Con bạch tuộc Paul tại Đức đã khiến cả thế giới bất ngờ nhờ tài dự đoán kết quả rất chính xác nhân Worldcup 2010. Đây là một sự ngẫu nhiên được lập đi lập lại, hay là loài vật này thực sự có giác quan thứ sáu ? Câu hỏi này chưa có lời giải đáp, nhưng giới khoa học đều công nhận một thực tế : loài mực có thể làm được những việc mà không ai ngờ được.
Ngay từ trước khi trận chung kết Hà Lan - Tây Ban Nha nhân Cúp Bóng đá thế giới 2010 diễn ra ngày 11/07/2010, "nhà tiên tri" Paul con bạch tuộc đã dự đoán chiến thắng của các tuyển thủ Nam Âu.
Reuters
Trong Cúp Bóng đá Thế giới 2010 vừa qua, tên tuổi của chú bạch tuộc Paul đã nổi lên như cồn nhờ tài dự đoán kết quả rất mực chính xác. Paul đã đoán trúng kết quả các trận của đội Đức, kể cả trận thua bất ngờ trước đội Serbia. Chiến thắng của Tây Ban Nha tại trận chung kết cũng đã được Paul tiên liệu.
Thành tích của chú bạch tuộc cư ngụ tại Đức này là kết quả của một sự ngẫu nhiên được lập đi lập lại, hay là loài vật này thực sự có một linh tính, hay giác quan thứ sáu mà khoa học chưa biết tới ? Câu hỏi này chưa thể có lời giải đáp. Thế nhưng, đã có một thực tế mà các nhà khoa học đã công nhận. Paul và các đồng loại có thể làm được những việc mà không ai ngờ một sinh vật gần gụi với loài sò, loài hến lại có thể làm được.
Chùm ảnh chú bạch tuộc Paul dự đoán Tây Ban Nha chiến thắng (Ảnh Reuters):
Uy tín của "Chuyên gia đoán toàn đúng" cũng như tầm quan trọng của cuộc thư hùng này khiến báo giới và người hâm mộ đặc biệt chú ý ở lần dự đoán này của chú bạch tuộc Paul.
Giờ khắc quyết định đã đến...
Thế nhưng trái ngược hoàn toàn với những gì diễn ra từ đầu giải, lần này Paul chọn Tây Ban Nha.
Một quyết định khiến các CĐV Mannschaft "sốc"!
Nhưng người ta vẫn hy vọng, nếu như ở trận chung kết Euro 2008, Paul đã đoán sai, thì lần này lịch sử sẽ lặp lại.
Mời xem dự đoán của chú bạch tuộc nổi tiếng ở Đức này về trận đấu giữa Đức và Tây Ban Nha
Trong một bài báo đăng trên tạp chí Le Figaro Magazine số ra ngày 28/8/2010, ký giả phụ trách hồ sơ « Thiên nhiên và Môi trường » của tạp chí đã ghi nhận ba thí dụ điển hình về trí thông minh lạ thường của loại mực.
Trước hết là loài bạch tuộc thông thường, tên khoa học là octopus vulgaris. Đây là chủng loại của Paul. Nếu bạn thả vô bồn của chú mực này một cái lọ có vặn nắp đậy kín, bên trong có một con mồi mà chú ta thích, thì dứt khoát chú ta sẽ dùng vòi mở được cái lọ này.
Lẽ dĩ nhiên, thoạt đầu chú ta phải mày mò, mất rất nhiều thời gian. Nhưng khi đã thành công rồi thì khỏi nói, một cái lọ khác mà được đưa vào, lập tức sẽ được mở nắp trong một thời gian kỷ lục. Điều đó cũng dễ hiểu : con bạch tuộc có đến tám ‘’tay’’, nhưng quan trọng hơn cả là nó có năng lực ghi nhớ các kinh nghiệm để tiến bộ.
Tuyệt vời hơn nữa là loài mực này còn có khả năng học tập kinh nghiệm nơi đồng loại chỉ bằng cách quan sát : Con bạch tuộc nuôi trong cái bồn bên cạnh chỉ cần nhìn đồng loại của mình mở nắp lọ là có thể tự làm điều này, cũng rất nhanh chóng, khi gặp trường hợp tương tự.
Còn loại octopus marginatus, cũng thuộc họ bạch tuộc, nhưng không lớn hơn một con cóc là bao nhiêu, thì lại có biệt tài đi bằng hai « chân », chẳng khác gì các động vật hai chân đích thực, trong lúc sáu cái vòi còn lại thì vươn ra quấn chặt một trái dừa khô…
Chú mực này dùng cách thức như trên khi di chuyển chỗ ở của mình vì nó thường sống trong các vỏ dừa khô. Cái hay là vỏ dừa đã được chính con mực làm sạch sẽ trước. Biết trông xa, loài mực này thường chuẩn bị và lưu trữ nhiều cái vỏ dừa, dự phòng trường hợp phải thay đổi chỗ ở nhanh chóng.
Một giống mực thứ ba rất đáng chú ý là loài bạch tuộc biết bắt chước, tên khoa học là thaumoctopus mimicus. Loài này có khả năng thay hình đổi dạng rất tinh vi, có thể làm cho mình giống rất nhiều loại sinh vật sống dưới nước như cá đuối, rắn biển, cá mù làn hay hải quỳ… Thậm chí, loài mực này còn có thể bắt chước động tác, cách cử động của con vật mà nó mô phỏng, và thay đổi màu sắc của minh cho phù hợp, kể cả các hoa văn trên người.
Bí mật của loài bạch tuộc biết bắt chước này là hệ thần kinh độc đáo, bao gồm 9 bộ óc độc lập với nhau, nhưng được nối liền với một bộ óc trung tâm. Có điều là từ 540 triệu năm nay rồi, hệ thống này không hề tiến hóa.
Lý do là vì kiến thức mà từng con vật thu thập được lại không được truyền đạt lại cho thế hệ sau. Các con mực cái thường chết vì kiệt sức sau khi sinh nở, các con mực con, lớn lên một mình, đều phải tự học lại mọi thứ, và chu kỳ lại cứ tái diễn như thế.
Theo RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét