Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ 34 MTN (A) :
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Ánh Sáng Đời Tôi " của Linh Mục Phê Rô Bùi Quang Tuấn .
CHÚA GIÊSU LÀ VUA
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Một vị vua lý tưởng và một nước lý tưởng
Dựa vào các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta có thể mô tả một vị vua lý tưởng và một nước lý tưởng:
Vị Vua ấy không chễm chệ ngự trị trong cung điện và trên ngai vàng, nhưng hoà mình với dân như một người mục tử sống với chiên, lo cho chiên và đồng hành với chiên.
Vị vua ấy không bắt dân phải cung phụng và phục dịch mình, nhưng xả thân chăm sóc đến nỗi hiến cả mạng sống mình cho dân.
Luật trong Nước của Vua ấy không rườm rà và khắt khe, nhưng là Luật Yêu Thương, rất đơn giản và ngọt ngào.
Dân trong Nước ấy không hoan hô bằng miệng, không báo cáo bằng giấy, nhưng thực hiện Luật yêu thương một cách cụ thể bằng những việc giúp đỡ những người khốn khổ bé mọn.
Mọi người trong Nước ấy đối xử với nhau một cách vừa tôn trọng vừa thương mến như đối xử với chính Chúa vậy.
Hình ảnh lý tưởng ấy không phải là hoàn toàn ảo tưởng: Vị vua lý tưởng ấy chúng ta đã có rồi, đó là Chúa Giêsu; Luật lý tưởng ấy chúng ta cũng đã có rồi, đó là Luật yêu thương; chỉ còn thiếu một điều là chúng ta phải cố gắng làm những công dân lý tưởng như Chúa đã dạy.
2. "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong"
Người Á đông chúng ta tuy không biết Thiên Chúa, nhưng có một quan niệm rất chính xác và cao sâu về Ông Trời: Ông Trời là chủ tể của mọi loài, không ai sống ngoài tầm kiểm soát của Ông Trời, sống theo ý Trời thì có phúc, làm ngược ý Trời thì bị phạt. Hai câu phản ảnh rõ nhất quan niệm trên là "lưới trời lồng lộng không ai thoát khỏi" và "thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong" (người sống theo Trời thì còn, người nghịch với Trời thì mất).
Dù là dân đen hay là vua chúa, dù nghèo hay giàu, dù trẻ hay già... cuối cùng rồi thì ai cũng chết và trình diện trước mặt Chúa, Vua Trời. Khi đó Vua Trời sẽ xét xử cuộc sống mỗi người. Ngài xét xử dựa trên Luật yêu thương. Người nào sống yêu thương là "thuận thiên" và sẽ được "tồn" trong hạnh phúc vĩnh hằng. Kẻ sống mà không yêu thương là kẻ "nghịch thiên" và sẽ "vong" vĩnh viễn trong cõi trầm luân.
3. Mở mang Nước Chúa
Nước Thiên Chúa, đó là một trong những hình ảnh được Chúa Giêsu nói tới nhiều nhất, nhưng có lẽ đó cũng là một trong những điều chúng ta hiểu cách mù mờ nhất.
- Ngày xưa người Do Thái hiểu Nước Thiên Chúa chính là Nước Do Thái, một nước Do Thái hùng cường phồn vinh làm bá chủ nhiều nước khác. Hiểu như vậy là sai.
- Ngày nay nhiều người hiểu Nước Thiên Chúa là Giáo Hội, một Giáo Hội có rất đông tín đồ, một Giáo Hội có tổ chức quy mô, khiến cho người ngoài nễ phục. Hiểu như vậy có đúng không? Thưa chỉ đúng một phần thôi, là phần bề ngoài, phần hình thức, phần tổ chức.
Hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu thêm về Nước Thiên Chúa.
1. Lần kia các môn đệ hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy bao giờ Nước Thiên Chúa đến?" Chúa Giêsu đáp: "Nước Thiên Chúa không đến như một điều gì có thể quan sát được, Người ta không thể nói Nước Thiên Chúa ở đây hay ở kia, vì nước Thiên Chúa đang ở giữa anh em" (Lc 17,20-21). Chúng ta hãy nghe cho kỹ Lời Chúa Giêsu nói: "Nước Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được", nghĩa là sao? Nghĩa là đừng coi Nước Thiên Chúa như một tổ chức, dù là tổ chức quy mô đông đảo bao nhiêu đi nữa. "Nước Thiên Chúa đang ở giữa anh em" nghĩa là sao? Có thể có 2 nghĩa: 1 là ở ngay trong lòng mỗi người; 2 là ở một người nào đó đang âm thầm sống và làm việc giữa một tập thể đông người. Như thế Nước Thiên Chúa không phải là một tổ chức mà là một sức sống; sức sống ấy không thể hiện nơi những hoạt động mà thể hiện nơi sức tác động .
Bởi thế trong các sách Tin Mừng, Chúa Giêsu đã không so sánh Nước Thiên Chúa với hình ảnh những đạo quân hùng hậu hay với những đám người đông đảo. Trái lại Ngài so sánh Nước Thiên Chúa với hạt cải và với nắm men, những hình ảnh nói lên sự nhỏ bé và âm thầm. Tuy nhiên nhỏ mà lớn, âm thầm mà rất mạnh. Hạt cải sẽ trở thành cây to, nắm men sẽ khơi dậy cả thúng bột.
Những suy nghĩ trên gợi lên ba ý nhỏ về việc xây dựng Nước Thiên Chúa:
1. Bởi vì "Nước Thiên Chúa không đến như điều gì có thể quan sát được", cho nên chúng ta đừng quá chú trọng đến bề ngoài. Hãy xây dựng Nước Thiên Chúa ngay bên trong.
2. Xây dựng Nước Thiên Chúa ngay trong lòng mình: Chúa Giêsu đã nói "Nước Thiên Chúa ở giữa anh em". "Ở giữa" theo nghĩa thứ nhất là ở ngay trong lòng mỗi người. Cho dù chúng ta có làm hết việc này tới việc nọ, làm hết chỗ này tới chỗ khác, nhưng ngay trong lòng ta không có Nước Thiên Chúa thì tất cả cũng chỉ là công dã tràng thôi. Hãy tự vấn xem trong lòng mình đã có Nước Thiên Chúa chưa. Nếu chưa thì hãy xây dựng. Xây dựng bằng cách sống theo Luật Nước Chúa, tức là Luật yêu thương.
3. Xây dựng Nước Thiên Chúa ngay trong cộng đoàn của mình bằng cách góp phần làm cho cộng đoàn mình đang sống dần dần thành một cộng đoàn yêu thương.
4. Mảnh suy tư
Mẹ Têrêsa nói: ngày nay có nhiều người đói thức ăn, nhưng cũng có nhiều người đói những thứ khác như đói được biết đến, đói được yêu thương, đói được tôn trọng...
Trần truồng không phải chỉ là không quần áo, mà còn là không nhân phẩm, không trong sạch, không tự trọng.
Vô gia cư không phải chỉ là không có nhà, mà còn là bị ruồng bỏ, bị coi là vô dụng.
Chứng bệnh nặng nhất của thế giới hôm nay là cảm giác bị bỏ rơi không ai để ý đến, không ai quan tâm chăm sóc.
Sự ác lớn nhất của thế giới hôm nay là thiếu tình yêu, là dửng dưng với người bên cạnh.
5. Chuyện minh họa
a/ Ông Hoàng Hạnh Phúc
Oscar Wilde đã viết một câu chuyện rất đẹp, tựa đề là The Happy Prince, như sau:
Một Ông Hoàng kia sống một cuộc đời rất hạnh phúc. Vì thế khi ông chết, người ta đã làm một bức tượng của ông, đặt trên một cái bệ cao giữa thành phố và đặt tên là Ông Hoàng Hạnh Phúc, như là biểu tượng may mắn sẽ mang hạnh phúc đến cho mọi người dân trong thành.
Một buổi chiều đầu mùa đông, một con chim én đến đậu dưới chân pho tượng. Bỗng một giọt nước rơi xuống đầu nó. Nó nhìn lên và ngạc nhiên vì đó là giọt nước mắt của Ông Hoàng. Ông đang khóc.
- Tại sao ông khóc? Ông là Ông Hoàng Hạnh Phúc kia mà!
- Từ khi đứng trên cao nhìn thấy cảnh sống của dân thành, ta đau lòng quá và không còn hạnh phúc nữa. Ta muốn đi giúp họ lắm, nhưng đôi chân ta bị chôn chặt ở cái bệ này nên không thể nào đi được. Bạn có thể giúp ta không?
- Không được, tôi phải bay đi Ai Cập.
- Hãy làm ơn giúp ta đêm nay đi.
- Thôi được. Bây giờ ông muốn tôi làm gì?
- Trong một túp lều đàng kia có một người mẹ đang khóc vì con bà bị bệnh mà bà không có tiền gọi bác sĩ. Bạn hãy lấy viên ngọc ở chuôi kiếm của ta đem cho bà ấy.
Chim én dùng mỏ lấy viên ngọc ra và bay đến cho bà mẹ nghèo. Nhờ có tiền, bà đã lo cho con bà khỏi bệnh.
Hôm sau Ông Hoàng lại xin chim én nán lại một đêm nữa để mang viên ngọc khác đến cho một người nghèo khác. Rồi hôm sau nữa đến giúp một người nghèo khác nữa. Cứ thế hết ngày này đến ngày khác, con chim én lấy các thứ trang sức của Ông Hoàng đem cho người nghèo. Cuối cùng trên mình Ông Hoàng không còn gì quý giá nữa. Khi đó đã là giữa mùa đông, trời đã lạnh rất nhiều.
Một buổi sáng, người ta thấy xác con chim én đã chết cóng dưới chân pho tượng Ông Hoàng trần trụi. Phía dưới thành phố, mọi người đều hạnh phúc. Họ có biết đâu hạnh phúc của họ là nhờ sự hy sinh của Ông Hoàng Hạnh Phúc và con chim én nhỏ bé kia.
b/ "Có bao giờ chúng con thấy Chúa đói đâu...?"
Năm 1880, ở thành phố Paris, có một linh mục ăn mặc nghèo hèn đến gõ cửa nhà một cha sở xin được trọ qua đêm. Cha sở tiếp khách rất thờ ơ rồi chỉ cho linh mục ấy lên chiếc gác xép nhà xứ. Linh mục ấy tên là Gioan Bosco, từ Turin nước Ý sang Paris để quyên tiền về xây trường giáo dục các thiếu niên.
Nhiều năm sau, Giáo Hội đã tôn phong Gioan Bosco lên bậc hiển thánh. Khi nghe tin đó, cha sở nọ nói: "Phải chi lúc đó tôi biết ông ấy là Don Bosco thì tôi đâu có để Ngài ở trên cái gác xép ấy, trái lại tôi đã dành phòng khách sang trọng nhất cho Ngài rồi"
Chúng ta không bao giờ biết rõ những kẻ chúng ta gặp là những người như thế nào. Nhưng điều này không quan trọng. Ðiều quan trọng đối với những kẻ có đức tin là chính Chúa hiện thân trong những người ấy.
Ðức Kitô là Vua toàn thể vũ trụ, nhưng là một vị vua của tình thương và hòa bình. Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chinh phục nhân loại bằng tình thương hy sinh của Chúa. Xin cho chúng con cũng biết noi gương Chúa, lấy lòng bác ái mà đối xử với nhau, và cách riêng đối với những anh chị em chưa nhận biết Chúa, nhờ đó chúng con có thể giới thiệu Chúa cho những người thành tâm thiện chí. Amen.
Thánh Ca : Tâm Tình Hiến Dâng
SỰ PHÁN XÉT
Cha Mark Link, S.J.
Cuộc đời của tài tử Martin Sheen giống như truyện phim Hollywood. Ông lớn lên trong gia đình nghèo ở Dayton, Ohio. Là một trong mười người con, cha ông là người di dân Tây Ban Nha và mẹ ông là người Ái Nhĩ Lan.
Ông nói, điều ảnh hưởng đến ông nhiều nhất trong thời niên thiếu là sự nhân từ của các nữ tu, các chị dạy học. Các chị thực sự sống đức tin mà họ tuyên xưng.
Dần dà, Martin đi vào ngành kịch nghệ, đến lập nghiệp ở Hollywood, và trở nên một siêu sao hàng đầu, thủ diễn các vai trong các phim ăn khách như Gandhi và Apocalypse Now.
Cũng như sự thành công đến với đời ông, vật chất chủ nghĩa cũng theo sau. Ông kiếm thật nhiều tiền và vui hưởng tất cả những gì đồng tiền có thể mua được. Điều đó kéo dài trong 16 năm.
Và rồi quay phim Gandhi ở Ấn Độ. Một ngày kia ông ngồi trên xe taxi, có mấy đứa trẻ bám theo xe, đong đưa ở bên cạnh.
Khi ông nhìn vào khuôn mặt chúng đang cười toe toét sau tấm kính xe, ông thấy răng chúng không còn, quần áo thì rách rưới, và tóc đầy chí rận. Ông nói:
Bỗng dưng tôi biết mình phải làm gì. Tôi bảo tài xế ngừng xe lại và đưa bọn trẻ vào trong xe.
Sự nghèo nàn, khốn khổ, và tuyệt vọng của bọn trẻ đã đưa ông trở về thời niên thiếu.
Tình tiết đó đã khiến ông nhớ lại những gì ông học khi còn nhỏ trong một trường Công Giáo và một gia đình Công Giáo: tất cả chúng ta đều là thân thể của Đức Kitô.
Và rồi một tình tiết thứ hai khiến ông suy nghĩ sâu xa hơn nữa. Khi quay cuốn phim Apocalypse Now ở Phi Luật Tân, ông bị một cơn đau tim.
Nhận xét về ảnh hưởng của biến cố đối với sự suy nghĩ của ông, trong một cuộc phỏng vấn ông nói, người diễn viên trong Apocalypse Now đã chết và đã được chôn ở Phi Luật Tân. Người diễn viên mà quý vị đang nói chuyện bây giờ thì không giống như người đã đóng cuốn phim đó.
Ông phải mất thêm bốn năm nữa để tái gia nhập Hội Thánh Công Giáo. Khi thực hiện điều đó, sự mạnh mẽ và tận tuỵ của ông với đức tin chỉ có thể diễn tả là lạ lùng.
Ông nói, ông vẫn hút thuốc và đánh bài và thích sự thoải mái, thích xe hơi, và vinh dự. Nhưng ông biết ông phải tìm cách từ bỏ.
Ông nói, chúng ta sống ở trái đất này không phải là tình cờ. Đức Kitô dạy chúng ta phải yêu thương tha nhân như chính mình. Và hãy nhìn xem tôi đã đối xử với tha nhân như thế nào, so với cách tôi đối xử với chính tôi!
Thiên Chúa không muốn tôi sống xa hoa trong khi hai phần ba dân số trên thế giới sống trong nghèo đói. Người Hoa Kỳ chúng tôi chiếm ít hơn 10 phần trăm dân số thế giới, nhưng chúng tôi sử dụng đến 50 phần trăm tài nguyên thế giới.
Một số người phải sống cực khổ để chúng tôi sống sung sướng. Họ phải mang gánh nặng của lối sống chúng tôi trên vai họ.
Ông Sheen nói rằng vợ ông có công giúp ông nghiêm trọng suy nghĩ đến sự kiện là ông sẽ bị phán xét sau khi chết, không chỉ những gì ông làm, nhưng còn những gì ông không làm. Bà ta nói với ông, Hãy nhìn đến người đói khát. Hãy nhìn đến người trần truồng. Hãy nhìn đến người vô gia cư. Chúng ta phải làm gì đó cho họ.
Điều này đưa chúng ta chú ý đến mỗi người ở đây. Làm thế nào chúng ta áp dụng bài Phúc Âm hôm nay và kinh nghiệm hoán cải của ông Sheen vào chính đời sống chúng ta? Chúng ta có thể bắt đầu theo phương cách này.
Khi chúng ta được rửa tội, vị linh mục xức dầu cho chúng ta. Chúng ta được mang tên – “Kitô Hữu” – chữ này xuất phát từ chữ Kitô, có nghĩa “người được xức dầu.”
Qua sự xức dầu chúng ta được trao cho ba sứ vụ của Đức Kitô là ngôn sứ, tư tế, và vua.
Nhiệm vụ ngôn sứ thêm sức mạnh để chúng ta làm chứng cho Phúc Âm.
Nhiệm vụ tư tế thêm sức mạnh để chúng ta cùng với Đức Kitô dâng hiến chính mình cho Chúa Cha trong Thánh Lễ.
Nhiệm vụ vua thêm sức mạnh để chúng ta hoạt động cho Vương Quốc Thiên Chúa được phát triển ở trần gian.
Và như thế chúng ta có thể thực hiện điều này. Bởi vì sự chết và sự phục sinh, Đức Kitô không còn sống ở thế gian trong một thân xác bằng xương thịt.
Người không còn dạy dỗ, yêu mến, và chữa lành cho dân chúng với chính đôi tay, đôi chân, và con tim của Người – như đã thi hành cách đây 2,000 năm.
Nếu các người hèn mọn của Chúa Kitô muốn cảm nghiệm được sự tiếp xúc đầy yêu thương của Người, với đôi tay chữa lành của Người, và lời tha thứ của Người, điều đó phải được xảy ra qua chúng ta.
Điều này có nghĩa Vương Quốc Thiên Chúa, mà Người đã khởi sự trên trái đất, phải được tiếp tục và phát triển bởi chúng ta. Đây là ý nghĩa của ngày lễ Kitô Vua.
Đó là sự tán dương vương vị của Đức Kitô bằng cách thi hành vương vị của chúng ta mà Người đã chia sẻ cho chúng ta khi nhận lãnh bí tích Rửa Tội.
Các bài đọc hôm nay kết thúc một niên lịch phụng vụ của Hội Thánh. Và trong tất cả những bài đọc của năm, chỉ một vài bài mang ý nghĩa quan trọng.
Vì các bài đọc hôm nay đem lại một ý nghĩa mà đã ảnh hưởng đến Martin Sheen cách sâu đậm, có thể nói, là chúng ta sẽ bị phán xét sau khi chết bởi cách chúng ta thi hành ba sứ vụ mà chúng ta đã được lãnh nhận trong bí tích rửa tội.
Chúng ta sẽ bị phán xét về cách chúng ta phục vụ Vua Kitô, nhất là trong những người bé mọn của Người.
Chúng ta hãy kết thúc với những dòng từ bài thơ của Brewer Mattocks. Bài thơ viết:
Cha sở của Austerity leo lên một tháp cao nhà thờ để có thể gần Chúa, như vậy ông có thể nghe và đưa lời Chúa xuống cho dân chúng ở dưới.
Một ngày kia, có tiếng nói thật xa xăm. Đó là tiếng nói của Thiên Chúa – là tiếng nói mà vị linh mục này chờ đợi đã lâu.
Vì thế ông leo lên cao hơn nữa, cho đến tận đỉnh tháp, và lớn tiếng nói vào khoảng không gian: “Chúa ơi, Ngài ở đâu?” Và Chúa trả lời “Ở dưới này trong đám dân chúng.”
Thánh Ca : Bỏ Ngài Con Biết Theo Ai ?
HÃY LÀ MÔN ĐỆ CỦA TA
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Tuần trước ở trang đầu của hầu hết các trang báo trên thế giới và các đài truyền hình đã có hình của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II và Fiedel Castro, và những lời nhận xét của Fidel Castro nói là Đức Giáo Hoàng là một con người vĩ đại, một người thu hút tuyệt vời. Nhưng suốt cả ba mươi năm qua Fidel Castro đã nỗ nực đánh phá giáo hội ở Cuba. Ông đã giết các linh mục, các nam nữ tu sỹ, đã đóng cửa nhiều nhà thờ, cấm dạy giáo lý và giáo thuyết của Giáo Hội Công Giáo, dù thế ông lại cho Đức Giáo Hoàng là một người vĩ đại. Ông yêu thích sứ giả mang tin, nhưng ông lại ghét bản tin.
Vài năm về trước chúng ta có Mẹ Têrêsa thăm đất nước của chúng ta và đã nói chuyện ở vài nơi cũng có sự hiện diện của tổng thống và phó tổng thống tham dự và các vị đã tỏ ra ngưỡng mộ mẹ Têrêsa, nói mẹ là một người tuyệt vời. Nhưng cùng lúc, họ lại ủng hộ phá thai, hợp pháp hóa phá thai, cho phá thai là điều chấp nhận được, và đã ủng hộ lối sống luyến ái đồng phái tính. Thái độ của họ là: “Mẹ Têrêsa là một người vĩ đại, một người mang tin tuyệt vời, nhưng chúng tôi không thích bản tin của bà!”
Ngay trong thời của Chúa Giêsu Kitô, dân chúng cũng có thái độ suy nghĩ giống như vậy. Họ thích người mang tin, nhưng lại không thích bản tin. Họ đã đi theo và nghe Chúa Giêsu, họ đã thấy Ngài chữa lành người yếu đau, làm cho người mù sáng mắt, nuôi hàng ngàn người ăn, nhưng khi Chúa Kitô nói với họ, “Hãy tin theo ta, hãy đến đi theo làm môn đệ của ta,” thì không, họ đã không muốn tham dự tí nào cả. Hơn thế, họ đã muốn lên án giết ngài.
Nó là một điều rất được tán đồng đối với quan điểm của thế giới ngày nay cho rằng thật tuyệt diệu để yêu thích người mang tin nhưng không thèm nghe bản tin. Có nhiều người hâm mộ Thiên Chúa, hâm mộ đức Giáo Hoàng, hâm mộ mẹ Têrêsa, nhưng họ lại không muốn làm môn sinh. Họ không muốn chu toàn trách nhiệm đi theo với bản tin.
Hâm Mộ hay Môn Sinh
Như bài Tin Mừng nhắc nhở chúng ta, chúng ta được kêu gọi để nên môn sinh của Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải chỉ là những người hâm mộ. Chúng ta không chỉ muốn nói “đó là một ý tưởng thật hay” và rồi không chu toàn bổn phận. Chúng ta được kêu gọi trở nên các môn sinh. Chúng ta có nhiều loại, có thể nói là, tạp nhạp tín hữu Công Giáo. Có những người Công Giáo chỉ vì đã được rửa tội và không còn gì khác hơn. Ông Bà muốn bảo đảm là đứa cháu phải được rửa tội nhưng cha mẹ của con trẻ đã chẳng quan tâm đến việc nuôi nấng dạy dỗ con trong đức tin Công Giáo. Họ muốn là những người hâm mộ nhưng không phải là môn sinh. Rồi có những người Công Giáo hạng trung bình hoặc là người Công Giáo theo mùa. Họ muốn tham dự và nói, “Đúng, tôi là người Công Giáo,” nhưng họ lại không muốn tham gia tới mức độ của môn sinh. Và sau cùng là những người Công Giáo tốt, Công Giáo thực thụ, Công giáo giòng, họ không những tuyên xưng các giáo huấn của Giáo Hội, của Chúa Kitô, nhưng họ còn thực hành đức tin của mình.
Chúa nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay là thật không thể cho là đủ để chỉ là những người ngưỡng mộ, chúng ta còn phải thực hành, và trở thành các môn sinh. Chúng ta được kêu gọi làm môn sinh của Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải chỉ là những người ngưỡng mộ ngoài cuộc. Phần nào đó nó như là một sự trái ngược nơi bài Tin Mừng hôm nay so với Tám Mối Phúc Thật, Bài Giảng Trên Núi, khi Chúa nói “Phúc cho những người nghèo khó, phúc cho những người đói, phúc cho những người khát, phúc cho những người nghèo khổ bần cùng.” Họ được chúc phúc bởi vì họ bỏ tất cả mọi cái ở thế gian vì nước Thiên Chúa. Và bây giờ Ngài lại nói phúc cho những người biết chia cơm sẻ nước cho người đói khát. Nhất là trong mùa lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh, người ta tham gia vào các chương trình gói quà Giáng Sinh, gói quà Tạ Ơn, thu góp thực phẩm để giúp những người nghèo, bỏ thêm tiền vào gỉo thu để chúng ta có thể giúp nuôi những người đói, mua sắm áo quần cho người rách mướt, lo cho những người vô gia cư.
Những Người Được Chúc Phúc
Nhưng điều quan trọng hơn cả là chúng ta trở nên môn sinh của Chúa Giêsu Kitô. Bản tin được trao gởi đến cho chúng ta trong Tin Mừng không phải là cho ăn, cho áo, cho nước những người đói khát, mà là cho trọn vẹn về Tin Mừng. Chúng ta đói khát bản tin của Tin Mừng. Chúng ta đói tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta đói giáo huấn của Chúa Kitô, chúng ta khát tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta mong được mặc tấm áo ân sủng của Thiên Chúa. Đây chính là cách chúng ta đi đến mức sung mãn của sự sống, bằng cách trở nên các môn sinh của Chúa Giêsu Kitô, không phải chỉ là những người ngưỡng mộ ngoài cuộc, những người hâm mộ. Chúng ta được kêu gọi hôm nay để trở nên các môn sinh, những người đi theo, thi hành và kiện toàn các giáo huấn của Chúa Kitô và của Giáo Hội và rồi chúng ta sẽ được gọi là những người được chúc phúc của Thiên Chúa Cha. Xin Thiên Chúa chúc lành cho các bạn.
Thánh Ca : Xin Cho Con Biết Lắng Nghe
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Ánh Sáng Đời Tôi " của Linh Mục Phê Rô Bùi Quang Tuấn .
CHÚA GIÊSU LÀ VUA
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Một vị vua lý tưởng và một nước lý tưởng
Dựa vào các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta có thể mô tả một vị vua lý tưởng và một nước lý tưởng:
Vị Vua ấy không chễm chệ ngự trị trong cung điện và trên ngai vàng, nhưng hoà mình với dân như một người mục tử sống với chiên, lo cho chiên và đồng hành với chiên.
Vị vua ấy không bắt dân phải cung phụng và phục dịch mình, nhưng xả thân chăm sóc đến nỗi hiến cả mạng sống mình cho dân.
Luật trong Nước của Vua ấy không rườm rà và khắt khe, nhưng là Luật Yêu Thương, rất đơn giản và ngọt ngào.
Dân trong Nước ấy không hoan hô bằng miệng, không báo cáo bằng giấy, nhưng thực hiện Luật yêu thương một cách cụ thể bằng những việc giúp đỡ những người khốn khổ bé mọn.
Mọi người trong Nước ấy đối xử với nhau một cách vừa tôn trọng vừa thương mến như đối xử với chính Chúa vậy.
Hình ảnh lý tưởng ấy không phải là hoàn toàn ảo tưởng: Vị vua lý tưởng ấy chúng ta đã có rồi, đó là Chúa Giêsu; Luật lý tưởng ấy chúng ta cũng đã có rồi, đó là Luật yêu thương; chỉ còn thiếu một điều là chúng ta phải cố gắng làm những công dân lý tưởng như Chúa đã dạy.
2. "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong"
Người Á đông chúng ta tuy không biết Thiên Chúa, nhưng có một quan niệm rất chính xác và cao sâu về Ông Trời: Ông Trời là chủ tể của mọi loài, không ai sống ngoài tầm kiểm soát của Ông Trời, sống theo ý Trời thì có phúc, làm ngược ý Trời thì bị phạt. Hai câu phản ảnh rõ nhất quan niệm trên là "lưới trời lồng lộng không ai thoát khỏi" và "thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong" (người sống theo Trời thì còn, người nghịch với Trời thì mất).
Dù là dân đen hay là vua chúa, dù nghèo hay giàu, dù trẻ hay già... cuối cùng rồi thì ai cũng chết và trình diện trước mặt Chúa, Vua Trời. Khi đó Vua Trời sẽ xét xử cuộc sống mỗi người. Ngài xét xử dựa trên Luật yêu thương. Người nào sống yêu thương là "thuận thiên" và sẽ được "tồn" trong hạnh phúc vĩnh hằng. Kẻ sống mà không yêu thương là kẻ "nghịch thiên" và sẽ "vong" vĩnh viễn trong cõi trầm luân.
3. Mở mang Nước Chúa
Nước Thiên Chúa, đó là một trong những hình ảnh được Chúa Giêsu nói tới nhiều nhất, nhưng có lẽ đó cũng là một trong những điều chúng ta hiểu cách mù mờ nhất.
- Ngày xưa người Do Thái hiểu Nước Thiên Chúa chính là Nước Do Thái, một nước Do Thái hùng cường phồn vinh làm bá chủ nhiều nước khác. Hiểu như vậy là sai.
- Ngày nay nhiều người hiểu Nước Thiên Chúa là Giáo Hội, một Giáo Hội có rất đông tín đồ, một Giáo Hội có tổ chức quy mô, khiến cho người ngoài nễ phục. Hiểu như vậy có đúng không? Thưa chỉ đúng một phần thôi, là phần bề ngoài, phần hình thức, phần tổ chức.
Hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu thêm về Nước Thiên Chúa.
1. Lần kia các môn đệ hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy bao giờ Nước Thiên Chúa đến?" Chúa Giêsu đáp: "Nước Thiên Chúa không đến như một điều gì có thể quan sát được, Người ta không thể nói Nước Thiên Chúa ở đây hay ở kia, vì nước Thiên Chúa đang ở giữa anh em" (Lc 17,20-21). Chúng ta hãy nghe cho kỹ Lời Chúa Giêsu nói: "Nước Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được", nghĩa là sao? Nghĩa là đừng coi Nước Thiên Chúa như một tổ chức, dù là tổ chức quy mô đông đảo bao nhiêu đi nữa. "Nước Thiên Chúa đang ở giữa anh em" nghĩa là sao? Có thể có 2 nghĩa: 1 là ở ngay trong lòng mỗi người; 2 là ở một người nào đó đang âm thầm sống và làm việc giữa một tập thể đông người. Như thế Nước Thiên Chúa không phải là một tổ chức mà là một sức sống; sức sống ấy không thể hiện nơi những hoạt động mà thể hiện nơi sức tác động .
Bởi thế trong các sách Tin Mừng, Chúa Giêsu đã không so sánh Nước Thiên Chúa với hình ảnh những đạo quân hùng hậu hay với những đám người đông đảo. Trái lại Ngài so sánh Nước Thiên Chúa với hạt cải và với nắm men, những hình ảnh nói lên sự nhỏ bé và âm thầm. Tuy nhiên nhỏ mà lớn, âm thầm mà rất mạnh. Hạt cải sẽ trở thành cây to, nắm men sẽ khơi dậy cả thúng bột.
Những suy nghĩ trên gợi lên ba ý nhỏ về việc xây dựng Nước Thiên Chúa:
1. Bởi vì "Nước Thiên Chúa không đến như điều gì có thể quan sát được", cho nên chúng ta đừng quá chú trọng đến bề ngoài. Hãy xây dựng Nước Thiên Chúa ngay bên trong.
2. Xây dựng Nước Thiên Chúa ngay trong lòng mình: Chúa Giêsu đã nói "Nước Thiên Chúa ở giữa anh em". "Ở giữa" theo nghĩa thứ nhất là ở ngay trong lòng mỗi người. Cho dù chúng ta có làm hết việc này tới việc nọ, làm hết chỗ này tới chỗ khác, nhưng ngay trong lòng ta không có Nước Thiên Chúa thì tất cả cũng chỉ là công dã tràng thôi. Hãy tự vấn xem trong lòng mình đã có Nước Thiên Chúa chưa. Nếu chưa thì hãy xây dựng. Xây dựng bằng cách sống theo Luật Nước Chúa, tức là Luật yêu thương.
3. Xây dựng Nước Thiên Chúa ngay trong cộng đoàn của mình bằng cách góp phần làm cho cộng đoàn mình đang sống dần dần thành một cộng đoàn yêu thương.
4. Mảnh suy tư
Mẹ Têrêsa nói: ngày nay có nhiều người đói thức ăn, nhưng cũng có nhiều người đói những thứ khác như đói được biết đến, đói được yêu thương, đói được tôn trọng...
Trần truồng không phải chỉ là không quần áo, mà còn là không nhân phẩm, không trong sạch, không tự trọng.
Vô gia cư không phải chỉ là không có nhà, mà còn là bị ruồng bỏ, bị coi là vô dụng.
Chứng bệnh nặng nhất của thế giới hôm nay là cảm giác bị bỏ rơi không ai để ý đến, không ai quan tâm chăm sóc.
Sự ác lớn nhất của thế giới hôm nay là thiếu tình yêu, là dửng dưng với người bên cạnh.
5. Chuyện minh họa
a/ Ông Hoàng Hạnh Phúc
Oscar Wilde đã viết một câu chuyện rất đẹp, tựa đề là The Happy Prince, như sau:
Một Ông Hoàng kia sống một cuộc đời rất hạnh phúc. Vì thế khi ông chết, người ta đã làm một bức tượng của ông, đặt trên một cái bệ cao giữa thành phố và đặt tên là Ông Hoàng Hạnh Phúc, như là biểu tượng may mắn sẽ mang hạnh phúc đến cho mọi người dân trong thành.
Một buổi chiều đầu mùa đông, một con chim én đến đậu dưới chân pho tượng. Bỗng một giọt nước rơi xuống đầu nó. Nó nhìn lên và ngạc nhiên vì đó là giọt nước mắt của Ông Hoàng. Ông đang khóc.
- Tại sao ông khóc? Ông là Ông Hoàng Hạnh Phúc kia mà!
- Từ khi đứng trên cao nhìn thấy cảnh sống của dân thành, ta đau lòng quá và không còn hạnh phúc nữa. Ta muốn đi giúp họ lắm, nhưng đôi chân ta bị chôn chặt ở cái bệ này nên không thể nào đi được. Bạn có thể giúp ta không?
- Không được, tôi phải bay đi Ai Cập.
- Hãy làm ơn giúp ta đêm nay đi.
- Thôi được. Bây giờ ông muốn tôi làm gì?
- Trong một túp lều đàng kia có một người mẹ đang khóc vì con bà bị bệnh mà bà không có tiền gọi bác sĩ. Bạn hãy lấy viên ngọc ở chuôi kiếm của ta đem cho bà ấy.
Chim én dùng mỏ lấy viên ngọc ra và bay đến cho bà mẹ nghèo. Nhờ có tiền, bà đã lo cho con bà khỏi bệnh.
Hôm sau Ông Hoàng lại xin chim én nán lại một đêm nữa để mang viên ngọc khác đến cho một người nghèo khác. Rồi hôm sau nữa đến giúp một người nghèo khác nữa. Cứ thế hết ngày này đến ngày khác, con chim én lấy các thứ trang sức của Ông Hoàng đem cho người nghèo. Cuối cùng trên mình Ông Hoàng không còn gì quý giá nữa. Khi đó đã là giữa mùa đông, trời đã lạnh rất nhiều.
Một buổi sáng, người ta thấy xác con chim én đã chết cóng dưới chân pho tượng Ông Hoàng trần trụi. Phía dưới thành phố, mọi người đều hạnh phúc. Họ có biết đâu hạnh phúc của họ là nhờ sự hy sinh của Ông Hoàng Hạnh Phúc và con chim én nhỏ bé kia.
b/ "Có bao giờ chúng con thấy Chúa đói đâu...?"
Năm 1880, ở thành phố Paris, có một linh mục ăn mặc nghèo hèn đến gõ cửa nhà một cha sở xin được trọ qua đêm. Cha sở tiếp khách rất thờ ơ rồi chỉ cho linh mục ấy lên chiếc gác xép nhà xứ. Linh mục ấy tên là Gioan Bosco, từ Turin nước Ý sang Paris để quyên tiền về xây trường giáo dục các thiếu niên.
Nhiều năm sau, Giáo Hội đã tôn phong Gioan Bosco lên bậc hiển thánh. Khi nghe tin đó, cha sở nọ nói: "Phải chi lúc đó tôi biết ông ấy là Don Bosco thì tôi đâu có để Ngài ở trên cái gác xép ấy, trái lại tôi đã dành phòng khách sang trọng nhất cho Ngài rồi"
Chúng ta không bao giờ biết rõ những kẻ chúng ta gặp là những người như thế nào. Nhưng điều này không quan trọng. Ðiều quan trọng đối với những kẻ có đức tin là chính Chúa hiện thân trong những người ấy.
Ðức Kitô là Vua toàn thể vũ trụ, nhưng là một vị vua của tình thương và hòa bình. Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chinh phục nhân loại bằng tình thương hy sinh của Chúa. Xin cho chúng con cũng biết noi gương Chúa, lấy lòng bác ái mà đối xử với nhau, và cách riêng đối với những anh chị em chưa nhận biết Chúa, nhờ đó chúng con có thể giới thiệu Chúa cho những người thành tâm thiện chí. Amen.
Thánh Ca : Tâm Tình Hiến Dâng
SỰ PHÁN XÉT
Cha Mark Link, S.J.
Cuộc đời của tài tử Martin Sheen giống như truyện phim Hollywood. Ông lớn lên trong gia đình nghèo ở Dayton, Ohio. Là một trong mười người con, cha ông là người di dân Tây Ban Nha và mẹ ông là người Ái Nhĩ Lan.
Ông nói, điều ảnh hưởng đến ông nhiều nhất trong thời niên thiếu là sự nhân từ của các nữ tu, các chị dạy học. Các chị thực sự sống đức tin mà họ tuyên xưng.
Dần dà, Martin đi vào ngành kịch nghệ, đến lập nghiệp ở Hollywood, và trở nên một siêu sao hàng đầu, thủ diễn các vai trong các phim ăn khách như Gandhi và Apocalypse Now.
Cũng như sự thành công đến với đời ông, vật chất chủ nghĩa cũng theo sau. Ông kiếm thật nhiều tiền và vui hưởng tất cả những gì đồng tiền có thể mua được. Điều đó kéo dài trong 16 năm.
Và rồi quay phim Gandhi ở Ấn Độ. Một ngày kia ông ngồi trên xe taxi, có mấy đứa trẻ bám theo xe, đong đưa ở bên cạnh.
Khi ông nhìn vào khuôn mặt chúng đang cười toe toét sau tấm kính xe, ông thấy răng chúng không còn, quần áo thì rách rưới, và tóc đầy chí rận. Ông nói:
Bỗng dưng tôi biết mình phải làm gì. Tôi bảo tài xế ngừng xe lại và đưa bọn trẻ vào trong xe.
Sự nghèo nàn, khốn khổ, và tuyệt vọng của bọn trẻ đã đưa ông trở về thời niên thiếu.
Tình tiết đó đã khiến ông nhớ lại những gì ông học khi còn nhỏ trong một trường Công Giáo và một gia đình Công Giáo: tất cả chúng ta đều là thân thể của Đức Kitô.
Và rồi một tình tiết thứ hai khiến ông suy nghĩ sâu xa hơn nữa. Khi quay cuốn phim Apocalypse Now ở Phi Luật Tân, ông bị một cơn đau tim.
Nhận xét về ảnh hưởng của biến cố đối với sự suy nghĩ của ông, trong một cuộc phỏng vấn ông nói, người diễn viên trong Apocalypse Now đã chết và đã được chôn ở Phi Luật Tân. Người diễn viên mà quý vị đang nói chuyện bây giờ thì không giống như người đã đóng cuốn phim đó.
Ông phải mất thêm bốn năm nữa để tái gia nhập Hội Thánh Công Giáo. Khi thực hiện điều đó, sự mạnh mẽ và tận tuỵ của ông với đức tin chỉ có thể diễn tả là lạ lùng.
Ông nói, ông vẫn hút thuốc và đánh bài và thích sự thoải mái, thích xe hơi, và vinh dự. Nhưng ông biết ông phải tìm cách từ bỏ.
Ông nói, chúng ta sống ở trái đất này không phải là tình cờ. Đức Kitô dạy chúng ta phải yêu thương tha nhân như chính mình. Và hãy nhìn xem tôi đã đối xử với tha nhân như thế nào, so với cách tôi đối xử với chính tôi!
Thiên Chúa không muốn tôi sống xa hoa trong khi hai phần ba dân số trên thế giới sống trong nghèo đói. Người Hoa Kỳ chúng tôi chiếm ít hơn 10 phần trăm dân số thế giới, nhưng chúng tôi sử dụng đến 50 phần trăm tài nguyên thế giới.
Một số người phải sống cực khổ để chúng tôi sống sung sướng. Họ phải mang gánh nặng của lối sống chúng tôi trên vai họ.
Ông Sheen nói rằng vợ ông có công giúp ông nghiêm trọng suy nghĩ đến sự kiện là ông sẽ bị phán xét sau khi chết, không chỉ những gì ông làm, nhưng còn những gì ông không làm. Bà ta nói với ông, Hãy nhìn đến người đói khát. Hãy nhìn đến người trần truồng. Hãy nhìn đến người vô gia cư. Chúng ta phải làm gì đó cho họ.
Điều này đưa chúng ta chú ý đến mỗi người ở đây. Làm thế nào chúng ta áp dụng bài Phúc Âm hôm nay và kinh nghiệm hoán cải của ông Sheen vào chính đời sống chúng ta? Chúng ta có thể bắt đầu theo phương cách này.
Khi chúng ta được rửa tội, vị linh mục xức dầu cho chúng ta. Chúng ta được mang tên – “Kitô Hữu” – chữ này xuất phát từ chữ Kitô, có nghĩa “người được xức dầu.”
Qua sự xức dầu chúng ta được trao cho ba sứ vụ của Đức Kitô là ngôn sứ, tư tế, và vua.
Nhiệm vụ ngôn sứ thêm sức mạnh để chúng ta làm chứng cho Phúc Âm.
Nhiệm vụ tư tế thêm sức mạnh để chúng ta cùng với Đức Kitô dâng hiến chính mình cho Chúa Cha trong Thánh Lễ.
Nhiệm vụ vua thêm sức mạnh để chúng ta hoạt động cho Vương Quốc Thiên Chúa được phát triển ở trần gian.
Và như thế chúng ta có thể thực hiện điều này. Bởi vì sự chết và sự phục sinh, Đức Kitô không còn sống ở thế gian trong một thân xác bằng xương thịt.
Người không còn dạy dỗ, yêu mến, và chữa lành cho dân chúng với chính đôi tay, đôi chân, và con tim của Người – như đã thi hành cách đây 2,000 năm.
Nếu các người hèn mọn của Chúa Kitô muốn cảm nghiệm được sự tiếp xúc đầy yêu thương của Người, với đôi tay chữa lành của Người, và lời tha thứ của Người, điều đó phải được xảy ra qua chúng ta.
Điều này có nghĩa Vương Quốc Thiên Chúa, mà Người đã khởi sự trên trái đất, phải được tiếp tục và phát triển bởi chúng ta. Đây là ý nghĩa của ngày lễ Kitô Vua.
Đó là sự tán dương vương vị của Đức Kitô bằng cách thi hành vương vị của chúng ta mà Người đã chia sẻ cho chúng ta khi nhận lãnh bí tích Rửa Tội.
Các bài đọc hôm nay kết thúc một niên lịch phụng vụ của Hội Thánh. Và trong tất cả những bài đọc của năm, chỉ một vài bài mang ý nghĩa quan trọng.
Vì các bài đọc hôm nay đem lại một ý nghĩa mà đã ảnh hưởng đến Martin Sheen cách sâu đậm, có thể nói, là chúng ta sẽ bị phán xét sau khi chết bởi cách chúng ta thi hành ba sứ vụ mà chúng ta đã được lãnh nhận trong bí tích rửa tội.
Chúng ta sẽ bị phán xét về cách chúng ta phục vụ Vua Kitô, nhất là trong những người bé mọn của Người.
Chúng ta hãy kết thúc với những dòng từ bài thơ của Brewer Mattocks. Bài thơ viết:
Cha sở của Austerity leo lên một tháp cao nhà thờ để có thể gần Chúa, như vậy ông có thể nghe và đưa lời Chúa xuống cho dân chúng ở dưới.
Một ngày kia, có tiếng nói thật xa xăm. Đó là tiếng nói của Thiên Chúa – là tiếng nói mà vị linh mục này chờ đợi đã lâu.
Vì thế ông leo lên cao hơn nữa, cho đến tận đỉnh tháp, và lớn tiếng nói vào khoảng không gian: “Chúa ơi, Ngài ở đâu?” Và Chúa trả lời “Ở dưới này trong đám dân chúng.”
Thánh Ca : Bỏ Ngài Con Biết Theo Ai ?
HÃY LÀ MÔN ĐỆ CỦA TA
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Tuần trước ở trang đầu của hầu hết các trang báo trên thế giới và các đài truyền hình đã có hình của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II và Fiedel Castro, và những lời nhận xét của Fidel Castro nói là Đức Giáo Hoàng là một con người vĩ đại, một người thu hút tuyệt vời. Nhưng suốt cả ba mươi năm qua Fidel Castro đã nỗ nực đánh phá giáo hội ở Cuba. Ông đã giết các linh mục, các nam nữ tu sỹ, đã đóng cửa nhiều nhà thờ, cấm dạy giáo lý và giáo thuyết của Giáo Hội Công Giáo, dù thế ông lại cho Đức Giáo Hoàng là một người vĩ đại. Ông yêu thích sứ giả mang tin, nhưng ông lại ghét bản tin.
Vài năm về trước chúng ta có Mẹ Têrêsa thăm đất nước của chúng ta và đã nói chuyện ở vài nơi cũng có sự hiện diện của tổng thống và phó tổng thống tham dự và các vị đã tỏ ra ngưỡng mộ mẹ Têrêsa, nói mẹ là một người tuyệt vời. Nhưng cùng lúc, họ lại ủng hộ phá thai, hợp pháp hóa phá thai, cho phá thai là điều chấp nhận được, và đã ủng hộ lối sống luyến ái đồng phái tính. Thái độ của họ là: “Mẹ Têrêsa là một người vĩ đại, một người mang tin tuyệt vời, nhưng chúng tôi không thích bản tin của bà!”
Ngay trong thời của Chúa Giêsu Kitô, dân chúng cũng có thái độ suy nghĩ giống như vậy. Họ thích người mang tin, nhưng lại không thích bản tin. Họ đã đi theo và nghe Chúa Giêsu, họ đã thấy Ngài chữa lành người yếu đau, làm cho người mù sáng mắt, nuôi hàng ngàn người ăn, nhưng khi Chúa Kitô nói với họ, “Hãy tin theo ta, hãy đến đi theo làm môn đệ của ta,” thì không, họ đã không muốn tham dự tí nào cả. Hơn thế, họ đã muốn lên án giết ngài.
Nó là một điều rất được tán đồng đối với quan điểm của thế giới ngày nay cho rằng thật tuyệt diệu để yêu thích người mang tin nhưng không thèm nghe bản tin. Có nhiều người hâm mộ Thiên Chúa, hâm mộ đức Giáo Hoàng, hâm mộ mẹ Têrêsa, nhưng họ lại không muốn làm môn sinh. Họ không muốn chu toàn trách nhiệm đi theo với bản tin.
Hâm Mộ hay Môn Sinh
Như bài Tin Mừng nhắc nhở chúng ta, chúng ta được kêu gọi để nên môn sinh của Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải chỉ là những người hâm mộ. Chúng ta không chỉ muốn nói “đó là một ý tưởng thật hay” và rồi không chu toàn bổn phận. Chúng ta được kêu gọi trở nên các môn sinh. Chúng ta có nhiều loại, có thể nói là, tạp nhạp tín hữu Công Giáo. Có những người Công Giáo chỉ vì đã được rửa tội và không còn gì khác hơn. Ông Bà muốn bảo đảm là đứa cháu phải được rửa tội nhưng cha mẹ của con trẻ đã chẳng quan tâm đến việc nuôi nấng dạy dỗ con trong đức tin Công Giáo. Họ muốn là những người hâm mộ nhưng không phải là môn sinh. Rồi có những người Công Giáo hạng trung bình hoặc là người Công Giáo theo mùa. Họ muốn tham dự và nói, “Đúng, tôi là người Công Giáo,” nhưng họ lại không muốn tham gia tới mức độ của môn sinh. Và sau cùng là những người Công Giáo tốt, Công Giáo thực thụ, Công giáo giòng, họ không những tuyên xưng các giáo huấn của Giáo Hội, của Chúa Kitô, nhưng họ còn thực hành đức tin của mình.
Chúa nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay là thật không thể cho là đủ để chỉ là những người ngưỡng mộ, chúng ta còn phải thực hành, và trở thành các môn sinh. Chúng ta được kêu gọi làm môn sinh của Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải chỉ là những người ngưỡng mộ ngoài cuộc. Phần nào đó nó như là một sự trái ngược nơi bài Tin Mừng hôm nay so với Tám Mối Phúc Thật, Bài Giảng Trên Núi, khi Chúa nói “Phúc cho những người nghèo khó, phúc cho những người đói, phúc cho những người khát, phúc cho những người nghèo khổ bần cùng.” Họ được chúc phúc bởi vì họ bỏ tất cả mọi cái ở thế gian vì nước Thiên Chúa. Và bây giờ Ngài lại nói phúc cho những người biết chia cơm sẻ nước cho người đói khát. Nhất là trong mùa lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh, người ta tham gia vào các chương trình gói quà Giáng Sinh, gói quà Tạ Ơn, thu góp thực phẩm để giúp những người nghèo, bỏ thêm tiền vào gỉo thu để chúng ta có thể giúp nuôi những người đói, mua sắm áo quần cho người rách mướt, lo cho những người vô gia cư.
Những Người Được Chúc Phúc
Nhưng điều quan trọng hơn cả là chúng ta trở nên môn sinh của Chúa Giêsu Kitô. Bản tin được trao gởi đến cho chúng ta trong Tin Mừng không phải là cho ăn, cho áo, cho nước những người đói khát, mà là cho trọn vẹn về Tin Mừng. Chúng ta đói khát bản tin của Tin Mừng. Chúng ta đói tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta đói giáo huấn của Chúa Kitô, chúng ta khát tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta mong được mặc tấm áo ân sủng của Thiên Chúa. Đây chính là cách chúng ta đi đến mức sung mãn của sự sống, bằng cách trở nên các môn sinh của Chúa Giêsu Kitô, không phải chỉ là những người ngưỡng mộ ngoài cuộc, những người hâm mộ. Chúng ta được kêu gọi hôm nay để trở nên các môn sinh, những người đi theo, thi hành và kiện toàn các giáo huấn của Chúa Kitô và của Giáo Hội và rồi chúng ta sẽ được gọi là những người được chúc phúc của Thiên Chúa Cha. Xin Thiên Chúa chúc lành cho các bạn.
Thánh Ca : Xin Cho Con Biết Lắng Nghe
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét