Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2025

Sách Tôn giáo: "Ngôn Ngữ Của Chúa" - Francis Collins

“Ngày hôm nay, chúng ta được hiểu về loại ngôn ngữ mà Chúa đã sử dụng để sáng tạo nên Sự sống. Hơn bao giờ hết, chúng ta nghiêng mình trước sự phức tạp, trước vẻ đẹp và sự diệu kỳ của món quà thần thánh nhất, thiêng liêng nhất của Người” – Bill Clinton


NGÔN NGỮ CỦA CHÚA | Francis Collins
 
Trong lịch sử loài người có những câu hỏi lớn luôn đặt ra như: nguồn gốc của vũ trụ và loài người là gì? Vũ trụ được hình thành từ một vụ nổ lớn hay do bàn tay sắp đặt của một Đấng sáng tạo? Con người hình thành như thế nào? Đâu là yếu tố quyết định khiến con người trở thành tác phẩm hoàn thiện nhất, phát triển nhất trong trường sử tiến hóa của vật chất nói chung và thế giới sinh vật nói riêng?

Qua nhiều thế kỷ, các khoa học và tôn giáo đều tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi đó, và đây cũng là một trong những vấn đề lớn gây ra xung đột giữa hai quan niệm về thế giới. Cuộc xung đột kéo dài cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.

Cuối thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu lập bản đồ gen người. Bản phác thảo đầy đủ đầu tiên về bản đồ bộ gen người – một trong những sự kiện lớn nhất mang tính đột phá trong lịch sử khoa học nhân loại từ trước đến nay – đã được công bố vào tháng 6 năm 2000. Việc công bố bản đồ bộ gen người mở đường cho các nhà khoa học bắt tay vào tìm hiểu rất nhiều bí ẩn về nguồn gốc sự sống và về chính bản thân con người.

Trong thời đại hiện nay, rất nhiều người cho rằng khoa học và tôn giáo khó có thể hòa hợp. Với họ, điều đó chẳng khác gì việc ép hai cực của một thanh nam châm phải gặp nhau tại một điểm. Tuy nhiên, mặc dù định kiến này vẫn luôn tồn tại nhưng rất nhiều người Mỹ dường như thích kết hợp giá trị của cả hai quan điểm trên vào cuộc sống thường nhật của mình. Những cuộc thăm dò gần đây cho thấy 93% người Mỹ thừa nhận họ có niềm tin dành cho Chúa. Vậy mà hầu hết họ đều là những người biết lái xe, sử dụng điện và quan tâm tới các bản tin thời tiết. Họ cũng quan niệm rất rõ ràng rằng, khoa học nào nghiên cứu về những hiện tượng này, nhìn chung là đáng tin cậy.

Thế còn niềm tin tâm linh của các nhà khoa học thì sao? Thực tế cho thấy, số lượng những nhà khoa học có niềm tin này lớn hơn so với nhiều người vẫn nghĩ. Năm 1916, một cuộc nghiên cứu đưa ra câu hỏi cho các nhà sinh học, vật lý học và toán học. Liệu có tin vào một Đức Chúa, người chủ động giao tiếp với loài người hay không và họ sẽ cầu nguyện ai khi muốn có một câu trả lời. Khoảng 40% số người được hỏi đã trả lời có và sẽ cầu nguyện Chúa. Vào năm 1997, một cuộc khảo sát tương tự cũng đặt ra câu hỏi y hệt và các nhà nghiên cứu đã thực sự ngạc nhiên khi thấy tỷ lệ đó hầu như không thay đổi.

Vì vậy, có vẻ như “cuộc chiến” giữa khoa học và tôn giáo không nằm ở hai thái cực như nhiều người vẫn nghĩ. Thật không may, bằng chứng về sự hòa hợp có thể tồn tại giữa khoa học và tôn giáo lại thường bị che mờ bởi những tuyên bố có sức ảnh hưởng lớn từ những người đứng đầu hai thái cực. Chẳng hạn, để khiến 40% những người có đức tin ngừng tin tưởng, nhà nghiên cứu về tiến hóa học xuất chúng Richar Dawkins đã xuất hiện với vai trò người phát ngôn hàng đầu ủng hộ quan điểm rằng niềm tin vào thuyết tiến hóa đòi hỏi phải có sự vô thần. Một trong số những lời phát biểu đáng ngạc nhiên của ông là: “Đức tin chính là một lời bào chữa vĩ đại, một sự chối bỏ trách nhiệm để không phải suy nghĩ hay đánh giá một sự việc. Đức tin chính là niềm tin bất chấp hoặc thậm chí có thể vì… thiếu bằng chứng. Đức tin, khi là sự tin tưởng không dựa trên cơ sở thực tế, chính là tội lỗi lớn nhất của bất kỳ tôn giáo nào”.

Vì vậy, câu hỏi trọng tâm cho cả cuốn sách này chính là: liệu có thể có cơ hội cho sự hòa hợp giữa những quan điểm của giới khoa học và giới tâm linh khiến cả hai đều cảm thấy hoàn toàn hài lòng trong kỷ nguyên mới của vũ trụ học, của sự tiến hóa và của hệ gen người hay không? Tiến sỹ Collins đưa ra một cách giải quyết hoàn hảo cho tình trạng khó xử của những người vừa tin vào Chúa, vừa coi trọng khoa học. Đức tin vào Chúa và niềm tin vào khoa học có thể hòa hợp trong một thế giới xung quanh. Đức Chúa mà ông đặt niềm tin vào có thể lắng nghe lời cầu nguyện và quan tâm đến phần hồn của chúng ta.

Và giờ đây, trong cuốn sách tuyệt vời này, Collins lý giải quan điểm đó cho chúng ta. Ngôn ngữ của chúa ủng hộ mạnh mẽ cho cả khoa học và Chúa. Tiến sỹ Collins xem xét và phản đối một số quan điểm từ chủ nghĩa vô thần đến sáng tạo luận về thế giới mới, cả Thuyết bất khả tri và thuyết thiết kế thông minh. Thay vào đó, ông đề xuất một sự kết hợp mới, cách thức mới để nghĩ về một Đức Chúa đầy quan tâm, người đã sáng tạo ra loài người thông qua quá trình tiến hóa.

Ông từng biết rất nhiều lập luận chống lại Đức tin từ những nhà khoa học, và ông đã phản biện lại những lập luận đó. Ông cũng biết sự phản đối vô lý những chân lý khoa học từ những người có đức tin và ông cũng có thể phản biện họ. Ông chia sẻ với độc giả hành trình của chính mình từ một người vô thần tới có đức tin, sau đó dẫn dắt độc giả vào chuyến đi đầy kinh ngạc của khoa học hiện đại để chứng mình rằng vật lý, hóa học và sinh học đều hòa hợp được với đức tin vào chúa và kinh thánh. Ngôn ngữ của Chúa là cuốn sách không thể thiếu cho bất kỳ ai luôn băn khoăn về những câu hỏi vĩnh cửu: tại sao chúng ta có mặt trên cõi đời? Chúng ta đến cuộc đời này bằng cách nào? Và đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc sống

Đến cuối đời, Galilê vẫn xác quyết niềm tin của mình vào Thượng Đế dù cho ông vẫn giữ vững lập trường khoa học của mình. Hãy đọc sách để thấy rằng không hẳn cứ là khoa học thì phải triệt tiêu đức tin và ngược lại. Nhưng qua khoa học và nhờ khoa học, người ta sẽ càng củng cố đức tin của mình hơn…

Mời nghe audio này tại đây (Youtube) hoặc theo Google gồm: P1 - P2 - P3



Nguồn tại đây

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2025

Thánh Giuse - Bạn trăm năm Đức Maria - "HÃY LẮNG NGHE VÀ THỰC HÀNH ĐIỀU CHÚA NÓI VỚI CHÚNG TA" (2 Sm 7:4-5a.12-14a.16; Rm 4:13.16-18.22; Mt 1:16.18-21.24a)

Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta mừng kính trọng thể Lễ Thánh Giuse, bạn trăm năm Đức Trinh Nữ Maria. Trong phụng vụ của Giáo Hội, Thánh Giuse được tưởng nhớ hai lần trong năm phụng vụ: lễ Thánh Giuse, bạn trăm năm Đức Trinh Nữ Maria mà chúng ta cử hành hôm nay (19/03) và lễ Thánh Giuse Thợ (01/05). Tuy nhiên, theo lòng đạo đức, chúng ta dành tháng 3 để tưởng nhớ Thánh Giuse cách đặc biệt và nhiều nơi tưởng nhớ Thánh Giuse vào mỗi ngày thứ 4 trong tuần.

Thánh Giuse, bạn trăm năm Đức Trinh Nữ Maria ...

Thánh Giuse là con người âm thầm khi còn sống cũng như sau khi đã qua đời. Điều này được chứng minh qua sự kiện là Thánh Giuse được đề cập rất ít trong Tin Mừng. Ngài chỉ xuất hiện vào thời thơ ấu của Chúa Giêsu và không một lời nào của Ngài được ghi lại trong Kinh Thánh. Ngài được xem là “cha nuôi” của Chúa Giêsu và là “người công chính.” Hôm nay mừng kính trọng thể vị “Thánh Cả” trong Giáo Hội, chúng ta muốn học gì ở Ngài? Chúng ta hãy để Lời Chúa hướng dẫn chúng ta.

Bài đọc 1 nói về lời sấm của Nathan. Trong lời sấm này, Nathan nói cho Vua Đavít về lời hứa của Đức Chúa cho ông và con cháu của ông: “Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi – một người do chính ngươi sinh ra – và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền” (2 Sm 7:12). Trong bối cảnh gần, lời sấm nói về Solomon, nhưng trong bối cảnh xa, nó tiên báo về Đức Giêsu Kitô, Đấng sẽ làm cho vương quyền và ngai vàng của Vua Đavít được củng cố và bền vững đến muôn đời. Vai trò của Thánh Giuse ở đâu trong lời sấm này? Ngài là một người thuộc “dòng dõi của Vua Đavít,” là một “mắt xích” trong chuỗi mắt xích để chuẩn bị cho Đức Kitô “Con Vua Đavít” (x. Mc 10:48; Mt 15:22). Điều Thánh Giuse mang lại cho Chúa Giêsu chính là danh hiệu và vương quyền của Vua Đavít. Chúng ta tìm thấy điều này trong gia phả của Chúa Giêsu được trình thuật trong Tin Mừng Thánh Mátthêu (Mt 1:1-17) và Luca (3:23-38). Thật vậy, Thánh Giuse đã trao cho Chúa Giêsu tất cả “danh hiệu và vinh quang của mình.” Hay nói đúng hơn, là Ngài đã trao cho Chúa Giêsu tất cả những gì Ngài có và Ngài là. Còn chúng ta thì thế nào? Chúng ta (nhất là những người thánh hiến cho Thiên Chúa) có sẵn sàng dâng cho Chúa tất cả những gì chúng ta có và chúng ta là không? Hay chúng ta còn giữ lại cho mình “vinh quang và danh dự” thuộc về Ngài?

Trong bài đọc 2, Thánh Phaolô nói về đức tin của Ápraham. Chính đức tin này đã làm cho ông trở nên công chính. Chúng ta thấy đức tin của ông làm cho ông hoàn toàn trông cậy khi không còn gì để trông cậy (x. Rm 4:18). Nói cách khác, ông đã vững tin và trông cậy khi không còn lý do con người nào có thể thuyết phục ông để tin, vì như chúng ta đã biết, ông đã già và vợ ông đã cao niên thì làm sao mà có thể trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc (x. St 18:9-13). Giáo Hội chọn bài đọc này để nói đến Thánh Giuse, người cũng có niềm tin son sắt như Ápraham và cũng chính đức tin đó đã làm cho Ngài được kể là người công chính. Ngài đã tin khi không còn lý do con người để tin vào việc thụ thai đồng trinh của Đức Trinh Nữ Maria. Học ở gương Thánh Giuse, chúng ta phải vững tin và trông cậy, nhất là khi chúng ta không thể tìm thấy một lời giải thích hợp lý nào của con người hoặc không còn lý do con người nào để tin và trông cậy khi những đau khổ và thập giá xảy ra trong cuộc đời của chúng ta. Để được như thế, chúng ta phải luôn chìm đắm trong thinh lặng cầu nguyện. Đây là điểm thứ ba mà chúng ta sẽ học nơi Thánh Giuse trong bài Tin Mừng hôm nay

Câu đầu tiên của bài Tin Mừng hôm nay là nền tảng Kinh Thánh của lễ mừng hôm nay: “Ông Giacóp sinh ông Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô” (Mt 1:16). Nhưng chuyện làm “bạn trăm năm” của Đức Trinh Nữ Maria xảy ra như thế nào đã tạo nên bối cảnh của đoạn Tin Mừng được gọi là “truyền tin cho Thánh Giuse.”

Như chúng ta đã trình bày, việc mang thai do quyền năng của Chúa Thánh Thần vượt lên trên trí hiểu của con người (Mt 1:18). Không có một lý do hay luận chứng của con người có thể giải thích thoả đáng việc này. Đứng trước sự kiện này, Thánh Giuse không phản ứng như chúng ta thường làm, là có thể tức giận hoặc bêu xấu người khác. Phản ứng đầu tiên của ngài cũng rất tự nhiên và rất con người, đó là, sẽ rời bỏ Mẹ Maria. Tuy nhiên, Thánh Mátthêu cho chúng ta hay, vì là người công chính, dù muốn rời bỏ Mẹ Maria, Thánh Giuse cũng làm việc đó cách kín đáo để giữ danh dự cho Mẹ Maria và đồng thời mang tiếng xấu về mình là người “chạy trốn trách nhiệm.” Chúng ta có thể nói rằng: Thánh Giuse là người luôn “chịu thiệt thòi” về mình và không tố cáo những lỗi lầm của người khác. Thái độ sống này rất cần thiết cho mỗi người chúng ta, những người sống trong một thế giới mà mọi người có khuynh hướng chỉ tìm kiếm lợi ích cho chính mình, cho gia đình, cho nhóm hoặc cho quốc gia của mình, đến độ tố cáo người khác không thương tiếc khi lợi ích của mình bị đụng chạm đến. Hãy học nơi Thánh Giuse: luôn nghĩ tốt và làm tốt cho người khác. Luôn nghĩ đến người khác và lợi ích của họ trước khi nghĩ đến mình và lợi ích của mình.

Để luôn nghĩ tốt và làm tốt cho người khác, chúng ta cần học nơi Thánh Giuse thái độ lắng nghe. Như chúng ta biết, Thánh Giuse dường như không nói vì không có lời nào của Ngài được ghi lại. Ngài là con người của lắng nghe và hành động. Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy, Thánh Giuse lắng nghe ngay cả trong giấc ngủ; và khi thức giấc, Ngài liền làm những điều Thiên Chúa nói qua sứ thần trong giấc mơ (Mt 1: 21). Ngài là mẫu gương của những người lắng nghe lời Chúa và đem ra thực hành. Ngài luôn tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa trong thinh lặng, ngay cả khi ở trong bóng đêm của đức tin. Chính thái độ thinh lặng tìm kiếm này mà Thánh Giuse đã nhận ra được thánh ý Thiên Chúa, là muốn Ngài đón nhận “Ngôi Lời” và Mẹ của Ngôi Lời về nhà mình và thánh nhân đã không ngại làm điều đó (Mt 1:20). Thật vậy, chỉ những người yêu mến thinh lặng để tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa mới nhận ra được ý Ngài và đem ra thực hành. Người không biết lắng nghe, sẽ không thể nghe lời Thiên Chúa qua Ngôi Lời và như thế sẽ không có khả năng để đón nhận Thiên Chúa và người khác vào trong cuộc đời của mình.

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Dũng, SDB

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2025

Các bài giảng phúc âm ngày Tết Nguyên Đán

1/ LỄ GIAO THỪA TỐI 30 TẾT


Nguồn : www.40giayloichua.net



*Audio: Giảng Lễ Giao Thừa 30 Tết (Cha Khảm)



2/ LỄ MÙNG 1 TẾT : CẦU BÌNH AN NĂM MỚI


Nguồn : www.40giayloichua.net



3/ LỄ MÙNG 2 TẾT : CẦU CHO TỔ TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ


Nguồn : www.40giayloichua.net



4/ LỄ MÙNG 3 TẾT : THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM


Nguồn : www.40giayloichua.net


Thứ Ba, 24 tháng 12, 2024

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2024

ĐẠI CÔNG CÁO THÀNH: "QUỸ TỪ THIỆN GIA ĐÌNH TỪ LẠC & CÁC THÂN HỮU" ĐÃ HOÀN THÀNH VIỆC XÂY DỰNG CẦU PHÁP HUỆ SỐ 28.

 XIN THÔNG BÁO ĐẾN QUÝ THÂN HỮU!

Gia đình chúng tôi xin thông báo đến quý thân hữu, Quỹ từ thiện gia đình Từ Lạc và các thân hữu đã hoàn thành việc xây dựng lại cây cầu số 28 trong loạt cầu mà gia đình đã tham gia xây dựng, mang tên cầu Pháp Huệ, địa chỉ tại ấp 15, xã Vĩnh Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. 

Cầu cũ đã hư hỏng có chiều rộng 1,5m, chiều dài 23m. Cầu mới sẽ có chiều rộng 3,5m, chiều dài 23m, đã khởi công xây dựng vào ngày 11/09/2024, và khánh thành vào ngày 12/12/2024, nhân dịp này, quỹ từ thiện gia đình cũng giúp đỡ cho khoảng 100 hộ gia đình nghèo tại xã, mỗi phần quà là 10kg gạo. 

Xin gửi đến quý thân hữu hình ảnh về cây cầu cũ, ngày khởi công và khánh thành cây cầu nêu trên. 

Trân trọng!

Hình ảnh cây cầu cũ



Lễ khởi công & tập kết vật liệu.







Hình ảnh cây cầu mới sắp hoàn thiện.


Lễ khánh thành & hình ảnh cây cầu mới.










Thứ Ba, 17 tháng 9, 2024

THÔNG BÁO VỀ VIỆC LẬP: "QUỸ TỪ THIỆN GIA ĐÌNH TỪ LẠC & CÁC THÂN HỮU" - XÂY DỰNG CẦU PHÁP HUỆ SỐ 28.

 XIN THÔNG BÁO ĐẾN QUÝ THÂN HỮU!

Gia đình chúng tôi xin thành tâm cảm ơn đến tất cả quý thân hữu, với sự phúng điếu của quý vị, gia đình đã lập được nguồn quỹ từ thiện, xin được đặt tên là: “Quỹ từ thiện gia đình Từ Lạc và các thân hữu”.

Trước mắt, quỹ sẽ tài trợ 100% xây dựng lại một cây cầu tại ấp 15, xã Vĩnh Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Cầu cũ đã hư hỏng có chiều rộng 1,5m, chiều dài 23m. Cầu mới sẽ có chiều rộng 3,5m, chiều dài 23m, đã khởi công xây dựng vào ngày 11/09/2024, dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng 2 tháng. Đây cũng là cây cầu số 28 trong loạt cầu mà gia đình đã tham gia xây dựng, mang tên cầu Pháp Huệ. 

Gia đình chúng tôi sẽ tổ chức đến tận nơi xem xét việc thi công và khánh thành khi hoàn tất.

Trân trọng!

Hình ảnh cây cầu cũ



Lễ khởi công xây dựng & tập kết vật liệu.







Thứ Năm, 12 tháng 9, 2024

Sách Công Giáo: Kinh nguyện gia đình va Gia lễ Công Giáo - Lm. Gioan Phêrô Võ Tá Khánh

Đưa Tin Mừng vào văn hóa, để vừa diễn tả đức tin bằng những nét đẹp văn hóa vừa biến đổi và thăng hoa văn hóa lên đến tầm cao của Tin Mừng.


Tác giả: Lm. Gioan Phêrô Võ Tá Khánh
Xem và tải sách PDF tại đây 

LỜI GIỚI THIỆU
của Đức cha Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin
 
Giữa một thế giới được coi là trên đường tục hóa, chạy theo vật chất và lãng quên Thiên Chúa, thì trong đời sống Hội thánh xuất hiện một tín hiệu vui mừng, đó là ngày càng có nhiều người quan tâm và yêu thích đời sống cầu nguyện. Thiên Chúa là Sự Sống và là Tất Cả, nên cần cầu nguyện để nuôi dưỡng đời sống, để thánh hiến thế giới cho Thiên Chúa, để đón nhận năng lực cho hoạt động tông đồ và truyền giáo. 

Cầu nguyện là sự sống của một trái tim mới. Cầu nguyện phải làm cho chúng ta được sống động mọi lúc. Tuy nhiên, chúng ta lại quên Đấng là Sự Sống và là Tất Cả của chúng ta. Vì thế, các bậc thầy linh đạo, theo truyền thống của Đệ Nhị Luật và của các tiên tri, đều nhấn mạnh đến việc cầu nguyện như là “nhớ đến Thiên Chúa”, là thường xuyên đánh thức “ký ức của trái tim”. “Chúng ta phải nhớ đến Thiên Chúa thường xuyên hơn là chúng ta hít thở”. Nhưng chúng ta không thể cầu nguyện “trong mọi lúc”, nếu không có những thời điểm chủ ý dành để cầu nguyện: Đây là những nhịp mạnh của kinh nguyện Kitô giáo, chuyên chú và kéo dài hơn. (Giáo lý Hội thánh Công giáo, số 2697).

Phần đông các tín hữu Công giáo Việt Nam yêu thích cầu nguyện, nhưng nhiều lúc không biết cầu nguyện thế nào, vì thế, cần một sự hỗ trợ để giúp cầu nguyện.  Quyển “Kinh nguyện gia đình và Gia lễ Công giáo” của linh mục Gioan Phêrô Võ Tá Khánh là một cố gắng tổng hợp các lời cầu nguyện trong Hội thánh, với những lời kinh, thánh ca và thánh vịnh quen thuộc, để giúp anh chị em giáo dân sống trong gia đình biết cầu nguyện mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh và biến cố của đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.

Nếu biết cầu nguyện với đức tin vững mạnh và lòng mến nồng nàn, các cá nhân cũng như gia đình Kitô hữu chắc chắn sẽ được biến đổi và thánh hóa, được sống bình an và hạnh phúc đích thực. Cách riêng trong bối cảnh của chương trình mục vụ “Tân Phúc âm hóa đời sống xã hội” đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam đề ra cho năm 2016, những lời cầu nguyện của Kitô hữu trong đời sống xã hội và cho xã hội chính là một cách thế quan trọng để thánh hóa xã hội và đưa thế giới này về cùng Thiên Chúa là Cội Nguồn tối hậu.

Độc giả sẽ thấy trong tập sách này các lời cầu nguyện trong những dịp đặc biệt theo phong tục và truyền thống văn hóa Việt Nam, như ma chay, cưới hỏi... Thật khó mà xác định những gì là truyền thống văn hóa đích thực và những gì do người ta thêm thắt theo cảm tính chủ quan. Có những điều trái nghịch đức tin Công giáo, các Kitô hữu không được theo. Ngược lại, có những yếu tố chân thiện mỹ trong văn hóa đã được Hội thánh chấp nhận, nhưng nhiều Kitô hữu lại không dám thực hành. Tác giả đã thận trọng phân biệt: Đâu là phong tục của người Việt, những gì người Công giáo được phép hay không được phép làm. Vì không nắm vững đạo lý đức tin và giáo huấn Hội thánh, nhiều anh chị em Kitô hữu cảm thấy lúng túng không biết xử sự thế nào khi dự các nghi thức kính nhớ tổ tiên. Điều này đôi lúc đã tạo nên những ấn tượng không đẹp về những người con, người cháu trong gia đình và dòng tộc, về đạo Công giáo, và từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đối với công cuộc loan báo Tin Mừng.

Tác giả đã mạnh dạn đưa ra những mẫu hướng dẫn người Công giáo cầu nguyện thế nào để vừa trung thành với đức tin Công giáo vừa giữ bản sắc văn hóa Việt Nam. Đây cũng là một nỗ lực hội nhập văn hóa theo nghĩa đầy đủ trong tương quan hai chiều: Đưa Tin Mừng vào văn hóa, để vừa diễn tả đức tin bằng những nét đẹp văn hóa vừa biến đổi và thăng hoa văn hóa lên đến tầm cao của Tin Mừng.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày công bố sắc lệnh về Truyền giáo của Công đồng Vaticanô II (1965-2015), tập sách này là một đóng góp có ý nghĩa vào công cuộc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam. Quả thực, như lời của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, “đức tin mà không trở thành văn hóa là đức tin chưa được chấp nhận hoàn toàn, chưa được suy cho thấu và chưa được sống tới cùng”. (Thư thành lập Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, ngày 20-5-1982).

Xin trân trọng giới thiệu tập sách cầu nguyện này, đặc biệt với các gia đình Công giáo. Nguyện xin Chúa chúc lành cho công trình của tác giả được trổ sinh nhiều hoa trái trong Hội thánh và nơi anh chị em lương dân.

Phát Diệm, ngày 22-10-2015
Giuse Nguyễn Năng
Giám mục Phát Diệm
Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin trực thuộc HĐGMVN



Thứ Năm, 8 tháng 8, 2024

Audio book và xem phim: DON BOSCO | CHA & THẦY CỦA GIỚI TRẺ

Suốt dòng lịch sử, Thiên Chúa đã gởi các ngôn sứ và các Thánh tới nhắc bảo và hướng dẫn Dân Ngài. Ngày nay cũng vậy, Thiên Chúa gởi các Thánh tới để khai sinh các dòng tu nam nữ đáp ứng các nhu cầu đặc biệt. Thiên Chúa đã gởi các vị tử đạo đến để làm chứng nhân cho đức tin, đã gởi các trinh nữ đến để làm người bảo vệ sự trinh khiết, và những con người thánh như Don Bosco, để dạy về nhân đức và sứ vụ tông đồ cho một thành phần đặc biệt của Dân Chúa, đó là giới trẻ.


DON BOSCO | CHA & THẦY CỦA GIỚI TRẺ
 
Cha Thánh Gioan Bosco tên đầy đủ là Giovanni Melchiorre Bosco, sinh ngày 16 tháng 8 năm 1815 tại làng Becchi, thuộc tỉnh Piémont, miền Bắc nước Ý, trong một gia đình nông dân nghèo.
 
Năm 1835, ông vào Đại chủng viện Torino, được thụ phong linh mục 6 năm sau đó, vào ngày 5 tháng 6 năm 1841(26 tuổi). Sau khi chịu chức, ông khởi đầu mục vụ tông đồ bằng cách đi thăm các Trại Giáo hóa dành cho các thanh thiếu niên phạm pháp tại Giáo phận Torino.

Năm 1859, Gioan Bosco cùng với các đồng chí của mình chính thức thành lập Hội dòng của Thánh Phanxicô Đệ Salê (tiếng Latin: Societas Sancti Francisci Salesii), với hàm ý noi gương Đức ái Tông đồ, sự Hiền lành và lòng kiên nhẫn. Ngày 25 tháng 3 năm 1855, Micae Rua trở thành tu sĩ đầu tiên thực hiện lời tuyên khấn dòng. Năm 1860, Giuse Rossi trở thành Sư huynh đầu tiên được đón nhận vào Dòng. Sau đó, ngày 14 tháng 6 năm 1862, 22 tu sĩ Salêdiêng khác đã thực hiện lời tuyên khấn.

Gioan Bosco cũng đã thành lập Dòng Con Đức Mẹ phù hộ (còn được gọi là Dòng Nữ Salêdiêng Don Bosco) vào ngày 5 tháng 8 năm 1872. Năm 1876, ông thành lập Hiệp hội Cộng tác viên Salêdiêng. Ba Nhóm này và nhiều Nhóm được thành lập sau này liên kết với nhau thành Gia đình, một tổ chức xã hội Công giáo thống nhất. 
 
Vào năm 1872, ông tiếp tục lập thêm hai hội dòng khác: Hội Đức Mẹ hằng Cứu giúp để bảo trợ ơn gọi linh mục; Hội Dòng nữ Salésienne nhằm giáo dục các em cô nhi. Các tổ chức này có tầm ảnh hưởng rộng khắp ngay khi ông còn tại thế

Gioan Bosco lâm bệnh và qua đời ngày 31 tháng 1 năm 1888 tại Torino, hưởng thọ 73 tuổi. Ghi nhận những công lao của ông với giáo hội và xã hội, 1909 được phong Á thánh, 2/6/1929 được phong Chân phước và 1/4/1934, Đức Giáo hoàng Piô XI đã phong ngài lên bậc hiển thánh với biệt hiệu: CHA và THẦY của thanh thiếu niên.  

Mời nghe audio này tại đây (Youtube)



Mời xem phim tại đây hoặc tại đây (Google Photo)



Nguồn tại đây