Trang

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

FAO : Khí hậu nóng lên làm giảm năng suất lúa tại châu Á

Dù cho nhiệt độ khí quyển tăng lên một chút thôi thì cũng đủ làm cho mức sản xuất gạo tại châu Á sụt giảm đáng kể. Nhiều khu vực then chốt của châu lục sản xuất lúa đứng đầu thế giới bị tác động hiệu ứng nhà kính làm giảm năng xuất từ 10% đến 20%.Trên đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) công bố hôm thứ hai 9/8/2010. Nông dân cấy lúa trên một cánh đồng ngoại thành Hà Nội Ảnh: Reuters Mời nghe bài viết trên đài RFI Các nhà khoa học Mỹ, Philippines và nhiều đồng nghiệp trong Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO đã dày công nghiên cứu tình trạng biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt độ tối thiểu và tối đa trong ngày, đã có tác động gì lên năng suất lúa tại Á châu. Công trình được thực hiện tại 227 khu vực canh tác lúa tại 6 nước tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam từ năm 1994 đến 1999. Bản báo cáo kết quả công bố vào ngày thứ hai vừa qua, 09/ 08/ 2010, ghi nhận là năng suất lúa tăng giảm tùy theo mức độ gia tăng của nhiệt độ tối thiểu. Cụ thể là " khi nhiệt độ tối thiểu trong ngày tăng lên hoặc đêm nóng hơn thì cây lúa sẽ cho ít hạt chắc ". Giáo sư Jarrod Welch, đại học California, tác giả chính của bản nghiên cứu giải thích là tới một giới hạn nào đó, nhiệt độ nóng ban ngày thuận lợi năng suất nhưng nếu ban đêm trời nóng hơn thì thiệt hại sẽ cao hơn, có hại nhiều hơn có lợi. Tình trạng nhiệt độ khí quyển nóng hơn trong một phần tư thế kỷ qua làm cho nhiều khu canh tác then chốt tại Á châu bị giảm năng suất từ 10% đến 20%. Theo các nhà khoa học, thì với khuynh hướng nhiệt độ tiếp tục gia tăng từ nay đến cuối thể kỷ thì thiệt hại cho ngành canh nông sẽ trầm trọng hơn. Gạo là thực phẩm chính hàng ngày của 3 tỷ người, phân nửa dân số địa cầu. Trong số này gần một tỷ thuộc thành phần nghèo khó nhất mà theo FAO bị nạn đói đe dọa triền miên. Giải pháp cho cây lúa trổ bông ban đêm để tránh nhiệt Trong nỗ lực đi trước thiên nhiên, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp vì Phát triển của Pháp, CIRAD, từ đầu năm 2009 tìm cách tạo một giống lúa mới có khả năng trổ bông lúc ban đêm. Nghe qua tưởng như chuyện đùa hoặc là phát xuất từ một ý tưởng kỳ quặc của một khoa học gia lắm bạc nhiều tiền. Công trình nghiên cứu này phát xuất từ một lý do chính đáng hơn nhiều. Các giống lúa canh tác hiện nay trổ bông từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Đây là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày. Cây lúa cho hạt rất nhiều nếu nhiệt độ không khí thấp hơn 35°C. Từ 35°C đến 38°C thì ít hoa ít hạt hơn. Trên 38°C là một thảm họa, bị cháy rụi như những cánh đồng lúa mì của Nga hiện nay. Đối với những cánh đồng lúa ở xứ ôn đới như Pháp hay Tây Ban Nha, thì vấn đề này không đặt ra. Nhưng ở châu Á và châu Phi nhiệt đới lại gặp phải tình trạng hiệu ứng nhà kính thì đây có thể là một vấn đề sinh tử. Năng suất thu hoạch tùy thuộc vào giờ lúa trổ bông. Bông lúa nở vào sáng sớm khi sương mai còn đọng trên cành, khi mặt trời chưa lên cao mở ra một viễn tượng mới cho ngành nông nghiệp. Còn đối với Việt Nam, điều kiện địa lý cho phép nông dân làm từ hai đến ba vụ lúa trong năm. Năng suất và chất lượng của các mùa có thể bù đấp cho nhau hay không ? Với khả năng sản xuất dư thừa hiện nay , lúa Việt Nam vẫn còn một tương lai tươi sáng. Vần đề là người nông dân không hưởng được toàn vẹn lợi nhuận do công khó của mình mang lại. Mời quý thính giả theo dõi phân tích của một chuyên gia Đào Thế Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam: Chuyên gia Đào Thế Anh - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Tú Anh (RFI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét