Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ XIII Mùa Thường Niên (năm B)
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng "Lễ Chúa Nhật thứ XIII Mùa Thường Niên (năm B)" của Giám Mục Phê Rô Nguyễn Khảm.
ĐẰNG SAU CÁI CHẾT THỂ XÁC LÀ SỰ SỐNG VĨNH CỬU
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. Đức tin nối lại nhịp cầu đã gãy
Giả sử như chúng ta đã đi hết nửa đoạn đường, sắp bước chân qua cầu để sang bờ bên kia đi tiếp đoạn đường còn lại, thì bỗng chiếc cầu sụp đổ rơi tòm xuống sông. Khi đó chúng ta làm thế nào? Chắc là muốn quay trở về đoạn đường cũ.
Người đàn bà mắc bệnh loạn huyết và Ông Giakêu cũng lâm vào một tình cảnh khó xử như vậy:
•Loạn huyết là một chứng bệnh dơ dáy. Người Do thái không chỉ thấy nó dơ dáy về mặt thể lý mà còn coi nó là một thứ ô uế luân lý. Cho nên có luật cấm những kẻ mắc bệnh đó không được đụng chạm tới người khác, chạm tới ai thì người ấy kể như bị lây ô uế đó. Người phụ nữ bị bệnh loạn huyết này cũng không dám cất tiếng kêu xin Đức Giêsu vì sợ người ta biết mình bệnh và xua đuổi mình. Bà định im lặng rờ vào mình Đức Giêsu. Nhưng vậy là phạm luật thánh, là có tội: thật là khó xử.
•Còn ông Giairô thì xin Chúa đến chữa trị cho con gái mình đang bệnh nặng. Đức Giêsu đã chấp thuận, nhưng khi hai người đang trên đường về nhà ông thì ông được tin con gái đã chết. Vậy là hết, vô phương cứu chữa nữa!
Cả bà loạn huyết và ông Giairô đều như sắp bước qua cầu thì chiếc cầu sụp gãy. Thế nhưng họ không quay trở lại bỏ dở đoạn đường. Họ vẫn cố gắng tiến bước:
•Bà loạn huyết không dám rờ vào mình Đức Giêsu thì rờ vào cái tua áo của Ngài vậy.
•Còn ông Giairô thì trong lúc chới với đó đã nghe Đức Giêsu an ủi "Đừng sợ, cứ tin". Và kết quả là bà kia dứt bệnh, Con gái ông Giairô sống lại. Đức tin của họ đã nối lại nhịp cầu gãy.
Trên đây là 2 trường hợp giúp chúng ta hiểu bản chất của đức tin và sức mạnh của đức tin.
•Tin vào những chuyện dễ dàng, tin khi cuộc sống bình an xuôi thuận thì chưa hẳn là đức tin, đó chỉ là một chuyện đương nhiên thôi.
•Đức tin, một nhân đức căn bản của đạo, phải là vẫn cứ tin vào những chuyện khó khăn vượt quá sức loài người, vẫn cứ tin khi cuộc đời gặp lúc cheo leo. Đức tin vững vàng như vậy có thể làm nên những phép lạ, bởi vì trước một hoàn cảnh quá khó khăn, trong lúc đời sống quá gian nan, nếu ta vẫn tin thì không phải là ta tin vào sức riêng của ta nữa, mà là tin vào sức Chúa, và Chúa thì có thể là được hết mọi sự.
- Như Abraham đã 90 tuổi mới có được một đứa con trai, nhưng vâng lệnh Chúa ông đưa con lên núi sát tế và lòng đau như cắt mà vẫn tin rằng Chúa sẽ thực hiện lời hứa làm cho ông thành tổ phụ một dân đông đảo. Ông vẫn tin và quả thực Chúa đã làm ông thành tổ phụ những người tin.
- Như Phêrô dám bước đi trên mặt nước biển, và ông đã đi được bao lâu ông còn tin vào Chúa. Nhưng khi ông bắt đầu hoài nghi thì cũng là lúc ông bắt đầu chìm xuống.
Chúng ta là những tín hữu, nghĩa là những kẻ tin Chúa. Bấy lâu nay chúng ta vẫn tin Chúa. Nhưng có lẽ bấy lâu nay tin Chúa là điều dễ dàng đối với ta, tin Chúa ta được bình an, tin Chúa đời ta thoải mái, gia đình ta yên vui, việc làm của ta xuôi chảy.
- Có một người mẹ kia có một đứa con nhỏ rất dễ thương, vừa biết nói chuyện dã học đọc kinh, hát thánh ca. Rồi nó lâm bệnh, người mẹ cầu nguyện hết sức, nhưng nó vẫn chết. Từ đó người mẹ không còn cầu nguyện nữa, hình như chị đã hết tin.
- Chúng ta cũng đã từng dự những đám táng: khi chiếc quan tài được hạ huyệt, người ta khởi sự lấp đất lại và trong lúc đó cũng khởi sự đọc kinh Tin Kính "Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại". Biết bao người đã vừa đọc câu đó mà nước mắt ròng ròng.
- Cũng có một ông kia từ ngày gia đình làm ăn sa sút đã đem tượng Chúa quăng ra ngoài sân và từ đó không còn giữ đạo.
- Và biết bao người đã thành thật thú nhận cùng cha giải tội: "con đã ngã lòng rồi!" Cũng như có biết bao người những khi buồn khổ đời không cầu nguyện
Chúng ta hãy cầu xin Chúa thật nhiều cho những người đáng thương kể trên. Và cầu xin cho chính chúng ta được một đức tin vững chắc để không phải chỉ tin Chúa ngày hôm nay khi đời ta còn bình an, vui vẻ. Nhưng vẫn còn đủ sức để tin nếu mai ngày chúng ta rơi vào một hoàn cảnh khó khăn thử thách. Xin Chúa giúp chúng con vẫn cứ tin luôn, tin rằng chúa luôn thương yêu chúng con. Xin Chúa giúp chúng con vẫn cứ tin luôn cho dù gặp bao gian nguy.
* 2. Đừng sợ
Đức Giêsu nói với ông Giairô: "Đừng sợ. Chỉ cần tin thôi!". Ông Giairô đã đi tìm Đức Giêsu khi con gái ông hấp hối. Khi mời được Ngài theo ông về nhà thì lòng ông tràn trề hy vọng, nhưng có lẽ cũng hồi hộp lo âu vì không biết về tới có còn kịp không. Đang lúc gấp như vậy thì kẹt chuyện người đàn bà loạn huyết khiến cuộc hành trình bị tạm dừng. Chắc ông Giairô sốt ruột thêm. Cuối cùng thì chuyện người đàn bà ấy cũng giải quyết xong và Đức Giêsu tiếp tục cùng ông về nhà. Hy vọng lại sáng lên. Đột nhiên, người nhà chạy đến báo tin: "Con gái ông chết rồi. Làm phiền Thầy chi nữa". Tất cả hy vọng chợt tắt! Thế là hết. Còn làm gì được nữa. Tiếp tục dẫn Đức Giêsu về nhà chỉ là làm phiền Ngài thêm thôi. Chắc lúc đó Ông Giairô định nói lời cám ơn Đức Giêsu để mau về nhà lo chuyện mai táng cho con gái.
Nhưng, đúng lúc đó, Đức Giêsu nói một câu rất là khích lệ: "Đừng sợ. Chỉ cần tin thôi". Nhờ câu này, Giairô tiếp tục đưa Đức Giêsu về nhà. Và sau đó là phép lạ. Sau nay nghĩ lại, Ông Giairô hẳn là rất vui mừng vì khi đó ông đã không tuyệt vọng.
Xin Chúa hãy thường xuyên nói vào tai con "Đừng sợ, Chỉ cần tin thôi". Con rất cần nghe lời động viên đó, vì rất nhiều lần con thấy không còn làm gì hơn được nữa nên muốn buông xuôi bỏ cuộc.
* 3. Hình thức lề luật
- Bài Tin mừng hôm nay thuật lại 2 việc làm của Đức Giêsu. Những việc này không chỉ nhằm chứng tỏ quyền năng của Chúa trên bệnh hoạn và sự chết, mà còn cho chúng ta thấy thái độ và lập trường của Chúa đối với những luật lệ khắc khe và khô cứng của đạo Do thái thời đó.
- Trước hết là việc Chúa chữa cho một người đàn bà mắc bệnh loạn huyết. Theo luật Do thái, người nào mắc chứng bệnh này thì đương nhiên bị liệt vào hàng dơ dáy, ô uế, cho nên không được vào Đền thờ, không được tham dự các lễ nghi phượng tự, và cũng không được đụng tới ai vì hễ ai mà bị người ô uế đụng phải thì cũng trở thành người ô uế luôn. Khỏi cần nói nhiều, chúng ta cũng hiểu bà này đau khổ như thế nào. Trong cơn đau khổ, bà đã nảy ra một ý tưởng táo bạo là tìm cách đụng vào gấu áo Đức Giêsu. Ý định này táo bạo ở chỗ là việc đó trái lề luật, và cũng chẳng ai chịu cho bà ta đụng vào mình đâu vì sợ bị lây nhiễm sự ô uế. Vì thế mà bà này phải làm một cách lén lút. Dù vậy Đức Giêsu vẫn biết. Khi Đức Giêsu hỏi "Ai đã đụng đến ta?" thì bà ta sợ hãi vì thấy việc làm của mình đã bị bại lộ. Nhưng bà ta ngạc nhiên hết sức vì Đức Giêsu chẳng hề quở trách bà một lời nào, trái lại còn làm cho bà khỏi bệnh, và còn an ủi bà "Con hãy đi bình an".
- Sang câu chuyện của ông Giairô. Ông là Trưởng Hội Đường, nghĩa là một viên chức tôn giáo, một người có trách nhiệm bảo vệ luật đạo. Trước đó ông đã đến xin Đức Giêsu đến nhà ông chữa trị cho con gái ông sắp chết. Đang khi Đức Giêsu cùng đi với ông về nhà thì xảy ra câu chuyện của người đàn bà mắc bệnh loạn huyết mà ta vừa nói ở trên. Bà này đã đụng vào Đức Giêsu nên theo luật thì Đức Giêsu đã trở thành người ô uế. Nếu Đức Giêsu mà vào nhà ông thì cũng theo luật đó, tới phiên nhà ông cũng bị lây nhiễm ô uế luôn. Và việc đó sẽ gây hậu quả to lớn bởi vì như ta đã biết, ông là Trưởng Hội đường, nếu ông không giữ luật mà còn để nhà ông bị Đức Giêsu làm thành ô uế thì có thể ông mất chức luôn. Đang lúc đó thì lại xảy thêm một diễn tiến nữa: Người nhà ông chạy đến cho hay là con gái ông đã chết rồi, đừng làm phiền Đức Giêsu nữa. Trước những sự kiện dồn dập như thế, ông Giairô không còn ý định mời Đức Giêsu về nhà mình nữa. Nhưng Đức Giêsu bảo ông: "Đừng sợ gì cả (nghĩa là: Ông đừng sợ làm phiền tôi, cũng đừng sợ bị lây ô uế), điều cần nhất là lòng tin". Giairô đã tin Chúa, không còn ngại sợ gì nữa, mời Chúa về nhà, Đức Giêsu cầm lấy tay đưa đứa bé đã chết và truyền cho nó sống lại. Thêm một chi tiết đáng lưu ý: Theo luật thì xác chết cũng là một thứ ô uế, ai đụng tới xác chết thì sẽ bị nhiễm ô uế. Nhưng ta đã thấy, một lần nữa Đức Giêsu đã tỏ ra bất chấp...
- Sau khi nghe giải thích 2 việc làm táo bạo của Đức Giêsu, chúng ta nghĩ sao về Chúa? Có phải Ngài chủ trương phá bỏ tất cả mọi lề luật không? Chắc chắn là không, bởi vì Ngài đã từng tuyên bố rõ: "Các ngươi tưởng là Ta đến để huỷ bỏ lề luật ư? Không, Ta không phá bỏ mà ta làm cho trọn lề luật. Ta nói thật: cho dù trời đất có qua đi, nhưng không một chấm một phết nào của lề luật sẽ qua đi, cho đến khi tất cả được nên trọn". Nghĩa là những việc là của Đức Giêsu, thoạt xem thì có vẻ như chống đối lề luật, thực chất là nhằm làm cho lề luật được kiện toàn. Thời đó, người ta chỉ giữ luật theo cái hình thức, Đức Giêsu muốn cho cái hình thức ấy có thêm cái tinh thần, chính đó mới là cái cốt tuỷ của lề luật, đó mới là điều quan trọng. Có lần Đức Giêsu đã nói thẳng với bọn luật sĩ và biệt phái chỉ biết chăm lo giữ cái hình thức khô cứng của lề luật mà không để ý gì đến tinh thần lề luật. Chúa nói rằng: "Các ngươi chỉ là những cái mồ mã. Bên ngoài thì sơn phết đẹp đẽ, nhưng bên trong thì chứa toàn những sự thối tha". Khi bàn về sự tinh sạch và ô uế, Đức Giêsu đã khẳng định rằng tinh sạch hay ô uế thật là do lòng người chứ không do hình thức bên ngoài. Ngài nói: "Cái gì làm cho người ta ra ô uế? Không phải những cái từ bên ngoài vào (như đồ ăn, thức uống chẳng hạn), mà là cái từ bên trong bài tiết ra".
- Như vậy, lập trường của Đức Giêsu rất rõ ràng: Điều quan trọng cốt lõi của mọi khoản lề luật chính là cái tinh thần của nó. Kẻ nào chỉ bo bo lo giữ cái hình thức bề ngoài mà quên cái tinh thần cốt lỗi của lề luật thì cũng như những cái mồ mã tô vôi bề ngoài thì đẹp nhưng bề trong thì xấu xa hôi thối.
Bây giờ chúng ta đã hiểu ý Chúa rồi. Chúng ta sẽ sống làm sao?
- Thứ nhất là việc dự lễ: Bên các nước tiến bộ, ngày nay có một vấn đề được đặt ra, khá ngộ nghỉnh: người ta hỏi có được phép ngồi ở nhà dự Thánh Lễ được truyền qua màn ảnh vô tuyến truyền hình, khỏi cần đi đến nhà thờ được không? Giáo hội đã trả lời dứt khoát là không được. Bởi vì dự lễ kiểu đó chỉ là một hình thức cho có cho rồi, chẳng có một chút tâm tình tôn thờ, yêu mến, kết hợp với Thánh Thể. Chuyện bên Tây thì vậy, nhưng bên ta cũng có chuyện tương tự như vậy: Nhiều người đi dự lễ nhưng không muốn vào nhà thờ cho dù trong nhà thờ vẫn còn chỗ. Họ đứng ở ngoài, miễn sao là có hướng vào nhà thờ, mắt nhìn về phía bàn thờ. Vậy thì có khác gì xem lễ qua Tivi đâu? chỉ là hình thức, chẳng có tâm tình.
- Thứ hai là luật thánh hóa ngày Chúa nhật: Điều răn thứ ba dạy ta phải thánh hóa ngày Chúa nhật. Nhiều người nghĩ rằng thánh hóa ngày Chúa nhật chỉ là đi xem lễ. Từ quan niệm đó, ai mà có dự lễ gọi thì kể là xong hết bổn phận. Còn ai lỡ kẹt chuyện gì đó không đi xem lễ được thì cũng kể như mình đã lỡ, thôi đành vậy. Chúng ta hiểu điều răn thứ ba như vậy là hời hột quá, chỉ phớt qua một hình thức bề ngoài là dự lễ thôi. Thực ra điều răn này dạy ta phải thánh hóa ngày Chúa nhật. Thánh hóa là làm cho ngày đó nên thánh thiện. Mà muốn làm cho ngày đó nên thánh thiện thì dự lễ chỉ là một việc, ngoài ra còn dành nhiều thời giờ của ngày đó để làm những việc Chúa muốn, như đọc kinh cầu nguyện nhiều hơn, làm thêm những việc lành, lưu ý đến kẻ khác hơn bằng cách dùng ngày nghỉ đó để tới lui thăm viếng, truyện trò, an ủi nhau, giúp đỡ nhau v.v...
- Thứ ba là việc sống đạo giữa đời: Mọi lề luật được đặt ra không phải chỉ là để cho có "hình thức, mà để giúp cho con người có thể sống đạo tốt hơn. Nhưng sống đạo là gì? Không phải chỉ là chu toàn một số hình thức đạo đức như đọc kinh, dự lễ, chịu các bí tích. Sống còn là làm việc, là làm ăn buôn bán, giao tế, biết xử sự tốt, trước những và chạm, khó khăn xảy ra hàng ngày. Giáo Hội thường nói "Sống đạo giữa đời". HĐGMVN còn nói rõ hơn: sống đạo là "Sống Tin mừng giữa lòng dân tộc". Cho nên chỉ mới có đọc kinh xưng tội, dự lễ thì chưa phải là sống đạo, mà chỉ là giữ một số hình thức của luật đạo thôi. Khi nào chúng ta biết để ý làm ăn theo lương tâm của người Kitô hữu, cư xử với mọi hạng người theo tinh thần bác ái của Tin mừng thì mới đúng là chúng ta sống đạo thật sự.
10 điều luật Chúa và 6 điều luật Hội Thánh ai trong chúng ta cũng thuộc lòng từ nhỏ. Hình thức bề ngoài của những luật đó là đọc kinh, dự lễ, xưng tội, ăn chay v.v.... Nhưng tinh thần của chúng là "10 điều răn ấy tóm về 2 điều này thôi: mến Chúa và yêu người". Chúng ta hãy cố gắng đem tinh thần yêu thương ấy vào tất cả mọi sinh hoạt của chúng ta, không những chỉ có các sinh hoạt ở nhà thờ mà còn các sinh hoạt làm ăn, buôn bán, giao tế, buồn vui sướng khổ hằng ngày nữa. Đó mới thực sự là sống đạo giữa đời.
* 4. Cộng tác với ơn Chúa
Chuyện kể rằng một bà già bị đau răng, bà đã làm Tuần chín ngày để kính thánh Antôn, vì người ta nói: Thánh Antôn "chuyên trách" về bệnh này. Hết tuần chín ngày bà vẫn còn đau. Lúc đó một vị linh mục đến thăm. Bà liền hỏi:
- Xin Cha nói cho con biết: có phải thánh Antôn chuyên trách bệnh đau răng không?
Vị linh mục nói:
- Bà hãy nghe tôi: Đây là địa chỉ của nha sĩ. Hãy đến đó và nói là tôi giới thiệu, họ sẽ làm không công cho bà.
Bà già la lên:
- Trời đất ơi, một ông linh mục vô thần.
Thánh Antôn tự nhủ:
- Kể ra cũng đau lòng, để nhận lời cầu nguyện của bà, chính ta đã gởi cho bà vị linh mục này. Thế mà!
*
Nếu bà già trong câu chuyện suy niệm bài Tin mừng hôm nay, chắc bà sẽ không làm cho thánh Antôn phải thất vọng. Người phụ nữ xuất huyết trong bài Tin mừng và bà già đau răng trong câu chuyện trên, cả hai đều tin tưởng vào Chúa. Nhưng niềm tin của họ có sự khác biệt rất lớn. Người phụ nữ xuất huyết nghĩ mình phải làm điều gì đó chứ không chỉ tin suông. Bà đến với Chúa chứ không chờ Chúa đến với mình. Bà già đau răng thì cầu nguyện rồi chờ phép lạ. Bà không chịu làm gì nữa.
Ông Giairô cũng tin rằng Chúa có thể cứu sống con gái ông. Ông đã làm hết sức mình. Con gái ông hấp hối không thể đến với Chúa được, nên ông đã xin Chúa đến chữa cho con gái ông.
Cộng tác với ơn Chúa là điều kiện để Chúa ban ơn. Chúng ta không thể chỉ thụ động chờ Chúa làm phép lạ, nhưng hãy sử dụng hết những phương tiện bình thường Chúa ban. Phần còn lại tùy Chúa định liệu cho ta. Thánh Ignatio de Loyola đã cho chúng ta lời khuyên bất hủ này: "Hãy làm như thể mọi việc tùy thuộc chúng ta và hãy cầu nguyện như thể mọi việc tùy thuộc Thiên Chúa". Mc.Kenzie nói: "Khi ta cố gắng làm những gì có thể, Thiên Chúa sẽ làm những điều ta không thể".
Thiên Chúa ban cho chúng ta quyền tự do, Người không thúc ép, nhưng để chúng ta toàn quyền sử dụng tự do của mình. Thiên Chúa không đối xử với chúng ta như những con bù nhìn, nhưng luôn coi trọng chúng ta như những cộng tác viên của Người.
Trong các phép lạ Chúa làm, Người đều cần sự cộng tác của con người.
•Trong tiệc cưới Cana, Chúa chỉ làm phép lạ khi người ta đã "múc nước đổ đầy các chum" (Ga.2,7)
•Trong phép lạ về bánh, Người chỉ làm cho bánh hóa nhiều khi "có 5 chiếc bánh và 2 con cá" (Mc.6,35-43).
•Khi chữa mắt cho người mù, Người chỉ thoa bùn vào mắt anh, còn phần anh phải đi rửa ở hồ Silôê mới được sáng mắt (Ga.9,1-40).
Thiên Chúa muốn chúng ta sử dụng hết các khả năng của mình, và Người sẵn sàng can thiệp khi cần. Ngạn ngữ Tây phương có câu: "Hãy tự giúp mình trước rồi Trời sẽ giúp sau".
*
Lạy Chúa, Chúa yêu thương chúng con với trái tim của người cha người mẹ. Chúa để chúng con hoàn toàn tự do đáp lại tình yêu Chúa. Xin cho chúng con luôn biết sống ngoan hiền, thảo hiếu, đẹp lòng Chúa. Xin dạy chúng con biết cộng tác với ơn Chúa, để được Chúa ban ơn trợ giúp trong những cơn gian nan khốn khó. Amen.
Thánh Ca : Dấu Ấn Tình Yêu
CỘNG TÁC VIÊN, KHÔNG PHẢI BÙ NHÌN
Lm. Mark Link, S.J.
Một cơn lụt khủng khiếp đã tràn ngập cả một vùng rộng lớn. Một bà bị kẹt ở trong nhà. Khi đang đứng ở cửa sổ nhà bếp trông ra ngoài, bà thấy có một chiếc ca-nô tiến đến. Người tài công nói với bà, "Bà leo lên đây và cứu lấy mình."
"Không, cám ơn ông," bà trả lời. "Tôi tin tưởng vào Chúa, Người sẽ cứu tôi." Người tài công lắc đầu bỏ đi.
Ngày hôm sau, nước dâng lên đến lầu hai. Khi đứng ở cửa sổ lầu hai nhìn ra biển nước, một chiếc tầu khác xuất hiện. Người lái tầu bảo, "Bà leo lên tầu đi để cứu lấy mình."
"Không, cám ơn ông," bà trả lời. "Tôi tin tưởng vào Chúa, Người sẽ cứu tôi." Người lái tầu lắc đầu bỏ đi.
Ngày sau nữa, nước đã dâng lên đến mái nhà. Khi ngồi trên nóc nhà, bà trông thấy một chiếc trực thăng xuất hiện. Phi công dùng máy phóng thanh nói với bà, "Tôi sẽ thả thang giây xuống. Bà leo lên và cứu lấy mình."
"Không, cám ơn ông," bà trả lời. "Tôi tin tưởng vào Chúa, Người sẽ cứu tôi." Phi công lắc đầu bay đi chỗ khác.
Ngày hôm sau nước ngập cả căn nhà, và bà bị chết chìm. Khi lên đến thiên đường, bà nói với Thánh Phêrô, "Trước khi tôi vào đây, tôi phải làm đơn khiếu nại. Tôi tin tưởng là Chúa sẽ cứu tôi khỏi bị lụt, nhưng Người đã bỏ tôi."
Thánh Phêrô nhìn bà với ánh mắt khó hiểu và nói, "Tôi không biết Chúa có thể làm gì hơn cho bà. Người đã gửi đến cho bà hai con tầu và một chiếc trực thăng."
Người đàn bà này chắc phải đọc bài Phúc Âm hôm nay kỹ càng hơn.
Trong bài có hai người cần sự giúp đỡ giống như bà. Và cả hai đều tín thác vào Chúa, cũng như bà. Nhưng có sự khác biệt lớn lao giữa sự tín thác của họ và của bà.
Hãy xem đó là gì.
Người đầu tiên là một bà bị bệnh. Bà tin tưởng rằng Đức Giêsu có thể chữa lành cho bà. Nhưng bà cũng biết rằng bà có thể làm một điều gì khác hơn là chỉ tín thác nơi Đức Giêsu.
Bà phải tiến thêm một bước nữa. Bà phải thi hành phần của bà. Bà không thể chỉ ngồi đó và chờ đợi Đức Giêsu đến với bà. Bà phải đứng lên, đi đến Đức Giêsu, và tự trình bầy với Người để được chữa lành.
Điều này cũng đúng với câu chuyện thứ hai trong Phúc Âm hôm nay. Ông Giairút cũng tin tưởng rằng Đức Giêsu có thể chữa con gái đang đau nặng của ông. Nhưng ông cũng biết là phải làm điều gì đó hơn là chỉ tín thác vào Đức Giêsu.
Ông biết là phải tiến thêm một bước nữa. Ông phải thi hành phần của ông. Ông phải cộng tác với Đức Giêsu. Vì con gái của ông quá đau yếu nên không thể đến với Người, ông phải xin Đức Giêsu đến với đứa con của mình.
Và vì thế cả hai người trong bài Phúc Âm hôm nay đều thi hành điều gì đó hơn là chỉ tín thác vào Đức Giêsu. Họ đã tiến thêm một bước. Họ đã thi hành phần của mình. Họ đã tận dụng các phương tiện bình thường mà Chúa ban để có được sự chữa lành họ cần.
Đây là điểm mà bà bị chết chìm đã sai lầm. Bà quên rằng Thiên Chúa thường hành động trong đời sống chúng ta qua các phương tiện thông thường.
Bà quên rằng chúng ta phải thi hành phần của mình và cộng tác với Thiên Chúa qua việc sử dụng các phương tiện thông thường mà Người đã ban cho chúng ta.
Nói cách khác, chúng ta không thể ngồi lì một chỗ và mong Chúa làm phép lạ cho chúng ta. Trước hết chúng ta phải dùng mọi phương tiện thông thường Chúa ban để tự giúp đỡ chúng ta.
Để tôi minh họa bằng một câu chuyện có thật.
Một thầy giáo Anh Văn lớp trung học có một học sinh trong lớp chẳng chịu học hành gì cả. Vào ngày thi cuối năm, người học sinh này đến nói với ông thầy là anh rất tin tưởng rằng anh sẽ được điểm cao. Anh nói, trong tuần qua, hằng đêm anh cầu xin Chúa giúp anh làm bài thi Anh Văn.
Thiên Chúa không bao giờ cho rằng sự cầu nguyện có thể thay thế cho việc học hành. Người không bao giờ cho rằng sự cầu nguyện có thể thay thế cho sự chuyên cần. Nhận được sự giúp đỡ của Chúa là một con đường hai chiều. Nó bao gồm sự cộng tác của chúng ta với Thiên Chúa. Chúng ta phải thi hành phần của mình, và Thiên Chúa sẽ thi hành phần của Người.
Thánh Y Nhã có diễn tả sự cộng tác với Thiên Chúa như sau: "Chúng ta phải làm việc như thể mọi thứ đều lệ thuộc vào chúng ta, nhưng chúng ta phải cầu nguyện như thể mọi thứ đều lệ thuộc vào Chúa."
Nói cách khác, chúng ta phải cộng tác với Thiên Chúa và tận dụng các phương tiện thông thường mà Người ban cho chúng ta trước khi xin Người can thiệp trong một phương cách bất thường.
Có câu châm ngôn nói rằng: "Thiên Chúa giúp những ai tự giúp mình."
Nhiều năm trước đây có một tiểu thuyết bán rất chạy tên là Jonathan Livingston Seagull. Trong đó có một câu thật hay được dùng làm chủ đề cho bài hát. Câu ấy như sau:
"Nếu bạn yêu mến điều gì đó, bạn phải để nó tự do. Nếu bạn để nó tự do và nó trở về với bạn, thì bạn biết nó là của bạn. Nhưng nếu bạn để nó tự do và nó không trở lại với bạn, lúc ấy bạn biết rằng nó đã không thuộc về bạn ngay tự đầu."
Đó là phương cách Thiên Chúa đối xử với chúng ta khi cần giúp đỡ chúng ta. Người đã để chúng ta tự do. Người không ép buộc chúng ta phải nhận sự giúp đỡ của Người. Mọi sự đều sẵn sàng cho chúng ta và Thiên Chúa để chúng ta được tự do có muốn sử dụng điều đó hay không.
Thiên Chúa không đối xử với chúng ta như những tên bù nhìn. Người đối xử với chúng ta như những cộng sự viên. Nói cách khác, Thiên Chúa ban cho chúng ta mọi tài nguyên cần cho đời sống thường ngày của chúng ta.
Chỉ khi các tài nguyên này bị hao hụt trong những hoàn cảnh khẩn cấp chúng ta thường sẽ nghĩ đến việc quay về với Chúa để được trợ giúp.
Khi chúng ta quay về với Thiên Chúa trong những hoàn cảnh này, chúng ta có thể biết chắc rằng Người sẽ giúp chúng ta, vì Người là Cha chúng ta và chúng ta là con cái của Người.
Hãy chấm dứt phần suy niệm với câu trong cuốn Jonathan Livingston Seagull:
"Nếu bạn yêu mến điều gì đó, bạn phải để nó tự do. Nếu bạn để nó tự do và nó trở về với bạn, thì bạn biết nó là của bạn. Nhưng nếu bạn để nó tự do và nó không trở lại với bạn, lúc ấy bạn biết rằng nó đã không thuộc về bạn ngay tự đầu."
Lậy Chúa, trong tình phụ tử của Ngài dành cho chúng con, Ngài đã để chúng con được tự do. Xin giúp chúng con chứng tỏ tình yêu của con cái đối với Cha hiền bằng cách quay về với Chúa khi chúng con cần sự giúp đỡ đặc biệt của Ngài. Amen!
Thánh Ca : Tâm Tình Phó Thác
Ý CHÚA
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Có thể không phải mọi ngày nhưng hầu như mỗi ngày khi chúng ta đọc nhật báo hoặc theo dõi tin tức trên truyền hình, các bạn thấy hoặc nghe nói về vài thảm cảnh như: một đứa trẻ bị chết đuối trong hồ bơi, hay một thiếu niên bị chết vì tai nạn xe cộ, hoặc những vấn đề quốc tế như thảm sát ở Rwanda, hay ở Bosnia. Danh sách sẽ tiếp tục nối dài với những thảm kịch kinh hoàng xẩy ra trên thế giới. Thường thì các bạn nghe người ta nói, “Tại sao Chúa lại để xẩy ra như vậy? Tại sao Chúa không làm gì để ngăn chặn?” Đôi khi không tránh khỏi có người buột miệng thốt ra lời, “Thánh ý Chúa muốn như vậy.” Ý Chúa không muốn thế. Không phải là Thiên Chúa muốn có sự chết chóc, khổ đau và đói kém trên thế giới.
Hiểu Lầm
Bài đọc thứ nhất hôm nay nói: Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong. Ở đoạn cuối nói thêm: . . . Nhưng chính vì qủi dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết. Vì vậy, nó không phải là ý của Thiên Chúa. Người ta thường có quan niệm sai lầm về “ý Chúa.”
Có câu truyện về một người phụ nữ trẻ thấy bắt đầu lên cân. Cô ta nói với các bạn đồng nghiệp, “Được rồi, ngày mai tôi sẽ bắt đầu kiêng cữ, một là kiêng cữ hai là chết.” Sáng hôm sau cô đến sở làm với chiếc bánh khổng lồ được bao bọc đầy kem với đỳ cả những chất ngọt khác được dùng để trang hoàng lộng lẫy chung quanh chiếc bánh. Bạn cô nói, “Tôi tưởng là cô bắt đầu kiêng cữ.” Cô ta trả lời, “Cái bánh đó là do ý Chúa, bởi vì khi tôi đến tiệm bánh, tôi thấy chiếc bánh được trưng bày ở cửa kiếng, và tôi tự nhủ, 'Nếu Chúa muốn tôi có chiếc bánh đó, thì ngài sẽ cho tôi chỗ đậu xe ngay trước cửa tiệm,' và đúng như tôi nghĩ, có một chỗ trống để đậu xe ngay trước cửa. Tôi chỉ phải chạy vòng vòng 26 lần để kiếm chỗ đậu xe.”
Người ta hiểu sai về ý của Thiên Chúa. Người ta nghĩ là các thảm cảnh là do ý của Thiên Chúa gây ra, đau khổ là do ý của Chúa. Không phải thế. Tuy nhiên, đúng là có ý của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn Con Một của ngài đến trần gian, chịu đau khổ và chết cho chúng ta để chúng ta có thể chiến thắng những kinh hãi của bệnh tật, của sự chết chóc và của những thảm cảnh khác. Thiên Chúa muốn điều này. Nhưng tội tổ tông đã lấy đi hết tất cả những sự tốt lành ở đời này khi A-dong và Evà phạm tội phản nghịch đầu tiên. Sự chết, bệnh tật, và hư hỏng đổ vào trần gian, và hầu như mọi cái mà bạn có thể tưởng nghĩ ra ngoại trừ thiên tai, là do hậu qủa của tội tổ tông. Thiên Chúa đến trần gian để giải thoát chúng ta khỏi cái tội tổ tông đó.
Hiểu Đúng
Ý của Thiên Chúa là chúng ta nhận biết chân lý và được cứu độ. Ý của Thiên Chúa là chúng ta nhận biết các giới răn. Ý của Thiên Chúa là chúng ta tuân giữ các giới răn. Ý của Thiên Chúa là chúng ta tôn thờ Thiên Chúa trong Hiến Tế của Thánh Lễ bởi vì Ngài đã chết cho chúng ta trên Thánh Giá và nói, “Hãy làm việc này để nhớ đến Ta.” Ý của Thiên Chúa là khi chúng ta tiếp rước Mình và Máu của ngài vào lòng và vào linh hồn, chúng ta phải được nuôi dưỡng bằng ân sủng và hy vọng chco đến ngày chúng ta tràn đầy hồng ân của Chúa trong cõi sống đời đời. Đó là ý của Thiên Chúa.
Ý của Thiên Chúa là bạn nên một vị thánh. Bạn nói điều đó không hợp lý, bạn không thể làm được, bạn chỉ là một người bình thường. Ý của Thiên Chúa là bạn phụng sự Thiên Chúa, bạn đi tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật, bạn đến với sự cung kính, bạn đến đúng giờ, bạn tham gia trong Thánh Lễ, hát các bài thánh ca, đối đáp trong các lời nguyện. Đó là ý của Thiên Chúa. Ý của Thiên Chúa là bạn tuân giữ các giới răn. Ý của Thiên Chúa là bạn trao cho Ngài lòng trí bạn trong mọi lúc. Đó là ý của Thiên Chúa; bạn lại nghe nói, “Ô, tôi không giống như thế. Tôi không phải là loại người như vậy. Tôi chỉ sống theo thói quen mỗi ngày.” Người ta muốn chấp nhận sống tầm thường. Họ muốn sống mà không phải làm bất cứ sự thăng tiến nào. Họ bằng lòng chấp nhận sự hờ hững, bất cần, tuy vậy Chúa Giêsu Kitô lại kêu mời chúng ta đến với đức tin.
Thấy Ý Chúa Trong Đức Tin
Trong hai bối cảnh của bài Tin Mừng hôm nay, người đàn bà động chạm đến gấu áo của Chúa Giêsu đã được Chúa Kitô gạn hỏi để nói cho bà biết đây không phải là trò “ảo thuật,” mà là ý của Thiên Chúa. Ngài chu toàn ý của Thiên Chúa nơi bà bởi vì bà có lòng tin. Ngài đã nói với bà là lòng tin của bà đã chữa bà, chứ không phải là cái áo của ngài. Khi con gái của ông trưởng hội đường được sống lại, cô đã được cứu sống bởi vì đức tin của bố cô, ông hiểu biết Đức Kitô là một người rất đặc biệt.
Các bạn được ban cho sự sống, niềm hy vọng sự sống đời đời, bởi vì đức tin của các bạn. Nếu các bạn có đức tin và nhận biết đây là điều Thiên Chúa muốn các bạn thi hành, đây là ý của Thiên Chúa, thì các bạn sẽ thực hành. Các bạn sẽ xa tránh tội lỗi; các bạn sẽ năng đọc kinh cầu nguyện thêm; các bạn sẽ tích cực tham dự Thánh Lễ. Các bạn sẽ chu toàn ý của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày với những lời cầu nguyện, các việc làm, tử tế, quảng đại, bác ái, thực hành các nhân đức tin, đức cậy và đức mến. Đó là ý của Thiên Chúa. Chúng ta được kêu gọi để chu toàn ý của Thiên Chúa và chúng ta phải làm những sự thay đổi; chúng ta phải thăng tiến. Chúng ta không thể chỉ sống ngày hôm nay cũng giống như mươi mười lăm năm về trước.
Mỗi Chúa Nhật, có một người đàn ông đến nhà thờ dự Lễ, ông là một trong những người đầu tiên bỏ ra về ngay sau khi rước lễ. Khoảng chừng hai tuần trước, tôi chặn ông lại và hỏi tại sao ông lại làm như thế.
Ông trả lời, “Tôi luôn luôn làm như thế. Chẳng có lý do gì cả. Tôi luôn làm như thế.”
“Tại sao ông không ngưng lại và không tiếp tục làm như thế nữa?”
“Ô, tôi không thể làm như vậy được.”
Ông ta đã không hiểu ý của Thiên Chúa. Ý của Thiên Chúa là chúng ta đến, chúng ta tôn thờ Thiên Chúa, chúng ta tham gia tích cực, chúng ta tôn kính, chúng ta ngợi khen và thờ lạy Ngài. Đó chính là ý của Thiên Chúa. Các bạn đều biết và tôi cũng biết ý của Thiên Chúa là gì. Ý của Thiên Chúa là chúng ta xa tránh các cám dỗ, đón nhận các bí tích, được chúc lành bởi ơn thánh của Chúa, nhận thức rằng nhờ sự chết và sự phục sinh của Ngài, Thiên Chúa ở trong đời sống của chúng ta. Thiên Chúa phải hiện diện trong đời sống của chúng ta và chúng ta phải chu toàn mục đích do Chúa Kitô mang đến thế gian, và mục đích đó là sự vẹn toàn của ơn cứu độ. Chúng ta không cần nghĩ về sự đau khổ và về sự chết, nhưng nghĩ đến sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc mãi mãi với Thiên Chúa trong cõi đời đời. Đó là ý của Thiên Chúa.
Xin Chúa chúc lành cho các bạn. Amen!
Thánh Ca : Chúa Thương Con
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng "Lễ Chúa Nhật thứ XIII Mùa Thường Niên (năm B)" của Giám Mục Phê Rô Nguyễn Khảm.
ĐẰNG SAU CÁI CHẾT THỂ XÁC LÀ SỰ SỐNG VĨNH CỬU
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. Đức tin nối lại nhịp cầu đã gãy
Giả sử như chúng ta đã đi hết nửa đoạn đường, sắp bước chân qua cầu để sang bờ bên kia đi tiếp đoạn đường còn lại, thì bỗng chiếc cầu sụp đổ rơi tòm xuống sông. Khi đó chúng ta làm thế nào? Chắc là muốn quay trở về đoạn đường cũ.
Người đàn bà mắc bệnh loạn huyết và Ông Giakêu cũng lâm vào một tình cảnh khó xử như vậy:
•Loạn huyết là một chứng bệnh dơ dáy. Người Do thái không chỉ thấy nó dơ dáy về mặt thể lý mà còn coi nó là một thứ ô uế luân lý. Cho nên có luật cấm những kẻ mắc bệnh đó không được đụng chạm tới người khác, chạm tới ai thì người ấy kể như bị lây ô uế đó. Người phụ nữ bị bệnh loạn huyết này cũng không dám cất tiếng kêu xin Đức Giêsu vì sợ người ta biết mình bệnh và xua đuổi mình. Bà định im lặng rờ vào mình Đức Giêsu. Nhưng vậy là phạm luật thánh, là có tội: thật là khó xử.
•Còn ông Giairô thì xin Chúa đến chữa trị cho con gái mình đang bệnh nặng. Đức Giêsu đã chấp thuận, nhưng khi hai người đang trên đường về nhà ông thì ông được tin con gái đã chết. Vậy là hết, vô phương cứu chữa nữa!
Cả bà loạn huyết và ông Giairô đều như sắp bước qua cầu thì chiếc cầu sụp gãy. Thế nhưng họ không quay trở lại bỏ dở đoạn đường. Họ vẫn cố gắng tiến bước:
•Bà loạn huyết không dám rờ vào mình Đức Giêsu thì rờ vào cái tua áo của Ngài vậy.
•Còn ông Giairô thì trong lúc chới với đó đã nghe Đức Giêsu an ủi "Đừng sợ, cứ tin". Và kết quả là bà kia dứt bệnh, Con gái ông Giairô sống lại. Đức tin của họ đã nối lại nhịp cầu gãy.
Trên đây là 2 trường hợp giúp chúng ta hiểu bản chất của đức tin và sức mạnh của đức tin.
•Tin vào những chuyện dễ dàng, tin khi cuộc sống bình an xuôi thuận thì chưa hẳn là đức tin, đó chỉ là một chuyện đương nhiên thôi.
•Đức tin, một nhân đức căn bản của đạo, phải là vẫn cứ tin vào những chuyện khó khăn vượt quá sức loài người, vẫn cứ tin khi cuộc đời gặp lúc cheo leo. Đức tin vững vàng như vậy có thể làm nên những phép lạ, bởi vì trước một hoàn cảnh quá khó khăn, trong lúc đời sống quá gian nan, nếu ta vẫn tin thì không phải là ta tin vào sức riêng của ta nữa, mà là tin vào sức Chúa, và Chúa thì có thể là được hết mọi sự.
- Như Abraham đã 90 tuổi mới có được một đứa con trai, nhưng vâng lệnh Chúa ông đưa con lên núi sát tế và lòng đau như cắt mà vẫn tin rằng Chúa sẽ thực hiện lời hứa làm cho ông thành tổ phụ một dân đông đảo. Ông vẫn tin và quả thực Chúa đã làm ông thành tổ phụ những người tin.
- Như Phêrô dám bước đi trên mặt nước biển, và ông đã đi được bao lâu ông còn tin vào Chúa. Nhưng khi ông bắt đầu hoài nghi thì cũng là lúc ông bắt đầu chìm xuống.
Chúng ta là những tín hữu, nghĩa là những kẻ tin Chúa. Bấy lâu nay chúng ta vẫn tin Chúa. Nhưng có lẽ bấy lâu nay tin Chúa là điều dễ dàng đối với ta, tin Chúa ta được bình an, tin Chúa đời ta thoải mái, gia đình ta yên vui, việc làm của ta xuôi chảy.
- Có một người mẹ kia có một đứa con nhỏ rất dễ thương, vừa biết nói chuyện dã học đọc kinh, hát thánh ca. Rồi nó lâm bệnh, người mẹ cầu nguyện hết sức, nhưng nó vẫn chết. Từ đó người mẹ không còn cầu nguyện nữa, hình như chị đã hết tin.
- Chúng ta cũng đã từng dự những đám táng: khi chiếc quan tài được hạ huyệt, người ta khởi sự lấp đất lại và trong lúc đó cũng khởi sự đọc kinh Tin Kính "Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại". Biết bao người đã vừa đọc câu đó mà nước mắt ròng ròng.
- Cũng có một ông kia từ ngày gia đình làm ăn sa sút đã đem tượng Chúa quăng ra ngoài sân và từ đó không còn giữ đạo.
- Và biết bao người đã thành thật thú nhận cùng cha giải tội: "con đã ngã lòng rồi!" Cũng như có biết bao người những khi buồn khổ đời không cầu nguyện
Chúng ta hãy cầu xin Chúa thật nhiều cho những người đáng thương kể trên. Và cầu xin cho chính chúng ta được một đức tin vững chắc để không phải chỉ tin Chúa ngày hôm nay khi đời ta còn bình an, vui vẻ. Nhưng vẫn còn đủ sức để tin nếu mai ngày chúng ta rơi vào một hoàn cảnh khó khăn thử thách. Xin Chúa giúp chúng con vẫn cứ tin luôn, tin rằng chúa luôn thương yêu chúng con. Xin Chúa giúp chúng con vẫn cứ tin luôn cho dù gặp bao gian nguy.
* 2. Đừng sợ
Đức Giêsu nói với ông Giairô: "Đừng sợ. Chỉ cần tin thôi!". Ông Giairô đã đi tìm Đức Giêsu khi con gái ông hấp hối. Khi mời được Ngài theo ông về nhà thì lòng ông tràn trề hy vọng, nhưng có lẽ cũng hồi hộp lo âu vì không biết về tới có còn kịp không. Đang lúc gấp như vậy thì kẹt chuyện người đàn bà loạn huyết khiến cuộc hành trình bị tạm dừng. Chắc ông Giairô sốt ruột thêm. Cuối cùng thì chuyện người đàn bà ấy cũng giải quyết xong và Đức Giêsu tiếp tục cùng ông về nhà. Hy vọng lại sáng lên. Đột nhiên, người nhà chạy đến báo tin: "Con gái ông chết rồi. Làm phiền Thầy chi nữa". Tất cả hy vọng chợt tắt! Thế là hết. Còn làm gì được nữa. Tiếp tục dẫn Đức Giêsu về nhà chỉ là làm phiền Ngài thêm thôi. Chắc lúc đó Ông Giairô định nói lời cám ơn Đức Giêsu để mau về nhà lo chuyện mai táng cho con gái.
Nhưng, đúng lúc đó, Đức Giêsu nói một câu rất là khích lệ: "Đừng sợ. Chỉ cần tin thôi". Nhờ câu này, Giairô tiếp tục đưa Đức Giêsu về nhà. Và sau đó là phép lạ. Sau nay nghĩ lại, Ông Giairô hẳn là rất vui mừng vì khi đó ông đã không tuyệt vọng.
Xin Chúa hãy thường xuyên nói vào tai con "Đừng sợ, Chỉ cần tin thôi". Con rất cần nghe lời động viên đó, vì rất nhiều lần con thấy không còn làm gì hơn được nữa nên muốn buông xuôi bỏ cuộc.
* 3. Hình thức lề luật
- Bài Tin mừng hôm nay thuật lại 2 việc làm của Đức Giêsu. Những việc này không chỉ nhằm chứng tỏ quyền năng của Chúa trên bệnh hoạn và sự chết, mà còn cho chúng ta thấy thái độ và lập trường của Chúa đối với những luật lệ khắc khe và khô cứng của đạo Do thái thời đó.
- Trước hết là việc Chúa chữa cho một người đàn bà mắc bệnh loạn huyết. Theo luật Do thái, người nào mắc chứng bệnh này thì đương nhiên bị liệt vào hàng dơ dáy, ô uế, cho nên không được vào Đền thờ, không được tham dự các lễ nghi phượng tự, và cũng không được đụng tới ai vì hễ ai mà bị người ô uế đụng phải thì cũng trở thành người ô uế luôn. Khỏi cần nói nhiều, chúng ta cũng hiểu bà này đau khổ như thế nào. Trong cơn đau khổ, bà đã nảy ra một ý tưởng táo bạo là tìm cách đụng vào gấu áo Đức Giêsu. Ý định này táo bạo ở chỗ là việc đó trái lề luật, và cũng chẳng ai chịu cho bà ta đụng vào mình đâu vì sợ bị lây nhiễm sự ô uế. Vì thế mà bà này phải làm một cách lén lút. Dù vậy Đức Giêsu vẫn biết. Khi Đức Giêsu hỏi "Ai đã đụng đến ta?" thì bà ta sợ hãi vì thấy việc làm của mình đã bị bại lộ. Nhưng bà ta ngạc nhiên hết sức vì Đức Giêsu chẳng hề quở trách bà một lời nào, trái lại còn làm cho bà khỏi bệnh, và còn an ủi bà "Con hãy đi bình an".
- Sang câu chuyện của ông Giairô. Ông là Trưởng Hội Đường, nghĩa là một viên chức tôn giáo, một người có trách nhiệm bảo vệ luật đạo. Trước đó ông đã đến xin Đức Giêsu đến nhà ông chữa trị cho con gái ông sắp chết. Đang khi Đức Giêsu cùng đi với ông về nhà thì xảy ra câu chuyện của người đàn bà mắc bệnh loạn huyết mà ta vừa nói ở trên. Bà này đã đụng vào Đức Giêsu nên theo luật thì Đức Giêsu đã trở thành người ô uế. Nếu Đức Giêsu mà vào nhà ông thì cũng theo luật đó, tới phiên nhà ông cũng bị lây nhiễm ô uế luôn. Và việc đó sẽ gây hậu quả to lớn bởi vì như ta đã biết, ông là Trưởng Hội đường, nếu ông không giữ luật mà còn để nhà ông bị Đức Giêsu làm thành ô uế thì có thể ông mất chức luôn. Đang lúc đó thì lại xảy thêm một diễn tiến nữa: Người nhà ông chạy đến cho hay là con gái ông đã chết rồi, đừng làm phiền Đức Giêsu nữa. Trước những sự kiện dồn dập như thế, ông Giairô không còn ý định mời Đức Giêsu về nhà mình nữa. Nhưng Đức Giêsu bảo ông: "Đừng sợ gì cả (nghĩa là: Ông đừng sợ làm phiền tôi, cũng đừng sợ bị lây ô uế), điều cần nhất là lòng tin". Giairô đã tin Chúa, không còn ngại sợ gì nữa, mời Chúa về nhà, Đức Giêsu cầm lấy tay đưa đứa bé đã chết và truyền cho nó sống lại. Thêm một chi tiết đáng lưu ý: Theo luật thì xác chết cũng là một thứ ô uế, ai đụng tới xác chết thì sẽ bị nhiễm ô uế. Nhưng ta đã thấy, một lần nữa Đức Giêsu đã tỏ ra bất chấp...
- Sau khi nghe giải thích 2 việc làm táo bạo của Đức Giêsu, chúng ta nghĩ sao về Chúa? Có phải Ngài chủ trương phá bỏ tất cả mọi lề luật không? Chắc chắn là không, bởi vì Ngài đã từng tuyên bố rõ: "Các ngươi tưởng là Ta đến để huỷ bỏ lề luật ư? Không, Ta không phá bỏ mà ta làm cho trọn lề luật. Ta nói thật: cho dù trời đất có qua đi, nhưng không một chấm một phết nào của lề luật sẽ qua đi, cho đến khi tất cả được nên trọn". Nghĩa là những việc là của Đức Giêsu, thoạt xem thì có vẻ như chống đối lề luật, thực chất là nhằm làm cho lề luật được kiện toàn. Thời đó, người ta chỉ giữ luật theo cái hình thức, Đức Giêsu muốn cho cái hình thức ấy có thêm cái tinh thần, chính đó mới là cái cốt tuỷ của lề luật, đó mới là điều quan trọng. Có lần Đức Giêsu đã nói thẳng với bọn luật sĩ và biệt phái chỉ biết chăm lo giữ cái hình thức khô cứng của lề luật mà không để ý gì đến tinh thần lề luật. Chúa nói rằng: "Các ngươi chỉ là những cái mồ mã. Bên ngoài thì sơn phết đẹp đẽ, nhưng bên trong thì chứa toàn những sự thối tha". Khi bàn về sự tinh sạch và ô uế, Đức Giêsu đã khẳng định rằng tinh sạch hay ô uế thật là do lòng người chứ không do hình thức bên ngoài. Ngài nói: "Cái gì làm cho người ta ra ô uế? Không phải những cái từ bên ngoài vào (như đồ ăn, thức uống chẳng hạn), mà là cái từ bên trong bài tiết ra".
- Như vậy, lập trường của Đức Giêsu rất rõ ràng: Điều quan trọng cốt lõi của mọi khoản lề luật chính là cái tinh thần của nó. Kẻ nào chỉ bo bo lo giữ cái hình thức bề ngoài mà quên cái tinh thần cốt lỗi của lề luật thì cũng như những cái mồ mã tô vôi bề ngoài thì đẹp nhưng bề trong thì xấu xa hôi thối.
Bây giờ chúng ta đã hiểu ý Chúa rồi. Chúng ta sẽ sống làm sao?
- Thứ nhất là việc dự lễ: Bên các nước tiến bộ, ngày nay có một vấn đề được đặt ra, khá ngộ nghỉnh: người ta hỏi có được phép ngồi ở nhà dự Thánh Lễ được truyền qua màn ảnh vô tuyến truyền hình, khỏi cần đi đến nhà thờ được không? Giáo hội đã trả lời dứt khoát là không được. Bởi vì dự lễ kiểu đó chỉ là một hình thức cho có cho rồi, chẳng có một chút tâm tình tôn thờ, yêu mến, kết hợp với Thánh Thể. Chuyện bên Tây thì vậy, nhưng bên ta cũng có chuyện tương tự như vậy: Nhiều người đi dự lễ nhưng không muốn vào nhà thờ cho dù trong nhà thờ vẫn còn chỗ. Họ đứng ở ngoài, miễn sao là có hướng vào nhà thờ, mắt nhìn về phía bàn thờ. Vậy thì có khác gì xem lễ qua Tivi đâu? chỉ là hình thức, chẳng có tâm tình.
- Thứ hai là luật thánh hóa ngày Chúa nhật: Điều răn thứ ba dạy ta phải thánh hóa ngày Chúa nhật. Nhiều người nghĩ rằng thánh hóa ngày Chúa nhật chỉ là đi xem lễ. Từ quan niệm đó, ai mà có dự lễ gọi thì kể là xong hết bổn phận. Còn ai lỡ kẹt chuyện gì đó không đi xem lễ được thì cũng kể như mình đã lỡ, thôi đành vậy. Chúng ta hiểu điều răn thứ ba như vậy là hời hột quá, chỉ phớt qua một hình thức bề ngoài là dự lễ thôi. Thực ra điều răn này dạy ta phải thánh hóa ngày Chúa nhật. Thánh hóa là làm cho ngày đó nên thánh thiện. Mà muốn làm cho ngày đó nên thánh thiện thì dự lễ chỉ là một việc, ngoài ra còn dành nhiều thời giờ của ngày đó để làm những việc Chúa muốn, như đọc kinh cầu nguyện nhiều hơn, làm thêm những việc lành, lưu ý đến kẻ khác hơn bằng cách dùng ngày nghỉ đó để tới lui thăm viếng, truyện trò, an ủi nhau, giúp đỡ nhau v.v...
- Thứ ba là việc sống đạo giữa đời: Mọi lề luật được đặt ra không phải chỉ là để cho có "hình thức, mà để giúp cho con người có thể sống đạo tốt hơn. Nhưng sống đạo là gì? Không phải chỉ là chu toàn một số hình thức đạo đức như đọc kinh, dự lễ, chịu các bí tích. Sống còn là làm việc, là làm ăn buôn bán, giao tế, biết xử sự tốt, trước những và chạm, khó khăn xảy ra hàng ngày. Giáo Hội thường nói "Sống đạo giữa đời". HĐGMVN còn nói rõ hơn: sống đạo là "Sống Tin mừng giữa lòng dân tộc". Cho nên chỉ mới có đọc kinh xưng tội, dự lễ thì chưa phải là sống đạo, mà chỉ là giữ một số hình thức của luật đạo thôi. Khi nào chúng ta biết để ý làm ăn theo lương tâm của người Kitô hữu, cư xử với mọi hạng người theo tinh thần bác ái của Tin mừng thì mới đúng là chúng ta sống đạo thật sự.
10 điều luật Chúa và 6 điều luật Hội Thánh ai trong chúng ta cũng thuộc lòng từ nhỏ. Hình thức bề ngoài của những luật đó là đọc kinh, dự lễ, xưng tội, ăn chay v.v.... Nhưng tinh thần của chúng là "10 điều răn ấy tóm về 2 điều này thôi: mến Chúa và yêu người". Chúng ta hãy cố gắng đem tinh thần yêu thương ấy vào tất cả mọi sinh hoạt của chúng ta, không những chỉ có các sinh hoạt ở nhà thờ mà còn các sinh hoạt làm ăn, buôn bán, giao tế, buồn vui sướng khổ hằng ngày nữa. Đó mới thực sự là sống đạo giữa đời.
* 4. Cộng tác với ơn Chúa
Chuyện kể rằng một bà già bị đau răng, bà đã làm Tuần chín ngày để kính thánh Antôn, vì người ta nói: Thánh Antôn "chuyên trách" về bệnh này. Hết tuần chín ngày bà vẫn còn đau. Lúc đó một vị linh mục đến thăm. Bà liền hỏi:
- Xin Cha nói cho con biết: có phải thánh Antôn chuyên trách bệnh đau răng không?
Vị linh mục nói:
- Bà hãy nghe tôi: Đây là địa chỉ của nha sĩ. Hãy đến đó và nói là tôi giới thiệu, họ sẽ làm không công cho bà.
Bà già la lên:
- Trời đất ơi, một ông linh mục vô thần.
Thánh Antôn tự nhủ:
- Kể ra cũng đau lòng, để nhận lời cầu nguyện của bà, chính ta đã gởi cho bà vị linh mục này. Thế mà!
*
Nếu bà già trong câu chuyện suy niệm bài Tin mừng hôm nay, chắc bà sẽ không làm cho thánh Antôn phải thất vọng. Người phụ nữ xuất huyết trong bài Tin mừng và bà già đau răng trong câu chuyện trên, cả hai đều tin tưởng vào Chúa. Nhưng niềm tin của họ có sự khác biệt rất lớn. Người phụ nữ xuất huyết nghĩ mình phải làm điều gì đó chứ không chỉ tin suông. Bà đến với Chúa chứ không chờ Chúa đến với mình. Bà già đau răng thì cầu nguyện rồi chờ phép lạ. Bà không chịu làm gì nữa.
Ông Giairô cũng tin rằng Chúa có thể cứu sống con gái ông. Ông đã làm hết sức mình. Con gái ông hấp hối không thể đến với Chúa được, nên ông đã xin Chúa đến chữa cho con gái ông.
Cộng tác với ơn Chúa là điều kiện để Chúa ban ơn. Chúng ta không thể chỉ thụ động chờ Chúa làm phép lạ, nhưng hãy sử dụng hết những phương tiện bình thường Chúa ban. Phần còn lại tùy Chúa định liệu cho ta. Thánh Ignatio de Loyola đã cho chúng ta lời khuyên bất hủ này: "Hãy làm như thể mọi việc tùy thuộc chúng ta và hãy cầu nguyện như thể mọi việc tùy thuộc Thiên Chúa". Mc.Kenzie nói: "Khi ta cố gắng làm những gì có thể, Thiên Chúa sẽ làm những điều ta không thể".
Thiên Chúa ban cho chúng ta quyền tự do, Người không thúc ép, nhưng để chúng ta toàn quyền sử dụng tự do của mình. Thiên Chúa không đối xử với chúng ta như những con bù nhìn, nhưng luôn coi trọng chúng ta như những cộng tác viên của Người.
Trong các phép lạ Chúa làm, Người đều cần sự cộng tác của con người.
•Trong tiệc cưới Cana, Chúa chỉ làm phép lạ khi người ta đã "múc nước đổ đầy các chum" (Ga.2,7)
•Trong phép lạ về bánh, Người chỉ làm cho bánh hóa nhiều khi "có 5 chiếc bánh và 2 con cá" (Mc.6,35-43).
•Khi chữa mắt cho người mù, Người chỉ thoa bùn vào mắt anh, còn phần anh phải đi rửa ở hồ Silôê mới được sáng mắt (Ga.9,1-40).
Thiên Chúa muốn chúng ta sử dụng hết các khả năng của mình, và Người sẵn sàng can thiệp khi cần. Ngạn ngữ Tây phương có câu: "Hãy tự giúp mình trước rồi Trời sẽ giúp sau".
*
Lạy Chúa, Chúa yêu thương chúng con với trái tim của người cha người mẹ. Chúa để chúng con hoàn toàn tự do đáp lại tình yêu Chúa. Xin cho chúng con luôn biết sống ngoan hiền, thảo hiếu, đẹp lòng Chúa. Xin dạy chúng con biết cộng tác với ơn Chúa, để được Chúa ban ơn trợ giúp trong những cơn gian nan khốn khó. Amen.
Thánh Ca : Dấu Ấn Tình Yêu
CỘNG TÁC VIÊN, KHÔNG PHẢI BÙ NHÌN
Lm. Mark Link, S.J.
Một cơn lụt khủng khiếp đã tràn ngập cả một vùng rộng lớn. Một bà bị kẹt ở trong nhà. Khi đang đứng ở cửa sổ nhà bếp trông ra ngoài, bà thấy có một chiếc ca-nô tiến đến. Người tài công nói với bà, "Bà leo lên đây và cứu lấy mình."
"Không, cám ơn ông," bà trả lời. "Tôi tin tưởng vào Chúa, Người sẽ cứu tôi." Người tài công lắc đầu bỏ đi.
Ngày hôm sau, nước dâng lên đến lầu hai. Khi đứng ở cửa sổ lầu hai nhìn ra biển nước, một chiếc tầu khác xuất hiện. Người lái tầu bảo, "Bà leo lên tầu đi để cứu lấy mình."
"Không, cám ơn ông," bà trả lời. "Tôi tin tưởng vào Chúa, Người sẽ cứu tôi." Người lái tầu lắc đầu bỏ đi.
Ngày sau nữa, nước đã dâng lên đến mái nhà. Khi ngồi trên nóc nhà, bà trông thấy một chiếc trực thăng xuất hiện. Phi công dùng máy phóng thanh nói với bà, "Tôi sẽ thả thang giây xuống. Bà leo lên và cứu lấy mình."
"Không, cám ơn ông," bà trả lời. "Tôi tin tưởng vào Chúa, Người sẽ cứu tôi." Phi công lắc đầu bay đi chỗ khác.
Ngày hôm sau nước ngập cả căn nhà, và bà bị chết chìm. Khi lên đến thiên đường, bà nói với Thánh Phêrô, "Trước khi tôi vào đây, tôi phải làm đơn khiếu nại. Tôi tin tưởng là Chúa sẽ cứu tôi khỏi bị lụt, nhưng Người đã bỏ tôi."
Thánh Phêrô nhìn bà với ánh mắt khó hiểu và nói, "Tôi không biết Chúa có thể làm gì hơn cho bà. Người đã gửi đến cho bà hai con tầu và một chiếc trực thăng."
Người đàn bà này chắc phải đọc bài Phúc Âm hôm nay kỹ càng hơn.
Trong bài có hai người cần sự giúp đỡ giống như bà. Và cả hai đều tín thác vào Chúa, cũng như bà. Nhưng có sự khác biệt lớn lao giữa sự tín thác của họ và của bà.
Hãy xem đó là gì.
Người đầu tiên là một bà bị bệnh. Bà tin tưởng rằng Đức Giêsu có thể chữa lành cho bà. Nhưng bà cũng biết rằng bà có thể làm một điều gì khác hơn là chỉ tín thác nơi Đức Giêsu.
Bà phải tiến thêm một bước nữa. Bà phải thi hành phần của bà. Bà không thể chỉ ngồi đó và chờ đợi Đức Giêsu đến với bà. Bà phải đứng lên, đi đến Đức Giêsu, và tự trình bầy với Người để được chữa lành.
Điều này cũng đúng với câu chuyện thứ hai trong Phúc Âm hôm nay. Ông Giairút cũng tin tưởng rằng Đức Giêsu có thể chữa con gái đang đau nặng của ông. Nhưng ông cũng biết là phải làm điều gì đó hơn là chỉ tín thác vào Đức Giêsu.
Ông biết là phải tiến thêm một bước nữa. Ông phải thi hành phần của ông. Ông phải cộng tác với Đức Giêsu. Vì con gái của ông quá đau yếu nên không thể đến với Người, ông phải xin Đức Giêsu đến với đứa con của mình.
Và vì thế cả hai người trong bài Phúc Âm hôm nay đều thi hành điều gì đó hơn là chỉ tín thác vào Đức Giêsu. Họ đã tiến thêm một bước. Họ đã thi hành phần của mình. Họ đã tận dụng các phương tiện bình thường mà Chúa ban để có được sự chữa lành họ cần.
Đây là điểm mà bà bị chết chìm đã sai lầm. Bà quên rằng Thiên Chúa thường hành động trong đời sống chúng ta qua các phương tiện thông thường.
Bà quên rằng chúng ta phải thi hành phần của mình và cộng tác với Thiên Chúa qua việc sử dụng các phương tiện thông thường mà Người đã ban cho chúng ta.
Nói cách khác, chúng ta không thể ngồi lì một chỗ và mong Chúa làm phép lạ cho chúng ta. Trước hết chúng ta phải dùng mọi phương tiện thông thường Chúa ban để tự giúp đỡ chúng ta.
Để tôi minh họa bằng một câu chuyện có thật.
Một thầy giáo Anh Văn lớp trung học có một học sinh trong lớp chẳng chịu học hành gì cả. Vào ngày thi cuối năm, người học sinh này đến nói với ông thầy là anh rất tin tưởng rằng anh sẽ được điểm cao. Anh nói, trong tuần qua, hằng đêm anh cầu xin Chúa giúp anh làm bài thi Anh Văn.
Thiên Chúa không bao giờ cho rằng sự cầu nguyện có thể thay thế cho việc học hành. Người không bao giờ cho rằng sự cầu nguyện có thể thay thế cho sự chuyên cần. Nhận được sự giúp đỡ của Chúa là một con đường hai chiều. Nó bao gồm sự cộng tác của chúng ta với Thiên Chúa. Chúng ta phải thi hành phần của mình, và Thiên Chúa sẽ thi hành phần của Người.
Thánh Y Nhã có diễn tả sự cộng tác với Thiên Chúa như sau: "Chúng ta phải làm việc như thể mọi thứ đều lệ thuộc vào chúng ta, nhưng chúng ta phải cầu nguyện như thể mọi thứ đều lệ thuộc vào Chúa."
Nói cách khác, chúng ta phải cộng tác với Thiên Chúa và tận dụng các phương tiện thông thường mà Người ban cho chúng ta trước khi xin Người can thiệp trong một phương cách bất thường.
Có câu châm ngôn nói rằng: "Thiên Chúa giúp những ai tự giúp mình."
Nhiều năm trước đây có một tiểu thuyết bán rất chạy tên là Jonathan Livingston Seagull. Trong đó có một câu thật hay được dùng làm chủ đề cho bài hát. Câu ấy như sau:
"Nếu bạn yêu mến điều gì đó, bạn phải để nó tự do. Nếu bạn để nó tự do và nó trở về với bạn, thì bạn biết nó là của bạn. Nhưng nếu bạn để nó tự do và nó không trở lại với bạn, lúc ấy bạn biết rằng nó đã không thuộc về bạn ngay tự đầu."
Đó là phương cách Thiên Chúa đối xử với chúng ta khi cần giúp đỡ chúng ta. Người đã để chúng ta tự do. Người không ép buộc chúng ta phải nhận sự giúp đỡ của Người. Mọi sự đều sẵn sàng cho chúng ta và Thiên Chúa để chúng ta được tự do có muốn sử dụng điều đó hay không.
Thiên Chúa không đối xử với chúng ta như những tên bù nhìn. Người đối xử với chúng ta như những cộng sự viên. Nói cách khác, Thiên Chúa ban cho chúng ta mọi tài nguyên cần cho đời sống thường ngày của chúng ta.
Chỉ khi các tài nguyên này bị hao hụt trong những hoàn cảnh khẩn cấp chúng ta thường sẽ nghĩ đến việc quay về với Chúa để được trợ giúp.
Khi chúng ta quay về với Thiên Chúa trong những hoàn cảnh này, chúng ta có thể biết chắc rằng Người sẽ giúp chúng ta, vì Người là Cha chúng ta và chúng ta là con cái của Người.
Hãy chấm dứt phần suy niệm với câu trong cuốn Jonathan Livingston Seagull:
"Nếu bạn yêu mến điều gì đó, bạn phải để nó tự do. Nếu bạn để nó tự do và nó trở về với bạn, thì bạn biết nó là của bạn. Nhưng nếu bạn để nó tự do và nó không trở lại với bạn, lúc ấy bạn biết rằng nó đã không thuộc về bạn ngay tự đầu."
Lậy Chúa, trong tình phụ tử của Ngài dành cho chúng con, Ngài đã để chúng con được tự do. Xin giúp chúng con chứng tỏ tình yêu của con cái đối với Cha hiền bằng cách quay về với Chúa khi chúng con cần sự giúp đỡ đặc biệt của Ngài. Amen!
Thánh Ca : Tâm Tình Phó Thác
Ý CHÚA
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Có thể không phải mọi ngày nhưng hầu như mỗi ngày khi chúng ta đọc nhật báo hoặc theo dõi tin tức trên truyền hình, các bạn thấy hoặc nghe nói về vài thảm cảnh như: một đứa trẻ bị chết đuối trong hồ bơi, hay một thiếu niên bị chết vì tai nạn xe cộ, hoặc những vấn đề quốc tế như thảm sát ở Rwanda, hay ở Bosnia. Danh sách sẽ tiếp tục nối dài với những thảm kịch kinh hoàng xẩy ra trên thế giới. Thường thì các bạn nghe người ta nói, “Tại sao Chúa lại để xẩy ra như vậy? Tại sao Chúa không làm gì để ngăn chặn?” Đôi khi không tránh khỏi có người buột miệng thốt ra lời, “Thánh ý Chúa muốn như vậy.” Ý Chúa không muốn thế. Không phải là Thiên Chúa muốn có sự chết chóc, khổ đau và đói kém trên thế giới.
Hiểu Lầm
Bài đọc thứ nhất hôm nay nói: Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong. Ở đoạn cuối nói thêm: . . . Nhưng chính vì qủi dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết. Vì vậy, nó không phải là ý của Thiên Chúa. Người ta thường có quan niệm sai lầm về “ý Chúa.”
Có câu truyện về một người phụ nữ trẻ thấy bắt đầu lên cân. Cô ta nói với các bạn đồng nghiệp, “Được rồi, ngày mai tôi sẽ bắt đầu kiêng cữ, một là kiêng cữ hai là chết.” Sáng hôm sau cô đến sở làm với chiếc bánh khổng lồ được bao bọc đầy kem với đỳ cả những chất ngọt khác được dùng để trang hoàng lộng lẫy chung quanh chiếc bánh. Bạn cô nói, “Tôi tưởng là cô bắt đầu kiêng cữ.” Cô ta trả lời, “Cái bánh đó là do ý Chúa, bởi vì khi tôi đến tiệm bánh, tôi thấy chiếc bánh được trưng bày ở cửa kiếng, và tôi tự nhủ, 'Nếu Chúa muốn tôi có chiếc bánh đó, thì ngài sẽ cho tôi chỗ đậu xe ngay trước cửa tiệm,' và đúng như tôi nghĩ, có một chỗ trống để đậu xe ngay trước cửa. Tôi chỉ phải chạy vòng vòng 26 lần để kiếm chỗ đậu xe.”
Người ta hiểu sai về ý của Thiên Chúa. Người ta nghĩ là các thảm cảnh là do ý của Thiên Chúa gây ra, đau khổ là do ý của Chúa. Không phải thế. Tuy nhiên, đúng là có ý của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn Con Một của ngài đến trần gian, chịu đau khổ và chết cho chúng ta để chúng ta có thể chiến thắng những kinh hãi của bệnh tật, của sự chết chóc và của những thảm cảnh khác. Thiên Chúa muốn điều này. Nhưng tội tổ tông đã lấy đi hết tất cả những sự tốt lành ở đời này khi A-dong và Evà phạm tội phản nghịch đầu tiên. Sự chết, bệnh tật, và hư hỏng đổ vào trần gian, và hầu như mọi cái mà bạn có thể tưởng nghĩ ra ngoại trừ thiên tai, là do hậu qủa của tội tổ tông. Thiên Chúa đến trần gian để giải thoát chúng ta khỏi cái tội tổ tông đó.
Hiểu Đúng
Ý của Thiên Chúa là chúng ta nhận biết chân lý và được cứu độ. Ý của Thiên Chúa là chúng ta nhận biết các giới răn. Ý của Thiên Chúa là chúng ta tuân giữ các giới răn. Ý của Thiên Chúa là chúng ta tôn thờ Thiên Chúa trong Hiến Tế của Thánh Lễ bởi vì Ngài đã chết cho chúng ta trên Thánh Giá và nói, “Hãy làm việc này để nhớ đến Ta.” Ý của Thiên Chúa là khi chúng ta tiếp rước Mình và Máu của ngài vào lòng và vào linh hồn, chúng ta phải được nuôi dưỡng bằng ân sủng và hy vọng chco đến ngày chúng ta tràn đầy hồng ân của Chúa trong cõi sống đời đời. Đó là ý của Thiên Chúa.
Ý của Thiên Chúa là bạn nên một vị thánh. Bạn nói điều đó không hợp lý, bạn không thể làm được, bạn chỉ là một người bình thường. Ý của Thiên Chúa là bạn phụng sự Thiên Chúa, bạn đi tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật, bạn đến với sự cung kính, bạn đến đúng giờ, bạn tham gia trong Thánh Lễ, hát các bài thánh ca, đối đáp trong các lời nguyện. Đó là ý của Thiên Chúa. Ý của Thiên Chúa là bạn tuân giữ các giới răn. Ý của Thiên Chúa là bạn trao cho Ngài lòng trí bạn trong mọi lúc. Đó là ý của Thiên Chúa; bạn lại nghe nói, “Ô, tôi không giống như thế. Tôi không phải là loại người như vậy. Tôi chỉ sống theo thói quen mỗi ngày.” Người ta muốn chấp nhận sống tầm thường. Họ muốn sống mà không phải làm bất cứ sự thăng tiến nào. Họ bằng lòng chấp nhận sự hờ hững, bất cần, tuy vậy Chúa Giêsu Kitô lại kêu mời chúng ta đến với đức tin.
Thấy Ý Chúa Trong Đức Tin
Trong hai bối cảnh của bài Tin Mừng hôm nay, người đàn bà động chạm đến gấu áo của Chúa Giêsu đã được Chúa Kitô gạn hỏi để nói cho bà biết đây không phải là trò “ảo thuật,” mà là ý của Thiên Chúa. Ngài chu toàn ý của Thiên Chúa nơi bà bởi vì bà có lòng tin. Ngài đã nói với bà là lòng tin của bà đã chữa bà, chứ không phải là cái áo của ngài. Khi con gái của ông trưởng hội đường được sống lại, cô đã được cứu sống bởi vì đức tin của bố cô, ông hiểu biết Đức Kitô là một người rất đặc biệt.
Các bạn được ban cho sự sống, niềm hy vọng sự sống đời đời, bởi vì đức tin của các bạn. Nếu các bạn có đức tin và nhận biết đây là điều Thiên Chúa muốn các bạn thi hành, đây là ý của Thiên Chúa, thì các bạn sẽ thực hành. Các bạn sẽ xa tránh tội lỗi; các bạn sẽ năng đọc kinh cầu nguyện thêm; các bạn sẽ tích cực tham dự Thánh Lễ. Các bạn sẽ chu toàn ý của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày với những lời cầu nguyện, các việc làm, tử tế, quảng đại, bác ái, thực hành các nhân đức tin, đức cậy và đức mến. Đó là ý của Thiên Chúa. Chúng ta được kêu gọi để chu toàn ý của Thiên Chúa và chúng ta phải làm những sự thay đổi; chúng ta phải thăng tiến. Chúng ta không thể chỉ sống ngày hôm nay cũng giống như mươi mười lăm năm về trước.
Mỗi Chúa Nhật, có một người đàn ông đến nhà thờ dự Lễ, ông là một trong những người đầu tiên bỏ ra về ngay sau khi rước lễ. Khoảng chừng hai tuần trước, tôi chặn ông lại và hỏi tại sao ông lại làm như thế.
Ông trả lời, “Tôi luôn luôn làm như thế. Chẳng có lý do gì cả. Tôi luôn làm như thế.”
“Tại sao ông không ngưng lại và không tiếp tục làm như thế nữa?”
“Ô, tôi không thể làm như vậy được.”
Ông ta đã không hiểu ý của Thiên Chúa. Ý của Thiên Chúa là chúng ta đến, chúng ta tôn thờ Thiên Chúa, chúng ta tham gia tích cực, chúng ta tôn kính, chúng ta ngợi khen và thờ lạy Ngài. Đó chính là ý của Thiên Chúa. Các bạn đều biết và tôi cũng biết ý của Thiên Chúa là gì. Ý của Thiên Chúa là chúng ta xa tránh các cám dỗ, đón nhận các bí tích, được chúc lành bởi ơn thánh của Chúa, nhận thức rằng nhờ sự chết và sự phục sinh của Ngài, Thiên Chúa ở trong đời sống của chúng ta. Thiên Chúa phải hiện diện trong đời sống của chúng ta và chúng ta phải chu toàn mục đích do Chúa Kitô mang đến thế gian, và mục đích đó là sự vẹn toàn của ơn cứu độ. Chúng ta không cần nghĩ về sự đau khổ và về sự chết, nhưng nghĩ đến sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc mãi mãi với Thiên Chúa trong cõi đời đời. Đó là ý của Thiên Chúa.
Xin Chúa chúc lành cho các bạn. Amen!
Thánh Ca : Chúa Thương Con