Trang

Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2010

Nét đa dạng trong nghệ thuật Nam Phi

Môn bóng bầu dục của Nam Phi đã được biết đến nhiều, nhưng trong lĩnh vực văn hóa, trừ một vài ngoại lệ, nhiều khía cạnh nghệ thuật của quốc gia này còn khá xa lạ với người dân Pháp. Để bắt lại nhịp cầu đã bỏ lỡ, năm nay nước Pháp dành rất nhiều chương trình festival để nói về Nam Phi. Nét truyền thống trong buổi lễ khai mạc Cúp bóng đá Nam Phi 2010 Reuters Mời nghe bài viết trên đài RFI. Với Cúp Bóng Đá Thế Giới đầu tiên tại châu Phi, đương nhiên tất cả mọi chú ý đang hướng về phía Nam Phi. Ngoài sự kiện thể thao trọng đại này, 2010 cũng là một năm đặc biệt, đánh dấu 20 năm ngày vị anh hùng Nelson Mandela được trả tự do, điểm khởi đầu của tiến trình giải phóng, đưa Nam Phi ra khỏi chế độ phân biệt chủng tộc. Người ta cũng biết nhiều đến môn bóng bầu dục của Nam Phi, nhưng trong lĩnh vực văn hóa, trừ một vài ngoại lệ, nhiều khía cạnh nghệ thuật của quốc gia này còn khá xa lạ với người dân Pháp. Một nền văn hóa phong phú Với gần 50 triệu dân, trong đó 79% là người da đen, hơn 10% là người da trắng, 11 ngôn ngữ chính thức, Nam Phi thường được ví như một hành tinh thu nhỏ và có lẽ cũng vì thế mà tổng giám mục Desmond Tutu, giải Nobel Hòa Bình năm 1984 đã mệnh danh đất nước ông là « quốc gia cầu vồng ». Nghệ thuật Nam Phi phản ánh màu sắc cầu vồng đó. Reuters Năm nay nước Pháp dành rất nhiều chương trình festival để nói về Nam Phi. Về văn học, phải nói đến liên hoan được tổ chức tại thành phố Toulouse ở miền nam nước Pháp, mang tên « cuộc chạy đua Marathon với chữ » vừa khép lại cuối tuần trước. Nam Phi là khách mời danh dự năm nay. Về âm nhạc, tại festival nhạc quốc tế Rio Loco sắp khai mạc từ ngày 17 đến 21 tháng sáu cũng tại Toulouse, hay tại hội chợ quốc tế âm nhạc Midem Cannes 2010, Festival Printemps de Bourges, Nam Phi luôn chiếm một vị trí riêng trong các chương trình chính thức. Tuy nhiên có lẽ đến nay, liên hoan mở ra chân chời văn hóa Nam Phi phong phú và đa dạng nhất là chương trình Focus về Nam Phi tại khu Parc de la Villette ở phía đông bắc Paris vừa bế mạc. Nghệ thuật sân khấu Nam Phi tại Paris Vào tháng năm vừa qua, trong ba tuần lễ liên tiếp khán giả Paris và các vùng phụ cận đã có dịp tiếp cận với nhiều thể loại nghệ thuật của Nam Phi, từ nghệ thuật sân khấu, đến nhiếp ảnh, và đương nhiên là không thể quên nói đến âm nhạc Nam Phi. Ban tổ chức của khu triển lãm Parc de la Villette đã chọn đưa vào chương trình liên hoan hai vở múa. Đoàn vũ Via Katlehong hợp tác với một số nghệ sĩ của đảo Reunion để cho ra mắt vở Umqombothi Kabar. Đây một sáng tác dung hòa được điệu múa Pantsula và Gumboots của Nam Phi cùng với điệu Maloya của đảo Reunion. Pantsula là vũ điệu xuất phát từ những khu nhà ổ chuột township. Còn Gumboots là di sản của những người thợ mỏ xưa kia để lại. Trong khi đó Maloya vừa là âm nhạc, vừa là một điệu múa cổ truyền vừa được tổ chức Unesco thừa nhật là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vở múa thứ nhì trong chương trình Focus về Nam Phi không thơ mộng bằng khi tác giả đưa khán giả về với hiện tại của Nam Phi. Đó là một đất nước chưa hoàn toàn bình phục sau nhiều năm của chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid. Nhà biên đạo múa Robyn Orlin người da trắng luôn chủ trương là nghệ thuật phải gần gũi với với thực tế trong cuộc sống. Frédéric Mazelly giám đốc chương trình Focus Nam Phi giải thích : « Trong số các chủ đề được được lên sân khấu, có những phần nói về các phong trào đấu tranh chống lại chế độ Apartheid cũng như là nhiều vấn đề trong xã hội Nam Phi thời đó xuất phát từ chính sách phân biện đối xử này. Đây là điều nhà biên đạo múa Robyn Orlin đã đưa vào tác phẩm của bà chẳng hạn. Bà đã cho thấy tất cả những khía cạnh phúc tạp trong cuộc sống giữa người khác màu da, ngay cả khi chế độ Apartheid đã chấm dứt. Nhà soạn kịch Paul Grootboom cũng đã chú ý đến vấn đề này trong vở kịch Foreplay của ông qua những hành động thô bạo, trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, từ chính trị đến quan hệ tính dục … những khó khăn giao tiếp. Ông phác họa nên một nước Nam Phi còn chưa hàn gắn được những vết thương, chia rẽ giữa các sắc tộc vẫn còn sâu đậm. Mới chỉ 20 năm trôi qua, chính sách Apartheid còn đậm nét trong ký ức của người dân Nam Phi. Khán giả cảm nhận thấy một chút thất vọng hay ít ra cũng là một thái độ chờ đợi trước thay đổi lớn lao này ». Vở Foreplay mà ông Mazelly vừa nói đến của đạo diễn Grootboom được sáng tác vào năm ngoái. Tác giả đã đưa vào kịch bản tính chất phúc tạp trong quan hệ giữa con người. Với lối viết trần trụi và sắc sảo, Paul Grootboom đưa lên sân khấu những điều cấm kỵ, những sự giả dối trong xã hội Nam Phi ngày hôm nay : Đó là một xã hội luôn hướng tới dân chủ, nhưng trong mắt nhà soạn kịch trẻ tuổi này, tự bản thân của mỗi con người, sức tàn phá còn rất mãnh liệt. Triển lãm mang tựa đề « Soweto trong bụi mù, mồ hôi và hy vọng » của nhiếp ảnh gia người Pháp Galith Sultan đưa người xem đến những khu Kliptown nghèo khổ. Kliptown là khu phố cổ nhất nằm sát cạnh Soweto và chỉ cách lá phổi kinh tế của Nam Phi, Johannesburg chưa đầy 20 km. Kliptown được coi là biểu tượng của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Thế nhưng ngày nay, khu phố đã đi vào lịch sử này còn rất nghèo khổ, nơi nạn thất nghiệp, nghiện rượu, bạo hành, và bệnh sida tràn lan. Dòng nhạc không biên giới Chương trình Focus về Nam Phi tại Parc de la Villette đã dành cho âm nhạc một không gian riêng biệt qua ba buổi trình diễn : « Football made in Africa » như tên gọi của nó là cuộc hội ngộ giữa nhạc sĩ chơi đàn guitare Vusi Mahhlasela, nhà soạn nhạc cho phim ảnh Eric Mouquet và đặc biệt là ca sĩ Johnny Clegg từng nổi tiếng với tác phẩm Asimbonangua năm 1986. Johnny Clegg(Photo : E. Sadaka / RFI) Vusi là một trong số những nghệ sĩ Nam Phi đã nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là sau khi bộ phim Mon Nom Est Tsotsi do ông soạn nhạc đoạt giải Oscar năm 2006 dành cho bộ phim ngọi quốc xuất sắc nhất. Còn Johnny Clegg, biểu tượng của một nước Nam Phi nơi mà người da đen và da trắng, người nghèo và người giàu chung sống hài hòa, ông đang mơ đến một trận chung kết Nam Phi – Brazil : « Nam Phi đang ở trong giai đoạn hết sức hưng phấn. Cho đến khi chế độ Apartheid chấm dứt, trong ba mươi năm liền giới nghệ sĩ bị kiểm duyệt, nghệ thuật Nam Phi không cách nào vươn ra ngoài biên giới. Ngày hôm nay, việc tổ chức Cúp Bóng Đá Thế Giới là bằng chứng cộng đồng quốc tế công nhận Nam Phi là một quốc gia dân chủ và có một nền văn hóa phong phú. Nếu Nam Phi thành công trong việc tổ chức sự kiện thể thao trọng đại này, thì điều đó chứng tỏ là Nam Phi thực sự đang lớn mạnh ». Chúng ta còn nhớ vào giữa thập niên 80 thế kỷ trước, sống tại một đất nước phân biệt chủng tộc như Nam Phi, ông đã soạn nhạc và lời bản Asimbonangua, một tác phẩm đầy tính khiêu khích đối với chính quyền thuộc về tay người da trắng thời đó để phản đối việc lãnh tụ Nelson Mandela bị giam cầm trên đảo Robben Island, ngoài khơi Captown. Asimbonangua trong ngôn ngữ của sắc tộc Zoulou có nghĩa là « chúng tôi chưa bao giờ được gặp ông ». Lời ca được viết bằng tiếng Anh, nhưng tựa đề và điệp khúc thì lại viết bằng ngôn ngữ của sắc tộc Zoulou. Trên sân khấu, Johnny Clegg thường thể hiện cả những điệu múa cổ truyền của sắc tộc da đen này. Hình ảnh đó đã được truyền đi khắp thế giới. Sau những đóng góp vô cùng to lớn của cố ca sĩ Makeba, Johnny Clegg là người đã có công đưa âm nhạc Nam Phi ra với thế giới bên ngoài. Vắng mặt trên sân khấu Paris từ ba năm qua, lần này ông trở lại quê hương của Victor Hugo với một đĩa hát mới. Truyền thống đấu tranh chống Apartheid qua âm nhạc Buổi biểu diễn ca nhạc thứ nhì của chương trình Focus Nam Phi đã thu hút nhiều chú ý là đêm hội ngộ giữa ban tam ca Mahotella Queens và nghệ sĩ thổi kèn trompette Hugh Masekela cả hai đã đứng vững trên sâu khấu nghệ thuật Nam Phi từ gần một nửa thế kỷ qua. Huyền thoại Masekela đã được báo chí nhắc đến nhiều qua việc chính ông vua Louis Amstrong đã tặng cho nghệ sĩ Nam Phi này cái kèn trompette. Cho đến tận ngày hôm nay, Hugh Masekela là gương mặt tiêu biểu nhất của nền nhạc jazz Nam Phi. Miriam Makeba (RFI) Chương trình Focus Nam Phi tổ chức tại Parc de la Villette đã kết thúc với một đêm trình diễn đáng ghi nhớ để kỷ niệm 20 lãnh tụ Nam Phi được trả tự do. Nhiều ngôi sao không chỉ của Nam Phi mà còn của toàn châu lục đã ngược thời gian để trở về với những ca khúc đánh dấu suốt 30 chế độ Apartheid của Nam Phi. Trong suốt giai đoạn đen tối đó, nữ nghệ sĩ Miriam Makeba là tiếng nói của gần 80% người da đen Nam Phi khi vào năm 1965 tại Hoa Kỳ, bà trở thành người Phi châu đầu tiên được trao tặng giải thưởng âm nhạc Grammy Award. Trước đó tên tuổi bà đã đi vòng quanh thế giới nhờ tác phẩm Pata, Patta (sáng tác năm 1956, và được ghi âm lần đầu tiên năm 1962). Bản nhạc đã thành công đến nỗi hơn 20 thập niên sao đó ngôi sao âm nhạc của Pháp là Sylvie Vartan đã ghi âm lại. Thanh Hà (RFI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét