Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010
Phúc âm Chúa Nhật 31 Q.N.C (31/10/2010)
Bản tin thời sự tổng hợp ngày 29/10/2010
Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010
Bản tin thời sự tổng hợp ngày 28/10/2010
Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010
Nghe audio truyện: "Ỷ Thiên Đồ Long ký" của Kim Dung
Ỷ Thiên Đồ Long ký (còn được dịch ra tiếng Việt là Cô gái Đồ Long) là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung. Đây là cuốn cuối cùng trong bộ tiểu thuyết Xạ điêu tam khúc. Tiểu thuyết được xuất bản lần đầu năm 1961 tại Hồng Kông, Trung Quốc bởi Hương Cảng Thương báo và sau đó bản tiếng Việt đã được xuất bản tại Việt Nam bởi Nhà xuất bản Văn học .
Câu chuyện xoay quanh truyền thuyết về Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm là hai báu vật trong võ lâm, nếu ai nắm được cả hai thứ đó sẽ hiệu triệu được thiên hạ:
Võ lâm chí tôn
Bảo đao Đồ Long
Hiệu lệnh thiên hạ
Mạc cảm bất tòng
Ỷ Thiên bất xuất
Thùy mã tranh phong
(Tạm dịch: Trong võ lâm chí tôn, đao báu Đồ Long là hiệu lệnh của thiên hạ, không ai là không theo. Nếu kiếm Ỷ Thiên không xuất hiện (thì) lấy gì cùng nó (Đồ Long) tranh phong?)
Kiếm Ỷ Thiên là thanh kiếm được Quách Tĩnh và Hoàng Dung rèn thành cùng với Đồ Long đao. Trong kiếm Ỷ Thiên được Quách Tĩnh và Hoàng Dung cất giấu bí mật là pho võ công thượng đẳng Cửu Âm Chân Kinh. Bộ Võ Mục Di Thư được giấu trong Đồ Long đao, nhờ đó mà đánh thắng quân Nguyên. Kiếm sắc bén vô cùng không vũ khí nào so bì được. Vì thế giang hồ có câu "Ỷ Thiên bất xuất, thùy mã tranh phong". Cây kiếm về sau được lưu truyền bởi Quách Tương, người sáng lập ra phái Nga Mi và truyền nhiều đời cho chưởng môn của giáo phái.
Các phái võ lâm ra sức truy lùng hai báu vật này, bất chấp thủ đoạn. Thành Côn - một đệ tử giả mạo của phái Thiếu Lâm ra tay sát hại cả gia đình Tạ Tốn dẫn đến việc giang hồ trở nên đầy sóng gió.
Nhân vật chính trong truyện là Trương Vô Kỵ, con của một đệ tử phái Võ Đang, nhưng bị mồ côi cả cha lẫn mẹ, lại bị Huyền Minh nhị lão hạ độc. Cậu được tổ sư phái Võ Đang Trương Tam Phong đem gửi vào Thiếu Lâm tự để chữa trị, nuôi dưỡng.
Với bản tính kiên nhẫn, thật thà chất phác, Trương Vô Kỵ học được y thuật cao siêu, lấy được pho Cửu Dương chân kinh quí giá và giải trừ được âm độc, may mắn học được Càn khôn đại nã di tâm pháp nên thống lĩnh được võ lâm. Ngoài ra còn học được Thất thương quyền của Tạ Tốn, Thái cực quyền và Thái cực kiếm của Trương Tam Phong, võ công ghi trên Thánh Hỏa Lệnh của Ba Tư, trở thành một trong những nhân vật võ công cao cường bậc nhất trong truyện đồng thời dùng võ công siêu phàm của mình hóa giải trận quyết chiến võ lâm trên đỉnh Quang Minh và trở thành giáo chủ Minh giáo. Tuy nhiên trong tình cảm, chàng lại do dự mãi giữa tình yêu của quận chúa Mông Cổ Triệu Mẫn và chưởng môn phái Nga Mi Chu Chỉ Nhược...
Kết thúc câu chuyện, Trương Vô Kỵ khám phá ra Đồ Long Đao & Ỷ THiên Kiếm bị Chu Chỉ Nhược là người đã lấy được cả bảo đao, bảo kiếm và mình đã nghi oan cho Triệu Mẫn. Trương Vô Kỵ truyền cho Dương Tiêu chức giáo chủ Minh Giáo và cùng Triệu Mẫn đi chu du khắp thiên hạ, không màng đến chuyện đời nữa.
Các bạn xem truyện online tại đây hoặc các bạn có thể tải truyện "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" và xem bằng MSReaderSetupUSA.exe qua các link sau:
_ Ỷ Thiên Đồ Long Ký (Phần 1)
_ Ỷ Thiên Đồ Long Ký (Phần 2)
_ Ỷ Thiên Đồ Long Ký (Phần 3)
_ Ỷ Thiên Đồ Long Ký (Phần 4)
Mời các bạn tải về hoặc nghe đọc truyện audio "Ỷ Thiên Đồ Long ký" bằng file m4b
1/ Ỷ Thiên Đồ Long Ký (P.1) tại đây
2/ Ỷ Thiên Đồ Long Ký (P.2) tại đây
3/ Ỷ Thiên Đồ Long Ký (P.3) tại đây
4/ Ỷ Thiên Đồ Long Ký (P.4) tại đây
Mời các bạn nghe truyện theo YouTube tại đây
Tải truyện về file mp3 theo MediaFire tại đây
Bản tin thời sự tổng hợp ngày 27/10/2010
Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010
Phim và Audio: Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tư
Cảnh trong phim
Tựa gốc: FLOATING LIVES
Đề tài: Tâm lý
Diễn viên: Dustin Nguyễn, Đỗ Hải Yến, Tăng Thanh Hà, Võ Thanh Hòa, Ninh Dương Lan Ngọc
Đạo diễn: Nguyễn Phan Quang Bình
Biên kịch: Ngụy Ngữ - Nguyễn Hồ
Trợ lý đạo diễn: Lý Thái Dũng
Quay phim: Nguyễn Tranh
Sản xuất : Hãng phim Việt và BHD
Nước sx: Việt Nam
Độ dài: 100 phút
Vô hình trung, trước khi ra rạp, bộ phim cùng tên của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đón nhận được nhiều sự quan tâm từ những người yêu truyện của Nguyễn Ngọc Tư. Tôi cũng là một người trong số đó. Tôi hồi hộp chờ đợi ngày ra mắt bộ phim khi biết rằng ông đạo diễn này đã ấp ủ và theo đuổi dự án làm phim trong nhiều năm để đứa con tinh thần ra đời "vuông tròn khỏe mạnh". Là người yêu tác phẩm “Cánh đồng bất tận”, xin có đôi lời chia sẻ sau khi thưởng thức bộ phim.
Khung cảnh sông nước miền Tây quá sinh động và quá đẹp
Những nét đặc trưng, hoang dã của sông nước miền Tây đã được các nhà làm phim chắt lọc và đưa vào phim những hình ảnh đắt giá: cảnh họp chợ trên sông, cảnh rước dâu trên sông, cảnh cánh đồng lúa vàng chạy dài bất tận đẹp mê hồn…, thật vô cùng cuốn hút với những người như tôi, chưa một lần đặt chân đến miền đất bí hiểm ấy, cũng như làm thỏa mãn hơn trí tưởng tượng về khung cảnh lãng mạn của những người yêu tác phẩm.
Kết cấu phim chặt chẽ, nút thắt mở hợp lý
Bộ phim Cánh đồng bất tận mặc dù có chút đảo ngược về diễn biến câu chuyện so với tác phẩm nhưng tác giả kịch bản đã rất tỉnh tạo và có nghề tiếp thu triệt để kết cấu chung của truyện, vốn được coi là hơi thở tạo nên thành công tác phẩm. Chính vì vậy, người xem đều cảm nhận được nét buồn man mác bao trùm không gian bộ phim giống như trong không gian tác phẩm.
Những đứa trẻ (Nương và Điền) cam chịu sống trong sự hà khắc của người cha, xa lánh cộng đồng, không người quen, không bạn bè. Chúng khao khát được quan tâm chăm sóc, được yêu thương và những cảm xúc ấy dồn nén chỉ được bùng phát dữ dội khi chúng cứu cô gái giang hồ, hết lòng quý mến cô, coi cô như hình bóng trở lại của người mẹ mà chúng vẫn thầm mong nhớ. Nhưng rồi tia hy vọng ấy cũng chợt tắt khi cô gái điếm cũng bỏ chúng ra đi, cô không chịu được sự khinh mệt của ông Võ (cha hai đứa trẻ) về thân phận của mình. Cô có thể bỏ qua sự khinh miệt của người đời khi làm nghề "buôn hương bán phấn" nhưng cô không vượt qua được nỗi ê chề khi người đàn ông cô muốn hoàn lương gắn bó cuộc đời lại chỉ dành cho cô thái độ rẻ rúng như món hàng "bóc bánh trả tiền" ngoài chợ. Đứa con trai (Điền) bỏ đi sau khi cô gái điếm bỏ đi, hai bố con ông Võ tiếp tục cuộc đời du mục nay đây mai đó. Cao trào đã thực sự đẩy lên đỉnh điểm khi ông Võ phải chứng kiến nỗi đau đứa con gái bị làm nhục bởi đám thanh niên giang hồ. Đây là chi tiết đắt mà các nhà làm phim rất tinh tế chắt lọc từ tác phẩm để đưa vào phim, để thuyết phục người xem đến kết cục ông Võ đã thực sự thức tỉnh, cùng con gái xây dựng tổ ấm, định cư lâu dài trên một mảnh đất an bình, có xóm làng và tiếng trẻ bi bô gọi nhau đi học.
Phải thừa nhận là các nhà làm phim đã rất tôn trọng những nét hay nét đẹp của tác phẩm và nâng niu, thổi hồn thêm cho những chi tiết sáng giá ấy khiến chúng trở nên rực rỡ hơn trong phim. Rất nhiều câu thoại, hành động của nhân vật trong truyện được sử dụng trọn vẹn trong phim làm nổi bật rõ nét tính cách từng nhân vật. Cảnh Hai Sương tuy bị đánh bầm dập, nằm mê man đau đớn nhiều ngày nhưng khi tỉnh dậy được hai đứa trẻ hỏi lý do bị đánh vẫn tỉnh bơ trả lời: “bị đụng hàng ấy mà”, cho thấy tính cách gan lỳ, bình thản trước những va chạm, phức tạp, hiểm nguy luôn thường trực trong cuộc sống giang hồ của cô.
Điều thành công nữa phải kể đến là bộ phim đã thực sự gây xúc động cho người xem. Mặc dù đã đọc nhiều lần tác phẩm nhưng xem xong phim, tôi vẫn bị ám ảnh bởi số phận các nhân vật, vẫn cảm thấy thương cảm trước hoàn cảnh của họ. Đây là ghi nhận và sự trân trọng của cá nhân tôi với đoàn làm phim. Nhiều phim Việt Nam mặc dù dựa trên nguyên tác nổi tiếng nhưng xem phim lại thấy xa lạ như chưa hề biết đến tác phẩm, nội dung càng bi thì càng gây cười cho khán giả, lạm dụng cảnh nóng mà chẳng nổi bật thêm điều gì (cảnh nóng trong Cánh đồng bất tận rất thẩm mỹ và chừng mực, người xem dễ dàng chấp nhận vì nằm trong mạch chính của truyện phim). Đành rằng các nhà làm phim có quyền phóng tác sáng tạo đứa con tinh thần của mình nhưng nhiều sáng tạo càng làm càng thấy tối cả bộ phim. Vậy thì không làm hay hơn được thì hãy làm giống và hay như tác phẩm cũng là đáng khen ngợi rồi.
Diễn xuất đáng ngạc nhiên
Có lẽ phải còn lâu điện ảnh Việt Nam mới lại có được thế hệ vàng với diễn xuất tuyệt vời của cô Trà Giang, chú Lâm Tới, chú Thế Anh…trong những tác phẩm làm nên diện mạo rực rỡ của nền điện ảnh nước nhà giai đoạn trước. Tuy nhiên phải thực lòng thừa nhận, diễn xuất của các diễn viên trong phim cánh đồng bất tận rất thuyết phục, ghi nhận thái độ làm việc nghiêm túc, hy sinh hết mình vì nghệ thuật, trong khi điều này hiện nay các nghệ sỹ Việt Nam nói chung rất thiếu và yếu.
Tôi thích nhất diễn xuất của cô gái đóng vai Nương, diễn rất tự nhiên, diễn như không diễn, thể hiện đúng tâm lý của cô gái mới lớn, mau buồn, mau vui, mau nước mắt, hay nghĩ ngợi và tủi thân. Diễn xuất thành công của Nương đã góp phần đáng kể vào thành công của bộ phim, cô là linh hồn của bộ phim, dẫn dắt câu chuyện, khiến người xem buồn vui, đau đơn, hạnh phúc theo tâm trạng của cô. Vai diễn của Dustin Nguyễn (ông Võ) cũng là bước đột phá với chính anh. Nhiều cảnh anh khắc họa được đậm nét phong cách của người đàn ông miền Tây Nam Bộ nhưng tôi vẫn cảm giác anh hơi đuối khi thể hiện nội tâm nhân vật và có một hai phân đoạn, cách bố trí góc máy lại vô tình khắc họa chất võ trong anh nhiều hơn. Cũng có thể do tính cách anh không được tái hiện rõ nét vào thời điểm trước khi xảy ra biến cố vợ bỏ đi nên người xem thấy hơi thiếu thuyết phục và khiên cưỡng trước hình ảnh ông Võ lầm lỳ, ít nói, cố chấp, nhẫn tâm với con ở các trường đoạn sau này.
Cảnh trong phim
Với Đỗ Hải Yến, vai diễn Hai Sương không thể chê được, cô xử lý và tiết chế nội tâm nhân vật rất tốt, rất đời. Chỉ hơi tiếc là mạch phim đẩy đi quá nhanh, thiếu một hai tình tiết giúp Hai Sương thể hiện chuyển biến về tâm lý, từ ý định muốn từ bỏ cuộc sống giang hồ, đến ý định muốn yêu thương và gắn bó với gia đình ông Võ.
Ngẫm về cánh đồng cuộc đời
Bộ phim gây xúc động cho người xem và đọng lại chúng ta vài suy nghĩ.. Cuộc đời con người cũng giống như cánh đồng bất tận, cuộc đời bao la, rộng lớn, dòng chảy cuộc đời luôn bất tận, không ngừng nghỉ khiến con người luôn cảm thấy cô đơn, nhỏ bé, lạc lõng. Nhưng nếu con người biết tha thứ và thấu hiểu nhau thì con người tự tạo cuộc sống tốt hơn rất nhiều. Nếu ông Võ có thể bỏ qua nỗi đau mà người vợ gây ra thì đã không dày vò, hành hạ hai đứa con mình, không gây thêm đau khổ cho những người phụ nữ khác.
Nếu ông đừng suy nghĩ cực đoan, sống xa lánh cộng đồng thì con gái ông không rơi vào cảnh ngộ bi thảm. Sự đổ vỡ trong lòng con người ta thật đáng sợ, nó hủy diệt mọi niềm vui cuộc sống khiến ông Võ mất đi cơ hội xây dựng lại tổ ấm gia đình cho các con mình. Hãy biết tha thứ và bỏ qua, đôi khi, người ta phải trả giá quá đắt để nhận ra điều đó. Chân lý đơn giản mà không hề đơn giản, chúng ta biết vậy mà nhiều khi không thể làm vậy.
Nhìn chung đây là tác phẩm điện ảnh đẹp từ nội dung đến hình ảnh, rất đáng xem và đáng trân trọng. Một bộ phim của người Việt Nam, chuyển thể từ tác phẩm của người Việt Nam mang đậm nét Việt Nam khiến chúng ta có thể tự hào về con người Việt Nam.
Mời xem truyện "Cánh đồng bất tận" tại đây Nghe đọc audio truyện "Cánh đồng bất tận"
Ti Vi Đức Mẹ - Tin Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 26/10/2010
Bản tin thời sự tổng hợp ngày 26/10/2010
Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010
Xem phim TQ : "Thần Điêu Hiệp Lữ" - 1995 (32 tập) hoặc 2006 (41 tập), 2014 (52 tập)
Trong các bài viết trước , Duy Duy đã đăng audio truyện Thần Điêu Hiệp Lữ , đã được các bạn nhiệt liệt hoan nghênh , tuy nhiên , do nguồn nhu liệu được dự trữ trên một số trang web miễn phí , có một số hạn chế về lượng truy cập và tải về máy , nên nguồn này hay bị quá tải , xảy ra tình trạng lúc nghe được trực tiếp , lúc không nghe được . Xin các bạn thông cảm .
Sau đây mời các bạn xem lại bộ phim Thần Điêu Hiệp Lữ năm 1995 gồm 32 tập .
Xem theo Playlist YouTobe tại đây
Mời xem lại phim Thần Điêu Đại Hiệp phiên bản khác theo Playlist YouTobe tại đây
Hoặc phiên bản 2006 tại đây
Hoặc phiên bản 2014 tại đây
Chương trình Ti Vi Ánh Sáng Tin Mừng ngày Chúa Nhật 24/10/2010
Bản tin thời sự tổng hợp ngày 25/10/2010
Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010
Ti Vi Đức Mẹ - Tin Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 21/10/2010 & ngày 23/10/2010
Điểm tin tuần (17/10/2010 - 24/10/2010)
-
'Việt Nam không giàu lên nhờ khai thác bô xít' (VnEx 24-10-10) - P/v Đặng Hùng Võ - Dự án bôxit: Nếu không an toàn thì dừng (TT 24-10-10) - P/v ông Nguyễn Văn Ban Tôi khẳng định hồ bùn đỏ ở Tây Nguyên an toàn (LĐ 24-20-10)
-
Việt Nam cho nước ngoài thuê trên 340.000ha đất rừng (TT 24-10-10)
-
Nhiều doanh nghiệp nhà nước yếu kém, lại được hỗ trợ lớn (SGTT 24-10-10) - P/v Cao Sỹ Kiêm
-
Quốc hội thảo luận: Vinashin và nợ công (TN 24-10-10)
-
Diệt tham nhũng để tăng thêm uy tín của Đảng (PLTP 24-10-10)
-
"Phố vẫy" ở Hà thành (Bee.net 24-10-10)
-
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức: “Tôi “đanh đá” có lý có tình…” (LĐ 23-10-10)
-
Tình báo Quốc phòng - Lực lượng trọng yếu, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân (QĐND 24-10-10)
'Bô xít Tây Nguyên cần những lời giải đáp thỏa đáng' (VnEx 23-10-10) - P/v GS Chu Hảo - Dự án bôxit: tiếp hay dừng? (TT 23-10-10)
“Chính phủ lắng nghe kiến nghị của nhân sĩ về bô-xít' (VNN 23-10-10)
-
Nhầm lẫn về dự án bauxite (Blog Nguyễn Vạn Phú 22-10-10)
-
Vinashin nợ 86.000 hay 120.000 tỉ đồng? (NLĐ 23-10-10)
-
Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hội: Cần tính kế lâu dài (SGGP 23-10-10)
'Chấp nhận lạm phát một chút, tăng trưởng không cao lắm' (VNN 23-10-10)
-
Những người hùng của sông Lam (TT 23-10-10)
-
Đề nghị Chính phủ cam kết với dân về bô-xít (VNN 22-10-10) “Khai thác bôxít không phải là toán học để làm thí điểm” (SGTT 22-10-10)
Nhiều nhân sĩ kiến nghị dừng dự án bô xít (VnEx 22-10-10)
-
'Vụ Vinashin: Không lẽ không dám kỷ luật ai'? (VNN 22-10-10) Có thể Vinashin đang nợ tới 120.000 tỉ đồng (PLTP 23-10-10)
-
Phó Thủ tướng: Đầu tháng 11 sẽ có 'Vinashin mới' (VNN 22-10-10)
-
Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền: Sai phạm ở Vinashin không mới và đều đã được cảnh báo (LĐ 22-10-10)
Vẫn cái nhìn hằn học (QĐND 22-10-10)
-
Cẩn trọng với “bẫy tự do hóa thương mại” (SGGP 22-10-10)
-
‘Vấn nạn’ mắt kính dởm hoành hành (ĐV 21-10-10)
-
Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo (TBKTSG 20-10-10) - Bài Vũ Thành Tự Anh
-
'Vinashin phá sản theo kiểu Việt Nam' (VnEx 21-10-10)
-
Độc đoán, chuyên quyền làm đắm con tàu Vinashin (LĐ 21-10-10)
-
Tư lệnh Hải quân: Nên bàn kỹ địa điểm trả ngư dân (VNN 20-10-10)
-
Đáng lẽ lũ không thể "giết" nhiều người đến vậy (Bee.net 21-10-10) - P/v TS Nguyễn Đình Hoè
-
Hàng loạt nhân sĩ kiến nghị tạm ngừng khai thác bô-xít (TVN 22-10-10)
-
Việt Nam thuộc nhóm 20 nước cao nhất thế giới về ...tỷ lệ trẻ thấp còi (ND 20-10-10)
-
Lem nhem công trình mừng Đại lễ (LĐ 21-10-10)
'Không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về Vinashin' (VnEx 20-10-10) - Từ sai phạm Vinashin, phải đổi mới giám sát tập đoàn (VNN 20-10-10) - Chính phủ: Nguyên Chủ tịch Vinashin 'độc đoán, gia trưởng' (VNN 20-10-10) Thủ tướng nhận trách nhiệm của Chính phủ về Vinashin (VNN 20-10-10)
-
Ba câu hỏi lớn dành cho Quốc hội (SGTT 20-10-10) - Bài Mỹ Lệ - Chúng ta tham một chút thì con cháu không còn đất lành để sống (SGTT 20-10-10) - Bài Đặng Hùng Võ - Xin đừng tạo thêm nguy cơ thảm hoạ nữa! (SGTT 20-10-10) - Bài Nguyễn Duy
-
Hà Nội tiếp tục 'tín nhiệm'ông Phạm Quang Nghị làm Bí thư (VNN 20-10-10)
-
Thủ tướng Chính phủ: Nợ công trong giới hạn an toàn (TT 20-10-10)
-
Xuất khẩu khó vì lạm phát cao (NLĐ 20-10-10)
-
Luật về Đảng và tính tự chịu trách nhiệm của Chính phủ (VNN 19-10-10) - P/v GS.TS Nguyễn Đăng Dung
-
Hiệu quả lọc dầu Dung Quất: Không "khen quá, chê quá" (Bee.net 19-10-10) - Quá sớm để xét hiệu quả Nhà máy Lọc dầu Dung Quất? (VnE 19-10-10)
-
Đời sống người lao động là vấn đề cốt tử của cách mạng (LĐ 19-10-10)
-
Tập Cận Bình và thế hệ lãnh đạo thứ 5 Trung Quốc (Bee.net 19-10-10) Sắc đẹp đệ nhất phu nhân Trung Quốc tương lai (VNN 19-10-10)
-
Sáng nay, Hội đồng xét xử tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ tù chung thân (SGGP 18-10-10) - Nhận án chung thân, ông Sĩ còn bị điều tra 'bỏ túi' 2 triệu USD (VnEx 18-10-10)
-
'Bão cấp 13 thì nhà xây thô ở miền Trung đều sập hết' (VnEx 18-10-10) - Đường sắt trôi ray, đường bộ tê liệt vì mưa lũ (VnEx 18-10-10)
-
'Không có gì phải né tránh luật về Đảng' (VNN 18-10-10) - P/v cựu Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc
-
Lời cảnh báo cho công nghiệp bôxit (TT 18-10-10) - Bài Danh Đức
Tỉnh táo trước những ý kiến “lập lờ" (QĐND 17-10-10)
- 28 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của ĐH Bách khoa TPHCM bị ế (SGGP 25-10-10)
- Phản cảm với văng tục bừa bãi của teen (VNN 23-10-10)
- Không lo ngại về tiếng Việt, nếu... (TT 24-10-10)
- Liên hoan phim: Khi văn hóa không đạt tầm văn hóa (TVN 24-10-10) - Nhìn lại LHP Quốc tế VN: Quá nhiều bài học (ĐV 24-1010)
- Con trai nhà văn Vũ Ngọc Phan: "Ra đi từ Hà Nội" (CAND 24-10-10)
- Gặp Nương của Cánh đồng bất tận (TT 24-10-10) - Gặp Nương và Điền trong Cánh đồng bất tận (SGTT 24-10-10)
- Những ngôi trường 'độc' (ĐV 23-10-10)
- Dựng tượng giáo sư Ngô Bảo Châu tại Bình Dương (SGTT 23-10-10) - GS Châu trả lời
- Sao Việt bồi hồi với 'Cánh đồng bất tận' (VNEx 23-10-10)
- “Sầu nữ” cải lương đã hết sầu (SGTT 23-10-10)
- Phá các ổ mại dâm bằng biện pháp... 'bộ đội đặc công' (TP 23-10-10)
- LHP Quốc tế VN: Từ ngồi bệt xem phim đến chuyện xe sang chỉ để chạy một đoạn (LĐ 22-10-10)
- Tìm cách “gỡ” từ gốc (TT 22-10-10)
- Trí tuệ dân tộc đang bị lãng phí (TT 20-10-10) - GS Đặng Hữu
- MC Lại Văn Sâm dịch sai tại liên hoan phim (VNN 22-10-10)
- Ý thức làm mới các giá trị truyền thống trong thơ Nguyên Sa (TQ 22-10-10)
- Về Bùi Xuân Phái: "Vắng đi một ý thức (Bee.net 18-10-10)
- Họa sỹ Phan Vũ: Tình Hà Nội, nghĩa Sài Gòn (CAND 22-10-10)
- Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Vẫn mang nắng gửi cho em (CAND 22-10-10)
- Khán giả hài lòng với Cánh đồng bất tận (TT 22-10-10) - Nước mắt rơi cùng Cánh đồng bất tận (SGTT 22-10-10)
- Chia sẻ kỹ năng sống với người nổi tiếng (SGTT 22-10-10)
- Tiền nhiều, hiệu quả... chưa rõ (NLĐ 21-10-10)
- Bộ GD-ĐT không thể là hiệu trưởng tất cả ĐH (PLTP 21-10-10)
- Khu nội trú sinh viên đang là “ổ” bệnh (LĐ 21-10-10)
- Nhà văn Việt kiều - sự trở về và hội nhập (SGGP 21-10-10) - Về Linda Lê
- Không hiểu lý luận sân khấu, mà lại bày cách... viết kịch (CAND 21-10-10)
- 'Cánh đồng bất tận' khiến khán giả rơi lệ (VnEx 21-10-10)
- "Đâu phải nhiều tiền là có phim hay!" (SGTT 21-10-10)
- Nghe jazz ở Sài Gòn (TTVH 21-10-10)
- Sinh viên “chê” chương trình “ngoại” (LĐ 20-10-10)
- Chương trình đại học tiên tiến: Mới yên tâm về tiếng Anh (TT 20-10-10)
- Đào tạo cao học... chui (NLĐ 20-10-10)
- Thu chi tù mù, trả lương theo năng lực khó mà sáng sủa (SGTT 20-10-10) - P/v GS Nguyễn Xuân Hãn
- Thư viện chưa đáp ứng cho sinh viên (TN 19-10-10)
- Có cần tác phẩm lớn? (NĐB 20-10-10)
- Đọc văn bản văn chương như là quy ước (TQ 20-10-19)
- Cuộc hành trình của "Cánh đồng bất tận" (CAND 20-10-10)
- Vụ “làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh” ở Phú Thọ: Văn bằng chưa thẩm định, không được khai vào lí lịch (SGTT 20-10-10)
- Thủ tướng: Mua căn hộ chất lượng cao cho GS Ngô Bảo Châu (VNN 20-12-10)
- 10 ngày trên đất Mỹ (CAND 20-10-10) - P/v Đại tá, nhà báo Lưu Vinh
- Gặp lại "thi sĩ xe ôm" (CAND 20-10-10) - Tạ Văn Sỹ
- "Đất nước này thiếu gì phụ nữ tài ba" (Bee.net 20-10-10) - P/v PGS.TS Lê Thị Quý
- Lập trường đại học phải có ít nhất 150 tỷ đồng (VNN 19-10-10)
- Đội ngũ nữ trí thức Việt Nam: Nhiều cử nhân, ít tiến sĩ, giáo sư (HNM 19-10-10)
- Sự học ở huyện nghèo nhất nước (TT 18-10-10)
- Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Thuỵ Khuê 10/2006)
- Linda Lê - trăn trở Viết và Chết (TVN 19-10-10) - Nhà văn gốc Việt Linda Lê: Tôi chọn một con đường đơn độc (TTVH 19-10-10)
- Nhà văn Sơn Tùng: Không đầu hàng bệnh hiểm (CAND 15-10-10)
- Tiến sĩ Mỹ gốc Việt: 'Tôi muốn về khi còn sức lực' (VnEx 19-10-10)
- Dạy một giờ, giáo viên thỉnh giảng được trả 40 USD (SGTT 19-10-10)
- Bình Định: Giám đốc sở chưa có bằng cấp ba (CATP 19-10-10)
- Đừng nhầm lẫn giấy vệ sinh và giấy ăn (ĐV 19-10-10)
- Cải cách giáo dục để giải những bài toán khó (TT 18-10-10)
- Lạc hậu phí bán trú: Trăm dâu đổ đầu... trò (SGGP 18-10-10)
- Để lâu câu sai hoá… đúng (SGTT 18-10-10)
- Bà Vũ Thị Thanh viết hồi ký về Tố Hữu (PLTP 18-10-10)
- Thầy tôi, giáo sư Maurice Allais (SGTT 19-10-10)
- Thu Minh khoe thân nóng bỏng trong clip (VNN 18-10-10)