BÀI 7 - CHÚA GIÊSU KITÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA
I. CHÚA GIÊSU
1. Các bản văn Thánh Kinh
- Luca 1,31 : “Này đây, bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu”.
- Cv 4,12 : “Dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ”.
- Phil 2,9-10 : Danh Giêsu là “Danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu”.
- Cv 4,12 : “Dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ”.
- Phil 2,9-10 : Danh Giêsu là “Danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu”.
2. Gợi ý giáo lý
- “Giêsu” có nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ”. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi của họ (Mt 1,21).
- “Giêsu” là một Danh thần linh, Danh duy nhất mang lại ơn cứu độ. Các thần dữ khiếp sợ Danh Người. Nhân danh Chúa Giêsu, các môn đệ làm nhiều phép lạ (Mc 16,17).
- Danh Chúa Giêsu chiếm vị trí trung tâm trong kinh nguyện Kitô giáo. Mọi lời nguyện phụng vụ Kitô giáo đều kết thúc bằng câu “Nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con”.
- “Giêsu” là một Danh thần linh, Danh duy nhất mang lại ơn cứu độ. Các thần dữ khiếp sợ Danh Người. Nhân danh Chúa Giêsu, các môn đệ làm nhiều phép lạ (Mc 16,17).
- Danh Chúa Giêsu chiếm vị trí trung tâm trong kinh nguyện Kitô giáo. Mọi lời nguyện phụng vụ Kitô giáo đều kết thúc bằng câu “Nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con”.
II. ĐỨC KITÔ
1. Các bản văn Thánh Kinh
- Lc 2,11 : “Hôm nay, Đấng Cứu độ đã sinh ra cho anh em, trong thành vua Đavít. Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa”.
- Mt 16,16-23 : “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
- Cv 10,38 : “Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người”.
- Mt 16,16-23 : “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
- Cv 10,38 : “Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người”.
2. Gợi ý giáo lý
- Từ “Kitô” trong tiếng Hi Lạp được dịch từ “Messia” của tiếng Do Thái, có nghĩa là “người được xức dầu. Đấng Kitô phải được xức dầu bằng Thần Khí của Chúa, với tư cách là vua, đồng thời là tư tế và tiên tri.
- Tất cả nội dung ấy được nên trọn nơi Chúa Giêsu. Thánh Giuse được Thiên Chúa kêu gọi đón bà Maria về, vì “người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần”; người con ấy “cũng được gọi là Đấng Kitô” (Mt 1,16). Khi Chúa Giêsu giáng sinh, thiên thần loan báo cho các mục đồng : “Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa” (Lc 2,11).
- Khi thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Chúa Giêsu chấp nhận lời tuyên xưng đó, đồng thời Người tỏ cho thấy ý nghĩa đích thực của vương quyền mêsia nơi Người (Mt 16,16-23). Ý nghĩa ấy được biểu lộ trọn vẹn nơi Thập Giá (Ga 19,19-22).
- Tất cả nội dung ấy được nên trọn nơi Chúa Giêsu. Thánh Giuse được Thiên Chúa kêu gọi đón bà Maria về, vì “người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần”; người con ấy “cũng được gọi là Đấng Kitô” (Mt 1,16). Khi Chúa Giêsu giáng sinh, thiên thần loan báo cho các mục đồng : “Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa” (Lc 2,11).
- Khi thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Chúa Giêsu chấp nhận lời tuyên xưng đó, đồng thời Người tỏ cho thấy ý nghĩa đích thực của vương quyền mêsia nơi Người (Mt 16,16-23). Ý nghĩa ấy được biểu lộ trọn vẹn nơi Thập Giá (Ga 19,19-22).
III. CON MỘT THIÊN CHÚA
1. Các bản văn Thánh Kinh
- Mt 16,16 : “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
- Lc 22,70 : “Mọi người liền nói : Vậy ông là Con Thiên Chúa sao? Người đáp : Đúng như các ông nói, chính tôi đây. Họ liền nói : Chúng ta còn cần chứng cứ gì nữa, chính chúng ta vừa nghe miệng hắn nói”.
- Mt 3,17 : Khi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa xong…có tiếng từ trời phán : “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”.
- Lc 22,70 : “Mọi người liền nói : Vậy ông là Con Thiên Chúa sao? Người đáp : Đúng như các ông nói, chính tôi đây. Họ liền nói : Chúng ta còn cần chứng cứ gì nữa, chính chúng ta vừa nghe miệng hắn nói”.
- Mt 3,17 : Khi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa xong…có tiếng từ trời phán : “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”.
2. Gợi ý giáo lý
- Trong Cựu Ước, danh hiệu “con Thiên Chúa” được ban cho dân Chúa chọn, cho các vua… Ở đây, danh hiệu “con Thiên Chúa” nói lên việc Thiên Chúa nhận một số thụ tạo làm nghĩa tử, tạo nên mối liên hệ thân tình với họ.
- Khi thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16), danh hiệu này mang một ý nghĩa hoàn toàn khác, như Chúa Giêsu nhấn mạnh : “Không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời”. Đây cũng là trung tâm lời rao giảng của thánh Phaolô : “Lập tức, ông bắt đầu rao giảng Chúa Giêsu trong các hội đường rằng Người là Con Thiên Chúa” (Cv 9,20). Trước Thượng Hội Đồng, khi những kẻ tố cáo hỏi Người “Vậy ông là Con Thiên Chúa sao?”, Chúa Giêsu trả lời : “Đúng như các ông nói” (Lc 22,70).
- Chúa Giêsu phân biệt tư cách làm “Con” của Người với tư cách làm con của các môn đệ. Người không nói “Cha của chúng ta” nhưng nói “Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em” (Ga 20,17). Danh hiệu “Con Thiên Chúa” nói lên mối tương quan duy nhất và vĩnh cửu của Đức Giêsu Kitô với Thiên Chúa, Cha của Người. Người là Con Một của Chúa Cha và là chính Thiên Chúa. Ai muốn trở thành Kitô hữu nhất thiết phải tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.
- Khi thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16), danh hiệu này mang một ý nghĩa hoàn toàn khác, như Chúa Giêsu nhấn mạnh : “Không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời”. Đây cũng là trung tâm lời rao giảng của thánh Phaolô : “Lập tức, ông bắt đầu rao giảng Chúa Giêsu trong các hội đường rằng Người là Con Thiên Chúa” (Cv 9,20). Trước Thượng Hội Đồng, khi những kẻ tố cáo hỏi Người “Vậy ông là Con Thiên Chúa sao?”, Chúa Giêsu trả lời : “Đúng như các ông nói” (Lc 22,70).
- Chúa Giêsu phân biệt tư cách làm “Con” của Người với tư cách làm con của các môn đệ. Người không nói “Cha của chúng ta” nhưng nói “Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em” (Ga 20,17). Danh hiệu “Con Thiên Chúa” nói lên mối tương quan duy nhất và vĩnh cửu của Đức Giêsu Kitô với Thiên Chúa, Cha của Người. Người là Con Một của Chúa Cha và là chính Thiên Chúa. Ai muốn trở thành Kitô hữu nhất thiết phải tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.
Phút hồi tâm
“Vừa nghe Danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất, và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng : Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Phil 2,10-11).
Danh thánh Giêsu có ý nghĩa gì trong đời sống đức tin của tôi? Tôi có quý trọng Danh thánh Giêsu, hoặc nói lời xúc phạm, hoặc nhân danh Người để thề gian nói dối?
Trình bày : GM Phê Rô Nguyễn Văn Khảm