Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ II Phục Sinh :
Nguồn : www.40giayloichua.net
NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Tin thì vui
Các bài đọc hôm nay cho thấy một đặc tính tất yếu của đức tin: nếu thực sự tin thì tất nhiên sẽ vui. Bài Tin Mừng kể rằng trước khi gặp Ðức Giêsu phục sinh thì các tông đồ sợ, nhưng khi gặp Ngài thì "các môn đệ vui mừng"; Ðoạn sách Công vụ kể: các tín hữu cộng đoàn Giêrusalem "ăn uống với nhau rất đơn sơ vui vẻ"; còn trong bài đọc 2, thánh Phêrô bảo "Anh em sẽ được vui mừng mặc dù còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em".
Vậy mà hiện nay nhiều người ở ngoài nhìn vào Giáo Hội thì thấy hình như các kitô hữu có vẻ buồn, đức tin giống như một cái khuôn, thậm chí một nhà tù giam hãm họ. Tại sao?
2. Sống với nhau như anh chị em
Con người thời nay khao khát được sống trong một cộng đoàn có tình có nghĩa. Có nhiều người than "Tôi thấy mình chỉ là một con số giữa một đám đông vô tình". Các nhà tâm lý xã hội đặt cho tình trạng này cái tên là "đám đông cô độc". Ðó là kết quả của chủ nghĩa cá nhân mà chúng ta được giáo dục ngay từ nhỏ.
Vậy niềm khao khát trên phải chăng là một trong những dấu chỉ của thời đại? Làm thế nào để thỏa mãn được khát vọng tốt đẹp ấy?
Bài trích sách Công vụ có thể cho ta một số yếu tố để trả lời:
- Cầu nguyện và lắng nghe lời Chúa: vì sống cộng đoàn huynh đệ là một việc vượt quá khả năng con người ích kỷ, nên nếu có Chúa giúp thì mới thực hiện được.
- Chia sẻ: vì yêu thương thì phải cho đi.
- Cởi mở: mỗi người không tự khép kín trong cái tôi cô độc của mình nhưng phải mở lòng ra với mọi người.
3. Tin vì thấy và tin vì nghe
Trên lý thuyết, tin vì thấy có giá trị hơn tin do nghe.
Nhưng trên thực tế, người ta tin do nghe nhiều hơn tin vì thấy: đứa trẻ không dám thọc tay vào ổ điện là do nó nghe lời cha mẹ căn dặn chứ không phải vì đã có kinh nghiệm bị điện giật; cậu học sinh tin rất nhiều điều thầy cô dạy mặc dù chưa bao giờ cậu thấy...
Và xét cho cùng, nội dung của một niềm tin có lẽ không quan trọng cho bằng lòng tín nhiệm vào uy tín của người thông tin: do không tín nhiệm vào một tên bá vơ ngoài đường cho nên dù hắn có hứa hẹn bao nhiêu điều tốt đẹp tôi vẫn không tin; ngược lại do tín nhiệm vào cha mẹ, thầy cô nên các vị này bảo gì tôi cũng tin.
Và như thế, cuối cùng, tin do tín nhiệm là một thể hiện của tình yêu. Do đó tin do tín nhiệm có giá trị hơn tin nhờ bằng chứng.
4. Chuyện minh họa
a/ Ðức tin lớn lao
Có một bà nổi tiếng đạo đức, nhân hậu và luôn bình tâm trước mọi thử thách. Một bà khác ở cách xa ít dặm, nghe nói thì tìm đến, hi vọng học được bí quyết để sống bình tâm và hạnh phúc. Bà hỏi:
- Thưa bà, có phải bà có một đức tin lớn lao?
- Ồ không, tôi không phải là người có đức tin lớn lao, mà chỉ là người có đức tin bé nhỏ đặt vào một Thiên Chúa lớn lao.
b/ Tin người đáng tin
Một bà già đứng ở ngã tư có nhiều chuyến tàu đi qua. Vì ít khi ra ngoài, nên bà chẳng biết tàu nào về đâu. Sợ đi lạc, bà giơ vé ra hỏi một người đứng kế bên:
- Tôi định đi Bay City, có phải đi tàu này không?
- Phải đó bà.
Nhưng bà chưa an tâm. Biết đâu người ấy cũng không rành. Bà gặp người khác, cũng hỏi:
- Tôi định đi Bay City, có phải đi tàu này không?
- Phải đó bà.
Nhưng bà vẫn chưa hết áy náy. Rồi bà gặp một người đeo phù hiệu nhân viên hoả xa, bà hỏi:
- Tôi định đi Bay City, có phải đi tàu này không?
- Phải, thưa bà.
Thế là bà an tâm bước lên tàu. Bà đã tin người đáng tin. Ðức tin là thế!
c/ Ðức tin nhỏ, đức tin lớn
Một đức tin nhỏ sẽ đưa linh hồn bạn vào thiên đường; một đức tin lớn sẽ đưa thiên đường vào linh hồn bạn (H. Spurgeon).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết chúng con trí khôn chậm chạp, còn tâm hồn thì cứng cỏi. Xin ban thêm đức tin cho chúng con, nhờ đó, dù gặp thất bại hay đau khổ đến đâu đi nữa, chúng con vẫn luôn tin yêu, gắn bó và dấn thân theo Chúa đến cùng.Amen.
Thánh Ca : Niềm Vui Phục Sinh
LÝ TRÍ VÀ ÐỨC GIÊSU PHỤC SINH
Cha Mark Link, S.J.
Giả như chúng tôi mời một anh chị em lên tòa giảng và bịt mắt anh chị em đó lại, rồi chúng tôi đặt một sô nước trước mặt anh chị em đó, và hỏi anh chị em đó đoán xem nó rỗng hay đầy. Có ba cách trả lời câu hỏi đó mà không cần phải cởi khăn bịt mắt ra. Ba cách đó thế nào?
Cách thứ nhất là đến thẳng xô nước và thò tay vào xem có nước trong đó không. Nói cách khác, anh chị em có thể kinh nghiệm trực tiếp xem xô ấy đầy hay rỗng. Cách này được gọi là kinh nghiệm. Ðây là tri thức mà chúng ta có được bằng kinh nghiệm trực tiếp. Ðó là tri thức do giác quan.
Cách thứ hai để biết cái xô ấy có chứa nước hay không là thả vào đó một vật, chẳng hạn một đồng xu. Nếu vật ấy chạm vào đáy xô tạo nên một âm thanh vang và to, anh chị em sẽ biết ngay cái xô ấy rỗng. Nhưng nếu đồng xu ấy chạm tạo nên âm thanh không rõ hoặc có những hạt nước bắn tóe ra, anh chị em biết ngay cái xô ấy có nước. Tri thức này có được là nhờ lý luận.
Cách thứ ba, để biết xem cái xô ấy có nước hay không là hỏi thăm người nào mà anh chị em tin cậy. Người ấy có thể nhìn vào cái xô và nói cho anh chị em biết trong ấy có nước hay không. Cách biết này do tin vào người khác mà biết. Ðó chính là tri thức có được do niềm tin.
Kinh nghiệm, lý luận và tin tưởng- đó chính là ba cách thức để biết ở đời này.
Bây giờ chúng ta hảy xét đến một câu hỏi khác, câu hỏi thứ hai.
Trong ba cách để biết ấy, có cách nào giúp chúng tabiết được nhiều hơn cả? Chúng ta biết được điều này điều kia là do kinh nghiệm bằng giác quan, hay do đầu óc suy luận, hay do tin tưởng vào người khác?
Nếu anh chị em trả lời là do niềm tin, do sự tin tưởng nơi người khác, thì anh chị em đúng hoàn toàn. Hầu hết chúng ta biết được điều này điều kia là do chúng ta tin vào những gì người khác nói với chúng ta. Có một nhà chuyên môn ước lượng rằng 80% những kiến thức của chúng ta là do tin tưởng vào người khác mà có.
Chẳng hạn, trong chúng ta ít có ai được may mắn du hành quanh thế giới. Cách duy nhất, để chúng ta biết về phần lớn các quốc gia trên thế giới là do người khác nói cho chúng ta biết. Nóí cách khác, chúng ta tin vào những người đã từng đến nhữmg nơiù ấy. Nếu họ kể cho chúng ta rằng có một xứ sở nọ tên là Trung Hoa, và dân chúng ở đó thế này thế kia, chúng ta sẽ tin họ.
Phương cách để chúng ta có được những tri thức thông thường còn nhận thức như thế, thì cách thức để chúng ta có được những tri thức tôn giáo càng chân thực hơn nữa. Phần lớn tri thức tôn giáo mà chúng ta có là do chúng ta tin vào những gì Kinh thánh kể lại cho chúng ta. Nói cách khác, phần lớn tri thức tôn giáo của chúng ta là do niềm tin.
Bây giờ chúng ta xét đến câu hỏi thứ ba. Chúng ta có thể hiều biết những thực tại tôn gíao cũng bằng ba cách mà chúng ta thường dùng để hiều biết những thực tại thông thường không?
Chẳng hạn, chúng có thể biết Ðức Giêu sống lại từ cõi chết không phải chỉ nhờ tin những gì Kinh Thánh nói, mà còn nhờ vào suy luận nữa không? Có nhiều người nghĩ rằng được. Họ giải thích rất hấp dẫn. Họ lập luận rằng sau khi Ðức Giêsu chết, các môn đệ bị khủng hoảng tinh thần tột độ. Họ chỉ còn là một nhóm người đại bại, một nhóm người thất chí, một nhóm người nhát sợ. Thế rồi vào chúa nhật Phục Sinh, có một biến cố nào đó đã xảy ra cho đám người đang bị khủng hoảng, thất chí, sợ hãi này. Có một biến cố nào đó đã biến đổi họ một cách không thể tưởng tượng được. Có một biến cố nào đó thay đổi con người họ một cách thật lạ lùng, Bỗâng nhiên lòng họ bừng lên niềm vui, niềm hạnh phúc thật sự. Họ không thể cầm lòng được. Họ vội chạy đi loan báo cho mọi người gặp rằng Ðức Giêsu đã sống lại và hiện đang sống. Họ tin đều ấy một cách chắc chắn đến độ họ thà sẵn sàng chịu bắt bớ bách hại đủ kiểu đủ cách, dầu là phải chết, còn hơn phải chối bỏ Ðức Chúa đã phục sinh của họ.
Ðời sống và lời giảng của nhóm người này đã thay đổi cục diện lịch sử nhân loại. Không một giả thuyết nào có thể giải thích được tại sao đời sống họ lại có thể biến đổi như thế, ngoại trừ cách gỉai thích của chính họ: Họ đã thấy Ðức Giêsu hiện còn sống.
Giả như nhóm người thất học này đã phịa chuyện về Ðức Giêsu và sự phục sinh của Ngài thì chắc chắn ta phải chấùp nhận rằng sớm hay muộn, ít nhất phải có một người trong bọn sẽ phải nói ra sự thật, Vì không chịu nổi sự bách hại và giết chóc.
Nhưng không một ai trong nhóm ây đã làm thế, lời chứng của họ về Ðức Giêsu sống lại không bị lay chuyển chút nào. Ngược lại, lời chứng ấy càng ngày càng mạnh mẽ và ảnh hưởng tới mọi người hơn. Họ đã cảm nghiệm được một năng lực mới lạ và diệu kỳ đã khiến họ thực hiện được nhiều phép lạ. Chính sự biến đổi không thể nào giải thích được nơi các môn đệ Ðức Giêsu khiến cho nhiều người nói rằng chính lý trí cũng minh chứng rằng Ðức Giêsu đã phục sinh. Nói cách khác, lý trí thuần lý cũng xác quyết rằng một biến cố nào đó rất ngoạn mục đã xảy ra làm biến đổi các môn đệ Ðức Giêsu. Lý trí thuần lý xác nhận rằng sự Phục Sinh của Ðức Giêsu thực sự đã xảy ra.
Anh chị em cũng như tôi đều không được đặt tay vào cạnh sườn Chúa Giêsu như Thánh Tôma, để trực tiếp cảm nghiệm được Ðức Giêsu đã phục sinh từ cõi chết. Tuy nhiên chúng ta có thể tin tưởng vào chứng cứ của Thánh Kinh. Chúng ta cũng có thể làm hơn thế nữa. Chúng ta cũng có thể sử dụng tặng phẩm Chúa ban là lý trí để xác quyết thêm điều Kinh Thánh đã truyền dạy chúng ta. Và rồi, chúng ta cũng có thể quỳ gối xuống như Thánh Tôma đã làm và thưa với Chúa Giêsu: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con". Ðáp lại Chúa Giêsu nói với chúng ta: "hạnh phúc biết bao cho kẻ chẳng thấy mà vẫn tin".
Ðể kết thúc chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện:
Kính lạy Chúa, bất cứ khi nào đức tin chúng con bị chao đảo, giống như trường hợp của Thánh Tôma, thì xin Ngài hãy nhắc chúng con nhớ lại những lời Kinh thánh thuật lại về những biến cố đã xảy ra vào ngày Chủ Nhật Phục sinh. Cũng xin Chúa nhắc chúng con nhớ biến cố này không chỉ gây ảnh hưởng trên các môn đệ Chúa Giêsu mà còn trên toàn dòng lịch sử. Và nhất là, xin nhắc cho chúng con biết tham dự vào Tin Mừng Phục Sinh của Ngài với tha nhân chung quanh chúng con, giống như các môn đệ đã chia sẻ niềm vui ấy cho quần chúng quanh họ. Chúng con nguyện xin nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Thánh Ca : Ánh Lửa Phục Sinh
TRÁI TIM NGƯỜI THẦY, TRÁI TIM HỌC TRÒ
Lm. Minh Anh (Gp. Huế)
Thiên Chúa là tình yêu, một khi đã yêu, Ngài yêu cho đến cùng.
Thật ý nghĩa khi chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Đấng Phục Sinh tỏ mình cho các môn đệ nhân Chúa Nhật “LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA”. Trong vài phút, chúng ta thử quan chiêm Trái Tim Giêsu, trái tim người Thầy; đồng thời cũng thoáng qua trái tim Tôma, trái tim học trò; nhờ đó, có thể hiểu được đôi chút lòng Chúa, đôi chút lòng ta.
Trái Tim Giêsu, một trái tim chan chứa yêu thương mà Tin Mừng không ngừng lặp đi lặp lại đã bao lần “Ngài chạnh lòng thương” trước cảnh cùng khốn của con người: Thấy dân chúng tất tưởi bơ vơ như chiên không người chăn, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy người ta khiêng đi chôn con trai duy nhất của một bà goá, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy những người phong cùi tiến đến từ xa, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy hai người mù đang dò dẫm lại gần, “Ngài chạnh lòng thương”... Và chắc hẳn các tông đồ, kể cả Tôma, cũng đã ít nhiều cảm nhận cái thổn thức “chạnh thương” đó nơi Thầy mình. Cũng trái tim đó, bởi đã chạnh thương cho đến cùng nên bị đâm thâu, để giọt máu sau hết và chút nước cuối cùng nhỏ xuống mà có lẽ Tôma đã chứng kiến xa xa hay ít nữa đã nghe thuật lại chiều ngày thứ Sáu hôm ấy vì ông không dám lại gần.
Trái Tim Tôma, một trái tim nhát đảm và ngờ vực. Thầy mất, không ai biết vì lý do gì, “Đi Đi Mô” rời bỏ cộng đoàn. Phải chăng trái tim Tôma đang tan nát vì thương tích, vì những vết đau dù không nhìn thấy nhưng là những thương tích có thật và đau thật. Một trái tim ngờ vực khủng hoảng đến tội nghiệp, “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Ngài, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài thì tôi không tin”. Ôi, còn đâu bao lời tiên báo và giáo huấn của người Thầy khả ái? Còn đâu những cảm nghiệm đầy thán phục khi chứng kiến bao phép lạ của Con Đức Chúa Trời?
Thật là mỉa mai, thật là chua xót cho người môn sinh tuyệt vọng. Thật là thất đoạt, thật là vô ích cho người Thầy luống công. Sự ngã lòng của Tôma xúc phạm đến Thầy đâu kém việc bán Thầy hay chối Thầy của hai bạn đồng môn! Có khi còn tệ hơn; bởi lẽ, Giuđa và Phêrô tránh né liên luỵ đến một người sắp từ giã cõi sống trong khi Tôma lại đan tâm chối nhận một Đấng vừa trở về từ cõi chết.
Vì thế, cũng bởi “chạnh thương” nên tám ngày sau, Vị Thầy lại phải hiện ra một lần nữa và trái tim đã yêu dấu loài người quá bội đó đã biết lựa lời khôn khéo nhẹ nhàng trách yêu người học trò. Ngài dỗ dành chứ không mắng mổ, chìu chuộng chứ không phỉ báng, “Hãy đặt ngón tay con vào đây, hãy nhìn xem tay Thầy, đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Thôi, đừng cứng lòng nhưng hãy tin”.
Lạ thay, Tin Mừng không nói đến việc Tôma có sấn tới thọc tay vào lỗ đinh Thầy, đặt tay vào cạnh sườn Thầy mà trong đó cũng có một trái tim hay không. Nhưng chúng ta có thể đoan chắc, chính Đức Giêsu Phục Sinh đã một lần nữa “chạnh thương chạm đến” và băng bó trái tim thương tích của người môn sinh.
Tim đụng tim, lòng chạm lòng! Nhờ đó, bình an lại đến với tâm hồn người môn đệ; và thay vì reo lên Magnificat, Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, cách nào đó, Tôma đã phải cất cao Credo, Tôi tin! Bởi lẽ, trước tiên là phải tin, sau đó mới có thể ca khen Đấng mình tuyên xưng.
Vậy là tim chữa lành tim, lòng cảm mến lòng. Tim Thầy chữa lành tim trò, lòng Thầy khoả lấp lòng môn đệ. Nhờ lòng Thầy chạnh thương mà từ đây, lòng người môn đệ xác tín thay cho ngờ vực; yêu mến thay cho hững hờ; chứng tá, thay cho trốn chạy; và bình an thay cho bất an.
Hơn lúc nào hết, có lẽ mỗi người trong chúng ta hôm nay, dù ở đấng bậc nào, cũng đều cảm thấy cần đến lòng Chúa xót thương hơn bất kỳ ai. Vì chỉ có Chúa mới là Đấng xót thật và thương thật; chỉ có Chúa mới biết được mỗi người cần đến lòng Ngài xót thương biết bao; chỉ có Chúa là Đấng có thể chữa lành, có thể hàn gắn, có thể băng bó, có thể đem về và trao tặng bình an, một sự bình an không ai lấy mất. Vì bình an của Chúa là chính Chúa.
Mừng kính Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa, chúng ta không quên cầu nguyện cách riêng cho các mục tử của mình và cho cả đoàn chiên được Chúa trao phó cho các ngài. Vì nhiều lúc, cả đoàn chiên lẫn chủ chiên cũng đang “đi đi mô”, bất an vì ngờ vực, hững hờ vì thiếu lòng mến, trốn chạy vì nhát đảm.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các linh mục”.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các linh mục”.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các linh mục”.
Thánh Ca : Nếu Người Không Sống Lại
Mời các bạn nghe Giám Mục Nguyễn Khảm thuyết giảng với chủ đề "Cội Rễ Chúa Giê Su" trong thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá ngày 17/04/2011 dịp Đại Hội Giới Trẻ .
Nguồn : www.40giayloichua.net
NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Tin thì vui
Các bài đọc hôm nay cho thấy một đặc tính tất yếu của đức tin: nếu thực sự tin thì tất nhiên sẽ vui. Bài Tin Mừng kể rằng trước khi gặp Ðức Giêsu phục sinh thì các tông đồ sợ, nhưng khi gặp Ngài thì "các môn đệ vui mừng"; Ðoạn sách Công vụ kể: các tín hữu cộng đoàn Giêrusalem "ăn uống với nhau rất đơn sơ vui vẻ"; còn trong bài đọc 2, thánh Phêrô bảo "Anh em sẽ được vui mừng mặc dù còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em".
Vậy mà hiện nay nhiều người ở ngoài nhìn vào Giáo Hội thì thấy hình như các kitô hữu có vẻ buồn, đức tin giống như một cái khuôn, thậm chí một nhà tù giam hãm họ. Tại sao?
2. Sống với nhau như anh chị em
Con người thời nay khao khát được sống trong một cộng đoàn có tình có nghĩa. Có nhiều người than "Tôi thấy mình chỉ là một con số giữa một đám đông vô tình". Các nhà tâm lý xã hội đặt cho tình trạng này cái tên là "đám đông cô độc". Ðó là kết quả của chủ nghĩa cá nhân mà chúng ta được giáo dục ngay từ nhỏ.
Vậy niềm khao khát trên phải chăng là một trong những dấu chỉ của thời đại? Làm thế nào để thỏa mãn được khát vọng tốt đẹp ấy?
Bài trích sách Công vụ có thể cho ta một số yếu tố để trả lời:
- Cầu nguyện và lắng nghe lời Chúa: vì sống cộng đoàn huynh đệ là một việc vượt quá khả năng con người ích kỷ, nên nếu có Chúa giúp thì mới thực hiện được.
- Chia sẻ: vì yêu thương thì phải cho đi.
- Cởi mở: mỗi người không tự khép kín trong cái tôi cô độc của mình nhưng phải mở lòng ra với mọi người.
3. Tin vì thấy và tin vì nghe
Trên lý thuyết, tin vì thấy có giá trị hơn tin do nghe.
Nhưng trên thực tế, người ta tin do nghe nhiều hơn tin vì thấy: đứa trẻ không dám thọc tay vào ổ điện là do nó nghe lời cha mẹ căn dặn chứ không phải vì đã có kinh nghiệm bị điện giật; cậu học sinh tin rất nhiều điều thầy cô dạy mặc dù chưa bao giờ cậu thấy...
Và xét cho cùng, nội dung của một niềm tin có lẽ không quan trọng cho bằng lòng tín nhiệm vào uy tín của người thông tin: do không tín nhiệm vào một tên bá vơ ngoài đường cho nên dù hắn có hứa hẹn bao nhiêu điều tốt đẹp tôi vẫn không tin; ngược lại do tín nhiệm vào cha mẹ, thầy cô nên các vị này bảo gì tôi cũng tin.
Và như thế, cuối cùng, tin do tín nhiệm là một thể hiện của tình yêu. Do đó tin do tín nhiệm có giá trị hơn tin nhờ bằng chứng.
4. Chuyện minh họa
a/ Ðức tin lớn lao
Có một bà nổi tiếng đạo đức, nhân hậu và luôn bình tâm trước mọi thử thách. Một bà khác ở cách xa ít dặm, nghe nói thì tìm đến, hi vọng học được bí quyết để sống bình tâm và hạnh phúc. Bà hỏi:
- Thưa bà, có phải bà có một đức tin lớn lao?
- Ồ không, tôi không phải là người có đức tin lớn lao, mà chỉ là người có đức tin bé nhỏ đặt vào một Thiên Chúa lớn lao.
b/ Tin người đáng tin
Một bà già đứng ở ngã tư có nhiều chuyến tàu đi qua. Vì ít khi ra ngoài, nên bà chẳng biết tàu nào về đâu. Sợ đi lạc, bà giơ vé ra hỏi một người đứng kế bên:
- Tôi định đi Bay City, có phải đi tàu này không?
- Phải đó bà.
Nhưng bà chưa an tâm. Biết đâu người ấy cũng không rành. Bà gặp người khác, cũng hỏi:
- Tôi định đi Bay City, có phải đi tàu này không?
- Phải đó bà.
Nhưng bà vẫn chưa hết áy náy. Rồi bà gặp một người đeo phù hiệu nhân viên hoả xa, bà hỏi:
- Tôi định đi Bay City, có phải đi tàu này không?
- Phải, thưa bà.
Thế là bà an tâm bước lên tàu. Bà đã tin người đáng tin. Ðức tin là thế!
c/ Ðức tin nhỏ, đức tin lớn
Một đức tin nhỏ sẽ đưa linh hồn bạn vào thiên đường; một đức tin lớn sẽ đưa thiên đường vào linh hồn bạn (H. Spurgeon).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết chúng con trí khôn chậm chạp, còn tâm hồn thì cứng cỏi. Xin ban thêm đức tin cho chúng con, nhờ đó, dù gặp thất bại hay đau khổ đến đâu đi nữa, chúng con vẫn luôn tin yêu, gắn bó và dấn thân theo Chúa đến cùng.Amen.
Thánh Ca : Niềm Vui Phục Sinh
LÝ TRÍ VÀ ÐỨC GIÊSU PHỤC SINH
Cha Mark Link, S.J.
Giả như chúng tôi mời một anh chị em lên tòa giảng và bịt mắt anh chị em đó lại, rồi chúng tôi đặt một sô nước trước mặt anh chị em đó, và hỏi anh chị em đó đoán xem nó rỗng hay đầy. Có ba cách trả lời câu hỏi đó mà không cần phải cởi khăn bịt mắt ra. Ba cách đó thế nào?
Cách thứ nhất là đến thẳng xô nước và thò tay vào xem có nước trong đó không. Nói cách khác, anh chị em có thể kinh nghiệm trực tiếp xem xô ấy đầy hay rỗng. Cách này được gọi là kinh nghiệm. Ðây là tri thức mà chúng ta có được bằng kinh nghiệm trực tiếp. Ðó là tri thức do giác quan.
Cách thứ hai để biết cái xô ấy có chứa nước hay không là thả vào đó một vật, chẳng hạn một đồng xu. Nếu vật ấy chạm vào đáy xô tạo nên một âm thanh vang và to, anh chị em sẽ biết ngay cái xô ấy rỗng. Nhưng nếu đồng xu ấy chạm tạo nên âm thanh không rõ hoặc có những hạt nước bắn tóe ra, anh chị em biết ngay cái xô ấy có nước. Tri thức này có được là nhờ lý luận.
Cách thứ ba, để biết xem cái xô ấy có nước hay không là hỏi thăm người nào mà anh chị em tin cậy. Người ấy có thể nhìn vào cái xô và nói cho anh chị em biết trong ấy có nước hay không. Cách biết này do tin vào người khác mà biết. Ðó chính là tri thức có được do niềm tin.
Kinh nghiệm, lý luận và tin tưởng- đó chính là ba cách thức để biết ở đời này.
Bây giờ chúng ta hảy xét đến một câu hỏi khác, câu hỏi thứ hai.
Trong ba cách để biết ấy, có cách nào giúp chúng tabiết được nhiều hơn cả? Chúng ta biết được điều này điều kia là do kinh nghiệm bằng giác quan, hay do đầu óc suy luận, hay do tin tưởng vào người khác?
Nếu anh chị em trả lời là do niềm tin, do sự tin tưởng nơi người khác, thì anh chị em đúng hoàn toàn. Hầu hết chúng ta biết được điều này điều kia là do chúng ta tin vào những gì người khác nói với chúng ta. Có một nhà chuyên môn ước lượng rằng 80% những kiến thức của chúng ta là do tin tưởng vào người khác mà có.
Chẳng hạn, trong chúng ta ít có ai được may mắn du hành quanh thế giới. Cách duy nhất, để chúng ta biết về phần lớn các quốc gia trên thế giới là do người khác nói cho chúng ta biết. Nóí cách khác, chúng ta tin vào những người đã từng đến nhữmg nơiù ấy. Nếu họ kể cho chúng ta rằng có một xứ sở nọ tên là Trung Hoa, và dân chúng ở đó thế này thế kia, chúng ta sẽ tin họ.
Phương cách để chúng ta có được những tri thức thông thường còn nhận thức như thế, thì cách thức để chúng ta có được những tri thức tôn giáo càng chân thực hơn nữa. Phần lớn tri thức tôn giáo mà chúng ta có là do chúng ta tin vào những gì Kinh thánh kể lại cho chúng ta. Nói cách khác, phần lớn tri thức tôn giáo của chúng ta là do niềm tin.
Bây giờ chúng ta xét đến câu hỏi thứ ba. Chúng ta có thể hiều biết những thực tại tôn gíao cũng bằng ba cách mà chúng ta thường dùng để hiều biết những thực tại thông thường không?
Chẳng hạn, chúng có thể biết Ðức Giêu sống lại từ cõi chết không phải chỉ nhờ tin những gì Kinh Thánh nói, mà còn nhờ vào suy luận nữa không? Có nhiều người nghĩ rằng được. Họ giải thích rất hấp dẫn. Họ lập luận rằng sau khi Ðức Giêsu chết, các môn đệ bị khủng hoảng tinh thần tột độ. Họ chỉ còn là một nhóm người đại bại, một nhóm người thất chí, một nhóm người nhát sợ. Thế rồi vào chúa nhật Phục Sinh, có một biến cố nào đó đã xảy ra cho đám người đang bị khủng hoảng, thất chí, sợ hãi này. Có một biến cố nào đó đã biến đổi họ một cách không thể tưởng tượng được. Có một biến cố nào đó thay đổi con người họ một cách thật lạ lùng, Bỗâng nhiên lòng họ bừng lên niềm vui, niềm hạnh phúc thật sự. Họ không thể cầm lòng được. Họ vội chạy đi loan báo cho mọi người gặp rằng Ðức Giêsu đã sống lại và hiện đang sống. Họ tin đều ấy một cách chắc chắn đến độ họ thà sẵn sàng chịu bắt bớ bách hại đủ kiểu đủ cách, dầu là phải chết, còn hơn phải chối bỏ Ðức Chúa đã phục sinh của họ.
Ðời sống và lời giảng của nhóm người này đã thay đổi cục diện lịch sử nhân loại. Không một giả thuyết nào có thể giải thích được tại sao đời sống họ lại có thể biến đổi như thế, ngoại trừ cách gỉai thích của chính họ: Họ đã thấy Ðức Giêsu hiện còn sống.
Giả như nhóm người thất học này đã phịa chuyện về Ðức Giêsu và sự phục sinh của Ngài thì chắc chắn ta phải chấùp nhận rằng sớm hay muộn, ít nhất phải có một người trong bọn sẽ phải nói ra sự thật, Vì không chịu nổi sự bách hại và giết chóc.
Nhưng không một ai trong nhóm ây đã làm thế, lời chứng của họ về Ðức Giêsu sống lại không bị lay chuyển chút nào. Ngược lại, lời chứng ấy càng ngày càng mạnh mẽ và ảnh hưởng tới mọi người hơn. Họ đã cảm nghiệm được một năng lực mới lạ và diệu kỳ đã khiến họ thực hiện được nhiều phép lạ. Chính sự biến đổi không thể nào giải thích được nơi các môn đệ Ðức Giêsu khiến cho nhiều người nói rằng chính lý trí cũng minh chứng rằng Ðức Giêsu đã phục sinh. Nói cách khác, lý trí thuần lý cũng xác quyết rằng một biến cố nào đó rất ngoạn mục đã xảy ra làm biến đổi các môn đệ Ðức Giêsu. Lý trí thuần lý xác nhận rằng sự Phục Sinh của Ðức Giêsu thực sự đã xảy ra.
Anh chị em cũng như tôi đều không được đặt tay vào cạnh sườn Chúa Giêsu như Thánh Tôma, để trực tiếp cảm nghiệm được Ðức Giêsu đã phục sinh từ cõi chết. Tuy nhiên chúng ta có thể tin tưởng vào chứng cứ của Thánh Kinh. Chúng ta cũng có thể làm hơn thế nữa. Chúng ta cũng có thể sử dụng tặng phẩm Chúa ban là lý trí để xác quyết thêm điều Kinh Thánh đã truyền dạy chúng ta. Và rồi, chúng ta cũng có thể quỳ gối xuống như Thánh Tôma đã làm và thưa với Chúa Giêsu: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con". Ðáp lại Chúa Giêsu nói với chúng ta: "hạnh phúc biết bao cho kẻ chẳng thấy mà vẫn tin".
Ðể kết thúc chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện:
Kính lạy Chúa, bất cứ khi nào đức tin chúng con bị chao đảo, giống như trường hợp của Thánh Tôma, thì xin Ngài hãy nhắc chúng con nhớ lại những lời Kinh thánh thuật lại về những biến cố đã xảy ra vào ngày Chủ Nhật Phục sinh. Cũng xin Chúa nhắc chúng con nhớ biến cố này không chỉ gây ảnh hưởng trên các môn đệ Chúa Giêsu mà còn trên toàn dòng lịch sử. Và nhất là, xin nhắc cho chúng con biết tham dự vào Tin Mừng Phục Sinh của Ngài với tha nhân chung quanh chúng con, giống như các môn đệ đã chia sẻ niềm vui ấy cho quần chúng quanh họ. Chúng con nguyện xin nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Thánh Ca : Ánh Lửa Phục Sinh
TRÁI TIM NGƯỜI THẦY, TRÁI TIM HỌC TRÒ
Lm. Minh Anh (Gp. Huế)
Thiên Chúa là tình yêu, một khi đã yêu, Ngài yêu cho đến cùng.
Thật ý nghĩa khi chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Đấng Phục Sinh tỏ mình cho các môn đệ nhân Chúa Nhật “LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA”. Trong vài phút, chúng ta thử quan chiêm Trái Tim Giêsu, trái tim người Thầy; đồng thời cũng thoáng qua trái tim Tôma, trái tim học trò; nhờ đó, có thể hiểu được đôi chút lòng Chúa, đôi chút lòng ta.
Trái Tim Giêsu, một trái tim chan chứa yêu thương mà Tin Mừng không ngừng lặp đi lặp lại đã bao lần “Ngài chạnh lòng thương” trước cảnh cùng khốn của con người: Thấy dân chúng tất tưởi bơ vơ như chiên không người chăn, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy người ta khiêng đi chôn con trai duy nhất của một bà goá, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy những người phong cùi tiến đến từ xa, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy hai người mù đang dò dẫm lại gần, “Ngài chạnh lòng thương”... Và chắc hẳn các tông đồ, kể cả Tôma, cũng đã ít nhiều cảm nhận cái thổn thức “chạnh thương” đó nơi Thầy mình. Cũng trái tim đó, bởi đã chạnh thương cho đến cùng nên bị đâm thâu, để giọt máu sau hết và chút nước cuối cùng nhỏ xuống mà có lẽ Tôma đã chứng kiến xa xa hay ít nữa đã nghe thuật lại chiều ngày thứ Sáu hôm ấy vì ông không dám lại gần.
Trái Tim Tôma, một trái tim nhát đảm và ngờ vực. Thầy mất, không ai biết vì lý do gì, “Đi Đi Mô” rời bỏ cộng đoàn. Phải chăng trái tim Tôma đang tan nát vì thương tích, vì những vết đau dù không nhìn thấy nhưng là những thương tích có thật và đau thật. Một trái tim ngờ vực khủng hoảng đến tội nghiệp, “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Ngài, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài thì tôi không tin”. Ôi, còn đâu bao lời tiên báo và giáo huấn của người Thầy khả ái? Còn đâu những cảm nghiệm đầy thán phục khi chứng kiến bao phép lạ của Con Đức Chúa Trời?
Thật là mỉa mai, thật là chua xót cho người môn sinh tuyệt vọng. Thật là thất đoạt, thật là vô ích cho người Thầy luống công. Sự ngã lòng của Tôma xúc phạm đến Thầy đâu kém việc bán Thầy hay chối Thầy của hai bạn đồng môn! Có khi còn tệ hơn; bởi lẽ, Giuđa và Phêrô tránh né liên luỵ đến một người sắp từ giã cõi sống trong khi Tôma lại đan tâm chối nhận một Đấng vừa trở về từ cõi chết.
Vì thế, cũng bởi “chạnh thương” nên tám ngày sau, Vị Thầy lại phải hiện ra một lần nữa và trái tim đã yêu dấu loài người quá bội đó đã biết lựa lời khôn khéo nhẹ nhàng trách yêu người học trò. Ngài dỗ dành chứ không mắng mổ, chìu chuộng chứ không phỉ báng, “Hãy đặt ngón tay con vào đây, hãy nhìn xem tay Thầy, đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Thôi, đừng cứng lòng nhưng hãy tin”.
Lạ thay, Tin Mừng không nói đến việc Tôma có sấn tới thọc tay vào lỗ đinh Thầy, đặt tay vào cạnh sườn Thầy mà trong đó cũng có một trái tim hay không. Nhưng chúng ta có thể đoan chắc, chính Đức Giêsu Phục Sinh đã một lần nữa “chạnh thương chạm đến” và băng bó trái tim thương tích của người môn sinh.
Tim đụng tim, lòng chạm lòng! Nhờ đó, bình an lại đến với tâm hồn người môn đệ; và thay vì reo lên Magnificat, Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, cách nào đó, Tôma đã phải cất cao Credo, Tôi tin! Bởi lẽ, trước tiên là phải tin, sau đó mới có thể ca khen Đấng mình tuyên xưng.
Vậy là tim chữa lành tim, lòng cảm mến lòng. Tim Thầy chữa lành tim trò, lòng Thầy khoả lấp lòng môn đệ. Nhờ lòng Thầy chạnh thương mà từ đây, lòng người môn đệ xác tín thay cho ngờ vực; yêu mến thay cho hững hờ; chứng tá, thay cho trốn chạy; và bình an thay cho bất an.
Hơn lúc nào hết, có lẽ mỗi người trong chúng ta hôm nay, dù ở đấng bậc nào, cũng đều cảm thấy cần đến lòng Chúa xót thương hơn bất kỳ ai. Vì chỉ có Chúa mới là Đấng xót thật và thương thật; chỉ có Chúa mới biết được mỗi người cần đến lòng Ngài xót thương biết bao; chỉ có Chúa là Đấng có thể chữa lành, có thể hàn gắn, có thể băng bó, có thể đem về và trao tặng bình an, một sự bình an không ai lấy mất. Vì bình an của Chúa là chính Chúa.
Mừng kính Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa, chúng ta không quên cầu nguyện cách riêng cho các mục tử của mình và cho cả đoàn chiên được Chúa trao phó cho các ngài. Vì nhiều lúc, cả đoàn chiên lẫn chủ chiên cũng đang “đi đi mô”, bất an vì ngờ vực, hững hờ vì thiếu lòng mến, trốn chạy vì nhát đảm.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các linh mục”.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các linh mục”.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các linh mục”.
Thánh Ca : Nếu Người Không Sống Lại
Mời các bạn nghe Giám Mục Nguyễn Khảm thuyết giảng với chủ đề "Cội Rễ Chúa Giê Su" trong thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá ngày 17/04/2011 dịp Đại Hội Giới Trẻ .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét