Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Nghe audio : Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn (Tập 03)

Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn – Tập 3

Tác phẩm : Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn (Tập 03)
Tác giả : Nguyễn Thị Kim Anh
Người đọc : Như Minh
Nhà xuất bản : Trẻ

“…Trước mắt người hầu phòng là thi thể của vị hoàng thân già treo lủng lẳng trên chiếc móc ở khung cửa sổ bằng hai chiếc khăn tay cột vào nhau… Lẽ nào ông ta tự treo cổ được khi mà một bên cánh tay và ba ngón của bàn tay bên kia đã không còn sử dụng được?...”

- Án mạng hay tự vẫn?

- Kẻ mang mặt nạ sắt là ai?

- Đại hồng thủy có thật không?

- Những pho tượng trên đảo Eastern được dựng cho ai?

Còn rất rất nhiều câu hỏi hấp dẫn chờ bạn trong bộ sách TRONG THẲM SÂU CỦA BÍ ẨN. Từng tập một sẽ đưa bạn đến những tầng sâu thẳm nhất của nỗi sợ hãi và hoài vọng nơi con người. Kho tàng bí mật, quái vật nơi biển rộng non cao, chuyện hồn ma bóng quế, những hiện tượng kỳ bí,... tất cả tràn ngập trong bộ sách này để đem đến cho bạn những thang bậc cao nhất của thú vui đọc sách.

Mời các bạn nghe audio tại nguồn Phật Pháp ứng Dụng hoăc Sách Nói 

Phần 1: Giữa huyền thoại và khoa học 

Có chăng sự sống ngoài trái đất? 

Phần 2: Những công trình xây dựng bí ẩn 

Kim tự tháp hình thành từ số pi 

Phần 3: Bí ẩn chốn cung đình 

Huyền thoại cái chết vua Louis XVII 

Nghe theo YouTube

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Nghe audio : Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn (Tập 02)


Tác phẩm : Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn (Tập 02)
Tác giả : Nguyễn Thị Kim Anh
Người đọc : Như Minh
Nhà xuất bản : Trẻ

Dù hiện nay các phương tiện nghiên cứu và kiểm tra có tân tiến đến đâu thì những điều không thể lý giải vẫn cứ tiếp tục xuất hiện theo thời gian. Những bí ẩn đó như một thách thức giúp các nhà nghiên cứu không ngừng tiến lên phía trước, giúp con người mở rộng tầm nhìn và trở về với chính mình, với những suy nghĩ, thói quen và cả nỗi sợ hãi của bản thân.

TRONG THẲM SÂU CỦA BÍ ẨN – Tập 2 thuật lại những bí ẩn lớn của các dân tộc, ngôn ngữ và các nền văn hóa, những câu chuyện kỳ bí trong suốt lịch sử loài người, vén màn bí mật nhiều điều mà sử sách đã bỏ qua. Không chỉ thế những câu chuyện trong tập sách này còn mở rộng cánh cửa giúp trí tưởng tượng của độc giả bay bổng, khơi dậy sự hiếu kỳ, đánh thức khát vọng được ngẫm nghĩ, suy tư và mơ mộng của mỗi con người.

Còn rất rất nhiều câu hỏi hấp dẫn chờ bạn trong bộ sách TRONG THẲM SÂU CỦA BÍ ẨN. Từng tập một sẽ đưa bạn đến những tầng sâu thẳm nhất của nỗi sợ hãi và hoài vọng nơi con người. Kho tàng bí mật, quái vật nơi biển rộng non cao, chuyện hồn ma bóng quế, những hiện tượng kỳ bí,... tất cả tràn ngập trong bộ sách này để đem đến cho bạn những thang bậc cao nhất của thú vui đọc sách.

Mời nghe audio tại nguồn Phật Pháp Ứng Dụng hoặc theo Sách Nói tại đây

Phần 1: Trong nanh vuốt quỷ 

Quyển sách mồi lửa cho giàn thiêu 

Urbain Grandier là sứ giả của quỷ? 

Phần 2: Bí ẩn xung quanh các dân tộc, ngôn ngữ và nền văn minh 

Người Troy có phải là người Pháp? 

Người Polynesia từ đâu đến? 

Sự xa hoa dành cho người chết 

Nghe theo YouTube

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Nghe audio : Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn (Tập 01)



Biên soạn : Nguyễn Thị Kim Anh
Người đọc : Ngọc Hiếu
Nhà xuất bản : Trẻ

Dù hiện nay các phương tiện nghiên cứu và kiểm tra có tân tiến đến đâu thì những điều không thể lý giải vẫn cứ tiếp tục xuất hiện theo thời gian. Những bí ẩn đó như một thách thức giúp các nhà nghiên cứu không ngừng tiến lên phía trước, giúp con người mở rộng tầm nhìn và trở về với chính mình, với những suy nghĩ, thói quen và cả nỗi sợ hãi của bản thân.

Còn rất rất nhiều câu hỏi hấp dẫn chờ bạn trong bộ sách TRONG THẲM SÂU CỦA BÍ ẨN. Từng tập một sẽ đưa bạn đến những tầng sâu thẳm nhất của nỗi sợ hãi và hoài vọng nơi con người. Kho tàng bí mật, quái vật nơi biển rộng non cao, chuyện hồn ma bóng quế, những hiện tượng kỳ bí,...

TRONG THẲM SÂU CỦA BÍ ẨN – tập 1 - sẽ đưa người đọc đến những tầng sâu thẳm nhất của nỗi sợ hãi và hoài vọng nơi con người. Bạn sẽ được tiếp cận không chỉ những thông tin mới nhất mà sẽ còn bị hút vào lối dẫn chuyện có tiết tấu nhanh cùng hình ảnh minh họa sinh động. Những hiện tượng kỳ bí, siêu linh, quái vật nơi biển rộng non cao… tất cả tràn ngập trong tập sách này để đem đến những thang bậc cao nhất của thú vui đọc sách.

Mời các bạn nghe audio tại nguồn Phật Pháp Ứng Dụng hoăc Sách Nói tại đây

Phần 1: Hiện tượng siêu nhiên 

Bị trời thiêu    

Các chiến binh biến vào đám mây      

Phần 2: Quái vật    

Sói, mãnh thú trời Tây    

Mỹ nhân ngư, nàng là ai ?      

Nghe theo YouTube tại đây

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Sách hay : Dạy Con Làm Giàu (13 tập) - Robert T.Kiyosaki & Sharon L.Lechter



SUY NGẪM: Đừng tự hào vì nghèo mà học giỏi. Hãy tự hỏi vì sao giỏi mà vẫn nghèo

Một trong những nguyên nhân khiến người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng nghèo, còn giới trung lưu thì thường mắc nợ chính là vì chủ đề tiền bạc thường được dạy ở nhà chứ không phải ở trường.

Hầu hết chúng ta học cách xử lý tiền bạc từ cha mẹ mình, và thường thì người nghèo không dạy con về tiền bạc mà chỉ nói đơn giản là: "Hãy đến trường và học cho chăm chỉ." Và rồi đứa trẻ có thể sẽ tốt nghiệp với một số điểm xuất sắc nhưng với một đầu óc nghèo nàn về cách quản lý tiền bạc, vì trường học không dạy về chuyện tiền nong mà chỉ tập trung vào việc giáo dục sách vở và những kỹ năng nghề nghiệp mà không nói gì về kỹ năng tài chính.
Đó chính là lý do tại sao những nhân viên ngân hàng, bác sĩ, kế toán thông minh dù đạt được nhiều điểm số xuất sắc ở trường nhưng lại gặp nhiều rắc rối tài chính suốt đời. Và những món nợ quốc gia chóng mặt thường bắt nguồn từ những vị lãnh đạo có học vấn cao, nhưng chỉ được huấn luyện rất ít hoặc không có chút kỹ năng nào về vấn đề tài chính.

Một quốc gia có thể tồn tại như thế nào nếu việc dạy trẻ con quản lý tiền bạc vẫn là trách nhiệm của phụ huynh, mà hầu hết họ không có nhiều kiến thức về vấn đề này?

Chúng ta phải làm gì để thay đổi số phận tiền bạc lận đận của mình? Nhà giàu đã làm giàu như thế nào từ hai bàn tay trắng?...

Có lẽ bạn sẽ tìm thấy cho mình những lời giải đáp về các vấn đề đó trong những cuốn sách này. Tuy nhiên, do khác biệt về văn hoá, tập quán và chính thể, có thể một số phần nào đó của cuốn sách sẽ khiến bạn thấy lạ lẫm, thậm chí chưa đồng tình... dù rằng đây là một cuốn sách đã được đón nhận nồng nhiệt ở rất nhiều nước trên thế giới.

Chúng tôi giới thiệu cuốn sách này với mong muốn giúp bạn có thêm nguồn tham khảo về một trong những lĩnh vực cần dạy con trẻ biết trước khi vào đời của các bậc phụ huynh ở các nước khác...

Đây là trọn bộ 13 tập của bộ sách này, nghe toàn bộ tại đây:

Dạy con làm giàu Tập I: Cha giàu cha nghèo để không có tiền vẫn tạo ra tiền (Rich Dad Poor Dad). [PDF] - [Audio] - [MP3]

Dạy con làm giàu Tập II: Sử dụng đồng vốn để được thoải mái về tiền bạc (The Cashflow Quadrant).[PDF] - [Audio] - [MP3]

Dạy con làm giàu Tập III: Hướng dẫn đầu tư để trở thành nhà đầu tư lão luyện (Guide To Investing) . [PDF] - [Audio] - [MP3]

Dạy con làm giàu Tập IV: Con giàu con thông minh để có khởi đầu thuận lợi về tài chính (Rich Kid Smart Kid). [PDF] - [Audio] - [MP3]

Dạy con làm giàu Tập V: Để có sức mạnh về tài chính nghỉ hưu sớm nghỉ hưu giàu (Retire Young Retire Rich) . [PDF] - [Audio] - [MP3]

Dạy con làm giàu Tập VI: Những câu chuyện thành công (Success Stories) . [PDF] - [Audio] - [MP3]

Dạy con làm giàu Tập VII: Ai lấy tiền của tôi ? (Who Took My Money ?) . [PDF] - [Audio] - [MP3]

Dạy con làm giàu Tập VIII: Để có những đồng tiền tích cực (guide To Becmng Rich Without Cutting Up Your Credit Cards) . [PDF] - [Audio] - [MP3]

Dạy con làm giàu Tập IX: Những bí mật về tiền bạc - điều mà bạn không học ở nhà trường ! (Rich Dad Poor Dad For Teens The Secrets About Money - That You Don't Learn In School !) . [PDF] - [Audio] - [MP3]

Dạy con làm giàu Tập X: Trước khi bạn thôi việc 10 bài học thực tế bạn không nên bỏ qua nếu muốn mở công ty riêng (Before You Quit Your Job 10 Real - Life Lessons Every Entrepreneur Should Know About Building a Multimillion - Dollar Business) . [PDF] - [Audio] - [MP3]

Dạy con làm giàu Tập XI: Trường dạy kinh doanh cho những ngưởi thích giúp đỡ người khác (Business School For People Who Like Helping People) . [PDF] - [Audio] - [MP3]

Dạy con làm giàu Tập XII: Xây con thuyền tài chính của bạn (Prophecy Why The Biggest Stock Market Crash in History is Still coming ... anh How You Can Prepare Yourself and Profit from It) . [PDF] - [Audio] - [MP3]

Dạy con làm giàu Tập XIII: Nâng cao chỉ số IQ tài chính trở nên thông minh hơn với đồng tiền của bạn (Ncrease Your Financial IQ Get Smarter With Your Money) . [PDF] - [Audio] - [MP3]

Download sách pdf, prc từ tập 1 đến tập 13 theo MediaFire tại đây

Xin mời nghe trực tiếp audio Dạy Con Làm Giàu từ tập 01 đến tập 13, nghe theo Playlist YouTube tại đây. hoặc tại đây



Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Nghe audio truyện cổ tích : Mẹ kể con nghe - Biên soạn : Võ Ngọc Châu , Người đọc : Phương Minh.



Tác phẩm : Mẹ kể bé nghe
Người đọc: Phương Minh 
Biên soan: Võ Ngọc Châu

Kho tàng truyện cổ tích vô cùng đa dạng và phong phú , mỗi một câu chuyện là một bài học cho cuộc sống , đặc biệt là cho lứa tuổi thiếu nhi , các bà mẹ trẻ có thể kể cho bé nghe trước khi đi ngủ .

Kỳ này , Blog Duy Duy giới thiệu khoảng 42 câu truyện , mời các bạn nghe đọc truyện, nguồn theo PhatPhapUngDung tại đây :

01. Lợn con học nghề


02. Gà Trống con mời khách


03. Gấu lười mua dưa


04. Hoa Hồng và hoa Loa Kèn

05. Ba chú gấu

06. Khỉ sợ leo cây

07. Con Cua ngang bướng

08. Chuột Nhắt tìm bạn


09. Sẻ con "gì cũng biết"


10. Quạ và Chồn

11. Con Thằn Lằn dối trá

12. Gà và Cáo

13. Ngựa đỏ và Lạc Đà nhỏ

14. Rùa nhỏ tìm việc làm

15. Mua giày

16. Chiếc mũ đỏ

17. Ếch lên cung trăng

18. Chồn và Chuột núi

19. Vì sao Voi được thương?

20. Ai thông minh nhất

 
21. Đom Đóm tìm bạn

22. Cá Vàng con nhổ răng

23. Khỉ con đi học

24. Trời sắp mưa

25. Gấu Chó làm vườn

26. Gấu con nhổ răng

27. Thằn Lằn mượn đuôi

28. Khỉ con ăn quả

29. Voi mẹ và Voi con


30. Chú Rùa thông minh

31. Chồn lái xe

32. Anh em khỉ trồng bắp

33. Ai mất đuôi

34. Lông này của ai?


35. Chim bay trong lưới

36. Bác nông dân và con sói đói

37. Mèo con không vâng lời

38. Ngựa con qua sông

39. Vịt con học bơi

40. Thỏ con "tôi biết rồi"


41. Củ cải lại trở về

42. Ốc Sên dời nhà

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Giáo lý Thánh Kinh: Bài 25 - Lề Luật (Trình bày : ĐGM Phê Rô Nguyễn Văn Khảm)



Bài 25. LỀ LUẬT

WGPSG -- Luật luân lý ấn định những quy tắc hành động dẫn đưa con người tới vinh phúc Thiên Chúa đã hứa, và ngăn cấm những con đường dẫn đến sự dữ khiến con người xa lìa Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô là con đường trọn lành và là mục đích của lề luật, vì chỉ có Người mới ban sự công chính của Thiên Chúa : “Cứu cánh của Lề luật là Đức Kitô, khiến bất cứ ai tin đều được nên công chính” (Rm 10,4).
I. LUẬT LUÂN LÝ TỰ NHIÊN
1. Kinh Thánh
- Roma 2,14-16 : “Dân ngoại là những người không có Luật Môsê, nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy, thì họ là Luật cho chính mình, mặc dù họ không có Luật Môsê. Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ… Người ta sẽ thấy điều đó trong ngày Thiên Chúa cho Đức Kitô Giêsu đến xét xử những gì bí ẩn nơi con người theo Tin Mừng tôi rao giảng”.
2. Giáo lý
- Luật tự nhiên diễn tả cảm thức luân lý nguyên thủy, nhờ đó con người phân định được điều gì là tốt và điều gì là xấu, điều gì là chân lý và điều gì là dối trá. Luật ấy đã được viết và ghi khắc trong tâm hồn con người. Gọi là luật tự nhiên (lex naturalis) vì những luật đó thuộc riêng về bản tính nhân loại.
- Luật tự nhiên nêu ra những mệnh lệnh đầu tiên và căn bản điều khiển đời sống luân lý. Những mệnh lệnh này được cụ thể hóa trong Mười Điều Răn.
-Luật tự nhiên có giá trị phổ quát, nghĩa là cho tất cả mọi người. Dù sống trong những nền văn hóa khác biệt, luật tự nhiên vẫn là quy tắc nối kết con người với nhau và ấn định những nguyên tắc chung.
- Luật tự nhiên là bất biến và trường tồn qua những biến thiên của lịch sử, ví dụ trộm cắp là một tội.
- Trong hoàn cảnh con người bị ảnh hưởng bởi tội tổ tông, cần có ân sủng và mặc khải để con người có thể nhận biết các chân lý tôn giáo và luân lý cách chắc chắn và vững vàng hơn.
II. LUẬT CŨ
1. Kinh Thánh
- Roma 2,17-24 : “Còn bạn, bạn mang tên là người Do Thái, lại ỷ rằng mình có Lề Luật, và tự hào vì mình có Thiên Chúa; bạn được biết ý Ngài, được Lề Luật dạy cho điều hay lẽ phải; bạn xác tín rằng mình là người dẫn dắt kẻ mù lòa, là ánh sáng cho kẻ ở trong bóng tối, là nhà giáo dục kẻ u mê, là thầy dạy người non dại, vì bạn tưởng mình có Lề Luật là có tất cả tri thức và chân lý. Vậy, bạn biết dạy người khác mà lại không dạy chính mình!..Bạn tự hào vì có Lề luật nhưng bạn lại vi phạm Lề luật, và như vậy bạn làm nhục Thiên Chúa! Thật đúng như lời chép : Chính vì các ngươi mà Danh Thiên Chúa bị phỉ báng giữa chư dân”.
2. Giáo lý
- Luật cũ hay Luật Môsê là luật Thiên Chúa đã mặc khải cho dân Israel trong Cựu Ước, được tóm kết trong Mười Điều Răn.
- Các mệnh lệnh của Mười Điều Răn đặt nền tảng cho ơn gọi của con người, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Những mệnh lệnh ấy ngăn cấm những gì nghịch lại tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân, cũng như quy định những đòi hỏi căn bản của tình yêu đó.
- Luật cũ là sự chuẩn bị cho Tin Mừng, giúp con người đón nhận Đức Kitô và Tin Mừng của Người.
III. LUẬT MỚI
1. Kinh Thánh
- Giêrêmia 31,31-34 : “Ta hoàn thành một Giao Ước Mới với nhà Israel và nhà Giuđa…Ta sẽ ghi vào lòng trí chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng lề luật của Ta; Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là Dân của Ta”.
- Mt 7,12 : “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì luật Môsê và lời các tiên tri là như thế”.
- 1Cor 13 : Bài ca đức Mến “Trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả”.
2. Giáo lý
- Luật mới hay Luật Tin Mừng được Đức Kitô công bố trong Bài Giảng trên núi (Mt 5,17-19). Luật mới cũng là ân sủng của Chúa Thánh Thần và luật nội tâm của đức mền, vì luật này hoạt động nhờ đức mến.
- Luật Tin Mừng hoàn thành các mệnh lệnh của Lề luật, không phải bằng cách thêm vào những mệnh lệnh mới, nhưng bằng cách (1) biến đổi gốc rễ của các hành vi, là trái tim, nơi con người chọn lựa giữa thanh sạch và ô uế; (2) quy hướng các hành vi tôn giáo về Chúa Cha, thay vì quy về bản thân mình.
- Toàn bộ Luật Tin Mừng được chứa đựng trong điều răn mới của Chúa Giêsu (Ga 15,12). Khuôn vàng thước ngọc của Luật mới là : “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12).
- Giáo lý luân lý trong giáo huấn của các Tông Đồ giúp chúng ta hiểu rõ hơn luật mới của Đức Kitô và áp dụng vào đời sống.
- Ngoài những điều răn, Luật mới còn bao gồm những lời khuyên Phúc Âm, biểu lộ một đức mến muốn đi xa hơn nữa trên đường trọn lành. Những lời khuyên ấy chỉ ra những con đường trực tiếp hơn dẫn đến sự trọn lành, nhưng cần được thực thi tùy theo ơn gọi của mỗi người.
Phút hồi tâm
“Bạn biết dạy người khác mà lại không biết dạy chính mình. Bạn giảng : đừng trộm cắp, nhưng bạn lại trộm cắp! Bạn nói : chớ ngoại tình, nhưng bạn lại ngoại tình! Bạn gớm ghét ngẫu tượng mà bạn lại cướp bóc đền miếu! Bạn tự hào vì có Lề luật, mà bạn lại vi phạm Lề luật, và như vậy, bạn làm nhục Thiên Chúa” (Roma 2,21-24).

Mời nghe audio theo sự trình bày của ĐGM Phê Rô Nguyễn Văn Khảm

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Nghe audio truyện : Thủy Hử và Hậu Thủy Hử ( Thi Nại Am )




Tác phẩm : Thủy Hử
Tác giả: Thi Nại Am



Thủy hử hay Thủy hử truyện, nghĩa đen là "bến nước", là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử thường ghi là Thi Nại Am; cũng có người cho là của La Quán Trung. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự .Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Theo Lỗ Tấn, có tổng cộng 6 bản Thủy hử, thuộc hai loại: 70 hồi và trên 70 hồi. Loại 70 hồi thường chỉ khác nhau chút ít ở hồi cuối cùng - hồi 71, do nhà bình luận hoặc người đứng ra khắc in thêm vào, nhưng đều ghi rõ tác giả là Thi Nại Am và đều dừng lại ở thắng lợi của nghĩa quân - Loại trên 70 hồi có nhiều bản, 100 hồi, 115 hồi, 120 hồi, 141 hồi, trong đó 70 hồi đầu giống nhau, những hồi sau khác nhau về tình tiết câu chuyện nhưng đều nói đến quá trình thất bại của quân Lương Sơn Bạc.

Quá trình tập hợp của các anh hùng thảo dã tại bến nước để hình thành quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc được Thi Nại Am dành 70 hồi để diễn giải. Từ một thảo dân lông bông, Cao Cầu gặp may hết lần này tới lần khác, trở thành sủng thần của vua Tống Huy Tông và được phong chức Thái uý. Mối liên kết giữa các gian thần Cao Cầu, Lương Trung Thư, Vương Tiễn... và bộ máy quan lại tham lam, xảo quyệt, độc ác bên dưới đã làm hại các trung thần của triều đình (Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí Linh, Tống Giang, Hoa Vinh...) khiến họ lần lượt phải bỏ sự nghiệp đi theo Lương Sơn Bạc.

Cũng có những anh hùng xuất thân nơi thôn dã, không có chức vụ quyền hành nhưng bất bình với sự áp chế, bóc lột của quan lại địa phương như Lý Quỳ, Sử Tiến, Lưu Đường... nên đã ra tay cứu giúp người hoạn nạn hoặc tự cứu bản thân mình, trở thành người phạm tội với triều đình và cũng lên Lương Sơn.

Từng nhóm anh hùng được tập hợp riêng lẻ, rồi sau đó tất cả đều tụ về Lương Sơn. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về Thủy hử, có những người con đường lên Lương Sơn vòng vo nhiều lần như Tống Giang, lại có những người con đường lên Lương Sơn thẳng tuột như Lý Quỳ. Thủy hử phản ánh thực trạng trong xã hội phong kiến nhiều đời: "quan bức thì dân phản", điều đó rất hợp với tâm lý của đông đảo quần chúng lao động nghèo khổ bị bóc lột, áp bức nên Thủy hử dễ đi sâu vào tiềm thức của nhân dân.

Điều khiến Thủy hử trở nên ly kỳ, hấp dẫn là ngoài tính cách đa dạng của các nhân vật, các tình tiết còn mang nhiều tính bất ngờ, thú vị cho người đọc. Người thủ lĩnh đầu tiên của Lương Sơn Bạc là Vương Luân, nhưng chính Vương Luân lại bị Lâm Xung giết để tôn Tiều Cái. Tiều Cái được xem là người khai sáng Lương Sơn, nhưng lại không thuộc vào số 108 vị anh hùng - không thuộc vào 36 vị thiên cang hay 72 vị địa sát - vì ông bị tử trận trước khi Lương Sơn tập hợp đủ 108 người. Tài năng, tính cách của các anh hùng Lương Sơn cũng phong phú, mỗi người một vẻ. Ngoài những người giỏi chinh chiến trên lưng ngựa như Quan Thắng, Lâm Xung, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Đổng Bình... đánh bộ như Lý Quỳ, Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm... còn một đội ngũ các tướng chuyên đánh thủy quân như anh em Trương Hoành - Trương Thuận, 3 anh em họ Nguyễn và cả Lý Tuấn; các quân sư tài ba như Ngô Dụng, Chu Vũ; những người di chuyển nhanh hoặc giỏi đột nhập như Đới Tung, Thời Thiên... Đặc biệt, trong các anh hùng Lương Sơn còn có 3 phụ nữ (Cố Đại Tẩu, Hỗ Tam Nương và Tôn Nhị Nương).

Lương Sơn Bạc phát triển đến cực thịnh ở hồi 70 với việc tập hợp đủ 108 vị anh hùng được phân thứ hạng và nhiệm vụ ở Lương Sơn. Triều đình nhà Tống nhiều lần phát quân đi đánh dẹp đều bị quân khởi nghĩa đánh bại.

Thái úy Cao Cầu đích thân cầm quân đi dẹp, bị quân Lương Sơn bắt sống. Tuy nhiên, do thủ lĩnh Tống Giang mang nặng tư tưởng trung quân ái quốc nên đã sai thả Cao Cầu và xin được về quy thuận triều đình.

Dù bị nhiều ý kiến phản đối (nhất là Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm và Lý Quỳ), Tống Giang vẫn quyết ý dẫn các thủ hạ về quy hàng khi được triều đình chiêu an.

Sau khi về hàng triều đình, quân Lương Sơn được điều đi chống quân nhà Liêu xâm phạm bờ cõi nhà Tống. Quân Lương Sơn thắng quân Liêu liên tiếp nhiều trận, sắp tiến đến kinh đô nước Liêu thì vua Huy Tông theo lời các gian thần, chấp thuận cho nước Liêu giảng hòa và hạ lệnh Tống Giang rút quân.

Trở về, triều đình lại phái quân Lương Sơn đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa khác của Điền Hổ, Vương Khánh và Phương Lạp. Với đội ngũ thiện chiến, tài năng, quân Lương Sơn dưới cờ hiệu của triều đình nhà Tống đã dẹp được cả 3 cuộc khởi nghĩa quy mô lớn này.

Khi đánh quân Liêu và các cuộc khởi nghĩa nông dân khác của Điền Hổ, Vương Khánh, họ toàn thắng và không có tướng lãnh nào tử vong. Tuy nhiên, khi đánh Phương Lạp, quân Lương Sơn bị tổn thất nặng. Và khi giặc giã không còn, nhà Tống tìm cách trừ khử họ.

Mời các bạn xem truyện "Thủy Hử" tại đây và "Hậu Thủy Hử" tại đây

Mời các bạn nghe audio truyện "Thủy Hử" theo file MP3

01_Thuy_Hu_Hoi_thu_01.mp3 

02_Thuy_Hu_Hoi_thu_02.mp3 

03_Thuy_Hu_Hoi_thu_03.mp3 

04_Thuy_Hu_Hoi_thu_04.mp3 

05_Thuy_Hu_Hoi_thu_05.mp3 

06_Thuy_Hu_Hoi_thu_06.mp3 

07_Thuy_Hu_Hoi_thu_07.mp3 

08_Thuy_Hu_Hoi_thu_08.mp3 

09_Thuy_Hu_Hoi_thu_09.mp3 

10_Thuy_Hu_Hoi_thu_10.mp3 

11_Thuy_Hu_Hoi_thu_11.mp3 

12_Thuy_Hu_Hoi_thu_12.mp3 

13_Thuy_Hu_Hoi_thu_13.mp3 

14_Thuy_Hu_Hoi_thu_14.mp3 

15_Thuy_Hu_Hoi_thu_15.mp3 

16_Thuy_Hu_Hoi_thu_16.mp3 

17_Thuy_Hu_Hoi_thu_17.mp3 

18_Thuy_Hu_Hoi_thu_18.mp3 

19_Thuy_Hu_Hoi_thu_19.mp3 

20_Thuy_Hu_Hoi_thu_20.mp3 

21_Thuy_Hu_Hoi_thu_21.mp3 

22_Thuy_Hu_Hoi_thu_22.mp3 

23_Thuy_Hu_Hoi_thu_23.mp3 

24_Thuy_Hu_Hoi_thu_24.mp3 

25_Thuy_Hu_Hoi_thu_25.mp3 

26_Thuy_Hu_Hoi_thu_26.mp3 

27_Thuy_Hu_Hoi_thu_27.mp3 

28_Thuy_Hu_Hoi_thu_28.mp3 

29_Thuy_Hu_Hoi_thu_29.mp3 

30_Thuy_Hu_Hoi_thu_30.mp3 

31_Thuy_Hu_Hoi_thu_31.mp3 

32_Thuy_Hu_Hoi_thu_32.mp3 

33_Thuy_Hu_Hoi_thu_33.mp3 

34_Thuy_Hu_Hoi_thu_34.mp3 

35_Thuy_Hu_Hoi_thu_35.mp3 

36_Thuy_Hu_Hoi_thu_36.mp3 

37_Thuy_Hu_Hoi_thu_37.mp3 

38_Thuy_Hu_Hoi_thu_38.mp3 

39_Thuy_Hu_Hoi_thu_39.mp3 

40_Thuy_Hu_Hoi_thu_40.mp3 

41_Thuy_Hu_Hoi_thu_41.mp3 

42_Thuy_Hu_Hoi_thu_42.mp3 

43_Thuy_Hu_Hoi_thu_43.mp3 

44_Thuy_Hu_Hoi_thu_44.mp3 

45_Thuy_Hu_Hoi_thu_45.mp3 

46_Thuy_Hu_Hoi_thu_46.mp3 

47_Thuy_Hu_Hoi_thu_47.mp3 

48_Thuy_Hu_Hoi_thu_48.mp3 

49_Thuy_Hu_Hoi_thu_49.mp3 

50_Thuy_Hu_Hoi_thu_50.mp3 

51_Thuy_Hu_Hoi_thu_51.mp3 

52_Thuy_Hu_Hoi_thu_52.mp3 

53_Thuy_Hu_Hoi_thu_53.mp3 

54_Thuy_Hu_Hoi_thu_54.mp3 

55_Thuy_Hu_Hoi_thu_55.mp3 

56_Thuy_Hu_Hoi_thu_56.mp3 

57_Thuy_Hu_Hoi_thu_57.mp3 

58_Thuy_Hu_Hoi_thu_58.mp3 

59_Thuy_Hu_Hoi_thu_59.mp3 

60_Thuy_Hu_Hoi_thu_60.mp3 

61_Thuy_Hu_Hoi_thu_61.mp3 

62_Thuy_Hu_Hoi_thu_62.mp3 

63_Thuy_Hu_Hoi_thu_63.mp3 

64_Thuy_Hu_Hoi_thu_64.mp3 

65_Thuy_Hu_Hoi_thu_65.mp3 

66_Thuy_Hu_Hoi_thu_66.mp3 

67_Thuy_Hu_Hoi_thu_67.mp3 

68_Thuy_Hu_Hoi_thu_68.mp3 

69_Thuy_Hu_Hoi_thu_69.mp3 

70_Thuy_Hu_Hoi_thu_70.mp3 


Mời nghe audio theo YouTube tại đây :



Mời các bạn nghe audio truyện "Hậu Thủy Hử" , tải về tại đây :



Mời các bạn xem bộ phim tại đây , hoặc xem theo Playlist YouTube tại đây

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Giáo Lý Thánh Kinh : Bài 24 - Nhân Đức ( Trình bày : ĐGM Phê Rô Nguyễn Văn Khảm )



Bài 24. NHÂN ĐỨC
Con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, nhưng tội lỗi đã làm cho hình ảnh ấy lu mờ. Ân sủng Thiên Chúa giúp chúng ta làm mới lại hình ảnh Thiên Chúa trong tâm hồn, tuy nhiên cần phải cộng tác với ân sủng Thiên Chúa bằng nỗ lực tập luyện các nhân đức : “Mục đích của đời sống nhân đức là trở nên giống Thiên Chúa” (Thánh Grêgôriô Nyssê).
I.CÁC NHÂN ĐỨC NHÂN BẢN
1.Kinh Thánh
-Philip 4,8 : “Những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em để ý”.
-Cn 14,15 : “Người khôn ngoan thì đắn đo từng bước”.
-1 Pr 4,7 : “Anh em hãy sống chừng mực và tiết độ để có thể cầu nguyện được”.
-Lv 19,15 : “Ngươi không được thiên vị người yếu thế, cũng không được nể mặt người quyền quý, nhưng hãy xét xử công minh cho đồng bào của mình”.
-Ga 16,33 : “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian”.
-Hc 18,30 : “Con đừng buông theo các tham vọng của con, nhưng hãy kiềm chế các dục vọng”.
2.Giáo lý
-Các nhân đức nhân bản là những đức tính hướng dẫn, điều khiển đời sống con người cho phù hợp với ơn gọi làm người, sống cuộc đời tốt lành về mặt luân lý.
-Có bốn nhân đức được gọi là nhân đức cột trụ, vì các nhân đức khác đều xoay quanh bốn nhân đức này : khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ.
-Khôn ngoan là khả năng phân định được điều thiện đích thực và lựa chọn những phương tiện thích hợp để đạt tới điều thiện đó. Nhờ nhân đức này, chúng ta áp dụng các nguyên tắc luân lý vào những trường hợp cụ thể mà không bị sai lầm. Khôn ngoan đích thực không đồng nghĩa với tráo trở hay lừa đảo, nhút nhát hay sợ sệt.
-Công bằng là quyết tâm trả lại những gì mình mắc nợ với Thiên Chúa cũng như với người khác. Người sống công bằng sẽ không thiên vị đối với bất cứ ai cũng như với công ích. Người công bằng luôn ngay thẳng trong ý nghĩ cũng như hành động.
-Can đảm là kiên trì và quyết tâm theo đuổi điều thiện ngay giữa những khó khăn thử thách, dám chống lại những cám dỗ và vượt qua những chướng ngại trong đời sống luân lý. Đức can đảm giúp chúng ta chiến thắng sợ hãi và dám chấp nhận hi sinh.
-Tiết độ là nhân đức điều tiết sức lôi cuốn của những thú vui, chừng mực trong việc sử dụng của cải trần thế, làm chủ bản năng, kiềm chế ham muốn của dục vọng.
II.CÁC NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN
1.Kinh Thánh
-Roma 1,17 : “Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống”; Gc 2,26 : “Đức tin không có hành động là đức tin chết”.
-Dt 10,23 : “Chúng ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hi vọng của chúng ta cách vững vàng, vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín”.
-Ga 15,12 : “Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
2.Giáo lý
-Các nhân đức đối thần trực tiếp quy chiếu về Thiên Chúa, và Thiên Chúa Ba Ngôi chính là cội nguồn, động lực và đối tượng của các nhân đức này. Nhờ đó, chúng ta có khả năng hành động như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng sự sống vĩnh cửu.
-Đức Tin là tin vào Thiên Chúa và tất cả những gì Ngài đã nói, đã mặc khải, và những gì Hội Thánh dạy phải tin. Nhờ đức tin, người tín hữu phó thác toàn thân cho Chúa và sống theo thánh ý Chúa; vì thế, sống đức tin gắn liền với việc sống đức cậy và đức mến. Không chỉ sống đức tin, chúng ta còn phải can đảm tuyên xưng, làm chứng và truyền bá đức tin cho người khác.
-Đức Cậy (Hi vọng) là khao khát Nước Trời và đời sống vĩnh cửu, dựa vào ân sủng Chúa ban chứ không dựa vào sức mạnh loài người. Đức Cậy đáp ứng những khát vọng sâu xa trong lòng người, cũng là vũ khí bảo vệ chúng ta trước những cám dỗ và thử thách trong đời, để luôn hướng đến ơn cứu độ. Tổ phụ Abraham là gương mẫu điển hình của lòng trông cậy. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cũng là những chứng nhân anh dũng của niềm hi vọng Kitô giáo.
-Đức Mến là yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự vì chính Ngài, và vì yêu mến Chúa, chúng ta yêu mến tha nhân như chính mình. Chúa Giêsu lấy đức Mến làm điều răn mới, và Người dạy các Kitô hữu phải yêu mến cả kẻ thù. Thánh Phaolô coi đức mến là cốt lõi của đời sống Kitô hữu : “Hiện nay, đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cor 13,13).
Phút hồi tâm
“Nếu chúng ta xa lánh điều xấu vì sợ hình phạt, chúng ta sẽ sống trong tâm trạng của người nô lệ. Nếu chạy theo sự cám dỗ của phần thưởng, chúng ta sẽ giống như người làm thuê. Nhưng nếu sống tốt vì chính sự đáng kính và vì tình yêu của Đấng ban hành lề luật, thì chúng ta sẽ thật sự sống tâm tình của những người con” (Thánh Basilisô Cả).
Cầu nguyện
Hát: Con vẫn trông cậy Chúa
Mời nghe audio theo sự trình bày của ĐGM Phê Rô Nguyễn Văn Khảm

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Giáo lý Thánh Kinh: Bài 23 - Tội lỗi và ân sủng



Bài 23 - TỘI LỖI VÀ ÂN SỦNG

I. THỰC TẠI TỘI LỖI
1. Kinh Thánh
- 1Ga 1,8-9: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta. Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, thì Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính”.
- Mt 15,19-20: “Tự lòng người phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống. Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế”.
- Tv 51,6: “Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài”.
2. Giáo lý
- Tội là sự thiếu vắng tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa, với tha nhân, và với chính mình, vì sự quyến luyến lệch lạc với một số điều tốt đẹp nào đó. Cách cụ thể, tội được định nghĩa là “một hành vi, lời nói, hoặc ước muốn trái nghịch với Lề luật vĩnh cửu”.
- Tội là sự xúc phạm đến Thiên Chúa, “yêu mình đến mức khinh chê Thiên Chúa”, bất tuân và nổi loạn chống Thiên Chúa.
- Tội lỗi rất đa dạng và truyền thống Hội Thánh vẫn phân biệt tội trọng và tội nhẹ.
- Để là tội trọng, phải hội đủ ba điều kiện:
(1) Chất liệu nghiêm trọng của tội. Mức độ nghiêm trọng có thể khác nhau, vd. giết người thì nghiêm trọng hơn trộm cắp;
(2) Nhận thức đầy đủ, hiểu biết hành vi của mình là tội;
(3) Chủ ý ưng thuận chứ không vì ép buộc.
- Người ta phạm tội nhẹ khi
(1) không tuân giữ những điều nhẹ của luật luân lý;
(2) không tuân giữ luật luân lý trong điều nặng, vì không có nhận thức đầy đủ hoặc không hoàn toàn ưng thuận.
-Tội là một hành vi cá nhân nhưng chúng ta có phần trách nhiệm nếu cộng tác vào các tội đó, ví dụ: tham gia trực tiếp, ra lệnh hay cổ võ, không ngăn cản khi có thể, che chở người làm điều xấu.

II. LÒNG THIÊN CHÚA THƯƠNG XÓT
1. Kinh Thánh
- Mt 1,21: “Ông phải đặt tên con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ”.
- Mt 26,28: “Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội”.
- Rm 5,20: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội”.
2. Giáo lý
- Trong Kinh Thánh, Thiên Chúa tự tỏ mình ra như Đấng nhân hậu, từ bi và giầu lòng thương xót. Lòng thương xót ấy được biểu lộ trọn vẹn nơi Chúa Giêsu, cách riêng trong mầu nhiệm Khổ nạn và Phục sinh.
- Để đón nhận lòng thương xót của Chúa, chúng ta cần thú nhận tội lỗi của mình. Cũng như thầy thuốc xem xét vết thương trước khi chữa lành bệnh nhân, ân sủng Thiên Chúa ban cũng vạch trần tội lỗi nhằm hoán cải con tim của chúng ta, nhờ đó chúng ta đón nhận ơn tha thứ, được nên “công chính để sống đời đời trong Đức Giêsu Kitô” (Rm 5,21).
Phút hồi tâm
“Bao lâu còn mang thân xác, con người không thể không phạm tội, ít là tội nhẹ. Nhưng bạn chớ coi thường các tội mà chúng ta gọi là nhẹ : nếu bạn coi là nhẹ khi bạn cân chúng, thì bạn phải run sợ khi bạn đếm chúng. Nhiều vật nhỏ làm thành một khối lớn, nhiều giọt nước làm thành một con sông, nhiều hạt lúa làm thành một đống lúa. Vậy còn hi vọng gì? Trước hết, hãy đi xưng tội…” (Thánh Augustinô).
Cầu nguyện
Mời nghe audio theo sự trình bày của ĐGM Phê Rô Nguyễn Văn Khảm



Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Giáo lý Thánh Kinh : Bài 22 - Lương Tâm



Bài 22. LƯƠNG TÂM

“Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Ngài vang dội trong thẳm sâu lòng họ” (Hiến chế Vui Mừng và Hi Vọng, số 16).

I. TIẾNG LƯƠNG TÂM
1. Kinh Thánh
- Roma 2,14-16: “Dân ngoại là những người không có Luật Môsê, nhưng một khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy, thì họ là Luật cho chính mình… Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó vì họ tự phán đoán trong lòng, khi thì cho mình là trái, khi thì cho mình là phải”.
- 1 Gioan 3,19-20: “Chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa. Vì nếu lòng chúng ta có cáo tội chúng ta, thì Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Ngài biết hết mọi sự”.
2. Giáo lý
- Lương tâm hiện diện trong sâu thẳm lòng người, chỉ bảo cho con người vào đúng lúc phải làm lành hay lánh dữ, chuẩn y những chọn lựa tốt và phản đối những chọn lựa xấu. Nhờ phán đoán của lương tâm, con người cảm thấy và nhận biết những quy định của Lề luật thần linh.
“Lương tâm là vị đại diện thứ nhất trong tất cả các đại diện của Đức Kitô” (Hồng y Newman).
- Để lắng nghe và tuân theo tiếng lương tâm, cần phải trở về với lòng mình, vun đắp đời sống nội tâm. Đây là đòi hỏi đặc biệt cần thiết ngày nay trong một thời đại quá ồn ào và xáo động.
-Con người có quyền hành động cách tự do theo lương tâm, vì thế Giáo Hội tuyên bố : “Không được cưỡng bức ai hành động trái với lương tâm của họ. Cũng không được ngăn cản họ hành động theo lương tâm, nhất là trong vấn đề tôn giáo” (Tuyên ngôn Phẩm giá con người, số 3).

II. PHÁN ĐOÁN SAI LẠC
1. Kinh Thánh
- 1Timôthê 3,9: Các trợ tá “phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn. Họ phải bảo toàn mầu nhiệm đức tin với lương tâm trong sạch”.
-2 Timôthê 1,3: “Tôi tạ ơn Thiên Chúa, Đấng tôi phụng thờ với lương tâm trong sạch”.
- 1Phêrô 3,21: “Lãnh nhận Phép Rửa không phải là được tẩy sạch vết nhơ thể xác, nhưng là cam kết với Thiên Chúa sẽ giữ lương tâm torng trắng, nhờ sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô”.
- Công Vụ 24,16: “Cả tôi nữa, tôi cố gắng để trước mặt Thiên Chúa và người ta, lương tâm tôi không có gì đáng chê trách”.
2. Giáo lý
- Lương tâm có thể rơi vào tình trạng thiếu hiểu biết và đưa ra những phán đoán sai lầm. Điều này có thể xảy ra do bản thân mỗi người, ví dụ : thói quen phạm tội khiến lương tâm bị mù quáng, nô lệ các đam mê, khước từ thẩm quyền và đạo lý của Hội Thánh… Khi đó, cá nhân phải chịu trách nhiệm về sự sai lầm.
- Trong trường hợp sự thiếu hiểu biết là không thể vượt thắng, thì cá nhân không phải chịu trách nhiệm; tuy nhiên cái xấu vẫn là xấu và cần sửa chữa những sai lầm.
- Đức tin chân chính sẽ soi sáng cho lương tâm ngay chính và trong sạch.

III. HUẤN LUYỆN LƯƠNG TÂM
1. Kinh Thánh
- Mt 7,12: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta”.
- 1Cor 8,12: “Phạm đến anh em và làm thương tổn lương tâm yếu đuối của họ là phạm đến Đức Kitô”.
- Roma 14,21: “Tốt nhất là tránh những gì có thể gây cớ cho anh em mình vấp ngã”.
2. Giáo lý
- Vì phán đoán của lương tâm có thể sai do thiếu hiểu biết, do những ảnh hưởng tiêu cực và do cám dỗ xấu, nên cần huấn luyện cho mình một lương tâm ngay chính và chân thật: một lương tâm đưa ra những phán đoán phù hợp với điều thiện đích thực mà Chúa muốn.
- Việc huấn luyện lương tâm phải được bắt đầu từ tấm bé và kéo dài suốt cuộc đời. Trong việc huấn luyện này, Lời Chúa phải là ánh sáng soi dẫn chúng ta. Đồng thời phải lắng nghe những giáo huấn của Hội Thánh vì những giáo huấn này hiện tại hóa Lời Chúa trong hoàn cảnh sống của con người. Những hồng ân của Chúa Thánh Thần, chứng tá và lời khuyên nhủ của người đạo đức…tất cả là sự nâng đỡ trong việc huấn luyện lương tâm.
- Những quy tắc sau cần được áp dụng trong mọi trường hợp:
(1) Không bao giờ được nhân danh điều tốt để làm điều xấu (mục đích biện minh cho phương tiện);
(2) Hãy làm cho tha nhân điều mà chúng ta muốn họ làm cho mình (Mt 7,12);
(3) Luôn tôn trọng tha nhân và lương tâm của họ (Roma 14,21).
Phút hồi tâm
Lương tâm là cung thánh của Thiên Chúa nơi lòng người, ở đó mỗi người gặp gỡ Chúa và lắng nghe tiếng Ngài. Tôi có thường xuyên lắng nghe không?
Cầu nguyện:
Hát “Lắng nghe Lời Chúa”

Mời nghe audio theo sự trình bày của ĐGM Phê Rô Nguyễn Văn Khảm