Trang

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Nghe audio truyện dã sử TQ : "Bao Công Xử Án " - Nguyễn Văn Thủy



Tác phẩm : Bao Công Xử Án
Dịch giả : Nguyễn Văn Thủy
Người đọc: Trái Táo


Bao Công tên thật là Bao Chửng (chữ Hán: 包拯; 999–1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi là Bao Thanh Thiên, Bao Hắc Tử hay Bao Long Đồ...

Bao Công nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022 - 1063). Bao Công, người Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Cha ông là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi qua đời, Bao Nghi được phong Hình bộ Thị lang.

Lúc nhỏ, Bao Công đã nổi tiếng là đứa con hiếu thảo, đôn hậu, sống mực thước. Năm 1027, ông thi đậu tiến sĩ, được cử đến nhậm chức tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây), nhưng vì cha mẹ già yếu, không thể đến sống ở Kiến Xương, nên Bao Công xin được khoan nhận việc, để ở lại chăm sóc cho cha mẹ.

Sau khi cha mẹ qua đời, ông mới đi nhậm chức tri huyện Thiên Trường (nay thuộc tỉnh An Huy), sau đó là tri phủ Đoan Châu (nay thuộc TP. Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông). Nghe tiếng Bao Công tận tụy và thanh liêm, nhà vua cho triệu ông về kinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt thăng các chức Giám sát Ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Thị chế (nên người đời sau còn gọi ông là Bao Thị chế).

Năm 1057, ông được nhậm chức Phủ doãn phủ Khai Phong , chức vụ cao nhất mà Bao Công đảm nhận ở cuối đời là Xu mật Phó sử, tương đương với chức phó tể tướng. Năm 1062, ông lâm bệnh mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi. Hoàng đế Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công là Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư và còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng ở quê nhà ông.

Hiện nay đền thờ của ông có hai câu liễn: “Lý Oan Ngục, Quan Tiết Bất Thông, Tự Thị Diệm La Khí Tượng. Chẩn Tai Lê, Từ Thiện Vô Lương, Y Nhiên Bồ Tát Tâm Trường”. Đại ý nói về phẩm chất cao quý của ông.

Mời các bạn xem truyện "Bao Công Xử Án" tại đây, tải truyện ePub tại đây

Mời các bạn tải về theo Mediafire tại đây , nghe audio truyện "Bao Công Xử Án" tại đây hoặc tại đây

01/ Bao Công Xử Án - Hồi 01: Con Nhện Đoán Án Hay Cái Tài Suy Luận Của Bao Công

02/ Bao Công Xử Án - Hồi 02: Nhân Một Bài Thi

03/ Bao Công Xử Án - Hồi 03: Áp Dụng Một Tật Thông Thường Của Loài Ngựa: Ngựa Quen Đường Cũ

04/ Bao Công Xử Án - Hồi 04: Vụ Án Con Ngỗng Của Bao Công

05/ Bao Công Xử Án - Hồi 05: Ai Giết Con Ông Hàng Thịt?

06/ Bao Công Xử Án - Hồi 06 : Đồng Mưu Hại Chồng

07/ Bao Công Xử Án - Hồi 07 : Đem Mèo Tráo Chúa

08/ Bao Công Xử Án - Hồi 08 : Cây Roi Của Người Câm

09/ Bao Công Xử Án - Hồi 09 : Ai Lấy Cắp Gói Bạc Của Nàng Nguyệt Nga

10/ Bao Công Xử Án - Hồi 10 : Vụ Án Con Trâu

11/ Bao Công Xử Án - Hồi 11 : Xác Người Dưới Giếng

12/ Bao Công Xử Án - Hồi 12 : Oan Ông Bố Chồng

13/ Bao Công Xử Án - Hồi 13 : Tra Án Ăn Cướp

14/ Bao Công Xử Án - Hồi 14 : Chút Xíu Mất Đầu Vì Chị Dâu

15/ Bao Công Xử Án - Hồi 15 : Cây Dù Chia Đôi

16/ Bao Công Xử Án - Hồi 16 : Thân Gái Dặm Trường

17/ Bao Công Xử Án - Hồi 17 : Nghe Lời Khai Mà Luận

18/ Bao Công Xử Án - Hồi 18 : Tù Vì Bạn

19/ Bao Công Xử Án - Hồi 19 : Rượu Vào, Của Ra

20/ Bao Công Xử Án - Hồi 20 : Vụ Án Cái Chổi

21/ Bao Công Xử Án - Hồi 21 : Giang Ngạn Hắc Long

22/ Bao Công Xử Án - Hồi 22 : Con Thiên Miêu

23/ Bao Công Xử Án - Hồi 23 : Mẹ Ghẻ Con Chồng

24/ Bao Công Xử Án - Hồi 24 : Ỷ Thế Hiếp Người - P1

24/ Bao Công Xử Án - Hồi 24 : Ỷ Thế Hiếp Người - P2

25/ Bao Công Xử Án - Hồi 25 : Đôi Hài Chôn Dưới Bùn

26/ Bao Công Xử Án - Hồi 26 : Đầy Tớ Phản Chủ

Nghe theo Playlist YouTube, tải về tại đây :

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Phúc âm Lễ Chúa Nhật V Mùa Chay (ngày 25/03/2012)



Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ V Mùa Chay:


Nguồn : www.40giayloichua.net

Mời nghe bài giảng "Lễ Chúa Nhật V Mùa Chay " của Giám Mục Phê Rô Nguyễn Khảm.



Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊ SU
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái

* 1. Biện chứng giữa chết và sống

Chết và sống không hẳn là 2 điều luôn đối nghịch nhau, nhiều khi chúng liên kết hỗ trợ nhau: sự chết nuôi sự sống và sự sống sống được là nhờ sự chết. Vài thí dụ:

•Nơi thực vật: những thứ được dùng làm phân bón phải chết đi thì mới thành chất bổ dưỡng cho cây.

•Nơi sinh vật: các thức ăn phải "tiêu" mới "hóa" thành lương thực.

•Trong cõi nhân sinh: những người già chết đi để nhường đất và hoa màu của đất cho các thế hệ sau dùng đó mà sống.

•Ngọn nến: sáp nến phải chảy ra và bị đốt thì ánh sáng mới bùng lên.

•Trong bài Tin Mừng này, Ðức Giêsu nói: hạt lúa có thối đi thì cây lúa mới nẩy mầm.

Ðức Giêsu chết để cho con người sống. Sự chết của Ngài là nguồn sự sống cho chúng ta.

* 2. "Ðã đến Giờ Con Người được tôn vinh"

"Giờ" này không phải là một khoảnh khắc chiếm một chỗ xác định rõ trong dòng thời gian, không đo bằng đồng hồ, không tính theo toán học gồm 60 phút, mà là một thời điểm vô cùng quan trọng đánh dấu bắt đầu một thời đại mới sẽ kéo dài đến mãi mãi.

Ðó là lúc Ðức Giêsu bước lên Thập giá. Khi đó mọi trục trặc vướng víu trong liên hệ giữa loài người với Thiên Chúa được tháo gỡ hết, tương giao giữa loài người với Thiên Chúa được thông suốt, nhờ thế tình thương và sức sống dồi dào của Thiên Chúa được chuyển thông dào dạt cho loài người.

Chính vì thế, Ðức Giêsu nói "Ðã đến giờ con người được tôn vinh". "Con người" đây vừa là Ðức Giêsu mà cũng vừa là loài người, vì mọi người đều là "con người". Chẳng những Ðức Giêsu được tôn vinh mà mọi người cũng được tôn vinh nhờ cái chết của Ðức Giêsu trên thập giá.

* 3. Các vai trong vỡ tuồng thập giá

Ðoạn Tin Mừng hôm nay giúp ta thấy rõ những người có liên hệ trong cái chết của Ðức Giêsu.

•Hai vai chính là Chúa Cha và Ðức Giêsu: Ðức Giêsu thưa "Lạy Cha, xin hãy làm vinh danh Cha" ; và tiếng từ trời vọng xuống "Ta đã làm vinh danh Ta và Ta còn làm vinh danh Ta nữa". Cuộc đối thoại bằng những lời lẽ cao siêu này vượt quá tầm hiểu biết của những người có mặt ở đấy hôm đó. Vì thế có người cho là tiếng sấm và có người cho là tiếng thiên thần. Cái chết của Ðức Giêsu là kết quả của một sự đối thoại và thỏa thuận giữa Chúa Cha và Ðức Giêsu để thực hiện chương trình yêu thương của Thiên Chúa đối với loài người.

•Nhưng loài người cũng có liên quan: Ðức Giêsu nói "Tiếng đó phát ra không phải vì Ta mà vì các ngươi" -- Cuộc đối thoại trên là một mặc khải cho loài người: Tuy họ không hiểu tại sao Ðức Giêsu chết, cũng chẳng hiểu tại sao chết mà là tôn vinh, nhưng họ được nói cho biết cái chết ấy là vì họ và cho họ.

•Do đó, đương nhiên mỗi người cũng có liên hệ: "Hãy theo Ta. Ta ở đâu thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta thì Cha Ta sẽ tôn vinh nó" à Thập giá là con đường dẫn đến tôn vinh. Mỗi người chúng ta có đi theo Ðức Giêsu trên con đường thập giá thì mới đến được chỗ Ðức Giêsu ở và mới được tôn vinh như Ngài.

* 4. Hạt lúa mì mục nát.

Cha Dieudonné Bourgignon, người Bỉ, đã từng bị Ðức Quốc Xã bắt giam trong trại tập trung Dachau thời Ðệ Nhị Thế Chiến kể lại:

Vào một đêm cuối tháng bảy, một tù nhân khu trại 4 thuộc trại giam Auschwitz đã trốn thoát. Phòng hơi ngạt của trại này đã từng thủ tiêu 6 triệu người Do thái; 1/3 dân Do thái trước Thế Chiến. Sáng hôm sau, viên sĩ quan hằn học tuyên bố: "Tất cả những người có mặt phải đứng nghiêm trong hàng ngũ". Ðoàn tù nhân phải chôn chân không mủ nón đứng dưới ánh nắng đổ lửa của mùa hạ miền nam Ba Lan. Buổi chiều khi các tù nhân khu giam khác đi làm về. Viên sĩ quan nói: "Mười trong số những người này phải trả nợ". Lập tức tên sĩ quan duyệt qua hàng tù nhân chỉ ra mười người, trong đó có một đàn ông kêu rên thảm thiết vì thương người vợ trẻ và đàn con thơ dại.

Maximilien Kolbe nghe lời ai oán của bạn tù đã thốt lên: "Tôi xin chết thay cho người này". Ðoàn người sững sờ. Tên sĩ quan không ngờ diễn tiến của biến cố. Hắn tò mò muốn hiểu rõ: "Tại sao muốn chết?" Maximilien Kolbe điềm tỉnh trả lời: "Tôi là linh mục Công giáo".

Mười tử tội tiến chầm chậm vào cõi địa ngục. Người ta bỏ rơi họ trong phòng tối không ăn uống cho đến chết. Những giờ phút tăm tối lê thê. Ngày 18-8-1941, mười người còn lại bốn, đang thoi thóp hấp hối. Một người trong đó là Kolbe. Tất cả được nhận mũi thuốc độc ân huệ.

*

"Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất không chết đi thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, thì nó sinh nhiều bông hạt' (Ga.12,24) Ðể có một quyết định anh hùng như cha Maximilien Kolbe quả không dễ dàng chút nào. Tại sao tôi phải chết đi để người khác được sống? Ðành rằng chết để sinh nhiều bông hạt, nhưng có ích gì khi chính tôi bị tan rã? Vì thế, chúng ta không muốn chết như hạt lúa, chúng ta chấp nhận trơ trọi một mình.

Vậy sức mạnh nào thúc đẩy chúng ta dám chết cho anh em? Ðộng lực nào thúc giục chúng ta hiến thân cho đồng loại? Chính Ðức Giêsu đã cho ta giải đáp: "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình" (Ga.15,12). Tình yêu cao quý hơn cuộc sống và mãnh liệt hơn sự chết. Cái chết của Ðức Giêsu đã nên lời yêu thương con người. Chính vì Người đã không xuống khỏi thập giá nên không ai có thể nghi ngờ tình yêu của Người. Chính vì dám chết cho tình yêu nên luật yêu thương của Người trở nên một thách đố. Thách đố con người chui ra khỏi vỏ ốc ích kỷ của mình, ra khỏi những bận tâm, toan tính, vun quén cho mình, để sống cho tha nhân và cho Thiên Chúa.

Quên mình, hiến thân, đón nhận cái chết như hạt lúa mục nát, đã từng làm cho Ðức Giêsu trăn trở, nao núng và thổn thức. Những giây phút cuối cùng giáp mặt với tử thần không thể không gay go, thống thiết và đầy thách thức: "Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này" (Ga.12,27). Thế nhưng, Người đã biến cuộc tử nạn nên lời tôn vinh Thiên Chúa và lời yêu thương con người: "Chính vì thế mà con đã đến trong giờ này" (Ga.12,27).

Cái chết của cha Kolbe và tất cả những cái chết hiến thân cho tha nhân đều nói lên lời yêu thương con người và tôn vinh Thiên Chúa. Tác giả Anthony Padovano viết: "Chúng ta được cứu rỗi không chỉ vì cái chết thể xác của Ðức Giêsu, nhưng vì tình yêu vô biên của Người sẵn sàng chấp nhận cái chết".

Ðiểm quan trọng là ở giây phút định mệnh, đối mặt với cái chết, Ðức Giêsu luôn tha thiết cầu nguyện với Cha và Người dạy chúng ta hãy học kinh nghiệm nơi Người: "Các con hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ" (Lc.22,40). Cầu nguyện không là liều thuốc giảm đau, ngăn chặn nao núng sợ hãi, nhưng cầu nguyện là thái độ sống thực, sống tin yêu, phó thác. Khi cầu nguyện chúng ta không mong Chúa đổi ý, cứu ta thoát chết, cũng không xin Người ru ngủ để ta chết êm ái.

Ở giây phút quyết liệt, cầu nguyện chính là gặp gỡ Chúa với nỗi xao xuyến, giằng co của cái chết nhưng trọn vẹn tâm tình hiến dâng. Chết không phải là nhảy vào khoảng không vô tận, nhưng ta gieo mình vào cánh tay Thiên Chúa Tình yêu.

Chúng ta không thể thuyết phục cái chết dời xa cánh cửa đời ta, nhưng chúng ta có thể đón tiếp cái chết như vị ân nhân đưa ta vào ngưỡng cửa vĩnh hằng.

Chính lúc Ðức Giêsu gục đầu tắt thở thì cây thập tự trổ nụ đơm bông mùa cứu rỗi. Và khi người tín hữu hiến dâng cái chết như lời tạ ơn cao đẹp cuối cùng thì mùa hoa nhân ái tỏa hương thiên đường.

*

Lạy chúa, chúng con sợ nói về cái chết và tất cả những gì dính líu tới cái chết, nhưng chúng con cũng hiểu rằng sẽ có một ngày chúng con giáp mặt Chúa trong phút định mệnh. Xin giúp chúng con sống can đảm từng ngày, để chúng con dầy dạn với thử thách quyết liệt sau cùng của cuộc đời. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")

* 5. Chết đang khi sống

Nhiều người coi sống và chết là hai sự việc nối tiếp nhau: khi không còn sống nữa thì chết. Nghĩ như thế là vì người ta chỉ biết có mỗi một sự sống, là sự sống của thể xác, và cũng chỉ biết có mỗi một sự chết, cũng là sự chết của thể xác.

Thực ra, sống và chết là hai việc đi song song với nhau trong cùng một đời người. Bởi vì có tới hai sự sống và hai sự chết: sự sống chết của con người thể xác và sự sống chết của con người đích thực. Câu nói của Ðức Giêsu trong đoạn Tin Mừng này hàm chứa hai sự sống chết đó: "Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời". Nói cách khác cho dễ hiểu hơn: ai cố bám víu vào sự sống của con người thể xác thì sẽ đánh mất sự sống của con người đích thực ; còn ai dám để cho sự sống của con người thể xác chết đi thì đồng thời bồi dưỡng cho sự sống của con người đích thực.

Bởi đó, có người dám nói: "Chết là một phần của sống. Chúng ta sinh ra là để chết, hầu có thể sống sung mãn hơn". Thực vậy,

•mỗi một hành vi khiêm tốn là một phần tính kiêu ngạo chết đi.

•mỗi một hành vi can đảm là một phần tính hèn nhát chết đi.

•mỗi một hành vi dịu dàng là một phần tính hung bạo chết đi.

•mỗi một hành vi yêu thương là một phần tính ích kỷ chết đi.

Con người tội lỗi chết dần đi thì con người đích thực được dựng nên giống hình ảnh Chúa dần dần sống mạnh. (Viết theo Flor McCarthy)

* 6. Tâm sự của Ðức Giêsu

Tôi cảm động vì lời Ðức Giêsu thổ lộ tâm sự: "Bây giờ tâm hồn Thầy xao xuyến".

Ðức Giêsu đã tâm sự rất thật thà. Ngài nói thật với các môn đệ rằng Ngài xao xuyến trước cái chết sắp tới. Không phải vì Ngài đã từng khuyến khích họ mạnh dạn hy sinh mà nay Ngài phải che dấu cảm xúc xao xuyến của mình. Ngài cũng không muốn làm bộ anh hùng bất khuất. Cảm thấy thế nào, Ngài nói thế đó.

Tôi cũng muốn tìm hiểu xem vì sao mà Ngài xao xuyến.

•Chắc hẳn Ngài xao xuyến vì không cam tâm chịu chết. Một con người mới 30 tuổi đang tràn đầy sức sống mà phải chết ư?

•Ngài còn xao xuyến hơn vì phải chết cách đau đớn. Chết đóng đinh trên thập giá là khổ hình tàn bạo nhất trong các hình thức xử tử.

•Nhưng Ngài xao xuyến sâu xa hơn nữa là vì sự nhục nhã khi phải chịu xử tử như thế. Gần giống như một võ sĩ vô địch mà phải nhận chỉ thị phải thua một võ sĩ hạng thấp hơn mình, không chỉ phải thua bằng tính điểm mà còn phải thua bằng "knock out" nhục nhã. Ngài chết như thế thì những kẻ thù ghét Ngài sẽ hả hê như thế nào? Và những môn đệ thân yêu của Ngài sẽ hoang mang như thế nào?

Bởi vậy, Ðức Giêsu đã thốt lên lời van xin: "Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này". Tuy thế, Ngài mau mắn thưa tiếp: "Nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha".

Ðức Giêsu thật tội nghiệp! mà cũng rất đáng phục!

Trước ngưỡng cửa cuộc tử nạn và tôn vinh của Ðức Giêsu, Hội thánh muốn giúp chúng ta hiểu rằng Ðức Giêsu đã trở nên như hạt lúa mì bị chết đi để sinh nhiều hạt khác. Lạy Ðức Giêsu, Chúa đã hy sinh mạng sống để chúng con được sống thật. Xin Chúa đánh tan thói ích kỷ, sợ khó, và nâng đỡ sự yếu hèn của chúng con, để chúng con trở thành môn đệ thực sự của Chúa, biết sẵn sàng hy sinh phục vụ mọi người chung quanh chúng con.Amen.

Thánh Ca : Cho Con Vững Tin


HẠT LÚA CHẾT ĐI
Cha Mark Link, S.J.

Câu chuyện bà Catherine Marchall và chị nữ tu truyền giáo

Vài năm trước đây, bà Catherine Marshall có viết một bài báo nhan đề "Khi Chúng Ta Dám Tin Vào Thiên Chúa". Bài báo thuật lại rằng bà bị liệt giường suốt 6 tháng không ăn uống được vì một bệnh nhiễm trùng phổi trầm trọng. Mặc dù được điều trị bằng vô số thuốc men và được bao nhiêu người cầu nguyện cho, bà vẫn cảm thấy tuyệt vọng hoàn toàn.

Một hôm có người biếu bà một cuốn sách nhỏ kể chuyện một nữ tu truyền giáo bị một chứng bệnh kỳ lạ. Chị nữ tu này bị cơn bệnh đó dày vò suốt 8 năm trời và chị không thể hiểu nổi tại sao Chúa lại để cho tấm thảm kịch này đến với mình. Ngày nào chị cũng cầu xin cho mình được khoẻ mạnh để chu toàn công việc truyền giáo của mình. Nhưng lời cầu xin của chị vẫn chưa được Chúa nhậm lời. Một ngày kia, thất vọng quá chị khóc lóc với Chúa: "Lạy Chúa, con tuyệt vọng rồi! Nhưng không sao; nếu Chúa muốn con trở thành tàn phế, thì đó là do ý của Chúa!". Thế rồi hai tuần sau, chị nữ tu đó được hoàn toàn bình phục.

Catherine Marshall để cuốn sách đó sang một bên. Câu chuyện kỳ lạ ấy khiến bà bối rối. Bà nói: "Dẫu sao tôi vẫn không quên được câu chuyện ấy!". Thế rồi một buổi sáng nọ, bà Catherine kêu cầu Chúa bằng những lời tương tự như lời cầu nguyện của chị nữ tu ấy: "Con kêu xin Chúa ban sức khoẻ cho con, con đã mỏi mệt quá rồi! Xin Chúa hãy quyết định là Chúa muốn cho con khoẻ mạnh hay bệnh tật đi!". Về sau, Catherine kể lại rằng, vào lúc ấy, sức khoẻ bà bắt đầu hồi phục lại.

Ý nghĩa của câu chuyện giúp hiểu bài tin mừng hôm nay

Câu chuyện vị nữ tu truyền giáo và câu chuyện của bà Catherine Marshall giúp chúng ta hiểu những gì Đức Giêsu đang muốn nhắn nhủ trong bài Tin Mừng hôm nay. Hai câu chuyện đó chứng tỏ lời Chúa Giêsu dạy: nếu hạt lúa không chết đi, nó sẽ chẳng đem lại hoa trái. Nói cách khác, nếu chúng ta không chết ý riêng của mình đi, chúng ta cũng không thể sinh hoa trái cho Thiên Chúa được. Nếu chị nữ tu không chết ý riêng của mình đi để nói lên câu: "Lạy Chúa, con đã tuyệt vọng rồi; nhưng không sao!" thì có lẽ bà ta vẫn mãi mãi là một phế nhân. Nhưng chị đã chết ý riêng của mình, nên đã bình phục và sinh hoa trái.

Nếu Catherine Marshall đã không hy sinh ý riêng mình để nói lên câu: "Lạy Chúa xin hãy quyết định điều Ngài muốn", thì có lẽ bà vẫn nằm lại trong tình trạng bệnh hoạn. Nhưng bà đã hy sinh ý riêng, nên bà cũng được lành bệnh và kết sinh hoa trái.

Câu chuyện của chị nữ tu và của bà Catherine Marshall khiến chúng ta nhớ lại câu chuyện của Chúa Giêsu trong vườn Giêtsimani. Trong cơn hấp hối tại đó, Ngài đã thốt lên cùng Thiên Chúa: "lạy Cha…. không phải ý con… nhưng xin theo ý Cha" (Lc 22: 42). Giả như Chúa Giêsu không bắt ý riêng Ngài phải chết đi trong mảnh vườn ấy, thì anh chị em cũng như tôi sẽ không được cứu khỏi tội lỗi mình.

Tất cả những câu chuyện về chị nữ tu, về Catherine Marshall và về Đức Giêsu đều dạy cho chúng ta cùng một bài học. Chúa dạy ta biết sẵn lòng làm chết ý riêng mình đi nếu chúng ta muốn mang lại hoa trái cho Thiên Chúa. Chúa dạy ta phải biết sẵn lòng tín thác vào Chúa và giao phó bản thân mình trong tay Ngài nếu chúng ta muốn đạt được sự sống đời đời.

Những câu chuyện có ý nghĩa gì đối với ta? Nói một cách cụ thể, tất cả điều này có ý nghĩa gì đối với cuộc sống thường nhật của anh chị em và tôi?

Chúng ta hãy xem xét vài sự kiện có khả năng xảy ra:

Giả như cuộc hôn nhân của chúng ta bị tan vỡ và chúng ta cần sự trợ giúp từ bên ngoài, nhưng vì quá kiêu căng chúng ta không muốn yêu cầu điều ấy. Như vậy "bắt ý riêng chết đi" có nghĩa là bắt lòng kiêu ngạo của ta chết đi và sẵn sàng tìm kiếm sự trợ giúp.

Hoặc giả như chúng ta được bạn bè thân tín cho biết chúng ta đang ngày càng bê tha rượu chè, nhưng chúng ta cứ tiếp tục không nghe dù tình trạng bê tha gia tăng rõ ràng. Như thế chết cho ý riêng có nghĩa là nhìn nhận vấn đề của chúng ta và tìm kiếm phương thuốc điều trị.

Giả như một bạn bè hoặc một người thân trong gia đình xúc phạm đến chúng ta một cách nào đó, khiến chúng ta cứ giữ mãi mối ác cảm với người ấy, thì "Chết cho ý riêng mình" có nghĩa là thật lòng tha thứ cho người ấy và lại tiếp tục dùng tình thương cư xử với y.

Chết cho ý riêng mình là điều không dễ

Chị nữ tu đã không cảm thấy dễ dàng khi nói với Chúa rằng chị chấp nhận làm một kẻ tàn phế nếu ý Ngài muốn như thế. Catherine Marshall đã không cảm thấy dễ dàng khi thưa với Chúa bà sẽ chấp nhận bất cứ số mệnh nào ngài quyết định cho bà. Đức Giêsu đã không cảm thấy dễ dàng trong việc ưng thuận thi hành bất cứ điều gì Cha Ngài muốn. Nhưng cả ba người - chị nữ tu, Marshall và Đức Giêsu đã tin Thiên Chúa và phó mình trong tay Ngài. Họ đã chết "cho chính mình’ và từ đó đem lại kết quả là sinh nhiều hoa trái cho Thiên Chúa.

Kết luận:

Tin Mừng trong các bài đọc hôm nay là. chúng ta có thể làm được như thế. Chúng ta có thể noi gương vị nữ tu, bà Catherine Marshall và Đức Giêsu. Và chúng ta cũng có thể đem lại nhiều hoa trái cho Thiên Chúa.

Có thể chúng ta phải chiến đấu giống như vị nữ tu và Catherine đã làm, hoặc có thể chúng ta phải hấp hối như Đức Giêsu, nhưng nếu chúng ta làm như họ, chúng ta cũng sẽ mang hoa trái về cho Thiên Chúa và được sống vĩnh cửu.

Điều quan trọng là biết đặt cuộc sống chúng ta vào tay Thiên Chúa trong niềm tín thác trọn vẹn

Điều quan trọng là cứ để cho Thiên Chúa thực hiện bất cứ điều gì Ngài muốn đối với cuộc đời của chúng ta. Và đó chính là Tin Mừng trong bài Phúc Âm hôm nay.

Tin Mừng đó là nếu chúng ta bắt chước hạt lúa mì và biết "chết cho chính mình", chúng ta cũng sẽ đem lại nhiều hoa trái. Tin Mừng đó là nếu chúng ta bắt chước gương chị nữ tu, bà Catherine Marshall, và gương Chúa Giêsu, chúng ta cũng sẽ mang lại hoa trái cho Thiên Chúa và đạt được sự sống đời đời.

Chúng ta hãy cầu nguyện để kết thúc. Xin anh chị em cùng im lặng cầu nguyện với tôi.

Lạy Thiên Chúa là cha chúng con. Trong khi chúng con chuẩn bị cùng bẻ bánh với nhau, xin hãy giúp chúng con nhận ra rằng.

Nếu những hạt lúa mì không bị xay thành bột và nếu những trái nho riêng lẻ không bị ép thành rượu, chúng con sẽ không thể chia sẻ với nhau tiệc thánh này.

Xin giúp chúng con bắt chước hạt lúa và chùm nho, biết dâng chính đời sống chúng con cho Ngài để tuỳ Ngài định đoạt theo thánh ý Ngài.Amen.

Thánh Ca : Tình Con Yêu Chúa


THƯA VÂNG VỚI CHÚA
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch

Mọi đứa trẻ, khi vừa biết nói, là biết ba chữ. Chữ thứ nhất là má hoặc ba, cha hoặc mẹ, tùy thuộc ở ba hay má ai là người đến trước. Chữ thứ ba mà đứa trẻ học nói được và tiếp tục dùng nó qua suốt đời đó là chữ “không.” “Không!” Các bạn nghe thấy ở nhà thờ, đứa trẻ muốn làm điều này hay điều nọ và cha mẹ nói, “Không, con không được làm thế” và đứa trẻ sẽ “oa, oe nhè ra khóc và la hét tỏ ra bất đồng. Hoặc nếu các bạn đi ra ngoài nhà thờ bây giờ, tôi chứng kiến mỗi Lễ Chúa Nhật, vài cha mẹ rất trọng trách nhiệm luôn chạy đuổi theo con khắp cùng. Cha mẹ nói với đứa con, “Ngưng” và đứa trẻ cứ chạy đi và nói ,”Không.” Khi đến lúc đi học ở nhà trẻ và được bảo đứng xếp vào hàng, đứa trẻ nói, “Không” và bỏ chạy ra ngoài hàng. “Con đã làm bài chưa?” “Không, con chưa làm bài.” “Mang rác đi đổ.” “No.” “Không được đi chơi khuya, phải về nhà lúc 10 giờ tối.” “Không, con không chịu.” Cứ như thế ở mọi giai đoạn của cuộc đời. Người ta tiếp tục nói, “Không.” Họ nói “không” đối với cha mẹ; nói không đối với thầy cô; nói không đối với xã hội; nói không đối với Thiên Chúa. Liên tục nói tiếng “không” với Thiên Chúa. “Không, tôi sẽ không phục vụ.”

Tai Họa của Bất Tuân

Trong sách Khải Huyền, chúng ta đọc thấy câu truyện về Qủi Sa-tan Lu-ci-phe. Lu-ci-phe ở trên trời là kẻ sáng láng nhất trong các thiên thần, nhưng vì lý do nào đó, hắn đã nói, “Không, tôi không chịu phục lụy.” Hắn đã bị đầy xuống hỏa ngục, và tất cả những ai theo hắn cũng bị đầy xuống hỏa ngục với hắn. Từ ngày đó, Sa-tan và những kẻ theo hắn tiếp tục thuyết phục các bạn và tôi cùng mọi người khác nói tiếng “Không” với Thiên Chúa. Nổi loạn, bất đồng, không chấp nhận lề luật mà Thiên Chúa đã ra cho chúng ta. Người ta liên tục nói “không, không, không. Tôi không chịu vâng phục.” Không là một vấn nạn trong xã hội của chúng ta. Xã hội được thiết lập trên căn bản của một quyền bính và xã hội không thể hoạt động hữu hiệu nếu người ta không chịu khuất phục quyền bính đó. Có pháp luật trong xã hội, trong chính phủ, và người ta nói, “Không, tôi không chịu tuân theo pháp luật.” Người ta lỗi phạm đủ thứ pháp luật và gây trở ngại cho xã hội. Chúng ta dường như không thể sống hoà đồng. Người ta hành xử nhau bởi vì họ liên tục nói tiếng “không” đối với quyền bính.

Triệu Chứng Bất Tuân

Tình trạng đó hiện diện trong chính mỗi người chúng ta, liên tục cám dỗ nói tiếng “không” đối với Thiên Chúa. Có một số nhân đức, các nhân đức đối thần Tin, Cậy, Mến. Các nhân đức trụ khác như khôn ngoan, công bằng, đức độ và đại đảm. Có những nhân đức phúc âm như khó nghèo, thanh khiết và vâng lời. Người ta không muốn vâng lời. Dường như nó đã được in sâu trong mỗi người chúng ta từ khi còn nhỏ. Chúng ta nói tiếng “không, không, không.” Và nó cứ tiếp tục như thế suốt cả đời. Chúng ta liên tục nói “Không, tôi không thích. Tôi bất đồng. Tôi không muốn tuân giữ.” Có những quyền bính hợp pháp cả ở ngoài xã hội đời cũng như trong nhà đạo, nhưng người ta không muốn tuân phục. Người ta liên tục nói “Không!”

Ở xã hội ngày nay ngay trong Giáo Hội cũng có những người bất đồng. Họ không cho là họ như vậy, nhưng họ thực là những người như thế. Đức Giáo Hoàng là người có quyền hợp pháp trong Giáo Hội và họ nói, “Không, chúng tôi không phải tùng phục ngài. Chúng tôi không phải quan tâm về ngài. Chúng tôi có ý kiến khác. ” Các Giám Mục Hoa Kỳ và thế giới nói, “Đây là giáo huấn của Giáo Hội,” và những người bất đồng nói, “Không, chúng tôi không thích như thế, chúng tôi muốn bất đồng ý kiến.” Người ta bất đồng ý kiến với các tín lý và các giáo huấn của Giáo Hội bởi vì “đó không phải là đường lối thực hành ngày nay.” Người ta chấp nhận việc phá thai, ngừa thai, sống buông thả, coi thường đủ mọi điều, ly dị, rồi tái hôn. Họ nói, “Không, chúng tôi muốn làm theo đường lối riêng của chúng tôi.” Chúng ta liên tục bị tấn công bởi tính yếu hèn của ý chí và được Thiên Chúa nhắc nhở để nói tiếng “Xin Vâng.”

Gương Tuân Phục

Trong bài đọc thứ nhất của Thánh Lễ hôm nay, Tiên Tri Giê-rê-mi-a đã nhắc bảo dân chúng rằng thời xưa Thiên Chúa lập giao ước với dân của Ngài. Ngài đã sai Mai-sen đến và trao cho họ tấm bia đá với Mười Giới Răn, và dân chúng đã chối không nhận. Họ đã nói “Không!” Họ đã bất tuân, và bất tuân và tiếp tục bất tuân. Bây giờ Chúa Giêsu Kitô đến với thế giới và Ngài nói với chúng ta rằng Ngài sẽ viết những giới răn này vào lòng chúng ta, không phải chỉ ở trên bia đá, nhưng trong lòng, nhờ đó chúng ta biết đúng biết sai. Nó đã được ghi khắc vào trong nội tâm chúng ta. Thiên Chúa đổ vào trong chúng ta ơn thánh của ngài ngày chịu phép thánh tẩy và chúng ta biết cái gì đúng cái gì sai. Tuy thế, người ta lại cố gắng thỏa mãn ý riêng bằng cách liên tục nói tiếng “Không!” đối với Thiên Chúa. “Không tôi sẽ không tuân phục!” Chúa Giêsu Kitô đã đến trần gian trong tinh thần tuân phục đối với Chúa Cha. Ngài đã trao hiến chính bản thân trong tinh thần tuân phục Chúa Cha để chúng ta có thể có đời sống viên mãn, để chúng ta được cứu rỗi. Ngài đã làm gương cho chúng ta, “Thầy là người đã vâng phục.” Chúa Giêsu Kitô vâng phục Chúa Cha trong mọi sự, đến nỗi đã bằng lòng hy sinh mạng sống của ngài. Và bây giờ ngài nói với chúng ta rằng điều này đã được khắc ghi trong lòng của các bạn qua ơn sủng của Thiên Chúa và các bạn phải học vâng lời Thiên Chúa Cha trong mọi sự. Nếu nó có nghĩa là phải hy sinh ý riêng, lòng ham muốn riêng, thì các bạn thưa “Xin vâng.” Chúng ta cần phải ngưng nói tiếng “Không.” Chúng ta cần phải nói tiếng “Xin vâng” với Thiên Chúa, nói “xin vâng” đối với Chúa Giêsu Kitô để nhờ đó chúng ta có thể chia sẻ trong sự vinh quang và hạnh phúc của ngài.

Do đó trong thời gian hai tuần còn lại của Mùa Chay, tôi muốn xin các bạn dùng thời giờ để thỉnh thoảng suy niệm. “Có phải tôi thường nói “Không” với Thiên Chúa? Đi lễ đúng giờ. “Không.” Ở lại cho đến hết lễ. “Không.” Đi xưng tội. “Không.” Rước Lễ. “Không.” Đó có phải là não trạng của tôi hay là tôi sẽ làm theo ý của Thiên Chúa? Tôi có đồng ý đón nhận ý của Thiên Chúa hơn là theo ý riêng? Chỉ khi nào các bạn chấp nhận theo ý của Thiên Chúa hơn là theo ý riêng của mình thì các bạn mới tìm thấy sự sung mãn của đời sống và sự hoàn thiện dẫn đưa đến ơn cứu độ. Xin Chúa chúc lành cho các bạn. Amen.

Thánh Ca : Bao La Tình Chúa

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Nghe audio truyện : Mật mã Da Vinci (The Da Vinci Code) - Dan Brown



Tác phẩm : Mật mã Da Vinci (tiếng Anh: The Da Vinci Code)
Tác giả : Dan Brown
Dịch giả : Đỗ Thu Hà
Thể loại : Trinh thám - Khoa học giả tưởng


Mật mã Da Vinci (tiếng Anh: The Da Vinci Code) là một tiểu thuyết của nhà văn người Mỹ Dan Brown được xuất bản năm 2003 bởi nhà xuất bản Doubleday Fiction (ISBN 0385504209). Đây là một trong số các quyển sách bán chạy nhất thế giới với trên 40 triệu quyển được bán ra (tính đến tháng 3, 2006), và đã được dịch ra 44 ngôn ngữ.

Tổng hợp các thể loại như trinh thám, giật gân và âm mưu đen tối, quyển sách là phần hai của bộ Tam phẩm (trilogy) - bắt đầu với quyển Thiên thần và Ác quỷ (Angels and Demons) (trong đó nhân vật Robert Langdon được giới thiệu), và sẽ kết thúc bằng Biểu tượng thất truyền (The Lost Symbol, trước đây được biết đến với tên The Solomon Key)[1].

Cốt truyện của tiểu thuyết kể về âm mưu của Giáo hội Công giáo nhằm che giấu sự thật về Chúa Giê-su. Truyện ám chỉ rằng Tòa thánh Vatican biết rõ âm mưu này từ hai ngàn năm qua, nhưng vẫn giấu kín để giữ vững quyền lực của mình. Sau khi vừa xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã khơi dậy mạnh mẽ sự tò mò khắp thế giới đi tìm hiểu sự thật về Sự tích Chén Thánh, và vai trò của Mary Magdalene trong lịch sử Giáo hội Công giáo.

Mật mã Da Vinci nhận được nhiều phê bình sâu sắc. Những người ủng hộ cho rằng quyển tiểu thuyết rất sáng tạo, đầy kịch tính và làm cho người xem phải suy nghĩ. Người chỉ trích thì cho rằng quyển sách không chính xác và viết rất kém, những chỉ trích còn lên án các ẩn ý xấu của Dan Brown về Giáo hội Công giáo.

Truyện bắt đầu bằng những nỗ lực của giáo sư môn "Biểu tượng Tôn giáo" (Religious Symbology) Robert Langdon tại Đại học Harvard cùng Sophie Neuveu - cháu gái của Jacques Saunière nhằm làm sáng tỏ cái chết bí mật của người quản lý nổi tiếng Jacques Saunière của Bảo tàng Louvre tại Paris. Thi thể của Saunière được tìm thấy sâu trong Bảo tàng Louvre trong tư thế tương tự như bức tranh nổi tiếng Người Vitruvius (Vitruvian Man) của Leonardo Da Vinci, với một thông điệp bí ẩn viết cạnh, và một hình sao năm cánh (ngũ giác) vẽ trên bụng bằng máu.

Như tên của tiểu thuyết hàm chỉ, các thông điệp đầy ẩn ý từ các tác phẩm của Leonardo như Mona Lisa và Tiệc Ly (Bữa tối Cuối cùng) (The Last Supper) xuất hiện xuyên suốt tác phẩm dẫn dắt các manh mối làm sáng tỏ vụ án đầy bí mật này.

Có hai bí ẩn trong cái chết của Saunière:
_ Bí mật nào mà Saunière che giấu đã đem đến cái chết của ông ta?
_ Ai là chủ mưu việc ám sát?

Câu chuyện dẫn độc giả theo nhiều sự việc và kết cấu cùng xảy ra đan xen, với nhiều nhân vật khác nhau, nhưng đều có liên quan đến vụ án. Chỉ vào lúc kết thúc, toàn cảnh câu chuyện mới trở nên rõ ràng, vì vậy độc giả bị cuốn hút từ đầu đến phút cuối.

Để làm sáng tỏ câu chuyện, Dan Brown đã lồng nhiều suy luận về các trò chơi đảo lộn chữ cái (anagram), cách "chơi chữ" bằng nhiều ngôn ngữ đã thất truyền, và cách giải thích các con số liên quan. Đáp án cuối cùng có liên quan mật thiết đến địa điểm cất giấu Chén Thánh (Sangreal, Holy Grail) và của một hội kín bí mật là Tu viện Sion (Priory of Sion) và Hiệp sĩ dòng Đền (Knights Templar). Một tổ chức tôn giáo khác là Opus Dei cũng có liên hệ đến cốt truyện. Nhưng có chính xác vậy không, tuy chỉ là trong hư cấu? Tác giả không kết luận điều gì, cũng không lên án hoặc tố cáo ai, mà để cho độc giả tự diễn giải. Vì vậy, độc giả tuy đọc cùng một tiểu thuyết nhưng lại có cách hiểu khác nhau.

Đến cuối câu chuyện, nhiều tình tiết được nêu ra để làm tiền đề cho quyển thứ ba và cuối cùng trong loạt tam phẩm này, Chìa khóa Solomon. (xuất bản năm 2009). Các bạn có thể xem các truyện của tác giả - Dan Brown như : Thiên Thần và Ác Quỷ, Mật Mã Da Vinci, Biểu Tượng Thất Truyền, Pháo Đài Bay ... tại đây

Mời xem truyện online tại đây

Mời các bạn cùng theo dõi audio truyện "Mật mã Da Vinci" theo YouTube tại đây:




Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Nghe audio truyện: " Gái Đêm " - Wade Miller



Tác phẩm : Gái Đêm
Tác giả : Wade Miller
Dịch giả : Ngọc Thứ Lang
Người đọc: Tám Hà


VÀO TRUYỆN

Như tựa đề, nhân vật chính trong truyện là một cô gái. Trẻ, đẹp... nàng đã xuất hiện lúc nửa đêm, xiêm áo rách teng beng vô cùng khêu gợi, gã đàn ông đang chê vợ và sợ cái giống đàn bà. Ngôn ngữ, lối sống gốc gác của nàng bí mật như bóng đêm đen. Không phải thứ gái kiếm ăn ban đêm! Nhưng có một nàng mà sanh nhiều chuyện.

Nàng là đầu mối của thanh toán, hận thù... trinh thám, gián điệp hay buôn lậu, buôn người Mafia? Nàng là nguyên nhân của ghen tuông hay nhân vật tội lỗi của một thảm kịch gia đình? Nàng là một tình cờ tai ác hay một gạch nối của toàn bộ kế hoạch bao vây một gã thú y sĩ, chỉ cố đánh bật ra tiền? Bí mật.

Biết đặt GÁI ĐÊM vào thứ truyện gì bây giờ? Khó phân loại quá! Nó có đủ mục trinh thám ái tình gián điệp xã hội thảm kịch thủ tiêu... mỗi thứ một tí. Máu súng, Ma túy tùm lum mà ghen tuông phá phách cay cú như Hoạn Thư, tính toán lẩm cẩm như bà già Agatha Christie, đánh đấm loạn rõ ra Peter Cheyney, thủ tiêu người lạnh như BỐ GIÀ! Màu sắc gì GÁI ĐÊM cũng có...

"Thập cẩm" như vậy mà lại hay! đọc muốn lật trang hoài, hiển nhiên GIẢI TRÍ đã đạt tới cao độ. Một nhà đại văn hào của chúng ta có thể chê GÁI ĐÊM rẻ tiền, hạ cấp vì chẳng nói lên được cái gì và cốt truyện táp nham! Xin trả lời hãy cố táp nham một cách hẫp dẫn, say mê và suy nghĩ.

NHẤT LINH: “Một truyện phải HAY cái đã! Đã HAY thì viết về cái gì cũng hay, kể cả gián điệp, trinh thám, ái tình tưởng là lẩm cẩm.”

GÁI ĐÊM tầm thường, giản dị như sự thực ngoài đời mà tình tiết không nhàm chán. Đọc không bể đầu mệt nhọc mà tâm lý sâu sắc đáo để! Một truyện đọc ĐỠ BUỒN và thú vị. Vậy không đủ sao?

Mời các bạn xem truyện "Gái Đêm" tại đây hoặc tại đây, nghe audio truyện tại đây:



Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Nghe audio truyện: " Bố Già " - Mario Puzo



Tác phẩm : Bố Già
Tác giả : Mario Puzo
Dịch giả : Ngọc Thứ Lang
Người đọc: Tám Hà


Độc giả Mỹ chẳng lạ gì tựa sách đó. Xuất bản năm 1969 với 11 triệu bản in được bán sạch, nó là quyển tiểu thuyết hay nhất viết về giới giang hồ, giới Mafia tại Mỹ. Thật nhiều lời khen chê về nó. Và như vẫn thường xảy ra ở Mỹ, mọi quyển sách “best-seller” đều được quay thành phim. “The Godfather” đã được hãng Paramount dựng thành phim, tài tử lừng danh Marlon Brando thủ vai chính, và cũng nhanh chóng trở thành cuốn phim ăn khách nhất lúc bấy giờ.

Trong tiểu thuyết của Mario Puzo, “Bố Già” là Ông trùm Don Vito Corleone, người gốc Sicily, một trong những thủ lĩnh tối cao của giới Mafia Mỹ. Kẻ thù căm ghét ông, khiếp sợ ông, khinh bỉ ông; ông như con rắn hổ mang nguy hiểm có đôi mắt chứa đựng một uy lực tối thượng nhìn thấy hết, biết hết, làm được hết. Nhưng đối với bạn bè, thân quyến, “Bố Già” gần như là một đấng toàn năng có thể cứu họ thoát khỏi những thế kẹt và nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chẳng gỡ được. Ông đúng là “Mafia” theo cái nghĩa nguyên thủy của nó thuở ban đầu hình thành - nơi ẩn náu.

Sự toàn năng tối thượng của “Bố Già” một phần do cái dũng trí khác thường của ông đem lại, phần khác là do những đồng đô-la trong tài sản đồ sộ của ông tạo ra.

Balzac đã viết:”Đằng sau mọi gia sản kếch sù là một tội ác”. Đó cũng chính là câu mà Mario Puzo đã trích dẫn ở đầu chương I của tiểu thuyết như lời bình giới thiệu nhân vật “Bố Già” của mình. Ông còn cẩn thận ghi chú thêm: Tất cả nhân vật trong truyện đều là hư cấu, và bất kỳ sự trùng hợp nào nếu có… đều là ngẫu nhiên. Ngày nay, chúng ta hiểu được sự thận trọng của tác giả khi viết lời ghi chú đó. Tiểu thuyết của ông quả thực đã dựa trên những chi tiết có thực về những con người có thực.

Nhiều tư liệu gần đây về Mafia và “The Godfather” cho chúng ta biết rằng nhân vật “Bố Già” ngoài đời chính là Don Vito Cascio Ferro, một trong những thủ lĩnh quan trọng đầu tiên của giới Mafia Ý di cư sang Mỹ. Ông cầm đầu giới giang hồ ở Sicily, và sau đó thống lãnh nhóm “Mano Nero” (Bàn tay đen), một nhóm chuyên tống tiền và cưỡng đoạt. Nhóm này chính là tiền thân của giới Mafia Mỹ, hiện nay được gọi là tổ chức “La Cosa Nostra” (Chuyện làm ăn của chúng ta). Những người nghiên cứu về vấn đề Mafia viết rằng cách đây hơn 50 năm, trong bè đảng của Don Vito Cascio Ferro đã sản sinh ra các thủ lãnh Mafia mới ở Mỹ và họ đã du nhập những ngành làm ăn bất chính vào Mỹ rồi phát triển chúng lên.

Ngoài “Bố Già” thực Don Vito Cascio Ferro, trong truyện còn có một nhân vật thực khác rất thú vị. “Kép” Johnny Fontane lại chính là Frank Sinatra, ca sĩ và tài tử nổi tiếng của Mỹ trong thập niên 60, bạn thân của Tổng Thống Reagan và là một trong những nghệ sĩ Mỹ giàu nhất hiện nay.

Tuy Mario Puzo vẽ lên những nhân vật tiểu thuyết là cái bóng phản của ông X, ông Y … sừng sỏ có thực ngoài đời như đã dẫn ở trên, những điều ông tiết lộ chẳng phải là cái gì khiến độc giả bàng hoàng, sửng sốt lắm. Ngay cả những cảnh bạo lực, bắn giết trong truyện cũng vậy. Họ thích thú đọc, hồi hộp theo dõi, và dường như sẵn sàng tin vào tính chất xác thực của nó. Tin dễ dàng. Tin thanh thản. Báo chí Mỹ ngày ấy viết rằng tuy có rất nhiều máu chảy trong “Bố Già”, nó dường như lại bao phủ lên giới giang hồ một màu sắc lãng mạn nào đó. Trong khía cạnh này thì “Bố Già” cũng giống phần lớn các sách, phim Mỹ viết về đề tài các tổ chức tội ác. Các nhân vật chính trong đó không chỉ là bọn găng-tơ, hay găng-tơ mại bản, mà còn mang dáng dấp của một anh hùng, một thần tượng. Họ có những cá tính độc đáo, họ sống trong những gia đình quyền quý xây dựng trên một nền tảng gia tộc chặt chẽ, vợ họ sùng đạo và cương trực, v.v… Hơn hết, người viết không lên giọng miệt thị tố cáo giới giang hồ, cái mầm độc gây nguy hại cho xã hội Mỹ.

Bằng một cách nào đó, người đọc hay người xem được cho thấy rằng tội ác rõ ràng không thể tiêu diệt được, nó là một bộ phận không xoá bỏ được. “Thời Báo” đã có lần nhận xét: chính sự lãng mạn hoá các ông Trùm Mafia và giới giang hồ đó đã khiến cho nó trở thành một hiện tượng xã hội chấp nhận được và giúp nó phát triển.”

Phải chăng Mario Puzo chỉ dừng lại ở chỗ lãng mạn hoá một ông Trùm Mafia và những sự kiện bạo lực ác liệt chung quanh ông Trùm đó? Xây dựng nhân vật dựa trên những chất liệu có thật, ông đã tiểu thuyết hoá các con người thật dưới những nét miêu tả chân chất. Và chúng ta cũng không quên chủ định của tác giả ẩn sau câu trích dẫn đầu quyển sách: “Đằng sau mọi gia sản kếch xù là một tội ác.”

Giới thiệu “Bố Già” lần này, chúng tôi mong sẽ đem đến cho độc giả một hình ảnh xưa với những suy nghĩ mới về một hiện tượng phức tạp đang tồn tại trong xã hội Mỹ hiện nay.

Mời các bạn xem truyện "Bố Già" thì tải về tại đây , xem trực tuyến tại đây

Nghe trực tiếp bằng Playlist YouTube tại đây.


Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Điểm tin tuần ( 11/03/2012 - 18/03/2012 )



Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Nghe cha Vũ Thế Toàn thuyết giảng chủ đề : 1/ Hai Bên Sườn Đồi , 2/ Lương Tâm , 3/ Tình Trong Nghĩa Ngoài



Trong Mùa Chay năm 2012 , mời các bạn cùng nghe lại các bài giảng thuyết của Cha Vũ Thế Toàn , các buổi thuyết giảng được ghi hình lại bởi Đài Truyền hình Công giáo Việt Nam .

1/ Chủ đề : Hai bên sườn đồi



2/ Chủ đề : Lương tâm



3/ Chủ đề : Tình trong nghĩa ngoài.




Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Phúc âm Lễ Chúa Nhật IV Mùa Chay (ngày 18/03/2012)



Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ IV Mùa Chay:


Nguồn : www.40giayloichua.net

Mời nghe bài giảng "Lễ Chúa Nhật IV Mùa Chay " của Giám Mục Phê Rô Nguyễn Khảm.



KHUYẾN KHÍCH SÁM HỐI ĐỂ ĐƯỢC CỨU
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái

* 1. "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi..."

Ðể giúp Nicôđêmô hiểu tình yêu Thiên Chúa, Ðức Giêsu đã nhắc lại câu nguyện ngày xưa về con rắn đồng.

Ngày xưa, trong thời xuất hành, Thiên Chúa đã hết lần này tới lần khác tỏ cho dân Do Thái thấy tình yêu của Ngài:

•Vì yêu thương, Ngài đã cứu họ khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai cập, dẫn họ xuất hành về Ðất hứa.

•Họ đã chẳng nhớ ơn Ngài, lại còn đòi quay lại Ai cập để có hành tỏi thịt thà. Thiên Chúa ban cho họ manna.

•Ăn manna một thời gian, họ lại đòi ăn thịt. Thiên Chúa ban cho họ chim cút từ trời rơi xuống.

•Họ lại đòi nước. Ngài cho nước từ tảng đá vọt ra.

•Họ lại nổi loạn đòi giết chết cả ông Môsê. Chúa để cho rắn lửa bò ra cắn chết một số người trong họ. Khi đó họ mới biết sợ và năn nỉ Môsê xin Chúa cứu họ. Chúa dạy ông Môsê làm một con rắn bằng đồng treo lên cao. Ai nhìn lên con rắn đồng mà sám hối thì sẽ được cứu khỏi chết.

Con rắn đồng ở sẵn đó như một con tim yêu thương và tha thứ luôn mở rộng. Dù con người hết cứ lần này đến lần khác xúc phạm đến Chúa, nhưng chỉ cần họ sám hối và nhìn lên đó thì lại được tha.

Sau khi kể chuyện con rắn đồng, Ðức Giêsu kết luận: "Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Ngài, được cứu độ". Nghĩa là Thiên Chúa chỉ biết thương, chỉ muốn cứu, chứ không bao giờ muốn lên án hay trừng phạt ai cả. Chỉ có con người tự lên án và tự trừng phạt mình, Do Thái độ ngoan cố của họ. Như ngày xưa chỉ có những ai quá sức ngoan cố không chịu nhìn lên con rắn đồng thì mới phải chết.

Thiên Chúa luôn chờ đợi. Chỉ cần con người sám hối và nhìn lên Ngài.

* 2. Giận mà thương

Nếu ta đã thực sự yêu thương ai thì dẫu khi người đó làm gì sai quấy khiến ta giận nhưng ta vẫn thương, như lời của một bài hát "giận thì giận mà thương thì thương". Ðiều này càng đúng với Thiên Chúa.

•Việc nguyên tổ phạm tội đã khiến Thiên Chúa rất "giận" (có thể tạm nói vậy, theo kiểu diễn tả "của con người"). Ngài đã tuyên án cho các nguyên tổ. Dù vậy, liền ngay sau đó Ngài đã hứa sẽ ban Ðấng Cứu thế sinh bởi người nữ (St 3,15). Và, như sách Sáng thế diễn tả, khi Thiên Chúa thấy hai ông bà xấu hổ lấy lá che thân thì Ngài thương lấy da thú may áo cho họ mặc (St 3,21).

•Cain đã giết chết em ruột của mình, Thiên Chúa cũng rất "giận" nên phạt hắn phải lang thang vất vưỡng. Nhưng vì thương hắn, Thiên Chúa đã "ghi dấu trên Cain, để bất cứ ai gặp anh khỏi giết anh" (St 4,15).

•Loài người dù đã bao lần chứng kiến tình thương của Thiên Chúa nhưng vẫn phạm tội và phạm tội ngày càng nhiều hơn, đến nỗi Thiên Chúa phải cho cơn Hồng thuỷ huỷ diệt họ. Dù vậy, Thiên Chúa đã cứu sống gia đình ông Noê. Ngài dạy ông đóng tàu. Khi gia đình ông đã vào tàu hết, chính Thiên Chúa tự tay đóng cửa tàu lại (St 7,16).

Thiên Chúa luôn luôn là như vậy: luôn luôn yêu thương, dù giận nhưng vẫn thương. Trong bài Tin Mừng hôm nay Ðức Giêsu nói: "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian, để tất cả những ai tin vào Ngài Con ấy thì không phải hư mất nhưng được sống đời đời" ; "Thiên Chúa sai Con mình xuống thế gian không phải để phạt loài người nhưng để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ".

* 3. Lên án hay cứu độ

Bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất đáng chú ý: "Thiên Chúa sai Con của Người xuống thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ"

Từ trước tới nay chúng ta cứ bị ám ảnh bởi nỗi sợ "bị Chúa phạt". Cho nên đọc câu này, chúng ta không còn sợ như thế nữa.

Nhưng để vững lòng hơn, chúng ta hãy kiểm chứng qua những cách đối xử của Ðức Giêsu trong các sách Tin Mừng. Chúng ta thấy có nhiều người rất đáng bị lên án, và quả thực họ đã bị người Do Thái lên án, nhưng phần Ðức Giêsu thì không bao giờ lên án họ, như: người phụ nữ tội lỗi trong bữa tiệc tại nhà một người biệt phái (xem Lc 7,36-50 "Tội của chị đã được tha rồi"), ông Dakêu (x. Lc 19,1-10), người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,1-11), tên gian phi bị đóng đinh bên cạnh Ngài (x. Lc 23,43) v.v.

Ðức Giêsu đến chỉ để cứu chúng ta. Ngài ban cho chúng ta rất nhiều cơ hội để được cứu. Ngài không phạt ai cả, chỉ những ai không chịu cho Ngài cứu là tự phạt mình mà thôi.

* 4. Nicôđêmô

Trong Tin Mừng Gioan, Nicôđêmô xuất hiện 3 lần:

•Lần thứ nhất là trong bài tường thuật Tin Mừng hôm nay. Ông đến với Ðức Giêsu "ban đêm" để thảo luận với Ngài về tình yêu Thiên Chúa và ơn cứu độ. Sau đó ông ra đi.

•Lần thứ hai là khi các thủ lãnh tôn giáo Do Thái muốn giết Ðức Giêsu. Là thành viên của Thượng Hội đồng Do thái giáo, Nicôđêmô phản đối quyết định ấy. Ông nói: "Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?" (Ga 7,51)

•Lần thứ ba là lúc táng xác Ðức Giêsu. Nicôđêmô đến để tẩn liệm thi hài Ðức Giêsu một cách sang trọng như người ta tẩn liệm một vị vua. Thánh Gioan thuật: "Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Ðức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người do thái" (Ga 19,39-40)

Lần thứ nhất Nicôđêmô đến với Ðức Giêsu để thưa chuyện với Ngài, lần thứ hai ông lên tiếng bênh vực Ngài, và lần thứ ba ông tôn kính thi hài của Ngài.

Nicôđêmô là hình ảnh minh họa cho hành trình của người tìm đến với ánh sáng như Tin Mừng hôm nay viết: "Ai sống theo sự thật thì đến với ánh sáng"

* 5. Nỗi buồn thánh

"Bên bờ sông Babylon, ta ngồi ta khóc ta nhớ Sion". Một bài ca buồn, diễn tả tâm tình chung của suốt Mùa Chay này.

Nhưng có nhiều thứ buồn khác nhau, phát xuất từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến nhiều kết quả khác nhau:

•Buồn bực là thứ buồn do tức giận, dẫn tới ý muốn đập phá. Như Cain buồn vì tức giận ganh ghét Abilê rồi lập mưu giết chết em mình.

•Buồn chán là thứ buồn do thất vọng, khiến người ta buông xuôi. Như Giuđa buông xuôi đến nỗi tự tử.

•Buồn nhớ là buồn vì xa cách một điều gì hay một người nào mình thương. Thứ buồn này thôi thúc mình tìm về với điều hoặc người thương mà mình phải xa cách đó. Như dân Do Thái ngồi buồn trên bờ sông Babylon mà lòng nhớ về Sion yêu quý.

•Buồn thương là thứ buồn phát xuất từ tình thương, buồn vì tình thương đang bị đổ vỡ, buồn vì người mình thương đang phải khổ sầu. Thứ buồn này thúc đẩy người ta hàn gắn lại đổ vỡ, xây đắp cho tình thương thêm mặn nồng. Như Phêrô buồn sau khi chối Chúa. Ông đã khóc lóc ăn năn và tìm cách quay về với Ngài.

Cái buồn của Mùa Chay là thứ buồn nào? Nó xuất phát từ nhận thức Chúa rất thương yêu mình, thế mà mình đã không xứng đáng với tình thương đó. Nó khiến mình tỉnh ngộ dừng chân suy nghĩ về cách sống hiện tại. Nó thôi thúc mình tìm về với Chúa, sửa chữa những lỗi lầm đã qua và tìm cách làm cho lòng mình thương Chúa càng nồng nàn thắm thiết hơn.

Ðó không phải là buồn bực, buồn chán, mà là buồn nhớ, buồn thương. Ðó là thứ buồn rất nên buồn, vì là nỗi buồn thánh.

* 6. Ánh sáng và bóng tối

Báo Los Angeles Times ngày 8-6-1996, viết về ông Sam Eason, một người đánh giày ở bãi đậu xe như sau:

Sam Eason là một người đánh bóng với tất cả ý nghĩa của danh từ ấy. Ông ta không chỉ làm cho bạn nhìn bảnh hơn ở chiếc giá đánh giày.. mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái vui hơn. Với vài đường đánh giày thật khéo, ông làm cho đôi giày cũ sờn của bạn trở nên bóng loáng. Và bằng mấy câu nói khéo, ông có thể khiến những luật sư hoặc những người buôn chứng khoán mệt mỏi trở nên hăng hái vui tươi.

Quản lý các hệ thống văn phòng Timothy Matthews nói: "Bất kể màu da hay màu giày của bạn, Sam là một người bạn tốt của mọi người". Giám đốc công ty sản xuất máy Photocopy Phil Canon thêm: "Không có gì giả tạo nơi Sam".

Trước sự giao tế niềm nở, cảm thông và đầy tình người của Sam Eason, nhiều khách hàng dù đã đổi đi xa, vẫn lái xe đến với ông để được đánh bóng đôi giày và được làm cho tươi mát tâm hồn.

Người đánh giày dễ thương ấy đã qua đời vì bệnh tiểu đường ngày thứ Hai 3-6-1996 và được an táng đúng sinh nhật thứ 59 của ông (thứ Sáu 7-6-1996). Trên giá đánh giày bỏ trống, khách hàng đặt những bó hoa tươi thắm ấp đầy thương nhớ. Họ kể cho nhau nghe Sam Eason đã làm tươi mát cuộc đời họ như thế nào...

Sĩ quan cảnh sát John Bavetta trong điếu văn đọc ở tang lễ của Sam Eason đã khóc khi kể lại hàng trăm tập quán của Sam Eason. Trước khi chào từ biệt ông đã nói: "Bây giờ đến lượt hào quang của Sam được đánh bóng".

*

Ðức Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay đã nói với Nicôđêmô: "Ai hành động trong sự thật thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ là họ đã làm trong Thiên Chúa" (Ga.3,21). Chắc chắn tâm hồn của người đánh giày ngập tràn ánh sáng, nên ông luôn lan tỏa niềm vui chân thật và nét đơn sơ trong sáng.

Cuộc đời mãi mãi là một thách đố. Chúng ta chọn ánh sáng bên này hay bóng tối bên kia. Cuộc sống là một chuỗi những chọn lựa liên lỉ giữa ánh sáng và bóng tối. Lựa chọn của người đời lại khác với lựa chọn của người con Chúa. "Sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sống, vì hành động của họ xấu xa" (Ga.3,19). Người đời trốn chạy ánh sáng vì sợ hành động xấu xa của họ bị lộ tẩy.

Ghét ánh sáng và thích bóng tối là thảm kịch của người đời, vì con người sinh ra là để sống cho ánh sáng. Thiên Chúa không đào hỏa ngục, không xây ngục tối, nhưng chính tù nhân đã tự nhốt mình và nội tâm tăm tối. Ai từ chối ánh sáng của Chúa sẽ héo tàn trong bóng tối của chính mình.

Có cách nào để ra khỏi bóng tối? Có lối nào để trở về với ánh sáng? Ðức Giêsu đã chỉ ra một con đường duy nhất: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con của Người thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời" (Ga.3,16). Nếu ngày xưa dân Do thái đã tin tưởng nhìn lên con rắn đồng để được chữa lành thì ngày nay tất cả những ai tin tưởng nhìn lên Ðức Giêsu trên thập giá đều được ơn Cứu độ.

Thập giá là tột cùng của đau đớn nhục nhã, nhưng cũng là minh chứng tuyệt vời của một tình yêu: Tình yêu của Cha đã trao ban Con Một, tình yêu của Con đã hiến dâng mạng sống. Tin vào một tình yêu như thế sẽ chữa lành những vết thương cuộc đời. Ðức Giêsu đã từng nói: "Ðức tin của con đã chữa con" (Mc.10,52).

Ðức tin là thành phố trên đồi, là ngọn đèn trên cao. Thành phố trên đồi không bị khuất tầm nhìn. Ngọn đèn trên cao soi sáng cả nhà. Ðức tin trong sáng luôn sống động không nằm chết trong lòng, nhưng luôn tỏa sáng.

•Ðức tin trong sáng luôn mang lại nụ cười, an bình, và hạnh phúc.

•Ðức tin như những vì sao, lấp lánh lao xao, trên trời cao thăm thẳm.

•Ðức tin như những vì sao, ngời sáng như kim cương trên ngực người tín hữu.

*

Lạy Chúa, sống là phải chọn lựa không ngừng giữa ánh sáng và bóng tối. Xin cho chúng con đừng chỉ biết nguyền rủa bóng tối, nhưng can đảm thắp lên những ngọn nến sáng, để cả thế giới ngập tràn ánh sáng của Chúa. Amen (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")

Mùa Chay là thời gian giúp chúng ta khám phá lại tình thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Người để tất cả những ai tin vào Con Người thì được sống hạnh phúc. Lạy Chúa xin cho mỗi người chúng con biết dùng thời gian thuận lợi của Mùa Chay này, để nhìn nhận hồng ân cứu độ mà Ðức Giêsu đã mang đến cho tất cả mọi người và tin tưởng vào Người để được sống đời đời.Amen.

Thánh Ca : Tình Ngài Thương Con


MẠCH SỐNG
Cha Mark Link, S.J.

Kitô giáo thời sơ khai có những người trở lại từ Do Thái giáo, là những người vốn vẫn trông đợi Đấng Mesia tới. Một trong những công việc của các nhà rao giảng Kitô giáo là cắt nghĩa cho những người Do Thái ấy Cựu Ước đã nhắm nói về Đức Giêsu như thế nào.

Họ đã thực hiện công việc ấy bằng cách chứng tỏ rằng những nhân vật chính yếu và những biến cố then chốt trong Cựu Ước đều là những hình bóng của những nhân vật chính yếu và của những biến cố then chốt trong Tân Ước.

Chẳng hạn họ chứng tỏ cho thấy Isaac, con trai tổ phụ Abraham là hình bóng của Đức Giêsu như thế nào:

Isaac là con trai độc nhất, Chúa Giêsu cũng thế.
Isaac được cha mình rất mực yêu dấu, Chúa Giêsu cũng thế.
Isaac bị dâng làm hy lễ, Chúa Giêsu cũng thế.
Isaac bị hiến tế trên một ngọn đồi, Chúa Giêsu cũng thế.
Isaac vác củi dùng vào việc hy tế, Chúa Giêsu cũng thế.

Thánh Phaolô cũng so sánh tương tự như thế giữa Cựu Ước và Tân Ước.Chẳng hạn, trong thư thứ nhất gởi tín hữu Corintô, Ngài đã so sánh giữa Adam và Chúa Giêsu Ngài viết:

“Con người đầu tiên là Adam, đã được dựng nên là một người sống động, nhưng Adam sau cùng (Đức Giêsu) là Thánh Linh ban sự sống… Adam thứ nhất được dựng nên bằng đất, từ đất mà sinh ra…còn Adam thứ hai (Đức Giêsu) từ trời mà sinh ra. Người thuộc về đất thế nào, thì những kẻ thuộc về đất cũng thể ấy. Người thuộc về trời thế nào thì những kẻ thuộc về trời cũng thể ấy. Như chúng ta đã mang ảnh tượng của người thuộc về đất, thì chúng ta cũng sẽ mang ảnh tượng của người thuộc về trời”(1Cr.15,45-49)

***

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu còn đưa ra một cặp song đôi khác giữa Cựu Ước và Tân Ước. Ngài nói:

“Môisê đã treo con rắn đồng lên trụ cột nơi hoang mạc, Con Người cũng sẽ bị treo lên như vậy, để tất cả kẻ tin vào Ngài sẽ được sống vĩnh cửu”

Chúa Giêsu đang hình dung nơi tâm trí Ngài biến cố xảy ra trong Cựu Ước được sách Dân số mô tả. Biến cố này thuật lại sự kiện dân Israel đang gay gắt phàn nàn Thiên Chúa và Môise về những khó khăn họ gặp phải nơi hoang mạc. Vì lời kêu ca phàn nàn ấy, lũ rắn đã xuất hiện và tấn công dân chúng. Thấy sự việc này xảy ra, đám dân khóc lóc với Môisê.

“Chúng tôi đã phạm tội vì đã nói lời phản nghịch với Chúa và với Ngài. Giờ đây xin Ngài hãy cầu xin Chúa xua đuổi lũ rắn này đi”.

Vì thế, Môisê đã cầu nguyện cho dân chúng. Chúa truyền cho Môisê đúc một con rắn bằng kim loại và treo nó lên một chiếc trụ, để cho bất cứ ai bị rắn cắn cứ nhìn vào con rắn ấy thì sẽ được chữa lành. Vì thế, Môisê đã đúc một con rắn đồng và treo nó lên một cái cột. Bất cứ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng ấy thì đều được chữa lành” (Ds 21 : 7-9). (Y khoa đã chọn hình ảnh con rắn cuộn tròn quanh cây trụ làm biểu tượng cho nghề chữa bệnh.)

Đức Giêsu đã so sánh biến cố Cựu Ước này với việc Ngài bị đóng đinh trên thập giá tại đồi Canvê.

Ngài giải thích rằng bất kỳ ai tin tưởng nhìn lên Ngài thì sẽ được chữa lành về mặt tâm linh, cũng như dân Do Thái đã được chữa lành khi ngước nhìn lên con rắn cuộn vòng quanh cây trụ.

Trong câu 16 của bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Gioan cũng ám chỉ hình bóng đó khi nói về việc Đức Kitô bị tử hình trên thập giá.

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban chính Con Một Ngài, để tất cả những ai tin vào Con Ngài sẽ không phải chết nhưng được sống đời đời” (Ga 3: 16)

Và câu 17 viết tiếp:
“Thiên Chúa đã không sai con Ngài đến thế gian để luận phạt, mà là để cứu độ” (Ga 3: 17)

Hai câu này, nằm trong chương ba của Phúc Âm thánh Gioan, được gọi là bản tóm tắt Kinh Thánh chúng ta hãy nghe lại lần nữa.

“Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban chính Con Một Ngài ngõ hầu tất cả những ai tin vào Con Ngài, sẽ không phải chết nhưng được sống lại đời đời. Thiên Chúa đã không sai Con Ngài đến thế gian để luận phạt mà để cứu độ”.

Cách đây ít năm, rất nhiều người đọc Kinh Thánh gán cho hai câu ấy một ý nghĩa hết sức đặc biệt (câu Ga 3 : 16-17). Anh chị em hãy nhớ lại thời kỳ thế giới bắt đầu có những chương trình phi hành không gian, các kỹ sư điều nghiên không gian đã thiết kế những bộ quần áo đặc biệt dành cho các phi hành gia trong phi thuyền điều hành và phi thuyền đổ bộ mặt trăng. Bản thiết kế của mỗi bộ quần áo đó có một phần dành cho việc thiết kế sợi dây cung cấp dưỡng khí, gồm một ống dài có khả năng co giãn được. Mục đích của sợi dây này là cung cấp khí Oxy cho các phi hành gia khi họ di chuyển trong không gian, hay đi từ phi thuyền này sang phi thuyền khác. Sợi dây cung cấp dưỡng khí cho phi hành gia điều hành được nối với một bình tiếp nạp nằm trong bộ y phục, bình này được gọi là J3:16. Còn bình tiếp nạp nằm trong bộ y phục của phi hành gia đổ bộ mặt trăng được gọi là J 3:17

Nhà thiết kế Frank Denton nói rằng ông đã đặt tên cho hai bình tiếp nạp trong bộ y phục ấy dựa theo hai câu Tin Mừng Ga 3, 16 và 3, 17.

Ông đã lập luận cho việc đặt tên ấy như sau; Bình tiếp nạp J. 3, 16 và J.3, 17 cung cấp cho các phi hành gia những gì họ cần để tồn tại trong hành trình di chuyển từ chỗ này sang chỗ kia trong không gian. Tương tự như thế, hai câu Tin Mừng Ga 3, 16 và Ga 3, 17 cũng cung cấp cho chúng ta những gì chúng ta cần để tồn tại trong cuộc hành trình di chuyển từ dương thế về quê trời của chúng ta.

Bài Phúc Âm này hôm nay vì thế thực là phong phú ý nghĩa. Trước hết, nó chứa đựng bản tóm lược tuyệt hảo của toàn bộ Kinh Thánh, thứ đến, nó cho chúng ta thấy bức minh hoạ tuyệt vời về sự tương hợp giữa Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước. Và sau hết, nó chứng tỏ cho thấy Chúa Giêsu là mạch sống của chúng ta trong hành trình từ dương thế về quê trời, tựa như dây cung cấp dưỡng khí là mạch sống cho các nhà du hành vũ trụ khi họ di chuyển từ trạm này qua trạm kia.

Nói cách khác, dây chuyền dưỡng khí cung cấp cho các phi hành gia khí oxy cần thiết cho sự sống thế nào, thì Đức Giêsu cũng cấp cho chúng ta ân sủng ban sức sống như thế.

Để kết thúc, chúng ta hãy nhớ lại những lời của Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay. Những lời này đưa chúng ta đến đỉnh cao thích hợp với những gì chúng ta đã bàn đến. Ngài nói:

“Chính nhờ ân sủng Thiên Chúa mà anh chị em được cứu rỗi. Khi chúng ta kết hợp với Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã làm cho chúng ta được sống lại cùng với Con Ngài và cùng người Con ấy cai trị thiên giới…chính nhờ ơn sủng của Thiên Chúa mà anh chị em được cứu rỗi qua đức tin chẳng phải do kết quả những nỗ lực riêng của anh chị em mà do ân huệ của Thiên Chúa… Thiên Chúa đã làm cho chúng ta được như hiện nay”. Amen.

Thánh Ca : Chúa Thương Con


CON LOÀI NGƯỜI PHẢI ĐƯỢC GIƯƠNG CAO
Lm. Jude Siciliano, OP.

Thưa quí vị. Câu truyện dưới đây giúp minh hoạ cho nội dung bài Tin mừng hôm nay. Truyện của nữ tác giả Ann Lamott trong sách Bird by Bird (Từng Con Chim).

Một em bé trai tám tuổi có người em gái sáu tuổi đang hấp hối chết vì bệnh ung thư máu. Ðể cứu được bệnh nhân người ta cần đến một loại máu tương tự. Cha mẹ giải thích cho con trai là đi thử máu để xem có thích hợp với máu của em gái không ? Em nhanh nhẹn bằng lòng. Sau khi thử, hai loại máu hoàn toàn am hợp. Rồi các bác sĩ đề nghị em cho em gái mình vài phân khối máu để cứu em. Ðứa anh lưỡng lự nói để suy nghĩ xem sao qua một đêm.

Sáng hôm sau, vừa thức dậy, em chạy đến phòng cha mẹ trả lời là em sẵn sàng hiến máu. Cha mẹ vui mừng đưa em vào bệnh viện, nơi con gái đang nằm chờ chết. Người ta đưa em lên giường để hút máu nơi cánh tay. Sau đó người ta tiếp máu cho bệnh nhân. Chỉ một vài lượng máu mà đứa con gái nhỏ thoát khỏi thần chết. Mọi người vui mừng. Một bác sĩ đến giường người cho máu để xem lại sức khỏe cho em. Ðứa anh trai đang nằm lim rim mở to đôi mắt hỏi : "Thưa bác sĩ bao lâu nữa thì con mới chết ?" Bác sĩ mỉm cười. Với tâm hồn ngây thơ, em cứ ngỡ cho máu như thế là mình sẽ chết thay cho em gái.

Trong câu truyện với Nicôđêmô Chúa Giêsu cũng đề cập đến việc Ngài sẽ chết thay cho nhân loại. Nhưng là chuyện tương lai, cho nên khó mà nắm bắt được hết ý nghĩa. Giọng văn của thánh Gioan thâm trầm, súc tích lại càng làm cho độc giả bối rối hơn. Mỗi câu, mỗi chữ gói ghém nhiều tư tưởng, đến nỗi dù đã ở trong nghề giảng thuyết nhiều năm, tôi vẫn phải ngồi bóp chán suy nghĩ lâu giờ. Bài Tin mừng đúng là một thách thức cho những khối óc lớn, làm sao giới lao động hiểu nổi ? Tuy đã đọc nhiều lần trước đây, hôm nay tôi vẫn phải tự hỏi: Chúa Giêsu ám chỉ điều chi trong câu truyện thù tiếp với ông Nicôđêmô ? Làm thế nào mà giải thích nó cho thính giả bình dân ?

Phúc âm nhất lãm dễ hiểu hơn. Các câu truyện của chúng ngắn gọn và sống động. Hình ảnh rất cụ thể, dễ cho các nhà rao giảng khai triển đề tài. Tuy nhiên nhiều linh hồn đạo đức lại thích Phúc âm của thánh Gioan. Họ có thể ngồi hàng giờ, giở từng trang, nghiền ngẫm từng chữ cho tâm trí thoả niềm nguyện ngắm. Ðoạn Tin mừng hôm nay thêm phần rắc rồi ở chỗ nó được trích ra ở khoảng giữa bài huấn giáo thật dài Chúa ban cho ông Nicôđêmô (3,1-21), bởi vậy khi đọc lên, người ta nghe như hoàn toàn lạc lõng và quá nặng nề đối với một cộng đoàn quen thuộc những bài đọc dễ hiểu hơn. Tôi cũng không dám chắc bài đọc 1 trích từ sách 2 Biên Niên Sử có thoáng hơn bài Tin mừng chăng ? Xem ra nó là một bản tóm lược lịch sử cứu độ và như vậy nó cũng gây khó khăn không ít cho những người rao giảng. Khi đọc lần đầu tôi thấy chúng mơ hồ và có rất nhiều giọng điệu thần học bí nhiệm.

Rào trước đón sau như vậy tôi mới dám bầy tỏ trực giác của mình về nội dung Tin mừng, tuy nhiên cũng chưa thể đi thẳng vào đề tài, xác địch ngay những điều Phúc âm muốn nói, mà phải suy gẫm hàng giờ xem bằng những hàng chữ này, Thánh Thần muốn mặc khải những chi cho linh hồn tôi và linh hồn các thích giả của tôi.

Ðiều đầu tiên tôi khám phá ra trong bài huấn từ,Chúa Giêsu nhiều lần quy chiếu về lịch sử cổ xưa của dân tộc Do thái, đặc biệt về hành trình vượt sa mạc, tiến vào đất hứa. Trong mùa chay này giáo xứ chúng ta cũng có nhiều cuộc hành trình thiêng liêng tương tự. Phải lợi dụng chúng để chỉnh đốn lại tâm hồn mọi người. Vừa thoát khỏi ách nô lệ, Ai cập dân Israel tay sách, nách mang vượt qua nhiều con đường dài, khô cằn, vất vả, họ trở nên mỏi mệt, kêu trách ông Môisen đã hành hạ họ và như thế gián tiếp ta thán Thiên Chúa : Sách Dân số ghi lại như sau: "Từ núi Ho, họ lên đường theo Biển sậy, vòng qua lãnh thổ Êdom, trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Israel mất kiên nhẫn, họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môise rằng: "Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai cập, để chúng tôi chết trong sa mạc ?" (4,21). Thiên Chúa nổi giận với họ, vì họ đã bất trung. Ngài cho rắn độc từ trong rừng bò ra cắn chết rất nhiều người. Các nhà chú giải cắt nghĩa rằng, đây là một loài rắn độc. Từ "Saraph" nghĩa là rắn lửa. Gọi như vậy vì các vết thương đỏ lên, rất độc và đau đớn.

Ðiều thứ hai là: ông Nicôđêmô đến nói chuyện với Chúa Giêsu vào ban đêm. Một người đang ngồi trong bóng tối tìm đến Ánh sáng soi đường. Và ông được bảo cho biết Ðức Chúa trời phán xét thế gian. Ý tưởng thật dễ sợ. Những ai quen ăn ở độc ác nghĩ đến điều Thiên Chúa phán xét hẳn phải rùng mình sợ hãi. Ðây không phải là chuyện đùa, phép công thẳng của Ngài đã từng được minh chứng qua dòng lịch sử. Cả một dân tộc bị Chúa phạt thua trận, đi đầy, thành quách bị phá đổ, cửa nhà tan hoang, không còn nghi lễ, không còn tư tế, trẻ nhỏ bị sát tế dâng tiến ngẫu tượng (bài đọc 1). Những ai ăn ở bất toàn cũng không thể đứng vững trước mặt Thượng Ðế. Nguyên nghĩ về truyện này mà thôi đã thất lạnh sương sống, nói chi đến thực tế hãi hùng ? Tuy nhiên án phạt của Thiên Chúa nối kết chặt chẽ với ơn thánh của Ngài.

Thật lạ lùng ! trí khôn nhân loại không thể hiểu thấu. Bởi lẽ án phạt lại là một hành động yêu thương. Thiên Chúa là tình yêu, nơi Ngài không có bóng tối đố kỵ, ghét ghen. Mọi hành động của Ngài đều là yêu mến, phát xuất từ tình yêu. Ðiều lạ lùng trên hết mọi sự lạ! Cho nên án phạt là từ chối tình yêu của Ðức Chúa Trời : "Kẻ không tin thì đã bị lên án rồi vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa." Do đó án Ðức Chúa Trời tuyên trên nhân loại là sai con của Ngài, Ngôi Hai, nhập thể để giải phóng chúng ta khỏi tội, khỏi đêm tối Nicôđêmô. Ánh sáng đã đến trong thế gian chiếu trên bóng tối linh hồn mỗi người. Người ta muốn xa tránh ánh sáng này cũng không được nữa, bởi nó là ánh sáng thấu suốt mọi sự, chiếu trên tội lỗi của chúng ta và bày tỏ án phạt cho mỗi người. Nói cho đúng, dân Israel bị lưu đầy, đền thờ bị phá huỷ không phải vì Thiên Chúa mà do tội bât trung của mình, họ đã từ chối thắng trận, từ chối ơn bảo trợ của Ðức Chúa Trời.

Chúa Giêsu nhắc nhớ ông Nicôđêmô về biến cố rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người Do thái vì bất trung. Ông Môsê đã làm gì để cứu dân ? Thiên Chúa truyền cho ông treo một con rắn bằng đồng lên cây cọc giữa sa mạc. Bất cứ những ai nhìn lên, kêu cầu con rắn đó đều được chữa khỏi. Vậy thì con rắn đồng đứng làm biểu tượng cho ơn cứu rỗi đến từ Thượng Ðế. Thiên Chúa một lần nữa lại là nguồn ơn giải phóng cho toàn dân, đúng như khi họ còn ở Ai cập. Với đức tin, một cái nhìn hướng về con rắn, hứa hẹn ơn cứu chuộc.

Ngày nay chúng ta dễ dàng nhận thấy ý nghĩa song hành giữa Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá và con rắn đồng của Môsê. Nhưng đối với ông Nicôđêmô thì không, ông chưa thể nhìn ta vế thứ hai của câu truyện, vì thế ông chưa hiều được, ông cần cần nhờ sự soi sáng đến từ trời cao. Chúng ta cũng phải ngang qua những giây phút hoang địa của cuộc đời, những hoang tưởng trên con đường tiến về Thượng đế. Biết bao nhiêu cám dỗ xúi dục chúng ta thất vọng, mất tin tưởng vào sự cứu rỗi của Thiên Chúa, không phải chỉ trong những thử thách lớn, mà ngay trong các biến cố của cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải thường xuyên dừng lại, nhất là mùa chay này, nhìn lên Chúa cứu thế để xin thêm đức tin, chỉnh đốn lại cuộc sống.

Ðến đây tôi nhớ đến bài hát nổi tiếng của Johnny Cash : "Tôi bước đi trên dấu đường đã vạch" (I walk the line). Anh hát về lòng trung thành của mình với người yêu : "Suốt cả thời gian ấy tôi đã mở to đôi mắt… bởi em là của tôi, tôi đang bước đi trên dấu đường đã vạch." Hôm nay cũng là thời gian và cơ hội để chúng ta mở to đôi mắt, nhìn những dấu chân đi hoang của mình suốt năm qua. Ðặt ra những câu hỏi thích hợp để cật vấn lương tâm: Nếu tự do và mục tiêu của tôi là Ðức Chúa Trời, thì tôi đã suy nghĩ thế nào khi chọn lựa các quyết định thường nhật ? Tại sao tôi ngu xuẩn đến thế ? Tại sao tôi không bước đi trên dấu đường đã vạch từ khi chịu phép thanh tẩy ? Con đường hiện nay tôi đang tiến bước có dẫn đến Thiên Chúa hay không ? Chúa Giêsu đến để bật sáng lên ngọn đèn trong đêm tối tương lai, nhờ ánh sáng của Ngài mọi sự đã rõ ràng, chúng ta nhận ra các chướng ngại vật, bấy lâu làm bao người vấp ngã. Ðó là tham, sân, si, là các dục vọng, thói xấu làm điên đảo lòng người. Liệu chúng ta có cương quyết tránh xa ? Hay lại dấn thân sâu đậm vào chúng hơn nữa ? Ðâu là những con đường giả tạo chúng ta đã theo đuổi ? Lúc này, có đúng là chúng ta đang bước đi trên "dấu đường" Chúa Giêsu đã chỉ và ban ơn cho chúng ta dõi theo ?

Sự lượng định lại giúp dễ nhận ra những thực tại bất ổn trong lương tâm mỗi người, tuy rằng làm như thế có thể khiến chúng ta thất vọng, nhát đảm về mình. Nhưng xin hãy can đảm kết án mạnh mẽ những thiếu xót của lòng mình và lắng nghe sứ điệp Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô hôm nay. Ðừng liên tưởng về người khác mà là về chính bản thân.Thiên Chúa sẽ tuyên án trên chúng ta, cái án mà Ngài đã áp dụng cho toàn thể nhân loại: Sự tha thứ qua Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Ðức tin chân chính sẽ khích lệ chúng ta ít nhìn về mình, nhưng về Chúa Giêsu, con rắn đồng treo trong "sa mạc" cuộc sống. Nhìn như thế sẽ giúp chúng ta được chữa lành nhanh chóng khỏi các vết thương do Satan, thế gian và xác thịt gây nên, hàn gắn các tương giao đã bị đổ vỡ, trái tim chai đá và độc ác, lòng đạo lạnh nhạt và muôn vàn thiếu xót khác.

Có tất cả hơn ba trăm lời tiên tri về Chúa Giêsu trong Kinh thánh Cựu ước. Ngài đã làm tròn tất cả. Hôm nay những hình ảnh được nhắc trong huấn từ Chúa dành cho ông Nicôđêmô là : Người Con duy nhất, Con Người, Con Một Thiên Chúa, Ánh sáng và Ơn cứu độ thế gian. Những tước hiệu này là đặc trưng của Phúc âm theo thánh Gioan. Nhưng cũng là tước hiệu thiết thân trong mỗi linh hồn tín hữu. Chúng mang nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên, tất cả đều quy hướng về Chúa Kitô. "Con loài người" phải được "giương cao" là tư tưởng chủ đạo trong bài diễn từ. Và thực sự Chúa Giêsu đã được "giương cao" trên thập tự. Một đằng sự kiện này tố cáo chúng ta đã trung thành với Thiên Chúa thế nào ? Ðàng khác nó đòi hỏi chúng ta phải tiến bước ra sao trên con đường tự do. Sự dấn thân theo Chúa phải trả giá bằng hy sinh và đau khổ cá nhân. Nhìn Chúa đang chịu "dương cao" trên thánh giá, tức khắc chúng ta hiểu điều đó. Nhưng "giương cao" cũng còn có nghĩa là sống lại. Nếu chúng ta nhìn lên Ngài sống lại, chúng ta sẽ hiểu được rằng: Chẳng có tội lỗi nào mà Thiên Chúa không toàn thắng. Amen.

Thánh Ca : Con Nay Trở Về