"Đánh giá một con người dễ ẹt, cứ đụng đến tiền bạc, thì bản chất thế nào sẽ lòi ra thế ấy" (Trên đường băng). "Muốn xem phẩm hạnh 1 người, hãy nhìn xem lúc bạn và người đó xung đột về quyền lợi". "Tiền rất hay ở chỗ nó sẽ phân loại nhân cách và giá trị 1 người" (ngạn ngữ Pháp). "Sâu thẳm trong trái tim của mỗi cá nhân là sự tham lam, tiền chính là tôn giáo lớn nhất chi phối loài người" (ngạn ngữ Ả Rập).
Những câu nói trên rất đúng, nhưng thật ra, chỉ đúng với người tầm thường. Nhưng trong xã hội, vẫn có những người đủ tâm, đủ tầm để vượt trên cái chủ nghĩa kim tiền trên. Người tầm thường đọc xong thường nghĩ "ôi hay thế, thật là ngưỡng mộ, mình sẽ học tập theo" nhưng không mấy ai làm được vì chữ THAM quá to trong tâm trí. Lấy vô càng nhiều càng tốt, giật luôn trên tay người khác huống hồ chi cho đi. Lòng tham sẽ che mờ mọi lý trí, mọi chuẩn mực đạo đức đối với người tầm thường. Để an ủi kiểu AQ Lỗ Tấn thì họ sẽ tìm cách giải thích là "thôi để thật giàu đã mới cho đi" mà bao nhiêu là giàu thì chính họ cũng không biết. Hoặc "mình sẽ cho cái lớn lao chứ dăm ba triệu cho làm gì" nhưng thật ra, không cho nổi cái nhỏ thì sao cho được cái lớn. Tất cả chỉ là sự giải thích của cái tâm thế không muốn cho đi mà thôi.
Phần lớn sẽ không hiểu, hoặc hiểu nhưng bản lĩnh bé, không vượt qua được cái THAM LAM đang ẩn sâu trong mình. Nhu cầu an toàn khiến người ta sẽ lấy vào, nhưng khi vượt qua 1, thì trở thành nhu cầu sở hữu. Khi đó, lòng tham sẽ chi phối mọi suy nghĩ và hành động dưới tên gọi "lợi ích kinh tế". Chỉ có người có tấm lòng yêu tha nhân, thương người mãnh liệt....mới dám hy sinh lợi ích mình vì người khác, một cái bánh vẫn chia đôi khi mình đang đói, như lời mẹ Teresa nói. Lúc đồng cam thì dễ, nhưng lúc chia lãi mới khó, vì nó thuộc phạm trù "sở hữu nhiều hơn, để mình có giá trị hơn" theo dân gian nói là "hạt muối thì em sẵn sàng cắn đôi nhưng tới cục đường thì em lủm hết, em hổng có ngu".
Tham vọng (ambition) khác tham lam (greed) ở chỗ là tham vọng là cho nhiều người cùng được hưởng cái mình có được, còn tham lam thì chỉ thu vén cho cá nhân mình, gia đình mình. Mình có tiền, mập ú trắng hồng mà người hàng xóm liêu xiêu đói rách thì mình phải coi lại mình thôi. Doanh nghiệp mình báo cáo tài chính lãi ì xèo mà không thấy trích quỹ phúc lợi xã hội làm gì thì DN đó không được XH yêu mến, không phát triển bền vững được. Một người cảm thấy không may mắn, bán mãi không ra hàng là do họ thiếu lòng hào sảng. Một người rất muốn kiếm tiền nhưng không kiếm được thì do tư duy họ sai.
Chuyện về chú Bên ở tỉnh Đồng Tháp - người bỏ ra 40 tỷ xây Ký túc xá cho sinh viên ở miễn phí (bài trên VNExpress tại đây). Khi chọn tài trợ cho thế hệ trẻ, chú đã chọn tài trợ cho giới trẻ chọn nông nghiệp làm nghề. Chú không phải tỷ phú đô la, chú chỉ là đại diện về lòng hào sảng của người vùng đất chín Rồng.
"Nhắn ai đi về,
Miền đất phương Nam.
Trời xanh mây trắng,
Soi dòng Cửu Long Giang.
Mênh mông rừng tràm,
bạt ngàn dừa xanh.
Từng tràng đước đong đưa,
nhớ người xưa từng ở nơi này.
Cho ta thêm yêu, dấu chân ngàn năm đi mở đất.
Cho ta thêm yêu, bầy chim sáo sổ lồng...."
Theo TNBS.
Những câu nói trên rất đúng, nhưng thật ra, chỉ đúng với người tầm thường. Nhưng trong xã hội, vẫn có những người đủ tâm, đủ tầm để vượt trên cái chủ nghĩa kim tiền trên. Người tầm thường đọc xong thường nghĩ "ôi hay thế, thật là ngưỡng mộ, mình sẽ học tập theo" nhưng không mấy ai làm được vì chữ THAM quá to trong tâm trí. Lấy vô càng nhiều càng tốt, giật luôn trên tay người khác huống hồ chi cho đi. Lòng tham sẽ che mờ mọi lý trí, mọi chuẩn mực đạo đức đối với người tầm thường. Để an ủi kiểu AQ Lỗ Tấn thì họ sẽ tìm cách giải thích là "thôi để thật giàu đã mới cho đi" mà bao nhiêu là giàu thì chính họ cũng không biết. Hoặc "mình sẽ cho cái lớn lao chứ dăm ba triệu cho làm gì" nhưng thật ra, không cho nổi cái nhỏ thì sao cho được cái lớn. Tất cả chỉ là sự giải thích của cái tâm thế không muốn cho đi mà thôi.
Phần lớn sẽ không hiểu, hoặc hiểu nhưng bản lĩnh bé, không vượt qua được cái THAM LAM đang ẩn sâu trong mình. Nhu cầu an toàn khiến người ta sẽ lấy vào, nhưng khi vượt qua 1, thì trở thành nhu cầu sở hữu. Khi đó, lòng tham sẽ chi phối mọi suy nghĩ và hành động dưới tên gọi "lợi ích kinh tế". Chỉ có người có tấm lòng yêu tha nhân, thương người mãnh liệt....mới dám hy sinh lợi ích mình vì người khác, một cái bánh vẫn chia đôi khi mình đang đói, như lời mẹ Teresa nói. Lúc đồng cam thì dễ, nhưng lúc chia lãi mới khó, vì nó thuộc phạm trù "sở hữu nhiều hơn, để mình có giá trị hơn" theo dân gian nói là "hạt muối thì em sẵn sàng cắn đôi nhưng tới cục đường thì em lủm hết, em hổng có ngu".
Tham vọng (ambition) khác tham lam (greed) ở chỗ là tham vọng là cho nhiều người cùng được hưởng cái mình có được, còn tham lam thì chỉ thu vén cho cá nhân mình, gia đình mình. Mình có tiền, mập ú trắng hồng mà người hàng xóm liêu xiêu đói rách thì mình phải coi lại mình thôi. Doanh nghiệp mình báo cáo tài chính lãi ì xèo mà không thấy trích quỹ phúc lợi xã hội làm gì thì DN đó không được XH yêu mến, không phát triển bền vững được. Một người cảm thấy không may mắn, bán mãi không ra hàng là do họ thiếu lòng hào sảng. Một người rất muốn kiếm tiền nhưng không kiếm được thì do tư duy họ sai.
Chuyện về chú Bên ở tỉnh Đồng Tháp - người bỏ ra 40 tỷ xây Ký túc xá cho sinh viên ở miễn phí (bài trên VNExpress tại đây). Khi chọn tài trợ cho thế hệ trẻ, chú đã chọn tài trợ cho giới trẻ chọn nông nghiệp làm nghề. Chú không phải tỷ phú đô la, chú chỉ là đại diện về lòng hào sảng của người vùng đất chín Rồng.
"Nhắn ai đi về,
Miền đất phương Nam.
Trời xanh mây trắng,
Soi dòng Cửu Long Giang.
Mênh mông rừng tràm,
bạt ngàn dừa xanh.
Từng tràng đước đong đưa,
nhớ người xưa từng ở nơi này.
Cho ta thêm yêu, dấu chân ngàn năm đi mở đất.
Cho ta thêm yêu, bầy chim sáo sổ lồng...."
Theo TNBS.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét