Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ VI Phục Sinh :
Nguồn : www.40giayloichua.net
CUỘC SỐNG MỚI CỦA TÍN HỮU TRONG CHÚA THÁNH THẦN
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
Đức tin luôn bị xử án
Bài đọc 2 hôm nay trích từ thư thứ nhất của Thánh Phêrô gởi các tín hữu để an ủi và khuyến khích họ giữ vững đức tin trong hoàn cảnh bị nghi kỵ, thù ghét và bách hại. Tại sao hôm nay Giáo Hội muốn cho chúng ta nghe lại đoạn thư ấy ?
Thưa vì sự bách hại, dưới hình thức này hay hình thức khác, là điều tín hữu không thể tránh nếu họ thực sự sống Tin Mừng. Ta còn có thể nói : chịu bách hại là một thành phần của việc sống đức tin. Lịch sử đã cho thấy rằng khi Giáo Hội gặp bách hại thì đức tin của tín hữu mạnh thêm ; còn khi Giáo Hội bình an thì đức tin yếu đi.
Bởi thế, trước tiên là Đức Giêsu, và kế đó là Thánh Phêrô trong đoạn thư hôm nay, không coi bách hại là một tai họa, nhưng trái lại là một mối phúc : "Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa. Ngày đó anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế" (Lc 6,22-23).
Đức tin luôn bị xét xử ! Vì thế, khi đứng trước tòa án của dư luận, trước sự chỉ trích của những người chung quanh, người tín hữu đừng buồn và đừng sợ, nhưng hãy coi đây là dịp tốt để làm chứng về niềm hy vọng sống động của mình.
Nhưng để có thể bình thản và lạc quan như thế, chúng ta hãy nhớ lời Đức Giêsu nói hôm nay : "Thầy không để anh em mồ côi đâu… Thầy sẽ xin Chúa Cha và Ngài sẽ ban cho ánh em một Đấng Bào chữa khác đến với anh em luôn mãi… Ngài ở lại với anh em và trong anh em".
Chúa Thánh Thần giúp ta trở thành Kitô hữu
Ngày xưa khi các tín hữu bị bách hại ở Giêrusalem phải trốn sang Antiôkhia, họ bị dân chúng miền này mỉa mai gọi họ là "Kitô hữu", ngụ ý đó là những kẻ khờ dại sống theo giáo lý của một tên Giêsu nào đó xưng mình là Kitô. Nhưng không ngờ cái tên "Kitô hữu" ấy lại diễn đạt rất đúng tính cách của người tín hữu. Đúng vậy, tín hữu của Đức Giêsu là người muốn bắt chước Đức Kitô đến nỗi trở thành một Kitô khác.
Nhưng làm thế nào để được như vậy ? Thưa nhờ Chúa Thánh Thần :
Chúa Thánh Thần là Đấng soi sáng, giúp ta ngày càng hiểu rõ Đức Kitô và những lời dạy của Ngài hơn.
Chúa Thánh Thần là Đấng Phù trợ : Ngài ban sức mạnh giúp chúng ta sống. Sống một cách phi thường trong cuộc đời bình thường ; sống bình thản và lạc quan trong những lúc khó khăn ; sống quảng đại đang khi vác thập giá…
Chúa Thánh Thần còn là nguồn tình yêu. Nhờ tình yêu mà Chúa Thánh Thần đổ tràn vào lòng chúng ta, cuộc sống chúng ta luôn là một màu hồng, cho dù khi thất bại, khi bị phụ bạc vô ơn, khi chịu đựng những tấn công của kẻ đố kị… giống như Đức Kitô ngày xưa trong cuộc chịu nạn.
Tình yêu thể hiện bằng hành động
Yêu không chỉ là cảm xúc mà còn là sống, cho nên yêu thì tất nhiên thể hiện ra bằng hành động : hành động trước mặt người mình yêu để người ấy vui lòng ; và hành động theo ý người mình yêu ngay cả khi người ấy không có mặt.
Bởi thế Đức Giêsu nói với các môn đệ : "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các giới răn của Thầy".
Chẳng bao lâu nữa thế gian sẽ không còn thấy Thầy"
Có nhiều cuộc ra đi nhưng mang những ý nghĩa khác nhau :
Có khi ra đi là bỏ lại, như một cha từ trần ra đi bỏ lại đám con côi cút. Hôm nay Đức Giêsu ra đi không có nghĩa là Ngài bỏ chúng ta mồ côi : "Thầy sẽ không để chúng con phải mồ côi".
Có khi ra đi là dứt bỏ, như một tên sở khanh bỏ mặc cô gái bị hắn lường gạt mà "quất ngựa truy phong". Hôm nay Đức Giêsu ra đi cũng không có nghĩa đó.
Có khi ra đi là cần thiết cho lợi ích của kẻ ra đi, như một người thất nghiệp đi đến nơi khác để có việc làm. Cuộc ra đi hôm nay của Đức Giêsu là như thế, Ngài ra đi để trở về nhà Cha mình. Cuộc ra đi này rất tốt cho Ngài.
Có khi ra đi vừa tốt cho kẻ ra đi vừa tốt cho kẻ ở lại, như một người đi làm ăn rồi một thời gian sau trở lại đem tiền về cho gia đình. Thí dụ này càng đúng hơn nữa đối với Đức Giêsu. Hôm nay Ngài ra đi để được về với Cha mình, nhưng cũng để "dọn chỗ" cho các môn đệ, rồi sau đó Ngài sẽ trở lại rước các môn đệ cùng Ngài đến chỗ mới đó.
Đức Giêsu không bao giờ bỏ chúng ta ở lại trong cảnh mồ côi thiếu thốn. Ngài để lại cho chúng ta hai trợ lực rất hữu hiệu, một là Phép Thánh Thể mà chúng ta có thể đến hằng ngày, hai là Chúa Thánh Thần vẫn luôn ở bên cạnh để hỗ trợ chúng ta từng giây từng phút.
Loài chim biển
Một ngày lộng gió, tôi đứng trên bờ biển với cảm giác ớn lạnh.
Nhưng tôi thấy những con chim biển chẳng chút sợ gì những đợt gió mạnh ấy, trái lại còn thích thú nữa.
Có lúc chúng lướt theo gió, có lúc chúng bay ngược chiều gió, chúng lao vút lên trời, rồi chúng đâm nhào xuống đất. Nhưng lúc nào chúng cũng biết vận dụng sức gió, và có thể nói sức mạnh của chúng chính là sức mạnh của gió.
Rồi tôi chợt hiểu câu nói của Đức Giêsu : "Thầy không để chúng con mồ côi. Thầy sẽ ban cho chúng con một Đấng Phù Trợ khác, đó là Chúa Thánh Thần". (Flor McCarthy, "Learning from the sea-gulls")
Lạy Chúa Giêsu, Chúa hòa ban Thánh Thần cho các tông đồ để các ngài đi đến tận cùng trái đất làm chứng cho Chúa. Xin cũng ban Thánh Thần, để chúng con trở nên chứng nhân can trường của Chúa .Amen.
Thánh Ca : Chúa Không Lầm
BÓ ÐUỐC VÀ XÔ NƯỚC
Cha Mark Link, S.J.
Một người nọ đã từng trông thấy một Thiên Thần đi bộ xuống phố, tay này cầm bó đuốc, tay kia cầm xô nước. Người ấy liền hỏi: "Ngài làm gì với bó đuốc và xô nước vậy?". Vị Thiên Thần đột ngột đứng lại nhìn vào người ấy nói: "Ta sẽ thiêu rụi các toà nhà trên trời bằng bó đuốc và sẽ dập tắt lửa hoả ngục bằng xô nước. Lúc đó chúng ta sẽ thấy được ai là kẻ thực sự yêu mến Thiên Chúa". Chủ ý của vị Thiên Thần muốn nói là nhiều người vâng theo lệnh Chúa là vì sợ hoả ngục hoặc vì hy vọng phần thưởng nước trời. Họ không giữ huấn lệnh ấy vì yêu thương như Chúa Giêsu đã nêu ra trong bài Phúc âm hôm nay: "Nếu các con yêu mến Ta, các con sẽ vâng giữ lời Ta".
Bây giờ, chúng ta hãy xét kỹ hơn các huấn lệnh của Chúa Giêsu.
Chúng ta thường quan niệm về các huấn lệnh của Chúa Giêsu theo ba cách: Hãy lấy ví dụ huấn lệnh "chìa má kia luôn"
Trước hết, chúng ta có thể coi huấn lệnh này như một cái gì hạn chế tự do của chúng ta lại. Nó giống như một điều chúng ta ghét mà vẫn phải làm. Một điều mà chúng ta chỉ mong dẹp đi khỏi làm thì thích hơn. Nếu coi huấn lệnh "chìa luôn má kia" của Chúa Giêsu như một cái gì hạn chế tự do chả mấy thích thú, như một điều mà chúng ta chỉ muốn bỏ qua khỏi làm thì chắc hẳn chúng ta sẽ nổi giận và thậm chí căm thù huấn lệnh ấy nữa, vì chúng ta sẽ nói: "tại sao lại phải tha thứ cho kẻ thù chúng ta? Tại sao không cho chúng biết rằng chúng không thể truyền khiến chúng ta được? Tại sao không bắt chước thái độ của Nikita Krushchev?
Trong một chuyến viếng thăm thiện chí nước Pháp, Krushchev - một lãnh tụ Nga trước đây - nói rằng ông khâm phục nhiều lời giáo huấn của Chúa Giêsu; nhưng ông lại bất đồng với một số giáo huấn của Chúa, chẳng hạn ông không đồng ý với giáo huấn chìa má kia ra khi kẻ khác xúc phạm mình. Krushchev nói: "Nếu kẻ đó xúc phạm tôi, tôi sẽ không chìa má kia ra đâu, mà trái lại sẽ đánh trả lại cho tới khi hắn rơi đầu mới thôi"
Bây giờ chúng ta xét đến cách quan niệm thứ hai của chúng ta về các huấn lệnh của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể xem các huấn lệnh này như những chỉ dẫn chúng ta thăng tiến. Lần này chúng ta cũng lấy huấn lệnh của Chúa Giêsu và sự tha thứ cho kẻ thù chúng ta làm ví dụ.
Cách đây vài năm, Hội Y Học Mỹ có mở cuộc thăm dò trên vài ngàn bác sĩ chuyên khoa. Họ yêu cầu các bác sĩ trả lời câu hỏi sau: "Trong một tuần lễ, có bao nhiêu phần trăm bệnh nhân mà quí vị cho là có thể điều trị được bằng những kỹ thuật y khoa của quí vị?". Các câu trả lời khiến chúng ta sửng sốt. Các bác sĩ trả lời rằng họ chỉ điều trị được quãng 10% bệnh nhân bằng phương tiện thuốc men của họ. Khi hỏi về 90% còn lại, các bác sĩ bảo rằng những bệnh nhân này thực sự có đau đớn, nhưng vấn đề của họ không thuộc lãnh vực hoá học hay vật lý mà là tâm lý. Nói cách khác, đó là "vấn đề cuộc sống" mà mọi sự điều trị thuốc men thông thường không đem lại kết quả.
Những nguyên nhân thực sự của nỗi đau nơi họ là những chuyện giận dữ, thù nghịch ngấm ngầm, cô đơn, những cảm xúc tiêu cực, hoặc những lối sống tác hại. Ðây là những vấn đề mà một bác sĩ bình thường không được huấn luyện hay trang bị để đương đầu. Khi bình luận về hậu quả của những cảm xúc này đối với sức khoẻ, Bruce Larson viết:
"Những cảm xúc chúng ta có về mình và kẻ khác cũng như tính chất các mối tương giao của chúng ta tác động đến bệnh tật chúng ta nhiều hơn yếu tố di truyền, hoá chất, chế độ kiêng khem hoặc môi trường chung quanh. Các bác sĩ xác nhận rằng họ ít được trang bị trong việc điều trị bệnh để giúp các bệnh nhân mắc phải những 'vấn đề cuộc sống này'".
Rõ ràng là khi chúng ta giữ lại trong tâm tư sự hằn học, khi chúng ta từ chối không chịu tha thứ, hoặc khi chúng ta tìm cách trả thù thì chúng ta đã gây tổn thương cho chính mình không khác gì gây thương tổn cho kẻ thù chúng ta. Nói một cách thi vị và sống động, thì lưỡi gươm chúng ta dùng để gây thương tích cho kẻ thù sẽ đâm vào chính chúng ta trước. Người Trung Hoa thời xưa có câu ngạn ngữ nhằm cảnh cáo tai hại này: "Khi nào bạn cứ đeo đuổi việc báo thù thì bạn hãy đào sẵn hai cái huyệt, một cái cho kẻ thù bạn và một cái cho chính bạn"
Tóm lại, giáo huấn của Chúa Giêsu về sự tha thức cho kẻ thù không phải là những gì hạn chế tự do của chúng ta, mà là những hướng dẫn giúp chúng ta có sức khoẻ và hạnh phúc.
Cuối cùng xét theo cách thứ ba chúng ta có thể xem các huấn lệnh của Chúa Giêsu như những lời mời gọi yêu thương. Ðây là cách Chúa Giêsu đề nghị trong Phúc âm hôm nay, Ngài nói: "Nếu các con yêu mến Ta, các con sẽ vâng giữ lệnh truyền của Ta". Chúa Giêsu trình bày các huấn lệnh Ngài như là những cơ hội để chúng ta biểu lộ tình yêu đối với Ngài. Nói cách khác, có thể chúng ta không hiểu được tại sao chúng ta nên tha thứ và chìa thêm má nữa cho kẻ khác, nhưng chúng ta cứ làm thế vì Chúa Giêsu muốn chúng ta làm. Chúng ta xem những huấn lệnh của Chúa Giêsu như lời mời gọi chúng ta biểu lộ tình yêu đối với Ngài.
Bài Phúc âm hôm nay mời gọi chúng ta kiểm điểm lại các động cơ khiến chúng ta vâng phục. Tại sao chúng ta tuân theo các huấn lệnh của Chúa Giêsu? Phải chăng vì sợ bị phạt hay vì hy vọng được thưởng, hoặc là do tình yêu chúng ta đối với Ngài? Một tôn giáo chỉ xây dựng trên sự sợ phạt và mong thưởng thì luôn luôn tìm kiếm kẽ hở, chẳng hạn chúng ta nghe người ta nói:
- Tới mức nào thì tôi mới bị xem là phạm tội?
- Tôi có thể ăn cắp bao nhiêu mà chưa phải là tội trọng?
- Tôi có thể cho ít bao nhiêu mà vẫn chu toàn bổn phận Kitô hữu của tôi?
Ðang khi đó, một tôn giáo xây dựng trên tình yêu thì luôn tìm kiếm cơ hội phục vụ, chẳng hạn chúng ta sẽ nghe nói:
- Tôi có thể làm gì để giúp đỡ hơn nữa?
- Bạn cần chi không?
- Ðừng ngại nhờ đến tôi vào bất cứ lúc nào.
Tình yêu thì luôn luôn tìm cách để phục vụ.
Như thế, chúng ta có thể xem huấn lệnh của Chúa Giêsu về việc tha thứ cho kẻ khác theo ba cách khác nhau:
- Hoặc đó là những điều giới hạn tự do, cách này khiến chúng ta thi hành lệnh Chúa một cách "cực chẳng đã".
- Hoặc đó là những hướng dẫn giúp chúng ta tăng triển, cách này khiến chúng ta thấy rằng nên thi hành huấn lệnh Chúa.
- Hoặc đó là những lời mời gọi biểu lộ tình yêu, cách này thúc đẩy chúng ta muốn thi hành lệnh Chúa.
Trong quá khứ chúng ta đã quan niệm thế nào về các huấn lệnh của Chúa Giêsu? Trong tương lai chúng ta phải quan niệm chúng ta thế nào? Và bắt đầu ngay bây giờ chúng ta có thể làm gì đối với các huấn lệnh ấy?
Ðây là một thách thức mà bài Phúc âm hôm nay đặt ra cho mỗi người chúng ta.
Ðể kết thúc, chúng ta hãy trưng dẫn lời của Harry Emerson Fosdick:
"Sợ hãi thường làm tê liệt, tình yêu luôn làm thư giãn.
"Sợ hãi cầm tù, tình yêu giải phóng.
"Sợ hãi nghe chua chát, tình yêu nếm ngọt ngào.
"Sợ hãi gây thương tích, tình yêu lại chữa lành.
"Sợ hãi luôn lẩn tránh, tình yêu luôn mời gọi".
Thánh Ca : Cho Con Vững Tin
YÊU NGƯỜI LÀ YÊU CHÚA
Giacôbê Phạm Văn Phượng op
Ngày nay có rất nhiều người trên thế giới, trong đó có chúng ta, biết đến mẹ Tê-rê-xa thành Can-cút-ta và dành cho mẹ nhiều thiện cảm. Sở dĩ mẹ được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ là do những hoạt động từ thiện bác ái mẹ đã thực hiện cho những người nghèo khổ bất hạnh ở Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia chậm phát triển khác trên thế giới. Năm 1979 mẹ Tê-rê-xa nhận được giải thưởng Nobel hòa bình, một phần thưởng cao quý mà rất ít người nhận được, vì đã có công đóng góp tích cực cho nền hòa bình thế giới và phục vụ cho người nghèo. Mẹ Tê-rê-xa đã được nhiều người thiện chí khắp nơi sẵn sàng cộng tác giúp đỡ cả về tinh thần cũng như vật chất. Những ai cộng tác với mẹ, mẹ luôn đòi hỏi điều kiện quan trọng này là : họ phải có trái tim chứa chan tình yêu, và tình yêu này phải bắt đầu trước hết từ trong gia đình ruột thịt của họ.
Có lần Mẹ Tê-rê-xa kể lại như sau : “Trong số những cộng tác viên của tôi có một đôi vợ chồng lạnh nhạt với nhau và hay cãi lộn nhau. Một hôm tôi đã nhẹ nhàng trách cả hai : tôi không thể hiểu làm sao anh chị có thể đem Chúa Giêsu đến cho người khác, trong khi anh chị đã không thể đem Chúa Giêsu đến cho những người trong gia đình mình. Làm sao anh chị có thể thấy Chúa Giêsu hiện diện nơi những người bệnh tật khổ đau trong lúc anh chị không nhìn thấy Chúa Giêsu đang hiện diện ngay trong người bạn đời của mình”. Nghe lời trách cứ của tôi, hai vợ chồng đã sửa đổi cách sống, sống hòa thuận với nhau cho đến bây giờ và họ luôn là cộng tác viên đắc lực của tôi. Quả thực nếu chúng ta không cảm nghiệm được Chúa Giêsu đang hiên diện trong lòng chúng ta, và đang ở nơi những người đang sống chung với chúng ta dưới một mái nhà thì chúng ta không thể đem Chúa Giêsu đến cho người xa lạ được.
Yêu mến Chúa, đó là bổn phận của chúng ta. Nhưng thế nào là yêu mến Chúa ? Làm sao chúng ta biết được mình yêu mến Chúa hay dựa vào điều gì để chính mình hay người khác biết được chúng ta yêu mến Chúa ? Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu bảo cho chúng ta biết một nguyên tắc, một bằng chứng, đó là giữ các điều răn của Chúa : “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy”. Chúng ta thấy Chúa Giêsu nhấn mạnh đến mối liên hê giữa lòng yêu mến Chúa và việc tuân giữ các điều răn : yêu mến Chúa thì tuân giữ các điều răn, ngược lại, giữ các điều răn là bằng chứng yêu mến Chúa. Sau đây chúng ta tìm hiểu về mối tương quan hay mối liên hệ này.
Có một số người ngoại giáo nhìn đạo Công giáo với nhiều thành kiến. Họ cho rằng đạo Công giáo chỉ là một lô những điều răn và kinh kệ dài dòng mà phải mất rất nhiều thời gian mới có thể học thuộc và tuân giữ được. Quả thực, cách sống đạo của một số người Công giáo có thể đưa đến ngộ nhận trên. Tuy nhiên, thực chất của đạo Công giáo rất đơn giản. Thiên Chúa là tình yêu, Ngài sai con một Ngài xuống trần gian để dạy bảo cho con người biết về tình yêu của Ngài và mời gọi con người hãy sống yêu thương để được hạnh phúc thật. Tất cả mọi điều răn và lề luật của đạo được tóm gọn trong hai chữ yêu thương. Chính Chúa Giêsu đã xác định : cái cốt lõi của mọi điều răn, mọi lề luật là mến Chúa yêu người, và Chúa đặc biệt nhấn mạnh đến điều răn yêu người. Xin nêu ra một vài thí dụ :
Về điều răn “đi lễ Chúa Nhật”, có một số người đi lễ, họ thản nhiên, nếu không nói là cố ý, tới nhà thờ khi linh mục đã giảng xong, hoặc ra về khi linh mục bắt đầu cho rước lễ. Thế mà họ an tâm là đã làm xong bổn phận đi lễ ngày Chúa Nhật. Nếu có ai đặt vấn đề thì họ lý luận rằng : chưa mất phần chính, phần quan trọng của thánh lễ, thì không sao cả. Nhưng họ không ngờ rằng, làm như vậy là họ đã bớt xén bổn phận đối với Chúa, và đã hạn chế lòng yêu mến Chúa, nghĩa là họ giữ điều răn đi lễ ngày Chúa Nhật chỉ vì có luật buộc và sợ mắc tội trọng, chứ không phải vì lòng yêu mến Chúa.
Đối với điều răn “chớ giết người”, có một số người cho rằng : chỉ khi nào làm đổ máu hay làm thiệt hại đến thân thể người khác mới là phạm đến điều răn này. Họ đâu có biết rằng : những lời nói chua cay, những lời hành tỏi, những xét đoán bừa bãi… đều là những hình thức giết người. Nếu họ cứ thản nhiên vi phạm những điều này, thì làm sao có thể nói họ có lòng yêu người được ? Đối với những điều răn khác cũng vậy, nếu chỉ giữ bôi bác, chiếu lệ, hoặc coi thường, hoặc dễ dàng vi phạm khi biết đó là điều không quan trọng. Những người giữ các điều răn kiểu đó có thể nói họ không mến Chúa và yêu người thực sự.
Bởi vì giữ các điều răn là yêu mến Chúa, giữ các điều răn là thước đo lòng mến cao hay thấp, nhiều hay ít : giữ nhiều là yêu mến nhiều, giữ ít là yêu mến ít. Đàng khác, hễ càng yêu ai nhiều, thì càng sợ làm mất lòng người ấy nhiều, và hễ yêu ít, thì cũng ít sợ mất lòng. Chẳng hạn, có ai áy náy khi thấy kẻ thù nghịch của mình gặp chuyện rủi ro, bất hạnh không? Nhưng chắc chắn ai cũng rất sợ làm phiền lòng người mình yêu thương. Cũng vậy, những ai yêu mến Chúa, thì cũng sợ làm mất lòng Chúa, mà làm mất lòng Chúa là khi không tuân giữ các điều răn hoặc vi phạm các điều răn Chúa dạy.
Như vậy, người Kitô hữu có nhiều cách biểu lộ tình yêu của mình đối với Chúa, nhưng cụ thể nhất là giữ các điều răn Chúa dạy, cách riêng là điều răn mến Chúa yêu người. Hơn nữa, chỉ cần xét xem, chúng ta có yêu người không là đủ, nghĩa là muốn biết chúng ta yêu Chúa thế nào, thì chỉ cần xét xem chúng ta đã yêu người ra sao.
Tóm lại, bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết một bằng chứng, một dấu hiệu để chứng tỏ chúng ta yêu mến Chúa là tuân giữ các điều răn của Chúa, nhất là điều răn yêu người. Đó là điều chúng ta cần ghi nhớ và thực hành. Chúng ta phải sống thế nào để lòng yêu mến Chúa không chỉ giới hạn trong việc thờ phượng hay trong những sinh hoạt tôn giáo, mà phải được thể hiện trong mọi hoàn cảnh bằng đời sống yêu thương của chúng ta. Chúng ta hãy xác tín rằng : Chỉ bằng cuộc sống yêu thương, chúng ta mới thực sự làm chứng cho Chúa.Amen.
Thánh Ca : Bao La Tình Chúa
Nguồn : www.40giayloichua.net
CUỘC SỐNG MỚI CỦA TÍN HỮU TRONG CHÚA THÁNH THẦN
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
Đức tin luôn bị xử án
Bài đọc 2 hôm nay trích từ thư thứ nhất của Thánh Phêrô gởi các tín hữu để an ủi và khuyến khích họ giữ vững đức tin trong hoàn cảnh bị nghi kỵ, thù ghét và bách hại. Tại sao hôm nay Giáo Hội muốn cho chúng ta nghe lại đoạn thư ấy ?
Thưa vì sự bách hại, dưới hình thức này hay hình thức khác, là điều tín hữu không thể tránh nếu họ thực sự sống Tin Mừng. Ta còn có thể nói : chịu bách hại là một thành phần của việc sống đức tin. Lịch sử đã cho thấy rằng khi Giáo Hội gặp bách hại thì đức tin của tín hữu mạnh thêm ; còn khi Giáo Hội bình an thì đức tin yếu đi.
Bởi thế, trước tiên là Đức Giêsu, và kế đó là Thánh Phêrô trong đoạn thư hôm nay, không coi bách hại là một tai họa, nhưng trái lại là một mối phúc : "Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa. Ngày đó anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế" (Lc 6,22-23).
Đức tin luôn bị xét xử ! Vì thế, khi đứng trước tòa án của dư luận, trước sự chỉ trích của những người chung quanh, người tín hữu đừng buồn và đừng sợ, nhưng hãy coi đây là dịp tốt để làm chứng về niềm hy vọng sống động của mình.
Nhưng để có thể bình thản và lạc quan như thế, chúng ta hãy nhớ lời Đức Giêsu nói hôm nay : "Thầy không để anh em mồ côi đâu… Thầy sẽ xin Chúa Cha và Ngài sẽ ban cho ánh em một Đấng Bào chữa khác đến với anh em luôn mãi… Ngài ở lại với anh em và trong anh em".
Chúa Thánh Thần giúp ta trở thành Kitô hữu
Ngày xưa khi các tín hữu bị bách hại ở Giêrusalem phải trốn sang Antiôkhia, họ bị dân chúng miền này mỉa mai gọi họ là "Kitô hữu", ngụ ý đó là những kẻ khờ dại sống theo giáo lý của một tên Giêsu nào đó xưng mình là Kitô. Nhưng không ngờ cái tên "Kitô hữu" ấy lại diễn đạt rất đúng tính cách của người tín hữu. Đúng vậy, tín hữu của Đức Giêsu là người muốn bắt chước Đức Kitô đến nỗi trở thành một Kitô khác.
Nhưng làm thế nào để được như vậy ? Thưa nhờ Chúa Thánh Thần :
Chúa Thánh Thần là Đấng soi sáng, giúp ta ngày càng hiểu rõ Đức Kitô và những lời dạy của Ngài hơn.
Chúa Thánh Thần là Đấng Phù trợ : Ngài ban sức mạnh giúp chúng ta sống. Sống một cách phi thường trong cuộc đời bình thường ; sống bình thản và lạc quan trong những lúc khó khăn ; sống quảng đại đang khi vác thập giá…
Chúa Thánh Thần còn là nguồn tình yêu. Nhờ tình yêu mà Chúa Thánh Thần đổ tràn vào lòng chúng ta, cuộc sống chúng ta luôn là một màu hồng, cho dù khi thất bại, khi bị phụ bạc vô ơn, khi chịu đựng những tấn công của kẻ đố kị… giống như Đức Kitô ngày xưa trong cuộc chịu nạn.
Tình yêu thể hiện bằng hành động
Yêu không chỉ là cảm xúc mà còn là sống, cho nên yêu thì tất nhiên thể hiện ra bằng hành động : hành động trước mặt người mình yêu để người ấy vui lòng ; và hành động theo ý người mình yêu ngay cả khi người ấy không có mặt.
Bởi thế Đức Giêsu nói với các môn đệ : "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các giới răn của Thầy".
Chẳng bao lâu nữa thế gian sẽ không còn thấy Thầy"
Có nhiều cuộc ra đi nhưng mang những ý nghĩa khác nhau :
Có khi ra đi là bỏ lại, như một cha từ trần ra đi bỏ lại đám con côi cút. Hôm nay Đức Giêsu ra đi không có nghĩa là Ngài bỏ chúng ta mồ côi : "Thầy sẽ không để chúng con phải mồ côi".
Có khi ra đi là dứt bỏ, như một tên sở khanh bỏ mặc cô gái bị hắn lường gạt mà "quất ngựa truy phong". Hôm nay Đức Giêsu ra đi cũng không có nghĩa đó.
Có khi ra đi là cần thiết cho lợi ích của kẻ ra đi, như một người thất nghiệp đi đến nơi khác để có việc làm. Cuộc ra đi hôm nay của Đức Giêsu là như thế, Ngài ra đi để trở về nhà Cha mình. Cuộc ra đi này rất tốt cho Ngài.
Có khi ra đi vừa tốt cho kẻ ra đi vừa tốt cho kẻ ở lại, như một người đi làm ăn rồi một thời gian sau trở lại đem tiền về cho gia đình. Thí dụ này càng đúng hơn nữa đối với Đức Giêsu. Hôm nay Ngài ra đi để được về với Cha mình, nhưng cũng để "dọn chỗ" cho các môn đệ, rồi sau đó Ngài sẽ trở lại rước các môn đệ cùng Ngài đến chỗ mới đó.
Đức Giêsu không bao giờ bỏ chúng ta ở lại trong cảnh mồ côi thiếu thốn. Ngài để lại cho chúng ta hai trợ lực rất hữu hiệu, một là Phép Thánh Thể mà chúng ta có thể đến hằng ngày, hai là Chúa Thánh Thần vẫn luôn ở bên cạnh để hỗ trợ chúng ta từng giây từng phút.
Loài chim biển
Một ngày lộng gió, tôi đứng trên bờ biển với cảm giác ớn lạnh.
Nhưng tôi thấy những con chim biển chẳng chút sợ gì những đợt gió mạnh ấy, trái lại còn thích thú nữa.
Có lúc chúng lướt theo gió, có lúc chúng bay ngược chiều gió, chúng lao vút lên trời, rồi chúng đâm nhào xuống đất. Nhưng lúc nào chúng cũng biết vận dụng sức gió, và có thể nói sức mạnh của chúng chính là sức mạnh của gió.
Rồi tôi chợt hiểu câu nói của Đức Giêsu : "Thầy không để chúng con mồ côi. Thầy sẽ ban cho chúng con một Đấng Phù Trợ khác, đó là Chúa Thánh Thần". (Flor McCarthy, "Learning from the sea-gulls")
Lạy Chúa Giêsu, Chúa hòa ban Thánh Thần cho các tông đồ để các ngài đi đến tận cùng trái đất làm chứng cho Chúa. Xin cũng ban Thánh Thần, để chúng con trở nên chứng nhân can trường của Chúa .Amen.
Thánh Ca : Chúa Không Lầm
BÓ ÐUỐC VÀ XÔ NƯỚC
Cha Mark Link, S.J.
Một người nọ đã từng trông thấy một Thiên Thần đi bộ xuống phố, tay này cầm bó đuốc, tay kia cầm xô nước. Người ấy liền hỏi: "Ngài làm gì với bó đuốc và xô nước vậy?". Vị Thiên Thần đột ngột đứng lại nhìn vào người ấy nói: "Ta sẽ thiêu rụi các toà nhà trên trời bằng bó đuốc và sẽ dập tắt lửa hoả ngục bằng xô nước. Lúc đó chúng ta sẽ thấy được ai là kẻ thực sự yêu mến Thiên Chúa". Chủ ý của vị Thiên Thần muốn nói là nhiều người vâng theo lệnh Chúa là vì sợ hoả ngục hoặc vì hy vọng phần thưởng nước trời. Họ không giữ huấn lệnh ấy vì yêu thương như Chúa Giêsu đã nêu ra trong bài Phúc âm hôm nay: "Nếu các con yêu mến Ta, các con sẽ vâng giữ lời Ta".
Bây giờ, chúng ta hãy xét kỹ hơn các huấn lệnh của Chúa Giêsu.
Chúng ta thường quan niệm về các huấn lệnh của Chúa Giêsu theo ba cách: Hãy lấy ví dụ huấn lệnh "chìa má kia luôn"
Trước hết, chúng ta có thể coi huấn lệnh này như một cái gì hạn chế tự do của chúng ta lại. Nó giống như một điều chúng ta ghét mà vẫn phải làm. Một điều mà chúng ta chỉ mong dẹp đi khỏi làm thì thích hơn. Nếu coi huấn lệnh "chìa luôn má kia" của Chúa Giêsu như một cái gì hạn chế tự do chả mấy thích thú, như một điều mà chúng ta chỉ muốn bỏ qua khỏi làm thì chắc hẳn chúng ta sẽ nổi giận và thậm chí căm thù huấn lệnh ấy nữa, vì chúng ta sẽ nói: "tại sao lại phải tha thứ cho kẻ thù chúng ta? Tại sao không cho chúng biết rằng chúng không thể truyền khiến chúng ta được? Tại sao không bắt chước thái độ của Nikita Krushchev?
Trong một chuyến viếng thăm thiện chí nước Pháp, Krushchev - một lãnh tụ Nga trước đây - nói rằng ông khâm phục nhiều lời giáo huấn của Chúa Giêsu; nhưng ông lại bất đồng với một số giáo huấn của Chúa, chẳng hạn ông không đồng ý với giáo huấn chìa má kia ra khi kẻ khác xúc phạm mình. Krushchev nói: "Nếu kẻ đó xúc phạm tôi, tôi sẽ không chìa má kia ra đâu, mà trái lại sẽ đánh trả lại cho tới khi hắn rơi đầu mới thôi"
Bây giờ chúng ta xét đến cách quan niệm thứ hai của chúng ta về các huấn lệnh của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể xem các huấn lệnh này như những chỉ dẫn chúng ta thăng tiến. Lần này chúng ta cũng lấy huấn lệnh của Chúa Giêsu và sự tha thứ cho kẻ thù chúng ta làm ví dụ.
Cách đây vài năm, Hội Y Học Mỹ có mở cuộc thăm dò trên vài ngàn bác sĩ chuyên khoa. Họ yêu cầu các bác sĩ trả lời câu hỏi sau: "Trong một tuần lễ, có bao nhiêu phần trăm bệnh nhân mà quí vị cho là có thể điều trị được bằng những kỹ thuật y khoa của quí vị?". Các câu trả lời khiến chúng ta sửng sốt. Các bác sĩ trả lời rằng họ chỉ điều trị được quãng 10% bệnh nhân bằng phương tiện thuốc men của họ. Khi hỏi về 90% còn lại, các bác sĩ bảo rằng những bệnh nhân này thực sự có đau đớn, nhưng vấn đề của họ không thuộc lãnh vực hoá học hay vật lý mà là tâm lý. Nói cách khác, đó là "vấn đề cuộc sống" mà mọi sự điều trị thuốc men thông thường không đem lại kết quả.
Những nguyên nhân thực sự của nỗi đau nơi họ là những chuyện giận dữ, thù nghịch ngấm ngầm, cô đơn, những cảm xúc tiêu cực, hoặc những lối sống tác hại. Ðây là những vấn đề mà một bác sĩ bình thường không được huấn luyện hay trang bị để đương đầu. Khi bình luận về hậu quả của những cảm xúc này đối với sức khoẻ, Bruce Larson viết:
"Những cảm xúc chúng ta có về mình và kẻ khác cũng như tính chất các mối tương giao của chúng ta tác động đến bệnh tật chúng ta nhiều hơn yếu tố di truyền, hoá chất, chế độ kiêng khem hoặc môi trường chung quanh. Các bác sĩ xác nhận rằng họ ít được trang bị trong việc điều trị bệnh để giúp các bệnh nhân mắc phải những 'vấn đề cuộc sống này'".
Rõ ràng là khi chúng ta giữ lại trong tâm tư sự hằn học, khi chúng ta từ chối không chịu tha thứ, hoặc khi chúng ta tìm cách trả thù thì chúng ta đã gây tổn thương cho chính mình không khác gì gây thương tổn cho kẻ thù chúng ta. Nói một cách thi vị và sống động, thì lưỡi gươm chúng ta dùng để gây thương tích cho kẻ thù sẽ đâm vào chính chúng ta trước. Người Trung Hoa thời xưa có câu ngạn ngữ nhằm cảnh cáo tai hại này: "Khi nào bạn cứ đeo đuổi việc báo thù thì bạn hãy đào sẵn hai cái huyệt, một cái cho kẻ thù bạn và một cái cho chính bạn"
Tóm lại, giáo huấn của Chúa Giêsu về sự tha thức cho kẻ thù không phải là những gì hạn chế tự do của chúng ta, mà là những hướng dẫn giúp chúng ta có sức khoẻ và hạnh phúc.
Cuối cùng xét theo cách thứ ba chúng ta có thể xem các huấn lệnh của Chúa Giêsu như những lời mời gọi yêu thương. Ðây là cách Chúa Giêsu đề nghị trong Phúc âm hôm nay, Ngài nói: "Nếu các con yêu mến Ta, các con sẽ vâng giữ lệnh truyền của Ta". Chúa Giêsu trình bày các huấn lệnh Ngài như là những cơ hội để chúng ta biểu lộ tình yêu đối với Ngài. Nói cách khác, có thể chúng ta không hiểu được tại sao chúng ta nên tha thứ và chìa thêm má nữa cho kẻ khác, nhưng chúng ta cứ làm thế vì Chúa Giêsu muốn chúng ta làm. Chúng ta xem những huấn lệnh của Chúa Giêsu như lời mời gọi chúng ta biểu lộ tình yêu đối với Ngài.
Bài Phúc âm hôm nay mời gọi chúng ta kiểm điểm lại các động cơ khiến chúng ta vâng phục. Tại sao chúng ta tuân theo các huấn lệnh của Chúa Giêsu? Phải chăng vì sợ bị phạt hay vì hy vọng được thưởng, hoặc là do tình yêu chúng ta đối với Ngài? Một tôn giáo chỉ xây dựng trên sự sợ phạt và mong thưởng thì luôn luôn tìm kiếm kẽ hở, chẳng hạn chúng ta nghe người ta nói:
- Tới mức nào thì tôi mới bị xem là phạm tội?
- Tôi có thể ăn cắp bao nhiêu mà chưa phải là tội trọng?
- Tôi có thể cho ít bao nhiêu mà vẫn chu toàn bổn phận Kitô hữu của tôi?
Ðang khi đó, một tôn giáo xây dựng trên tình yêu thì luôn tìm kiếm cơ hội phục vụ, chẳng hạn chúng ta sẽ nghe nói:
- Tôi có thể làm gì để giúp đỡ hơn nữa?
- Bạn cần chi không?
- Ðừng ngại nhờ đến tôi vào bất cứ lúc nào.
Tình yêu thì luôn luôn tìm cách để phục vụ.
Như thế, chúng ta có thể xem huấn lệnh của Chúa Giêsu về việc tha thứ cho kẻ khác theo ba cách khác nhau:
- Hoặc đó là những điều giới hạn tự do, cách này khiến chúng ta thi hành lệnh Chúa một cách "cực chẳng đã".
- Hoặc đó là những hướng dẫn giúp chúng ta tăng triển, cách này khiến chúng ta thấy rằng nên thi hành huấn lệnh Chúa.
- Hoặc đó là những lời mời gọi biểu lộ tình yêu, cách này thúc đẩy chúng ta muốn thi hành lệnh Chúa.
Trong quá khứ chúng ta đã quan niệm thế nào về các huấn lệnh của Chúa Giêsu? Trong tương lai chúng ta phải quan niệm chúng ta thế nào? Và bắt đầu ngay bây giờ chúng ta có thể làm gì đối với các huấn lệnh ấy?
Ðây là một thách thức mà bài Phúc âm hôm nay đặt ra cho mỗi người chúng ta.
Ðể kết thúc, chúng ta hãy trưng dẫn lời của Harry Emerson Fosdick:
"Sợ hãi thường làm tê liệt, tình yêu luôn làm thư giãn.
"Sợ hãi cầm tù, tình yêu giải phóng.
"Sợ hãi nghe chua chát, tình yêu nếm ngọt ngào.
"Sợ hãi gây thương tích, tình yêu lại chữa lành.
"Sợ hãi luôn lẩn tránh, tình yêu luôn mời gọi".
Thánh Ca : Cho Con Vững Tin
YÊU NGƯỜI LÀ YÊU CHÚA
Giacôbê Phạm Văn Phượng op
Ngày nay có rất nhiều người trên thế giới, trong đó có chúng ta, biết đến mẹ Tê-rê-xa thành Can-cút-ta và dành cho mẹ nhiều thiện cảm. Sở dĩ mẹ được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ là do những hoạt động từ thiện bác ái mẹ đã thực hiện cho những người nghèo khổ bất hạnh ở Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia chậm phát triển khác trên thế giới. Năm 1979 mẹ Tê-rê-xa nhận được giải thưởng Nobel hòa bình, một phần thưởng cao quý mà rất ít người nhận được, vì đã có công đóng góp tích cực cho nền hòa bình thế giới và phục vụ cho người nghèo. Mẹ Tê-rê-xa đã được nhiều người thiện chí khắp nơi sẵn sàng cộng tác giúp đỡ cả về tinh thần cũng như vật chất. Những ai cộng tác với mẹ, mẹ luôn đòi hỏi điều kiện quan trọng này là : họ phải có trái tim chứa chan tình yêu, và tình yêu này phải bắt đầu trước hết từ trong gia đình ruột thịt của họ.
Có lần Mẹ Tê-rê-xa kể lại như sau : “Trong số những cộng tác viên của tôi có một đôi vợ chồng lạnh nhạt với nhau và hay cãi lộn nhau. Một hôm tôi đã nhẹ nhàng trách cả hai : tôi không thể hiểu làm sao anh chị có thể đem Chúa Giêsu đến cho người khác, trong khi anh chị đã không thể đem Chúa Giêsu đến cho những người trong gia đình mình. Làm sao anh chị có thể thấy Chúa Giêsu hiện diện nơi những người bệnh tật khổ đau trong lúc anh chị không nhìn thấy Chúa Giêsu đang hiện diện ngay trong người bạn đời của mình”. Nghe lời trách cứ của tôi, hai vợ chồng đã sửa đổi cách sống, sống hòa thuận với nhau cho đến bây giờ và họ luôn là cộng tác viên đắc lực của tôi. Quả thực nếu chúng ta không cảm nghiệm được Chúa Giêsu đang hiên diện trong lòng chúng ta, và đang ở nơi những người đang sống chung với chúng ta dưới một mái nhà thì chúng ta không thể đem Chúa Giêsu đến cho người xa lạ được.
Yêu mến Chúa, đó là bổn phận của chúng ta. Nhưng thế nào là yêu mến Chúa ? Làm sao chúng ta biết được mình yêu mến Chúa hay dựa vào điều gì để chính mình hay người khác biết được chúng ta yêu mến Chúa ? Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu bảo cho chúng ta biết một nguyên tắc, một bằng chứng, đó là giữ các điều răn của Chúa : “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy”. Chúng ta thấy Chúa Giêsu nhấn mạnh đến mối liên hê giữa lòng yêu mến Chúa và việc tuân giữ các điều răn : yêu mến Chúa thì tuân giữ các điều răn, ngược lại, giữ các điều răn là bằng chứng yêu mến Chúa. Sau đây chúng ta tìm hiểu về mối tương quan hay mối liên hệ này.
Có một số người ngoại giáo nhìn đạo Công giáo với nhiều thành kiến. Họ cho rằng đạo Công giáo chỉ là một lô những điều răn và kinh kệ dài dòng mà phải mất rất nhiều thời gian mới có thể học thuộc và tuân giữ được. Quả thực, cách sống đạo của một số người Công giáo có thể đưa đến ngộ nhận trên. Tuy nhiên, thực chất của đạo Công giáo rất đơn giản. Thiên Chúa là tình yêu, Ngài sai con một Ngài xuống trần gian để dạy bảo cho con người biết về tình yêu của Ngài và mời gọi con người hãy sống yêu thương để được hạnh phúc thật. Tất cả mọi điều răn và lề luật của đạo được tóm gọn trong hai chữ yêu thương. Chính Chúa Giêsu đã xác định : cái cốt lõi của mọi điều răn, mọi lề luật là mến Chúa yêu người, và Chúa đặc biệt nhấn mạnh đến điều răn yêu người. Xin nêu ra một vài thí dụ :
Về điều răn “đi lễ Chúa Nhật”, có một số người đi lễ, họ thản nhiên, nếu không nói là cố ý, tới nhà thờ khi linh mục đã giảng xong, hoặc ra về khi linh mục bắt đầu cho rước lễ. Thế mà họ an tâm là đã làm xong bổn phận đi lễ ngày Chúa Nhật. Nếu có ai đặt vấn đề thì họ lý luận rằng : chưa mất phần chính, phần quan trọng của thánh lễ, thì không sao cả. Nhưng họ không ngờ rằng, làm như vậy là họ đã bớt xén bổn phận đối với Chúa, và đã hạn chế lòng yêu mến Chúa, nghĩa là họ giữ điều răn đi lễ ngày Chúa Nhật chỉ vì có luật buộc và sợ mắc tội trọng, chứ không phải vì lòng yêu mến Chúa.
Đối với điều răn “chớ giết người”, có một số người cho rằng : chỉ khi nào làm đổ máu hay làm thiệt hại đến thân thể người khác mới là phạm đến điều răn này. Họ đâu có biết rằng : những lời nói chua cay, những lời hành tỏi, những xét đoán bừa bãi… đều là những hình thức giết người. Nếu họ cứ thản nhiên vi phạm những điều này, thì làm sao có thể nói họ có lòng yêu người được ? Đối với những điều răn khác cũng vậy, nếu chỉ giữ bôi bác, chiếu lệ, hoặc coi thường, hoặc dễ dàng vi phạm khi biết đó là điều không quan trọng. Những người giữ các điều răn kiểu đó có thể nói họ không mến Chúa và yêu người thực sự.
Bởi vì giữ các điều răn là yêu mến Chúa, giữ các điều răn là thước đo lòng mến cao hay thấp, nhiều hay ít : giữ nhiều là yêu mến nhiều, giữ ít là yêu mến ít. Đàng khác, hễ càng yêu ai nhiều, thì càng sợ làm mất lòng người ấy nhiều, và hễ yêu ít, thì cũng ít sợ mất lòng. Chẳng hạn, có ai áy náy khi thấy kẻ thù nghịch của mình gặp chuyện rủi ro, bất hạnh không? Nhưng chắc chắn ai cũng rất sợ làm phiền lòng người mình yêu thương. Cũng vậy, những ai yêu mến Chúa, thì cũng sợ làm mất lòng Chúa, mà làm mất lòng Chúa là khi không tuân giữ các điều răn hoặc vi phạm các điều răn Chúa dạy.
Như vậy, người Kitô hữu có nhiều cách biểu lộ tình yêu của mình đối với Chúa, nhưng cụ thể nhất là giữ các điều răn Chúa dạy, cách riêng là điều răn mến Chúa yêu người. Hơn nữa, chỉ cần xét xem, chúng ta có yêu người không là đủ, nghĩa là muốn biết chúng ta yêu Chúa thế nào, thì chỉ cần xét xem chúng ta đã yêu người ra sao.
Tóm lại, bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết một bằng chứng, một dấu hiệu để chứng tỏ chúng ta yêu mến Chúa là tuân giữ các điều răn của Chúa, nhất là điều răn yêu người. Đó là điều chúng ta cần ghi nhớ và thực hành. Chúng ta phải sống thế nào để lòng yêu mến Chúa không chỉ giới hạn trong việc thờ phượng hay trong những sinh hoạt tôn giáo, mà phải được thể hiện trong mọi hoàn cảnh bằng đời sống yêu thương của chúng ta. Chúng ta hãy xác tín rằng : Chỉ bằng cuộc sống yêu thương, chúng ta mới thực sự làm chứng cho Chúa.Amen.
Thánh Ca : Bao La Tình Chúa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét