nhiều khách hàng dù đã đổi đi xa, vẫn lái xe đến với ông để được đánh bóng đôi giày và được làm cho tươi mát tâm hồn.
Người đánh giày dễ thương ấy đã qua đời vì bệnh tiểu đường ngày thứ Hai 3-6-1996 và được an táng đúng sinh nhật thứ 59 của ông (thứ Sáu 7-6-1996). Trên giá đánh giày bỏ trống, khách hàng đặt những bó hoa tươi thắm ấp đầy thương nhớ. Họ kể cho nhau nghe Sam Eason đã làm tươi mát cuộc đời họ như thế nào...
Sĩ quan cảnh sát John Bavetta trong điếu văn đọc ở tang lễ của Sam Eason đã khóc khi kể lại hàng trăm tập quán của Sam Eason. Trước khi chào từ biệt ông đã nói: "Bây giờ đến lượt hào quang của Sam được đánh bóng".
*
Ðức Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay đã nói với Nicôđêmô: "Ai hành động trong sự thật thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ là họ đã làm trong Thiên Chúa" (Ga.3,21). Chắc chắn tâm hồn của người đánh giày ngập tràn ánh sáng, nên ông luôn lan tỏa niềm vui chân thật và nét đơn sơ trong sáng.
Cuộc đời mãi mãi là một thách đố. Chúng ta chọn ánh sáng bên này hay bóng tối bên kia. Cuộc sống là một chuỗi những chọn lựa liên lỉ giữa ánh sáng và bóng tối. Lựa chọn của người đời lại khác với lựa chọn của người con Chúa. "Sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sống, vì hành động của họ xấu xa" (Ga.3,19). Người đời trốn chạy ánh sáng vì sợ hành động xấu xa của họ bị lộ tẩy.
Ghét ánh sáng và thích bóng tối là thảm kịch của người đời, vì con người sinh ra là để sống cho ánh sáng. Thiên Chúa không đào hỏa ngục, không xây ngục tối, nhưng chính tù nhân đã tự nhốt mình và nội tâm tăm tối. Ai từ chối ánh sáng của Chúa sẽ héo tàn trong bóng tối của chính mình.
Có cách nào để ra khỏi bóng tối? Có lối nào để trở về với ánh sáng? Ðức Giêsu đã chỉ ra một con đường duy nhất: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con của Người thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời" (Ga.3,16). Nếu ngày xưa dân Do thái đã tin tưởng nhìn lên con rắn đồng để được chữa lành thì ngày nay tất cả những ai tin tưởng nhìn lên Ðức Giêsu trên thập giá đều được ơn Cứu độ.
Thập giá là tột cùng của đau đớn nhục nhã, nhưng cũng là minh chứng tuyệt vời của một tình yêu: Tình yêu của Cha đã trao ban Con Một, tình yêu của Con đã hiến dâng mạng sống. Tin vào một tình yêu như thế sẽ chữa lành những vết thương cuộc đời. Ðức Giêsu đã từng nói: "Ðức tin của con đã chữa con" (Mc.10,52).
Ðức tin là thành phố trên đồi, là ngọn đèn trên cao. Thành phố trên đồi không bị khuất tầm nhìn. Ngọn đèn trên cao soi sáng cả nhà. Ðức tin trong sáng luôn sống động không nằm chết trong lòng, nhưng luôn tỏa sáng.
•Ðức tin trong sáng luôn mang lại nụ cười, an bình, và hạnh phúc.
•Ðức tin như những vì sao, lấp lánh lao xao, trên trời cao thăm thẳm.
•Ðức tin như những vì sao, ngời sáng như kim cương trên ngực người tín hữu.
*
Lạy Chúa, sống là phải chọn lựa không ngừng giữa ánh sáng và bóng tối. Xin cho chúng con đừng chỉ biết nguyền rủa bóng tối, nhưng can đảm thắp lên những ngọn nến sáng, để cả thế giới ngập tràn ánh sáng của Chúa. Amen (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
Mùa Chay là thời gian giúp chúng ta khám phá lại tình thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Người để tất cả những ai tin vào Con Người thì được sống hạnh phúc. Lạy Chúa xin cho mỗi người chúng con biết dùng thời gian thuận lợi của Mùa Chay này, để nhìn nhận hồng ân cứu độ mà Ðức Giêsu đã mang đến cho tất cả mọi người và tin tưởng vào Người để được sống đời đời.Amen.
Thánh Ca : Tình Ngài Thương Con
MẠCH SỐNG
Cha Mark Link, S.J.
Kitô giáo thời sơ khai có những người trở lại từ Do Thái giáo, là những người vốn vẫn trông đợi Đấng Mesia tới. Một trong những công việc của các nhà rao giảng Kitô giáo là cắt nghĩa cho những người Do Thái ấy Cựu Ước đã nhắm nói về Đức Giêsu như thế nào.
Họ đã thực hiện công việc ấy bằng cách chứng tỏ rằng những nhân vật chính yếu và những biến cố then chốt trong Cựu Ước đều là những hình bóng của những nhân vật chính yếu và của những biến cố then chốt trong Tân Ước.
Chẳng hạn họ chứng tỏ cho thấy Isaac, con trai tổ phụ Abraham là hình bóng của Đức Giêsu như thế nào:
Isaac là con trai độc nhất, Chúa Giêsu cũng thế.
Isaac được cha mình rất mực yêu dấu, Chúa Giêsu cũng thế.
Isaac bị dâng làm hy lễ, Chúa Giêsu cũng thế.
Isaac bị hiến tế trên một ngọn đồi, Chúa Giêsu cũng thế.
Isaac vác củi dùng vào việc hy tế, Chúa Giêsu cũng thế.
Thánh Phaolô cũng so sánh tương tự như thế giữa Cựu Ước và Tân Ước.Chẳng hạn, trong thư thứ nhất gởi tín hữu Corintô, Ngài đã so sánh giữa Adam và Chúa Giêsu Ngài viết:
“Con người đầu tiên là Adam, đã được dựng nên là một người sống động, nhưng Adam sau cùng (Đức Giêsu) là Thánh Linh ban sự sống… Adam thứ nhất được dựng nên bằng đất, từ đất mà sinh ra…còn Adam thứ hai (Đức Giêsu) từ trời mà sinh ra. Người thuộc về đất thế nào, thì những kẻ thuộc về đất cũng thể ấy. Người thuộc về trời thế nào thì những kẻ thuộc về trời cũng thể ấy. Như chúng ta đã mang ảnh tượng của người thuộc về đất, thì chúng ta cũng sẽ mang ảnh tượng của người thuộc về trời”(1Cr.15,45-49)
***
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu còn đưa ra một cặp song đôi khác giữa Cựu Ước và Tân Ước. Ngài nói:
“Môisê đã treo con rắn đồng lên trụ cột nơi hoang mạc, Con Người cũng sẽ bị treo lên như vậy, để tất cả kẻ tin vào Ngài sẽ được sống vĩnh cửu”
Chúa Giêsu đang hình dung nơi tâm trí Ngài biến cố xảy ra trong Cựu Ước được sách Dân số mô tả. Biến cố này thuật lại sự kiện dân Israel đang gay gắt phàn nàn Thiên Chúa và Môise về những khó khăn họ gặp phải nơi hoang mạc. Vì lời kêu ca phàn nàn ấy, lũ rắn đã xuất hiện và tấn công dân chúng. Thấy sự việc này xảy ra, đám dân khóc lóc với Môisê.
“Chúng tôi đã phạm tội vì đã nói lời phản nghịch với Chúa và với Ngài. Giờ đây xin Ngài hãy cầu xin Chúa xua đuổi lũ rắn này đi”.
Vì thế, Môisê đã cầu nguyện cho dân chúng. Chúa truyền cho Môisê đúc một con rắn bằng kim loại và treo nó lên một chiếc trụ, để cho bất cứ ai bị rắn cắn cứ nhìn vào con rắn ấy thì sẽ được chữa lành. Vì thế, Môisê đã đúc một con rắn đồng và treo nó lên một cái cột. Bất cứ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng ấy thì đều được chữa lành” (Ds 21 : 7-9). (Y khoa đã chọn hình ảnh con rắn cuộn tròn quanh cây trụ làm biểu tượng cho nghề chữa bệnh.)
Đức Giêsu đã so sánh biến cố Cựu Ước này với việc Ngài bị đóng đinh trên thập giá tại đồi Canvê.
Ngài giải thích rằng bất kỳ ai tin tưởng nhìn lên Ngài thì sẽ được chữa lành về mặt tâm linh, cũng như dân Do Thái đã được chữa lành khi ngước nhìn lên con rắn cuộn vòng quanh cây trụ.
Trong câu 16 của bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Gioan cũng ám chỉ hình bóng đó khi nói về việc Đức Kitô bị tử hình trên thập giá.
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban chính Con Một Ngài, để tất cả những ai tin vào Con Ngài sẽ không phải chết nhưng được sống đời đời” (Ga 3: 16)
Và câu 17 viết tiếp:
“Thiên Chúa đã không sai con Ngài đến thế gian để luận phạt, mà là để cứu độ” (Ga 3: 17)
Hai câu này, nằm trong chương ba của Phúc Âm thánh Gioan, được gọi là bản tóm tắt Kinh Thánh chúng ta hãy nghe lại lần nữa.
“Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban chính Con Một Ngài ngõ hầu tất cả những ai tin vào Con Ngài, sẽ không phải chết nhưng được sống lại đời đời. Thiên Chúa đã không sai Con Ngài đến thế gian để luận phạt mà để cứu độ”.
Cách đây ít năm, rất nhiều người đọc Kinh Thánh gán cho hai câu ấy một ý nghĩa hết sức đặc biệt (câu Ga 3 : 16-17). Anh chị em hãy nhớ lại thời kỳ thế giới bắt đầu có những chương trình phi hành không gian, các kỹ sư điều nghiên không gian đã thiết kế những bộ quần áo đặc biệt dành cho các phi hành gia trong phi thuyền điều hành và phi thuyền đổ bộ mặt trăng. Bản thiết kế của mỗi bộ quần áo đó có một phần dành cho việc thiết kế sợi dây cung cấp dưỡng khí, gồm một ống dài có khả năng co giãn được. Mục đích của sợi dây này là cung cấp khí Oxy cho các phi hành gia khi họ di chuyển trong không gian, hay đi từ phi thuyền này sang phi thuyền khác. Sợi dây cung cấp dưỡng khí cho phi hành gia điều hành được nối với một bình tiếp nạp nằm trong bộ y phục, bình này được gọi là J3:16. Còn bình tiếp nạp nằm trong bộ y phục của phi hành gia đổ bộ mặt trăng được gọi là J 3:17
Nhà thiết kế Frank Denton nói rằng ông đã đặt tên cho hai bình tiếp nạp trong bộ y phục ấy dựa theo hai câu Tin Mừng Ga 3, 16 và 3, 17.
Ông đã lập luận cho việc đặt tên ấy như sau; Bình tiếp nạp J. 3, 16 và J.3, 17 cung cấp cho các phi hành gia những gì họ cần để tồn tại trong hành trình di chuyển từ chỗ này sang chỗ kia trong không gian. Tương tự như thế, hai câu Tin Mừng Ga 3, 16 và Ga 3, 17 cũng cung cấp cho chúng ta những gì chúng ta cần để tồn tại trong cuộc hành trình di chuyển từ dương thế về quê trời của chúng ta.
Bài Phúc Âm này hôm nay vì thế thực là phong phú ý nghĩa. Trước hết, nó chứa đựng bản tóm lược tuyệt hảo của toàn bộ Kinh Thánh, thứ đến, nó cho chúng ta thấy bức minh hoạ tuyệt vời về sự tương hợp giữa Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước. Và sau hết, nó chứng tỏ cho thấy Chúa Giêsu là mạch sống của chúng ta trong hành trình từ dương thế về quê trời, tựa như dây cung cấp dưỡng khí là mạch sống cho các nhà du hành vũ trụ khi họ di chuyển từ trạm này qua trạm kia.
Nói cách khác, dây chuyền dưỡng khí cung cấp cho các phi hành gia khí oxy cần thiết cho sự sống thế nào, thì Đức Giêsu cũng cấp cho chúng ta ân sủng ban sức sống như thế.
Để kết thúc, chúng ta hãy nhớ lại những lời của Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay. Những lời này đưa chúng ta đến đỉnh cao thích hợp với những gì chúng ta đã bàn đến. Ngài nói:
“Chính nhờ ân sủng Thiên Chúa mà anh chị em được cứu rỗi. Khi chúng ta kết hợp với Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã làm cho chúng ta được sống lại cùng với Con Ngài và cùng người Con ấy cai trị thiên giới…chính nhờ ơn sủng của Thiên Chúa mà anh chị em được cứu rỗi qua đức tin chẳng phải do kết quả những nỗ lực riêng của anh chị em mà do ân huệ của Thiên Chúa… Thiên Chúa đã làm cho chúng ta được như hiện nay”. Amen.
Thánh Ca : Chúa Thương Con
CON LOÀI NGƯỜI PHẢI ĐƯỢC GIƯƠNG CAO
Lm. Jude Siciliano, OP.
Thưa quí vị. Câu truyện dưới đây giúp minh hoạ cho nội dung bài Tin mừng hôm nay. Truyện của nữ tác giả Ann Lamott trong sách Bird by Bird (Từng Con Chim).
Một em bé trai tám tuổi có người em gái sáu tuổi đang hấp hối chết vì bệnh ung thư máu. Ðể cứu được bệnh nhân người ta cần đến một loại máu tương tự. Cha mẹ giải thích cho con trai là đi thử máu để xem có thích hợp với máu của em gái không ? Em nhanh nhẹn bằng lòng. Sau khi thử, hai loại máu hoàn toàn am hợp. Rồi các bác sĩ đề nghị em cho em gái mình vài phân khối máu để cứu em. Ðứa anh lưỡng lự nói để suy nghĩ xem sao qua một đêm.
Sáng hôm sau, vừa thức dậy, em chạy đến phòng cha mẹ trả lời là em sẵn sàng hiến máu. Cha mẹ vui mừng đưa em vào bệnh viện, nơi con gái đang nằm chờ chết. Người ta đưa em lên giường để hút máu nơi cánh tay. Sau đó người ta tiếp máu cho bệnh nhân. Chỉ một vài lượng máu mà đứa con gái nhỏ thoát khỏi thần chết. Mọi người vui mừng. Một bác sĩ đến giường người cho máu để xem lại sức khỏe cho em. Ðứa anh trai đang nằm lim rim mở to đôi mắt hỏi : "Thưa bác sĩ bao lâu nữa thì con mới chết ?" Bác sĩ mỉm cười. Với tâm hồn ngây thơ, em cứ ngỡ cho máu như thế là mình sẽ chết thay cho em gái.
Trong câu truyện với Nicôđêmô Chúa Giêsu cũng đề cập đến việc Ngài sẽ chết thay cho nhân loại. Nhưng là chuyện tương lai, cho nên khó mà nắm bắt được hết ý nghĩa. Giọng văn của thánh Gioan thâm trầm, súc tích lại càng làm cho độc giả bối rối hơn. Mỗi câu, mỗi chữ gói ghém nhiều tư tưởng, đến nỗi dù đã ở trong nghề giảng thuyết nhiều năm, tôi vẫn phải ngồi bóp chán suy nghĩ lâu giờ. Bài Tin mừng đúng là một thách thức cho những khối óc lớn, làm sao giới lao động hiểu nổi ? Tuy đã đọc nhiều lần trước đây, hôm nay tôi vẫn phải tự hỏi: Chúa Giêsu ám chỉ điều chi trong câu truyện thù tiếp với ông Nicôđêmô ? Làm thế nào mà giải thích nó cho thính giả bình dân ?
Phúc âm nhất lãm dễ hiểu hơn. Các câu truyện của chúng ngắn gọn và sống động. Hình ảnh rất cụ thể, dễ cho các nhà rao giảng khai triển đề tài. Tuy nhiên nhiều linh hồn đạo đức lại thích Phúc âm của thánh Gioan. Họ có thể ngồi hàng giờ, giở từng trang, nghiền ngẫm từng chữ cho tâm trí thoả niềm nguyện ngắm. Ðoạn Tin mừng hôm nay thêm phần rắc rồi ở chỗ nó được trích ra ở khoảng giữa bài huấn giáo thật dài Chúa ban cho ông Nicôđêmô (3,1-21), bởi vậy khi đọc lên, người ta nghe như hoàn toàn lạc lõng và quá nặng nề đối với một cộng đoàn quen thuộc những bài đọc dễ hiểu hơn. Tôi cũng không dám chắc bài đọc 1 trích từ sách 2 Biên Niên Sử có thoáng hơn bài Tin mừng chăng ? Xem ra nó là một bản tóm lược lịch sử cứu độ và như vậy nó cũng gây khó khăn không ít cho những người rao giảng. Khi đọc lần đầu tôi thấy chúng mơ hồ và có rất nhiều giọng điệu thần học bí nhiệm.
Rào trước đón sau như vậy tôi mới dám bầy tỏ trực giác của mình về nội dung Tin mừng, tuy nhiên cũng chưa thể đi thẳng vào đề tài, xác địch ngay những điều Phúc âm muốn nói, mà phải suy gẫm hàng giờ xem bằng những hàng chữ này, Thánh Thần muốn mặc khải những chi cho linh hồn tôi và linh hồn các thích giả của tôi.
Ðiều đầu tiên tôi khám phá ra trong bài huấn từ,Chúa Giêsu nhiều lần quy chiếu về lịch sử cổ xưa của dân tộc Do thái, đặc biệt về hành trình vượt sa mạc, tiến vào đất hứa. Trong mùa chay này giáo xứ chúng ta cũng có nhiều cuộc hành trình thiêng liêng tương tự. Phải lợi dụng chúng để chỉnh đốn lại tâm hồn mọi người. Vừa thoát khỏi ách nô lệ, Ai cập dân Israel tay sách, nách mang vượt qua nhiều con đường dài, khô cằn, vất vả, họ trở nên mỏi mệt, kêu trách ông Môisen đã hành hạ họ và như thế gián tiếp ta thán Thiên Chúa : Sách Dân số ghi lại như sau: "Từ núi Ho, họ lên đường theo Biển sậy, vòng qua lãnh thổ Êdom, trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Israel mất kiên nhẫn, họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môise rằng: "Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai cập, để chúng tôi chết trong sa mạc ?" (4,21). Thiên Chúa nổi giận với họ, vì họ đã bất trung. Ngài cho rắn độc từ trong rừng bò ra cắn chết rất nhiều người. Các nhà chú giải cắt nghĩa rằng, đây là một loài rắn độc. Từ "Saraph" nghĩa là rắn lửa. Gọi như vậy vì các vết thương đỏ lên, rất độc và đau đớn.
Ðiều thứ hai là: ông Nicôđêmô đến nói chuyện với Chúa Giêsu vào ban đêm. Một người đang ngồi trong bóng tối tìm đến Ánh sáng soi đường. Và ông được bảo cho biết Ðức Chúa trời phán xét thế gian. Ý tưởng thật dễ sợ. Những ai quen ăn ở độc ác nghĩ đến điều Thiên Chúa phán xét hẳn phải rùng mình sợ hãi. Ðây không phải là chuyện đùa, phép công thẳng của Ngài đã từng được minh chứng qua dòng lịch sử. Cả một dân tộc bị Chúa phạt thua trận, đi đầy, thành quách bị phá đổ, cửa nhà tan hoang, không còn nghi lễ, không còn tư tế, trẻ nhỏ bị sát tế dâng tiến ngẫu tượng (bài đọc 1). Những ai ăn ở bất toàn cũng không thể đứng vững trước mặt Thượng Ðế. Nguyên nghĩ về truyện này mà thôi đã thất lạnh sương sống, nói chi đến thực tế hãi hùng ? Tuy nhiên án phạt của Thiên Chúa nối kết chặt chẽ với ơn thánh của Ngài.
Thật lạ lùng ! trí khôn nhân loại không thể hiểu thấu. Bởi lẽ án phạt lại là một hành động yêu thương. Thiên Chúa là tình yêu, nơi Ngài không có bóng tối đố kỵ, ghét ghen. Mọi hành động của Ngài đều là yêu mến, phát xuất từ tình yêu. Ðiều lạ lùng trên hết mọi sự lạ! Cho nên án phạt là từ chối tình yêu của Ðức Chúa Trời : "Kẻ không tin thì đã bị lên án rồi vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa." Do đó án Ðức Chúa Trời tuyên trên nhân loại là sai con của Ngài, Ngôi Hai, nhập thể để giải phóng chúng ta khỏi tội, khỏi đêm tối Nicôđêmô. Ánh sáng đã đến trong thế gian chiếu trên bóng tối linh hồn mỗi người. Người ta muốn xa tránh ánh sáng này cũng không được nữa, bởi nó là ánh sáng thấu suốt mọi sự, chiếu trên tội lỗi của chúng ta và bày tỏ án phạt cho mỗi người. Nói cho đúng, dân Israel bị lưu đầy, đền thờ bị phá huỷ không phải vì Thiên Chúa mà do tội bât trung của mình, họ đã từ chối thắng trận, từ chối ơn bảo trợ của Ðức Chúa Trời.
Chúa Giêsu nhắc nhớ ông Nicôđêmô về biến cố rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người Do thái vì bất trung. Ông Môsê đã làm gì để cứu dân ? Thiên Chúa truyền cho ông treo một con rắn bằng đồng lên cây cọc giữa sa mạc. Bất cứ những ai nhìn lên, kêu cầu con rắn đó đều được chữa khỏi. Vậy thì con rắn đồng đứng làm biểu tượng cho ơn cứu rỗi đến từ Thượng Ðế. Thiên Chúa một lần nữa lại là nguồn ơn giải phóng cho toàn dân, đúng như khi họ còn ở Ai cập. Với đức tin, một cái nhìn hướng về con rắn, hứa hẹn ơn cứu chuộc.
Ngày nay chúng ta dễ dàng nhận thấy ý nghĩa song hành giữa Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá và con rắn đồng của Môsê. Nhưng đối với ông Nicôđêmô thì không, ông chưa thể nhìn ta vế thứ hai của câu truyện, vì thế ông chưa hiều được, ông cần cần nhờ sự soi sáng đến từ trời cao. Chúng ta cũng phải ngang qua những giây phút hoang địa của cuộc đời, những hoang tưởng trên con đường tiến về Thượng đế. Biết bao nhiêu cám dỗ xúi dục chúng ta thất vọng, mất tin tưởng vào sự cứu rỗi của Thiên Chúa, không phải chỉ trong những thử thách lớn, mà ngay trong các biến cố của cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải thường xuyên dừng lại, nhất là mùa chay này, nhìn lên Chúa cứu thế để xin thêm đức tin, chỉnh đốn lại cuộc sống.
Ðến đây tôi nhớ đến bài hát nổi tiếng của Johnny Cash : "Tôi bước đi trên dấu đường đã vạch" (I walk the line). Anh hát về lòng trung thành của mình với người yêu : "Suốt cả thời gian ấy tôi đã mở to đôi mắt… bởi em là của tôi, tôi đang bước đi trên dấu đường đã vạch." Hôm nay cũng là thời gian và cơ hội để chúng ta mở to đôi mắt, nhìn những dấu chân đi hoang của mình suốt năm qua. Ðặt ra những câu hỏi thích hợp để cật vấn lương tâm: Nếu tự do và mục tiêu của tôi là Ðức Chúa Trời, thì tôi đã suy nghĩ thế nào khi chọn lựa các quyết định thường nhật ? Tại sao tôi ngu xuẩn đến thế ? Tại sao tôi không bước đi trên dấu đường đã vạch từ khi chịu phép thanh tẩy ? Con đường hiện nay tôi đang tiến bước có dẫn đến Thiên Chúa hay không ? Chúa Giêsu đến để bật sáng lên ngọn đèn trong đêm tối tương lai, nhờ ánh sáng của Ngài mọi sự đã rõ ràng, chúng ta nhận ra các chướng ngại vật, bấy lâu làm bao người vấp ngã. Ðó là tham, sân, si, là các dục vọng, thói xấu làm điên đảo lòng người. Liệu chúng ta có cương quyết tránh xa ? Hay lại dấn thân sâu đậm vào chúng hơn nữa ? Ðâu là những con đường giả tạo chúng ta đã theo đuổi ? Lúc này, có đúng là chúng ta đang bước đi trên "dấu đường" Chúa Giêsu đã chỉ và ban ơn cho chúng ta dõi theo ?
Sự lượng định lại giúp dễ nhận ra những thực tại bất ổn trong lương tâm mỗi người, tuy rằng làm như thế có thể khiến chúng ta thất vọng, nhát đảm về mình. Nhưng xin hãy can đảm kết án mạnh mẽ những thiếu xót của lòng mình và lắng nghe sứ điệp Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô hôm nay. Ðừng liên tưởng về người khác mà là về chính bản thân.Thiên Chúa sẽ tuyên án trên chúng ta, cái án mà Ngài đã áp dụng cho toàn thể nhân loại: Sự tha thứ qua Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Ðức tin chân chính sẽ khích lệ chúng ta ít nhìn về mình, nhưng về Chúa Giêsu, con rắn đồng treo trong "sa mạc" cuộc sống. Nhìn như thế sẽ giúp chúng ta được chữa lành nhanh chóng khỏi các vết thương do Satan, thế gian và xác thịt gây nên, hàn gắn các tương giao đã bị đổ vỡ, trái tim chai đá và độc ác, lòng đạo lạnh nhạt và muôn vàn thiếu xót khác.
Có tất cả hơn ba trăm lời tiên tri về Chúa Giêsu trong Kinh thánh Cựu ước. Ngài đã làm tròn tất cả. Hôm nay những hình ảnh được nhắc trong huấn từ Chúa dành cho ông Nicôđêmô là : Người Con duy nhất, Con Người, Con Một Thiên Chúa, Ánh sáng và Ơn cứu độ thế gian. Những tước hiệu này là đặc trưng của Phúc âm theo thánh Gioan. Nhưng cũng là tước hiệu thiết thân trong mỗi linh hồn tín hữu. Chúng mang nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên, tất cả đều quy hướng về Chúa Kitô. "Con loài người" phải được "giương cao" là tư tưởng chủ đạo trong bài diễn từ. Và thực sự Chúa Giêsu đã được "giương cao" trên thập tự. Một đằng sự kiện này tố cáo chúng ta đã trung thành với Thiên Chúa thế nào ? Ðàng khác nó đòi hỏi chúng ta phải tiến bước ra sao trên con đường tự do. Sự dấn thân theo Chúa phải trả giá bằng hy sinh và đau khổ cá nhân. Nhìn Chúa đang chịu "dương cao" trên thánh giá, tức khắc chúng ta hiểu điều đó. Nhưng "giương cao" cũng còn có nghĩa là sống lại. Nếu chúng ta nhìn lên Ngài sống lại, chúng ta sẽ hiểu được rằng: Chẳng có tội lỗi nào mà Thiên Chúa không toàn thắng. Amen.
Thánh Ca : Con Nay Trở Về
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét