Chăm sóc thật chu toàn cho người bệnh là tâm niệm của mọi tu sĩ dòng Nữ Tá viên Thánh Camillô (SMI) qua mỗi ngày của đời dâng hiến.
Thương yêu là hành động
Một ngày Chúa nhật, trong căn nhà nhỏ lụp xụp, tranh tối tranh sáng, các sơ cùng tu sinh của dòng ngồi quanh cụ Thành thăm hỏi, chuyện trò rôm rả. Nơi ở của cụ bà neo đơn đã ngoài 70 này là nơi các chị em thường xuyên ghé lại. Tại đây, họ gặp một cụ bà khác đang đạp xe đến thăm người bạn mới bị té ngã gãy chân, và thế là chẳng nghĩ ngợi, họ theo chân bà đến để giúp gì đó hay chỉ đơn thuần là để cùng dâng câu kinh, tiếng hát, lắng nghe tâm sự, ủi an, động viên người đang chịu nỗi đau vì bệnh tật.
Những cuộc thăm viếng như trên được các nữ tu thực hiện theo định kỳ vào sáng thứ 4 và sáng Chúa nhật hằng tuần. Điểm đến có khi đã được định trước hoặc có thể do người dân xung quanh nhận ra các nữ tu và gợi ý thêm một nơi nào đó thì lịch trình lại được mở rộng. Đối tượng hướng đến của các sơ là người già neo đơn, người bệnh... Chỗ này các sơ trò chuyện đôi chút, chỗ nọ dọn dẹp vệ sinh nhà cửa giùm người bệnh, nơi khác thì giúp chăm sóc y tế cho bệnh nhân, cùng đi với họ đến bệnh viện khám bệnh khi người nhà không thể đi cùng hoặc không rành đường đi nước bước. Chỉ cần có thể giúp, có thể đem lại cho tha nhân niềm vui, nụ cười thì họ chẳng ngại ngần hành động.
Đi theo các sơ đến thăm phòng trọ của cụ Luyến, hiện đang bị di chứng do cơn tai biến trước đó, chúng tôi cảm nghiệm được sự kiên nhẫn, tình cảm chân thành dành cho “những người anh em của Chúa” - cách mà các chị vẫn thường gọi bệnh nhân. Trong không gian giới hạn của căn phòng khi ấy là tiếng nói ngọng ngịu mà đầy niềm vui của cụ bà kể về những kỷ niệm ngày xưa cũ, là lời đáp nhẹ nhàng như cổ vũ tinh thần của các tu sĩ, là đôi mắt, khuôn mặt rạng lên ánh hy vọng của người bệnh và những con người đang cúi xuống để lắng nghe.
Chia sẻ cho chúng tôi kinh nghiệm khi tiếp xúc với người cao tuổi, nữ tu Immacolata Mai Thị Kim Sáng chia sẻ: “Các cụ nói thì mình phải nghe, nói chen vào là họ giận đấy. Rồi dọn dẹp nhà cho các cụ cũng phải cẩn thận lắm, không được làm xê xích đồ đạc đi chỗ khác, nếu thấy có vật gì thừa cũng không được bỏ đi. Các cụ không chịu đâu”. Giản đơn là thế song để có thể hiểu, cảm thông và thực hiện dễ dàng thì phải có tấm lòng chân thành.
Chăm sóc bệnh nhân mà quên đi tất cả
Lần đầu tiên tìm đến dòng, chúng tôi bị lạc giữa muôn vàn ngõ ngách trong khu dân cư. Hỏi thăm một cụ ông đi đường, khi nghe chúng tôi nói tên dòng, cụ lại bảo không biết. Đang khi loay hoay tìm cách khác thì cụ hỏi: “Có phải đấy là dòng của mấy sơ đeo thánh giá màu đỏ không?”. Chúng tôi vội vàng xác nhận và ông cụ nhiệt tình đưa mọi người đến tận nơi. Trên đường đi, cụ bảo: “Mấy sơ mới về đây nên chẳng mấy ai biết, chỉ biết là họ mặc áo trắng, đeo thánh giá đỏ, hay đi thăm mấy người già trong xứ thôi chứ tên của dòng thì chúng tôi chịu”.
Thánh giá đỏ và những chuyến thăm viếng người già, bệnh nhân - hai dấu chỉ ấn tượng giúp mọi người nhận ra đó là các tu sĩ tá viên Camillô, đồng thời cũng nói lên tinh thần sống của dòng là “nhân ái và hy sinh”, như lời nữ tu Anna Nguyễn Thị Thu Thùy giải thích cho chúng tôi. Đó chính là tôn chỉ, là ưu tiên trong mọi hoạt động thường ngày của các nữ tu.
Chính vì vậy, ngay từ khi gia nhập dòng thì ngoài việc phải học kiến thức chuyên ngành ý tá, điều dưỡng…, các tu sinh được yêu cầu phải tự tìm và đến thăm người đau yếu để giúp đỡ, động viên họ. Đồng hành cùng tu sinh, nữ tu Giuseppina Nguyễn Thị Khánh Nhi cho biết: “Thường thì chúng tôi dẫn các em đến thăm bệnh nhân đang sống trong khu điều trị nội trú của dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa để tiếp cận bệnh nhân, nói chuyện với họ và hiểu thêm những gì họ đang phải chịu, để hòa hợp với họ hơn và xây dựng nền tảng cho các hoạt động sau này”. Thật vậy, đến gần với người bệnh là một việc tưởng như rất dễ nhưng sẽ chỉ là hời hợt bên ngoài nếu thiếu sự kiên nhẫn và tinh thần bác ái.
Đi cùng với các tu sĩ, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện về các đàn chị của họ, những người chẳng ngại ngần dùng đôi tay vệ sinh cho người già, kẻ liệt…, dùng đôi tai nghe lời kể chuyện dông dài của những người đãng trí, dùng thời gian để ở bên những người lẻ loi trong cơn hấp hối. Những hình ảnh đó là nét lôi cuốn, là ngọn lửa dẫn lối cho các chị em dấn thân.
Tâm sự cùng chúng tôi, sơ Nhi kể, trụ sở chính của dòng ở Đài Loan, sau một thời gian dài các tu sĩ quên tất cả để dành thời gian phục vụ bệnh nhân thì đến nay chợt nhận ra rất nhiều khó khăn khi không có người kế thừa, không có nhiều ơn gọi để kéo dài hoạt động của dòng trong tương lai. Bài học đó đã nhắc nhở các nữ tu khi thành lập cộng đoàn tại Việt Nam rằng, cần phải thực thi song hành việc sống linh đạo dòng và đào tạo thế hệ sau để những người yếu thế luôn có bạn đồng hành qua năm tháng.
Dòng Nữ Tá viên Thánh Camillô do chân phước Maria Babantini (1789 - 1868) thành lập tại thành phố Lucca, nước Ý năm 1829, theo tinh thần của Thánh Camillô. Năm 1995, các nữ tu thuộc tỉnh dòng Ðài Loan đã đến gặp linh mục Stêphanô Huỳnh Trụ, cha sở giáo xứ Phanxicô Xaviê (hạt Chợ Quán) để xin giúp đỡ thành lập cộng đoàn dòng tại TPHCM. Năm 2014, dòng dời trụ sở về số 53/75 khu phố 6, phường Tân Biên, Biên Hòa, Ðồng Nai, gần giáo xứ Hà Nội (GP Xuân Lộc). Bề trên cộng đoàn, nữ tu Immacolata Mai Thị Kim Sáng thao thức: “Hiện tại, mong muốn của chị em chúng tôi là có thể được sớm hoàn tất mọi thủ tục pháp lý để cùng hoạt động mạnh mẽ hơn vì lý tưởng của mình”.
MAI LAN
Nguồn: Hoa Xương Rồng
Các Nữ Tá viện Thánh Camillô - ảnh tư liệu
Thương yêu là hành động
Một ngày Chúa nhật, trong căn nhà nhỏ lụp xụp, tranh tối tranh sáng, các sơ cùng tu sinh của dòng ngồi quanh cụ Thành thăm hỏi, chuyện trò rôm rả. Nơi ở của cụ bà neo đơn đã ngoài 70 này là nơi các chị em thường xuyên ghé lại. Tại đây, họ gặp một cụ bà khác đang đạp xe đến thăm người bạn mới bị té ngã gãy chân, và thế là chẳng nghĩ ngợi, họ theo chân bà đến để giúp gì đó hay chỉ đơn thuần là để cùng dâng câu kinh, tiếng hát, lắng nghe tâm sự, ủi an, động viên người đang chịu nỗi đau vì bệnh tật.
Những cuộc thăm viếng như trên được các nữ tu thực hiện theo định kỳ vào sáng thứ 4 và sáng Chúa nhật hằng tuần. Điểm đến có khi đã được định trước hoặc có thể do người dân xung quanh nhận ra các nữ tu và gợi ý thêm một nơi nào đó thì lịch trình lại được mở rộng. Đối tượng hướng đến của các sơ là người già neo đơn, người bệnh... Chỗ này các sơ trò chuyện đôi chút, chỗ nọ dọn dẹp vệ sinh nhà cửa giùm người bệnh, nơi khác thì giúp chăm sóc y tế cho bệnh nhân, cùng đi với họ đến bệnh viện khám bệnh khi người nhà không thể đi cùng hoặc không rành đường đi nước bước. Chỉ cần có thể giúp, có thể đem lại cho tha nhân niềm vui, nụ cười thì họ chẳng ngại ngần hành động.
Đi theo các sơ đến thăm phòng trọ của cụ Luyến, hiện đang bị di chứng do cơn tai biến trước đó, chúng tôi cảm nghiệm được sự kiên nhẫn, tình cảm chân thành dành cho “những người anh em của Chúa” - cách mà các chị vẫn thường gọi bệnh nhân. Trong không gian giới hạn của căn phòng khi ấy là tiếng nói ngọng ngịu mà đầy niềm vui của cụ bà kể về những kỷ niệm ngày xưa cũ, là lời đáp nhẹ nhàng như cổ vũ tinh thần của các tu sĩ, là đôi mắt, khuôn mặt rạng lên ánh hy vọng của người bệnh và những con người đang cúi xuống để lắng nghe.
Các chị thăm viếng, trò chuyện, chăm sóc y tế, dọn dẹp vệ nhà cửa giùm người bênh, cùng đi với họ đến bệnh viện khám chữa - ảnh Mai Lan
Chia sẻ cho chúng tôi kinh nghiệm khi tiếp xúc với người cao tuổi, nữ tu Immacolata Mai Thị Kim Sáng chia sẻ: “Các cụ nói thì mình phải nghe, nói chen vào là họ giận đấy. Rồi dọn dẹp nhà cho các cụ cũng phải cẩn thận lắm, không được làm xê xích đồ đạc đi chỗ khác, nếu thấy có vật gì thừa cũng không được bỏ đi. Các cụ không chịu đâu”. Giản đơn là thế song để có thể hiểu, cảm thông và thực hiện dễ dàng thì phải có tấm lòng chân thành.
Chăm sóc bệnh nhân mà quên đi tất cả
Lần đầu tiên tìm đến dòng, chúng tôi bị lạc giữa muôn vàn ngõ ngách trong khu dân cư. Hỏi thăm một cụ ông đi đường, khi nghe chúng tôi nói tên dòng, cụ lại bảo không biết. Đang khi loay hoay tìm cách khác thì cụ hỏi: “Có phải đấy là dòng của mấy sơ đeo thánh giá màu đỏ không?”. Chúng tôi vội vàng xác nhận và ông cụ nhiệt tình đưa mọi người đến tận nơi. Trên đường đi, cụ bảo: “Mấy sơ mới về đây nên chẳng mấy ai biết, chỉ biết là họ mặc áo trắng, đeo thánh giá đỏ, hay đi thăm mấy người già trong xứ thôi chứ tên của dòng thì chúng tôi chịu”.
Thánh giá đỏ và những chuyến thăm viếng người già, bệnh nhân - hai dấu chỉ ấn tượng giúp mọi người nhận ra đó là các tu sĩ tá viên Camillô, đồng thời cũng nói lên tinh thần sống của dòng là “nhân ái và hy sinh”, như lời nữ tu Anna Nguyễn Thị Thu Thùy giải thích cho chúng tôi. Đó chính là tôn chỉ, là ưu tiên trong mọi hoạt động thường ngày của các nữ tu.
Các chị thăm viếng, trò chuyện, chăm sóc y tế, dọn dẹp vệ nhà cửa giùm người bênh, cùng đi với họ đến bệnh viện khám chữa - ảnh Mai Lan
Chính vì vậy, ngay từ khi gia nhập dòng thì ngoài việc phải học kiến thức chuyên ngành ý tá, điều dưỡng…, các tu sinh được yêu cầu phải tự tìm và đến thăm người đau yếu để giúp đỡ, động viên họ. Đồng hành cùng tu sinh, nữ tu Giuseppina Nguyễn Thị Khánh Nhi cho biết: “Thường thì chúng tôi dẫn các em đến thăm bệnh nhân đang sống trong khu điều trị nội trú của dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa để tiếp cận bệnh nhân, nói chuyện với họ và hiểu thêm những gì họ đang phải chịu, để hòa hợp với họ hơn và xây dựng nền tảng cho các hoạt động sau này”. Thật vậy, đến gần với người bệnh là một việc tưởng như rất dễ nhưng sẽ chỉ là hời hợt bên ngoài nếu thiếu sự kiên nhẫn và tinh thần bác ái.
Đi cùng với các tu sĩ, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện về các đàn chị của họ, những người chẳng ngại ngần dùng đôi tay vệ sinh cho người già, kẻ liệt…, dùng đôi tai nghe lời kể chuyện dông dài của những người đãng trí, dùng thời gian để ở bên những người lẻ loi trong cơn hấp hối. Những hình ảnh đó là nét lôi cuốn, là ngọn lửa dẫn lối cho các chị em dấn thân.
Tâm sự cùng chúng tôi, sơ Nhi kể, trụ sở chính của dòng ở Đài Loan, sau một thời gian dài các tu sĩ quên tất cả để dành thời gian phục vụ bệnh nhân thì đến nay chợt nhận ra rất nhiều khó khăn khi không có người kế thừa, không có nhiều ơn gọi để kéo dài hoạt động của dòng trong tương lai. Bài học đó đã nhắc nhở các nữ tu khi thành lập cộng đoàn tại Việt Nam rằng, cần phải thực thi song hành việc sống linh đạo dòng và đào tạo thế hệ sau để những người yếu thế luôn có bạn đồng hành qua năm tháng.
Linh đạo: Sống Tin Mừng và phục vụ bệnh nhân
Dòng Nữ Tá viên Thánh Camillô do chân phước Maria Babantini (1789 - 1868) thành lập tại thành phố Lucca, nước Ý năm 1829, theo tinh thần của Thánh Camillô. Năm 1995, các nữ tu thuộc tỉnh dòng Ðài Loan đã đến gặp linh mục Stêphanô Huỳnh Trụ, cha sở giáo xứ Phanxicô Xaviê (hạt Chợ Quán) để xin giúp đỡ thành lập cộng đoàn dòng tại TPHCM. Năm 2014, dòng dời trụ sở về số 53/75 khu phố 6, phường Tân Biên, Biên Hòa, Ðồng Nai, gần giáo xứ Hà Nội (GP Xuân Lộc). Bề trên cộng đoàn, nữ tu Immacolata Mai Thị Kim Sáng thao thức: “Hiện tại, mong muốn của chị em chúng tôi là có thể được sớm hoàn tất mọi thủ tục pháp lý để cùng hoạt động mạnh mẽ hơn vì lý tưởng của mình”.
MAI LAN
Nguồn: Hoa Xương Rồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét