Trang

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2010

Làng Việt Versailles, tấm gương đoàn kết của một cộng đồng

Cha Viễn và cộng đoàn
Làng Versailles ở New Orleans là một khu cư dân không giống bất kỳ đâu trên đất Mỹ. Đó là một làng thuần chất Việt, từ con người cho đến nếp sinh hoạt. Nơi đó vào những phiên chợ hàng tuần, người ta có thể bắt gặp những cụ già vấn khăn mỏ quạ hay đội chiếc nón lá ngồi bán những thứ « cây nhà lá vườn », trong một không gian ồn ào những tiếng người mua kẻ bán mặc cả bằng tiếng Việt. Mời nghe đọc bài viết về Làng Việt Versailles Cách đây 35 năm, những biến cố lịch sử 1975 ở Việt Nam đã đưa một bộ phận người Việt đến định cư trên mảnh đất cực đông của Thành phố New Orleans, thuộc tiểu bang Lousiana Hoa Kỳ. Những con người bình thường, cần cù và chịu khó đã phải rời quê hương xứ sở của mình đến tạo lập một cuộc sống ở vùng đất mới, dần dần họ đã tạo dựng nên một cộng đồng người Việt quây quần trong một khu làng có tên là Versailles. Cái tên Versailles dễ khiến người ta liên tưởng đến một địa danh với những lâu đài, dinh thự cổ kính tráng lệ bên đất Pháp. Nhưng đó lại chỉ là một một khu dân cư bình dị, nằm sát bên con sông Mississippi, quy tụ khoảng chừng 8000 người Việt Nam. Làng Versailles ở New Orleans là một khu cư dân không giống bất kỳ đâu trên đất Mỹ. Đó là một làng thuần chất Việt, từ con người cho đến nếp sinh hoạt. Nơi đó vào những phiên chợ hàng tuần, người ta có thể bắt gặp những cụ già vấn khăn mỏ quạ hay đội chiếc nón lá ngồi bán những thứ « cây nhà lá vườn » thực sự, như thịt, cá tươi sống và rau trái, trong một không gian ồn ào những tiếng người mua kẻ bán mặc cả bằng tiếng việt. Mỗi sáng chủ nhật người ta cũng có thể bắt gặp từng đoàn người trong trang phục áo dài truyền thống Việt Nam cùng nhau đi lễ nhà thờ. Người dân làng Versailles có nơi nương tựa phần hồn riêng của họ là Giáo xứ Maria Nữ vương, với cha chánh xứ Linh mục Nguyễn Thế Viễn. Chính với sự dẫn dắt của cha Viễn mà cộng đồng người Việt ở đây đã tạo lập nên một tinh thần đoàn kết để vượt qua những thách thức của cuộc sống. Cuộc sống của người dân làng Versailles cứ bình lặng trôi đi như vậy được ba chục năm. Đến năm 2005, một biến cố thiên tai đã xảy ra. Trận bão kinh hoàng Katrina đã đổ vào tàn phá New Orleans. Người dân Versailles một lần nữa lại phải rời làng đi lánh nạn. Sau cơn bão dữ đó, cộng đồng đã trở về với quyết tâm xây dựng lại cuộc sống của mình. Trở về nơi cũ để tái thiết lại cuộc sống không chờ đợi chính phủ, nhưng những người dân làng Versailles lại vấp phải những trở ngại từ chính quyền. Họ bị bỏ rơi trong dự án tái thiết New Orleans. Khi được biết điều đó, những người dân làng Versailles dưới sự lãnh đạo của cha Viễn đã đến thẳng hội đồng thành phố để đòi cho được quyền được xây dựng lại cuộc sống và thắng lợi đầu tiên đó là chính quyền đã phải đưa vào chương trình tái thiết thành phố dự án xây dựng lại làng Versailles một cách quy củ, có nhà hưu dưỡng người già, có nơi sinh hoạt cộng đồng, có trường có chợ… Nhưng thách thức chưa hết đối với người dân Versailles. Chỉ sau bão Katrina có vài tháng, Thị trưởng New Orleans quyết định cho xây dựng một khu đổ rác, cách làng Versailles có vài dặm đường, có thể gây ô nhiễm đe dọa cuộc sống của cộng đồng. Một lần nữa, dân làng Versailles lại sát cánh cùng nhau dưới sự lãnh đạo của cha Viễn đấu tranh đến cùng buộc chính quyền phải tôn trọng quyền công dân, rút lại quyết định sai trái của họ. Đó là câu chuyện về một cộng đồng từng trải qua những ngày khó khăn trong cuộc sống, nhưng cùng nhau nỗ lực biến tai họa thành cơ hội lên tiếng bày tỏ quan điểm trong xã hội, để bảo vệ và cũng là thực thi quyền con người của mình. Chính những chuỗi biến cố nói trên đã làm nguồn cảm hứng để đạo diễn người Mỹ gốc Đài Loan Leo Chiang dựng lên bộ phim tài liệu “ Một ngôi làng tên gọi Versailles” mà nhân vật xuyên suốt qua các sự kiện trong phim là cha Viễn. Một bộ phim rất cảm động cho thấy được sức sống mãnh liệt của một cộng đồng người Việt dù là nhỏ bé hay ở bất kỳ nơi đâu. Theo cái nhìn của đạo diễn Chiang thì giờ người Mỹ gốc Việt ở Versailles đã cảm nhận được bản sắc và niềm tự hào mới của mình sau khi dám đương đầu với thách thức. Theo RFI.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét