Trang

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Cuộc trắc nghiệm sức kháng cự các ngân hàng châu Âu

Ủy ban kiểm soát các hoạt động ngân hàng của châu Âu, CEBS vừa công bố kết quả một cuộc trắc nghiệm thực hiện trên 91 ngân hàng lớn nhất trong toàn bộ 27 nước Liên Hiệp Châu Âu trước khả năng đối phó với khủng hoảng kinh tế và tài chính. 4 ngân hàng Pháp tham gia vào cuộc trắc nghiệm (Reuters) Mời nghe bài viết trên đài RFI Theo kết quả, chỉ có 7 trên tổng số 91 ngân hàng tham dự “stress test” nói trên không vượt qua được các quy định đề ra. 91 ngân hàng tham dự xét nghiệm stress năm nay đại diện cho 65 % các hoạt động tài chính ngân hàng của Liên Hiệp Châu Âu. Cuộc trắc nghiệm này nhằm xem xét khản tài sản tịnh trên thực tế của các ngân hàng có đủ sức để đương đầu với một cơn bão tài chính còn nghiêm trọng hơn so với vụ phá sản của Lehman Brothers hồi tháng 9/2008 hay không. Mục tiêu sau cùng của Ủy ban CEBS là để trấn an thị trường vốn rất dè dặt trước rủi ro các ngân hàng châu Âu mất khả năng thanh toán. Tạp chí hôm nay xin trở lại với phương pháp thực hiện test và tìm hiểu về mục cuộc trắc nghiệm để ra. Cũng xin nói thêm đây là lần thứ nhì ngành ngân hàng Liên Hiệp Châu Âu tiến hành một cuộc thử nghiệm tương tự thể theo mô hình đã được áp dụng tại Hoa Kỳ để giám sát vốn của giới ngân hàng sau cơn chấn động tài chính mùa thu 2008. Một ngân hàng được coi là đủ sức chống chọi với khó khăn nếu như tỷ lệ vốn cơ bản -còn được gọi là vốn cấp 1- đạt mức tối thiểu là 6% so với tổng số vốn được huy động chính thức. Theo giới quan sát đe dọa mất khả năng thanh toán của Hy Lạp, và một vài mắt xích yếu kém nhất trong khối euro đã đè nặng lên cuộc trắc nghiệm năm nay. Chỉ số Stoxx 600 của riêng ngành ngân hàng châu Âu trong sáu tháng đầu 2010 đã sụt giá mất 5%. Do vậy hơn bao giờ hết việc minh bạch hóa về các hoạt động ngân hàng, về khả năng các cơ quan tài chính châu Âu kháng cự trước đe dọa khủng hoảng là việc làm cần thiết. Stress test là gì và được thực hiện với mục tiêu gì ? Trả lời đài RFI, gGiáo sư tài chính Thierry Foucault thuộc trường Cao đẳng Thương mại HEC của Pháp phân tích : « Mục tiêu của cuộc trắc n ghiệm nhằm rà soát lại khả năng của mỗi ngân hàng để đối phó với những tình huống khó khăn. Những tình huống khó khăn đó là gì ? Đó là những trường hợp như là vốn của ngân hàng sụt giảm vì nợ xấu, hay ngân hàng bị thiếu tiền mặt như kịch bản đã từng xảy ra vào mùa thu 2008. Ngoài ra thì còn phải tính đến trường hợp như là do khủng hoảng kinh tế, tổng sản phẩm nội địa giảm vài điểm, thất nghiệp tăng cao, các con nợ của ngân hàng mất khả năng thanh toán nợ … và câu hỏi đặt ra là liệu trong tình huống ngặt nghèo như vậy thì ngân hàng này có bị đe dọa hay không ? » Về câu hỏi cuộc trắc nghiệm này có cần thiết hay không hầu hết các chuyên gia đều trả lời là có, cho dù kết quả tùy thuộc vào mức độ thực tế của các kịch bản, vào các chỉ số như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp hay lạm phát … được sử dụng để thực hiện cuộc trắc nghiệm. Về điểm này giáo sư Thierry Foucault giảng dậy tại Trường Cao đẳng Thương mại Pháp phân tích : « Đây là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Tại Hoa Kỳ có nhiều quan điểm cho rằng stress test là yếu tố quyết định để lấy lại uy tín của giới đầu tư và đây cũng là luận điểm được Ngân hàng Trung ương châu Âu nêu lên khi tiến hành cuộc trắc nghiệm để đo lường độ vững chắc của các cơ quan tài chính trong khu vực. Tuy nhiên cũng có những tiếng nói cho rằng những cuộc trắc nghiệm như vậy nặng về hình thức nhiều hơn. Theo tôi, thử thách vể khả năng thanh toán của một ngân hàng không phải là một việc làm vô bổ. Đương nhiên, nếu một ngân hàng không có khả năng huy động vốn, thì đó sẽ là một tín hiệu không hay. Đừng quên rằng « stress test » trước hết là cuộc trắc nghiệm về khả năng kháng cự trước các cú sốc của nền kinh tế vĩ mô. Do vậy đây là một phương tiện để trấn an thị trường tài chính, hiện nay còn đang hoài nghi về thực chất của nền kinh tế chung trong khối euro. Giới đầu tư lo ngại về rủi ro mất khả năng thanh toán của một vài quốc gia như Tây Ban Nha. Khi mà mọi người thiếu thông tin thì họ chần chừ trong việc bỏ tiền ra đầu tư ». Về phần mình Eric Dor giám đốc nghiên cứu tài chính IESEG, thuộc trường quản trị kinh doanh Lille-Paris tiếc là Ủy ban CEBS của châu Âu đã không chú trọng nhiều vào giả thuyết một ngân hàng có thể bị suy yếu trong trường hợp một quốc gia mất khả năng thanh toán. Việc lơ là với giả thuyết này, theo ông Eric Dor là một tín hiệu không hay vì người ta có thể hiểu rằng châu Âu gián tiếp công nhận là kịch bản đen tối này có thể xảy tới. Đây cũng có thể là lý do để nhiều nhà quan sát tỏ ra nghi ngờ về tính trung thực và thực tế của cuộc trắc nghiệm vừa hoàn tất. Một yếu tố khác gây nghi ngờ đó là trên 91 ngân hàng tham gia cuộc thử nghiệm, chỉ có 7 cơ quan tài chính bị coi là không đủ sức đối phó với khủng hoảng. Một nhà phân tích của ngân hàng Nhật Bản Nomura cho rằng, ngân hàng châu Âu may mắn đã “gặp đề thi quá dễ dàng” do ba kịch bản được chọn không mang tính bó buộc quá đáng. Nội dung cuộc trắc nghiệm Thử nghiệm stress đối với ngân hàng châu Âu đưa ra ba kịch bản như sau : thứ nhất là GDP trong khu vực euro co cụm lại trong hai năm liên tiếp ở mức trừ 0,2 và 0,6% làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Thứ hai, ủy ban ngân hàng châu Âu CEBS căn cứ trên giả thuyết trị giá công trái phiếu của nhiều quốc gia bị đe dọa mất khả năng thanh toán đúng thời hạn bị giảm rất nhẹ so với các con số đã được các chuyên gia nêu lên trước đây (chẳng hạn như là giảm khoảng 16- 17%, đối với công trái phiếu của Hy Lạp, tức là thấp hơn nhiều so với dự phóng từ 30% đến 40% như đã đưa ra). Kịch bản thứ ba là lạm phát gia tăng. Căn cứ trên các yếu tố vừa nêu, CEBS đi đến kết luận là hầu hết các ngân hàng châu Âu đã vượt qua được cuộc thử thách lần này, ngoại trừ tập đoàn tài chính của Đức Hypo Real Estate, 5 quỹ tiết kiệm của Tây Ban Nha và một ngân hàng của Hy Lạp. Bốn ngân hàng lớn của Pháp là BNP Parisbas, Société Générale, Crédit Agricole và BPCE dễ dàng vượt qua cuộc trắc nghiệm, với tỷ lệ vốn cấp 1 là 9,3%, cao hơn đến ba điểm so với mức quy định. Nói cách khác, bốn ngân hang này được xếp vào hạng có đủ vốn vững chắc để đối phó với mọi tình huống. Trên tổng số 91 ngân hàng tham dự cuojc trắc gnheiejm vừa qua, có đến 64 cơ quan tài chính đủ sưc kháng cự với khủng hoảng, vqf điều đó cũng có nghĩa là 64 ngân hàng này không gặp khó khăn trong trường hợp họ cần huy động thêm vốn. Theo thẩm định của ủy ban CEBS thì 7 ngân hàng tham dự stress test cần thêm khoảng 3 tỷ rưỡi tiền vốn, trong khi đó các chuyên gia cho rằng khoản vốn cần được huy động thêm có tể lên tới 90 tỷ euro. Bối cảnh thực hiện stress test 2010 Vào tháng 9 năm ngoái, chính phủ của đảng Xã hội Hy Lạp vừa lên cầm quyên gióng lên hồi chuông báo động về mức thâm thủng ngân sách nhà nước của Athènes : mức này lên tới gần 13% thay vì 3% như quy định đặt ra cho các nước tham gia đồng euro. Liền sau đó, cơ quan thẩm định rủi ro, Standard &Poors hạ điểm tín nhiệm của Hy Lạp và tỏ ra nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ của nhà nước trong lúc nợ công của Hy Lạp lên tới 300 tỷ euro. Chính quyền mới của thủ tướng Papandrous rơi vào thế khó xử và đã phải đi vay với lãi suất cao hơn thị trường để thanh toán các khoản nợ đến hạn kỳ. Đây là điểm khởi đầu của cái được gọi là khủng hoảng Hy Lạp. Nguy hiểm hơn nữa là khủng hoảng tại quê hương của Socrate đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng niềm tin ở nhiều cấp : - Thứ nhất, Hy Lạp không phải là một trường hợp riêng lẻ có mức nợ chồng chất. Nợ của Lạp không thấm vào đâu so với nhiều nền kinh tế nặng ký hơn trong khối euro như Tây Ban Nha hay Ý. - Thứ hai là với khủng hoảng Hy Lạp người ta phát hiện ra là nhiều tập đoàn tài chính châu Âu đã cho Hy Lạp, dưới dạng công trái phiếu hay bảo hiểm nhân thọ … Do vậy nếu quốc gia này vị vỡ nợ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng của nhiều nước thanh viên khác trong khu vực. Điều mà các nhà đầu tư cần biết là nếu như một quốc gia trong khối euro ví dụ như Tây Ban Nha hay Hy Lạp mất khả năng thanh toán, thì điều đó có đe dọa đến sự sống còn của một ngân hàng như Société Générale của Pháp hay không. Nói cách khách, trên tổng số vốn hoạt động của Société Générale có bao nhiêu phần trăm là vốn dưới dạng nợ khó đòi hay dưới dạng mà giới trong ngành gọi là những « sản phẩm tài chính mang tính rủi ro cao » Nếu tỉ lệ vốn cấp 1 so với tổng số vốn chính thức được huy động của Société Générale có cao (tức là trên 6%) thì các ngân hàng khác cũng như giới đầu tư mới yên tâm cho tập đoàn tài chính này vay mượn. Tỷ lệ nói trên có cao thì khả năng huy động thêm vốn của Société Générale mới được mạnh. Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008/2009, khi đó do cac ngân hàng không biết rõ về « sức kháng cự » của lẫn nhau nên hết sức dè chừng không dám cho nhau vay. Chính vì vậy mà nhiều ngân hàng của Mỹ cũng như châu Âu lâm vào cảnh thiếu tiền mặt và gây thêm khó khăn cho khu vực sản xuất, tư nhân … Chính vì muốn kịch bản đen tối này không tái diễn, mà Liên Hiệp Châu Âu đã theo gót Hoa Kỳ từ năm ngoái, cho thực hiện cuộc thử nghiệm về khả năng kháng cự của các tập đoàn ngân hàng. Về điểm này, giáo sư tài chính thuộc trường cao đẳng thương Mại HEC của Pháp, ông Thierry Foucault coi cuộc thử nghiệm về tính căng thẳng của của các ngân hàn châu Âu là cú hích cho các hoạt độgn tài chính : « Cuộc trắc nghiệm này cho phép các ngân hàng có thêm thông tin của lẫn nhau, và có như vậy họ mới mạnh dạn cho nhau vay. Lo ngại của giới đầu tư là gì ? Họ sọ rằng nợ nhà nước chiếm một tỷ trọng quá lớn trong khoản vốn và trong tổng số nợ của một ngân hàng. Nếu tỷ trọgn này quá lớn, thì trong trường hợp một nhà nước mất khả năng thanh toán sẽ đe dọa trực tiếp đến sự sống còn của ngân hàng đó. Khi có được thông tin chính xác hơn về trọng lượng mức nợ của nhà nước trên tổng số vốn của một ngân hàng, thì các ngân hàng khác cũng yên tâm hơn để cho cơ quan tài chính này vay mượn ». Đành rằng giới tài chính đã hồi hộp chờ đợi kết quả cuộc trắc nghiệm về khả năng chịu đựng của các ngân hàng châu Âu, nhưng kết luận khá khả quan nói trên cũng đang làm nhiều người nghi ngờ về tính thục tế của stress test nhất là trong bối cảnh nhiều ngân hàng, đứng đầu là 6 ngân hàng của Đức đã im lặng, không công bố thông tin về khoản tín dụng mà họ đã cấp cho các chính phủ trong khối euro vay. Trong khi đó, nợ công mà ngân hàng Postbank của Đức cho chính phủ Bồ Đào Nha vay mượn có thể lên tới 50 triệu euro, khoản tín dụng này đối với chính phủ ý là 4,6 tỷ và đối với chính quyền Tây Ban Nha là hơn 1,2 tỷ euro. Thanh Hà (RFI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét