Sau một thời gian thực hành thiền định dưới sự chỉ dẫn của một vị tu sĩ, tôi đã chia tay chứng lo lắng, căng thẳng cùng các vấn đề dạ dày và bước vào một hành trình tuyệt vời tự khám phá bản thân …
Khi 18 tuổi, tôi thường xuyên lo lắng, căng thẳng và bị chứng đau dạ dày hành hạ. Bác sĩ điều trị cho tôi đồng thời là một người theo Phật giáo đã giới thiệu tôi cho một vị tu sĩ. Dưới đây là 8 bài học sâu sắc tôi học được từ vị tu sĩ ấy sau khoảng thời gian theo học ông.
1. Không ngừng cố gắng cho đến khi bạn làm được
Bài học cuộc sống quan trọng nhất mà tôi học được là hãy cố gắng 3 lần (thậm chí 4 lần), trước khi dừng lại. Ngoài ra, vị tu sĩ còn dạy tôi rằng, sau những lần cố gắng, nên tiếp cận vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau.
Nếu tiếp tục nỗ lực, nhất định bạn sẽ đến được con đường đúng đắn mà mình cần đi.
2. Đáp án của vấn đề nằm ở bên trong bạn
Một điều quan trọng đối với người mới nhập môn đó là sư phụ sẽ không trả lời câu hỏi của họ, trừ phi câu hỏi đó đã được suy nghĩ nhiều lần. Người xưa có câu: “Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân”.
Họ làm vậy với mục đích giúp các đồ đệ có thể tự đối mặt và giải quyết các vấn đề xảy ra trong suốt con đường tu luyện của mỗi người.
Trong một chuyến du lịch đến Hàn Quốc tôi đã phải nhiều lần dựa vào trực giác của mình để giải quyết các vấn đề ở một quốc gia mà tôi hoàn toàn mù tịt về ngôn ngữ. Ví dụ, 1 lần tôi gặp rắc rối khi phải giải thích cho tài xế taxi đường về khách sạn, và anh ta không biết tiếng Anh. Vì vậy tôi đã phải ra khỏi xe và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh, 1 người biết tiếng Anh đã đến và giúp tôi phiên dịch cho anh tài xế.
Trong cuộc sống, tôi ngộ được rằng bất cứ khi nào thử bước đi trên một con đường mới mẻ, chắc chắn chúng ta sẽ phải tiếp xúc với những điều khác lạ với lượng thông tin ít ỏi. Thế giới thực vốn không cung cấp cho ta mọi câu trả lời. Người giáo viên vĩ đại nhất chính là tự thân chúng ta.
3. Sự tài giỏi đến từ việc bắt đầu làm điều gì đó và thất bại
Nhớ hồi năm 16 tuổi, tôi bắt đầu công việc đầu tiên của mình là 1 nhân viên bán hàng. Nếu doanh số không đạt như ý muốn, tôi sẽ tức giận với chính mình. Khi bị khách hàng từ chối, tôi thường tự trách mình và chỉ muốn bỏ việc. Cứ thế, tôi tiếp tục thất bại hết lần này đến lần khác cho đến khi trở thành 1 nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
Khi bắt đầu tập thiền, giống như nhiều người tôi đã gặp phải một số vấn đề. Ví dụ, ban đầu rất khó để nhập tĩnh và ngồi lâu. Nhưng nếu bạn cứ mãi gắn bó với thiền, nó sẽ dần trở nên dễ dàng hơn. Mỗi ngày tôi cố gắng thêm vài phút và hôm sau cũng lại như thế, và kết quả là thời gian thiền của tôi ngày càng nhiều hơn.
Khi muốn cố gắng làm gì đó, hãy nhìn vào trong bản thân nhiều hơn, ta sẽ biết cách làm thế nào để trở nên mạnh mẽ.
4. Chúng ta cần từ bi nhưng cũng phải kiên cường
Vị thiền sư sẽ không gặp để hướng dẫn tôi trừ khi tôi mời ông tối thiểu 3 lần. Tôi thật không thích điều này. Tôi gọi điện thoại nhưng ông ấy không bao giờ bắt máy.
Nhưng đó chính là cuộc sống của chúng ta. Thường thì bạn phải gọi điện hoặc gửi email bao nhiêu lần cho 1 người để thực hiện điều gì đó? Chắc hẳn là không dưới vài lần.
Hầu hết chúng ta sẽ tức giận trong tình huống này. Cũng giống như tôi, vào thời điểm đó tôi rất ghét cách học này, nhưng khi bình tĩnh lại, tôi nghĩ đây là 1 trong những bài học cuộc sống quan trọng nhất.
Đạo gia có 1 câu danh ngôn rằng: Bề ngoài nhẹ nhàng như bông, bên trong sắt thép chẳng ai sánh bằng. Nó nhắc chúng ta nên từ bi, nhưng không phải là yếu đuối.
5. “Nhẫn” là một đức hạnh
Vị tu sĩ luôn làm tôi phải chờ đợi và tôi rất sợ điều này. Ví như, khi tôi tới nhà ông để tập luyện, ông luôn bắt tôi phải đợi ít nhất nửa tiếng, đôi khi còn lâu hơn. Có hôm, chúng tôi đi ăn, trước đó, ông bảo tôi gặp ông tại 1 quán ăn vào lúc 7h tối. Tôi đến nhưng không thấy ông. Vì vậy tôi liên tục ngồi chờ trong quán cùng cái điện thoại với hành động như đang nhắn tin cho ai đó, trong khi lo lắng những thực khách xung quanh sẽ nghĩ gì về mình.
Tôi không gọi điện thoại vì không nghĩ là ông sẽ mở máy. Sau đó, ông có mặt vào lúc 8h15 và hành xử như không có chuyện gì xảy ra.
Câu hỏi đầu tiên của ông là, “Bố mẹ cậu ở nhà thế nào?”. Trong đầu tôi nghĩ, “Ý ông là gì, sao lại hỏi bố mẹ tôi? Tôi đã ngồi chờ ông ở đây gần 1 tiếng rưỡi rồi”.
Nhưng sau một vài năm, điều đó không bao giờ làm phiền tôi nữa. Tôi đã hiểu, đây là 1 phần của quá trình rèn luyện. Và không chỉ vậy, nó còn tác động đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của tôi. Nhờ bài huấn luyện này, giờ đây tôi rất hiếm khi phải khó chịu vì bất cứ điều gì. Tôi không bao giờ cảm thấy phiền lòng mỗi khi phải chờ đợi xếp hàng dài hoặc va chạm với ai đó trên xa lộ.
Sự kiên nhẫn là món quà vô giá từ nội tâm.
6. Vứt đi tự ngã
Ban đầu, thật khó khăn khi phải ngồi một mình giữa 1 quán ăn đông người. Bạn sẽ luôn lo lắng, cho rằng người ta sẽ nghĩ mình thật đáng thương. Nhưng thực tế là, bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu quá quan tâm đến cách nghĩ của người khác về mình.
Trước khi bắt đầu học thiền định, tôi luôn cảm thấy buồn phiền về mọi thứ. Còn giờ đây, không gì có thể thực sự làm phiền được tôi. Gần đây, có lần tôi đang ở sân bay và chuyến bay của tôi bị hoãn lại vài giờ. Tôi dùng ngay khoảng thời gian đó để thiền định. Nếu là 10 năm trước, hẳn tôi sẽ rất khó chịu. Chuyện máy bay trễ có thể sẽ làm hỏng cả ngày của tôi.
Khi bạn từ bỏ những đòi hỏi của mình, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận thậm chí có thể hưởng lợi từ bất kỳ điều gì đến với mình. Vì vậy mà người xưa thường giảng “Tùy kỳ tự nhiên”.
7. “Không có cái tôi, sẽ không có kẻ thù”
Cái tôi là kẻ thù lớn nhất, nó là thủ phạm gây ra tất cả nỗi sợ hãi, lo lắng, và bất an cho chúng ta. Nếu bạn biết cách đối mặt với kẻ thù bên trong này, nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến mọi thứ trong cuộc sống của bạn.
Bao nhiêu lần chúng ta không dám thực hiện điều gì đó vì sợ hãi? Hãy suy nghĩ về tất cả những nỗi sợ đã khiến chúng ta không thực sự hạnh phúc. Nếu bạn có thể chế ngự kẻ thù bên trong ấy, bạn sẽ nhận ra không có bất kỳ kẻ thù nào ngoài chính mình.
8. Hạnh phúc đến từ bên trong nhưng đôi khi cũng đến từ bên ngoài
Tôi học được điều này từ việc quan sát từ vị bác sĩ tu Phật mà tôi gặp. Ông thường ngồi thiền trước khi gặp gỡ các bệnh nhân. Ông là một trong những người hạnh phúc và thiện lương nhất mà tôi từng gặp.
Ngoài tự tạo ra hạnh phúc cho mình, ông còn có thể tăng cường trạng thái tích cực bằng cách truyền nó sang người khác.
Hãy gieo trồng hạt giống hạnh phúc bên trong và lan truyền nó đến những tất cả những người chúng ta gặp. Như vị tu sĩ từng nói: "Mỗi người đều có một mục đích và sứ mệnh trong cuộc sống của riêng mình".
Tác giả: Robert Piper - Hoàng An biên dịch
Nguồn: Báo Bình Luận
Bạn là người giáo viên vĩ đại nhất của chính mình. (Ảnh: upliftconnect.com)
Khi 18 tuổi, tôi thường xuyên lo lắng, căng thẳng và bị chứng đau dạ dày hành hạ. Bác sĩ điều trị cho tôi đồng thời là một người theo Phật giáo đã giới thiệu tôi cho một vị tu sĩ. Dưới đây là 8 bài học sâu sắc tôi học được từ vị tu sĩ ấy sau khoảng thời gian theo học ông.
1. Không ngừng cố gắng cho đến khi bạn làm được
Bài học cuộc sống quan trọng nhất mà tôi học được là hãy cố gắng 3 lần (thậm chí 4 lần), trước khi dừng lại. Ngoài ra, vị tu sĩ còn dạy tôi rằng, sau những lần cố gắng, nên tiếp cận vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau.
Nếu tiếp tục nỗ lực, nhất định bạn sẽ đến được con đường đúng đắn mà mình cần đi.
2. Đáp án của vấn đề nằm ở bên trong bạn
Một điều quan trọng đối với người mới nhập môn đó là sư phụ sẽ không trả lời câu hỏi của họ, trừ phi câu hỏi đó đã được suy nghĩ nhiều lần. Người xưa có câu: “Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân”.
Họ làm vậy với mục đích giúp các đồ đệ có thể tự đối mặt và giải quyết các vấn đề xảy ra trong suốt con đường tu luyện của mỗi người.
Trong một chuyến du lịch đến Hàn Quốc tôi đã phải nhiều lần dựa vào trực giác của mình để giải quyết các vấn đề ở một quốc gia mà tôi hoàn toàn mù tịt về ngôn ngữ. Ví dụ, 1 lần tôi gặp rắc rối khi phải giải thích cho tài xế taxi đường về khách sạn, và anh ta không biết tiếng Anh. Vì vậy tôi đã phải ra khỏi xe và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh, 1 người biết tiếng Anh đã đến và giúp tôi phiên dịch cho anh tài xế.
Trong cuộc sống, tôi ngộ được rằng bất cứ khi nào thử bước đi trên một con đường mới mẻ, chắc chắn chúng ta sẽ phải tiếp xúc với những điều khác lạ với lượng thông tin ít ỏi. Thế giới thực vốn không cung cấp cho ta mọi câu trả lời. Người giáo viên vĩ đại nhất chính là tự thân chúng ta.
3. Sự tài giỏi đến từ việc bắt đầu làm điều gì đó và thất bại
Nhớ hồi năm 16 tuổi, tôi bắt đầu công việc đầu tiên của mình là 1 nhân viên bán hàng. Nếu doanh số không đạt như ý muốn, tôi sẽ tức giận với chính mình. Khi bị khách hàng từ chối, tôi thường tự trách mình và chỉ muốn bỏ việc. Cứ thế, tôi tiếp tục thất bại hết lần này đến lần khác cho đến khi trở thành 1 nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
Khi bắt đầu tập thiền, giống như nhiều người tôi đã gặp phải một số vấn đề. Ví dụ, ban đầu rất khó để nhập tĩnh và ngồi lâu. Nhưng nếu bạn cứ mãi gắn bó với thiền, nó sẽ dần trở nên dễ dàng hơn. Mỗi ngày tôi cố gắng thêm vài phút và hôm sau cũng lại như thế, và kết quả là thời gian thiền của tôi ngày càng nhiều hơn.
Khi muốn cố gắng làm gì đó, hãy nhìn vào trong bản thân nhiều hơn, ta sẽ biết cách làm thế nào để trở nên mạnh mẽ.
4. Chúng ta cần từ bi nhưng cũng phải kiên cường
Vị thiền sư sẽ không gặp để hướng dẫn tôi trừ khi tôi mời ông tối thiểu 3 lần. Tôi thật không thích điều này. Tôi gọi điện thoại nhưng ông ấy không bao giờ bắt máy.
Nhưng đó chính là cuộc sống của chúng ta. Thường thì bạn phải gọi điện hoặc gửi email bao nhiêu lần cho 1 người để thực hiện điều gì đó? Chắc hẳn là không dưới vài lần.
Hầu hết chúng ta sẽ tức giận trong tình huống này. Cũng giống như tôi, vào thời điểm đó tôi rất ghét cách học này, nhưng khi bình tĩnh lại, tôi nghĩ đây là 1 trong những bài học cuộc sống quan trọng nhất.
Đạo gia có 1 câu danh ngôn rằng: Bề ngoài nhẹ nhàng như bông, bên trong sắt thép chẳng ai sánh bằng. Nó nhắc chúng ta nên từ bi, nhưng không phải là yếu đuối.
5. “Nhẫn” là một đức hạnh
Nhẫn là 1 trong những đức tính hàng đầu. (Ảnh: Tripura Yoga)
Vị tu sĩ luôn làm tôi phải chờ đợi và tôi rất sợ điều này. Ví như, khi tôi tới nhà ông để tập luyện, ông luôn bắt tôi phải đợi ít nhất nửa tiếng, đôi khi còn lâu hơn. Có hôm, chúng tôi đi ăn, trước đó, ông bảo tôi gặp ông tại 1 quán ăn vào lúc 7h tối. Tôi đến nhưng không thấy ông. Vì vậy tôi liên tục ngồi chờ trong quán cùng cái điện thoại với hành động như đang nhắn tin cho ai đó, trong khi lo lắng những thực khách xung quanh sẽ nghĩ gì về mình.
Tôi không gọi điện thoại vì không nghĩ là ông sẽ mở máy. Sau đó, ông có mặt vào lúc 8h15 và hành xử như không có chuyện gì xảy ra.
Câu hỏi đầu tiên của ông là, “Bố mẹ cậu ở nhà thế nào?”. Trong đầu tôi nghĩ, “Ý ông là gì, sao lại hỏi bố mẹ tôi? Tôi đã ngồi chờ ông ở đây gần 1 tiếng rưỡi rồi”.
Nhưng sau một vài năm, điều đó không bao giờ làm phiền tôi nữa. Tôi đã hiểu, đây là 1 phần của quá trình rèn luyện. Và không chỉ vậy, nó còn tác động đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của tôi. Nhờ bài huấn luyện này, giờ đây tôi rất hiếm khi phải khó chịu vì bất cứ điều gì. Tôi không bao giờ cảm thấy phiền lòng mỗi khi phải chờ đợi xếp hàng dài hoặc va chạm với ai đó trên xa lộ.
Sự kiên nhẫn là món quà vô giá từ nội tâm.
6. Vứt đi tự ngã
Ban đầu, thật khó khăn khi phải ngồi một mình giữa 1 quán ăn đông người. Bạn sẽ luôn lo lắng, cho rằng người ta sẽ nghĩ mình thật đáng thương. Nhưng thực tế là, bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu quá quan tâm đến cách nghĩ của người khác về mình.
Trước khi bắt đầu học thiền định, tôi luôn cảm thấy buồn phiền về mọi thứ. Còn giờ đây, không gì có thể thực sự làm phiền được tôi. Gần đây, có lần tôi đang ở sân bay và chuyến bay của tôi bị hoãn lại vài giờ. Tôi dùng ngay khoảng thời gian đó để thiền định. Nếu là 10 năm trước, hẳn tôi sẽ rất khó chịu. Chuyện máy bay trễ có thể sẽ làm hỏng cả ngày của tôi.
Khi bạn từ bỏ những đòi hỏi của mình, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận thậm chí có thể hưởng lợi từ bất kỳ điều gì đến với mình. Vì vậy mà người xưa thường giảng “Tùy kỳ tự nhiên”.
7. “Không có cái tôi, sẽ không có kẻ thù”
Cái tôi là kẻ thù lớn nhất, nó là thủ phạm gây ra tất cả nỗi sợ hãi, lo lắng, và bất an cho chúng ta. Nếu bạn biết cách đối mặt với kẻ thù bên trong này, nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến mọi thứ trong cuộc sống của bạn.
Bao nhiêu lần chúng ta không dám thực hiện điều gì đó vì sợ hãi? Hãy suy nghĩ về tất cả những nỗi sợ đã khiến chúng ta không thực sự hạnh phúc. Nếu bạn có thể chế ngự kẻ thù bên trong ấy, bạn sẽ nhận ra không có bất kỳ kẻ thù nào ngoài chính mình.
8. Hạnh phúc đến từ bên trong nhưng đôi khi cũng đến từ bên ngoài
Tôi học được điều này từ việc quan sát từ vị bác sĩ tu Phật mà tôi gặp. Ông thường ngồi thiền trước khi gặp gỡ các bệnh nhân. Ông là một trong những người hạnh phúc và thiện lương nhất mà tôi từng gặp.
Ngoài tự tạo ra hạnh phúc cho mình, ông còn có thể tăng cường trạng thái tích cực bằng cách truyền nó sang người khác.
Hãy gieo trồng hạt giống hạnh phúc bên trong và lan truyền nó đến những tất cả những người chúng ta gặp. Như vị tu sĩ từng nói: "Mỗi người đều có một mục đích và sứ mệnh trong cuộc sống của riêng mình".
Tác giả: Robert Piper - Hoàng An biên dịch
Nguồn: Báo Bình Luận