Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ VII thường niên năm B:
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng "Lễ Chúa Nhật VIIb Mùa Thường Niên " của Giám Mục Phê Rô Nguyễn Văn Khảm.
HÃY THEO CHÚA VÌ NGÀI LÀ ĐẤNG UY QUYỀN
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. Chăm sóc con người toàn vẹn
Ngày xưa trong các xứ đạo, khi trong nhà có người bệnh thì trước tiên người ta mời linh mục đến, sau đó mới tới bác sĩ. Ngày nay xem ra ngược lại. Đối với tín hữu có lòng tin thì cả linh mục lẫn bác sĩ đều cần thiết cho việc chăm sóc bệnh nhân. Nói thế không có nghĩa là linh mục chỉ lo phần tinh thần, còn bác sĩ chỉ lo phần thể xác. Ai nghĩ như vậy là xúc phạm đến chức năng của cả linh mục lẫn bác sĩ, bởi vì chăm sóc bệnh nhân phải là sự chăm sóc toàn vẹn.
Khi thấy người ta khiêng người bất toại đến, Đức Giêsu biết ngay là bệnh nhân này cần được chăm sóc về thể xác. Tuy nhiên Ngài cũng thấy anh ta cần được chăm sóc linh hồn hơn, vì thế Ngài bắt đầu bằng việc tha tội cho anh.
Tại sao Đức Giêsu tha tội trước rồi mới chữa bệnh sau? Không phải vì Ngài cũng nghĩ như bao người khác thời đó rằng bệnh tật là hình phạt của tội lỗi; cũng không phải Ngài cho rằng người bệnh này có tội nhiều hơn những người khác cũng có mặt trong nhà hôm ấy. Ngài chỉ muốn cho người ta biết rằng tội cũng là một thứ bệnh, thứ bệnh của linh hồn. Thực ra Đức Giêsu không phân biệt rạch ròi giữa bệnh thể xác và bệnh linh hồn, Ngài coi cả hai đều là bệnh, do đó Ngài chữa trị cả hai.
Ngày nay nhiều chuyên viên chữa trị cũng đồng ý với Đức Giêsu. Nhiều chứng bệnh thể lý có liên hệ chặt chẽ với bệnh tâm hồn. Ngày nay người ta quan tâm đến "sức khoẻ toàn diện", do đó phải chữa trị toàn vẹn con người.
Có lẽ trong số chúng ta đây, không ai đang cần được chữa bệnh thể xác, nhưng ai cũng đang cần được chữa bệnh linh hồn. Tội có thể được coi là thứ bệnh linh hồn làm cho chúng ta thành bại liệt. Mà quả thật là như vậy, tội làm tê liệt con tim chúng ta khiến chúng ta mất khả năng yêu thương; tôi làm tê liệt ý chí chúng ta khiến chúng ta mất khả năng từ chối sự dữ; tội cũng làm tê liệt tinh thần chúng ta khiến chúng ta không còn khả năng sống trong tự do, hy vọng và vui mừng.
Vậy, cũng như người bất toại trong bài Tin Mừng, chúng ta hãy đến với Đức Giêsu, xin Ngài tha thứ và chữa trị. Ngài cũng sẽ nói với chúng ta "Tội con đã được tha. Hãy đứng dậy và sống một cuộc sống tự do, vui mừng như một người con của Chúa". (Viết theo Flor McCarthy)
* 2. Tội con đã được tha
Chuyện xảy ra ở bên Phi Châu. Có một tín hữu da đen hết lòng tin nhận Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế. Anh thường kể chuyện Ơn Cứu Chuộc cho bạn bè nghe. Một hôm, đang khi vác bao khoai từ ngoài đồng về, giữa đường anh gặp một người bạn. Người này chẳng những không tin Chúa mà còn chế giễu niềm tin của anh. Khi hai người gặp nhau, anh bạn liền mở lời trêu chọc:
- Làm sao anh biết mình đã được cứu chuộc?
Tín hữu da đen suy nghĩ giây lát và anh đã tìm ra lời giải. Anh cố ý chạy tới trước để bao khoai rơi xuống phía sau, và hỏi người bạn:
- Làm sao tôi biết bao khoai đã rơi xuống trong khi tôi không ngó lại đàng sau?
Người bạn nhanh nhẩu đáp:
- Dễ thôi, vì gánh nặng trên vai anh đã nhẹ đi, lẽ nào anh lại không biết?
Tín hữu da đen gật đầu đắc chí:
- Gánh nặng đã nhẹ đi đương nhiên phải biết. Cũng thế, trước khi tin Chúa tôi cũng có một gánh nặng tội lỗi trong lòng. Nhưng nay gánh nặng ấy không còn nữa. Tôi đã được nhẹ nhàng thanh thản và tin rằng Chúa đã cứu chuộc tôi.
*
Khi Đức Giêsu nói với người bất toại: "Hỡi con, tội con đã được tha" (Lc.5,20) chắc hẳn anh cũng cảm thấy bình an, thanh thản vì biết mình được Chúa cứu. Cuộc đời tưởng chừng như khép lại với người bất toại, nhưng khi gặp được Chúa thì một sức sống mới lại dâng trào. Anh như cảm thấy trút được gánh nặng. Trước hết, là gánh nặng của bệnh bất toại, sau nữa là gánh nặng của tội lỗi, vì người Do thái cho rằng: nguyên nhân của mọi bệnh tật là do tội lỗi.
Sau khi tuyên bố tha tội, Đức Giêsu đã cho người bất toại được lành bệnh. Như vậy, việc chữa lành bệnh nhân chính là bằng chứng lời tha tội thực sự có hiệu quả. Nếu hiệu quả hữu hình là việc lành bệnh mọi người đều thấy thì hiệu quả vô hình là lời tha tội cũng làm cho mọi người phải tin nhận.
Một khi người bất toại chấp nhận lời tha tội của Đức Giêsu, thì chính anh cũng sẽ tin nhận Người là Đấng Cứu Thế, là Thiên Chúa thật, và là "Con Người' mà tiên tri Daniel đã loan báo.
Một khi người bất toại chỉ cầu mong được lành bệnh, mà Đức Giêsu còn ban ơn tha tội cho anh, thì anh chỉ còn biết "sững sốt mà ngợi khen Thiên Chúa" khôn cùng.
Chúng ta hãy bằng lòng để cho Đức Giêsu thực hiện nơi chúng ta những gì Người đã làm cho người thanh niên bất toại.
Hãy đến với Đức Giêsu trong Bí tích giải tội, để lắng nghe Người nói với chúng ta những gì Người đã nói với kẻ bất toại: "Hỡi con, tội con đã được tha".
Hãy để lòng mình cảm nghiệm sự bình an, thanh thản của ơn tha thứ như người bất toại đã từng cảm nhận sau khi được chữa lành.
Hãy mở rộng lòng để đón nhận sự tha thứ, sự tha thứ đến vô cùng của Thiên Chúa.
Thánh Phaolô đã chia sẻ: "Bẩm sinh chúng tôi là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa như những người khác. Nhưng Thiên Chúa giàu lòng xót thương và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ" (Ep.2,4-5).
* 3. Từ thất vọng đến mừng vui
Có lẽ người bất toại và thân nhân của anh ban đầu thất vọng, nhưng sau đó thì vui mừng khôn tả.
Thất vọng vì họ xin được hết bệnh mà Chúa lại tha tội. Nghĩa là xin một điều mà lại được ban cho một điều khác.
Vui mừng vì cuối cùng chẳng những được tha tội mà còn được hết bệnh nữa. Nghĩa là xin một mà được hai. Đó là chưa kể đến điều thứ ba là Chúa giúp họ hiểu rằng sức khoẻ linh hồn trọng hơn sức khoẻ thể xác.
Vậy thì từ nay, khi ta xin Chúa điều gì mà ta chưa thấy Chúa ban thì ta chớ vội thất vọng. Có thể Ngài ban cho điều khác. Mà cũng có thể ban nhiều hơn ta xin.
* 4. "Ta sẽ không còn nhớ đến các tội lỗi của ngươi nữa"
Ngày kia thánh Phanxicô Salêsiô cho một người xưng tội. Người này xưng rất thành thật, khiêm nhượng và hết lòng ăn năn. Thánh nhân cảm động lắm. Sau khi xưng tội xong, người ấy hỏi:
- Bây giờ cha biết tất cả những sự xấu xa của con rồi. Cha nghĩ thế nào về con?
- Bây giờ cha nhìn con như một đấng thánh.
- Chắc cha phải nói ngược lại mới được.
- Không. Cha nói theo lương tâm của cha. Con bây giờ hoàn toàn khác trước rồi.
- Nhưng tội lỗi con đã phạm thì luôn luôn ở với con mà.
- Không phải thế đâu con ạ. Khi bà Mađalêna đã ăn năn trở lại, Chúa xem bà như một đấng thánh. Chỉ có bọn Pharisêu giả hình cứ coi bà là kẻ tội lỗi.
- Nhưng đối với cha, con muốn biết cha nghĩ thế nào về quá khứ của con?
- Cha không nghĩ thế nào cả. Điều gì không có trước mặt Chúa thì cha không nghĩ đến. Cha chỉ biết ngợi khen Chúa và vui mừng vì con đã trở lại với Chúa. Cha muốn cùng các thánh trên trời vui mừng với con.
Nói xong, thánh nhân khóc. Người kia bỡ ngỡ hỏi:
- Cha khóc à? Chắc cha khóc vì thấy con phạm nhiều tội quá?
- Cha khóc vì thấy con đã sống lại với Chúa.
Thánh nhân biết rõ phép Giải tội không phải là che giấu tội ta đã phạm, nhưng là rửa sạch hết mọi tội ta đã khiêm nhường xưng ra. (Trích "Phúc")
* 5. Ơn tha thứ
Satan phàn nàn với Chúa: "Ngài không công bằng. Nhiều tội nhân làm điều sai trái và Ngài lại đón nhận họ. Thật ra, có người trở lại sáu bảy lần và Ngài vẫn nhận. Tôi chỉ phạm một lỗi lớn mà Ngài kết án tôi đời đời." Chúa nói: "Đã bao giờ ngươi xin tha thứ hoặc ăn năn chưa?".
* 6. Đón nhận ơn tha thứ
Có 2 vợ chồng kia yêu nhau tha thiết, cưới nhau, sống hạnh phúc với nhau. Nhưng chỉ vài năm sau ngày cưới thì anh chồng thay lòng đổi dạ. Người vợ chỉ còn biết cầu nguyện. Nhưng cầu nguyện đã mấy chục năm mà vẫn không kết quả. Hai người sống chung với nhau trong một căn nhà nhưng sống trong tình trạng chiến tranh lạnh, không ai nói với ai một lời, cười với nhau một nụ cười hay ngay cả không còn nhìn nhau. Gia đình như một hoả ngục. Sau cùng, người vợ tìm đến một tu sĩ trong rừng trình bày khó khăn, và thố lộ mình hầu như mất niềm tin vì đã quá lâu cầu xin với Chúa một điều tốt đẹp mà sao Chúa không nhậm lời. Vị ẩn sĩ phân tích: Sao chị biết rằng Chúa không nhậm lời? Chúa đã ban cho chị điều chị cầu xin, nhưng chị chưa hưởng được ơn đó thôi, bởi vì chị chưa tin cho đủ vào lời cầu xin. Nói rõ hơn, chị xin vợ chồng hoà thuận mà chị đã không làm gì để tạo lại sự hoà thuận đó. Chị hãy trở về, đừng cầu xin nữa (vì Chúa đã ban ơn rồi) nhưng hãy bắt đầu hành động để tạo lại hoà thuận giữa chị và chồng chị.
Nghe lời vị tu sĩ, người vợ trở về. Và lần đầu tiên sau mấy chục năm không hề nhìn nhau, bà gõ cửa và bước vào phòng của chồng. Người chồng rất ngạc nhiên, nhìn vợ. Bà nói "Xin anh hãy bỏ qua mọi lầm lỗi của tôi bấy lau nay". Người chông đáp: "Chính anh mới co lỗi với em. Xin tha thứ cho anh". Hai người ôm nhau khóc vì hạnh phúc tưởng như chấp cánh bay mất mấy chục năm nay giờ bỗng tìm lại được.
Thiên Chúa là tình yêu ,một tình yêu luôn sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi cho chúng ta. Lạy Chúa là Cha giàu lòng thương xót, xin cho chúng con là con cái Cha, biết noi gương Cha là Đấng hay tha thứ, để chúng con sẵn sàng tha thứ cho mọi người lỗi phạm đến chúng con.Amen.
Thánh Ca : Tâm Tình Phó Thác
TỘI CON ĐÃ ĐƯỢC THA
Lm Jude Siciliano, OP.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp.
Khi đọc 10 chương đầu của Tin Mừng Máccô, ta thực sự ấn tượng bởi số các phép lạ Đức Giêsu đã thực hiện. Chẳng có gì lạ khi người ta rất phấn khởi với Người và dường như đổ xô đến Người trong suốt sứ vụ của Người.
Giọng điệu phấn khởi này được nhận ra ngay từ đầu Tin Mừng Máccô. Sau khi chữa lành mẹ vợ ông Simon (1,29-31), Máccô cho biết “toàn thị trấn” (1,33) đã tụ họp tại nhà và Đức Giêsu đã chữa bệnh và trừ quỷ. Sáng hôm sau, Đức Giêsu một mình đi vào hoang địa, nhưng ông Simon và các bạn tìm thấy Người và các ông đã thưa: “Mọi người đang tìm Thầy”. Việc chữa bệnh của Đức Giêsu đã thực sự lôi cuốn những người tuyệt vọng đang mong được cứu khỏi những gì đã nhấn chìm cuộc đời họ.
Thoạt nhìn, bài Tin Mừng hôm nay có vẻ không khác gì một câu truyện thần kỳ. Có lẽ những ai ở bên ngoài, những người không thể nghe thấy những gì Đức Giêsu đã nói, mà chỉ thấy kẻ bại liệt vác chõng mà đi, hẳn sẽ nghĩ rằng: Đức Giêsu, Đấng đã làm phép lạ, lại đã thực hiện phép lạ nữa rồi. Phải chăng đó là điều khiến họ “sửng sốt”, một phép lạ khác trong hàng loạt các phép lạ? Phải chăng đó chỉ là việc chữa trị thể xác khiến họ ấn tượng? Rõ ràng, một số hiện diện tại đó đã không hề thấy ấn tượng gì, vì họ lên án Đức Giêsu đã phạm thượng. Họ không hiểu toàn bộ những gì Đức Giêsu đã làm: Người đã chữa cho kẻ bại liệt cả vể thể xác lẫn tinh thần.
Thêm một lần nữa, chúng ta trở lại phần đầu của Tin Mừng. Sau khi lãnh phép rửa và chịu cám dỗ trong hoang địa, Đức Giêsu xuất hiện ở Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng." (1,15).
Phép lạ trong Tin Mừng hôm nay cho những kẻ chúng kiến biết thế nào là tin vui. Nơi đức Giêsu, Thiên Chúa đã đến gần để hàn gắn vết thương nhân loại. Phép lạ thể lý thì quan trọng vì nó cho thấy rõ việc chữa trị sâu xa hơn mà Thiên Chúa muốn đem lại: chữa lành một tâm hồn tan vỡ do tội lỗi gây ra. Đức Giêsu cho thấy rõ tính hiệu quả của phép lạ: “Nhưng để các ông biết rằng Con Người có quyền tha tội…”.
Thời Đức Giêsu, người ta nối kết tội lỗi với bệnh tật. Nếu quý vị bị bệnh, chắc chắn quý vị đã làm điều gì sai, vì thế Thiên Chúa mới trừng phạt. Nhiều người dường như vẫn còn suy nghĩ như thế, khi có điều xấu xảy ra với họ, họ liền hỏi: “Tôi đã làm gì sai mà Thiên Chúa lại trừng phạt tôi?” Vì thế, Đức Giêsu đã công khai việc chữa bệnh để cho thấy rằng Người có quyền thực hiện những gì Người đã loan báo, chữa lành trọn vẹn cho người bại liệt – tha tội cho anh ta cũng như chữa trị bệnh thể xác. Sứ điệp đã quá rõ ràng đối với họ; nếu người bại liệt được chữa khỏi thì chắc chắn anh ta phải được tha thứ. Đức Giêsu đang nói lên sự thật rằng: Người có thể tha tội, việc chữa bệnh đã chứng minh điều đó. Quý vị có để ý cách Đức Giêsu nói với người bại liệt: “Này con, tội con được tha rồi” ? Mỗi chúng ta đều là người con đó trong đôi tay của Thiên Chúa Tình Thương. Nhờ vào ơn tha thứ của Thiên Chúa, mỗi chúng ta lại được đổi mới – trở nên con cái Chúa với một đời sống mới phía trước.
Trước kia, chúng ta đã kết luận rằng phạm tội trọng là điều thường xảy ra trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Thời niên thiếu, việc xếp hàng dài để xưng tội vào các ngày thứ Bảy ở giáo xứ có vẻ chứng minh điều này. Nhưng, thực tế cho thấy chỉ có khoảng một nửa trong số thành viên trong cộng đoàn lên rước lễ ngày Chúa Nhật. Có lẽ họ nghĩ rằng tội của họ nghiêm trọng đến nỗi không thể lãnh Bí tích; và rằng họ ở trong tình trạng tội trọng và bị cắt đứt khỏi Thiên Chúa.
Qua nhiều năm tháng, ý nghĩ về điều gì cấu thành tội trọng đã thay đổi. Những bậc luân lý đã giúp mang lại thay đổi này. Trọng tâm huấn dụ của họ là vấn nạn: Yếu tố chọn lựa cơ bản nào mà chúng ta đã thực hiện trong cuộc sống? Cuộc sống của chúng ta hướng đến Thiên Chúa hay không cần đến Người? Theo cách suy nghĩ này, tội trọng là tội cắt đứt mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa; tội xảy ra vì chúng ta đã thực hiện một chọn lựa cơ bản là rời xa Thiên Chúa.
Khuynh hướng cơ bản trên không xảy ra mà không có ý muốn, tự nguyện và thói quen thường xuyên trong suốt cuộc đời chúng ta. Khi chúng ta nhận ra một số hay một chuỗi những hành vi đã làm cho chúng ta rời xa Thiên Chúa, thì đó là lúc để xin ơn tha thứ. Một cách quan trọng để những người Công giáo chúng ta quay về với chỉ dẫn của Thiên Chúa là chúng ta đến với Bí tích Hòa giải (Chúng ta thường gọi là “Xưng tội”).
Quý vị có chú ý đến vai trò của cộng đoàn trong Tin Mừng hôm nay không ? Bốn người đàn ông, có lẽ là những người bạn của người bại liệt, đã mang anh ta đến cho Đức Giêsu. Họ đã khó nhọc vì anh ta. Khi đám đông ngăn không cho họ đến gần, họ đã dỡ một lỗ trên mái nhà rồi thả người bại liệt xuống trước mặt Đức Giêsu.
Bốn người này không chỉ là những người khuân vác được mướn dịp này. Thánh Máccô nhấn mạnh vai trò quan trọng của họ qua việc nói với chúng ta rằng Đức Giêsu đã tha các tội cho người bại liệt khi Người thấy được đức tin của họ. Đức tin của “cộng đoàn” này đã đóng vai trò quan trọng trong sự tha thứ và chữa lành cho người bại liệt.
Bí tích Hòa giải là sự biểu lộ đức tin của cộng đoàn tín hữu với ước mong được Đức Giêsu tha tội. Bí tích tán dương ơn tha thứ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Đức Giêsu. Linh mục, đại diện cho cộng đoàn, chào đón chúng ta quay về sau những sai lầm mà chúng ta đã trót làm vì tội lỗi xúi giục. Khi đã xa rời Thiên Chúa, giờ đây chúng ta quay về và, trong Bí tích, cộng đoàn đảm bảo chúng ta đã được ơn tha thứ, dâng lời tạ ơn và tán dương Thiên Chúa cùng với chúng ta.
Tuần tới, chúng ta sẽ bước vào Mùa Chay. Người tín hữu chúng ta sẽ nghe trong Tin Mừng lời quả quyết của Đức Giêsu: “Thời kỳ đã mãn. Nước Thiên Chúa đã đến gần”. Thiên Chúa đã thấy nhu cầu được chữa lành của chúng ta và Người đang kéo chúng ta đến gần Người. Đó chẳng phải là tin vui hay sao? Khi đó Đức Giêsu loan báo cho chúng ta thời cơ đã đến gần: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để thực hiện điều này. Đây cũng là dịp tốt để duyệt xét lại chỉ dẫn của đời sống chúng ta, nhận ra những cách thức lớn nhỏ chúng ta đã chọn lựa ngoài Thiên Chúa, sau đó đến với Bí tích Hòa giải, nơi chúng ta có thể cảm thấy Đức Giêsu đang nói với chúng ta như với người bại liệt trong Tin Mừng hôm nay: “Này con, tội con được tha rồi”.
Thánh Ca : Tình Ngài
LỜI YÊU THƯƠNG
Pio X Lê Hồng Bảo
Lúc nào Chúa Giêsu cũng gây sốc cho đám kinh sư và biệt phái. Nhưng không phải Người cố ý chọc tức họ, mà chỉ vì muốn chứng tỏ bản thể của Người để họ tin theo.
Đàng nào dễ hơn?
“Hãy đứng dậy vác chõng mà về”: Câu nói đầy uy lực và quyền năng!
“Tội của con đã được tha!”: Câu nói dịu dàng chan chứa Tình Yêu!
Rõ ràng là chỉ cần nói: “Hãy đứng dậy vác chõng mà về” dễ hơn nhiều! Vừa chứng tỏ được quyền uy của một Đấng Tối Cao vô thượng, vừa dễ dàng chinh phục người ta mà lại khỏi lo ai thắc mắc, khỏi tranh cãi lôi thôi, khỏi sợ người đời ganh ghét. Ấy vậy, mà Chúa lại chọn phương án KHÓ! Nói lời Tình Yêu bao giờ cũng khó hơn nói lời quyền uy.
Trong chương trình Lễ hội Tình Yêu tổ chức tại Trung tâm Mục Vụ TGP. Sài gòn ngày vừa qua, các khán giả tham gia trò chơi lựa chọn 5 tiêu chí phải có trong Tình yêu đều chọn yếu tố THA THỨ. Thật vậy, ai mà không có thiếu sót, lỡ lầm? Nếu không biết tha thứ thì làm sao có thể yêu thương?
Theo quan niệm của người Do-thái lúc bấy giờ thì mọi tật bệnh, tai ương đều là hệ quả của tội lỗi. Vì muốn thanh luyện người Do-thái, Gia- vê Thiên Chúa đã phải mang khuôn mặt giận dữ suốt một thời Cựu Ước. Suy nghĩ đã thành nếp. Kẻ khỏe mạnh cứ dương dương tự đắc, người bệnh tật ôm nặng mặc cảm tội lỗi và bị bỏ rơi. Hãy nghe những người Pharisêu nguyền rủa anh mù được Chúa Giêsu làm cho sáng mắt: “Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?” (Ga. 9, 34)
Trong tất cả các thứ mặc cảm thì mặc cảm tội lỗi hủy hoại tâm hồn con người ta nặng nề nhất! Tôi được nghe một linh mục chia sẻ: “Một số người đã từng phá thai mang nặng mặc cảm tội lỗi đến nỗi họ cứ xưng đi xưng lại tội ấy hoài!” Chúa Giêsu đến mang một khuôn mặt mới: Khuôn mặt của Thiên Chúa Tình Yêu. Người thấu hiểu nỗi lòng của những người bé mọn nên đã nhiều lần cảnh báo: “Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.” (Lc.13: 2-5)
Chúa Giêsu đã rất tâm lý khi nói câu tha thứ để thể hiện Tình Yêu Thương. Người muốn giải tỏa chúng ta khỏi mặc cảm nặng nề của tội lỗi để đáp lại Tình Yêu của Chúa.
Câu chuyện người xưa còn đó:
Vua Trang Vương nước Sở cho các quan uống rượu. Trời đã tối, đang lúc rượu say, đèn nến bỗng gió tắt cả. Trong lúc ấy, có một viên quan thừa cơ kéo áo cung nữ. Người cung nữ nắm lấy, giật đứt giải mũ, rồi tâu với vua rằng: "Có kẻ kéo áo ghẹo thiếp. Thiếp giật được giải mũ. Xin cho thắp đèn ngay để khám xem ai đứt giải mũ, thì chính là kẻ ghẹo thiếp..." Vua gạt đi nói: "Thôi! Không làm gì! Cho người ta uống rượu, để người ta say quên cả lễ phép, lại nỡ nào vì câu chuyện đàn bà mà làm sỉ nhục người ta!"
Rồi lập tức ra lệnh rằng: "Ai uống rượu với quả nhân hôm nay mà không say đến bứt đứt giải mũ là chưa được vui".
Các quan theo lệnh, đều dứt giải mũ cả. Nên suốt tiệc hôm ấy, được vui vầy ổn thỏa.
Hai năm sau nước Sở đánh nhau với nước Tấn. Ðánh luôn năm trận, mà trận nào cũng thấy một viên quan võ, liều sống, liều chết xông ra trước và đánh rất hăng, làm cho quân Tấn phải lùi. Vì thế mà quân Sở được. Trang Vương lấy làm lạ cho đòi viên quan ấy lại hỏi: "Quả nhân đãi nhà người cũng như mọi người khác, cớ sao nhà ngươi lại hết lòng giúp quả nhân khác người như vậy?"
Viên quan thưa rằng: "Thần rắp tâm muốn đem tính mệnh để hiến nhà vua đã lâu. Mãi đến bây giờ mới gặp dịp báo đền nghĩa xưa, thực là may cho thần lắm... Thần là Tưởng Hùng, chính là người trước bị đứt giải mũ mà nhà vua không nỡ làm tội đấy".
“Tội của con đã được tha!” Trìu mến biết bao, ấm áp dường nào! Trong đời mỗi con người, chắc hẳn chúng ta đã không ít lần thèm được nghe câu nói ấy từ Cha, từ Mẹ, từ người bạn đời, từ cô bạn cũ, từ bác hàng xóm, từ anh đồng nghiệp, từ người bà con... Ấy vậy mà tôi lại hà tiện nói lời tha thứ, yêu thương! Có vẻ như, nói lời tha thứ làm hạ phẩm giá tôi xuống nhiều lần, còn nói lời quyền uy lại tăng giá trị tôi lên gấp bội. Tôi thích nói lời quyền uy hơn. Tôi thích ra lệnh và khiển trách. Tôi thích chê bai và chế giễu. Tôi thích yêu cầu và áp đặt. Tôi thích lên lớp và khoa trương...
Tôi không đủ can đảm để một lần bắt chước Chúa Giêsu chọn phương án KHÓ, đó chính là: Nói lời Yêu Thương! Chúa Giêsu đã dùng Lời Yêu Thương để nói với mọi người về Nước Thiên Chúa cho dù gặp phải nhiều chống đối, cho dù là cớ cho kẻ ác cáo buộc, cho dù phải đương đầu với nhiều thế lực trần gian...
_ Lời Yêu Thương đã khiến kẻ thu thuế gian lận và keo kiệt như Gia-kêu trở thành người công bằng và hào phóng.
_ Lời Yêu Thương khiến cô gái giang hồ Magdala trở thành Thánh Nữ biết “yêu nhiều để được tha thứ nhiều”.
_ Lời Yêu Thương khiến chàng ngư phủ nhát đảm Phêrô trở thành Vị Thánh Tử Đạo hiên ngang xin được hành hình trên thập giá treo ngược.
_ Lời Yêu Thương đã khiến gã tử tội ung dung vào Nước Thiên Đàng trước tất cả chúng ta.
Mọi quyền lực trần gian rồi sẽ qua đi, chỉ có Tình Yêu mới có thể thay đổi thế giới.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết dùng miệng lưỡi Chúa ban để nói Lời Yêu Thương với anh chị em chúng con. Lời Yêu Thương hóa giải mọi phức tạp trong các mối tương quan giữa chúng con. Lời Yêu Thương làm cho chúng con hiệp nhất. Lời Yêu Thương điểm tô và thay đổi thế giới. Và để nói được Lời đó, xin Chúa cho chúng con biết THỨ THA cho nhau để được nhận ơn THA THỨ từ Chúa, Đấng Cứu Chuộc chúng con. Amen.
Thánh Ca : Bờ Đá Xanh Tạ Tội
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng "Lễ Chúa Nhật VIIb Mùa Thường Niên " của Giám Mục Phê Rô Nguyễn Văn Khảm.
HÃY THEO CHÚA VÌ NGÀI LÀ ĐẤNG UY QUYỀN
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. Chăm sóc con người toàn vẹn
Ngày xưa trong các xứ đạo, khi trong nhà có người bệnh thì trước tiên người ta mời linh mục đến, sau đó mới tới bác sĩ. Ngày nay xem ra ngược lại. Đối với tín hữu có lòng tin thì cả linh mục lẫn bác sĩ đều cần thiết cho việc chăm sóc bệnh nhân. Nói thế không có nghĩa là linh mục chỉ lo phần tinh thần, còn bác sĩ chỉ lo phần thể xác. Ai nghĩ như vậy là xúc phạm đến chức năng của cả linh mục lẫn bác sĩ, bởi vì chăm sóc bệnh nhân phải là sự chăm sóc toàn vẹn.
Khi thấy người ta khiêng người bất toại đến, Đức Giêsu biết ngay là bệnh nhân này cần được chăm sóc về thể xác. Tuy nhiên Ngài cũng thấy anh ta cần được chăm sóc linh hồn hơn, vì thế Ngài bắt đầu bằng việc tha tội cho anh.
Tại sao Đức Giêsu tha tội trước rồi mới chữa bệnh sau? Không phải vì Ngài cũng nghĩ như bao người khác thời đó rằng bệnh tật là hình phạt của tội lỗi; cũng không phải Ngài cho rằng người bệnh này có tội nhiều hơn những người khác cũng có mặt trong nhà hôm ấy. Ngài chỉ muốn cho người ta biết rằng tội cũng là một thứ bệnh, thứ bệnh của linh hồn. Thực ra Đức Giêsu không phân biệt rạch ròi giữa bệnh thể xác và bệnh linh hồn, Ngài coi cả hai đều là bệnh, do đó Ngài chữa trị cả hai.
Ngày nay nhiều chuyên viên chữa trị cũng đồng ý với Đức Giêsu. Nhiều chứng bệnh thể lý có liên hệ chặt chẽ với bệnh tâm hồn. Ngày nay người ta quan tâm đến "sức khoẻ toàn diện", do đó phải chữa trị toàn vẹn con người.
Có lẽ trong số chúng ta đây, không ai đang cần được chữa bệnh thể xác, nhưng ai cũng đang cần được chữa bệnh linh hồn. Tội có thể được coi là thứ bệnh linh hồn làm cho chúng ta thành bại liệt. Mà quả thật là như vậy, tội làm tê liệt con tim chúng ta khiến chúng ta mất khả năng yêu thương; tôi làm tê liệt ý chí chúng ta khiến chúng ta mất khả năng từ chối sự dữ; tội cũng làm tê liệt tinh thần chúng ta khiến chúng ta không còn khả năng sống trong tự do, hy vọng và vui mừng.
Vậy, cũng như người bất toại trong bài Tin Mừng, chúng ta hãy đến với Đức Giêsu, xin Ngài tha thứ và chữa trị. Ngài cũng sẽ nói với chúng ta "Tội con đã được tha. Hãy đứng dậy và sống một cuộc sống tự do, vui mừng như một người con của Chúa". (Viết theo Flor McCarthy)
* 2. Tội con đã được tha
Chuyện xảy ra ở bên Phi Châu. Có một tín hữu da đen hết lòng tin nhận Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế. Anh thường kể chuyện Ơn Cứu Chuộc cho bạn bè nghe. Một hôm, đang khi vác bao khoai từ ngoài đồng về, giữa đường anh gặp một người bạn. Người này chẳng những không tin Chúa mà còn chế giễu niềm tin của anh. Khi hai người gặp nhau, anh bạn liền mở lời trêu chọc:
- Làm sao anh biết mình đã được cứu chuộc?
Tín hữu da đen suy nghĩ giây lát và anh đã tìm ra lời giải. Anh cố ý chạy tới trước để bao khoai rơi xuống phía sau, và hỏi người bạn:
- Làm sao tôi biết bao khoai đã rơi xuống trong khi tôi không ngó lại đàng sau?
Người bạn nhanh nhẩu đáp:
- Dễ thôi, vì gánh nặng trên vai anh đã nhẹ đi, lẽ nào anh lại không biết?
Tín hữu da đen gật đầu đắc chí:
- Gánh nặng đã nhẹ đi đương nhiên phải biết. Cũng thế, trước khi tin Chúa tôi cũng có một gánh nặng tội lỗi trong lòng. Nhưng nay gánh nặng ấy không còn nữa. Tôi đã được nhẹ nhàng thanh thản và tin rằng Chúa đã cứu chuộc tôi.
*
Khi Đức Giêsu nói với người bất toại: "Hỡi con, tội con đã được tha" (Lc.5,20) chắc hẳn anh cũng cảm thấy bình an, thanh thản vì biết mình được Chúa cứu. Cuộc đời tưởng chừng như khép lại với người bất toại, nhưng khi gặp được Chúa thì một sức sống mới lại dâng trào. Anh như cảm thấy trút được gánh nặng. Trước hết, là gánh nặng của bệnh bất toại, sau nữa là gánh nặng của tội lỗi, vì người Do thái cho rằng: nguyên nhân của mọi bệnh tật là do tội lỗi.
Sau khi tuyên bố tha tội, Đức Giêsu đã cho người bất toại được lành bệnh. Như vậy, việc chữa lành bệnh nhân chính là bằng chứng lời tha tội thực sự có hiệu quả. Nếu hiệu quả hữu hình là việc lành bệnh mọi người đều thấy thì hiệu quả vô hình là lời tha tội cũng làm cho mọi người phải tin nhận.
Một khi người bất toại chấp nhận lời tha tội của Đức Giêsu, thì chính anh cũng sẽ tin nhận Người là Đấng Cứu Thế, là Thiên Chúa thật, và là "Con Người' mà tiên tri Daniel đã loan báo.
Một khi người bất toại chỉ cầu mong được lành bệnh, mà Đức Giêsu còn ban ơn tha tội cho anh, thì anh chỉ còn biết "sững sốt mà ngợi khen Thiên Chúa" khôn cùng.
Chúng ta hãy bằng lòng để cho Đức Giêsu thực hiện nơi chúng ta những gì Người đã làm cho người thanh niên bất toại.
Hãy đến với Đức Giêsu trong Bí tích giải tội, để lắng nghe Người nói với chúng ta những gì Người đã nói với kẻ bất toại: "Hỡi con, tội con đã được tha".
Hãy để lòng mình cảm nghiệm sự bình an, thanh thản của ơn tha thứ như người bất toại đã từng cảm nhận sau khi được chữa lành.
Hãy mở rộng lòng để đón nhận sự tha thứ, sự tha thứ đến vô cùng của Thiên Chúa.
Thánh Phaolô đã chia sẻ: "Bẩm sinh chúng tôi là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa như những người khác. Nhưng Thiên Chúa giàu lòng xót thương và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ" (Ep.2,4-5).
* 3. Từ thất vọng đến mừng vui
Có lẽ người bất toại và thân nhân của anh ban đầu thất vọng, nhưng sau đó thì vui mừng khôn tả.
Thất vọng vì họ xin được hết bệnh mà Chúa lại tha tội. Nghĩa là xin một điều mà lại được ban cho một điều khác.
Vui mừng vì cuối cùng chẳng những được tha tội mà còn được hết bệnh nữa. Nghĩa là xin một mà được hai. Đó là chưa kể đến điều thứ ba là Chúa giúp họ hiểu rằng sức khoẻ linh hồn trọng hơn sức khoẻ thể xác.
Vậy thì từ nay, khi ta xin Chúa điều gì mà ta chưa thấy Chúa ban thì ta chớ vội thất vọng. Có thể Ngài ban cho điều khác. Mà cũng có thể ban nhiều hơn ta xin.
* 4. "Ta sẽ không còn nhớ đến các tội lỗi của ngươi nữa"
Ngày kia thánh Phanxicô Salêsiô cho một người xưng tội. Người này xưng rất thành thật, khiêm nhượng và hết lòng ăn năn. Thánh nhân cảm động lắm. Sau khi xưng tội xong, người ấy hỏi:
- Bây giờ cha biết tất cả những sự xấu xa của con rồi. Cha nghĩ thế nào về con?
- Bây giờ cha nhìn con như một đấng thánh.
- Chắc cha phải nói ngược lại mới được.
- Không. Cha nói theo lương tâm của cha. Con bây giờ hoàn toàn khác trước rồi.
- Nhưng tội lỗi con đã phạm thì luôn luôn ở với con mà.
- Không phải thế đâu con ạ. Khi bà Mađalêna đã ăn năn trở lại, Chúa xem bà như một đấng thánh. Chỉ có bọn Pharisêu giả hình cứ coi bà là kẻ tội lỗi.
- Nhưng đối với cha, con muốn biết cha nghĩ thế nào về quá khứ của con?
- Cha không nghĩ thế nào cả. Điều gì không có trước mặt Chúa thì cha không nghĩ đến. Cha chỉ biết ngợi khen Chúa và vui mừng vì con đã trở lại với Chúa. Cha muốn cùng các thánh trên trời vui mừng với con.
Nói xong, thánh nhân khóc. Người kia bỡ ngỡ hỏi:
- Cha khóc à? Chắc cha khóc vì thấy con phạm nhiều tội quá?
- Cha khóc vì thấy con đã sống lại với Chúa.
Thánh nhân biết rõ phép Giải tội không phải là che giấu tội ta đã phạm, nhưng là rửa sạch hết mọi tội ta đã khiêm nhường xưng ra. (Trích "Phúc")
* 5. Ơn tha thứ
Satan phàn nàn với Chúa: "Ngài không công bằng. Nhiều tội nhân làm điều sai trái và Ngài lại đón nhận họ. Thật ra, có người trở lại sáu bảy lần và Ngài vẫn nhận. Tôi chỉ phạm một lỗi lớn mà Ngài kết án tôi đời đời." Chúa nói: "Đã bao giờ ngươi xin tha thứ hoặc ăn năn chưa?".
* 6. Đón nhận ơn tha thứ
Có 2 vợ chồng kia yêu nhau tha thiết, cưới nhau, sống hạnh phúc với nhau. Nhưng chỉ vài năm sau ngày cưới thì anh chồng thay lòng đổi dạ. Người vợ chỉ còn biết cầu nguyện. Nhưng cầu nguyện đã mấy chục năm mà vẫn không kết quả. Hai người sống chung với nhau trong một căn nhà nhưng sống trong tình trạng chiến tranh lạnh, không ai nói với ai một lời, cười với nhau một nụ cười hay ngay cả không còn nhìn nhau. Gia đình như một hoả ngục. Sau cùng, người vợ tìm đến một tu sĩ trong rừng trình bày khó khăn, và thố lộ mình hầu như mất niềm tin vì đã quá lâu cầu xin với Chúa một điều tốt đẹp mà sao Chúa không nhậm lời. Vị ẩn sĩ phân tích: Sao chị biết rằng Chúa không nhậm lời? Chúa đã ban cho chị điều chị cầu xin, nhưng chị chưa hưởng được ơn đó thôi, bởi vì chị chưa tin cho đủ vào lời cầu xin. Nói rõ hơn, chị xin vợ chồng hoà thuận mà chị đã không làm gì để tạo lại sự hoà thuận đó. Chị hãy trở về, đừng cầu xin nữa (vì Chúa đã ban ơn rồi) nhưng hãy bắt đầu hành động để tạo lại hoà thuận giữa chị và chồng chị.
Nghe lời vị tu sĩ, người vợ trở về. Và lần đầu tiên sau mấy chục năm không hề nhìn nhau, bà gõ cửa và bước vào phòng của chồng. Người chồng rất ngạc nhiên, nhìn vợ. Bà nói "Xin anh hãy bỏ qua mọi lầm lỗi của tôi bấy lau nay". Người chông đáp: "Chính anh mới co lỗi với em. Xin tha thứ cho anh". Hai người ôm nhau khóc vì hạnh phúc tưởng như chấp cánh bay mất mấy chục năm nay giờ bỗng tìm lại được.
Thiên Chúa là tình yêu ,một tình yêu luôn sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi cho chúng ta. Lạy Chúa là Cha giàu lòng thương xót, xin cho chúng con là con cái Cha, biết noi gương Cha là Đấng hay tha thứ, để chúng con sẵn sàng tha thứ cho mọi người lỗi phạm đến chúng con.Amen.
Thánh Ca : Tâm Tình Phó Thác
TỘI CON ĐÃ ĐƯỢC THA
Lm Jude Siciliano, OP.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp.
Khi đọc 10 chương đầu của Tin Mừng Máccô, ta thực sự ấn tượng bởi số các phép lạ Đức Giêsu đã thực hiện. Chẳng có gì lạ khi người ta rất phấn khởi với Người và dường như đổ xô đến Người trong suốt sứ vụ của Người.
Giọng điệu phấn khởi này được nhận ra ngay từ đầu Tin Mừng Máccô. Sau khi chữa lành mẹ vợ ông Simon (1,29-31), Máccô cho biết “toàn thị trấn” (1,33) đã tụ họp tại nhà và Đức Giêsu đã chữa bệnh và trừ quỷ. Sáng hôm sau, Đức Giêsu một mình đi vào hoang địa, nhưng ông Simon và các bạn tìm thấy Người và các ông đã thưa: “Mọi người đang tìm Thầy”. Việc chữa bệnh của Đức Giêsu đã thực sự lôi cuốn những người tuyệt vọng đang mong được cứu khỏi những gì đã nhấn chìm cuộc đời họ.
Thoạt nhìn, bài Tin Mừng hôm nay có vẻ không khác gì một câu truyện thần kỳ. Có lẽ những ai ở bên ngoài, những người không thể nghe thấy những gì Đức Giêsu đã nói, mà chỉ thấy kẻ bại liệt vác chõng mà đi, hẳn sẽ nghĩ rằng: Đức Giêsu, Đấng đã làm phép lạ, lại đã thực hiện phép lạ nữa rồi. Phải chăng đó là điều khiến họ “sửng sốt”, một phép lạ khác trong hàng loạt các phép lạ? Phải chăng đó chỉ là việc chữa trị thể xác khiến họ ấn tượng? Rõ ràng, một số hiện diện tại đó đã không hề thấy ấn tượng gì, vì họ lên án Đức Giêsu đã phạm thượng. Họ không hiểu toàn bộ những gì Đức Giêsu đã làm: Người đã chữa cho kẻ bại liệt cả vể thể xác lẫn tinh thần.
Thêm một lần nữa, chúng ta trở lại phần đầu của Tin Mừng. Sau khi lãnh phép rửa và chịu cám dỗ trong hoang địa, Đức Giêsu xuất hiện ở Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng." (1,15).
Phép lạ trong Tin Mừng hôm nay cho những kẻ chúng kiến biết thế nào là tin vui. Nơi đức Giêsu, Thiên Chúa đã đến gần để hàn gắn vết thương nhân loại. Phép lạ thể lý thì quan trọng vì nó cho thấy rõ việc chữa trị sâu xa hơn mà Thiên Chúa muốn đem lại: chữa lành một tâm hồn tan vỡ do tội lỗi gây ra. Đức Giêsu cho thấy rõ tính hiệu quả của phép lạ: “Nhưng để các ông biết rằng Con Người có quyền tha tội…”.
Thời Đức Giêsu, người ta nối kết tội lỗi với bệnh tật. Nếu quý vị bị bệnh, chắc chắn quý vị đã làm điều gì sai, vì thế Thiên Chúa mới trừng phạt. Nhiều người dường như vẫn còn suy nghĩ như thế, khi có điều xấu xảy ra với họ, họ liền hỏi: “Tôi đã làm gì sai mà Thiên Chúa lại trừng phạt tôi?” Vì thế, Đức Giêsu đã công khai việc chữa bệnh để cho thấy rằng Người có quyền thực hiện những gì Người đã loan báo, chữa lành trọn vẹn cho người bại liệt – tha tội cho anh ta cũng như chữa trị bệnh thể xác. Sứ điệp đã quá rõ ràng đối với họ; nếu người bại liệt được chữa khỏi thì chắc chắn anh ta phải được tha thứ. Đức Giêsu đang nói lên sự thật rằng: Người có thể tha tội, việc chữa bệnh đã chứng minh điều đó. Quý vị có để ý cách Đức Giêsu nói với người bại liệt: “Này con, tội con được tha rồi” ? Mỗi chúng ta đều là người con đó trong đôi tay của Thiên Chúa Tình Thương. Nhờ vào ơn tha thứ của Thiên Chúa, mỗi chúng ta lại được đổi mới – trở nên con cái Chúa với một đời sống mới phía trước.
Trước kia, chúng ta đã kết luận rằng phạm tội trọng là điều thường xảy ra trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Thời niên thiếu, việc xếp hàng dài để xưng tội vào các ngày thứ Bảy ở giáo xứ có vẻ chứng minh điều này. Nhưng, thực tế cho thấy chỉ có khoảng một nửa trong số thành viên trong cộng đoàn lên rước lễ ngày Chúa Nhật. Có lẽ họ nghĩ rằng tội của họ nghiêm trọng đến nỗi không thể lãnh Bí tích; và rằng họ ở trong tình trạng tội trọng và bị cắt đứt khỏi Thiên Chúa.
Qua nhiều năm tháng, ý nghĩ về điều gì cấu thành tội trọng đã thay đổi. Những bậc luân lý đã giúp mang lại thay đổi này. Trọng tâm huấn dụ của họ là vấn nạn: Yếu tố chọn lựa cơ bản nào mà chúng ta đã thực hiện trong cuộc sống? Cuộc sống của chúng ta hướng đến Thiên Chúa hay không cần đến Người? Theo cách suy nghĩ này, tội trọng là tội cắt đứt mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa; tội xảy ra vì chúng ta đã thực hiện một chọn lựa cơ bản là rời xa Thiên Chúa.
Khuynh hướng cơ bản trên không xảy ra mà không có ý muốn, tự nguyện và thói quen thường xuyên trong suốt cuộc đời chúng ta. Khi chúng ta nhận ra một số hay một chuỗi những hành vi đã làm cho chúng ta rời xa Thiên Chúa, thì đó là lúc để xin ơn tha thứ. Một cách quan trọng để những người Công giáo chúng ta quay về với chỉ dẫn của Thiên Chúa là chúng ta đến với Bí tích Hòa giải (Chúng ta thường gọi là “Xưng tội”).
Quý vị có chú ý đến vai trò của cộng đoàn trong Tin Mừng hôm nay không ? Bốn người đàn ông, có lẽ là những người bạn của người bại liệt, đã mang anh ta đến cho Đức Giêsu. Họ đã khó nhọc vì anh ta. Khi đám đông ngăn không cho họ đến gần, họ đã dỡ một lỗ trên mái nhà rồi thả người bại liệt xuống trước mặt Đức Giêsu.
Bốn người này không chỉ là những người khuân vác được mướn dịp này. Thánh Máccô nhấn mạnh vai trò quan trọng của họ qua việc nói với chúng ta rằng Đức Giêsu đã tha các tội cho người bại liệt khi Người thấy được đức tin của họ. Đức tin của “cộng đoàn” này đã đóng vai trò quan trọng trong sự tha thứ và chữa lành cho người bại liệt.
Bí tích Hòa giải là sự biểu lộ đức tin của cộng đoàn tín hữu với ước mong được Đức Giêsu tha tội. Bí tích tán dương ơn tha thứ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Đức Giêsu. Linh mục, đại diện cho cộng đoàn, chào đón chúng ta quay về sau những sai lầm mà chúng ta đã trót làm vì tội lỗi xúi giục. Khi đã xa rời Thiên Chúa, giờ đây chúng ta quay về và, trong Bí tích, cộng đoàn đảm bảo chúng ta đã được ơn tha thứ, dâng lời tạ ơn và tán dương Thiên Chúa cùng với chúng ta.
Tuần tới, chúng ta sẽ bước vào Mùa Chay. Người tín hữu chúng ta sẽ nghe trong Tin Mừng lời quả quyết của Đức Giêsu: “Thời kỳ đã mãn. Nước Thiên Chúa đã đến gần”. Thiên Chúa đã thấy nhu cầu được chữa lành của chúng ta và Người đang kéo chúng ta đến gần Người. Đó chẳng phải là tin vui hay sao? Khi đó Đức Giêsu loan báo cho chúng ta thời cơ đã đến gần: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để thực hiện điều này. Đây cũng là dịp tốt để duyệt xét lại chỉ dẫn của đời sống chúng ta, nhận ra những cách thức lớn nhỏ chúng ta đã chọn lựa ngoài Thiên Chúa, sau đó đến với Bí tích Hòa giải, nơi chúng ta có thể cảm thấy Đức Giêsu đang nói với chúng ta như với người bại liệt trong Tin Mừng hôm nay: “Này con, tội con được tha rồi”.
Thánh Ca : Tình Ngài
LỜI YÊU THƯƠNG
Pio X Lê Hồng Bảo
Lúc nào Chúa Giêsu cũng gây sốc cho đám kinh sư và biệt phái. Nhưng không phải Người cố ý chọc tức họ, mà chỉ vì muốn chứng tỏ bản thể của Người để họ tin theo.
Đàng nào dễ hơn?
“Hãy đứng dậy vác chõng mà về”: Câu nói đầy uy lực và quyền năng!
“Tội của con đã được tha!”: Câu nói dịu dàng chan chứa Tình Yêu!
Rõ ràng là chỉ cần nói: “Hãy đứng dậy vác chõng mà về” dễ hơn nhiều! Vừa chứng tỏ được quyền uy của một Đấng Tối Cao vô thượng, vừa dễ dàng chinh phục người ta mà lại khỏi lo ai thắc mắc, khỏi tranh cãi lôi thôi, khỏi sợ người đời ganh ghét. Ấy vậy, mà Chúa lại chọn phương án KHÓ! Nói lời Tình Yêu bao giờ cũng khó hơn nói lời quyền uy.
Trong chương trình Lễ hội Tình Yêu tổ chức tại Trung tâm Mục Vụ TGP. Sài gòn ngày vừa qua, các khán giả tham gia trò chơi lựa chọn 5 tiêu chí phải có trong Tình yêu đều chọn yếu tố THA THỨ. Thật vậy, ai mà không có thiếu sót, lỡ lầm? Nếu không biết tha thứ thì làm sao có thể yêu thương?
Theo quan niệm của người Do-thái lúc bấy giờ thì mọi tật bệnh, tai ương đều là hệ quả của tội lỗi. Vì muốn thanh luyện người Do-thái, Gia- vê Thiên Chúa đã phải mang khuôn mặt giận dữ suốt một thời Cựu Ước. Suy nghĩ đã thành nếp. Kẻ khỏe mạnh cứ dương dương tự đắc, người bệnh tật ôm nặng mặc cảm tội lỗi và bị bỏ rơi. Hãy nghe những người Pharisêu nguyền rủa anh mù được Chúa Giêsu làm cho sáng mắt: “Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?” (Ga. 9, 34)
Trong tất cả các thứ mặc cảm thì mặc cảm tội lỗi hủy hoại tâm hồn con người ta nặng nề nhất! Tôi được nghe một linh mục chia sẻ: “Một số người đã từng phá thai mang nặng mặc cảm tội lỗi đến nỗi họ cứ xưng đi xưng lại tội ấy hoài!” Chúa Giêsu đến mang một khuôn mặt mới: Khuôn mặt của Thiên Chúa Tình Yêu. Người thấu hiểu nỗi lòng của những người bé mọn nên đã nhiều lần cảnh báo: “Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.” (Lc.13: 2-5)
Chúa Giêsu đã rất tâm lý khi nói câu tha thứ để thể hiện Tình Yêu Thương. Người muốn giải tỏa chúng ta khỏi mặc cảm nặng nề của tội lỗi để đáp lại Tình Yêu của Chúa.
Câu chuyện người xưa còn đó:
Vua Trang Vương nước Sở cho các quan uống rượu. Trời đã tối, đang lúc rượu say, đèn nến bỗng gió tắt cả. Trong lúc ấy, có một viên quan thừa cơ kéo áo cung nữ. Người cung nữ nắm lấy, giật đứt giải mũ, rồi tâu với vua rằng: "Có kẻ kéo áo ghẹo thiếp. Thiếp giật được giải mũ. Xin cho thắp đèn ngay để khám xem ai đứt giải mũ, thì chính là kẻ ghẹo thiếp..." Vua gạt đi nói: "Thôi! Không làm gì! Cho người ta uống rượu, để người ta say quên cả lễ phép, lại nỡ nào vì câu chuyện đàn bà mà làm sỉ nhục người ta!"
Rồi lập tức ra lệnh rằng: "Ai uống rượu với quả nhân hôm nay mà không say đến bứt đứt giải mũ là chưa được vui".
Các quan theo lệnh, đều dứt giải mũ cả. Nên suốt tiệc hôm ấy, được vui vầy ổn thỏa.
Hai năm sau nước Sở đánh nhau với nước Tấn. Ðánh luôn năm trận, mà trận nào cũng thấy một viên quan võ, liều sống, liều chết xông ra trước và đánh rất hăng, làm cho quân Tấn phải lùi. Vì thế mà quân Sở được. Trang Vương lấy làm lạ cho đòi viên quan ấy lại hỏi: "Quả nhân đãi nhà người cũng như mọi người khác, cớ sao nhà ngươi lại hết lòng giúp quả nhân khác người như vậy?"
Viên quan thưa rằng: "Thần rắp tâm muốn đem tính mệnh để hiến nhà vua đã lâu. Mãi đến bây giờ mới gặp dịp báo đền nghĩa xưa, thực là may cho thần lắm... Thần là Tưởng Hùng, chính là người trước bị đứt giải mũ mà nhà vua không nỡ làm tội đấy".
“Tội của con đã được tha!” Trìu mến biết bao, ấm áp dường nào! Trong đời mỗi con người, chắc hẳn chúng ta đã không ít lần thèm được nghe câu nói ấy từ Cha, từ Mẹ, từ người bạn đời, từ cô bạn cũ, từ bác hàng xóm, từ anh đồng nghiệp, từ người bà con... Ấy vậy mà tôi lại hà tiện nói lời tha thứ, yêu thương! Có vẻ như, nói lời tha thứ làm hạ phẩm giá tôi xuống nhiều lần, còn nói lời quyền uy lại tăng giá trị tôi lên gấp bội. Tôi thích nói lời quyền uy hơn. Tôi thích ra lệnh và khiển trách. Tôi thích chê bai và chế giễu. Tôi thích yêu cầu và áp đặt. Tôi thích lên lớp và khoa trương...
Tôi không đủ can đảm để một lần bắt chước Chúa Giêsu chọn phương án KHÓ, đó chính là: Nói lời Yêu Thương! Chúa Giêsu đã dùng Lời Yêu Thương để nói với mọi người về Nước Thiên Chúa cho dù gặp phải nhiều chống đối, cho dù là cớ cho kẻ ác cáo buộc, cho dù phải đương đầu với nhiều thế lực trần gian...
_ Lời Yêu Thương đã khiến kẻ thu thuế gian lận và keo kiệt như Gia-kêu trở thành người công bằng và hào phóng.
_ Lời Yêu Thương khiến cô gái giang hồ Magdala trở thành Thánh Nữ biết “yêu nhiều để được tha thứ nhiều”.
_ Lời Yêu Thương khiến chàng ngư phủ nhát đảm Phêrô trở thành Vị Thánh Tử Đạo hiên ngang xin được hành hình trên thập giá treo ngược.
_ Lời Yêu Thương đã khiến gã tử tội ung dung vào Nước Thiên Đàng trước tất cả chúng ta.
Mọi quyền lực trần gian rồi sẽ qua đi, chỉ có Tình Yêu mới có thể thay đổi thế giới.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết dùng miệng lưỡi Chúa ban để nói Lời Yêu Thương với anh chị em chúng con. Lời Yêu Thương hóa giải mọi phức tạp trong các mối tương quan giữa chúng con. Lời Yêu Thương làm cho chúng con hiệp nhất. Lời Yêu Thương điểm tô và thay đổi thế giới. Và để nói được Lời đó, xin Chúa cho chúng con biết THỨ THA cho nhau để được nhận ơn THA THỨ từ Chúa, Đấng Cứu Chuộc chúng con. Amen.
Thánh Ca : Bờ Đá Xanh Tạ Tội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét