Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng (B) :
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Tỉnh Thức Chờ Chúa " của Linh Mục Đa Minh Nguyễn Phi Long.
KÊU XIN VÀ CHỜ MONG CHÚA ĐẾN
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. Chờ đợi
Những giây phút chờ đợi là thời gian căng thẳng nhất nhưng cũng có ý nghĩa nhất. Những người yêu nhau chờ tới ngày cưới, cha mẹ chờ đứa con ra đời, gia đình chờ một người thân trở về, người lao động chờ công việc mình sinh kết quả... Trong cuộc sống hàng ngày, người ta luôn chờ đợi một cái gì đó. Khi không còn chờ gì nữa, không còn mong gì nữa thì đời kể như sắp chết.
Lịch sử Israel cũng là một cuộc chờ đợi. Chờ Ðấng Messia đến thiết lập nền công chính trên trái đất này. Sự chờ đợi của Israel lên đến cao điểm khi họ bị lưu đày bên Babylon (Bài đọc 1).
Rồi Ðấng Messia đã đến. Phải chăng không còn phải chờ đợi nữa? Không, mỗi người vẫn còn phải chờ đợi, chờ cho sự công chính được hoàn thành nơi bản thân mình. Bởi đó, Ðức Giêsu nói "Phúc cho ai đói khát điều công chính". Ðói khát điều công chính và chờ đợi công chính thực hiện chính là một mối phúc.
Mùa Vọng là thời gian chờ đợi: chờ Ðức Giêsu đến thăm chúng ta vào dịp lễ Giáng sinh, và chờ Ngài đến với chúng ta mỗi ngày trong Bí tích Thánh Thể.
Chờ đợi như thế nào? Bài Tin Mừng hôm nay dạy: chờ đợi bằng cách tỉnh thức và cầu nguyện.
2. Ðất sét trong tay người thợ gốm
Bài đọc I dạy chúng ta một cách tỉnh thức chờ đợi rất hay: như miếng đất sét trong tay người thợ gốm.
Trong bài đọc I hôm nay, ngôn sứ Isaia đã nói lên một sự thật: "Chúng tôi là đất sét, Còn Chúa là người thợ gốm". Sự thật này đã được sách Sáng thế nói lên ngay từ đầu (St 2, 7). Kiểu diễn tả cụ thể của tác giả sách Sáng thế và của ngôn sứ Isaia có ý rằng: con người lệ thuộc Thiên Chúa.
Sự lệ thuộc chỉ toàn có lợi. Miếng đất sét chịu lệ thuộc bàn tay uốn nắn của người thợ gốm thì sẽ trở thành những vật dụng rất hữu ích, thậm chí thành những tác phẩm mỹ thuật rất đẹp.
Vậy, tỉnh thức và chờ đợi Chúa trong Mùa Vọng là làm như miếng đất sét trong tay người thợ gốm: ngoan ngoãn vâng theo ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, để cho Chúa uốn nắn mình thành những tác phẩm tuyệt vời đúng ý Chúa.
3. Mong đợi Chúa đến
Vào một ngày đẹp trời, ông già ngồi trên ghế xích đu, lòng mong đợi Chúa đến. Tình cờ, một em bé gái đang chơi banh để lọt vào sân nhà ông, cô gái chạy lại nhặt trái banh và mở lời làm quen:
- Thưa ông, ngày nào ông cũng ngồi trên chiếc xích đu này, ông đang chờ ai vậy?
- Cháu còn nhỏ quá làm sao hiểu được điều ông mong đợi.
- Có lẽ cháu nhỏ thật, nhưng mẹ cháu nói: có điều gì trong lòng thì hãy nói ra, có nói ra mới hiểu rõ hơn.
Nghe cô bé nói có lý, ông liền thố lộ:
- Ông đang chờ đợi Chúa đến.
Cô bé tròn xoe đôi mắt kinh ngạc. Ông già mới giải thích:
- Trước khi nhắm mắt, ông muốn tin chắc rằng có một Thiên Chúa, ông cần một dấu hiệu cháu à!
Bấy giờ cô bé mới lên tiếng:
- Ông chờ một dấu hiệu ư? Thưa ông, Chúa đã cho ông một dấu hiệu: mỗi khi ông hít thở không khí, mỗi khi ông nghe tiếng chim hót, mỗi khi ông nhìn hạt mưa rơi. Chúa đã cho ông một dấu hiệu trong nụ cười trẻ thơ, trong nước mắt người đau khổ. Ông ơi, Chúa ở trong ông. Chúa ở trong cháu, không cần phải tìm kiếm, vì Người luôn ở đó.
*
"Tất cả là hồng ân". Ơn Chúa có thể đến bất cứ từ nơi đâu, trong mọi cảnh huống cuộc đời, lúc vui mừng hay đau khổ, lúc thành công hay khi thất bại. Ðiều quan trọng là chúng ta biết nhận ra đó là ân ban của Chúa. Người có niềm tin nhìn tất cả chỗ nào cũng là ân sủng, và mỗi một ân ban là một cuộc "Chúa đến viếng thăm".
Bài Tin mừng đầu năm Phụng vụ hôm nay, nhắc nhở chúng ta dọn mình: đón nhận ơn Chúa trong mỗi giây phút hiện tại, chờ đón Chúa đến trong giờ chết, và trong ngày cánh chung của nhân loại.
Mùa Vọng là mùa của mong đợi. Mong đợi nào cũng làm cho con người mỏi mòn. Nhưng chính sự mòn mỏi đó càng làm cho cuộc gặp gỡ thêm nồng thắm hơn.
Thái độ cần phải có là hãy "tỉnh thức và cầu nguyện" để "nhận biết thời gian Chúa đến viếng thăm" (c. 19, 44). Nếu Chúa đã nhắn nhủ: "Hãy tỉnh thức, vì các con không biết giờ nào chủ sẽ về" thì không có lời khuyên nào khôn ngoan hơn lời Cha Charles de Foucauld: "Bạn hãy sống như bạn sẽ chết vào tối nay".
Nếu những cuộc viếng thăm là những hồng ân của Chúa, thì chúng ta đừng để mất những hồng ân ấy chỉ vì sự thờ ơ, thiếu chuẩn bị, không sẵn sàng. Chúng ta có quyền ước mơ, dự tính xây dựng tương lai, nhưng đừng bao giờ quên mục đích cuối cùng là phải "gặp được Chúa".
Nhưng có một sự thực này, nó rất thực, và đó là sự thực nhất trên đời là nếu chúng ta không thường gặp Chúa trong cuộc sống, thì chúng ta cũng sẽ không thể gặp Người vào giây phút cuối cuộc đời.
*
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết "tìm gặp Chúa" trong mọi ơn lành Chúa ban, trong các bí tích, trong các việc lành và trong người anh em, để chúng con sẽ gặp được Chúa trong ngày Chúa đến viếng thăm. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
4. Hãy thức dậy đi
Người ta nói rằng tôn giáo là một thứ thuốc phiện ru ngủ tín đồ. Tuy nói thế là không đúng, nhưng sở dĩ có người nói thế một phần cũng là do chúng ta: nhiều người trong chúng ta chỉ coi tôn giáo là một nơi an ủi (chỉ đến với Chúa khi gặp chuyện buồn phiền) và một chỗ bảo hiểm an toàn (đọc kinh cầu nguyện để được Chúa che chở, cứu nguy). Họ đến nhà thờ để tìm kiếm những chuyện siêu nhiên (phép lạ, ơn đặc biệt) trong khi quá lơ là với những trách nhiệm trần thế. Ðạo như thế đúng là thuốc phiện và người giữ đạo như thế đúng là người đang ngủ.
Hãy đọc kỹ lại bài Tin Mừng hôm nay. Ðức Giêsu đâu có bảo chúng ta ngủ, đâu có bảo chúng ta đừng làm việc. Trái lại Ngài bảo chúng ta luôn tỉnh thức làm việc. Kitô hữu giống như những đầy tớ mà Chúa là chủ đã giao cho mỗi người một việc và Ngài sẽ trở về bất cứ lúc nào để xem họ có đang làm việc đàng hoàng hay không.
Thế nhưng con người hay buồn ngủ và thường ngủ gật. Trong việc sống đạo cũng thế. Sau đây là một số lý do:
•Quen lờn về tội: "Ðiều gì thường xảy ra thì được coi là bình thường". Thường phạm tội hay thường thấy người khác phạm tội nên quen lờn không còn thấy bị cắn rứt nữa. Bài đọc I nói đó là "lương tâm đã trở nên chai đá". Lương tâm con người thời nay đã chai đá (đã "ngủ gật") trước những tội phạm đến công bình, đến tính dục, "không còn biết kính sợ Chúa nữa".
•Lười biếng cầu nguyện. Bài đọc I nói "không còn ai kêu cầu danh thánh Chúa nữa".
•Cảm thấy như Chúa đi đâu xa. Bài đọc I nói "Chúa đã ẩn nấp không cho chúng tôi thấy Chúa nữa". Bài Tin Mừng thì nói Chúa như "ông chủ đi xa, để nhà cửa lại".
Dù bởi lý do nào đi nữa, điều cần thiết là mỗi người hãy biết rằng mình đang mê ngủ, hoặc ít ra là đang ngủ gà ngủ gật. Vì thế, mỗi người hãy đáp lại tiếng Chúa gọi "Hãy thức dậy đi".
5. Ngủ mê trong thói quen
Tất cả chúng ta, chỉ trừ những đứa trẻ, đều không nhiều thì ít sống theo thói quen. Người ta nói rằng chúng ta sống một nửa cuộc đời phần sau dựa vào những thói quen đã có từ nửa cuộc đời phần trước. Như thế thật có lợi cho những ai đã tập được những thói quen tốt, tuy nhiên cũng thật tai hại cho những ai đã nhiễm phải những thói quen xấu.
Một việc được lập đi lập lại nhiều lần sẽ thành thói quen, khi đó người ta sẽ làm việc đó một cách rất dễ dàng và còn khéo léo nữa. Có thể nói thói quen là bản năng thứ hai của con người.
Tuy nhiên cứ làm theo thói quen riết rồi người ta sẽ trở thành một chiếc máy vô hồn, không ý thức mình đang làm gì nữa, không suy nghĩ, không tâm tình.
Nếu bạn để một con nhái vào một bình nước nóng, nó sẽ lập tức phóng ra ngay. Nhưng nếu bạn để nó trong một bình nước lạnh, rồi đun nóng lên từ từ. Con nhái không cảm thấy gì lạ cả nên cứ ở yên trong đó. Vì nó đã quen dần nên không thấy nguy hiểm gì cả. Muốn nó nhảy ra thì cần phải lấy một cái gì đó chọc vào nó.
Với thời gian, cuộc sống đạo của chúng ta dần dần trở thành thói quen. Nhiều việc đã không còn ý thức, huống chi nhiều thói xấu đã bám rễ dần dần. Ước gì Mùa vọng là một cú chọc mạnh khiến chúng ta giật mình ý thức lại và sửa đổi cho tốt hơn.
6. Hy vọng và cuộc sống
Người ta nói rằng bao lâu còn sống thì còn hy vọng
Tuy nhiên, đúng hơn phải nói: bao lâu còn hy vọng thì còn sống.
- Hy vọng là sức mạnh
- Nó chiếu sáng những trái tim chán chường
- Nó kích thích ý muốn sinh tồn
- Nó là trợ tá đắc lực cho các bác sĩ
- Nó là khiên thuẫn che chở những thất bại
- Nó hồi sinh những lý tưởng và làm mới những ước mơ
Bao lâu còn hy vọng thì bấy lâu không tình huống nào là bất khả.
Mùa Vọng là thời gian cho chúng ta hy vọng
Và Ðức Kitô chính là hy vọng của chúng ta. (Viết theo Flor McCarthy)
Hôm nay vào Mùa Vọng, Hội thánh muốn nhắc cho ta nhớ rằng Chúa sắp đến, chúng ta phải tỉnh thức. Lạy Ðức Giêsu, Chúa đã trao cho mỗi người chúng con một trách nhiệm trong gia đình, trong họ đạo, trong đất nước, và dạy chúng con phải tỉnh thức. . . Xin Chúa giúp chúng con luôn tỉnh thức để chu toàn trách nhiệm Chúa đã trao và sẵn sàng chờ ngày Chúa đến. Amen.
Thánh Ca : Nguyện Mùa Vọng
HÃY TỈNH THỨC
Cha Mark Link, S.J.
Một ngày trong tháng 12, cậu Gary Schneider 16 tuổi và hai người bạn lên đường để leo núi Mt. Hood dự tính trong vòng 4 ngày.
Lên được 9,000 bộ (tức gần 3 km), ba cậu bé bị một cơn bão tuyết có lẫn đá thổi tới và vùi lấp. Chẳng bao lâu tuyết đã ngập khỏi đầu các cậu. Các cậu bèn đào hầm chui vào đống tuyết để thoát khỏi những luồng gió lạnh buốt thổi tới và để chờ đợi cho qua trận bão tuyết.
Mười một ngày sau, trận bão tuyết vẫn còn tiếp tục thổi dữ tợn. Các túi dùng để chui vào ngủ của các cậu đã bị ướt và đông cứng lại. Thức ăn dự trù chỉ còn đủ cho mỗi người mỗi ngày được hai muỗng bột làm bánh. Nguồn an ủi duy nhất của các cậu bây giờ là cuốn Thánh kinh gọn nhỏ mà một cậu đã mang theo trong túi hành trang.
Các cậu mở sách Thánh Kinh và đọc mỗi ngày tám tiếng. Đúng là một cảnh tượng ngộ nghĩnh: trong một cái hầm đào trong tuyết rộng 5 bộ vuông (chưa đầy 1m2 ), có ba cậu bé mới mười mấy tuổi đầu đang ngồi chồm hổm trên những cái túi ngủ đọc sách. Chỉ có một chút ánh sáng mờ ảo phản chiếu từ cái lỗ hầm nho nhỏ ở phía trên.
Tại đó, ba cậu tụm lại với nhau hết giờ này tới giờ khác, ngày này qua ngày khác, cùng nhau lắng nghe Lời Chúa bất chấp tiếng gió hú bên trên.
Cuốn Thánh Vịnh dường như là cuốn nói hay nhất về tình trạng hiện tại của các cậu. Đavid có viết một vài bài khi ông bị lâm vào những tình trạng không khác gì các cậu; đói, cô đơn, không biết chuyện gì sắp xẩy đến, chỉ còn biết tin tưởng ở Chúa.
Nếu có ai cứu giúp, thì người đó chỉ có thể là Thiên Chúa. Chờ đợi như thế không phải chuyện dễ. Các cậu chỉ còn biết cầu nguyện, hy vọng cơn bão tuyết sẽ chấm dứt và sẽ có người tới cứu giúp.
Cuối cùng, vào ngày thứ 16, bầu trời trong sáng trở lại, các cậu bò ra khỏi hầm bằng tuyết của mình. Qua cơn ngặt nghèo ấy các cậu rất yếu đuối, và ra khỏi hầm họ chỉ có thể bước đi được một vài bước. Ngày hôm sau có một nhóm người cứu cấp đã tìm được các cậu trong tình trạng như thế. Cuối cùng, cơn thử thách là sự chờ đợi lâu dài đó đã chấm dứt.
Câu chuyện của các cậu bé, phải tụm lại với nhau trong hầm bằng tuyết chờ đợi cơn bão chấm dứt, là một hình ảnh tuyệt hảo tượng trưng cho mùa Vọng.
Mùa Vọng nhắc lại thời gian chờ đợi lâu dài của dân Do Thái mong mỏi Đấng Cứu Thế đến. Họ không biết làm gì để cho Đấng Cứu Thế mau đến hơn họ chỉ biết chờ đợi và cầu nguyện, y như các cậu bé kia đã làm trên ngọn núi Mt. Hood. Dân Do Thái chỉ còn biết tin tưởng và chờ đợi Thiên Chúa sẽ đến để giải cứu họ.
Một trong những bài Thánh vịnh mà ba cậu bé cứ đọc đi đọc lại để cầu nguyện trên ngọn núi Mt. Hood là thánh vịnh 130. Trong đó có một câu như sau: "Tôi mòn mỏi trông chờ Chúa cứu độ, và tôi tin tưởng ở lời Ngài. Tôi mòn mỏi trông chờ Chúa còn hơn ngừơi lính gác mong chờ hừng đông". Nếu không có Lời Chúa nâng đỡ tinh thần, thì các cậu dễ dàng thất vọng lắm. Dân Do Thái cũng như vậy khi họ mong chờ Đấng Cứu Thế. Nếu không có Lời Chúa ủi an họ, thì họ cũng sẽ thất vọng dễ dàng.
Nhưng Mùa Vọng không hẳn là thời gian để chúng ta nhớ lại và sống lại việc người Do Thái trông chờ Đấng Cứu Thế là Đức Giêsu. Mùa Vọng còn có ý nghĩa hơn như thế nhiều.
Mùa Vọng cũng là thời gian để chúng ta tưởng nhớ việc Đức Giêsu sẽ trở lại vào thời cuối cùng của lịch sử, lúc chúng ta ít mong đợi nhất. Chính vì thế mà Thánh sử Marcô nói với chúng ta qua bài Tin Mừng hôm nay như sau:
"Hãy coi chừng, hãy tỉnh thức… Đừng để khi Đức Giêsu bất ngờ đến mà Ngài lại thấy các bạn còn đang ngủ. Những gì tôi nói với các bạn, thì tôi cũng nói với tất cả mọi người: Hãy tỉnh thức".
Điều này dẫn chúng ta đến quan điểm thứ hai về Mùa Vọng. Bạn và tôi, chúng ta đang sống trong khoảng thời gian quan trọng giữ hai thời điểm: lúc Đức Kitô đến lần thứ nhất và lúc Ngài đến lần thứ hai.
Công việc của chúng ta không phải là cứ ngồi chăm chú và thánh thiện nhìn lên bầu trời để tưởng nhớ việc Đức Kitô đến lần thứ nhất và trông chờ Ngài đến lần thứ hai. Bổn phận của chúng ta là hoàn tất công việc mà Ngài đã giao cho chúng ta làm. Trước khi trở về cùng Chúa Cha, Đức Giêsu đã nói với kẻ theo Ngài:
"Các con hãy đi khắp nơi, đến với mọi dân tộc, rao giảng cho họ về nước trời, rửa tội cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, và dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền dạy cho các con. Và Thầy sẽ luôn luôn ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt. 28, 19-20)
Mùa Vọng là thời gian để chúng ta kiểm điểm lại xem chúng ta đã làm điều đó tốt đẹp thế nào. Mùa Vọng là thời gian để chúng ta tự nhủ một cách đặc biệt rằng: khi Đức Giêsu trở lại, Ngài sẽ xér xử chúng ta xem chúng ta đã làm việc như thế nào để loan truyền nước Thiên Chúa ở trần gian này.
Đức Kitô đã chết. Đức Kitô đã phục sinh. Đức Kitô sẽ trở lại. Cho tới khi Ngài trở lại, chúng ta phải lưu tâm tới công việc mà Ngài đã giao cho chúng ta làm.
Chúng ta phải cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới mặc, tiếp đón khách đến nhà, làm việc cho hoà bình, và yêu thương nhau như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta.
Đây là sứ điệp mà những bài đọc hôm nay muốn nhắn nhủ chúng ta. Sứ điệp đó là: Chính Đức Giêsu, Đấng đã sống ở trần gian cách đây hơn hai ngàn năm, sẽ trở lại vào ngày tận thế đúng lúc chúng ta không ngờ tới. Khi Ngài trở lại, Ngài sẽ xét xử từng cá nhân mỗi người chúng ta về cách thức chúng ta hoàn thành công việc mà Ngài đã giao cho chúng ta làm.
Chúng ta hãy hồi tâm lại để cầu nguyện, xin Đức Giêsu giúp chúng ta trung kiên trong công việc mà Ngài đã giao cho chúng ta thực hiện.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban cho chúng con sức mạnh, vì đôi khi chúng con gặp phải những vấn đề khó khăn rắc rối khiến chúng con muốn bỏ cuộc.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con tình yêu của Ngài, vì đôi khi chúng con bị người khác hất hủi khiến chúng con bị cám dỗ ghét bỏ họ.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban cho chúng con đôi mắt của Ngài, vì đôi khi cuộc đời trở thành đen tối khiến chúng con không còn biết đâu là đường chúng con phải đi.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban chính Ngài cho chúng con. Tâm hồn chúng con đã được dựng nên để yêu Ngài, nên tâm hồn chúng con sẽ không bao giờ an nghỉ cho đến khi nào được nghỉ an trong Ngài./.
Thánh Ca : Trời Cao
NGÀY VÀ ĐÊM
Lm. Phê Rô Bùi Quang Tuấn, C.Ss.R.
“Các con phải sẵn sàng” (Mt 24:44) vì “Đêm sắp tàn, ngày gần đến” (Rm 13:12). “Hãy bước đi trong ánh sáng của Chúa” (Is 2:5).
Đó là lời mời gọi cấp thiết khởi đầu cho một năm phụng vụ. Thế là một mùa Vọng nữa lại về. Bao tâm hồn lại nao nức chuẩn bị cho ngày lễ Giáng sinh sắp đến.
Giữa tiết trời lành lạnh và không gian chùng xuống như muốn ru cho giấc ngủ dài thêm, lời mời gọi trên chắc làm cho nhiều người nuối tiếc.
“Đêm sắp tàn, ngày gần tới” rồi sao? Nhưng khi nào là đêm và lúc nào là ngày? Làm sao biết được ranh giới giữa ngày và đêm?
Một vị sư phụ đã nêu câu hỏi với các học trò của mình: “Chúng con có biết khi nào đêm chấm dứt và lúc nào ngày bắt đầu không?”
Một anh nhanh nhảu: “Thưa thầy, ấy là lúc ta thấy một con vật từ đàng xa và phân biệt được nó là con bê hay con lừa”.
Một anh khác, sau lúc suy tư cũng xin góp ý: “Thưa thầy, khi nào ta nhìn thấy người bộ hành và phân biệt được thù hay bạn”.
Nhiều câu trả lời khác được đưa ra, nhưng dường như vị sư phụ không thoáng chút hài lòng. Cuối cùng cả đám nhao nhao xin thầy giải thích.
Sau phút trầm ngâm như muốn thấm sâu trong giòng tư tưởng, vị sư phụ lên tiếng: “Khi nào các con nhìn vào tha nhân và nhận ra đó chính là anh chị em mình thì đêm đã tàn và ngày đã tới”.
Thế ra không phải việc “phân biệt” con này con kia hay người này người nọ, song là “nhận ra” tha nhân như anh chị em của mình mới là cho bóng tối tan đi và ánh sáng toả rạng.
Đêm đen sẽ mãi thống trị tâm hồn nếu đời tôi cứ đắm chìm trong hiềm khích, hận thù, bất công, chia rẻ, vô luân, lừa dối. Còn khi để cho yêu thương dẫn lối cuộc sống, ngày mới cuộc đời đã bắt đầu lên ngôi, nhờ ánh quang soi tỏ mọi lối đường.
Thuở xưa, Isaiah mơ ước một ngày không còn chiến tranh. Người ta sẽ lấy gươm đao đúc thành lưỡi cày, lấy giáo mác rèn nên lưỡi liềm. Không còn ai tuốt kiếm đánh nhau. Các quốc gia không còn thao luyện để chiến đấu.
Nỗi khác mong đợi cho ánh sáng tình yêu thống trị địa cầu đã bắt đầu thành sự khi Đức Giêsu là “Mặt Trời Công Chính” bừng lên và cũng là “Hoàng tử Bình an” ngự đến.
Ấy thế mà dường như nỗi khát mong đợi chờ ấy vẫn không ngừng lập đi lập lại. Phải chăng vì tâm hồn nhân thế cứ bị bóng đêm của thế gian đe doạ chiếm đoạt, nên ước nguyện ánh sáng chân lý chiếu soi vẫn mãi là đặc tính của mùa Vọng hằng năm?
Ngày xưa, theo truyền thuyết của dân Rôma, tối 24 tháng 12 là ngày sinh của thần mặt trời, và rồi sáng hôm sau, vị thần đó vươn mình lên mang lại ánh và sự sống cho nhân gian. Thế nên, khắp cùng đế quốc, người ta mừng lễ Natalis Solis Invicti vào ngày đông chí, tức ngày 25 tháng 12, khởi đầu thời kỳ thần ánh sáng thắng vượt tối tăm, bước qua giai đoạn ngày dài hơn đêm.
Vào năm 336, Đức Giáo hoàng Jules I đã ấn định ngày đông chí như ngày mừng kỷ niệm Đức Giêsu-“Mặt Trời Công Chính”- đã giáng sinh cho nhân loại. Thế là ngày lễ ngoại giáo đã được thay bằng tính chất xác thực của biến cố Nhập Thể.
Từ đó trở đi, cứ mỗi lần sắp đến 25 tháng 12, giáo dân khắp nơi nô nức chuẩn bị tâm hồn cho ngày đại lễ Giáng sinh. Họ không ngừng ăn chay hãm mình, quảng đại thứ tha, đổi mới đời sống, chờ mừng ngày Chúa ngự đến. Dần dần những việc làm đó trở thành tính chất căn bản của mùa Vọng, mùa trông mong ngày sinh nhật Đấng Cứu Thế.
Đã bao mùa Giáng sinh trôi qua, nhưng có lẽ ‘tính chất căn bản’ của mùa Vọng đó đã phai mờ trong lòng nhiều người. Khi xưa, Giáo hội Kitô hoá ngày lễ ngoại giáo thành lễ Giáng sinh để hướng con người đến với nguồn sáng và nguồn sống đích thực. Còn hôm nay, không chừng tôi lại đang tục hoá ngày lễ thiêng liêng kia để rồi lòng mình cứ mãi lắng lo trong bao sự đời.
Ngày xưa mùa Vọng đã trở nên lời nhắc nhở canh tân lối sống, sửa sang tâm hồn, dọn lòng mừng Chúa đến. Còn hôm nay, không chừng tôi chỉ nghĩ đến trang hoàng nhà cửa, giăng thêm đèn màu, mua sắm quà cáp chuẩn bị cho những cuộc liên hoan say sưa, cuồng loạn, có khi… tội lỗi.
Một lần nữa, lời nhắn nhủ trong thơ của Thánh Phaolô lại thức tỉnh hồn tôi: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mang lấy khí giới ánh sáng. Hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị. Nhưng hãy mặc lấy Chúa Kitô, và chớ lo lắng thoả mãn các dục vọng xác thịt” (Rm 13:12-14).
Thực hành lời khuyên nhủ trên là khởi sự Kitô hoá cuộc đời, là sống trọn vẹn hơn ý nghĩa của mùa Vọng năm nay, và chắc chắn, là bắt đầu cảm nếm niềm vui nhiệm mầu sâu lắng trong lễ Giáng sinh sắp đến.
Thánh Ca : Mùa Sao Sáng
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Tỉnh Thức Chờ Chúa " của Linh Mục Đa Minh Nguyễn Phi Long.
KÊU XIN VÀ CHỜ MONG CHÚA ĐẾN
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
* 1. Chờ đợi
Những giây phút chờ đợi là thời gian căng thẳng nhất nhưng cũng có ý nghĩa nhất. Những người yêu nhau chờ tới ngày cưới, cha mẹ chờ đứa con ra đời, gia đình chờ một người thân trở về, người lao động chờ công việc mình sinh kết quả... Trong cuộc sống hàng ngày, người ta luôn chờ đợi một cái gì đó. Khi không còn chờ gì nữa, không còn mong gì nữa thì đời kể như sắp chết.
Lịch sử Israel cũng là một cuộc chờ đợi. Chờ Ðấng Messia đến thiết lập nền công chính trên trái đất này. Sự chờ đợi của Israel lên đến cao điểm khi họ bị lưu đày bên Babylon (Bài đọc 1).
Rồi Ðấng Messia đã đến. Phải chăng không còn phải chờ đợi nữa? Không, mỗi người vẫn còn phải chờ đợi, chờ cho sự công chính được hoàn thành nơi bản thân mình. Bởi đó, Ðức Giêsu nói "Phúc cho ai đói khát điều công chính". Ðói khát điều công chính và chờ đợi công chính thực hiện chính là một mối phúc.
Mùa Vọng là thời gian chờ đợi: chờ Ðức Giêsu đến thăm chúng ta vào dịp lễ Giáng sinh, và chờ Ngài đến với chúng ta mỗi ngày trong Bí tích Thánh Thể.
Chờ đợi như thế nào? Bài Tin Mừng hôm nay dạy: chờ đợi bằng cách tỉnh thức và cầu nguyện.
2. Ðất sét trong tay người thợ gốm
Bài đọc I dạy chúng ta một cách tỉnh thức chờ đợi rất hay: như miếng đất sét trong tay người thợ gốm.
Trong bài đọc I hôm nay, ngôn sứ Isaia đã nói lên một sự thật: "Chúng tôi là đất sét, Còn Chúa là người thợ gốm". Sự thật này đã được sách Sáng thế nói lên ngay từ đầu (St 2, 7). Kiểu diễn tả cụ thể của tác giả sách Sáng thế và của ngôn sứ Isaia có ý rằng: con người lệ thuộc Thiên Chúa.
Sự lệ thuộc chỉ toàn có lợi. Miếng đất sét chịu lệ thuộc bàn tay uốn nắn của người thợ gốm thì sẽ trở thành những vật dụng rất hữu ích, thậm chí thành những tác phẩm mỹ thuật rất đẹp.
Vậy, tỉnh thức và chờ đợi Chúa trong Mùa Vọng là làm như miếng đất sét trong tay người thợ gốm: ngoan ngoãn vâng theo ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, để cho Chúa uốn nắn mình thành những tác phẩm tuyệt vời đúng ý Chúa.
3. Mong đợi Chúa đến
Vào một ngày đẹp trời, ông già ngồi trên ghế xích đu, lòng mong đợi Chúa đến. Tình cờ, một em bé gái đang chơi banh để lọt vào sân nhà ông, cô gái chạy lại nhặt trái banh và mở lời làm quen:
- Thưa ông, ngày nào ông cũng ngồi trên chiếc xích đu này, ông đang chờ ai vậy?
- Cháu còn nhỏ quá làm sao hiểu được điều ông mong đợi.
- Có lẽ cháu nhỏ thật, nhưng mẹ cháu nói: có điều gì trong lòng thì hãy nói ra, có nói ra mới hiểu rõ hơn.
Nghe cô bé nói có lý, ông liền thố lộ:
- Ông đang chờ đợi Chúa đến.
Cô bé tròn xoe đôi mắt kinh ngạc. Ông già mới giải thích:
- Trước khi nhắm mắt, ông muốn tin chắc rằng có một Thiên Chúa, ông cần một dấu hiệu cháu à!
Bấy giờ cô bé mới lên tiếng:
- Ông chờ một dấu hiệu ư? Thưa ông, Chúa đã cho ông một dấu hiệu: mỗi khi ông hít thở không khí, mỗi khi ông nghe tiếng chim hót, mỗi khi ông nhìn hạt mưa rơi. Chúa đã cho ông một dấu hiệu trong nụ cười trẻ thơ, trong nước mắt người đau khổ. Ông ơi, Chúa ở trong ông. Chúa ở trong cháu, không cần phải tìm kiếm, vì Người luôn ở đó.
*
"Tất cả là hồng ân". Ơn Chúa có thể đến bất cứ từ nơi đâu, trong mọi cảnh huống cuộc đời, lúc vui mừng hay đau khổ, lúc thành công hay khi thất bại. Ðiều quan trọng là chúng ta biết nhận ra đó là ân ban của Chúa. Người có niềm tin nhìn tất cả chỗ nào cũng là ân sủng, và mỗi một ân ban là một cuộc "Chúa đến viếng thăm".
Bài Tin mừng đầu năm Phụng vụ hôm nay, nhắc nhở chúng ta dọn mình: đón nhận ơn Chúa trong mỗi giây phút hiện tại, chờ đón Chúa đến trong giờ chết, và trong ngày cánh chung của nhân loại.
Mùa Vọng là mùa của mong đợi. Mong đợi nào cũng làm cho con người mỏi mòn. Nhưng chính sự mòn mỏi đó càng làm cho cuộc gặp gỡ thêm nồng thắm hơn.
Thái độ cần phải có là hãy "tỉnh thức và cầu nguyện" để "nhận biết thời gian Chúa đến viếng thăm" (c. 19, 44). Nếu Chúa đã nhắn nhủ: "Hãy tỉnh thức, vì các con không biết giờ nào chủ sẽ về" thì không có lời khuyên nào khôn ngoan hơn lời Cha Charles de Foucauld: "Bạn hãy sống như bạn sẽ chết vào tối nay".
Nếu những cuộc viếng thăm là những hồng ân của Chúa, thì chúng ta đừng để mất những hồng ân ấy chỉ vì sự thờ ơ, thiếu chuẩn bị, không sẵn sàng. Chúng ta có quyền ước mơ, dự tính xây dựng tương lai, nhưng đừng bao giờ quên mục đích cuối cùng là phải "gặp được Chúa".
Nhưng có một sự thực này, nó rất thực, và đó là sự thực nhất trên đời là nếu chúng ta không thường gặp Chúa trong cuộc sống, thì chúng ta cũng sẽ không thể gặp Người vào giây phút cuối cuộc đời.
*
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết "tìm gặp Chúa" trong mọi ơn lành Chúa ban, trong các bí tích, trong các việc lành và trong người anh em, để chúng con sẽ gặp được Chúa trong ngày Chúa đến viếng thăm. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
4. Hãy thức dậy đi
Người ta nói rằng tôn giáo là một thứ thuốc phiện ru ngủ tín đồ. Tuy nói thế là không đúng, nhưng sở dĩ có người nói thế một phần cũng là do chúng ta: nhiều người trong chúng ta chỉ coi tôn giáo là một nơi an ủi (chỉ đến với Chúa khi gặp chuyện buồn phiền) và một chỗ bảo hiểm an toàn (đọc kinh cầu nguyện để được Chúa che chở, cứu nguy). Họ đến nhà thờ để tìm kiếm những chuyện siêu nhiên (phép lạ, ơn đặc biệt) trong khi quá lơ là với những trách nhiệm trần thế. Ðạo như thế đúng là thuốc phiện và người giữ đạo như thế đúng là người đang ngủ.
Hãy đọc kỹ lại bài Tin Mừng hôm nay. Ðức Giêsu đâu có bảo chúng ta ngủ, đâu có bảo chúng ta đừng làm việc. Trái lại Ngài bảo chúng ta luôn tỉnh thức làm việc. Kitô hữu giống như những đầy tớ mà Chúa là chủ đã giao cho mỗi người một việc và Ngài sẽ trở về bất cứ lúc nào để xem họ có đang làm việc đàng hoàng hay không.
Thế nhưng con người hay buồn ngủ và thường ngủ gật. Trong việc sống đạo cũng thế. Sau đây là một số lý do:
•Quen lờn về tội: "Ðiều gì thường xảy ra thì được coi là bình thường". Thường phạm tội hay thường thấy người khác phạm tội nên quen lờn không còn thấy bị cắn rứt nữa. Bài đọc I nói đó là "lương tâm đã trở nên chai đá". Lương tâm con người thời nay đã chai đá (đã "ngủ gật") trước những tội phạm đến công bình, đến tính dục, "không còn biết kính sợ Chúa nữa".
•Lười biếng cầu nguyện. Bài đọc I nói "không còn ai kêu cầu danh thánh Chúa nữa".
•Cảm thấy như Chúa đi đâu xa. Bài đọc I nói "Chúa đã ẩn nấp không cho chúng tôi thấy Chúa nữa". Bài Tin Mừng thì nói Chúa như "ông chủ đi xa, để nhà cửa lại".
Dù bởi lý do nào đi nữa, điều cần thiết là mỗi người hãy biết rằng mình đang mê ngủ, hoặc ít ra là đang ngủ gà ngủ gật. Vì thế, mỗi người hãy đáp lại tiếng Chúa gọi "Hãy thức dậy đi".
5. Ngủ mê trong thói quen
Tất cả chúng ta, chỉ trừ những đứa trẻ, đều không nhiều thì ít sống theo thói quen. Người ta nói rằng chúng ta sống một nửa cuộc đời phần sau dựa vào những thói quen đã có từ nửa cuộc đời phần trước. Như thế thật có lợi cho những ai đã tập được những thói quen tốt, tuy nhiên cũng thật tai hại cho những ai đã nhiễm phải những thói quen xấu.
Một việc được lập đi lập lại nhiều lần sẽ thành thói quen, khi đó người ta sẽ làm việc đó một cách rất dễ dàng và còn khéo léo nữa. Có thể nói thói quen là bản năng thứ hai của con người.
Tuy nhiên cứ làm theo thói quen riết rồi người ta sẽ trở thành một chiếc máy vô hồn, không ý thức mình đang làm gì nữa, không suy nghĩ, không tâm tình.
Nếu bạn để một con nhái vào một bình nước nóng, nó sẽ lập tức phóng ra ngay. Nhưng nếu bạn để nó trong một bình nước lạnh, rồi đun nóng lên từ từ. Con nhái không cảm thấy gì lạ cả nên cứ ở yên trong đó. Vì nó đã quen dần nên không thấy nguy hiểm gì cả. Muốn nó nhảy ra thì cần phải lấy một cái gì đó chọc vào nó.
Với thời gian, cuộc sống đạo của chúng ta dần dần trở thành thói quen. Nhiều việc đã không còn ý thức, huống chi nhiều thói xấu đã bám rễ dần dần. Ước gì Mùa vọng là một cú chọc mạnh khiến chúng ta giật mình ý thức lại và sửa đổi cho tốt hơn.
6. Hy vọng và cuộc sống
Người ta nói rằng bao lâu còn sống thì còn hy vọng
Tuy nhiên, đúng hơn phải nói: bao lâu còn hy vọng thì còn sống.
- Hy vọng là sức mạnh
- Nó chiếu sáng những trái tim chán chường
- Nó kích thích ý muốn sinh tồn
- Nó là trợ tá đắc lực cho các bác sĩ
- Nó là khiên thuẫn che chở những thất bại
- Nó hồi sinh những lý tưởng và làm mới những ước mơ
Bao lâu còn hy vọng thì bấy lâu không tình huống nào là bất khả.
Mùa Vọng là thời gian cho chúng ta hy vọng
Và Ðức Kitô chính là hy vọng của chúng ta. (Viết theo Flor McCarthy)
Hôm nay vào Mùa Vọng, Hội thánh muốn nhắc cho ta nhớ rằng Chúa sắp đến, chúng ta phải tỉnh thức. Lạy Ðức Giêsu, Chúa đã trao cho mỗi người chúng con một trách nhiệm trong gia đình, trong họ đạo, trong đất nước, và dạy chúng con phải tỉnh thức. . . Xin Chúa giúp chúng con luôn tỉnh thức để chu toàn trách nhiệm Chúa đã trao và sẵn sàng chờ ngày Chúa đến. Amen.
Thánh Ca : Nguyện Mùa Vọng
HÃY TỈNH THỨC
Cha Mark Link, S.J.
Một ngày trong tháng 12, cậu Gary Schneider 16 tuổi và hai người bạn lên đường để leo núi Mt. Hood dự tính trong vòng 4 ngày.
Lên được 9,000 bộ (tức gần 3 km), ba cậu bé bị một cơn bão tuyết có lẫn đá thổi tới và vùi lấp. Chẳng bao lâu tuyết đã ngập khỏi đầu các cậu. Các cậu bèn đào hầm chui vào đống tuyết để thoát khỏi những luồng gió lạnh buốt thổi tới và để chờ đợi cho qua trận bão tuyết.
Mười một ngày sau, trận bão tuyết vẫn còn tiếp tục thổi dữ tợn. Các túi dùng để chui vào ngủ của các cậu đã bị ướt và đông cứng lại. Thức ăn dự trù chỉ còn đủ cho mỗi người mỗi ngày được hai muỗng bột làm bánh. Nguồn an ủi duy nhất của các cậu bây giờ là cuốn Thánh kinh gọn nhỏ mà một cậu đã mang theo trong túi hành trang.
Các cậu mở sách Thánh Kinh và đọc mỗi ngày tám tiếng. Đúng là một cảnh tượng ngộ nghĩnh: trong một cái hầm đào trong tuyết rộng 5 bộ vuông (chưa đầy 1m2 ), có ba cậu bé mới mười mấy tuổi đầu đang ngồi chồm hổm trên những cái túi ngủ đọc sách. Chỉ có một chút ánh sáng mờ ảo phản chiếu từ cái lỗ hầm nho nhỏ ở phía trên.
Tại đó, ba cậu tụm lại với nhau hết giờ này tới giờ khác, ngày này qua ngày khác, cùng nhau lắng nghe Lời Chúa bất chấp tiếng gió hú bên trên.
Cuốn Thánh Vịnh dường như là cuốn nói hay nhất về tình trạng hiện tại của các cậu. Đavid có viết một vài bài khi ông bị lâm vào những tình trạng không khác gì các cậu; đói, cô đơn, không biết chuyện gì sắp xẩy đến, chỉ còn biết tin tưởng ở Chúa.
Nếu có ai cứu giúp, thì người đó chỉ có thể là Thiên Chúa. Chờ đợi như thế không phải chuyện dễ. Các cậu chỉ còn biết cầu nguyện, hy vọng cơn bão tuyết sẽ chấm dứt và sẽ có người tới cứu giúp.
Cuối cùng, vào ngày thứ 16, bầu trời trong sáng trở lại, các cậu bò ra khỏi hầm bằng tuyết của mình. Qua cơn ngặt nghèo ấy các cậu rất yếu đuối, và ra khỏi hầm họ chỉ có thể bước đi được một vài bước. Ngày hôm sau có một nhóm người cứu cấp đã tìm được các cậu trong tình trạng như thế. Cuối cùng, cơn thử thách là sự chờ đợi lâu dài đó đã chấm dứt.
Câu chuyện của các cậu bé, phải tụm lại với nhau trong hầm bằng tuyết chờ đợi cơn bão chấm dứt, là một hình ảnh tuyệt hảo tượng trưng cho mùa Vọng.
Mùa Vọng nhắc lại thời gian chờ đợi lâu dài của dân Do Thái mong mỏi Đấng Cứu Thế đến. Họ không biết làm gì để cho Đấng Cứu Thế mau đến hơn họ chỉ biết chờ đợi và cầu nguyện, y như các cậu bé kia đã làm trên ngọn núi Mt. Hood. Dân Do Thái chỉ còn biết tin tưởng và chờ đợi Thiên Chúa sẽ đến để giải cứu họ.
Một trong những bài Thánh vịnh mà ba cậu bé cứ đọc đi đọc lại để cầu nguyện trên ngọn núi Mt. Hood là thánh vịnh 130. Trong đó có một câu như sau: "Tôi mòn mỏi trông chờ Chúa cứu độ, và tôi tin tưởng ở lời Ngài. Tôi mòn mỏi trông chờ Chúa còn hơn ngừơi lính gác mong chờ hừng đông". Nếu không có Lời Chúa nâng đỡ tinh thần, thì các cậu dễ dàng thất vọng lắm. Dân Do Thái cũng như vậy khi họ mong chờ Đấng Cứu Thế. Nếu không có Lời Chúa ủi an họ, thì họ cũng sẽ thất vọng dễ dàng.
Nhưng Mùa Vọng không hẳn là thời gian để chúng ta nhớ lại và sống lại việc người Do Thái trông chờ Đấng Cứu Thế là Đức Giêsu. Mùa Vọng còn có ý nghĩa hơn như thế nhiều.
Mùa Vọng cũng là thời gian để chúng ta tưởng nhớ việc Đức Giêsu sẽ trở lại vào thời cuối cùng của lịch sử, lúc chúng ta ít mong đợi nhất. Chính vì thế mà Thánh sử Marcô nói với chúng ta qua bài Tin Mừng hôm nay như sau:
"Hãy coi chừng, hãy tỉnh thức… Đừng để khi Đức Giêsu bất ngờ đến mà Ngài lại thấy các bạn còn đang ngủ. Những gì tôi nói với các bạn, thì tôi cũng nói với tất cả mọi người: Hãy tỉnh thức".
Điều này dẫn chúng ta đến quan điểm thứ hai về Mùa Vọng. Bạn và tôi, chúng ta đang sống trong khoảng thời gian quan trọng giữ hai thời điểm: lúc Đức Kitô đến lần thứ nhất và lúc Ngài đến lần thứ hai.
Công việc của chúng ta không phải là cứ ngồi chăm chú và thánh thiện nhìn lên bầu trời để tưởng nhớ việc Đức Kitô đến lần thứ nhất và trông chờ Ngài đến lần thứ hai. Bổn phận của chúng ta là hoàn tất công việc mà Ngài đã giao cho chúng ta làm. Trước khi trở về cùng Chúa Cha, Đức Giêsu đã nói với kẻ theo Ngài:
"Các con hãy đi khắp nơi, đến với mọi dân tộc, rao giảng cho họ về nước trời, rửa tội cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, và dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền dạy cho các con. Và Thầy sẽ luôn luôn ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt. 28, 19-20)
Mùa Vọng là thời gian để chúng ta kiểm điểm lại xem chúng ta đã làm điều đó tốt đẹp thế nào. Mùa Vọng là thời gian để chúng ta tự nhủ một cách đặc biệt rằng: khi Đức Giêsu trở lại, Ngài sẽ xér xử chúng ta xem chúng ta đã làm việc như thế nào để loan truyền nước Thiên Chúa ở trần gian này.
Đức Kitô đã chết. Đức Kitô đã phục sinh. Đức Kitô sẽ trở lại. Cho tới khi Ngài trở lại, chúng ta phải lưu tâm tới công việc mà Ngài đã giao cho chúng ta làm.
Chúng ta phải cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới mặc, tiếp đón khách đến nhà, làm việc cho hoà bình, và yêu thương nhau như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta.
Đây là sứ điệp mà những bài đọc hôm nay muốn nhắn nhủ chúng ta. Sứ điệp đó là: Chính Đức Giêsu, Đấng đã sống ở trần gian cách đây hơn hai ngàn năm, sẽ trở lại vào ngày tận thế đúng lúc chúng ta không ngờ tới. Khi Ngài trở lại, Ngài sẽ xét xử từng cá nhân mỗi người chúng ta về cách thức chúng ta hoàn thành công việc mà Ngài đã giao cho chúng ta làm.
Chúng ta hãy hồi tâm lại để cầu nguyện, xin Đức Giêsu giúp chúng ta trung kiên trong công việc mà Ngài đã giao cho chúng ta thực hiện.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban cho chúng con sức mạnh, vì đôi khi chúng con gặp phải những vấn đề khó khăn rắc rối khiến chúng con muốn bỏ cuộc.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con tình yêu của Ngài, vì đôi khi chúng con bị người khác hất hủi khiến chúng con bị cám dỗ ghét bỏ họ.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban cho chúng con đôi mắt của Ngài, vì đôi khi cuộc đời trở thành đen tối khiến chúng con không còn biết đâu là đường chúng con phải đi.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban chính Ngài cho chúng con. Tâm hồn chúng con đã được dựng nên để yêu Ngài, nên tâm hồn chúng con sẽ không bao giờ an nghỉ cho đến khi nào được nghỉ an trong Ngài./.
Thánh Ca : Trời Cao
NGÀY VÀ ĐÊM
Lm. Phê Rô Bùi Quang Tuấn, C.Ss.R.
“Các con phải sẵn sàng” (Mt 24:44) vì “Đêm sắp tàn, ngày gần đến” (Rm 13:12). “Hãy bước đi trong ánh sáng của Chúa” (Is 2:5).
Đó là lời mời gọi cấp thiết khởi đầu cho một năm phụng vụ. Thế là một mùa Vọng nữa lại về. Bao tâm hồn lại nao nức chuẩn bị cho ngày lễ Giáng sinh sắp đến.
Giữa tiết trời lành lạnh và không gian chùng xuống như muốn ru cho giấc ngủ dài thêm, lời mời gọi trên chắc làm cho nhiều người nuối tiếc.
“Đêm sắp tàn, ngày gần tới” rồi sao? Nhưng khi nào là đêm và lúc nào là ngày? Làm sao biết được ranh giới giữa ngày và đêm?
Một vị sư phụ đã nêu câu hỏi với các học trò của mình: “Chúng con có biết khi nào đêm chấm dứt và lúc nào ngày bắt đầu không?”
Một anh nhanh nhảu: “Thưa thầy, ấy là lúc ta thấy một con vật từ đàng xa và phân biệt được nó là con bê hay con lừa”.
Một anh khác, sau lúc suy tư cũng xin góp ý: “Thưa thầy, khi nào ta nhìn thấy người bộ hành và phân biệt được thù hay bạn”.
Nhiều câu trả lời khác được đưa ra, nhưng dường như vị sư phụ không thoáng chút hài lòng. Cuối cùng cả đám nhao nhao xin thầy giải thích.
Sau phút trầm ngâm như muốn thấm sâu trong giòng tư tưởng, vị sư phụ lên tiếng: “Khi nào các con nhìn vào tha nhân và nhận ra đó chính là anh chị em mình thì đêm đã tàn và ngày đã tới”.
Thế ra không phải việc “phân biệt” con này con kia hay người này người nọ, song là “nhận ra” tha nhân như anh chị em của mình mới là cho bóng tối tan đi và ánh sáng toả rạng.
Đêm đen sẽ mãi thống trị tâm hồn nếu đời tôi cứ đắm chìm trong hiềm khích, hận thù, bất công, chia rẻ, vô luân, lừa dối. Còn khi để cho yêu thương dẫn lối cuộc sống, ngày mới cuộc đời đã bắt đầu lên ngôi, nhờ ánh quang soi tỏ mọi lối đường.
Thuở xưa, Isaiah mơ ước một ngày không còn chiến tranh. Người ta sẽ lấy gươm đao đúc thành lưỡi cày, lấy giáo mác rèn nên lưỡi liềm. Không còn ai tuốt kiếm đánh nhau. Các quốc gia không còn thao luyện để chiến đấu.
Nỗi khác mong đợi cho ánh sáng tình yêu thống trị địa cầu đã bắt đầu thành sự khi Đức Giêsu là “Mặt Trời Công Chính” bừng lên và cũng là “Hoàng tử Bình an” ngự đến.
Ấy thế mà dường như nỗi khát mong đợi chờ ấy vẫn không ngừng lập đi lập lại. Phải chăng vì tâm hồn nhân thế cứ bị bóng đêm của thế gian đe doạ chiếm đoạt, nên ước nguyện ánh sáng chân lý chiếu soi vẫn mãi là đặc tính của mùa Vọng hằng năm?
Ngày xưa, theo truyền thuyết của dân Rôma, tối 24 tháng 12 là ngày sinh của thần mặt trời, và rồi sáng hôm sau, vị thần đó vươn mình lên mang lại ánh và sự sống cho nhân gian. Thế nên, khắp cùng đế quốc, người ta mừng lễ Natalis Solis Invicti vào ngày đông chí, tức ngày 25 tháng 12, khởi đầu thời kỳ thần ánh sáng thắng vượt tối tăm, bước qua giai đoạn ngày dài hơn đêm.
Vào năm 336, Đức Giáo hoàng Jules I đã ấn định ngày đông chí như ngày mừng kỷ niệm Đức Giêsu-“Mặt Trời Công Chính”- đã giáng sinh cho nhân loại. Thế là ngày lễ ngoại giáo đã được thay bằng tính chất xác thực của biến cố Nhập Thể.
Từ đó trở đi, cứ mỗi lần sắp đến 25 tháng 12, giáo dân khắp nơi nô nức chuẩn bị tâm hồn cho ngày đại lễ Giáng sinh. Họ không ngừng ăn chay hãm mình, quảng đại thứ tha, đổi mới đời sống, chờ mừng ngày Chúa ngự đến. Dần dần những việc làm đó trở thành tính chất căn bản của mùa Vọng, mùa trông mong ngày sinh nhật Đấng Cứu Thế.
Đã bao mùa Giáng sinh trôi qua, nhưng có lẽ ‘tính chất căn bản’ của mùa Vọng đó đã phai mờ trong lòng nhiều người. Khi xưa, Giáo hội Kitô hoá ngày lễ ngoại giáo thành lễ Giáng sinh để hướng con người đến với nguồn sáng và nguồn sống đích thực. Còn hôm nay, không chừng tôi lại đang tục hoá ngày lễ thiêng liêng kia để rồi lòng mình cứ mãi lắng lo trong bao sự đời.
Ngày xưa mùa Vọng đã trở nên lời nhắc nhở canh tân lối sống, sửa sang tâm hồn, dọn lòng mừng Chúa đến. Còn hôm nay, không chừng tôi chỉ nghĩ đến trang hoàng nhà cửa, giăng thêm đèn màu, mua sắm quà cáp chuẩn bị cho những cuộc liên hoan say sưa, cuồng loạn, có khi… tội lỗi.
Một lần nữa, lời nhắn nhủ trong thơ của Thánh Phaolô lại thức tỉnh hồn tôi: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mang lấy khí giới ánh sáng. Hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị. Nhưng hãy mặc lấy Chúa Kitô, và chớ lo lắng thoả mãn các dục vọng xác thịt” (Rm 13:12-14).
Thực hành lời khuyên nhủ trên là khởi sự Kitô hoá cuộc đời, là sống trọn vẹn hơn ý nghĩa của mùa Vọng năm nay, và chắc chắn, là bắt đầu cảm nếm niềm vui nhiệm mầu sâu lắng trong lễ Giáng sinh sắp đến.
Thánh Ca : Mùa Sao Sáng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét